Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tổ chức dạy học vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương tại trường THPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.68 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với giáo dục là phải đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khoá, nghiên cứu khoa học, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải
quyết các vấn đề của cuộc sống.
Trong những năm qua, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã được
quan tâm thực hiện và thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, do mục tiêu của
chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị kiến thức, cùng với những hạn
chế về năng lực thực hiện của giáo viên, hạn chế trong công tác quản lí ở các
trường phổ thông nên hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri
thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo
viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy
học cũng như sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng
tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc
rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh thông
qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm thích đáng.
Vật lí là môn học mô tả các hiện tượng tự nhiên và đặc tính của vật chất. Vật
lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ. Vì vậy những hiểu biết về
Vật lí và phương pháp nhận thức vật lí có giá trị to lớn đối với con người. Với một
vai trò như vậy, lẽ ra, việc vận dụng kiến thức Vật lí vào đời sống, việc giải thích
nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh các em không phải là vấn đề khó khăn. Nhưng
trên thực tế, điều đó đã không diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Thông qua
kết quả khảo sát thực tế bằng phương pháp đàm thoại với các giáo viên và học sinh
trong trường cũng như ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh, tôi nhận thấy thực
trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống của học sinh THPT
hiện nay còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém.
Để thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn,


nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”; phát huy vai trò và thế mạnh của
hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương vào
việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã mạnh dạn “tổ chức dạy học Vật lí
gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương tại trường THPT Như Thanh”. Hy
vọng đề tài sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Cụ thể hóa việc thực hiện nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn.
- Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
môn Vật lí, hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh.
- Tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn đời
sống, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn
1


đề trong đời sống - thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động
giáo dục, dạy học ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động dạy học Vật lí gắn
với sản xuất kinh doanh ở trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở pháp lí
Nghị quyết số 29-NQ/TW - Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng
yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại,

coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu
khoa học. Nghị quyết cũng nêu rõ, giáo dục phổ thông sẽ đổi mới theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Vì vậy, mục tiêu của môn
Vật lí và các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đang
điều chỉnh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Nghị quyết
cũng giao quyền chủ động cho cơ sở giáo dục và giáo viên điều chỉnh nội dung,
thời gian giáo dục phù hợp với tình hình địa phương, trong đó yêu cầu học sinh
vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
2.1.2. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với hoạt động giáo dục,
dạy học ở trường phổ thông
Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến nội dung
kiến thức các môn khoa học đều có thể sử dụng trong quá trình dạy học dưới
hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây
dựng nội dung dạy học.
Theo đánh giá chung của Bộ GD&ĐT, việc tổ chức hoạt động giáo dục
trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương mang lại hiệu quả
tích cực đối với cả người dạy lẫn người học. Khi tham gia học tập trong môi
trường này, học sinh thường đóng một vai cụ thể, từ đó kích thích hứng thú
trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của học sinh. Cùng đó thông
qua việc thường xuyên được tiếp cận với các hoạt động thực tiễn sản xuất, giúp
học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và
hành động, nhà trường và xã hội. Giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn
với việc học tập trong thế giới thật.
Khi tham gia các hoạt động thực tiễn người học có cơ hội để thử thách
năng lực khác nhau của bản thân; học sinh được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ
2



sâu sắc khi gặp những vấn đề phức tạp; học sinh có điều kiện để khám phá, đánh
giá, giải thích và tổng hợp thông tin từ các tình huống thực tiễn của địa phương;
có cơ hội để vận dụng và phát triển kiến thức lí thuyết đã học và đặc biệt rèn
luyện cho học sinh phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp gặp phải
trong khi tham gia các hoạt động thực tiễn.
Khi tham gia vào hoạt động thực tiễn, mỗi học sinh phải đảm nhận một
vai trò cụ thể. Vì vậy, học sinh được đặt trong tình huống buộc phải tăng tính
chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn
đề phát sinh một cách tốt nhất. Nhờ đó phát huy tích cực, tự lực, tính trách
nhiệm, năng lực giải quyết các vấn đề của học sinh.
Thực tế quá trình dạy học của bản thân cũng khẳng định, khi tham gia hoạt
động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh, học sinh không chỉ
giao tiếp với thầy cô, bạn bè mà còn thường xuyên giao tiếp với nhiều tầng lớp
khác nhau trong xã hội, do đó học sinh có cơ hội để rèn luyện, nâng cao năng lực
hợp tác, khả năng giao tiếp và tương tác với cộng đồng.
Việc tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh
sẽ tạo ra môi trường học tập thân thiện; giúp các em hiểu giá trị của lao động,
chia sẻ những khó nhọc với bà con nông dân; tạo được không khí học tập thoải
mái, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh, gắn những lí thuyết đã học
với thực tiễn lao động, sản xuất; giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao
kiến thức kỹ năng sống, bổ sung về kiến thức thực tế và vốn sống.
Thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với sản xuất,
kinh doanh, các em học sinh còn được phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân trong tập thể, phát triển khả năng hợp tác, làm việc nhóm, làm việc với cộng
đồng... Qua đó cũng đồng thời phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội
ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, góp phần thực hiện thành công việc đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo

