Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tích hợp giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện trong giờ học ngữ văn ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ VĂN MAO
***************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH NÂNG CAO NHẬN THỨC
VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY VÀ MỘT SỐ CHẤT GÂY
NGHIỆN TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Trần Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2018
1


MỤC LỤC
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU ……………………………………………………………....3
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 4
1.5. Đóng góp của đề tài............................................................................................5
PHẦN 2 : NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................5
2.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................5
2.2. Thực trạng của vấn đề.........................................................................................5
2.3. Các giải pháp thực hiện ......................................................................................8
2.3.1. Nghiên cứu và tìm ra hệ thống bài dạy, tiết dạy............................................8
2.3.2. Các phương pháp sử dụng............................................................................10


2.3.3. Nội dung, phương pháp giáo dục tích hợp trong từng bài cụ thể.................12
2.4. Một số thiết kế giáo án minh họa ......................................................................17
2.5. Kiểm chứng giải pháp........................................................................................27
PHẦN 3 : KẾT LUẬN ...........................................................................................28
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................31
Phụ lục

2


PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, việc “ dạy chữ ” là một nhiệm vụ quan trọng. Nhưng
mục đích lớn lao và quan trọng hơn, cái đích cuối cùng mà công tác giáo dục trong
nhà trường hướng tói chính là việc “ dạy người ” – việc uốn nắn và hoàn thiện nhân
cách cho học sinh. Theo mục tiêu của Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013
của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo thì : giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Còn mục tiêu chung của ngành giáo dục
chúng ta là phải đào tạo thế hệ trẻ thành “ những con người có tư tưởng đúng đắn
và tình cảm cao đẹp, có kiến thức, kĩ năng và thể lực cần thiết để làm chủ xã hội,
làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân. Đó là những con người lao động có nhiệt
tình cách mạng, trung thực, khiêm tốn, cùng nhau đoàn kết và giúp đỡ nhau tiến bộ.
Đó là những con người có lòng yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa nồng nàn, có cuộc
sống tập thể phong phú, cuuocj sống gia đình hòa thuận và cuộc sống cá nhân lành
mạnh ”
( Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục ).
Trong Điều 10 ( Luật số 23/2000/QH10 ), Luật phòng chống ma túy của
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 22/10/2000 viết : “ Nhà trường và
các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm : tổ chức thực hiện chương trình giáo dục

về phòng chống ma túy ; giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy và lối sống
lành mạnh cho học sinh, sinh viên, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia
tệ nạn ma túy ”.
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục ấy, bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn
lại càng thấm thía câu nói của nhà văn M.Gorki : “ văn học là nhân học ”. Đứng ở
góc độ đặc thù môn học, tôi nhận thấy môn Ngữ văn trong nhà trường giữ một vị trí
đặc biệt quan trọng, có lợi thế nhất để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh bởi
văn học là nghệ thuật, là cái đẹp. Văn học có khả năng mang đến cho con người
những xúc cảm tinh thần đặc biệt, không vụ lợi mà trong sáng, vô tư ; văn học giúp
con người tránh xa lối sống vị kỉ, không lành mạnh đồng thời kích thích tinh thần
sáng tạo ở mỗi người.
Từ năm 2002, Chương trình THPT môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục cũng đã
hướng dẫn: Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt
trong toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt, đến Làm văn ; quán triệt trong mọi
khâu trong quá trình dạy học ; quán triệt trong mọi yếu tố của học tập ; tích hợp
trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy
học của giáo viên và trong quá trình học tập của học sinh ( Tr 27). Trong mấy năm
trở lại đây, các đợt tập huấn chuyên môn do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức cũng
luôn đề cập đến các chuyên đề tích hợp kiến thức trong dạy và học, đặc biệt là tích
lũy kiến thức liên môn trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn dưới góc độ các
bài tập tình huống dành cho học sinh. Việc lồng ghép các kiến thức xã hội trong các
giờ học cũng được triển khai và nhân rộng ở nhiều thầy cô giáo và nhiều trường. Vì
vậy, việc tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện được
lồng ghép trong môn Ngữ văn là điều hoàn toàn có cơ sở và có khả năng thực hiện
3


cao. Hơn nữa, trên thực tế hiện nay ở nước ta có rất nhiều thanh thiếu niên ở lứa
tuổi học sinh trung học, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã sa vào lối sống nghiện
ngập ( heroin, cocain, nhóm sản phẩm chiết xuất từ cây cần sa, ma túy đá ) và lạm

dụng một số chất gây nghiện ( CGN ) như : rượu, bia, thuốc lá, thưốc lắc đẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng.
Làm thế nào để cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về ma túy và
một số chất gây nghiện trong khuôn khổ giờ dạy học Ngữ văn ? Làm thế nào để có
biện pháp giáo dục cho các em lối sống lành mạnh, tích cực, có văn hóa, tránh xa
các tệ nạn xã hội và từng bước hoàn thiện nhân cách để trở thành người công dân có
ích ? Đó chính là những trăn trở, là lí do thôi thúc tôi chọ đề tài : Tích hợp giáo dục
học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện
trong giờ học Ngữ văn ở trường THPT .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nhỏ này trong khuôn khổ giờ học Ngữ văn nói riêng và một môn
học nói chung trong nhà trường, trước hết tôi muốn các em thông qua các bài học có
thể tích hợp các kiến thức hiểu biết về ma túy và các chất gây nghiện, nâng cao hiểu
biết về nó để có thể phòng tránh những hệ lụy mà nó gây ra cho bản thân, gia đình,
bạn bè và cộng đồng nơi sinh sống.
Hiện nay, trong chương trình đổi mới và cải cách phương pháp dạy học môn
Ngữ văn cũng như những môn học khác, việc lồng ghép, tích hợp bộ môn đang
được quan tâm áp dụng thường xuyên, có hiệu quả...Thông qua môn học, tạo lập kĩ
năng sống, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng đánh giá tổng hợp, nhất là giúp học
sinh có thể vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn trong
đời sống trong đó có ma túy và một số chất gây nghiện mà các em biết.
Với đề tài này, tôi cũng mong muốn đóng góp một kinh nghiệm nhỏ cho đồng
nghiệp trong tổ chuyên môn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến, nâng cao hiệu quả
giảng dạy môn học, cũng như hiệu quả giáo dục của Nhà trường THPT Hà Văn Mao
những năm tiếp theo.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : học sinh Trường THPT Hà Văn Mao và nhận thức
của các em về phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện .
Do tính chất của đề tài chỉ là một kinh nghiệm nhỏ rút ra trong quá trình
giảng dạy của bản thân tôi nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu là khảo sát tình hình

