Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn ngữ văn tại trường THPT thạch thành 3–chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.24 KB, 56 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “học để biết, học để làm, học
để chung sống, học để khẳng định mình”. Cho nên mọi hoạt động giáo dục đều
hướng đến một mục đích lớn là đào tạo con người thành công dân ưu tú trong
xã hội - khi mà người học thật sự nhập. Sự thành công của sự nghiệp giáo dục,
vì vậy, phần nào phụ thuộc vào tính tương thích của mô hình giáo dục trong
nhà trường và hiện thực cuộc sống vĩ đại nguyên khối mà giáo dục hướng đến.
Nếu giáo dục là để hình thành nên con người xã hội thì nghị luận xã hội trong
nhà trường là chuẩn bị nền tảng để con người trong tương lai người học trở
nên sắc sảo và cá tính, hiệu quả và hữu ích một cách tối đa nhất. Nhưng việc
dạy ôn thi THPT QG chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội hiện nay ở
THPT còn nhiều hạn chế. Thứ nhất số tiết làm văn trong chương trình quá ít,
thứ hai về phương pháp dạy học rất nhiều GV chưa phân biệt được phương
pháp dạy nghị luận văn học với phương pháp dạy nghị luận xã hội. Sở dĩ có
những hiện tượng trên một phần là do hiện nay việc nghiên cứu về phương
pháp dạy học chuyên đề nghị luận xã hội cho HS chưa được chú trọng, vì thế
dạy chuyên đề nghị luận xã hội trở thành mảnh đất quen mà lạ đối với GV và
HS. Sáng kiến của chúng tôi ra đời nhằm góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ sự
bế tắc đó của việc nghiên cứu giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội cho HS
lớp 12 ôn thi THPT QG trong nhà trường THPT hiện nay.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về thực trạng ôn thi THPT QG phần làm văn nghị luận xã hội
trong nhà trường từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ôn
thi THPT QG tại trường THPT Thạch Thành 3. Mục đích thúc đẩy phong trào
dạy và học trong nhà trường. Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng tới áp dụng
một số giải pháp dạy bồi dưỡng chuyên đề nghị luận xã hội cho HS lớp 12
trường THPT Thạch Thành 3 một cách hiệu quả. Chúng tôi đã khảo sát, đánh
giá tính khoa học của tri thức “nghị luận xã hội” trong SGK Ngữ văn hiện
hành. Thông qua đưa ra cách nhìn toàn diện về phương pháp dạy phần nghị


luận xã hội, nhận diện đúng khó khăn và thuận lợi của việc dạy phần nghị luận
xã hội cho học sinh. Khẳng định tầm quan trọng của phần nghị luận xã hội
trong môn Ngữ văn nhà trường THPT. Mục đích lớn nhất của đề tài chúng tôi
là áp dụng được giải pháp. Qua đó giúp cho giáo viên và HS THPT hiểu rõ hơn
về nội dung của chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác ôn thi THPT QG.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi tiến hành tìm hiểu về phương pháp tiếp cận và dạy
ôn thi THPT QG phần làm văn ở trường THPT. Cụ thể là chuyên đề viết đoạn
văn nghị luận xã hội trong chương trình THPT thông qua phương thức Sử
dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3–chuyên đề viết đoạn văn
nghị luận xã hội. Sau đó xây dựng một giáo án thực nghiệm.
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

1


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3–
chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội.” Chúng tôi đã tìm hiểu nhiều
công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học và dạy học phần làm văn nghị
luận xã hội từ trước đến nay. Cụ thể chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây.
- Phương pháp thống kê- Phương pháp tổng hợp- phân tích
- Phương pháp so sánh- đối chiếu- Phương pháp liên ngành
1.5 Những điểm mới của sáng kiến

Nghị luận xã hội là câu chiếm tỉ lệ 2/10 điểm trong kì thi THPT QG. Qua
tình hình thực tiễn, dạng câu hỏi này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa lựa chọn đưa vào đề thi THPT QG.
Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội cũng xuất hiện trong kì thi HSG và Olympic
truyền thống 30/4 tổ chức tại các trường THPT hay kì thi chọn học sinh giỏi
khu vực Duyên hải Bắc Bộ.
- Trên thực tế, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 - lớp 12 chỉ cung cấp kiến thức
cơ bản về hai kiểu dạng: nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và nghị luận
xã hội về một hiện tượng đời sống, trong khi đề thi THPT QG lại rất phong phú
về kiểu dạng. HS đang viết một bài văn nghị luận xã hội nay chuyển sang viết
một đoạn văn khoảng 200 chữ. Chính vì thế, sáng kiến sẽ cung cấp các kiểu
dạng nghị luận xã hội mới cũng như cách nhận diện và triển khai từng đoạn
văn. Qua đó giúp giáo viên và học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo, ứng
dụng vào quá trình ôn luyện để đạt kết quả cao hơn.
- Sáng kiến định hướng người dạy có thể đánh thức đam mê, khơi dậy tiềm
năng ở học sinh. Đồng thời định hướng cho các em thói quen tích lũy kiến thức
và vốn sống, tăng cường sự trải nghiệm, rèn luyện khả năng lập luận, phản biện
để tìm ra chân lí, sống tốt hơn.
- Sáng kiến đưa ra những giải pháp thiết thực, giúp giáo viên không bị lúng
túng khi dạy chuyên đề viết ĐV nghị luận xã hội. Sáng kiến là chìa khóa định
hướng cho giáo viên cần chuẩn bị những gì? làm như thế nào? Góp phần hình
thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng, giúp học sinh lớp 12 ôn thi THPT QG nói
riêng học sinh THPT nói chung học tốt hơn chuyên đề này.
- Sáng kiến đề xuất những giải pháp mới để nâng cao hiệu quả trong việc
kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là phối hợp với những thầy cô hiện đang giảng dạy
ở một số tỉnh phía Bắc.
- Sáng kiến còn cung cấp hệ thống đề theo các kiểu dạng để giáo viên cho
học sinh ôn luyện.
- Học sinh có cái nhìn tổng quát về câu nghị luận xã hội, không mơ hồ, lo
lắng trước mỗi đề thi. Học sinh rèn được cách tư duy trước mỗi kiểu dạng, rèn

kĩ năng viết ĐV. Từ đó, học sinh tự tin hơn khi tham gia kì thi THPT QG.
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

2


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
Bàn về chuyện dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay đã khó nói đến
chuyện ôn thi THPT QG môn văn lại càng khó hơn.Với tôi người thầy phát
hiện và bồi dưỡng HS cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay
người chăm bón nâng niu. Đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần
một cơn trở gió, sự thay đổi tiết trời, sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém
sắc cây không trổ bông.
Đồng nghiệp nói với tôi rằng giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người trực tiếp
giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở PT tôi không nghĩ như vậy. Với tôi người
thầy dạy văn trong trường học không phải là chất xúc tác trong quá trình biến
đổi chất Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng tri thức văn hoá nói chung
được bồi đắp theo năm tháng gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân đã
làm nên hồn văn ở HS. Thiết nghĩ việc ôn thi THPT QG nếu được đầu tư một
cách thích đáng và tiến hành bài bản kết quả sẽ khả quan hơn. Kéo theo đó là
hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện.
2.2Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài
2.2.1 Thực trạng
Như chúng ta đã biết trường THPT Thạch Thành III là một trong
tổng số 105 trường THPT trong tỉnh Thanh Hóa, huyện Thạch Thành một
trong 23 huyện Miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Đời sống

kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, dân trí còn thấp nên việc giáo dục còn
gặp nhiều khó khăn. Vấn đề vận động học sinh đi học đã khó, khó hơn là
làm sao cho học sinh say mê học, đặc biệt là học môn văn. Trường THPT
Thạch Thành III là trường mới, đối tượng học sinh chủ yếu ở xã vùng 135
trong đó có 3 xã Thành Tân, Thành Công, Thành Minh thuộc diện đặc biệt
khó khăn. Đội ngũ giáo viên mới ra trường tuổi đời còn non trẻ, kinh
nghiệm giảng dạy chưa có nên vấn đề dạy và học là một vấn đề còn nan
giải, đặc biệt là dạy ôn thi THPT QG phần nghị luận xã hội là điều rất
khó đối với giáo viên dạy văn vì lâu nay trong tiềm thức của các em xem
phần nghị luận xã hội là khó. Cho nên đã dẫn đến trong những năm gần
đây số học sinh yêu thích môn văn không nhiều, đa số các em ngại học
văn, thờ ơ với môn Ngữ văn cho nên dẫn đến học sinh thi môn ngữ văn
chưa đạt kết quả cao đặc biệt là phần nghị luận xã hội.
Xuất phát từ tình hình khó khăn nói trên tôi đã mạnh dạn áp dụng
phương pháp dạy học văn của tác giả Phan Trọng Luận [4]. Trong cuốn
sách này tác giả đã tập trung vào nghiên cứu về mặt lý thuyết khá hệ
thống tuy nhiên tác giả mới giải quyết vấn đề ở góc độ vĩ mô chung cho
tất cả các cấp học. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài “Sử dụng một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn tại trường
THPT Thạch Thành 3–chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội ” để
nghiên cứu và cũng là góp thêm một tiếng nói tâm huyết vào hoạt động
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