định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua.
Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như
quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương
pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả.
Trong xu thế toàn cầu hóa, đồng thời với sự phát triển như vũ bão của khoa
học, công nghệ và sự bùng nổ thông tin, quá trình dạy học trong các nhà trường
trung học đang tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là khối lượng tri thức ngày càng
tăng lên, phức tạp hơn với thời lượng học tập có hạn. Với một khối lượng kiến thức
đồ sộ nhưng thực tế nhiều học sinh gần như không có khả năng làm chủ được kiến
thức, việc vận dụng kiến thức của các em trong đời sống thực tiễn, việc giải thích
những hiện tượng xảy ra xung quanh các em là “vấn đề không đơn giản”.
Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh còn lúng túng
khi giải thích tác dụng của hộp số xe máy, hay giải thích tại sao những chỗ đường
3


vòng người ta phải làm mặt đường nghiêng về phần cong...; việc áp dụng các kiến
thức tĩnh học vào thực tiễn dường như vẫn còn “xa vời” đối với các em: Quan
sát người thợ sửa xe ô tô dùng một chiếc ống nước dài khoảng nửa mét tròng
vào cán của chiếc cờ-lê rồi cầm ở đầu bên kia mà mở một chiếc ốc để lấy bánh
xe ô-tô ra ngoài, hẳn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh hiện nay….
Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12, liệu có bao nhiêu vị phụ huynh dám
giao cho con mình tự đi mua một đoạn dây chì để thay cho đoạn dây chì đã bị
đứt ở nhà? Bao nhiêu em có thể giải thích được vì sao dây chì lại bị đứt …
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
Vật lí là một môn học khó trong trường phổ thông, nếu không có bài
giảng, phương pháp phù hợp sẽ dễ làm cho học sinh thụ động tiếp thu; dễ làm
cho một bộ phận học sinh không muốn học Vật lí, ngày càng lạnh nhạt với giá

trị thực tiễn của Vật lí.
Để khơi dậy niềm đam mê của học sinh với môn Vật lí, để môn Vật lí
phát huy hết vai trò và hoàn thành nhiệm vụ trong chương trình giáo dục phổ
thông, theo tôi có hai vấn đề quan trọng nhất cần phải thay đổi:
Thứ nhất, phải thay đổi phương pháp dạy của giáo viên, phải có tư duy
đổi mới - gắn kiến thức Vật lí với thực tiễn cuộc sống, với sản xuất kinh doanh
tại và thí nghiệm thực hành.
Thứ hai, phải tích cực đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo
hướng lồng ghép kiến thức thực tiễn, làm cho học sinh phải thay đổi phương
pháp học cho phù hợp.
Phương pháp tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất kinh doanh ở
địa phương hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu cầu của giáo dục nước nhà, để
phương pháp này thực sự mang lại những hiệu quả như mong đợi, giáo viên cần
nghiên cứu kĩ những vấn đề sau:
2.3.1. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học gắn với sản xuất,
kinh doanh tại địa phương
Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học

Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học
Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh

Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục/dạy học

Bước 5: Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học

4


2.3.2. Các hình thức tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh
2.3.2.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh để tiến hành bài học

ở trường phổ thông
Theo phương án này, việc dạy học Vật lí gắn với hoạt động sản xuất kinh
doanh ở địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở đây, mục đích
chính là sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản
xuất, kinh doanh ở địa phương (chủ yếu khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất,
kinh doanh) trong quá trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp. Giáo viên có
thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện để
báo cáo kết quả trên lớp.
Phương án này thực hiện dễ dàng trên lớp do việc kết hợp dạy lồng ghép
các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh.
2.3.2.2. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở
sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp
mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Phương án dạy học này có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất
và năng lực học sinh, có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng
sau khi các em rời ghế nhà trường.
2.3.2.3. Tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
Với phương án này, trên lớp giáo viên vẫn giảng dạy bình thường, việc
gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chủ yếu thể hiện ở khâu dặn dò trước
khi tổ chức thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi hướng dẫn học
sinh thăm quan, học tập tại cơ sở, ngoài các nội dung thăm quan thông thường,
giáo viên phải hướng học sinh liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung
đã học. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý
nghĩa của việc học tập môn học.
Phương án dạy học này có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân
luồng sau khi các em rời ghế nhà trường, tiết kiệm được thời gian, cơ sở vật chất.
2.3.3. Xác định nội dung kiến thức Vật lí gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng nội dung kiến thức Vật lí gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh
Cơ sở sản

Nghề liên Kỹ năng Kiến thức vận
TT
Bài học
xuất
kinh
quan
nghề
dụng
doanh
LỚP 10
1. Lực ma Cơ khí
Mài
Lực ma sát làm - Làng nghề;
sát
mòn bề mặt.
- Các công ty,
Mộc; nề
Làm nhẵn Lực ma sát làm doanh nghiệp
và cơ sở kinh
bề mặt gỗ, mòn bề mặt.
doanh thương
tường nhà
Vật lí trị Massage,
Lực ma sát làm mại, du lịch,
dịch vụ v.v...
liệu
xoa bóp
ấm da.
5



Sửa
đạp,
máy
Sửa
máy

xe thay
dầu
xe nhớt,
tra
dầu mỡ
xe điều chỉnh
hệ
thống
truyền
động của
xe tay ga
Thay

phanh
Xây dựng; Làm móng
Vận tải… nhà

Vật liệu có hệ số
ma sát nhỏ làm
giảm ma sát.
Lực ma sát mạnh
làm tăng khả
năng

truyền
chuyển động.

