Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tham gia KSV qua các phiên tòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.13 KB, 16 trang )

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tại Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là
cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Đối với chức năng
“kiểm sát hoạt động tư pháp” là một trong hai chức năng quan trọng của ngành.
Đặc biệt trong lĩnh vực dân sự, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị
theo quy đinh của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp
thời, đúng pháp luật.
Hiện nay, với sự đổi mới của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã đổi mới các quy
định về việc tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát. Một trong những vấn đề đó là
sự tham gia của Kiểm sát viên trong khi tham gia các phiên tòa, phiên họp của vụ
án dân sự hay vụ việc dân sự theo từng quy định của tố tụng dân sự. Vì vậy, em xin
chọn đề tài: “Phân tích sự tham gia của Kiểm sát viên trong các phiên tòa, phiên
họp của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ việc dân sự theo các trình sự: sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”. Từ đó để có cách nhìn rõ hơn về sự tham gia
của Kiểm sát viên cũng như thông qua đó thể hiện được vai trò của Kiểm sát viên
trong việc kiểm sát vụ việc dân sự.

A.

Sự tham gia của Kiểm sát viên trong các phiên tòa, phiên họp của Viện kiểm
sát trong giải quyết vụ việc dân sự theo các trình tự: sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm.
I.
Khái niệm:
Đầu tiên, theo quy định tại Điều 74 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
quy định: “Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để
làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Như


vậy, cũng tại Luật này quy định để được trở thành Kiểm sát viên gồm 5 tiêu chí: là


công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh
chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; có
trình độ cử nhân luật trở lên; đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát; có thời gian
làm công tác thực tiễn.
Vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay đó là các
tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh,
thương mại, đất đai, nhà ở và các quan hệ dân sinh trong đời sống xã hội.
Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có
yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án
công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động.
II.

Sự tham gia của Kiểm sát viên trong các phiên tòa, phiên họp trong
vụ án dân sự

1. Tại phiên tòa sơ thẩm của vụ án dân sự:
Tại Điều 232 BLTTDS 2015 quy định: “1. Kiểm sát viên được Viện trưởng
Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa; nếu Kiểm sát
viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa. 2.
Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham
gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham
gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.” Như vậy Kiểm


sát viên có nhiệm vụ tham gia phiên tòa nhưng không có Kiểm sát viên thì Hội
đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Từ đó, làm nêu cao vai trò của Viện kiểm sát

trong việc kiểm sát vụ án dân sự trong giai đoạn sơ thẩm.
Kiểm sát viên phải kiểm sát tính có căn cứ việc đưa vụ án ra xét xử, kiếm sát
tính đúng đắn của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, và những
người được tòa án triệu tập để làm rõ tính khách quan trong việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên có ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán,
Thẩm tra viên, Hội đồng xét xử vụ án, Thư ký phiên toàn trong quá trình giải quyết
vụ án, kể từ khi thụ lý đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.
Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án có thực hiện đúng, đầy
đủ các quy định tại việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn trước khi có quyết định
đưa vụ án ra xét xử hay không? (đúng quy định tại các điều từ Điều 26 đến Điều
40, xác định tư cách tham gia tố tụng đúng quy định tại Điều 68. Việc xác minh,
thu thập chứng cứ có đúng quy định tại các Điều từ 93 đến 97. Trình tự thụ lý, việc
giao nhận thông báo thụ lý cho VKS và cho đương sự đúng quy định tại Điều 195,
196 thực hiện đúng quy định tại Điều 203 BLTTDS.)
Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký tại phiên tòa.
Hội đồng xét xử, Thư ký đã có thực hiện đúng các quy định tại các Điều
239, 240, 241, 242, 243, 246, 247, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 257, 259,260
và Điều 263 BLTTDS về việc xét xử sơ thẩm vụ án hay không?
Việc tuân theo pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng dân sự trong quá
trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử
nghị án như thế nào?
Căn cứ Điều 21, Điều 262 BLTTDS năm 2015, Kiểm sát viên phát biểu về
nội dung, hướng giải quyết vụ án, việc phát biểu về nội dung giải quyết vụ án phải


trên cơ sở xác định pháp luật bị tranh chấp, đối tượng tranh chấp, người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan, người có yêu cầu độc lập, người có yêu cầu phản tố… Xem
xét việc thẩm định tại chỗ, việc áp dụng, hủy bỏ, thay thế … các biện pháp khẩn
cấp tạm thời do tòa áp dụng có đúng pháp luật không? Trường hợp Kiểm sát viên
phát hiện trong quá trình giải quyết của Tòa án có vi phạm về thủ tục tố tụng, hoặc