3


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
ôn thi THPT QG môn Ngữ văn chuyên đề viết ĐV nghị luận xã hội theo

tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
2.2.2 Kết quả và hiệu quả của thực trạng trên
Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương
pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả đã
đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những giải pháp về bồi
dưỡng học sinh giỏi chuyên đề nghị luận xã hội. Trong đề tài này phạm vi
nghiên cứu của tôi giới hạn ở việc: Chỉ áp dụng những giải pháp nâng cao hiệu
quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn chuyên đề nghị luận xã hội. Trong đó xây
dựng hệ thống các dạng đề dựa trên những phương pháp dạy phần làm văn nghị
luận xã hội nhằm giúp học sinh làm văn có hiệu quả. Sau đó tiến hành dạy thử
để đánh giá được hiệu quả khi sử dụng những giải pháp này.(Bảng kết quả đặt
cùng với bảng kết quả thực nghiệm)
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết đề tài
2.3.1 Một số cơ sở lí thuyết và thực tiễn khí Sử dụng một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn Ngữ văn tại trường
THPT Thạch Thành 3–chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã hội
2.3.1.1 Giúp học sinh nắm chắc cấu trúc đề thi THPT QG
Qua việc khảo sát, phân tích đề thi THPT QG môn Ngữ văn trong khoảng
10 năm gần đây, giáo viên cần giúp học sinh nhận thức rõ các vấn đề cơ bản
sau:
* Về cấu trúc
Đề thi THPT QG môn Ngữ văn gồm 02 phần: phần 1. Đọc hiểu gồm 4 câu
hỏi: phần 2. Làm văn gồm 2 câu, 01 câu nghị luận xã hội và 02 câu nghị luận
văn học. Trong đó, câu nghị luận xã hội chiếm số điểm là 2/10 điểm và câu
nghị luận văn học chiếm số điểm là 5/10 điểm.
Về cấu trúc đề thi không thay đổi nhưng mức độ đề thì tùy thuộc quy mô
của từng kì thi để có yêu cầu phù hợp. Qua cấu trúc đề thi này, giáo viên cần
phân tích kĩ để các em định hình rõ ràng trong quá trình ôn luyện.
* Về kiến thức, kĩ năng
- Kiến thức xã hội là kiến thức tổng hợp, liên môn. Nó bao gồm các kiến

thức về xã hội, thuộc mọi lĩnh vực, đặc biệt là những vấn đề mới, đang được xã
hội quan tâm. Hoặc cũng có thể là những vấn đề quen thuộc nhưng vẫn còn
nhiều giá trị trong cuộc sống hôm nay.
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội với bố cục ba phần, kết hợp các
thao tác, các kiểu đoạn văn, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
* Về thời lượng làm bài
- Nhìn chung, học sinh làm bài thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút.
Đây là điểm giáo viên cần phân tích rõ để định hướng ôn luyện cho HS một
cách khoa học và hiệu quả. Giáo viên rèn cho HS cách làm câu viết ĐV nghị
luận xã hội trong thời gian phù hợp, tránh việc tốn quá nhiều thời gian cho câu
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

4


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
này mà làm hời hợt câu nghị luận văn học (5,0 điểm). Chúng tôi thường rèn
cho HS viết câu nghị luận xã hội trong khoảng 30 - 45 phút/120 phút.
* Về đáp án và biểu điểm
Trong những năm gần đây, đề thi THPT QG đều hướng đến dạng đề mở nên
đáp án cũng được xây dựng theo hướng mở, HS có thể bày tỏ những kiến giải
riêng nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục, không lệch lạc tư tưởng. HS có thể
chia sẻ kiến thức từ trải nghiệm của bản thân nhưng phải được vận dụng một
cách tự nhiên, chân thành. Những điều này sẽ là cơ sở để người chấm phân hóa
mức độ của học HS.
Như vậy, giáo viên giúp HS nắm chắc cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ
văn để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và chủ động, tích cực, tự tin hơn trong
quá trình ôn luyện, tạo tâm thế vững vàng cho các em bước vào kì thi. Yếu tố

này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
ôn luyện.
2.3.1.2 Khơi dậy hứng thú ở người học
- Theo các chuyên gia giáo dục, một trong những mục tiêu quan trọng của
đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo
dục. Để làm được điều này, trước hết người dạy phải biết khơi dậy, nhóm lên
hứng thú ở người học. Đặc biệt, với HS học môn Ngữ văn, việc khơi dậy hứng
thú ở người học lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả ôn tập.
- Hàng ngày, có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, đòi hỏi giáo viên phải biết
quan sát, lắng nghe, tổng hợp. Vì vậy, người dạy phải truyền cho HS niềm say
mê, hứng thú, tự tìm tòi, quan sát, trải nghiệm cuộc sống. Khi đó, HS sẽ không
thấy bị ép buộc, học tập mà là quá trình rèn luyện để trưởng thành trong cách
nghĩ, cách sống. Để đạt kết quả cao trong kì thi THPT QG.
- Đặc biệt, trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn luyện, người dạy phải chú
ý những điểm mạnh của học sinh để khuyến khích các em phát huy. Học sinh
nào có bài viết tốt, sáng tạo, đứng ở nhóm đầu sẽ được thưởng một món quà,
thông thường là những cuốn sách về “Hạt giống tâm hồn” [3] hoặc những tác
phẩm hay, đang được bạn đọc quan tâm. Có như vậy, các em mới hăng say,
hứng thú trong quá trình ôn luyện và làm bài kiểm tra đạt chất lượng tốt hơn.
2.3.1.3 Hướng dẫn học sinh tích lũy và huy động kiến thức để làm tốt bài
văn nghị luận xã hội
* Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống
Yêu cầu HS tích lũy kiến thức và vốn sống không phải là hoạt động dạy học
mới của giáo viên. Việc tích lũy kiến thức và vốn sống sẽ rất hữu ích cho các
em trong việc xây dựng các luận điểm, bao gồm lí lẽ và dẫn chứng. Vì vậy,
trong các năm trực tiếp ôn luyện đội tuyển, chúng tôi định hướng cho các em
tích lũy kiến thức và vốn sống từ các nguồn:
- Từ sách vở: chủ yếu từ báo chí, các loại sách tham khảo về các lĩnh vực
của cuộc sống như: văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người