Má phanh bị mòn
do ma sát.
7. Các
Diện tích chân đế
dạng
càng lớn, trọng
cân
tâm càng thấp thì
bằng.
vật càng vững
Cân
vàng.
bằng
Xiếc
Giữ thăng Nghệ sĩ đi lại trên
của vật
bằng
dây mà không
có mặt
ngã do cân bằng
chân đế
phiếm định.
9. Ngẫu
Xây dựng, Đầm mặt Máy đầm rung có
lực
cầu đường trần, mặt trọng tâm không
nền.

trùng
với trục
quay.
Cơ khí

11.Định
Xây dựng
luật bảo
toàn
động
lượng,
thế
năng,
động
năng
12.Các
Máy lạnh
nguyên
lí của

Xoáy đinh Dùng ngẫu lực để
ốc
vặn, xoáy

Đóng
bằng
máy.

cọc Thế năng chuyển
búa hóa thành động

năng của búa.
Búa va chạm
mềm với đầu cọc.

Hiệu suất Biến đổi
nguồn nhiệt lượng

- Các nhà máy,
xí nghiệp sản
xuất
công
nghiệp;
- Các doanh
nghiệp, cơ sở
dịch vụ kĩ thuật
v.v...
- Các doanh
nghiệp, cơ sở
xây dựng, vận
tải, dịch vụ kĩ
thuật v.v...
Dịch vụ giải
trí, du lịch…
- Các doanh
nghiệp, cơ sở
xây dựng, vận
tải, dịch vụ kĩ
thuật v.v...
- Các doanh
nghiệp, cơ sở

xây dựng, chế
tạo máy , vận
tải, dịch vụ kĩ
thuật cơ khí
v.v...
- Các doanh
nghiệp, cơ sở
xây dựng, dịch
vụ kĩ thuật
v.v...

năng - Các doanh
nghiệp, cơ sở
máy lạnh, dịch
6


nhiệt
động
lực học
13.Sự nở
vì nhiệt
của vật
rắn.
14.Các
hiện
tượng
bề mặt
của
chất

lỏng.
15.Các
hiện
tượng
bề mặt
của chất
lỏng

vụ kĩ
v.v...
Nhiệt
thuật

kỹ Chỉnh nhiệt Rơ le nhiệt là - Các doanh
độ của bàn băng kép
nghiệp, cơ sở
là.
dịch vụ kĩ thuật
v.v...
Giặt thuê Làm sạch Xà phỏng làm - Các doanh
vải
giảm suất căng bề nghiệp, cơ sở
mặt của nước xà dịch vụ kĩ
phòng.
thuật, du lịch
v.v...
- Làng nghề
Làm giấy, Mực viết
mực, bút
được trên

giấy.
Điện dân Hàn thiếc
dụng

17.Sự
Đúc
chuyển
thể của
các
chất.
Nấu rượu

LỚP 11
18.Dòng
điện
trong
kim
loại.
19.Dòng
điện
trong
chất
điện
phân.

thuật

Sự dính ướt và
mao dẫn ở chất
lỏng.

Sự dính ướt của
kim loại nóng
chảy với kim loại
cần hàn.
Đúc
Sự nóng chảy và - Các doanh
chuông,
đông đặc.
nghiệp, cơ sở
tượng, các
dịch vụ kĩ thuật
chi
tiết
- Làng nghề
máy,…
Chưng cất Sự bay hơi và sự - Các doanh
rượu,..
ngưng tụ.
nghiệp.
- Làng nghề,
hộ gia đình.

Điện dân Kiểm
tra Dòng điện làm - Làng nghề;
dụng.
cầu
chì, nóng, nóng chảy - Các công ty,
hàn thiếc.
chảy kim loại.
doanh nghiệp

và cơ sở kinh
doanh thương
Mạ, đúc Mạ vàng, Định luật Fa-ra- mại, du lịch,
điện
mạ bạc,… đây về điện phân. dịch vụ v.v...
- Các nhà máy,
xí nghiệp sản
xuất
công
nghiệp;
7


20.Dòng
điện
trong
chất
khí.
21.Dòng
điện
trong
bán
dẫn.
22.Từ
thông cảm
ứng
điện từ.

Hàn
hồ Hàn

quang
quang

Điện tử.

hồ Hồ quang có - Các doanh
nhiệt độ cao; sự nghiệp, cơ sở
dính ướt
dịch vụ kĩ thuật
v.v...

Kiểm tra đi Dòng điện trong
ôt, tranzito. bán dẫn.

Điện dân Kiểm
tra
dụng.
chất lượng
lõi từ của
máy biến
áp, động cơ
điện.
23.Tự
Điện tử
Điều chỉnh
cảm.
độ tự cảm
của cuộn
cảm
24.Phản xạ Y

Nội soi.
toàn
phần.
Truyền
Truyền dẫn
dẫn sóng sóng điện
điện
26.Thấu
Sửa đồng Nhìn các
kính,
hồ
chi tiết nhỏ
mắt
Chụp ảnh Chụp ảnh
28.Mắt
29.Kính
hiển vi
LỚP 12
30.Dao
động tắt
dần.
31.Đặc
trưng
vật lí,

Dòng Fu-cô.