học tập tích hợp những kiến thức xã hội trong môn Ngữ văn ở các khối lớp 10, 11,
12 - Năm học 2016 - 2017, 2017 – 2018.
1.4.. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê.
- Phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Tổng hợp, đánh giá.
1.5. Đóng góp của đề tài
- Dạy học tích hợp không còn là khái niệm mới mẻ song đối với giáo viên,
công việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian và cần sự kiên nhẫn cũng như yêu thích.
Việc lồng ghép kiến thức xã hội hay kiến thức của các môn học khác vào giờ học
Ngữ văn vẫn dường như khó thực hiện . Vậy nên với sáng kiến nhỏ này sẽ mở ra
một cơ hội, một cách nhìn mới cho việc dạy học tích hợp trong giờ học Ngữ văn :
4


Có thêm một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và kĩ năng thực hành môn
học. Giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội cho
học sinh THPT.
- Học sinh cũng có thêm cơ hội học tập và hiểu biết các kiến thức liên quan.
Từ đó nâng cao nhận thức của các em không chỉ với môn học mà còn tạo cho các
em một số kĩ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn nhất là việc phòng chống ma
túy và các chất gây nghiện khác, bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng.
Giúp các em tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt : nhận thức, tư tưởng, hành vi, nhân
cách…
PHẦN 2 : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp ( integration ) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Tích hợp trong giáo dục được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là sự gắn
kết các nội dung của một số môn học để tạo thành một thể thống nhất mới như

Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội…Nghĩa thứ hai là sự bổ sung vào thành thể
thống nhất theo nghĩa làm thêm một việc nào đó khi tiến hành làm việc chính. Ví dụ
trên cơ sở thực hiện các nội dung môn học đã có, bổ sung thêm các yêu cầu của giáo
dục như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ; giáo dục sức khỏe sinh sản ; giáo dục
phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác…
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có
hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức kĩ năng thuộc các môn học
khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên
cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học
hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
2.1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học môn Ngữ văn
Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “ sự phối hợp các tri thức gần gũi, có
quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau,
phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc ”
( Tr 27 ).
Trong Chương trình Ngữ văn mới do Bộ GD & ĐT dự thảo năm 2002 cũng
đã khẳng định : Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung
chương trình, biên soạn SGK và lựa chọ các phương pháp giảng dạy ( Tr 27)
Theo giáo sư Phan Trọng Luận ( trong cuốn Phương pháp dạy học văn –
xuất bản năm 2006 ) thì “ Dạy học văn là dạy học văn học sử, là dạy tri thức mang
tính tích hợp, từ đó cần kết hợp việc dạy học văn học với các môn học khác ”.
2.2.Thực trạng của việc học sinh nghiện ma túy và sử dụng chất gây
nghiện hiện nay
2.2.1. Thực trạng của việc học sinh nghiện ma túy và một số chất gây
nghiện hiện nay

5



Sự thật, các bạn học sinh hiện nay chưa có những hiểu biết đầy đủ về ma túy
và các chất gây nghiện như khái niệm, các chất, các loại ma túy... Điều đó dẫn các
bạn tới thái độ thiếu cảnh giác, thiếu đề phòng với những loại ma túy trá hình đang
xuất phổ biến (shisha, bóng cười, cần sa…), những loại ma túy tổng hợp và đặc biệt
nguy hiểm là ma túy đá.

Tem giấy – ma túy trá hình

Heerroin

Morphin

Cần sa
Ma túy tổng hợp
( Một số hình ảnh về ma túy hiện nay – nguồn Intơnet)

Bên cạnh những lỗ hổng trong mảng nhận thức về ma túy và các chất gây
nghiện các em cũng không có nhiều những kỹ năng để phòng chống nó hay để đối
đầu, xử lý với nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy và các
chấy gây nghiện. Mặc dù các trường đã tổ chức các hoạt động truyền thông phòng
chống ma túy và các chât gây nghiện, nhưng do tác động của nhiều yếu tố, tần suất
6


thực hiện còn thưa thớt, thiếu tính liên tục. Mỗi năm trường chủ yếu chỉ tổ chức 1
lần hoặc tập trung vào những tháng, những đợt cao điểm về phòng chống ma túy.
Do vậy, việc tham gia của các em học sinh còn rất hạn chế, một số lượng rất lớn các
em học sinh không được tham gia các hoạt động này.
Nội dung của các hoạt động còn chậm được đổi mới, chưa tính đến đặc điểm
tâm sinh lý của từng lứa tuổi, các đối tượng khác nhau mà vẫn rập khuân, cứng nhắc

như nhau cho mọi đối tượng. Hơn nữa, hình thức tổ chức các hoạt động này chưa
gây được hứng thú cho các em tham gia. Cạnh đó, sự tham gia của các em vào
những hoạt động này nhiều khi vẫn còn mang tính chất ép buộc, thiếu sự tự nguyện,
tinh thần tích cực chủ động.
Thêm nữa, những hoạt động truyền thông ở trường học, nếu không được
giám sát kỹ lưỡng, thiếu sự đồng nhất về nội dung có thể vô tình tạo ra phản ứng
ngược, gây nên tâm lý tò mò đối với ma túy của các em học sinh, sinh viên; hoặc
tạo ra tâm lý xa lánh, kỳ thị đối với những người sử dụng ma túy.
** Qua theo dõi và tìm hiểu học sinh trường THPT Hà Văn Mao tôi nhận
thấy : so với những năm trước đây số học sinh say rượu khi đến trường đã giảm đi
nhiều nhưng số học sinh hút thuốc lá thì không suy giảm, khu vực hàng rào quanh
trường những vỏ kim tiêm vứt rải rác khắp nơi, các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc,
nghiền gams xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy thực trạng học sinh có
hay không việc sử dụng và nghiện ma túy và sử dụng chất gây nghiện là đang tồn
tại, nếu không có biện pháp kịp thời để tuyên truyền nhằm ngăn chặn, giảm thiểu
những tệ nạn đó thì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến học sinh toàn trường và khu vực
dân cư xung quanh.
Bên cạnh đó, khu vực Điền Lư, Điền Quang, Điền Trung, Lương Ngoại đã có
những thời gian là điểm nóng của ma túy và các tệ nạn khác. Tất cả những điều đó
là nguyên nhân trực tiếp tác động đến sự về nhận thức và nhân cách học sinh.
2.2.2. Dạy học tích hợp giáo dục học sinh nâng cao nhận thức về phòng
chống ma túy và một số chất gây nghiện trong giờ học Ngữ văn ở trường THPT
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh nghiện ma túy và chất gây
nghiện : sử dụng thuốc có chứa ma túy không theo hướng dẫn của thầy thuốc; thiếu
hiểu biết về ma túy; bế tắc trong cuộc sống ; do tập quán địa phương ; do bị rủ rê
lừa gạt ; thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội nhưng dù nguyên nhân nào đi nữa
thì việc nghiện ma túy và chất gây nghiện cũng gây nên những hậu quả xấu,
nghiêm trọng.
Vấn đề ma túy học đường và các tệ nạn xã hội khác cũng được Bộ Giáo
dục & Đào tạo quan tâm đặc biệt. Ý thức được vai trò lớn lao của môn Ngữ văn