“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

5


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
tốt, việc tốt. Đó có thể là “Hạt giống tâm hồn”, “Hạt giống hạnh phúc”, “Suy
nghĩ của những người trẻ”. Đó cũng có thể là những cuốn sách mới nhất được
dư luận quan tâm như: “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của Rosie Nguyễn, “Nếu
biết trăm năm là hữu hạn” của Phạm Lữ Ân, “Nhà giả kim” của Paulo Coelho,
hay “Chuyện nhà Dr Thanh” của Trần Uyên Phương – cuốn tự truyện gây “sốt”
trong làng xuất bản năm 2017…điều quan trọng là chúng tôi cùng các em tìm
và lựa chọn sách cần thiết để đọc, biết cách đọc, biết hệ thống hóa những kiến
thức sách vở thành kiến thức của bản thân.
- Từ internet, phương tiện truyền thông: Hiện nay, các trang mạng xã hội
như Facebook, Zalo, Youtube… đang là món ăn tinh thần của tất cả mọi người,
nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em giành phần lớn thời gian cho hoạt
động truy cập các trang mạng quen thuộc này và xem đây là một hoạt động
không thể thiếu mỗi ngày. Hiểu được tâm lí này, giáo viên nên định hướng học
sinh tận dụng mạng xã hội để cập nhật những thông tin thời sự. Khuyến khích
học sinh thường xuyên nghe các bài nói chuyện của những nhân vật có tầm ảnh
hưởng lớn như: Jack Ma, Bill Gates, Nick Vujicic, Lê Thẩm Dương, Giản Tư
Trung….
- Từ đời sống: để bài viết ĐV nghị luận xã hội có tính chân thực và thuyết
phục, các em phải hình thành thói quen quan sát cuộc sống, những vấn đề,
những hoạt động, sự việc xảy ra hàng ngày, học cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm
cuộc sống. Trên cơ sở đó, học sinh biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề.
- Từ trải nghiệm của bản thân: đây là ví dụ minh họa sống đúng, có sức

thuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành.
Có thể nói, nếu giáo viên định hướng tốt cho học sinh thường xuyên thực
hiện hoạt động tích lũy kiến thức và vốn sống thì học sinh có ý thức tự giác sưu
tầm tư liệu, biết chọn tư liệu hay và bổ ích.
* Hướng dẫn học sinh cách khắc sâu kiến thức
Ghi chép
Giáo viên nên hướng dẫn HS xây dựng cuốn sổ tay dành riêng cho chuyên
đề nghị luận xã hội. Các em ghi chép lại những dẫn chứng thu thập được,
những câu nói bổ ích, những cách viết ấn tượng, hoặc ghi lại những vấn đề xã
hội mà các em quan tâm, những vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của nhiều
người… Thói quen ghi chép vừa giúp các em khắc sâu kiến thức, vừa lưu giữ
lại những dẫn chứng cần thiết để có thể sử dụng khi cần. Khi ghi chép, học sinh
nên phân loại theo mảng, theo chủ đề. Mỗi một chủ đề, giáo viên cho học sinh
tích lũy theo nhiều mức độ, tránh áp lực để HS phải nhớ nhiều. Đối với hiện
tượng đời sống, giáo viên nên hướng dẫn HS tìm số liệu làm nguồn minh chứng
xác thực, để khi cần vận dụng sẽ huy động kiến thức nhanh hơn.
Hình thành sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy hình thức ghi chép
nhằm đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung,
hệ thống hóa chủ đề bằng cách kết hợp sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc,
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

6


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
chữ viết. Chúng tôi sử dụng linh hoạt phương pháp này trong nhiều trường hợp,
chẳng hạn:

- HS tóm tắt nội dung chính của một bài nói chuyện, trao đổi trên mạng xã
hội. Tóm tắt những ý chính khi các em đọc một ĐV hay, hoặc một tài liệu dài.
Tóm tắt dàn ý của một đề văn trong quá trình ôn luyện. Đặc biệt, sau mỗi đề
văn đã lập dàn ý chi tiết, giáo viên sửa chữa, học sinh đều phải lập sơ đồ tư duy
để khắc sâu kiến thức.
* Hướng dẫn học sinh cách tư duy
Qua trao đổi với đồng nghiệp ở các trường lân cận, chúng tôi nhận thấy đa
phần học sinh chưa viết văn bằng chính suy nghĩ của mình. Lối nói theo, viết
theo, rập khuôn đang là hiện tượng phổ biến trong các bài văn. Một số em có
suy nghĩ riêng thì lại non nớt, hời hợt, thậm chí sai lệch. Do đó, giáo viên cần
có các hoạt động dạy học giúp các em có thói quen suy nghĩ, bàn bạc về những
vấn đề tư tưởng, đạo lí, hay các sự việc, hiện tượng của đời sống; có ý tưởng
đúng đắn, phong phú, đồng thời biết thể hiện chính kiến của mình trước vấn đề,
hay sự việc, hiện tượng đó.
Trước khi hướng dẫn học sinh ôn luyện chuyên đề viết ĐV nghị luận xã hội,
giáo viên nên hướng dẫn học sinh có thói quen suy nghĩ về những vấn đề tư
tưởng, đạo lý và đời sống. Giáo viên có thể tiến hành như sau:
- Giáo viên cho một câu hỏi. Nội dung câu hỏi nên là những vấn đề gần gũi,
quen thuộc và thú vị đối với HS.
- Giáo viên yêu cầu suy nghĩ nhanh và viết ngắn gọn ra giấy ý kiến của
mình.
- Sau đó mời từng HS trình bày suy nghĩ của bản thân.
- Cuối cùng, giáo viên chia sẻ suy nghĩ với HS.
Hoạt động dạy học trên rèn luyện cho HS năng lực tư duy, phản xạ nhạy bén
khi đứng trước một tình huống buộc phải bày tỏ quan điểm cá nhân.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý đề văn về sự thay đổi giáo viên đặt
câu hỏi: Em có suy nghĩ như thế nào về việc PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải
cách bảng chữ cái tiếng Việt?
Em Lê Hoàng Hiếu trình bày: trước vấn đề PGS.TS Bùi Hiền đề xuất
cải cách bảng chữ cái đang gây xôn xao dư luận, nhiều cá nhân cho rằng

xã hội cần thay đổi, không nên giữ mãi điều đã cũ. Riêng tôi không nghĩ
như vậy. Bởi thay đổi ấy trên thực tế, mang lại lợi ích không nhiều mà việc
đổi ngôn ngữ dẫn đến nhiều hệ lụy, từ giáo dục, kinh tế đến việc làm mất
đi sự trong sáng của tiếng Việt. Cổ hủ quá là không nên nhưng thay đổi
quá nhanh, đột ngột cũng là không thể.
Em Trương Thị Huyền lại chia sẻ: thay đổi là một yêu cầu trong tiến
trình phát triển của xã hội. Bởi vậy, ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền cũng xuất
phát từ quy luật chung đó. Mọi sự thay đổi đều cần thời gian để kiểm
chứng, để đánh giá xem ý kiến đưa ra có thiết thực hay không? Không nên
dùng những lời lẽ, thái độ chỉ trích quá nặng nề, xúc phạm đến danh dự,
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

7


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
nhân phẩm của người tạo ra công trình nghiên cứu nhiều năm và mất
nhiều chất xám.
Như vậy, việc đưa ra những câu hỏi có vấn đề và thường xuyên tiến hành
bài tập ngắn như trên, chắc chắn học sinh sẽ trưởng thành trong suy nghĩ, chín
chắn trong hành động. Mặt khác ý tưởng của người dạy sẽ gợi lên trong các em
bao điều mới mẻ và thú vị.
2.3.1.4. Giúp học sinh nhận diện ra các kiểu dạng nghị luận xã hội
Qua tìm hiểu, khảo sát các đề thi THPT QG những năm gần đây, chúng tôi
thấy có các kiểu dạng nghị luận xã hội cơ bản sau:
* Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Ví dụ: ĐỀ LUYỆN THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2018
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)Những ngày gần đây dư luận xã hội vô cùng phẫn nộ trước sự việc
một phụ huynh học sinh của Trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An)
đã có những lời lẽ, hành động nhằm ép buộc một giáo viên của con mình phải
quỳ gối xin lỗi. Lý do bởi cô giáo đã bắt một số học sinh, trong đó con của vị
phụ huynh này phải quỳ trước lớp vì vi phạm kỷ luật. Sự việc này là hệ quả của
hai hành động ứng xử thiếu chuẩn mực trong vô vàn những hành động lệch
chuẩn diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong xã hội ta hiện nay.
(2)Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên chứng kiến,
đọc được ở đâu đó những hành động quỳ gối như hình ảnh người mẹ quỳ gối
đưa võng, đưa nôi nâng niu giấc ngủ con thơ; những người lính quỳ gối nâng
đỡ đồng đội khi bị thương; những nhà vô địch quỳ gối rưng rưng nước mắt
hạnh phúc trước lá cờ Tổ quốc… Vậy quỳ đâu phải là việc đau lòng hay nhục
nhã, mà quỳ gối là sự thể hiện tấm lòng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của người quân
tử. Còn trong trường hợp này, cô giáo đã đánh mất lòng tự trọng, danh dự của
người giáo viên khi quỳ gối trước sự uy hiếp của kẻ khác.
(3)Việc phụ huynh học sinh bắt cô giáo phải quỳ giống như khi cô giáo
bắt học sinh quỳ là một hành động sai trái, không thể lấy cái sai này để sửa
chữa cho cái sai khác. Khi cô giáo vứt bỏ đi lòng tự trọng của bản thân, phải
quỳ gối xin lỗi thì các phụ huynh mong chờ gì khi gửi gắm con mình trong ngôi
trường với những người thầy như vậy?
(Trích Đằng sau câu chuyện "quỳ gối",GIAI THANH,
www.nhandan.com.vn, ngày 13.3.2018)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn (2).
Câu 3. Tại sao người viết khẳng định: không thể lấy cái sai này để sửa chữa
cho cái sai khác thể hiện trong đoạn văn (3)?
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do
chọn thông điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