Độ tự cảm của
ống dây có lõi sắt.
Phản

phần

xạ

toàn Bệnh
viện;
dịch vụ y tế;
Thông tin vô
tuyến điện…

Hệ thấu kính, mắt
ngắm chừng vô
cực.
Sự tạo ảnh của
thấu kính.
Nhãn
Kiểm tra độ Mắt, sự tạo ảnh
khoa;
cận, viễn của thấu kính.
Kính mắt của mắt
Xét
Kiểm
tra Số bội giác của
nghiệm y hồng cầu, kính hiển vi.
khoa.
bạch cầu.

- Làng nghề
- Dịch vụ y tế;
du lịch, chăm

sóc sức khỏe…

Sửa
máy

Dịch vụ dân
sinh…

xe Kiểm
tra Dao động tắt dần
giảm xóc.

Làm đàn, Kiểm
tra Đặc trưng vật lí, - Làng nghề
nhạc cụ cộng hưởng sinh lí của âm
- Dịch vụ du
dân tộc
và âm sắc
lịch, giải trí…
8


sinh lí
của âm
32.Mạch
điện
xoay
chiều
chỉ có
điện

trở.
33.Công
suất
tiêu thụ
của
mạch
điện
xoay
chiều.
34.Máy
biến áp

35.Máy
phát
điện
xoay
chiều
36.Mạch
dao
động

của đàn.
Điện dân Kiểm
tra Tác dụng nhiệt - Các công ty,
dụng.
dây đốt của của dòng điện doanh nghiệp
bàn là, nồi xoay chiều.
tải điện và cơ
cơm điện.
sở kinh doanh

thương mại, du
lịch, dịch vụ
v.v...
Điện dân Kiểm
tra Công và công - Các nhà máy,
dụng.
chỉ số công suất dòng điện xí nghiệp sản
công
tơ điện.
xoay chiều A = xuất
nghiệp truyền
Pt.
tải điện;
- Các doanh
nghiệp, cơ sở
dịch vụ kĩ thuật
v.v...
Điện dân Chế
tạo, Máy biến áp.
dụng.
sửa chữa
ổn áp Lioa,
survolter,
máy nạp ăc
quy.
Điện dân Sửa chữa Máy phát điện
dụng.
máy phát xoay chiều.
điện
cớ

nhỏ.
Điện tử.

37.Nguyên Điện tử.
tắc
thông
tin liên
lạc
bằng
sóng vô
tuyến

Kiểm
tra
mạch dao
động của
máy
thu
thanh VTĐ.
Kiểm
tra
các
tầng
của
máy
phát,
thu
VTĐ.

Mạch dao động.


Nguyên tắc thông - Đài truyền
tin liên lạc bằng hình, phát tín
sóng vô tuyến
hiệu …
- Thông tin liên
lạc…
- Các doanh
nghiệp, cơ sở
dịch vụ kĩ thuật
v.v...
9


38.Tán sắc Sơn
ánh
sáng,
máy
quang
phổ
39.Tia X
Chụp,
chiếu
quang

- Các doanh
nghiệp, cơ sở
dịch vụ kĩ thuật
v.v...
- Các công ty,

doanh nghiệp
Chụp,
Cơ chế phát tia X, và cơ sở kinh
X chiếu
X các tác dụng của doanh thương
mại, du lịch,
quang,
tia X.
dịch vụ v.v...
chữa ung
- Các nhà máy,
thư nông.
xí nghiệp sản
Điện tử.
Kiểm
tra Quang dẫn.
xuất
công
các
cảm
nghiệp;
biến nhiệt,
- Dịch vụ y
pin quang
tế…
điện.
Sơn.
Chế tạo sơn Hiện tượng quang
phát quang - phát quang


40.Hiện
tượng
quang
điện
trong
41.Hiện
tượng
quang phát
quang
42.Sơ lược Y
về laze
Thông tin
liên lạc,

khí
chính xác,
điện tử…
44.Đồng vị Y
phóng
xạ nhân
tạo

Chế
các Tán sắc ánh sáng.
màu
sơn
dựa
vào
phân tích
quang phổ.


Vi phẫu

Tác dụng
laze.

của

Truyền
thông tin,
khoan, cắt
chính xác,
kiểm
tra
mắt
đọc
CD,...
- Theo dõi Các loại phóng - Bệnh viện;
sự
vận xạ.
- Dịch vụ y
chuyển
tế…
thuốc trong
sinh vật.
- Chữa ưng
thư
bằng
60
Co.


