Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Sử dụng hệ thống sơ đồ tư duy trong dạy học các tác phẩm văn học kháng chiến chống mĩ nhằm khơi dậy hứng thú học tập môn ngữ văn cho học sinh lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 28 trang )

HANH HÓA NĂM 2017Mục lục

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
Mục lục..............................................................................................................1
A. Mở đầu.........................................................................................................1
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
I. Lí do chọn đề tài..................................................................................... .......2
II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
B. Nội dung.......................................................................................................4
I. Cơ sở lí luận...................................................................................................4
II. Thực trạng:....................................................................................................5


III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện..............................................................5
1. Giải pháp.......................................................................................................5
1.1 Cho học sinh thấy rõ vai trò quan trọng của việc tìm hiểu lồng ghép kiến
thức văn hóa, xã hộiSÁNG
ở vùng đất
Tây Nguyên,
nơiNGHIỆM
có nhiều tác phẩm sử thi có giá
KIẾN
KINH
trị.................................................................................................5
1.2. Xây dựng nội dung, môi trường lồng ghép..........................................6

1.3. Tăng cường vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực......... 7
1.4. Đọc kĩ văn bản và phần chú giải từ khó..............................................7
1.5.
đọc - SƠ
hiểuĐỒ
kết TƯ
hợpDUY
với đổi
mớiGIẢNG
kiểm tra DẠY
đánh CÁC
giá kếtTÁC

quả học
SỬDạy
DỤNG
KHI
tập PHẨM VĂN HỌC THỜI KÌ
của
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨhọc
sinh…………………………………………………………………...7
NHẰM KHƠI DẬY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
2. Tổ chức triển khai thực hiện trong giờ dạy Đọc hiểu: Chiến thắng Mtao
HỌC
SINH LỚP 12 THPT

Mxây(Trích Đăm SănCHO
- sử thi
Tây Nguyên)...................................................7
2.1.
Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu bài học.........................9
2.2. Tạo tâm thế học bài cho học sinh ở phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu
bài mới.................................................................................................9
2.3. Tổ chức hoạt động dạy học..............................................................9
IV. Hiệu quả của sáng kiến...................................................................................18
C. Kết luận, kiến nghị...................................................................................19
I. Kết luận........................................................................................................19
II. Kiến nghị....................................................................................................19

Tài liệu tham khảo...........................................................................................21
Danh mục các đề tài SKKN …………………………………………………22
Phụ lục.............................................................................................................23

Người thực hiện: Hoàng Thị Châm
Chức vụ:

Giáo viên


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện một cách đồng bộ đổi mới nội
dung, chương trình, sách giáo khoa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) nói
chung, trong đó có đổi mới PPDH môn Ngữ văn luôn được các nhà khoa học giáo
dục đầu ngành của nước ta quan tâm, nghiên cứu và tìm cách cải tiến. Có thể nói, đây
là một bước đột phá của ngành Giáo dục nước nhà. Vì vậy, vấn đề này đã được Đảng,
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thực hiện nghiêm túc tinh thần Nghị quyết 40/2000QH10 của Quốc hội khóa 10 và Chỉ thị số14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
Bộ GD&ĐT đã đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên từng
bước nâng cao trình độ, đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh; xem đây là một nhiệm vụ vừa bức thiết lại vừa trọng tâm xuyên suốt cả
quá trình đổi mới.
Hiện nay việc dạy và học Văn trong nhà trường đang gặp nhiều khó khăn: học
sinh thờ ơ, giáo viên ngại thay đổi, chất lượng ngày càng đi xuống...Những điều đó

đã khiến nhiều giáo viên Ngữ văn trăn trở, tìm nhiều hướng đi mới để tạo hứng thú
cho học sinh trong các giờ dạy học Văn. Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn ở trường
THPT, tôi nhận thấy việc giảng dạy Văn học nói chung và Văn học thời kì chống Mĩ
nói riêng chủ yếu chỉ được tiến hành theo lối truyền thụ một chiều: thầy đọc - trò
chép. Giáo viên còn lúng túng trong việc truyền đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
Làm thế nào để truyền được cái “thần”, cái “hồn”, cái “khí thế” sục sôi của cả một
thời đại lịch sử cho người học nhất là khi nhìn vào bối cảnh thực tại của đất nước lúc
này, khi “tổ quốc chập chờn bóng giặc (“Tổ quốc nhìn từ biển” - Nguyễn Việt
Chiến) là điều mà bất cứ người giáo viên dạy Văn nào khi đứng trên bục giảng cũng
trăn trở.
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trải qua nhiều cam go, khốc liệt để đi tới
thắng lợi trọn vẹn ngày 30 - 4 - 1975. Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã thúc đẩy sự

phát triển mạnh mẽ của Văn học Việt Nam. Từ văn học kháng chiến chống Pháp đến
chống Mĩ là sự kế tục và phát triển liền mạch của Văn học chiến tranh. Văn học thời
kì chống Mĩ cứu nước (1955 - 1975) có một vị trí trong lịch sử văn học dân tộc. Dòng
văn học này luôn dạt dào tuôn chảy nhờ sự góp sức của nhiều giọng văn, nhiều tiếng
thơ độc đáo, sôi nổi. Nó đã góp một tiếng nói nhỏ vào cuộc đời lớn. Có thể khẳng
định sự phát triển của văn học thời kì này trước hết là ở đội ngũ sáng tác. Chưa bao
giờ lực lượng sáng tác lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách, vừa thống
nhất vừa bổ sung cho nhau như thời kì này. Thế hệ các nhà thơ, nhà văn xuất hiện từ
trước năm 1945 như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nam Cao, Lưu
Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân … vẫn tiếp tục sáng tác khá dồi
dào và nhiều người đạt được đỉnh cao mới, tạo ra chặng đường mới trên con đường
22