8


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị
về ý nghĩa đạo lí “tôn sư trọng đạo” trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc
hiểu.
* Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Ví dụ:
LUYỆN THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2018
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1)Bằng những trải nghiệm của bản thân, càng ngày tôi càng nhận rõ ra
một chân lý là bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa. Nói
cách khác, chúng ta nên đón lấy cuộc sống ngay khi nó đến, đừng đợi chờ một
điều gì đó thật đủ đầy rồi mới chịu đón nhận. Hãy sống một cuộc đời chừng
mực, đừng đợi chờ hay mong muốn hưởng thụ những điều xa xỉ, vì sẽ không có
giới hạn nào kiểm soát việc đó.
(2) Điều đó tương tự như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành
cho cây. Khi cắt đi những nhánh dư thừa, cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để
tạo ra hoa thơm quả ngọt. Cuộc sống của chúng ta cũng thế. Khi biết loại bỏ
những điều không cần thiết, chúng ta có thể tập trung sức lực của mình cho
những điều giá trị hơn.
(3)Mỗi người quan niệm lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống theo một
cách khác nhau. Đó có thể tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, cuộc sống ít

căng thẳng hơn, ít huyên náo hơn, ít nợ nần hơn... Cuộc hành trình này tuy có
cùng một đích đến nhưng lại có rất nhiều con đường khác nhau để tiến tới mục
đích đó.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả:
Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 24)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng thao tác lập luận chính trong đoạn văn (2)
(0.75đ)
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về chân lí mà tác giả đã rút ra :bất cứ
một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa? (0.75đ)
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do
vì sao chọn thông điệp đó .(1.0đ)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
Từ thông điệp của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc
sống.
* Dạng đề cho tài liệu (Câu chuyện, bài báo, bài thơ, đoạn thơ, bức tranh,
ảnh)
Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2018
1. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

9



Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
Đọc đoạn trích:
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...
Tp. Hồ Chí Minh 1980 -1982
(Trích "Đánh thức tiềm lực", Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em,
Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm
lực tự nhiên của đất nước?
Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.
Câu 4: Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá
nhiều về tiềm lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay
không? Vì sao?

II LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất
nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay?
* Dạng đề cho đề tài
Ví dụ: Đề thi Olympic truyền thống 30/4 lần thứ XXIII – Năm 2017
Viết bài văn với tựa đề: Tôi và người khác
* Dạng đề mang tính chất đối thoại, bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn đề được
đặt ra
Ví dụ: Đề thi thư THPT QG trường THPT Thạch Thành 3 năm học 2016 –
2017 [2]
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

10


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
“Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi
càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng lớn.” (Albert Einstein).
Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày câu trả lời của anh/chị.
2.3.1.5. Giúp HS nắm chắc kiến thức cơ bản và hướng triển khai các dạng
đề
* Khái niệm : Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh
vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng
– sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo

về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân Những đề
tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc
sống, có tính giáo dục, có tính thời sự.
*Những yêu cầu cơ bản : Đoạn văn nghị luận xã hội dù ngắn hay dài đều phải
đạt những yêu cầu sau:
- Thể hiện sự hiểu biết chính xác, tường tận về vấn đề hay hiện tượng xã hội
được bàn bạc. Người viết phải chỉ ra được thực chất cũng như xu hướng vận
động của vấn đề hay hiện tượng đó.
- Người viết phải có chính kiến, bộc lộ công khai lập trường quan điểm, tư
tưởng của mình.
- ĐV nghị luận xã hội phải đòi hỏi có tính thời sự cao. Nó phải hướng đến
mục đích định hướng tư tưởng và hành động cho người đọc, thuyết phục họ
tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội đang được đặt ra.
- ĐV nghị luận xã hội có tính chất tổng hợp cao, đòi hỏi người viết phải sử
dụng hầu như tất cả các thao tác nghị luận (như: giải thích, phân tích, chứng
minh, bình luận, bác bỏ…).
- Học sinh phải có những hiểu biết cụ thể, trình bày rõ ràng, thuyết phục.
Các em phải biết vận dụng những kiến thức trong thực tế đời sống hay trong sử
sách để luận giải các vấn đề xã hội; đồng thời phải có ngôn ngữ sắc bén, chính
xác, gợi cảm, có khả năng khơi dậy được tư tưởng và tình cảm của người đọc.
* Nắm vững các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội
Tìm hiểu và phân tích đề
- Đọc kĩ đề, chú ý những từ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen,
nghĩa bóng của các từ ngữ; Chia vế, ngăn đoạn, tìm hiểu mối tương quan giữa
các vế: song song, chính phụ, nhân quả, tăng tiến hay đối lập…
- Khi phân tích đề phải xác định được ba yêu cầu:
+ Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa
các ý như thế nào?
+ Sử dụng thao tác lập luận nào?
+ Vùng tư liệu được sử dụng cho bài viết: thuộc lĩnh vực xã hội nào? Phạm

vi, ảnh hưởng?
Lập dàn ý - Tìm ý
+ Xác định các ý lớn
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

11


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
◦ Đề bài có nhiều ý thì ứng với mỗi ý là một luận điểm.
◦ Đề bài có một ý thì ý nhỏ hơn cụ thể của ý đó được xem là những luận
điểm.
+ Tìm luận cứ ý nhỏ: mỗi luận điểm cần được cụ thể hóa thành nhiều ý nhỏ
hơn gọi là luận cứ.
- Sắp xếp các ý thành đoạn văn
+ Mở đoạn: giới thiệu vấn đề xã hội cần nghị luận
+ Thân đoạn: triển khai nội dung theo các ý nhỏ và ý lớn đã tìm
+ Kết đoạn: tổng kết nội dung đã trình bày, liên hệ, mở rộng, nâng cao vấn
đề.
* Cách làm các dạng đề thường gặp
Dạng 1: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Đây là dạng đề bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan
điểm nhân sinh.
- Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận
thức (lí tưởng, mục đích sống); Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái,
vị tha, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ, cần cù, …); Về quan hệ
gia đình, quan hệ xã hội (Tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình
đồng bào…); Về lối sống, quan niệm sống.

- Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu
cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ
thể nào, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị
luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện…Vì vậy, học
sinh cần nắm chắc kĩ năng làm bài.
Cách viết đoạn văn:
Mở đoạn: giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Trích dẫn yêu
cầu đề.
Thân đoạn: có nhiều luận điểm
+ Ý 1: giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật
ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư
tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư
tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...).
+ Ý 2: phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường
trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống, xã hội để chứng
minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời
sống xã hội).
+ Ý 3: bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên
quan đến tư tưởng, đạo lý.
+ Ý 4: bài học nhận thức và hành động
Kết đoạn: khái quát, đánh giá ý nghĩa của tư tưởng, đạo lý đã nghị luận.
Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

12


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang
diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan
tâm của nhiều người. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc
đáng chê.
Cách viết đoạn văn:
Mở đoạn: giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
Thân đoạn: gồm các ý
+ Ý 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ
ngữ, khái niệm trong đề bài (Tuy nhiên đây không phải là thao tác bắt buộc)
+ Ý 2: nêu rõ thực trạng, các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời
sống (lưu ý: nêu kết quả đối với hiện tượng tốt và hậu quả đối với hiện tượng
xấu).
+ Ý 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên
nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên,
con người.
+ Ý 4: đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng. Chú ý chỉ rõ những việc
cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào
(thông thường học sinh dựa vào nguyên nhân để đề xuất giải pháp).
Kết đoạn: khái quát lại vấn đề cần nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về
hiện tượng đời sống đang nghị luận.
Dạng 3: Dạng đề cho tài liệu
Đề cung cấp một bức tranh hoặc ảnh, hoặc một câu chuyện, một bài báo,
yêu cầu học sinh tự chọn vấn đề, chủ đề để viết ĐV. Đây là dạng đề thường gặp
trong kỳ thi học sinh giỏi những năm gần đây. Cụ thể cách làm từng dạng đề
như sau:
Nghị luận về một vấn đề rút ra từ một câu chuyện, bài thơ (đoạn thơ) hoặc
bài báo:
Mở đoạn: dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện, bài thơ, đoạn thơ hoặc bài báo
Thân đoạn: - Phân tích, hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện, bài thơ, đoạn
thơ hoặc bài báo để rút ra ý nghĩa vấn đề.

- Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư
tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống mà học sinh áp dụng phương pháp
làm bài cụ thể):
+ Nếu vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lý thì thực hiện các thao tác
nghị luận: Giải thích, phân tích – chứng minh, bàn bạc – mở rộng vấn đề và rút
ra bài học nhận thức và hành động.
+ Nếu vấn đề nghị luận là một hiện tượng đời sống thì thực hiện các thao
tác nghị luận: Nêu thực trạng (biểu hiện), chỉ ra nguyên nhân (khách quan và
chủ quan), nêu hậu quả hoặc kết quả, và đưa ra giải pháp thực hiện.
Kết đoạn: đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội từ câu chuyện hoặc mẩu tin.
Lưu ý: Với dạng đề này, giáo viên định hướng cho học sinh tóm tắt chứ
không sa vào phân tích văn bản, tránh nhầm lẫn sang nghị luận văn học.
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

13


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
Nghị luận về một bức tranh hoặc ảnh: dạng đề này ít ra trong thi THPT
QG
Đề bài gồm hai phần: phần chữ và phần hình. Trong đó phần chữ thông
thường cung cấp yêu cầu đề. Còn phần hình là phần trọng tâm, vừa cung cấp
thông tin, vừa tạo sự trực quan cho người viết. Đây là dạng đề cũng thường gặp
trong các đề thi học sinh giỏi còn thi THPT QG ít gặp nhưng về mặt lí thuyết
lại chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cách làm. Vì vậy, chúng tôi chia sẻ kinh
nghiệm cách làm bài như sau:
Phần mở đoạn làm tương tự như các dạng trên
Phần thân đoạn: gồm các ý sau:

- Ý 1: quan sát và mô tả các chi tiết tiêu biểu trong bức tranh, ảnh. Sau đó
khái quát nội dung hoặc thông điệp được gợi ra từ bức tranh, ảnh vừa mô tả.
Nếu đề bài cho từ hai bức tranh hoặc ảnh trở lên thì học sinh phải chỉ rõ mối
liên hệ giữa chúng.
- Ý 2: giải thích các từ, cụm từ chính, các thuật ngữ (nếu cần thiết)
- Ý 3: dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận
- Ý 4: bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên
quan đến vấn đề cần nghị luận.
- Ý 5: bài học nhận thức và hành động
Dạng 4: Dạng đề cho đề tài
Đề cung cấp một đề tài chung, học sinh có thể cụ thể hóa thành đề mục hay
nhan đề của bài viết. Với kinh nghiệm nhiều năm ôn luyện học sinh giỏi, chúng
tôi mạnh dạn đề xuất cách làm dạng đề này như sau:
Mở đoạn: chọn cách mở bài phù hợp để giới thiệu khái quát về chủ đề
Thân đoạn: gồm nhiều luận điểm
- Ý 1: giải thích từ khóa được nêu trong đề bài (Có thể giải thích, cắt nghĩa
từ, cụm từ hoặc khái quát chủ đề nói về nội dung gì?)
- Ý 2: dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích – chứng minh làm rõ chủ đề
- Ý 3: bàn bạc – mở rộng vấn đề liên quan đến chủ đề. Có nhiều cách để mở
rộng vấn đề:
+ Mở rộng bằng cách giải thích, chứng minh, đào sâu vấn đề, lật ngược vấn
đề
- Ý 4: nêu bài học nhận thức và hành động hoặc đề xuất các giải pháp, quan
điểm riêng của người viết liên quan đến chủ đề.
Kết đoạn: khái quát lại vấn đề cần nghị luận một đến 2 câu
Dạng 5: Dạng đề mang tính chất đối thoại – bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn đề
được đặt ra
Mở đoạn, kết đoạn: làm tương tự các dạng trên
Thân đoạn: gồm nhiều ý
- Ý 1: giải thích vấn đề

- Ý 2: trao đổi, bàn luận, đối thoại (phần này thuộc vào nhận thức và sự hiểu
biết của bản thân; nhận thức đúng – sai, phải – trái)
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

14


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
- Ý 3: trình bày quan điểm sống của bản thân (giống bài học nhận thức và
hành động) Rõ ràng, mỗi kiểu dạng nghị luận xã hội có những yêu cầu riêng.
Nó đòi hỏi học sinh phải vừa nhận diện đúng các dạng đề bài cụ thể, vừa biết
cách huy động kiến thức tích hợp cho phù hợp. Tùy theo yêu cầu cụ thể của
từng đề thi, học sinh có thể sử dụng hệ thống câu hỏi để chủ động, sáng tạo
trong việc triển khai hệ thống ý.
Ví dụ 1: Giáo viên cho học sinh làm thử Đề luyện thi THPT Quốc gia năm
“Phải chăng sống là tỏa sáng”.
Đây là dạng đề mở, học sinh có thể triển khai hệ thống ý bằng cách đặt ra và
giải quyết những câu hỏi sau:
- Sống tỏa sáng có nghĩa là gì? Con người sống có cần tỏa sáng hay không?
Tỏa sáng như thế nào? Tỏa sáng rực rỡ hay tỏa sáng âm thầm, tỏa sáng bằng
mọi giá?
- Chúng ta phải tỏa sáng bằng cái gì? Bằng đôi chân của mình hay đôi chân của
người khác?
- Chúng ta phải tỏa sáng vì cái gì? Vì riêng bản thân chúng ta hay cộng đồng,
hay cả hai?
2.3.1.6 Tích cực hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng viết ĐV nghị luận xã hội
Nếu việc giúp HS nhận diện ra các kiểu dạng đề bài và nắm chắc khung
dàn ý chung, cũng như yêu cầu riêng của mỗi kiểu dạng nghị luận xã hội là

khâu định hướng hết sức quan trọng thì việc rèn luyện kĩ năng viết ĐV nghị
luận là khâu cuối cùng để hoàn tất sản phẩm. Đây là mục đích, yêu cầu chung
của mọi ĐV nghị luận xã hội, thể hiện rõ nhất phẩm chất, năng lực của HS, đòi
hỏi các em biết cách huy động kiến thức xã hội, kĩ năng cơ bản cũng như vốn
sống, vốn hiểu biết của bản thân để giải quyết các vấn đề đặt ra ở đề bài. Trước
hết, giáo viên phải luyện cho HS lập ý một cách nhuần nhuyễn, không bị sót ý.
Từ đó,mới luyện phần viết.
Muốn làm được một ĐV nghị luận xã hội hay, người viết cần có kĩ năng kết
hợp, đồng thời linh hoạt sử dụng nhiều phép lập luận để làm sáng tỏ vấn đề, để
trình bày một cách thuyết phục, hấp dẫn ý kiến, nhận định của mình. Lời văn
của một bài nghị luận cần chuẩn xác, trong sáng, thể hiện suy nghĩ chân thành,
tự nhiên của người viết. Khi viết một ĐV nghị luận xã hội, điều quan trọng
không chỉ ở chỗ viết cái gì mà quan trọng còn là viết như thế nào, bằng thái độ,
tình cảm ra sao. HS cần cân nhắc cách dùng từ, cách viết câu, viết đoạn. Viết
ĐV nghị luận xã hội nếu không có kĩ năng rất dễ khô khan, nặng nề. Vì vậy, HS
phải có ý thức tạo chất văn cho bài viết để việc thuyết phục trở nên hiệu quả.
Cụ thể là:
* Đặt ra các câu hỏi: tại sao? Vì sao? Đặt ra các câu hỏi tu từ tránh cho bài
làm khô khan.
* Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ mang tính chuyển ý: Sử dụng nhưng từ
ngữ chuyển ý mang màu sắc lập luận đồng thời giúp người chấm biết được
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