trong vấn đề này, nên việc lồng ghép, tích hợp giáo dục ý thức cho học sinh nâng
cao hiểu biết về ma túy và một số CGN như rượu bia, thuốc lá cũng đã được các
giáo viên, các trường quan tâm và tiến hành nhưng chưa có một chuyên đề, dự án
nào được công bố . Ở mỗi đơn vị trường học lại có đặc thù riêng về nhận thức của
học sinh. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu lồng ghép vấn đề vẫn diễn ra tương đối
độc lập. Kết quả khả thi phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức và giải pháp của
người nghiên cứu áp dụng vào đối tượng. Dẫu vậy đây là một hướng tích hợp rất có
khả năng và chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, nhất là nâng
cao kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn
7


( Hình ảnh minh họa – nguồn Intơnet)
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Nghiên cứu và tìm ra hệ thống bài dạy, tiết dạy có thể tích hợp giáo
dục học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và một số chất gây
nghiện trong giờ học Ngữ văn
8


Qua khảo sát phân phối chương trình môn Ngữ văn ( chương trình cơ bản )
và thực tế giảng dạy của tôi ở trường THPT Hà Văn Mao, Bá Thước, Thanh Hóa,
thì thấy những bài sau có thể tích hợp giáo dục cho học sinh nâng cao nhận thức về
phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện.
Lớp Stt
Tên bài
Phân môn
Tiết theo
Chương
ppct

trình sgk
1 Trình bày một vấn đề
51
Cơ bản

10

2

Tóm tắt văn bản thuyết
minh

3.

Chiến thắng Mtao Mxây
(trích Sử thi Đăm Săn)

Làm văn

78

Cơ bản

8,9

Cơ bản

Văn học

4.

5.

1

Cơ bản
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Đọc thêm:
Tào Tháo uống rượu luận
Văn học
anh hùng
nước ngoài
(Trích Tam Quốc diễn
nghĩa của La Quán Trung)
Tự tình II
(Hồ Xuân Hương)

40
Cơ bản
75
6

2

Cơ bản

Cơ bản
Khóc Dương Khuê
(Nguyễn Khuyến)

11


3

Cơ bản
Bài ca ngất ngưởng
(Nguyễn Công Trứ)

13

Bài ca ngắn đi trên bãi cát
(Cao Bá Quát)

15

Cơ bản

4

11

Văn

học

5

Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

35,37,38


Cơ bản

6

Hạnh phúc của một tang gia
(trích Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng)

44,45,46

Cơ bản

Chí Phèo ( Nam Cao)

52,53,54

Cơ bản

7

9


8

Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
57

Cơ bản


Lai Tân (Hồ Chí Minh)

90

Co bản

10 Luyện tập phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn
11 Luyện tập thao tác lập luận
bác bỏ

71

Cơ bản

85

Cơ bản

12 Luyện tập về thao tác lập
luận bình luận

102

Cơ bản

1.

7,8


Cơ bản

16

Cơ bản

46,47

Cơ bản

55

Cơ bản

66

Cơ bản

9

Làm văn

2.

3.
4.

12

Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí

Minh)
Thông điệp nhân ngày thế
giới phòng chống AIDS
(Cô- phi- an- nan)
Người lái đò sông Đà
(Nguyễn Tuân)
Vợ chồng A Phủ
(Tô Hoài)

Văn học

5.

Đọc thêm: Bắt sấu rừng U
Minh Hạ (Sơn Nam)

6.

Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu)

70,71

Cơ bản

7.

Hồn Trương Ba, da hàng
thịt
(Lưu Quang Vũ)


85,86

Cơ bản

79,80

Cơ bản

12

Cơ bản

27

Cơ bản

8.
9.

Số phận con người
(Sô- lô- khốp)
Nghị luận về một hiện
tượng đời sống

10 Phát biểu theo chủ đề
.

Văn học
nước ngoài


Làm văn

10


Luyện tập phát biểu theo
11. chủ đề và phát biểu tự do

68

Co bản

* Tổng số bài có thể tiến hành tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý và các chất
gây nghiện là:
- Lớp 10: 5 bài
- Lớp 11: 12 bài
- Lớp 12: 11 bài
2.3.2. Các phương pháp sử dụng
2.3.2.1. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề
Đối với phương pháp này, giáo viên trình bày bài giảng trên lớp bằng cách:
- Giới thiệu khái quát chủ đề
- Giải thích các điểm chính của bài
- Giải thích nội dung lồng ghép giáo dục phòng chống ma tuý và một số chất
gây nghiện.
- Giao bài tập cho học sinh.
* Lưu ý: Đây là phương pháp truyền thống nên giáo viên cần kết hợp với các
phương pháp giảng dạy tích cực khác để học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến
thức.
2.3.2.2. Sử dụng phương pháp trò chơi ô chữ