sự nghiệp của mình. Các tác giả trẻ xuất hiện đông đảo trong thời kì chiến tranh
chống Mĩ, đã đem đến cho nền Văn học cách mạng sức sáng tạo mới, trẻ trung, sôi
nổi mà trong đó có không ít tài năng đã được chú ý và khẳng định: Xuân Quỳnh,
Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật… Đặc biệt, lớp nhà văn, nhà thơ
- chiến sĩ là những người trực tiếp cầm súng đi vào chiến trường và viết nên tác phẩm
bằng sự trải nghiệm, cảm xúc chân thực của bản thân: Nguyễn Trung Thành, Nguyễn
Thi, Nguyễn Quang Sáng, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm …
Giá trị nổi bật và bền vững của Văn học kháng chiến chống Mĩ là ở nội dung tư
tưởng - cảm xúc. Nó tập trung biểu hiện những tư tưởng, tình cảm lớn của thời đại,
phát hiện và sáng tạo những hình tượng đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân về

những thế hệ con người Việt Nam anh dũng trong công cuộc chiến đấu vì độc lập, tự
do và thống nhất Đất nước. Đó cũng là sự kế tục truyền thống tốt đẹp của văn học
dân tộc qua nhiều thời đại.
Tuổi trẻ cả nước nói chung, thế hệ trẻ Thọ Xuân nói riêng là thế hệ ra đời sau
1975 nên chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, báo chí. Họ nhận thức về chiến tranh
chống kẻ thù xâm lược chủ yếu qua kí ức của cha anh, qua tác phẩm văn chương cách
mạng, qua những kỉ vật kháng chiến ít ỏi… Thế hệ trẻ ngày nay không ít người hiểu
chưa đầy đủ, toàn diện thậm chí còn hiểu sai về văn học của một thời bão lửa. Vì thế,
việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua các tác phẩm văn học chiến tranh nhằm khơi
dậy tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ, trở thành
nguồn năng lượng lịch sử là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao tiếp thêm
sức mạnh cho thế hệ học sinh ngày nay.

Thơ văn chống Mĩ là tiếng nói tâm tình, đằm thắm, là khúc anh hùng ca hào
hùng; là lời tự bộc lộ chân tình, là ý chí, nghị lực của cả một dân tộc quyết chiến và
quyết thắng. Văn học chống Mĩ phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt - hoàn cảnh
đất nước có chiến tranh. Ngoài ra, nó còn chịu sự chi phối của quy luật hiện đại hóa.
Do đó, văn học lúc này thực hiện tốt nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ chính trị, yêu
nước, cổ vũ cho cuộc kháng chiến vĩ đại ở miền Nam và công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nền văn học chống Mĩ đạt được nhiều thành tựu lớn về số
lượng tác phẩm cũng như nghệ thuật biểu hiện. Trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc
biệt ấy văn học chống Mĩ mang những đặc điểm riêng:
- Về nội dung:
+ Văn học chống Mĩ làm nổi bật hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi
thay của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, tình cảm sâu nặng

với miền Nam trong nỗi đau chia cắt.
+ Văn học tập trung thể hiện những tình cảm và tư tưởng lớn, bao trùm trong
đời sống tinh thần của con người thời đại chống Mĩ cứu nước.
33


+ Đề cao tinh thần yêu nước, yêu tổ quốc, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách
mạng (Đoạn trích Trường ca mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Rừng xà nu
- Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi).
+ Thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc trong cuộc sống đời
thường (Sóng - Xuân Quỳnh)
- Về nghệ thuật:

+ Văn học chống Mĩ mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy
tưởng và chính luận.
+ Mang đậm cảm hứng anh hùng ca.
Văn học chống Mĩ mang nội dung yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh
thần xả thân vì Đất nước. Bằng những giọng điệu riêng, mỗi tác giả góp một tiếng nói
vào bản hùng ca về Tổ quốc. Trên đây là những đặc điểm cơ bản tạo nên diện mạo
riêng của nền văn học này.
Đứng trước những vấn đề đó, tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm dạy học các
tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ qua đề tài: “Sử dụng hệ thống sơ đồ
tư duy trong dạy học các tác phẩm văn học kháng chiến chống Mĩ nhằm khơi dậy
hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 THPT”

2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những cách dạy và học hiệu quả nhất khi tiếp
cận các tác phẩm văn học kháng chiến chống Mĩ, tạo những hứng thú cho thầy và trò
trong các giờ học văn.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mĩ
trong chương trình sách giáo khoa THPT lớp 12 cơ bản (không tính tác phẩm đọc
thêm), Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, cá nhân tôi xin được tập trung đi
sâu thêm vào một tiết học cụ thể trong chương trình Ngữ văn 12, đó là tiết 63 tác
phẩm văn xuôi “ Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Bên cạnh đó tôi
cũng mạnh dạn đề xuất một số sơ đồ tư duy trong các tác phẩm văn xuôi kháng chiến
chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau: Phương
pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lí luận chung, phương pháp phân tích tổng
hợp, phương pháp thống kê và xử lí số liệu (thông qua bài kiểm tra).
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận.
Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số
16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo
44


điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH. Trong những năm

qua, Bộ GD&ĐT đã trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới kiểm
tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Trong đó, yêu cầu giáo viên tăng cường tổ chức các hoạt động nhận thức cho học
sinh, hướng dẫn phương pháp tự học cho các em.
Trong những năm học vừa qua, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nỗ
lực đổi mới phương pháp giảng dạy, để đào tạo ra những con người năng động, sớm
thích ứng với đời sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
đất nước. Trước tình hình đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng
đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp soạn giảng để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ
được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều
hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải
triệt để thực hiện theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ

động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy học.
Mặt khác, nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của người thầy.
Trong chương trình THPT, Ngữ văn là một môn học có vị trí quan trọng. Vì đây là
môn học vừa mang tính công cụ, vừa là môn học mang tính nghệ thuật, lại là môn
học mang tính nhân văn rất cao. Bởi vậy, để học sinh học tốt môn Ngữ Văn ở trường
phổ thông nói chung, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải
tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình thức, biện pháp tổ chức dạy học
mới, hiện đại, sinh động, đưa học sinh đến với môn học này một cách tự giác, bằng
niềm say mê thật sự. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu của môn học mang đậm
tính nhân văn này.
Sơ đồ tư duy kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu, sơ đồ
nhưng ở mức độ cao hơn. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan

(người Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp trên thế giới. Có thể khẳng
định rằng PPDH bằng sơ đồ tư duy là một trong những PPDH hiện đại. Nó giúp học
sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả năng
sáng tạo...Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay.
Đối với một tác phẩm văn học nói chung nếu biết khám phá, hiểu sâu và lĩnh hội
hết giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm thì người học sẽ nhận thấy
chức năng đặc thù của nó trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách. Nó trang
bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mĩ. Nhờ có
Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú, tinh tế hơn. Tâm
hồn trở nên bớt khô khan, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra
xung quanh mình, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng
ta đang sống trong nhịp sống sôi động, hối hả của cuộc sống hiện đại, quá khứ dần bị

lãng quên. Văn học chống Mĩ cũng vậy! Nó bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương
55


đất nước, thái độ trân trọng truyền thống lịch sử, lòng tự hào dân tộc; giúp các em
sống có lí tưởng, mục đích, đạo đức và biết quý trọng tình nghĩa… Thông qua giá trị
nhân văn từ những tác phẩm văn học chống Mĩ giúp khơi dậy tinh thần đấu tranh bất
khuất, anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ trở thành nguồn sức mạnh tinh thần là
điều cần thiết và có ý nghĩa lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ ngày nay.

2. Thực trạng.
Lâu nay, trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn thường sử dụng các mô hình, sơ

đồ, biểu đồ... để cô đọng, khái quát kiến thức cho học sinh, nhất là ở những bài tổng
kết các chương, các phần của môn học hay các bài ôn tập. Cách làm này có thể nói đã
đem lại những hiệu quả thiết thực nhất định trong việc ôn tập, củng cố, hệ thống kiến
thức cho học sinh bởi cách trình bày gọn, rõ, lô-gic. Thế nhưng, bên cạnh những ưu
điểm ấy, cách làm này vẫn còn những hạn chế nhất định, bởi trước hết là cả lớp cùng
có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không
phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Các bảng biểu đó chưa chú ý
đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Cách làm này chưa thật sự phát huy được tư duy
sáng tạo, chưa thật sự kích thích, lôi cuốn được các em trong việc tích cực, chủ động
tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Hơn nữa, phạm vi sử dụng hẹp
vì chúng ta chỉ sử dụng chúng trong một số tiết dạy có tính chất tổng kết các chương,
các phần, các mảng kiến thức của môn học hay các bài ôn tập mà thôi chứ chúng

không được sử dụng đại trà cho tất cả các bài học, các giờ lên lớp cũng như các khâu
của tiến trình bài dạy.
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã bước đầu được tiếp cận với những phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng sơ đồ tư duy. Có thể nói, đây là
một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới PPDH hiện nay khi mà khoa học công nghệ
phát triển như huyền thoại, nhất là sự bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin. Việc
sử dụng sơ đồ tư duy thay thế cho những mô hình, sơ đồ, biểu đồ... đã lạc hậu, lỗi
thời để khái quát, cô đọng kiến thức cho học sinh là một sự tất yếu, bởi sơ đồ tư duy
có rất nhiều điểm ưu việt hơn. Do đó, việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong quá trình
dạy học môn Ngữ văn không chỉ lôi cuốn sự hứng thú, làm “sống lại” niềm đam mê,
yêu thích môn học ở các em học sinh mà còn làm dấy lên một “phong trào” đưa sơ đồ
tư duy vào bài giảng ở giáo viên.

Tuy nhiên, hiện nay, việc đưa sơ đồ tư duy vào ứng dụng trong quá trình dạy
học đối với môn học Ngữ văn còn là vấn đề gặp không ít khó khăn, trở ngại đối
với giáo viên, cụ thể như trong việc tổ chức, thiết kế các hoạt động dạy học với
việc sử dụng sơ đồ tư duy. Qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn đối với
các đồng nghiệp trong tổ, trong trường, tôi nhận thấy, hầu hết giáo viên mới chỉ
66


dừng lại ở việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học,
hay mỗi bài ôn tập, tổng kết một phân môn, một mảng kiến thức nào đó mà thôi.
Họ chưa mạnh dạn đưa sơ đồ tư duy vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học.
Họ chưa phát huy được tính phổ biến và đa năng của sơ đồ tư duy. Do đó, chưa

phát huy một cách đầy đủ công dụng của sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học môn
Ngữ văn.
Bên cạnh đó, văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ có vai trò, vị trí đặc biệt
quan trọng trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại nhưng hiện nay
xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không hứng thú học vì nó đơn điệu, khô khan. Vị
trí của các tác phẩm này ngày càng mờ nhạt trong tâm thức học sinh. Đa số học sinh
THPT tỏ ra không có hứng thú khi nghe lại thời đại lịch sử đã qua. Học sinh thờ ơ với
những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Số phận nhân vật, tiếng nói tâm tình của tác giả
ít gây được sự đồng cảm với chúng. Các em không cảm nhận được hết cái hay, cái
đẹp mà tác phẩm mang lại. Đây cũng là tình trạng chung đối với những giờ học Văn
trong nhà trường.
Thực trạng đáng buồn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do nhận thức của