15


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
người viết đang chuyển ý: Như mặt trái của vấn đề là, mặt trái của vấn đề là,

mặt khác là, tuy nhiên bên cạnh đó, thứ nhất là, thứ hai là....
* Dùng từ sắc sảo giàu hình ảnh.
* Dẫn vào những câu danh ngôn châm ngôn, những câu nói hay.
* Tạo ra triết lí trong đoạn văn.
* Bài học thật cô đúc, ngắn gọn, súc tích.
* Kết đoạn chỉ một đến hai câu dùng câu khẩu hiệu hoặc danh ngôn để
kết đoạn.
- Ngôn từ phải diễn tả sát, trúng bản chất của đối tượng, điều mình muốn
nói. Câu văn cần phải bày tỏ được nhận xét, đánh giá chủ quan của người viết.
- Giọng văn phải hợp với vấn đề, nhiều khi nhẹ nhàng, chia sẻ, có khi phải
đanh thép, dứt khoát khi bày tỏ về những hiện tượng xấu.
- Đối với bài viết của học sinh giỏi, không dừng lại ở những bài nghị luận
xã hội đúng mà còn phải hay, vừa có tính lập luận chặt chẽ, logic, vừa tạo
những xúc cảm đa dạng cho người đọc. Chính vì vậy, muốn có một bài văn
hoàn chỉnh, mỗi phần trong đó đều phải thực hiện tốt nhiệm vụ. Không thể chỉ
chú trọng phần này mà “bỏ quên” phần kia, tạo sự hụt hẫng cho người chấm.
- Mở đoạn trong ĐV nghị luận vẫn được xem là “lời chào nhã nhặn” của
người viết với người đọc. Bởi vậy, phần mở đoạn sao cho phải ngắn gọn chỉ 1
đến hai câu nhưng tạo ấn tượng ban đầu cho người đọc.
Có nhiều cách mở đoạn khác nhau, như MĐ trực tiếp, MĐ gián tiếp, MĐ
theo lối tương liên, lối so sánh.... Tuy nhiên với đối tượng HS thi THPT QG,
GV ôn định hướng để các em viết MĐ trực tiếp.
+ Yêu cầu của MĐ nên một đến hai câu trở lên, tránh trường hợp viết một
câu. MĐ phải đảm bảo hai phần: dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
+ Để rèn cách dẫn dắt, giáo viên phải khơi gợi ý tưởng sáng tạo cho học
sinh. Muốn có ý tưởng hay, HS không chỉ siêng năng đọc tài liệu mà còn phải
chịu khó quan sát, lắng nghe cuộc sống, tích hợp nhiều kiến thức như văn học,
âm nhạc...để viết. Để rèn kĩ năng vững vàng hơn, HS nên chia theo mảng để
thực hành viết mở bài như: ý chí nghị lực, tình thương, trải nghiệm, các vấn đề
liên quan đến bản thân, các hiện tượng tốt, hiện tượng xấu.... như vậy các em sẽ

hạn chế sự lo lắng, thụ động khi tham gia các kì thi. Thực tế cho thấy, HS luôn
tốn nhiều thời gian vào phần này.
Ví dụ: Khi MĐ cho để văn nói về vai trò của sự thất bại, em Trần Thị Hoa
Nam đã viết: Sinh thời, cố nhạc sĩ Trần Lập đã từng chia sẻ “Chặng đường
nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai...” –
những ca từ giản dị, mộc mạc nhưng đã trở thành lẽ sống cho biết bao người.
Cùng đồng điệu với thông điệp ấy.....
Hay với đề văn nói về vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống, em Hoàng
Thị Hiếu viết: Trong cuốn sách “Nhà giả kim”, Paulo Coelho đã kể về hành
trình của cậu chăn cừu Santiago đi tìm kho báu ở một nơi xa xôi - Kim Tự
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

16


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
Tháp của Ai Cập. Tác phẩm không chỉ mang đến thông điệp hãy nuôi dưỡng
ước mơ mà còn đề cao sự trải nghiệm. Nói về điều này....
+ GV nhấn mạnh phần dẫn dắt phải liên kết chặt chẽ với phần yêu cầu nghị
luận, tránh luẩn quẩn, rời rạc. Muốn viết mở bài tốt, dẫn dắt phù hợp, HS phải
hiểu sâu sắc về đề bài, HS phải trả lời câu hỏi: vấn đề cốt lõi trong đề bài là gì?
Khi hiểu thấu đáo, HS chọn phần dẫn dắt sát vấn đề hơn.
- Thân đoạn:
+ Phần thân đoạn là tổng hợp của nhiều thao tác: giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận đôi khi là bác bỏ. HS phải hiểu được những đặc trưng
riêng của từng thao tác. Giải thích phải ngắn gọn, súc tích, sáng vấn đề, tránh
lan man; phân tích, chứng minh thì lí lẽ phải sắc sảo, phù hợp; bình luận phải
thể hiện góc nhìn đa dạng, ở nhiều khía cạnh khác nhau, bày tỏ suy nghĩ riêng...

Để sử dụng tốt các thao tác này, GV phải cho HS luyện nhuần nhuyễn từng
phần, sau đó mới chuyển sang phần tiếp theo.
+ Viết phần thân đoạn cần kết hợp nhiều loại kiến thức, đặc biệt là kiến thức
của bộ môn Giáo dục công dân. HS sẽ không chỉ bày tỏ góc nhìn của một cá
nhân mà còn là của một công dân. Viết phần thân đoạn phải bám sát vào khung
dàn ý.
+ Cách sử dụng dẫn chứng: chọn một dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, không
nên kể quá chi tiết hay sơ sài, liệt kê, phải dùng lời văn của mình để giới thiệu
về dẫn chứng đó; chọn thông tin trong dẫn chứng phải phù hợp với yên cầu là
minh chứng cho đề.
+ Phần thân đoạn không viết lan man, dài dòng. Tất cả các ý phải xoáy vào
nhiệm vụ làm sáng vấn đề, tránh nghĩ gì viết đó, câu từ bóng bẩy, biểu cảm quá
nhiều, không thuyết phục. Trong quá trình ôn luyện, GV ôn tập phải kiên trì tìm
ra ưu điểm và hạn chế của từng em để rèn luyện. Những thao tác nào chưa tốt,
GV cần cho các em luyện nhiều hơn.
- Kết đoạn: Kết đoạn được coi như phần “vĩ thanh” của bài viết, sao cho
vừa khái quát được những ý đã trình bày ở thân đoạn, vừa tạo dư ba ở người
đọc bởi những nhận xét, đánh giá khái quát, đích đáng được rút ra từ quá trình
phân tích, chứng minh, bình luận trước đó. Tuy nhiên, HS thường viết rất hời
hợt, không chủ tâm luyện phần này. Vì vậy, GV ôn luyện phải nhấn mạnh tầm
quan trọng của kết đoạn, luyện cho HS nhiều hơn.
+ Phần kết đoạn hai câu trở lên. GV hướng dẫn HS dùng những từ ngữ có ý
nghĩa khái quát để thâu tóm vấn đề. Có thể sử dụng một ý tưởng tương tự như
một câu danh ngôn, một vài câu thơ...để khép lại vấn đề, có thể kết đoạn theo
kiểu đầu cuối tương ứng hoặc cuối phần kết đoạn có thể đặt ra một câu hỏi để
khơi gợi sự suy nghĩ nơi người đọc.
Ví dụ: Phần kết đoạn đề văn từ câu nói của nguyên Tổng thống Mĩ Barack
Obama nói về sự thay đổi của con người trong cuộc sống, em Võ Thị Thanh
Xuân viết: Vì vậy, không bây giờ thì không bao giờ, hãy bắt tay vào hành động,
hãy thay đổi mình và thay đổi cuộc sống. Biết đâu mai sau, cuốn lịch vạn niên