Đây là phương pháp dạy học có hiệu quả, thu hút được sự chú ý, tạo hứng thú
cho học sinh, chống căng thẳng mệt mỏi và tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa
giáo viên và học sinh.
* Lưu ý: phải nắm rõ mục đích và nội dung của trò chơi, tổ chức trò chơi hợp lí
(tốt nhất trên máy chiếu đa năngt), học sinh phải nắm vững luật chơi và rút ra những
kết luận có ích liên quan đến vấn đề tích hợp.
2.3.2.3.. Sử dụng phương pháp thảo luận
Tôi đã sử dụng nhiều nhất phương pháp này trong quá trình dạy học và khi tiến
hành tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý và CGN.
Tuỳ từng bài cụ thể có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm lớn (nửa lớp, một
tổ), nhóm nhỏ (một bàn, hai bàn). Khi sử dụng phương pháp này học sinh sẽ chủ
động trình bày những suy nghĩ của mình trước tập thể, cùng tập thể giải quyết
những vấn đề đặt ra trong học tập và cuộc sống, phát huy năng lực tư duy, kĩ năng
giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hợp lí…
* Lưu ý: Khi phân nhóm phải giao nhiệm vụ cụ thể, không nên tổ chức nhóm cố
định, chú ý các học sinh yếu, kém…
2.3.2.4. Sử dụng phương pháp liên hệ thực tế và hoạt động ngoại khóa
Từ những chi tiết, tình huống cụ thể trong bài học, giáo viên nêu vấn đề và liên
hệ đến thực tế để học sinh có những kết luận, những nhận thức và định hướng hành
động đúng đắn.
Tổ chức những giờ ngoại khóa để học sinh chủ động sáng tạo cho vấn đề tích
hợp trong bài học. Đây là một hoạt động thu hút được sự tham gia tích cực của các

11


em học sinh. Qua hoạt động này đã nâng cao kĩ năng tương tác, kĩ năng hoạt động
nhóm ở các em.
2.3.2.5 Sử dụng máy chiếu, công nghệ thông tin
Dùng máy chiếu, thông qua giáo án điện tử, Gv cho học sinh thấy một số

hình ảnh về ma túy và chấ gây nghiện, những tác hại của nó vối đời sống con người,
những hình ảnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông , từ đó hình thành ở
các em niềm say mê khám phá, tìm kiếm tri thức trên mạng Intonet .
Phương pháp này vừa trực quan sinh động vừa lôi cuốn được sự chú ý của
hầu hết học sinh, chỉ cần giáo viên khéo léo bố trí thời gian hợp lí là bài học sẽ rất
cuốn hút, bản thân học sinh đỡ thấy nhàm chán mà giáo viên cũng ít phải thuyết
giảng.
Tôi đã sử dụng những phương pháp trên đây và nhận thấy mỗi phương pháp có
những ưu thế nhất định.Để tránh sự nhàm chán đối với HS trong việc tiếp thu kiến
thức và sự liên hệ có tính thực tế, rút ra bài học cho bản thân, tôi đã sử đa dạng linh
hoạt các giải pháp đó trong mỗi bài học . Và điều này được thể hiện rõ ở phần trình
bày cụ thể trong nội dung, phương pháp giáo dục trong từng bài cụ thể dưới đây.
2.3.3. Nội dung, phương pháp giáo dục phòng chống ma túy và một số chất
gây nghiện cụ thể trong từng bài dạy
Tên bài

Nội dung tích hợp
Phương pháp tích hợp
Luyện tập kĩ năng trình - GV đưa ra một số vấn đề về
bày một vấn đề về ma túy và ma túy, chẳng hạn: Ma túy và
chất gây nghiện
tác hại của ma túy đối với
cuộc sống con người ; Thuốc
Trình bày một vấn
lá và tác hại của thuốc lá ;
đề
Rượu và những hệ lụy của
nó… Kèm theo đó là trình
chiếu hình ảnh để học sinh
nhìn và tư duy cho bài viết .

- Gv yêu cầu học sinh tìm
hiểu trước ở nhà , đến lớp
hoàn thiện bài tập theo nhóm
và trình bày trước lớp trong
khoảng 15 phút.
Luyện kĩ năng đọc hiểu và - GV đư ra một văn bản
tóm tắt một văn bản có nội thuyết minh ( có thể lấy một
dung đề cập đến những vấn bài của môn Sinh học, Hóa
Tóm tắt văn bản đề xã hội như môi trường, học, GDCD ) có nội dung liên
thuyết minh
dân số, trong đó có ma túy quan đến vấn đề ma túy và
và chất gây nghiện.
chất gây nghiện
- Yêu cầu học sinh tóm tắt
trước lớp.
Những chi tiết miêu tả Lễ - Chiếu một số hình ảnh về lễ
ăn mừng chiến thắng của hội ở Tây Nguyên cho HS
12


Đăm Săn: “ Nhà Đăm Săn
đông nghịt khách, tôi tớ chật
ních cả nhà… Đăm Săn
Chiến thắng Mtao uống không biết say, ăn
Mxây ( trích sử thi không biết no, chuyện trò
Đăm Săn)
không biết chán. Cả một
vùng nhão ra như nước ”. “
Rượu nhà Đăm Săn được
tính bằng chum, ché …

nhiều không đếm suể ”.

Nhàn
( Nguyễn Bỉnh
Khiêm )
Tào Tháo uống
rượu luận anh
hùng
( Trích Tam quốc
diễn nghĩa của La
Quán Trung )
Tự tình II
( Hồ Xuân Hương )

Câu thơ : Rượu đến cội cây
ta sẽ uống
Chi tiết : Tào Tháo nhân
việc có mơ chín nên mời
Lưu Bị qua uống rượu và
luận bàn về anh hùng
Câu thơ : Chén rượu hương
đưa say lại tỉnh

Bài ca ngất
Câu thơ : Khi ca, khi tửu,
ngưởng
khi cắc, khi tùng.
( Nguyễn Công Trứ)
Thấy được tình bạn thắm
thiết giữa Dương Khuê và