học sinh về vấn đề học tập, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sự bất cập của
chương trình và sách giáo khoa, sự nặng nề và cứng nhắc trong thi cử… Hơn nữa,
theo thời gian cuộc kháng chiến chống Mĩ đã đi vào quá vãng, cách xa thời đại chúng
ta đang sống nên những câu chuyện về thời chiến không còn đủ sức hấp dẫn đối với
thế hệ trẻ ngày nay. Ngày nay, các em chỉ được nghe về chiến tranh hào hùng qua lời
kể của ông bà hay trên phương tiện truyền thông đại chúng. Nó không đủ sức hấp dẫn
so với các cám dỗ của thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Học sinh có thể dành
thời gian cả ngày để chơi game, lướt website, Facebook nhưng để ngồi yên trước màn
hình vô tuyến 30 phút để xem phim tài liệu về chiến tranh là điều vô cùng khó khăn.
Do đó, các em khó có thể “nắm” được tư tưởng, không “cảm”, không “hiểu” được cái
hay, cái đẹp từ tác phẩm. Từ đó, dẫn đến việc dạy và học Văn học chống Mĩ trong
trường THPT chưa đạt được hiệu quả cao.

Hiện nay, phần lớn giờ dạy Văn trong nhà trường nhìn chung chưa thực sự tạo
được sức cuốn hút, nếu không muốn nói đa phần là nhàm chán, đơn điệu và cứng
nhắc đối với học sinh. Dường như đã thành thông lệ, giáo viên lên lớp là phải thực
hiện đầy đủ các bước: Từ việc kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, lời dẫn vào bài, giảng
bài cho đến củng cố bài và hướng dẫn bài mới. Thiếu một bước xem như tiết học
không thành công. Quy trình dạy học này đảm bảo sự kĩ lưỡng, chỉn chu cho tiết dạy
nhưng nó lại làm giảm khả năng sáng tạo, hạn chế sự thăng hoa của người thầy. Cho
nên, người dạy không đủ thời gian đi sâu vào bài giảng để truyền được khí thế sục sôi
77


của cả một thời đại văn học khiến cho học sinh chưa có được những ấn tượng sâu sắc

về văn học chống Mĩ.
Năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công giảng dạy 3 lớp 12 gồm:
12A1, 12A3, 12A7. Cả 3 lớp này đều là những lớp chuyên về tự nhiên, các em dành
ít thời gian cho việc học văn. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy kiến thức Ngữ
văn 12 tương đối nhiều mà thời gian hạn chế khiến các em “ngại” học, “chán” học.
Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của nhà
trường, tác động trực tiếp tới giáo viên đứng lớp như chúng tôi. Do đó, việc tập trung
cho chuyên môn luôn được đề cao. Làm thế nào để thu hút các em trong những giờ
học văn? Làm thế nào để cung cấp kiến thức vừa phù hợp đối tượng học sinh lại vừa
theo kịp được xu thế giáo dục chung của cả nước? Làm thế nào để nâng cao chất
lượng giáo dục? Đó là những nội dung “làm nóng” các buổi sinh hoạt chuyên môn
của Tổ, họp BGH mở rộng và Hội đồng giáo dục nhà trường.

Cả một giai đoạn lịch sử dần bị mai một, lãng quên. Cả một nền văn học yêu
nước bị phai mờ trước nền kinh tế thị trường, trước sức nặng của những trò chơi, giải
trí mới như Facebook, Zalo, Game....Giờ đây trong các buổi sinh hoạt của các em,
trong các cuộc nói chuyện của các em ko phải là lịch sử cha ông, không phải là lòng
yêu nước mà là vô vàn các câu chuyện của cuộc sống, của tuổi mới lớn.
Cơ sở vật chất (sách báo, thiết bị, tư liệu, tranh ảnh văn học) tuy đã được nhà
trường trang bị nhưng vẫn chưa thể đầy đủ, đa dạng để đáp ứng hết nhu cầu của từng
bài dạy. Vậy nên, trong một số tiết dạy còn gặp khó khăn, nhất là với đội ngũ giáo
viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm như chúng tôi. Bên cạnh đó, còn một số thầy cô
ngại sử dụng thiết bị nên tiết dạy không đạt hiệu quả như mong muốn.
Thực trạng đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy
và học Ngữ văn trong các tác phẩm văn học kháng chiến chống Mĩ trong chương

trình Ngữ văn 12 bằng hệ thống sơ đồ tư duy.
3. Tìm hiểu về sơ đồ tư duy.
3.1. Sơ đồ tư duy - khái niệm, cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt
động vẽ SĐTD trên lớp và những tiện ích:
* Để sử dụng một cách có hiệu quả sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học, trước
hết, ta cần nắm vững những tri thức về nó:
a. Khái niệm:
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là lược đồ tư duy, bản đồ tư duy (Mind Map) là PPDH
chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở
rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết
hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích
cực. Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như

bản đồ địa lí, các em có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu
88


khác nhau, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác
nhau,... Tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi em có thể “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư
duy theo cách riêng của mình. Do đó, việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng
sáng tạo của mỗi người.
b. Cấu tạo:
Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề.
Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ
đề.

Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý
chính.
Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì
ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một mạng
lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị
kiến thức nào đó.

Ảnh minh họa cấu tạo Sơ đồ tư duy
c. Các bước thiết kế một sơ đồ tư duy:
Để thiết kế một sơ đồ tư duy dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy..., hay trên
phần mềm Mind Map, chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:
Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ hình ảnh

minh họa cho chủ đề - nếu hình dung được)
99


Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ chủ đề, thì
ta đưa ra những ý chính nào. Sau đó, ta phân chia ra những ý chính, đặt tiêu đề các
nhánh chính, nối chúng với trung tâm.
Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm rõ mỗi ý
chính ấy. Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển khai thành mạng
lưới liên kết chặt chẽ.
Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các ý, tạo tác
động trực quan, dễ nhớ.