áp dụng sai luật, nội dung, Kiểm sát viên cần có văn bản yêu cầu toàn khắc phục
bằng cách đề nghị hoãn phiên tòa để thu thập tài liệu chứng cứ … (Đ259
BLTTDS).
Một số hoạt động của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân
sự:
Thứ nhất, kỹ năng kiểm sát các hoạt động tố tụng bắt đầu phiên tòa.
Một trong những nội dung quan trọng của Kiểm sát viên khi tham gia phiên
tòa sơ thẩm là kiểm sát các hoạt động tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử,
thư ký tòa án và những người tham gia tố tụng khác, chính vì vậy khi thực hiện
chức năng nhiệm vụ này đòi hỏi Kiểm sát viên phải tham dự phiên tòa ngay từ
trước khi phiên tòa sơ thẩm bắt đầu, có thể nói là Kiểm sát viên sẽ tham gia và
kiểm sát các hoạt động của Thư ký tòa án trước khi Hội đồng xét xử vào làm việc.
Tiếp theo khi Hội đồng xét xử vào xét xử, Kiểm sát viên phải kiểm tra số
lượng, điều kiện tham gia Hội đồng xét xử của mỗi thành viên Hội đồng xét xử,
đối chiếu danh sách Hội đồng xét xử trên thực tế tại phiên tòa với danh sách Hội
đồng xét xử được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử; kiểm tra tư cách pháp
lý của Thư ký tòa án.
Nếu trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát
viên về việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà vẫn tiếp


tục xét xử thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa nhưng ngay sau phiên tòa,
Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với Lãnh đạo Viện để quyết định việc kháng nghị.
Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm tra tư cách
pháp lý của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định tại
các Điều 68, 75, 77, 79, 81 BLTTDS năm 2015. Đây là kỹ năng cơ thực tế đòi hỏi
Kiểm sát viên phải có những quan sát, chú ý
Việc Hội đồng xét xử không đồng ý thay đổi người giám định, người phiên
dịch thì Kiểm sát viên cũng vẫn phải tham gia phiên toà và sau phiên toà thì báo
cáo lãnh đạo Viện để quyết định kháng nghị.

Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường
hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa, nhưng Kiểm sát viên xét thấy cần phải hoãn phiên
tòa để chờ có sự tham gia của người này nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án được
đúng đắn.
Trong trường hợp nếu có căn cứ để hoãn phiên tòa nhưng Hội đồng xét xử
không chấp nhận và vẫn tiếp tục xét xử cho dù Kiểm sát viên có đề nghị thì Kiểm
sát viên phải tiếp tục tham gia phiên tòa. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên báo cáo
ngay Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để xem xét quyết định việc kháng nghị.
Thứ hai, kiểm sát thủ tục tranh tụng và tham gia tranh tụng
Đối với việc tham gia kiểm sát tại phiên tòa trong giai đoạn tranh tụng Kiểm
sát viên cần căn cứ vào các điều luật từ Điều 247 đến Điều 261 BLTTDS năm
2015. Theo đó Kiểm sát viên kiểm sát các hoạt động tố tụng của hội đồng xét xử,
trong quá trình tranh tụng, Hội đồng xét xử có tuân thủ thứ tự và nguyên tắc hỏi tại
phiên tòa, việc hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và
hỏi những người tham gia tố tụng khác.
Thứ ba, kỹ năng hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm


Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 249 BLTTDS năm 2015 thì Kiểm sát
viên tham gia hỏi sau khi các đương sự đã hỏi xong. Việc Kiểm sát viên tham gia
hỏi là nhằm để kiểm tra chứng cứ và để khắc phục vi phạm trong việc hỏi của Hội
đồng xét xử, đồng thời qua đó cũng khẳng định được sự cần thiết của việc tham gia
tố tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa.
Trong quá trình hỏi Kiểm sát viên bám sát vào đề cương hỏi đã dự thảo
trước đó, ngoài ra khi đặt câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; câu hỏi không
được mang tính chất gợi ý trước hướng trả lời. Khi hỏi xong, Kiểm sát viên phải
tập trung lắng nghe câu trả lời; ghi lại thông tin trong câu trả lời; phân tích thông
tin trong câu trả lời, so sánh, đối chiếu với câu hỏi để xem câu trả lời đã đáp ứng
được yêu cầu của câu hỏi hay chưa. Nếu câu trả lời không đúng trọng tâm, Kiểm
sát viên phải dừng ngay và yêu cầu trả lời đúng trọng tâm; nếu câu trả lời chưa đầy