Nguyễn Khuyến qua dòng
Khóc Dương Khuê hồi tưởng ở câu thơ:
( Nguyễn Khuyến ) Cũng có lúc rượu ngon cùng
nhấp,
Chén quýnh tương ăm ắp
bầu xuân
Câu thơ :
Đầu gió hơi men thơm quán
Bài ca ngắn đi trên rượu,

thấy.
- HS trao đổi để thấy được
phong tục của người Tây
Nguyên xưa : rượu không thể
thế được trong lễ mừng chiến
thắng và trong sính hoạt cộng
đồng.
- Liên hệ đến ngày nay và cho
HS thấy nếu lạm dụng rượu sẽ
để lại những hệ lụy khôn
lường
- HS thảo luận để thấy rượu là
thú vui, thú chơi tao nhã của
người xưa, nhất là những
người có học
- Hs thảo luận để thấy được
uống rượu là một sinh hoạt
bình thường của người xưa.
- Liên hệ ngày nay : không
phải lúc nào và có việc gì cũng

uống rượu.
- Hs phân tích để thấy được
tâm trạng đau khổ của nhân
vật trữ tình: cô đơn, sầu tủi
trước sự lỡ làng của duyên
phận nên tìm đến rượu để giải
thoát.
- Liên hệ ngày nay.
- HS thảo luận để thấy được
rượu là một thú vui, thú chơi
của người xưa, nhất là những
người có tính cách phóng
khoáng, ngông
- HS thảo luận để thấy được :
Nếu biết sử dụng vào những
việc chính đáng và phù hợp thì
rượu sẽ có tác dụng tích cực
trong một số trường hợp ( gợi
hứng làm thơ, giái bày tâm tư,
tình cảm ).
- Liên hệ ngày nay
- Hs thảo luận để nhận ra : con
người cần phải tỉnh táo trước
sự cám dỗ của CGN
13


bãi cát
( Cao Bá Quát )


Hai đứa trẻ
( Thạch Lam )

Hạnh phúc của
một tang gia
( Trích Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng)

Chí Phèo
( Nam Cao )

Người say vô số tỉnh bao
người.
-> Sức cám dỗ của chất gây
nghiện đối với con người,
sức cám dỗ của công danh
lợi lộc
Chi tiết bà cụ Thi điên đến
mua rượu ở cửa hàng chị em
Liên “ ngửa cổ ra đằng sau
tu một hơi cạn sạch…lảo
đảo bước ra ngoài…tiếng
cười khanh khách nhỏ dần
về phía làng ”
Chi tiết : Khi cụ cố tổ
chết, cụ cố Hồng không làm
gì mà chỉ nằm hút thuốc
phiện ( 60 điếu ), mơ màng
nghĩ đến việc được khen “
con trai nhớn đã già đến thế

kia kìa ” và nói những câu
vô nghĩa “ Trong lúc cả gia
đình nhốn nháo, thằng bồi
tiêm đã đếm được đúng một
nghìn tám trăm bảy mươi
hai câu gắt : biết rồi, khổ
lắm, nói mãi ! của cụ cố
Hồng ”
Những chi tiết liên quan
đến cơn say của Chí Phèo
trong tác phẩm : Chí vừa đi
vừa chửi, cứ rượu xong là
hắn chửi ; rượu vào rồi rạch
mặt ăn vạ ; uống rượu rồi bị
cảm ở bờ sông ; uống rượu
rồi đi đâm chết Bá Kiến…

- Hs thảo luận, phân tích để
thấy được những kiếp người
tàn tạ ở phố huyện nhỏ trước
cách mạng tháng Tám, đồng
thời liên hệ đến tình trạng phụ
nữ nghiện rượu và những bi
kịch gia đình diễn ra đằng sau
đó.
- GV trình chiếu một số hình
ảnh của thuốc phiện, người
nghiện thuốc xưa và nay nhất
là những dạng trá hình hiện
nay để đánh lừa giới trẻ.

- HS thảo luận và trình bày
suy nghĩ của mình về lối sống,
tính cách nhân vật, từ đó nhận
ra ý nghĩa phê phán qua chi
tiết ấy và liên hệ đến lối sống
nghiện ngập của một bộ phận
thanh, thiếu niên ngày nay.

- GV tổ chức cho HS chơi trò
chơi ô chữ để tổng kết kiến
thức và nhận ra vấn đề tích
hợp
- Hs thảo luận để thấy được
rượu đã gây ra những tác hại
và hậu quả khôn lường do say
rượu mang đến cho đời sống
con người và xã hội.
- Cho HS làm bài tập tình
huống nhỏ để nắm vững hơn
những hệ lụy của rượu từ đó
nâng cao ý thức phòng chống
nó và những chất kích thích
khác.
Chi tiết : Phải chăng ngài - GV minh họa bằng một số
muốn biết dân Pháp dưới hình ảnh mà dưới thời Pháp
14


Vi hành
(Nguyễn Ái Quốc)


Lai Tân
( Hồ Chí Minh)

Luyện tập phỏng
vấn và trả lời
phỏng vấn

quyền cai trị của bạn ngài,
có được uống nhiều rượu và
được hút nhiều thuốc phiện
bằng dân An Nam dưới
quyền ngự trị của ngài, hay
không ?

Câu thơ :
Chong đèn huyện trưởng
làm công việc.
Trời đất Lai Tân vẫn thái
bình
-> được hiểu là miêu tả việc
hút thuốc phiện của huyện
trưởng khiến cả guồng máy
xã hội Lai Tân và Trung
Quốc bấy giờ quay ngược.
Phỏng vấn về vấn đề ma
túy và CGN trong học
đường , cụ thể là trong Lớp
học và những người bạn
xung quanh


Bài tập 3 ( tr 32 ) : Có
quan niệm cho rằng:“
Thanh niên, học sinh thời
nay phải biết nhuộm tóc, hút
Luyện tập thao tác thuốc lá, uống rượu, vào
lập luận bác bỏ
các vũ trường…thế mới là
cách sống “ sành điệu ” của
tuổi trẻ thời hội nhập ”.
Anh/ chị hãy lập dàn ý và
viết bài nghị luận bác bỏ
quan niệm trên
Bài tập 2b ( tr 83 ) : Bàn
về một hiện tượng đang
được xã hội quan tâm “ Một
Luyện tập thao tác số bạn còn ít tuổi đã bắt
lập luận bác bỏ
chước hút thuốc, uống rượu

thuộc chúng đã thi hành với
người dân An Nam – chính
sách ngu dân – bằng rượu cồn
và thuốc phiện ( Sau này Bác
đã tố cáo đanh thép tội ác ấy
trong Bản Tuyên ngôn độc
lập).
- HS phát hiện ra được chính
sách cai trị hiểm độc của thực
dân Pháp đối với dân ta.