2.3.4. Tổ chức dạy học Vật lí gắn với sản xuất kinh doanh tại trường THPT Như Thanh
Trong chương trình Vật lí THPT với loại bài học gắn với sản xuất kinh
doanh tại địa phương được lồng ghép thành một mục, một đoạn trong bài học
cũng khá nhiều. Tại mỗi địa phương đều có những cơ sở sản xuất, kinh doanh dù
10


lớn hay nhỏ. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động dạy học này có thể thực hiện ở tất
cả các nhà trường, điều cần thiết là giáo viên phải tìm ra các bài học (hoặc đoạn
bài học) này và có ý thức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng
kiến thức trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương ở học sinh.
Trong phạm vi của sáng kiến tôi nêu kế hoạch dạy học 02 chủ đề gắn với
sản xuất kinh doanh tại địa phương (01 chủ đề ở phần phụ lục) trong số những
chủ đề tôi đã thực hiện dạy học tại trường THPT Như Thanh.
Chủ đề: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
(Vật lí lớp 11)
1.1. Xác định vấn đề cần giải quyết (bài học gắn với sản xuất, kinh doanh)
Nội dung phản xạ toàn phần liên quan chặt chẽ với các kiến thức về sợi
quang, cáp quang trong y học và truyền thông. Xây dựng chủ đề “Phản xạ toàn
phần” gắn liền với hoạt động khám chữa bệnh, truyền thông giúp cho học sinh phát
triển phẩm chất và năng lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực hiện
việc tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau bậc trung học.
Ngành nghề liên quan đến bài học: Khám chữa bệnh bằng phương pháp nội
soi và truyền thông bằng cáp quang là hai lĩnh vực quan trọng trong đời sống. Đây
là ngành nghề chăm sóc sức khỏe, tinh thần và thông tin liên lạc quốc gia, quốc tế
công nghệ cao. Vì vậy, việc khám chữa bệnh bằng phương pháp nội soi và truyền
thông bằng cáp quang luôn có nhu cầu nhân lực trí tuệ cao trên thị trường lao động.
1.2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
- Xây dựng danh mục các cơ sở ở địa phương liên quan đến việc khám

chữa bệnh bằng phương pháp nội soi và truyền thông bằng cáp quang.
- Khảo sát cơ sở liên quan đến việc khám chữa bệnh bằng phương pháp
nội soi và truyền thông bằng cáp quang.
- Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện.
- Lập kế hoạch dạy học: Chú ý đến đối tượng HS; điều kiện đảm bảo tài
liệu, cơ sở vật chất và đội ngũ GV.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/vấn đề của bài học gắn với sản xuất, kinh
doanh để học sinh tìm hiểu tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
1.3. Kế hoạch dạy học
(I). Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức
- Nắm được hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu được điều kiện để có hiện tượng
phản xạ toàn phần.
- Trình bày được cấu tạo và tác dụng dẫn sáng của sợi quang, cáp quang.
* Kỹ năng
- Giải thích được các hiện tượng thực tế về phản xạ toàn phần.
- Giải được các bài tập đơn giản về phản xạ toàn phần.
* Thái độ
- Quan tâm đến các vấn đề về phản xạ toàn phần.
11


- Hào hứng, chủ động nhận nhiệm vụ tìm hiểu tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng
phương pháp nội soi và các nhà mạng truyền thông bằng cáp quang ở địa phương.
- Chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học.
2. Các năng lực được hình thành và phát triển cho HS
Năng lực tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp
tác; ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu KHTN&XH, công nghệ, tin học. Cụ thể:
- Năng lực hiểu biết kiến về khám chữa bệnh bằng phương pháp nội soi

và mạng truyền thông bằng cáp quang;
- Năng lực tìm tòi, khám phá về khám chữa bệnh bằng phương pháp nội
soi và các nhà mạng truyền thông bằng cáp quang;
- Năng lực giải quyết vấn đề nghiên cứu của bài học trong SGK và thực tiễn.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan
Cơ sở khám chữa bệnh bằng phương pháp nội soi và các nhà mạng truyền
thông bằng cáp quang.
(II). Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Video clip, ảnh liên quan đến khám chữa bệnh bằng phương pháp nội soi
và truyền thông bằng cáp quang;
- Chuẩn bị các dụng cụ để làm thí nghiệm hình 27.1 và 27.2
- Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS.
- Kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá…
- Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo…
2. Học sinh
- Đèn trang trí có nhiều sợi nhựa dẫn sáng để làm thí dụ cáp quang.
- Vở ghi, SGK, Internet, tư liệu GV cung cấp.
- Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập.
(III). Tổ chức hoạt động học
1. Hướng dẫn chung
Chủ đề được thực hiện theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tiễn, tìm hiểu qua các cơ sở khám chữa bệnh
bằng phương pháp nội soi hoặc các nhà mạng truyền thông bằng cáp quang ở
thực tế để thu thập những kiến thức từ thực tiễn, sắp xếp các kiến thức đó.
Giai đoạn 2: Học tập tại lớp, báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm trước lớp,
từ đó đặt các câu hỏi tìm hiểu các vấn đề lí thuyết về phản xạ toàn phần. Thực
hiện các nghiên cứu lí thuyết trong sách giáo khoa về phản xạ toàn phần.
Giai đoạn 3: Thực hiện ở lớp và ở nhà, tìm tòi, báo cáo, thảo luận, chia sẻ,
trình bày kết quả ứng với các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng sau bài học.

Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
Quá
trình
dạy
học

Hoạt động

Nội dung hoạt động

Thời
lượng dự
kiến
12


Tình
huống
xuất
phát

Hình
thành
kiến
thức

Luyện
tập

Hoạt động 1;

Trải nghiệm
thực tiễn, xây
dựng báo cáo

Hoạt động 2
Hình thành hệ
thống
kiến
thức tại lớp
Hoạt động 3
Báo cáo kết
quả, trao đổi
thảo luận
Hoạt động 4
Hệ thống kiến
thức và luyện
tập

- Trước khi trải nghiệm thực tiễn, HS
tìm hiểu thêm các thông tin từ các nguồn
khác (sách báo, Internet), sắp xếp các
kiến thức về khám chữa bệnh bằng
phương pháp nội soi và mạng truyền
thông bằng cáp quang.
- Tự đặt ra các câu hỏi về khám chữa
bệnh bằng phương pháp nội soi và mạng
truyền thông bằng cáp quang.
- Thăm quan và tìm hiểu thực tiễn ở các
cửa cơ sở khám chữa bệnh. Ghi lại
những thông tin quan sát được và nghe

được vào phiếu học tập 01.
- Giáo viên thực hiện thí nghiệm, yêu
cầu học sinh quan sát, nhận xét.
- Các nhóm đọc sách giáo khoa tìm hiểu
các kiến thức lí thuyết về hiện tượng
phản xạ toàn phần và ứng dụng của hiện
tượng này.
- Báo cáo kết quả học tập

Trong
1
buổi: tham
quan từ 14
h đến 15 h.
Làm báo
cáo
trải
nghiệm từ
15 h đến
16 h.

25 phút ở
lớp

10 phút ở
Chọn từ 1 đến 2 nhóm báo cáo kết quả
lớp
để trao đổi, thảo luận và đề ra các câu
hỏi nghiên cứu lí thuyết
- Hệ thống hóa kiến thức bài học

- Giải nhanh một số bài tập
- Giải thích một số hiện tượng.

7 phút ở
lớp

Giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm:
Hoạt động 5: - Tìm hiểu các bệnh có thể khám chữa
3 phút giao
Vận
Tìm tòi mở bệnh bằng phương pháp nội soi.
nhiệm vụ
dụng,
rộng về hiện - Các yêu cầu về nhân lực, khả năng ứng
và 01 tuần
tìm tòi tượng phản xạ dụng trong y học…
xây dựng
mở
toàn phần và - Xây dựng bản báo cáo để dưới dạng tờ
sản phẩm
rộng
ứng
dụng rơi hoặc tập san để nộp lại hoặc giới
nhóm
thực tiễn.
thiệu sản phẩm khi sinh hoạt tập thể
(buổi ngoại khóa vật lí).
2. Hướng dẫn chi tiết các hoạt động học
Hoạt động 1: HS trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở khám chữa bệnh và làm
việc ở nhà - Thời gian 1 buổi (từ 14 h đến 15 h)

a) Mục tiêu
Trải nghiệm tìm hiểu tại cơ sở khám chữa bệnh bằng phương
pháp nội soi để thu thập thông tin, sắp xếp các thông tin và đặt
các câu hỏi nghiên cứu.
13


b) Nội dung

- Tổ chức trải nghiệm thực tế tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng
phương pháp nội soi để thu thập các thông tin thực tiễn. Sau đó
tìm hiểu từ các nguồn khác về phương pháp khám chữa bệnh
bằng nội soi và tầm quan trọng của việc ứng dụng sợi quang
trong việc khám chữa bệnh của y học hiện đại.

Học sinh lớp 11C1 học tập trải nghiệm
- Xây dựng báo cáo dựa trên các nhiệm vụ của phiếu học tập 01
và các kết quả trải nghiệm.
- Đề xuất và lựa chọn các câu hỏi có liên quan.
c) Gợi ý tổ
 Chia nhóm từ 6 đến 8 HS. Phổ biến kế hoạch tham quan trải
chức hoạt
nghiệm (từ 14 h đến 15 h), tìm hiểu phương pháp khám chữa
động
bệnh bằng nội soi tại địa phương. Giao nhiệm vụ thực hiện phiếu
học tập 01.
 Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01).
 Có thể liên hệ trước các cơ sở tham quan.
Sau tham quan, trải nghiệm, HS về nhà:
 Tìm kiếm thêm các thông tin về các bệnh có thể khám chữa

bằng phương pháp nội soi, sơ lược về kĩ thuật mổ nội soi (nguồn
sách báo, Internet).
 Xây dựng báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
d) Sản phẩm Báo cáo sản phẩm về tìm hiểu thực tiễn và các câu hỏi nghiên
mong đợi
cứu của các nhóm.
e) Gợi ý
GV đánh giá việc trình bày, đánh giá sản phẩm là các câu hỏi, ý
đánh giá
kiến trao đổi, đánh giá kết quả vở ghi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiến thức trong sách giáo khoa về hiện tượng
phản xạ toàn phần; điều kiện xảy ra hiện tượng và ứng dụng của hiện
tượng - thời gian 25 phút
a) Mục tiêu Nghiên cứu tìm hiểu và trình bày các kiến thức từ sách giáo khoa.
b) Nội dung - Đọc sách giáo khoa, lựa chọn và ghi chép các kiến thức về hiện
tượng phản xạ toàn phần và các ứng dụng thực tiễn.
- Các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu và nghiên cứu.
c) Gợi ý tổ
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
chức hoạt
- Làm việc nhóm đọc SGK (Bài 33- Vật lí 11) kết hợp với các tài
động
liệu bổ trợ đã nghiên cứu từ buổi trải nghiệm trước để tìm hiểu
hiện tượng phản xạ toàn phần và các ứng dụng thực tiễn nhằm trả
14


lời các câu hỏi vấn đề.
- Thảo luận, lựa chọn các kiến thức quan trọng để xây dựng sản
phẩm nhóm để báo cáo trước lớp.