*Lưu ý:
Nên chọn hướng giấy ngang để khổ giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ các nhánh
con.
Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thu hút sự
chú ý của mắt, như vậy sơ đồ tư duy sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.
Chú ý dùng màu sắc, đường nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồ đồng thời
tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ.
Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên dùng các
từ, cụm từ một cách ngắn gọn.
Không dùng quá nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cần thiết góp
phần làm rõ các ý, chủ đề.

Có thể đánh số thứ tự ở các ý chính cùng cấp.
Không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc “làm đẹp” sơ đồ bằng vẽ, viết, tô
màu...
Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài.
Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình.
d. Quy trình tổ chức hoạt động vẽ sơ đồ tư duy trên lớp:
Hoạt động 1: Cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân thông qua
gợi ý của giáo viên.
Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo,
thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư
duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học

sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn
bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học
sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
e. Những tiện ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn:
1010


Dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả.
Chúng ta biết rằng việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ
đơn thuần là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy
học. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn

thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc theo thói quen học vẹt, các em chưa có ý
thức hoặc chưa biết rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài ấy,
nắm kiến thức một cách đơn lẻ, rời rạc, chưa biết tích hợp, liên hệ kiến thức với
nhau giữa các bài học, giữa các phân môn, vì vậy mà chưa phát triển được tư duy
lô-gic và tư duy hệ thống. Do đó, dù các em học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém.
Vì học phần sau đã quên phần trước, không biết vận dụng kiến thức đã học trước
đó vào những phần sau. Lại có nhiều học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên
lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, hay kiến thức trọng tâm vào trí
nhớ của mình. Bởi vậy, rèn kuyện cho các em có thói quen và kĩ năng sử dụng
thành thạo sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học sẽ gúp học sinh có được phương
pháp học tốt, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên

cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in
đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì
vậy sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa
tiềm năng của bộ não. Việc học sinh trực tiếp vẽ sơ đồ tư duy vừa lôi cuốn, hấp dẫn
các em, đồng thời còn phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, bởi đó là “sản phẩm
kiến thức hội họa”do chính các em tự làm ra, lại vừa phát huy được tối đa khả năng
sáng tạo của các em trong học tập, không rập khuôn một cách máy móc như khi lập
các bảng biểu, sơ đồ, vì các em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để phát triển ý tưởng
riêng của mình. Vì thế, tạo một không khí sôi nổi, hào hứng, say mê cho học sinh
trong học tập. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang triển
khai thực hiện.

Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng
(các nhánh). Do đó, chúng ta có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào tất cả các khâu trong
quá trình dạy học. Từ khâu kiểm tra bài cũ, đến khâu dạy học kiến thức mới, hay
khâu củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, rồi ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi
chương, mỗi học kì, kể cả việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút.
Sơ đồ tư duy, một công cụ có tính khả thi cao. Ta có thể vận dụng được với bất
kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung. Bởi vì ta có
thể thiết kế Sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ,… bằng cách sử dụng
bút chì màu, phấn màu, tẩy…hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm Sơ đồ tư duy
(Mind Map). Với những trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất như Máy chiếu
1111



Projecto, phòng máy vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử dụng phần mềm (Mind
Map) để phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT.
Tóm lại, việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học sẽ giúp HS:
1. Tăng sự hứng thú trong học tập.
2. Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của các em.
3. Tiết kiệm thời gian rất nhiều.
4. Nhìn thấy được bức tranh tổng thể.
5. Ghi nhớ tốt hơn.
6. Thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em.
3.2. Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học:
a. Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy và học bài “Rừng xà nu” - Nguyễn

Trung Thành.
Khi dạy tác phẩm "Rừng xà nu": Vào đầu tiết học thay cho việc kiểm tra bài
cũ, tôi cho học sinh theo dõi đoạn video ca nhạc “Tháng 3 Tây Nguyên” [Nguồn
?] sau đó đặt câu hỏi gợi mở dẫn dắt các em đến
bài học mới, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết về vùng đất và con
người nơi đây. Bởi mảnh đất Tây Nguyên trên thực tế là nơi quá xa xôi. Vùng đất
và con người Tây Nguyên chỉ được tái hiện thông qua những bài học ít ỏi từ môn
Lịch sử, Địa lí, không đủ để bổ sung vào vốn hiểu biết còn hạn chế của học sinh.
Do đó, việc trình chiếu video sẽ giúp các em quan sát trực diện, hiểu biết hơn về
Tây Nguyên anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ. Bên cạnh đó, tôi sử dụng thêm
hệ thống sơ đồ tư duy sao cho bài dạy đạt hiệu quả tối ưu nhất.
b. Giáo án thực nghiệm bài “ Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành

TIẾT 63: ĐỌC VĂN

RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết, sự việc tiêu biểu và hình
tượng nhân vật chính; trên cơ sở đó nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ lớn lao của
thiên truyện.
- Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một
không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên; một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ
nghệ thuật trau chuốt, kĩ càng.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu truyện ngắn để thấy rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn

Trung Thành.
3. Thái độ: Trân trọng và học tập những tấm gương cao đẹp như người anh hùng
Tnú.
1212


II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tài liệu tham khảo
- Tư liệu lịch sử, văn học, nghệ thuật
- Bài trình chiếu power point
- Các đồ dùng hỗ trợ: Máy projector, loa, màn hình, máy tính.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
KHỞI ĐỘNG:
GV cho HS xem đoạn phim ca nhạc : Tháng 3 Tây Nguyên, cho HS phát biểu ấn
tượng về đoạn video clip vừa xem.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm
hiểu chung
GV tổ chức trò chơi có thưởng :
-4 em học sinh lên bảng có nhiệm

vụ trả lời các câu hỏi của các bạn
phía dưới.
- Các bạn học sinh phía dưới sẽ đặt
câu hỏi cho 4 bạn phía trên trả lời.
Các câu hỏi sẽ xoay quanh cuộc
đời và sự nghiệp của nhà văn
Nguyễn Trung Thành.
- Lớp trưởng là thư kí ghi lại kết
quả trò chơi. Bạn nào trả lời đúng
nhiều câu hỏi nhất sẽ nhận một
phần quà.
- GV nhận xét, chốt vấn đê.