HS phân tích để thấy được
rằng ngoài nội dung miêu tả
còn là sự châm biếm, đả kích
vào bộ máy nhà tù Tưởng Giới
Thạch bấy giờ, khi chúng đang
thao túng chính quyền dưới
mọi hình thức. Nhà tù là một
biểu hiện thối nát, ung nhọt
nhất…
- GV hướng dẫn HS xây dựng
cuộc đối thoại về ma túy học
đường và hút thuốc lá trong
trường học ( câu hỏi phỏng
vấn ).
- HS đóng vai người phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn,. Số
còn lại thì ghi chép cuộc
phỏng vấn đó.
- Yêu câu HS chuẩn bị trước ở
nhà theo nhóm đã phân.
- Trình bày sản phẩm trước
lớp.
- GV đưa ra một vấn đề khác
có liên quan và tranh, hình ảnh
thực tế và yêu cầu HS tranh
luận, thảo luận.

- HS viết đoạn văn bình luận
về quan niệm được nêu và
định hướng lối sống lành

mạnh
- Hs trình bày quan điểm cá
15


Tuyên ngôn độc
lập
( Hồ Chí Minh )

Nghị luận về một
hiện tượng đời
sống

Người lái đò sông
Đà
( Nguyễn Tuân )

Vợ chồng A Phủ
( Tô Hoài )

Chiếc thuyền
ngoài xa

bia . Khi được nhắc nhở thì nhân trước lớp
các bạn ấy bảo : thế người
xưa hút thuốc, uống rượu
mà xã hội vẫn cứ tồn tại đấy
thôi ”
Câu văn : Chúng dùng
Gv cho HS phân tích để

rượu cồn, thuốc phiện để thấy được tội ác mà thực dân
làm nòi giống ta suy nhược Pháp đã áp đặt lên nước ta
trong hơn 80 năm đô hộ. Qua
đó thấy được mục đích phê
phán, tố cáo chính sách đầu
độc thực dân của Pháp trước
nhân dân thế giới
Rèn luyện kĩ năng làm - HS luyện tập tạo lập một văn
văn nghị luận xã hội cho học bản nghị luận bàn về hệ lụy
sinh thông qua một vấn đề của rượu trong cuộc sống gia
về chất gây nghiện.
đình
Ví dụ : Trình bày suy nghĩ - GV nhận xét đánh giá và
của anh /chị về vấn đề : tuyên dương những bài viết có
Rượu là nguyên nhân gây ra tính thực tế cao
bạo lực gia đình. Liên hệ
thực tế đời sống xung quanh
anh/chị.
Chi tiết miêu tả màu - HS tìm hiểu và thấy được
nước sống Đà vào mùa thu sự quan sát, liên tưởng hết sức
theo cảm nhận của tác giả : tinh tế của tác giả
“ mùa thu nước sông Đà lừ - Liên hệ thực tế về người
lừ chín đỏ như da mặt một nghiện rượu qua khuôn mặt.
người bầm đi vì rượu
bữa…”
Chi tiết : Trong nhà thống - Gv cho Hs xem một số hình
lí bày 5 cái bàn đèn, bọn ảnh về cây thuốc phiện và
chức việc nằm dài cả trên vùng đất sản sinh ra nó
bàn đèn. Suốt từ trưa cho - HS phân tích chi tiết để thấy
đến hết đêm, mấy chục cuộc sống của người dân miền

người hút, suốt chiều, suốt núi trước kia và sự sa đọa của
đêm, càng hút, càng tỉnh, giai cấp thống trị lúc bấy giờ.
càng đánh, càng chửi, càng - Liên hệ với cuộc sống ngày
hút…rên lên từng cơn, kéo nay để thấy cần phải xóa sổ
thuốc phiện như những con tận gốc thói quen của tập tục
mọt phiến gỗ kéo dài…
này trong xã hội.
Chi tiết : những người đàn
Liên hệ đến thực trạng rượu
ông thuyền chài khác mỗi và chất gây nghiện khác là
khi buồn khổ quá thì họ lôi nguyên nhân chính của nạn
rượu ra uống còn người đàn bạo hành gia đình đang tồn tại
16


( Nguyễn Minh
Châu )

ông này thì mang vợ ra đánh trong xã hội ngày nay. Điều
đập tàn nhẫn
này cần lên tiếng và sự ủng hộ
của cả cộng đồng.
Những chi tiết về nhân
GV tổ chức trò chơi ô chữ
vật An-đrây Xô-cô-lốp : Sau cho HS, thông qua đó cho HS
khi trở về từ chiến tranh thấy được tác hại của rượu.
chống phát xít Đức, anh bị
thương, bị mất hết người
Số phận con người thân. Vết thương tâm hồn
( Sô-lô-khôp )

quá lớn khó có thể vượt qua
trong một thời gian ; anh
sống nhờ nhà một người
bạn, làm lái xe cho một xí
nghiệp vận tải và sau mỗi
giờ làm, anh tìm đến rượu để
mong làm dịu bớt nỗi đau dù
biết nó không tốt “ phải nói
rằng tôi quá say mê cái món
nguy hại ấy…”
Rèn luyện kĩ năng xây - HS thảo luận và tìm chủ đề
dựng các chủ đề cho Hs có phát biểu
Phát biểu theo chủ liên quan đến ma túy và - GV nhận xét bổ sung
đề
CGN
Ví dụ :
- Hãy nói không với ma túy.
- Bạn có dám bỏ thuốc lá.
- Bạn có thể từ chối một cốc
rượu- bia
Ngoài việc tuyên truyền - GV cho HS làm vẽ tranh,
về căn bệnh thế kỉ, cho HS băng-rôn, khẩu hiệu tuyên
Thông điệp nhân biết thêm những kiến thức truyền để hưởng ứng ngày
ngày thế giới
về con đường lây nhiễm phòng tránh HIV/AIDS và ý
phòng chống AIDS HIV/AIDS . nguyên nhân và nghĩa của nó.
( Cô-phi- a-nan ) hậu quả nặng nề của nó đối
với cuộc sống con người và
sự phát triển của quốc gia


2.4. Một số thiết kế giáo án minh họa
Bài 1 : Chiến thắng Mtao Mxây ( Trích : Sử thi Đăm Săn )
( Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Tiết 8,9 )
1. Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện của bài học
- Về kiến thức : HS nắm được vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn trong mọi
hoàn cảnh, tư thế.
17