đủ, Kiểm sát viên có thể hỏi lại, hỏi bổ sung.
Thứ tư, kỹ năng phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm
Theo quy định tại Điều 262 BLTTDS năm 2015 thì sau khi những người
tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, theo đề nghị của chủ tọa
phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát. Kiểm sát viên tham
gia phiên tòa phải căn cứ vào nội dung diễn biến của phiên tòa, kết hợp với sự
chuẩn bị khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và ý kiến của lãnh đạo Viện kiểm sát để trình
bày ý kiến tại phiên tòa. Khi tại phiên tòa có tình tiết mới làm thay đổi nhận định
ban đầu của Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên phải tự xem xét, kết luận, nhưng ngay
sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo với Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình về
tình tiết mới đó và ý kiến của mình.
Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong,
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán,
Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và của người tham gia tố tụng dân sự trong quá


trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử
nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.
Căn cứ tại các điều 262, 306, khoản 3 Điều 341, điểm g khoản 1 Điều 369,
điểm c khoản 1 Điều 375 quy định: ngay sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp,
Kiểm sát viên phải gửi bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ việc.
Đây là điểm cần chú ý trong thực hiện công tác kiểm sát của Kiểm sát viên.
Thứ năm, kiểm sát viên kiểm sát việc tuyên án
Căn cứ vào các Điều 266, 267 BLTTDS năm 2015, Kiểm sát viên phải kiểm
sát việc tuyên án của Hội đồng xét xử. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi Kiểm sát
viên phải theo dõi, lắng nghe tòan văn bản án, ghi chép phần nhận định và phần
quyết định của bản án và thông qua việc nghiên cứu hổ sơ vụ án, cũng như diễn
biến tại phiên tòa, từ đó xác định được bản án có thể hiện đúng tính khách quan
của vụ việc hay không. Trường hợp Kiểm sát viên nhận thấy có vấn đề nào đó
không có căn cứ trong nội dung bản án thì Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất với

Lãnh đạo Viện kiểm sát để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2.
a.

Tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm vụ án dân sự
Việc tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm
Việc tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự của

Kiểm sát viên theo quy định của BLTTDS không hoàn toàn bắt buộc trừ trường
hợp Viện kiểm sát kháng nghị. Tuy nhiên, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm cần bố trí
đủ Kiểm sát viên tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm giải quyết vụ
án dân sự để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát tuân theo pháp
luật trong lĩnh vực dân sự.
b.

Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm


Kiểm sát viên trình bày căn cứ, nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát và
xuất trình tài liệu chứng cứ bổ sung (nếu có).
Kiểm sát viên kiểm sát việc hỏi và công bố tài liệu chứng cứ, xem xét vật
chứng tại phiên tòa phúc thẩm theo quy định tại Điều 303 BLTTDS năm 2015.
Trường hợp xét thấy cần thiết phải làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án hoặc
khắc phục các vi phạm, thiếu xót trong việc hỏi của Hội đồng xét xử thì Kiểm sát
viên chủ động tham gia hỏi.
Nếu ở phiên tòa phúc thẩm có kháng nghị của Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên
tranh luận với đương sự về những vấn đề màm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, đương sự có ý kiển đối với kháng nghị của Viện kiểm sát theo
quy định tại Khoản 3 Điều 305 BLTTDS năm 2015. Việc trình bày kháng nghị của
Kiểm sát viên, kháng cáo của đương sự, việc hỏi, xuất trình, công bố tài liệu chứng

cứ và tranh luận giữa các bên tại phiên tòa làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án
thì Kiểm sát viên kị thời thay đổi cho phù hợp.
Kiểm sát việc tuyên án: khi chủ tọa hoặc một thành viên khác trong Hội đồng
xét xử tuyên án hoặc đọc quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, quyết định tạm
đình chỉ xét xử phúc thẩm, Kiểm sát viên phải tập trung cao độ theo dõi nội dung
của bản án, quyết định có phản ánh chính xác và đầy đủ các kết quả khác hay
không.
3.

Sự tham gia của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
của vụ án dân sự
Tại Khoản 1 Điều 338 BLTTDS 2015 quy định: “Phiên tòa giám đốc thẩm

phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp” và cũng tại Điều 357 BLTTDS
2015 quy định: “Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các
quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm” như vậy trong mọi trường hợp


Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không phụ thuộc
vào việc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp cao hay Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao
kháng nghị hay không.
Kiểm sát viên kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử, Thư ký và Thẩm tra viên:
xem trường hợp nào phải từ chối hoặc thay đổi khi tiến hành tố tụng. Xem xét việc
xét xử với thành phần Ủy ban THẩm phán của Tòa án cấp cao 03 người hay toàn
thể và Hội đồng thẩm phán TANDTC là 05 người hay toàn thể.
Kiểm sát việc triệu tập và sự có mặt, vắng mặt của các đương sự và những
người tham gia tố tụng khác. Ngoài ra Kiểm sát viên còn kiểm sát việc cung cấp và
công bố tài liệu, chứng cứ mới tại phiên tòa. Kiểm sát Hội đồng xét xử nghị án,
biểu quyết và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án. Kiểm sát viên
bản phiên tòa.