NỘI DUNG CƠ BẢN
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên khai sinh : Nguyễn Văn Báu ( 1932)
- Năm 1950: Nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường
Tây Nguyên (1950 - 1954), làm phóng viên báo
Quân đội nhân dân, sáng tác văn học với bút danh
Nguyên Ngọc.
- Năm 1954: Tập kết ra Bắc.
- Năm 1962: Tình nguyện trở về chiến trường miền
Nam, hoạt động chủ yếu ở Quảng Nam và Tây

Nguyên; viết văn với bút danh Nguyễn Trung
Thành.
- Sau năm 1975: có nhiều hoạt động thúc đẩy công
cuộc đổi mới nước nhà.
* Tác phẩm: Đất nước đứng lên ; Trên quê hương
những anh hùng Điện Ngọc ; Đất Quảng…
- Năm 2000 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm Rừng xà nu
- Chiếu cho hs theo dõi đoạn phim a. Hoàn cảnh ra đời
tư liệu : Chiến dịch Tây Nguyên.
- Ngày 8/ 3/1965, Mỹ đổ quân ồ ạt vào bãi biển

- GV nêu câu hỏi : Hoàn cảnh ra Chu Lai, bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ ở miền
đời và nội dung tác phẩm liên quan Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
1313


tới những sự kiện lịch sử nào trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ của
dân tộc ta ?
-HS tóm tắt tác phẩm, GV khái
quát bằng sơ đồ tư duy.

Hoạt động 2: đọc – hiểu văn bản

- GV nêu câu hỏi : Trước khi đến
với hình tượng nghệ thuật rừng xà
nu trong tác phẩm, em biết gì về
loài cây này ?
GV cho HS xem đoạn phim tư liệu
về rừng xà nu.
- Cây xà nu xuất hiện như thế nào
trong tác phẩm? (ở những vị trí
nào của tp?)
- Nhận xét đoạn văn mở đầu và
kết thúc tác phẩm?
- Trong suốt tác phẩm, xà nu luôn

hiện diện trong cuộc sống, tham
dự vào mọi sự kiện trọng đại của
làng Xô Man. Hãy tìm những chi
tiết trong tác phẩm chứng tỏ điều
này.

- Dân tộc ta bước vào cuộc đối đầu một mất một
còn với đế quốc Mỹ.
Cảm hứng lịch sử, cảm hứng sử thi về cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc
b/ Tóm tắt


II. ĐỌC –HIỂU
1.Hình tượng rừng xà nu (tên gọi khác của thông
ba lá)
* Đặc điểm tự nhiên :
+ Loại cây thân gỗ, họ thông, mọc thành rừng ở
Tây Nguyên
+ Cây xà nu có dáng mọc thẳng, tán lá vươn cao,
thân cây vạm vỡ, có sức sống mãnh liệt.
-> Loài cây đặc thù tiêu biểu của núi rừng Tây
Nguyên
* Sự xuất hiện của cây xà nu trong tác phẩm
- Mở đầu và kết thúc truyện là những đồi xà nu,

rừng xà nu nối tiếp nhau đến tận chân trời
-> tạo nên điệp khúc xanh, không gian xanh của núi
rừng đại ngàn bao trùm tác phẩm
-> thủ pháp trùng điệp, kết cấu đầu cuối tương ứng,
tạo không khí sử thi cho tác phẩm.
- Xà nu hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và
làng Xô man:
+ Xà nu có mặt trong đời sống hàng ngày như tự
ngàn đời nay của dân làng:
++ ngọn lửa xà nu trong mỗi bếp,
++ trong đống lửa nhà ưng tập họp dân làng
++ đuốc xà nu cháy sáng soi đường đêm;

++khói xà nu xông bảng đen cho Tnú và Mai học
chữ…
1414


HS đọc đoạn đầu tác phẩm
-Đoạn đầu tác phẩm tác giả miêu
tả cây Xà nu như thế nào?
(đau thương mà cây xà nu phải
chịu đựng và phẩm chất của nó)

THẢO LUẬN NHÓM:

Nhóm 1
-Tìm những chi tiết miêu tả nỗi
đau của Xà nu dưới làn bom đạn
của kẻ thù? Nêu ý nghĩa biểu
tượng?
Nhóm 2
- Tìm những chi tiết miêu tả phẩm
chất của cây xà nu? (những phẩm
chất gì) Nêu ý nghĩa biểu tượng?

+ Xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của
dân làng Xô Man:

++Ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết +
+ Đêm đêm làng Xô man thức giấc dưới ánh đuốc
xà nu mài vũ khí;
++ Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà
nu;
++ Lửa xà nu cũng rực lên trong cái đêm làng nổi
dậy, soi rõ xác mười tên ác ôn bị giết nằm ngổn
ngang quanh đống lửa lớn giữa nhà ưng…
-> Xà nu gắn bó với niềm vui, nỗi đau, giao hòa,
ứng chiếu với cuộc sống của người dân người Tây
Nguyên.
-> Được lặp lại nhiều lần trở thành 1 hình tượng

trung tâm gửi gắm ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
* Rừng xà nu trong bão táp chiến tranh
Cây xà nu
Làng Xô man
- Cây xà nu chịu Nằm trong sự hủy
nhiều đau thương, diệt bạo tàn của Mĩbởi sự tàn phá của Diệm
giặc:
Hứng chịu biết bao
+ Mở đầu tác phẩm, đau thương mất mát
nhà văn tập trung (cái chết của anh
giới thiệu cụ thể về Xút, bà Nhan, mẹ
rừng xà nu: "nằm con Mai, Tnú bị đốt