- Về kĩ năng : HS nhận ra được một nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng
của người Tây Nguyên, từ đó liên hệ với thực tế ngày nay để thấy rằng nếu lạm
dụng Rượu trong sinh hoạt tập thể thì hệ lụy của nó là không nhỏ.
- Về thái độ : Có thái độ sống đúng đắn, lành mạnh, không lạm dụng rượu – bia
trong các ngày lễ tết, gây rối đời sống văn hóa cộng đồng.
2. Nội dung và phương pháp tích hợp
- Bài học giúp HS đọc – hiểu một đoạn trích nhưng qua đó nắm được tinh thần
chung của toàn bộ nội dung tác phẩm Sử thi Đăm Săn : Cảnh sinh hoạt ăn mừng của
người anh hùng Đăm Săn sau khi chiến thắng Mtao Mxây, giành lại vợ, kêu gọi dân
làng đi theo mình, xây dựng cộng đồng ngày một giàu mạnh.
- Đoạn trích cũng cho ta thấy nét đẹp văn hóa của người Tây Nguyên, trong đó
rượu là thứ không thể thiếu ( rượu được tính bằng chum, ché ). Từ đó để có thể
khẳng định rằng từ xa xưa ông cha ta đã coi rượu là một phần trong đời sống văn
hóa tâm linh của con người.
- Phương pháp sử dụng : Nêu vấn đề ; Trao đổi thảo luận ; Hình ảnh trình chiếu
3. Gợi ý hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 : HS tìm hiểu những - Chi tiết ăn mừng chiến thắng :

chi tiết thể hiện cảnh ăn mừng + Chiêng trống nổi lên
chiến thắng của Đăm Săn ( SGK ) + Rượu năm ché, rượu bảy ché
- Những chi tiết ấy nói lên điều gì
+ Trâu một con, trâu bảy con để dâng thần
+ Thịt bò, thịt trâu treo đen nhà...
+ Khách khứa đông nghịt
=> Đấy là sự giàu có của Đăm Săn và cũng là
của cả cộng đồng.
=> Phong tục, tập quán của người dân Tây
Nguyên.
=> Đăm Săn là một tù trưởng hùng mạnh.
Hoạt động 2 ( tích hợp ): Liên hệ * Ngày nay rượu vẫn có mặt trong cuộc sống
thực tế ngày nay
sinh hoạt của con người như cưới hỏi, ma
- Thực tế của việc dùng rượu – chay, tiệc tùng nhưng mỗi địa phương, mỗi
bia ngày nay trong lễ cưới hỏi, ma gia đình và mỗi cá nhân lại có cách sử dụng
chay, liên hoan, tiệc tùng như thế và hiểu biết tính văn hóa của rượu không
nào ?
giống nhau, thậm chí lạm dụng nó để thể hiện
- Rút ra bài học cho bản thân ?
bản lĩnh đàn ông và tính sĩ diện, gây những
hậu quả không lường hết được.

18


( Một số hình ảnh minh họa cho đời sống văn hóa của người Tây Nguyên nay nguồn Intơnet )

19



( Một số hình ảnh minh họa cho việc lạm dụng rượu bia trong đồi sống ngày nay -nguồn
Intơnet )

Bài 2. Trình bày một vấn đề
( SGK Ngữ Văn 10 – Tiết 51 )
1. Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện của bài học
- Về kiến thức : HS nắm được tác hại của các chất gây nghiện như thuốc lá.
- Về kĩ năng : HS biết cách trình bày trước tập thể một vấn đề. Qua đó biết nhận
diện và xử lí một tình huống trong cuộc sống ( sự cám dỗ của thuốc lá ).
- Về thái độ : Có ý thức sống lành mạnh, tránh xa những cám dỗ của các CGN.
2. Nội dung và phương pháp tích hợp
- Đây là một giờ thực hành, vì vậy muốn đạt hiệu quả cao GV cần chọn một vấn
đề cụ thể và giao cho HS chuẩn bị trước ( tốt nhất là theo nhóm học tập, mỗi nhóm
không quá 5 HS) : xây dựng đề cương, lập dàn ý chi tiết.
- Nội dung tích hợp này triển khai trong khoảng 20 - 30 phút.
- Phương pháp triển khai là HS liên hệ thực tế , trình bày trước lớp, GV hướng
dẫn các nhóm khác nhận xét và rút ra vấn đề cơ bản.
3. Gợi ý về hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : GV đưa ra vấn đề - HS nắm yêu câu của đề và chuẩn bị
tích hợp trong tiết học.
- Trước tiên là một số hình ảnh
hút thuốc lá của các bạn HS trong
trường.
- Thứ hai nêu vấn đề :
Khi nói về tình trạng hút lá đang
có nguy cơ lan rộng đến lứa tuổi
HS, có bạn lập luận : Ai cũng biết

hút thuốc lá là độc hại. Nhưng
ai sợ thì đừng hút. Còn những
người không sợ thì cứ hút. Đó là
quyền tự do lựa chọn của cá
20


nhân không cần phải góp ý
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS
trình bày trước lớp.
- Chỉ một hoặc hai nhóm đại diện.
- Các nhóm còn lại chú ý theo dõi
để nhận xét và bổ sung ( nếu cần )
Hoạt động 3 : GV nhận xét và
chốt lại vấn đề

- Nội dung, quan điểm lập luận cần chú ý như
sau :
+ Đồng ý hoặc không đồng ý với quan niệm
trên.
+ Qua ngiên cứu của các nhà khoa học cho
thấy khói thuốc lá chứa 7000 hóa chất, 69
chất gây ung thư. Việt Nam hàng năm có
khoảng 40 000 chết do hút thuốc.
+ Thươc lá không chỉ gây hại cho người hút
mà còn ảnh hưởng nặng nề đến những người
xung quanh do khói thước thải ra môi trường
( trẻ em, người già, phụ nữ mang thai...).
+ Tác hại của thuốc lá đới với các bạn trẻ,
với lứa tuổi học sinh : ảnh hưởng tới sức

khỏe, kinh tế gia đình, không chú ý đến học
tập, dễ nảy sinh trộm cắp do thiếu tiền mua
thuốc và dần dần nghiện thuốc.
=> Kết luận : Hút thuốc là một tệ nạn xấu,
nhất là đối với lứa tuổi học sinh, cần có
những hành động cụ thể để chống lại tệ nạn
này.