- Đại diện một nhóm báo cáo về các kiến thức thu được, trao đổi
với các nhóm còn lại để hoàn thiện các kiến thức lí thuyết về hiện
tượng phản xạ toàn phần và các ứng dụng thực tiễn.

Học sinh làm việc nhóm
d) Sản
Các báo cáo, bản ghi chép của nhóm HS đầy đủ nội dung, đạt các
phẩm mong yêu cầu:
đợi
 Khái niệm hiện tượng phản xạ toàn phần.
 Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
 Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
e) Gợi ý
- GV đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả
đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau như thế nào (nếu cần).
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp - thời gian 10 phút
a) Mục tiêu
Trình bày báo cáo, chia sẻ thảo luận về các điều thu được từ trải
nghiệm thực tế thông qua buổi tham quan.
b) Nội dung
- Trình bày các báo cáo, trao đổi kết quả trải nghiệm.
- Thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu: tìm hiểu hiện
tượng phản xạ toàn phần; điều kiện có phản xạ toàn phần; ứng
dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần (sợi quang) trong y học
và truyền thông.
c) Gợi ý tổ
- Đại diện HS của 1 đến 2 nhóm báo cáo trước lớp về các kết
chức hoạt
quả trải nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung

động
- Đại diện HS trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để
thảo luận và lựa chọn các câu hỏi hợp lí.
- Thống nhất các câu hỏi nghiên cứu lí thuyết và thí nghiệm.
d) Sản phẩm
- HS tiến hành trình bày báo cáo và thảo luận theo kế hoạch.
mong đợi
- Lựa chọn được các câu hỏi hợp lí.
Các câu hỏi mong muốn:
 Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì?
 Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
 Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
e) Gợi ý đánh - GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm,
15


giá

đánh giá kết quả ghi chép được của các HS và việc trình bày
thảo luận trước lớp của HS.
- HS tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của
từng thành viên trong nhóm.
Hoạt động 4: Tổng hợp kiến thức và luyện tập - 7 phút
a) Mục tiêu Nhận xét, bình luận, khen ngợi động viên và giao nhiệm vụ tìm tòi,
nghiên cứu cho các HS.
b) Nội dung Khẳng định các kiến thức đã được trình bày, bổ sung.
Vận dụng giải một số bài tập đơn giản.
c) Gợi ý tổ
- GV đưa ra ý kiến đánh giá (nhận xét, khen ngợi, chia sẻ…) về kết
chức hoạt

quả, tinh thần làm việc của các nhóm.
động
- GV bổ sung thêm các kiến thức chưa đầy đủ (nếu cần).
- HS ghi kiến thức vào vở.
- Giải các bài tập do GV hoặc HS đưa ra.
d) Sản phẩm - HS giải được các bài tập.
mong đợi
- Vở ghi hoàn thiện của HS.
e) Gợi ý
+ GV đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả.
đánh giá
+ HS đánh giá lẫn nhau như thế nào (nếu cần).
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng về nghề liên quan đến hiện tượng phản xạ
toàn phần – 3 phút
a) Mục tiêu
Tìm tòi mở rộng kiến thức về các ngành có liên quan đến chủ đề
về phản xạ toàn phần và các bệnh có thể khám và điều trị bằng
phương pháp nội soi.
b) Nội dung
- Tìm hiểu các yêu cầu về nghề nghiệp.
- Tìm hiểu ngành nghề sản xuất, kinh doanh liên quan đến phản
xạ toàn phần hoặc các bệnh có thể khám và điều trị bằng phương
pháp nội soi như:
 Nội soi khám tai, mũi, họng.
 Mổ cắt: ruột thừa, thai ngoài tử cung, u tử cung, …
 Xây dựng báo cáo các vấn đề tìm hiểu về nghề liên quan đến
hiện tượng phản xạ toàn phần.
c) Gợi ý tổ
- Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, xây dựng sản
chức hoạt

phẩm là bài giới thiệu trước lớp hoặc trước toàn trường; được hỗ
động
trợ giúp đỡ khi cần thiết.
- Hoạt động của GV:
 Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn các em hoạt động
ngoài giờ (thực hiện phiếu học tập 02).
 Chuẩn bị học liệu (SGK, vở ghi, tư liệu…), thiết bị dạy học
(tranh ảnh, mô hình, video, slide)…
d) Sản phẩm
Các bài viết của HS về các ứng dụng của sợi quang, về phương
mong đợi
pháp khám chữa bệnh bằng nội soi.
e) Gợi ý đánh - GV đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả.
16


giá
- HS đánh giá lẫn nhau như thế nào (nếu cần).
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá
Câu 1: Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi tia sáng truyền từ
A. môi trường có chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ và có góc tới lớn
hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
B. môi trường có chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ.
C. môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường chiết suất lớn và có góc khúc
lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
D. môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường chiết suất lớn.
Câu 2: Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, mối quan hệ giữa góc tới i và
góc phản xạ r là
A. i = r.
B. i = 2r.