trong tầm đại bác 10 đầu ngón tay)
của đồn giặc", ngày
nào cũng bị bắn hai
lần, "Hầu hết đạn đại
bác đều rơi vào đồi
xà nu cạnh con nước
lớn".
 Nằm trong sự hủy
diệt bạo tàn, trong tư
thế của sự sống đang
đối diện với cái chết.
+ Cả rừng xà nu

hàng vạn cây không
1515


GV hỏi: Miêu tả rừng xà nu, tác

cây nào không bị
thương....đặc quyện
thành từng cục máu
lớn…
+ Có những cây con
vừa lớn ngang tầm

ngực người .....năm
mười hôm thì cây
chết.
*Xà nu- loại cây ham Yêu tự do, trung
ánh sáng mặt trời, thành
với
cách
hướng tới sự sống:
mạng
Cũng có loại cây ( làng Xô Man thay
ham ánh sáng mặt nhau nuôi giấu cán
trời đến thế. ....vô số bộ. Cụ Mết nói: cán

hạt bụi vàng từ nhựa bộ là Đảng, Đảng
cây bay ra thơm mỡ còn, núi nước này
màng.
còn)
- Cây xà nu có sức Kiên cường, bất
sống mãnh liệt, kiên khuất chiến đấu và
cường anh dũng chiến thắng
không gì tàn phá nổi: (các thế hệ dân làng
+ Sức sinh sôi khỏe Xô Man tiếp nối
cạnh một cây xà nu nhau đứng lên bất
mới ngã gục đã có khuất, anh hùng
bốn năm cây con T nú thay anh Quyết

mọc lên, ngọn xanh Dít thay thế Mai
rờn, hình nhọn mũi Bé Heng tiếp bước
tên lao thẳng lên bầu những
người đi
trời,
trước)
+ Có những cây vượt
lên được cao hơn
đầu người, ... Chúng
vượt lên rất nhanh
thay thế những cây
đã ngã.

-> cây xà nu vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang
ý nghĩa biểu tượng
1616


giả sử dụng những thủ pháp nghệ * Nghệ thuật:
thuật nào?
- Kết cấu độc đáo, thủ pháp trùng điệp mang chất
sử thi
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ
- Biện pháp tả thực kết hợp tượng trưng
- Lời văn đậm chất sử thi

- Câu văn tạo hình, giàu nhạc điệu
Tiểu kết: Xà nu là một hình tượng ẩn dụ được xây
dựng theo thủ pháp nghệ thuật ứng chiếu rừng cây
– đời người, có ý nghĩa biểu tượng cho đời sống, số
phận và phẩm chất anh hùng của con người Tây
Nguyên. Đồng thời, cây xà nu là một bức họa thiên
nhiên núi rừng Tây Nguyên với vẻ đẹp hùng vĩ và
nên thơ, tạo không khí sử thi cho tác phẩm.

IV. Củng cố:
- Có thể đặt tên cho tác phẩm là Tnú/ Làng Xô man, nhưng tác giả chọn Rừng xà nu
làm tên gọi cho tác phẩm. Theo em nhan đề này có những ý nghĩa nào ?

V. Hướng dẫn học bài
- Soạn tiết 64: Tập thể dân làng Xô Man
c. Sử dụng sơ đồ tư duy trong một số tác phẩm văn xuôi thời kì kháng chiến
chống Mĩ.
*. Bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi

1717


*. Đoạn trích “ Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm.
Đây là một đoạn trích dài, sẽ vô cùng khó khăn với những em học sinh chuyên về tự
nhiên như những lớp tôi dạy. Vì thế song song với những câu hỏi gợi mở, những lời

bình tôi kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em tiếp nhận và hệ thống hóa kiến
thức tốt hơn. Trong bài này tôi sử dụng 2 sơ đồ tư duy cho phần 1 đi tìm nguồn gốc
Đất Nước và phần 3 tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.

1818


4. Kết quả thu được
4.1. Kết quả
Sau khi kết thúc tiết học tôi cho các em làm bài bài kiểm tra trắc nghiệm 10
phút. Thông qua kết quả bài kiểm tra tôi đánh giá mức độ hiểu bài và sự say mê hứng
thú với thời kì văn học này. Từ sự cố gắng của cô và trò tôi thu nhận được kết quả

điểm thi của học sinh như sau:
Lớp Tổng số học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
sinh
12A
45
11 (24,4%)
19 (42,2%)
15 (33,4%)

0
1
12A
45
13 (28,8%)
15 (33,4%)
17 (37,8%)
0
3
12A
45
13 (28,8%)

17 (37,8%)
15 (33,4%)
0
7
1919


Tổng

135

37 (27,4%)


51 (37,7%)

47 (34,9%)

0

4.2. Nhận xét chung
Từ thực tiễn dạy học tôi nhận thấy:
- Một số học sinh đầu năm còn đọc kém qua đầu học kì 2 năm đã đọc
thành thạo văn bản và tự tóm tắt được tác phẩm văn xuôi, hệ thống hóa kiến
thức bằng sơ đồ tư duy.

- Học sinh yêu thích văn học chiến tranh hơn và chủ động mượn tư liệu trong
thư viện về để tìm hiểu thêm.
- Đa số học sinh tích cực tham gia thảo luận trong tiết học tự chọn về chủ
đề chiến tranh.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Người giáo viên dạy văn không chỉ là người thầy mà còn là một nghệ sĩ trên
bục giảng. Thầy/cô phải truyền cho học sinh mình ngọn lửa, nhiệt huyết của cuộc
sống, tình yêu thương con người, yêu Tổ quốc, sống có trách nhiệm hơn với bản thân,
gia đình và xã hội; cùng học sinh trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau (buồn
vui, yêu ghét, căm thù) qua tác phẩm văn học, giúp học sinh thoát khỏi vùng trũng
kiến thức, hướng đến hứng thú thích học môn Văn.