( Thuốc lá và sức khỏe con người – nguồn Intơnet )

21


( Một số hình ảnh minh họa cho bài học mà GV sử dụng để cho HS xem
tham khảo trước khi trình bày vấn đề bằng văn bản – nguồn Intơnet )
Bài 3. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
( SGK Ngữ văn 11 - Tiết 44,45,46 )
1. Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện của bài học
- Về kiến thức : HS thấy được tác hại của ma túy đối với nhân phẩm con người.
- Về kĩ năng : Nhận diện và xử lí tình huống trong thực tế khi gặp đối tượng ma
túy.
- Về thái độ : Có lối sống lành mạnh, cảnh giác và tránh xa những cám dỗ của ma
túy dưới mọi hình thức.
2. Nội dung và phương pháp tích hợp
- Bài học giúp học sinh đọc hiểu một đoạn trích của tác phẩm “ Số đỏ ”. Đoạn
trích Hạnh phúc hạnh phúc của một tang gia viết về niềm vui sướng của một đám
con cháu trong gia đình cụ cố Hồng khi cụ cố Tổ qua đời. Trong đó cụ cố Hồng, con
trai cụ cố Tổ và cũng là người lớn tuổi nhất, phải có trách nhiệm trong gia đình lại
chỉ nằm lì trên gác hút thuốc phiện và nói những câu vô nghĩa, mơ màng nghĩ đến
cảnh đám tang đông người và mình được khen là “ già ”.

Do vậy khi phân tích nhân vật này có thể tích hợp giáo dục cho học sinh về tác
hại của thuốc phiện ( một loại ma túy ) đối với nhân cách con người.
- Để tiến hành dạy nội dung tích hợp trên , GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân
vật cụ cố Hồng và tập trung khai thác những chi tiết châm biếm đả kích trong đoạn
trích có liên quan đến nội dung trên . Tuy nhiên, do SGK đã lược bớt một số chi tiết
nên GV phải bổ sung để HS nắm trọn vẹn khi tìm hiểu.
- Phương pháp dạy học : Gv sử dụng máy chiếu, trình chiếu cho học sinh thấy một
số hình ảnh của thuốc phiện và người nghiện nó, nhất là cảnh được dựng phim “ Số
đỏ ”- Sản xuất năm 1995. Sau đó HS tiến hành thảo luận và rút ra ý nghĩa của nó.
3. Gợi ý hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung , kiến thức cân đạt
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn học - Nhân vật cụ cố Hồng:
sinh tìm các chi tiết liên quan đến + Nằm trên gác hút thuốc phiện.
22


cụ cố Hồng.

Hoạt động 2 : GV cho HS rút ra
nhận xét :
- Cuộc sống của cụ cố Hồng qua
những chi tiết trên ?
- Thủ pháp nghệ thuật gì đã được sử
dụng ở đấy ? Tác dụng của nó ?
- Thái độ của tác giả đối với nhân
vật ?

Hoạt động 3 ( tích hợp ) : Thông
qua những hình ảnh sau anh/ chị

hãy liên hệ đến thực tế ngày nay
trước nguy cơ hiểm họa của ma túy
trong đời sống con người nhất là
giới trẻ.
( thời gian 5 – 10 phút )

+ Thằng bồi tiêm đếm được 1872 câu gắt :
biết rồi khổ lắm nói mãi.
+ Cụ ông đã hút xong điếu thứ 60 nên
thằng bồi tiêm đã lui đi chỗ khác để mặc cụ
hưởng thuốc phiện còn lại trong phổi.
+ Cụ nằm mơ màng tưởng tượng đến lúc
đưa tang được mặc đồ xô gai “ vừa ho khạc
vừa khóc mếu” mà nghe thiên hạ trầm trồ “
Úi kìa! Con giai nhớn của cụ đã già đến thế
kia kìa !”.
=> Nhận xét :
+ Cuộc sống của nhân vật này chỉ xoay
quanh cái bàn đèn để tận hưởng khói thuốc
phiện, nói những câu vô nghĩa.
+ Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật
phóng đại để miêt tả nhân vật. Qua đó bộc
lộ rõ tính cách và nhân phẩm của nhân vật
trước cái chết của cha mình : một lối sống
bệnh hoạn, mất hết tính người, một đứa con
bất hiếu.
+ Thái độ của tác giả : Châm biếm, phê
phán, lên án.
**Như vậy : thuốc phiện và những loại
ma túy khác đều có tính chất gây nghiện,

và đều ảnh hưởng xấu đến nhân cách con
người nhất là gây ra những bi kịch đau
lòng cho gia đình, bạn bè và xã hội ( thảm
kịch từ cơn nghiện )

( Một số hình ảnh nghiện thuốc phiện xưa – nguồn Intơnet )

23


( Kẻ ngáo đá có thể mất kiểm soát gây ra những bi kịch cho người thân và những người
xung quanh – nguồn Intơnet )

( Hưởng ứng phá bỏ cây thuốc phiện ở vùng cao nguồn Intơnet )

( Ảnh minh họa – nguồn Intơnet )

24


Bài 4 : Chí Phèo ( Nam Cao )
( SGK Ngữ Văn 11 – Tiết 52,53,54 )
1. Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy và một số chất gây nghiện của bài học
- Về kiến thức : Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về rượu và biểu hiện
của nghiện rượu, say rượu, hệ lụy của nó đối với bản thân và cộng đồng thông qua
hình tương Chí Phèo.
- Về kĩ năng : Giúp HS vận dụng được kiến thức để giải quyết một tình huống
trong thực tiễn, nhất là đình đám, lễ tết...
- Về thái độ : Có lối sống lành mạnh, có thái độ kiên quyết đối với sự cám dỗ của
rượu- một chất gây nghiện có mặt trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Có ý thức tự

nguyện trong phong trào văn hóa cộng đồng bài trừ những mê tín dị đoan và những
hủ lậu của phong tục, tập quán ngay tại địa phương.
2. Nội dung và phương pháp tích hợp
- Thông qua những chi tiết về các cơn say của Chí Phèo, ngoài nội dung bài học,
GV lồng ghép vào đó nội dung phòng chống buôn bán, sử dụng , lạm dụng rượu,
gây ảnh hưởng xấu đến bản thân mỗi con người và cộng đồng.
- Phương pháp sử dụng : Gv có thể sử dụng phương pháp liên hệ thực tế, vẽ tranh
biếm họa, hoặc trò chơi ô chữ trong vòng 15 - 20 phút vừa để tổng kết lại những tri
thức của bài học, vừa lồng ghép giáo dục cho học sinh tác hại và những hệ lụy của
một chất gây nghiện – rượu
3. Gợi ý hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 ( GV hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy về nhân
vật Chí Phèo với các mối quan hệ )

( Sơ đồ tư duy về nhân vật Chí Phèo )
25


×