“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

17


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
sẽ ghi dấu một phần tên tôi và tên bạn – những người làm nên lịch sử loài
người?
Ví dụ kết đoạn cho ĐV nghị luận về câu chuyện “Hai hạt mầm”, em
Trương Thị Thu Huyền viết: R. Ta – go, nhà thơ Ấn Độ cho rằng. Đúng vậy lời
chia sẻ của R. Ta – go cũng chính là lời nhắn nhủ phía sau câu chuyện “Hai
hạt mầm” – hãy sống chủ động, mạnh mẽ để tỏa sáng, để sống trọn vẹn với hai
chữ con người mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta, để khi khép lại hành trình
sống, trong từ điển cuộc đời mình sẽ không có hai từ nếu như hoặc giá thì...[3]
- Viết bài: Trên cơ sở rèn luyện những kĩ năng viết mở bài, thân bài, kết bài,
giáo viên cho HS viết thành các bài hoàn chỉnh. GV cũng nên nhấn mạnh, HSG
không chỉ tập trung vào việc giải quyết một đề văn mà còn phải bày tỏ, chia sẻ
quan điểm của riêng mình trước vấn đề. Sau đó, HS phải kiểm tra lại kết quả
bài làm.
+ Ngoài các bài kiểm tra thì phần viết ĐV chủ yếu được HS thực hiện ở
nhà. GV sẽ đọc và nhận xét bài làm cho HS. Sau đó, HS trao đổi bài viết cho
nhau, học tập lẫn nhau để hoàn thiện bài viết và nhất thiết HS phải viết lại nếu
chưa đạt yêu cầu.
2.3.1.7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả ôn luyện của học sinh
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập của HS cũng là một giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả ôn luyện môn Ngữ văn ở
trường THPT. Nó vừa giúp HS hiểu rõ mình đã nắm chắc được những kiến
thức và kĩ năng cơ bản ở mức độ nào theo yêu cầu của chuyên đề viết ĐV nghị

luận xã hội, vừa góp phần quan trọng giúp GV ôn luyện điều chỉnh phương
pháp ôn luyện hợp lý, kịp thời uốn nắn, bổ sung những chỗ hổng về kiến thức,
những sai sót về kĩ năng của HS.
- Ôn thi THPT QG là quá trình lâu dài, GV phải xây dựng kế hoạch với nội
dung, mục tiêu cụ thể. Trong đó, kiểm tra, đánh giá là một phần quan trọng
trong mục tiêu đó. Để giúp HS trưởng thành trong tư duy và nhận thức xã hội,
GV phải xây dựng ngân hàng đề để ôn luyện và kiểm tra.
- Sau khi ôn tập xong một dạng đề nghị luận xã hội, giáo viên cho học sinh
kiểm tra để đánh giá mức độ nắm bắt vấn đề, kĩ năng vận dụng kiến thức của
học sinh.
- Giáo viên ôn luyện kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá:
+ HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau sau mỗi bài viết, bày tỏ suy nghĩ về
những gì đã hài lòng và chưa hài lòng về bài viết, tự nhận xét mức độ bài làm
của mình.
+ Trong quá trình ôn luyện, chúng tôi thường trao đổi với thầy cô giáo cũ,
hiện đang giảng dạy tại một số tỉnh phía Bắc, có kinh nghiệm ôn tập để xin một
số đề và đáp án tham khảo. Sau đó, chúng tôi cho HS kiểm tra, chụp và gửi bài
qua email để nhờ thầy cô chấm, góp ý để điều chỉnh phương pháp bồi dưỡng.
Minh chứng: Một trong thầy cô chúng tôi thường trao đổi là thầy Trịnh Trọng
Nam- Phó Phòng THPT(thạc sĩ chuyên Viên Ngữ văn) cốt cán trong bộ môn
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

18


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa, thường xuyên được mời đi ra đề thi các cấp, có nhiều
thành tích trong việc bồi dưỡng HSG, ôn thi THPT QG. Đặc biệt THPT QG

năm học 2018 – 2019, chúng tôi đã được thầy định hướng để xây dựng hướng
ôn luyện, thường xuyên trao đổi chuyên môn qua điện thoại, nhờ thầy chấm bài
góp ý chi tiết cho HS.
Kiểm tra, đánh giá thực sự trở thành động lực thúc đẩy học sinh tích cực, tự
giác, học tập, nâng cao chất lượng và hiệu quả ôn luyện.
2.4 Hiệu quả thu được khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1 Hiệu quả thu được.
Sáng kiến đã được áp dụng thử và áp dụng chính thức tại trường THPT
Thạch Thành 3 từ năm học 2016 – 2017 đến nay đã mang lại nhiều lợi ích thiết
thực.
- Nếu trước khi chưa áp dụng SKKN ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng, than
phiền, thậm chí nhiều giáo viên không hoàn thành được nhiệm vụ năm học khi
không có phương pháp dạy chuyên đề viết ĐV nghị luận xã hội, thì kể từ khi áp
dụng sáng kiến này, giáo viên đều cảm thấy chủ động hơn trong việc ôn luyện.
Điều này tạo cơ sở quan trọng để nâng cao thành tích, tiếng vang của nhà
trường, của tổ chuyên môn, và cá nhân trực tiếp ôn thi THPT QG.
2.4.2 Sử dụng những giải pháp trong sáng kiến xây dựng thành một tiết
dạy cụ thể trong chương trinh Ngữ Văn 12.
Với nội dung cho phép tôi xin đưa phần giáo án thực nghiệm này vào phần
phụ lục của sáng kiến. Kết quả cụ thể qua các kì thi THPT QG như sau:
Trước khi áp dụng sáng kiến: Kết quả thi học thi THPT QG 2014-2016
Năm học

Trước khi áp dụng sáng kiến, kết quả trung bình điểm
môn văn cả trường đạt

2014 - 2015
5,28
2015 –2016

5,32
Sau khi áp dụng sáng kiến (Từ năm học 2016 – 2017 đến nay)

2016 - 2017

Sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả trung bình điểm
môn văn cả trường đạt
6,27

2017 - 2018

6,54

Năm học

Từ việc thống kê thái độ hành vi, nhận thức của HS, điều dễ thấy là khi chưa áp
dụng sáng kiến này kết quả thi học sinh thi THPT QG chưa cao, cả về số lượng
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

19


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
và chất lượng giải. Còn sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả thi ngày càng cao cả
về số lượng và chất lượng.
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến

+ Đề tài có tính mới, khoa học, có hệ thống, thiết thực, phù hợp với định
hướng thi THPT QG hiện nay. Những giải pháp trong đề tài đã được các giáo
viên trong tổ Ngữ văn của trường THPT Thạch Thành 3 áp dụng thực hiện để
ôn luyện môn Ngữ văn, đạt được những thành tích cao.
+ Kết quả thi THPT QG của trường THPT Thạch Thành 3 nói chung và của
tổ Ngữ văn nói riêng qua các kì thi đã có sự thay đổi. Giáo viên tham gia ôn
luyện luôn có sự chủ động, mạnh dạn, ít gặp những lúng túng và vướng mắc
như trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến. Giáo viên thuận lợi hơn khi dạy
chuyên đề viết ĐV nghị luận xã hội, tạo được niềm tin cho Ban giám hiệu, các
bậc cha mẹ học sinh và học sinh.
Ở chừng mực đề tài này tôi chỉ đưa ra một số giải pháp để cùng trao
đổi. Mong đồng nghiệp tham khảo và hi vọng lúc nào đó nó được sử dụng như
một tư liệu hỗ trợ hiệu quả cho tiết dạy
3.2 Kiến nghị.
3.2.1 Đối với trường:
- Tủ sách thư viện được trang bị phong phú, đa dạng sẽ giúp GV có điều kiện
thuận lợi để trau dồi kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng
dạy giữa GV trong tổ, các tổ xã hội, nhất là phương pháp giảng dạy theo tinh
thần đổi mới sách giáo khoa và định hướng phát triển năng lực của học sinh.
3.2.2 Đối với tổ chuyên môn:
- Đầu tư có chất lượng cho các tiết thao giảng, dạy tốt, hội giảng.
- Thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn, bên cạnh dự giờ, góp ý, rút kinh
nghiệm, còn nên tổ chức các hội thảo chú trọng vào phương pháp dạy học
bằng những chuyên đề cụ thể, thiết thực.
3.2.3 Đối với GV:
- Giáo viên trực tiếp ôn luyện phải nhiệt tình, tâm huyết, năng động, sáng tạo,
không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn.
- Học sinh ôn luyện phải: có lòng yêu thích bộ môn, có khả năng tư duy tốt, có
ý thức tự học, thích đọc, thích khám phá những kiến thức mới.

- Người GV Ngữ văn không nên xem dạy học là nghề mà hãy xem đó là cái
nghiệp. Vì lẽ ấy, mỗi chúng ta luôn luôn không ngừng tự bồi dưỡng, nâng cao
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

20


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
kĩ năng giảng dạy, hình thành năng lực mới đạt tới độ thăng hoa trong nghệ
thuật dạy học.
- Cuối cùng, với những điều trình bày trên đây có thể đề tài vẫn còn có khía
cạnh mang tính chủ quan. Với tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn đóng
góp một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu ôn thi THPT QG. Rất mong nhận được sự
đồng cảm và góp ý của các thầy cô giáo và đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa,ngày 15 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Giáo viên
Hồ Thị Giang

Mục lục
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”


21


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1

1.1 Lí do chọn đề tài

1

1.2 Mục đích nghiên cứu

1

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2

1.5 Những điểm mới của sáng kiến

2

PHẦN II: NỘI DUNG


2

2.1 Cơ sở lí luận của đề tài

3

2.2 Thực trạng vấn đề

3

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết đề tài

4

2.3.1 Một số cơ sở lí thuyết và thực tiễn khi “Sử dụng một số giải

18

pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT- Quốc gia môn Văn tại
trường THPT Thạch Thành 3- chuyên đề viết đoạn văn nghị luận xã
hội”
2.4 Hiệu quả thu được khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với

18

hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1 Hiệu quả thu được

20


2.4.2 Sử dụng những giải pháp trong sáng kiến xây dựng thành một

20

tiết dạy cụ thể trong chương trình Ngữ văn 10.
PHẦN III: KẾT LUẬN

20

3.1 Kết luận

20

3.2 Kiến nghị

20

Tài Liệu tham khảo

23
PHỤ LỤC

27

Phần 1: Giáo án thực nghiệm

27

Phần 2: Đề và đáp án tham khảo


29

Phần 3: Hệ thống đề luyện thêm

39

Phần 4: Bài viết của học sinh

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1] Bộ đề luyện thi THPT QG năm 2019 môn Ngữ văn năm 2019
NXB GDVN
22
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
2. [2] Ban tổ chức kì thi, Đề thi thử THPT QG 2017-2018
3. Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 12 NXB GD
Việt Nam
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT kỹ năng xây dựng ma trận, biên
soạn câu hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi THPT QG môn ngữ văn.
Thanh Hóa, năm 2016
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT kỹ năng xây dựng ma trận, biên
soạn câu hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi THPT QG môn ngữ văn.
Thanh Hóa, năm 2017

6. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo
loại thể NXB ĐHQGHN, 2001.
7. Sách phương pháp dạy học tác phẩm văn chương của tiến sĩ Nguyễn
Viết Chữ.
8. Phan Trọng Luân, Phương pháp dạy học văn, NXB GD, 1999
9. Đặng Thiêm, Kinh nghiệm dạy giảng văn ở cấp II, THPT (NXB GD,
1970
10.[2] [3] Sách Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng Hợp
Thành Phố Hồ Chí Minh
11.[5] Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp
10 (NXB GD Việt Nam)
12.[6] Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 12 (NXB HN – Nguyễn Văn
Đường chủ biên)
13.Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Văn học lớp 10, 11, 12, NXB GD,
2002..
14.Nhiều tác giả, Sách giáo viên Văn học lớp 10, 11,12, NXB GD, 2000.
15.Nguyễn Huy Tưởng, Tác giả và tác phẩm, NXB giáo dục, 2001.
16.Lê trung Thành, Về một giờ dạy tốt tác phẩm văn chương, Tạp chí
NCGD số 12 năm 1997.
17.Sách bồi dưỡng chuyên đề thực hiện SGK Ngư văn lớp 10, 11,lớp 12,.
NXB GD Phan Tọng Luận – Trần Đình Sử chủ biên.

DANH MỤC

“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

23



Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: HỒ THỊ GIANG
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 3
Cấp
Kết
quả
đánh giá
Năm
đánh
giá
TT
Tên đề tài SKKN
xếp
loại
học
đánh
xếploại(A,B
(Phòng,
giá xếp loại
, hoặc C)
Sở, Tỉnh..)
1.
Giờ trả bài kiểm tra là
2009

giờ sửa lỗi chính tả, phát
Sở
âm sai cho học sinh dân giáo dục
C
tộc thiểu số trường và Đào tạo
THPT Thạch Thành 4.
2.
Áp dụng những hình
2010
thức đặt câu hỏi cảm thụ
Sở
để dạy học tác phẩm văn giáo dục
chương nhằm kích thích và Đào tạo
C
hứng thú hoc của HS lớp Thanh
12 trường THPT Thạch Hóa
Thành 4.
3.
Áp dụng những phương
2011
pháp dạy học thơ Đường
Sở
vào dạy học tác phẩm
giáo dục
thơ Đường trong chương
và Đào tạo
B
trình Ngữ Văn lớp 10
Thanh
nhằm gây hứng thú học

Hóa
tập cho HS trường
THPT Thạch Thành 4
4.
Sử dụng hình thức đặt
Sở
2013
câu hỏi cảm thụ vào dạy giáo dục
tác phẩm văn học lớp 11 và Đào tạo
C
nhằm kích thích hứng Thanh
thú học tập cho HS.
Hóa
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

24


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị Giang
5.

6.

7.

8.

Sử dụng những nguyên

lí: Kết cấu, luật thi, tứ
thơ, ngôn ngữ, nhan đề
vào dạy học mảng thơ
Đường trong chương
trình Ngữ văn THPT
nhằm kích thích hứng
thú học tập cho HS
Áp dụng một số giải
pháp nhằm nâng cao
hiệu quả bồi dưỡng HSG
môn ngữ văn tại trường
THPT Thạch Thành 3Chuyên đề nghị luận xã
hội.
Sử dụng những cách
nhập cảm nhằm tạo hứng
thú cho học sinh trong
tiết đọc – hiểu tác phẩm
văn học trong nhà trường
THPT.”

2015
Sở
giáo dục
và Đào tạo
Thanh
Hóa

B

2016

Sở
giáo dục
và Đào tạo
Thanh
Hóa

B

Sở
giáo dục
và Đào tạo
Thanh
Hóa

C

phương thức sử dụng các
phương pháp: Đọc diễn
cảm – phân vai, xác định
hành động kịch, đặt câu
hỏi gợi mở xoay quanh
Sở
nhân vật trung tâm- xung giáo dục
đột trung tâm- hành
và Đào tạo
động trung tâm, giảng
bình trong giờ dạy học Thanh
Hóa
kịch bản văn học trong
chương trình Ngữ văn

lớp 11, lớp 12 nhằm kích
thích hứng thú học tập
cho học sinh.

C

2017

2018

DANH MỤC VIẾT TẮT
“Sử dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG
môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề viết ĐV
nghị luận xã hội”

25


×