Sau một thời gian ứng dụng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học
môn Ngữ văn, tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả rất khả quan. Trước hết, bản
thân tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong quá
trình dạy học. Tôi đã tìm hiểu, biết cách sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả
trong hầu hết các khâu của quá trình lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài mới,
củng cố kiến thức bài học, ôn tập, khái quát, hệ thống kiến thức các chương,
phần....Học sinh tiếp thu bài, nắm kiến thức chắc chắn hơn, khoa học hơn, nhanh hơn.
Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chép bài, tổng
hợp kiến thức môn học. Những học sinh trung bình đã biết dùng sơ đồ tư duy để củng
cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Điều quan trọng hơn là các em học tập tích cực
hơn, sôi nổi hơn. Các em không còn tâm lý chán học, ngại học môn Ngữ văn vì phải
ghi chép nhiều. Trái lại, tất cả rất hào hứng với việc học tập. Vì việc ứng dụng sơ đồ

tư duy không chỉ tạo tác động trực quan lôi cuốn các em, mà còn giúp các em ghi
chép bài gọn gàng, khoa học hơn, nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn nhiều so với cách ghi
chép trước đây.
Không những thế, nếu giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học nhóm giúp thì nó sẽ giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tối
đa hoá khả năng của mỗi em, đồng thời kết hợp sức mạnh của các cá nhân thành sức
mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. Sơ đồ tư duy
2020


tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một
cách hoàn thiện hơn.


2. Kiến nghị.
Từ kết quả trên, tôi có một số kiến nghị sau:
Thứ nhất: Nhà trường luôn phải bổ sung vào thư viện nguồn tranh ảnh, video,
sách tham khảo về giai đoạn văn học này.
Thứ hai: Giáo viên Ngữ văn cần vận dụng phương pháp linh hoạt trong quá
trình dạy học. Ngoài ra, người dạy cần tìm hiểu, thu thập nhiều tài liệu, đặc biệt kể
các câu chuyện có thực về chiến tranh mình đã từng nghe, từng thấy trong thực tế để
tiết dạy sinh động, hấp dẫn hơn. Cần phải nắm vững những hiểu biết, kiến thức cơ
bản về sơ đồ tư duy: khái niệm, cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt
động vẽ SĐTD trên lớp và những tiện ích.
Thứ ba: Cần có sự cân nhắc khi ứng dụng sơ đồ tư duy vào việc soạn, giảng,

kiểm tra đánh giá, tổ chức hoạt động cho học sinh, tránh lạm dụng; nhất là đối với bộ
môn Ngữ văn.Cần xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để thiết kế sơ đồ tư duy
tức là phải biết chọn lọc những ý cơ bản, những kiến thức thật cần thiết.
Thứ tư: Học sinh phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong hoạt động học tập bộ môn
Ngữ văn nói chung, Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ nói riêng. Cần tích cực, tự
giác, cũng như tăng cường giao lưu học hỏi một cách khiêm tốn ở thầy cô, bạn bè về
việc vẽ, học và ghi chép với sơ đồ tư duy.
Trên đây là một số kinh nghiệm có thể áp dụng để nhằm nâng cao chất lượng
dạy học các tác phẩm văn học chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12. Tuy nhiên
chỉ là những ý kiến cá nhân được rút ra từ quá trình giảng dạy ở trường THPT Lê Lợi.
Trong thực tế còn có rất nhiều các kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Rất mong sự
đóng góp của các quý thầy cô để bản SKKN đạt được hiệu quả cao trong thực tế

giảng dạy
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
LỜI CAM ĐOAN:
ĐƠN VỊ:
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Thọ Xuân, ngày 20/05/2018
Người cam đoan:

2121



Hoàng Thị Châm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hà Minh Đức (1988), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[2]. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[3]. Nhiều tác giả, (2007), Những nhà thơ Việt Nam thời kì chống Mĩ, Nxb Kim
Đồng, Hà Nội.
[4]. Phan Trọng Luận (2008), Sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1-2 (cơ bản), Nxb Giáo
dục.
[5]. Phan Trọng Luận (2008), Sách giáo viên ngữ văn 12, Nxb Giáo dục.
[6]. Phan Trọng Luận (2008), Thiết kế bài học Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục.

[7]. Nguyễn Kim Phong (2008), Kĩ năng đọc – hiểu văn bản 12, Nxb Giáo dục.
[8]. Sử dụng nhiều nguồn tư liệu trên mạng Internet.
[Nguồn />
2222


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Châm
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lê Lợi


TT
1
2

3
4
5

Tên đề tài SKKN

Sử dụng một số phương pháp theo đặc
trưng bộ môn để nâng cao hiệu quả kiểm

tra, đánh giá môn Ngữ văn ở bậc THPT
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
đoạn trích “ Số phận con người” ( Sô-lôkhốp) bằng việc đổi mới phương pháp dạy
học và sử dụng những kĩ thuật dạy học
Khai thác hệ thống hình ảnh - một cách
tiếp cận hiệu quả trong dạy và học bài “
Đàn ghi ta của Lor-ca” ( Thanh Thảo)
Hành trình khám phá nhận thức về con
người của Nguyễn Khải qua truyện ngắn “
Một người Hà Nội”

Sử dụng hệ thống hình ảnh, âm thanh

khi giảng dạy tiết 1 bài “Rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành để khơi dậy hứng
thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh
lớp 12 THP.

Cấp đánh
giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại


Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành

C

2011

Ngành


B

2014

Ngành

C

2015

Ngành


C

2017

Ngành

C

2018

2323



PHỤ LỤC

Một số hình ảnh về sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên.

Hình ảnh nhà Rông

Hình ảnh nhà dài của người Ê Đê

2424



Hình ảnh rừng xà nu ở Tây Nguyên

Tây Nguyên gắn liền với những con đường đất đỏ, những thác nước hùng vĩ và
những đồi cà phê bạt ngàn với sắc trắng tinh khôi đẹp đến mê đắm lòng người.

2525


×