C. r = 2i.
D. i + r = 900.
Câu 3: Khi ánh sáng đi từ nước (có chiết suất 4/3) sang không khí, góc giới hạn
phản xạ toàn phần có giá trị là
0
0
0
0
A. 41 48’.
B. 48 35’.
C. 62 44’.
D. 38 26’.
Câu 4: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi ánh sáng truyền đến một
A. gương phẳng. B. gương cầu. C. thấu kính. D. cáp dẫn sáng trong nội soi.
Câu 5: Một tia sáng đi từ thuỷ tinh (chiết suất 1,5) đến mặt phân cách với nước
(chiết suất 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là
A. i ≥ 62044’.
B. i < 62044’.
C. i < 41048’.
D. i < 48035’.
Câu 6: Một miếng gỗ hình tròn có bán kính 4 cm. Ở tâm O của miếng gỗ có
cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết
suất 1,33, đinh OA ở trong nước, cho OA = 6 cm, mắt đặt trong không khí.
Chiều dài lớn nhất của OA để mắt không thấy đầu A là
A. 3,25 cm. B. 3,53 cm. C. 4,54 cm. D. 5,37 cm.
Câu 7: Một ngọn đèn nhỏ S đặt ở đáy một bể nước (chiết suất 4/3), độ cao mực
nước là 60 cm. Bán kính bé nhất của tấm gỗ tròn nổi trên mặt nước sao cho
không một tia sáng nào từ S lọt ra ngoài không khí bằng
A. 49 cm.
B. 53 cm.

C. 55 cm.
D. 51 cm.
Câu 8: Kể tên các cơ sở khám chữa bệnh có dùng phương pháp nội soi ở địa
bàn huyện Như Thanh.
Câu 9: Kể tên các bệnh có thể khám chữa bệnh bằng nội soi ở địa bàn huyện
Như Thanh.
Câu 10: Kể tên các nhà mạng viễn thông dùng cáp quang để truyền thông tin tại
địa bàn huyện Như Thanh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua nghiên cứu thực hiện đề tài, việc tổ chức dạy học Vật lí gắn với sản
xuất kinh doanh ở địa phương tại trường THPT Như Thanh, bản thân tôi đã nhận
ra nhiều hiệu quả tích cực trong nhận thức và kết quả học tập của học sinh. Hình
thức tổ chức dạy học này tạo được môi trường, không khí học tập thân thiện,
17


thoải mái, giúp học sinh hứng thú và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập; học sinh được thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức để
giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống nhiều hơn; giảm áp lực trong các
giờ học lí thuyết căng thẳng, trừu tượng trên lớp; biết trân quý những giá trị
truyền thống quý báu của dân tộc… góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện,
nâng cao kiến thức về kỹ năng sống, giúp các em năng động, sáng tạo, thích
nghi tốt với môi trường sống, các em có cơ hội để thể hiện năng lực, phẩm chất
qua thực tế, đồng thời góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện trong nhà trường ... Hơn nữa, đây cũng là một trong những hoạt động
nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em có thể lựa chọn nghề
nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận

Việc tổ chức hoạt động dạy học Vật lí gắn với sản xuất, kinh doanh ở địa
phương tại trường THPT Như Thanh đã góp phần đổi mới hoạt động dạy học Vật
lí trong nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích
cực; giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, trải nghiệm hoạt động
sản xuất kinh doanh; vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của
thực tiễn cuộc sống; gắn các nội dung học tập của môn Vật lí với thực tiễn cuộc
sống; góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh; thực hiện
giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh nhằm cung cấp nhân lực
trực tiếp cho địa phương theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Trong chương trình Vật lí THPT với loại bài “dạy học gắn với sản xuất
kinh doanh ở địa phương” được lồng ghép thành một mục, một đoạn trong bài
học cũng khá nhiều. Tại mỗi địa phương đều có những cơ sở sản xuất, kinh
doanh dù lớn hay nhỏ, vì vậy tính khả thi của đề tài này là rất cao.
3.2. Kiến nghị.
Để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường; hoạt động dạy
học môn Vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương, tôi có một số kiến
nghị sau:
Đối với Sở GD&ĐT và nhà trường: cần làm tốt việc tuyên truyền, vận động
để chính quyền địa phương, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các cơ sở
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn hiểu được vai trò của các thành tố trong hoạt
động sản xuất kinh doanh đối với việc dạy học và có những hỗ trợ tích cực.
Đồng thời cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ giáo viên khi triển khai thực hiện các
hoạt động dạy học tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương.
Đối với giáo viên: Cần xóa bỏ rào cản về tâm lí, động cơ; về chuyên môn
khi thực hiện hoạt động dạy học:
- Xóa bỏ tâm lí ngại thay đổi, thói quen, chưa có động lực đổi mới. Tự
trau dồi hiểu biết về các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực và
có nhu cầu vận dụng chúng hiệu quả;
- Xóa bỏ tâm lí dạy học đáp ứng kiểu kiểm tra, thi cử theo hướng nặng về
ghi nhớ nội dung kiến thức;

18


- Xóa bỏ tâm lí đánh giá giờ dạy chủ yếu thiên về đánh giá các hoạt động
dạy của giáo viên, không quan tâm nhiều đến các hoạt động học của học sinh.
Đề tài này được viết theo ý chủ quan của cá nhân, tuy đã có kiểm nghiệm
qua thực tế giảng dạy và thu được những kết quả khả quan, nhưng chắc chắn
chưa thể hoàn thiện. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành
của hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

19


20



×