Trường hơp kháng nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm thì tại phiên tòa, Kiểm sát
viên trình bày nội dung, tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị. 1 Nếu Hội
đồng giám đốc thẩm yêu cầu trình bày về căn cứ kháng nghị thì Kiểm sát viên
phân tích làm rõ thêm các căn cứ, tình tiết trong hồ sơ mà bản án phúc thẩm chấp
nhận hoặc không chấp nhận không có căn cứ, vi phạm pháp luật.
Về phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa Giám đốc thẩm, Tái thẩm
do Chánh án kháng nghị. Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị thì tại phiên
tòa, Kiểm sát viên trình bày tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị; căn cứ
đơn đề nghị của đương sự, thời hạn kháng nghị, thẩm quyền và nội dung của quyết
định kháng nghị của Chánh án Toàn án nhân dân đã theo đúng hoặc không đúng
trong các quy định của pháp luật. Trường hợp kháng nghị của Chánh án Tòa án
1 Khoản 1 Điều 31 Thông tư liên tịch số 02/2016


nhân dân không có căn cứ hoặc có nội dung trong kháng nghị không có căn cứ và
không nhất trí với kháng nghị hoặc một phần kháng nghị, thì Kiểm sát viên phát
biểu quan điểm không nhất trí với toàn bộ kháng nghị hoặc một phần của kháng
nghị.

B. Sự tham gia của Kiểm sát viên trong các phiên tòa, phiên họp của Viện kiểm

sát trong giải quyết việc dân sự theo các trình tự: sơ thẩm, phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm.
Tại Điều 361 BLTTDS 2015 quy định: “việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức,
cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không
công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.
Thứ nhất, tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự

Tại Khoản 2 Điều 367, Điều 438 BLTTDS năm 2015 quy định khi “Tòa án
mở phiên họp giải quyết việc dân sự thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải
tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành
phiên họp”. Cũng ở Khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015: “Viện kiểm sát tham gia các
phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án
do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công,
lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy


định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.” Quy định nhằm đề cao trách nhiệm của
Kiểm sát viên và của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát giải quyết việc dân
sự.
Thứ hai, tại phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
Đây là hoạt động kiểm sát giải quyết việc dân sự theo thủ tục phúc thẩm.
Theo đó, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp phúc thẩm
giải quyết việc dân sự; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành
phiên họp, trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm. 2 Quy định ở các
mặt như: phiên họp xét đơn yêu cầu, xét tính hợp pháp của cuộc đình công hay giải
quyết đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
Thứ ba, theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
BLTTDS không có riêng điều luật quy định về thủ tục giám đốc thẩm và tái
thẩm đối với việc dân sự. Đối với việc dân sự nhóm 1 và nhóm 2, Viện kiểm sát có
quyền áp dụng theo thủ tục giám đốc thẩm hay thủ tục tái thẩm đối với vụ án dân
sự để kiểm sát hoạt động giải quyết việc dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm. Từ đó việc tham gia của Kiểm sát viên trong 2 thủ tục này cũng như trên.
Còn ở nhóm 3 lại không được áp dụng thủ tục này. Trong đó, nhóm 1 của việc dân
sự là những yêu cầu quy định tại các khoản 1,2,3,4,6,7,8,9,10 Điều 27, các khoản

1,2,3,4,5,6,7,8,10,11 Điều 29, các khoản 1,2,3 và 6 Điều 31, các khoản 1,2 và 5
Điều 33 của BLTTDS năm 2015. Nhóm 2 gồm những yêu cầu quy định tại các
khoản 5 Điều 27; khoản 9 Điều 29; khoản 4,5 Điều 31; khoản 3,4 Điều 33 của

2 Khoản 1 Điều 374 BLTTDS 2015


BLTTDS 2015. Nhóm 3 gồm những việc dân sự liên quan đến hoạt động của Trọng
tài thương mại Việt Nam.
B. Tình Huống
Trong trường hợp này, ông K khởi kiện anh M, N để yêu cầu anh M, N thực
hiện việc giao dịch mua, bán căn nhà cấp 4 bởi lý do: anh M, N không thực hiện
hợp đồng này ngày 13/05/2013, về phía anh M, N cho rằng không bán căn nhà trên
nữa bởi lý do: nhà và đất là di sản thừa kế của cha mẹ để lại; 05 người con thuộc
hạn thừa kế thứ nhất do cha mẹ để lại, anh M, N nên không bán được.
Kiểm sát viên phải tiến hành một số hoạt động sau:
Kiểm tra xem hình thức văn bản thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự: theo
mẫu số 30-DS ban hành kèm theo nghị quyết số 01/2017/HĐTPTANDTC.
Kiểm tra thời hạn thông báo thụ lý vụ án dân sự: Theo quy định tại khoản 1
điều 196 BLTTDS, Tòa án phải thông báo cho Viện kiểm sát về việc thụ lý vụ án
dân sự trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án.
Kiểm tra tư cách pháp lý của người khởi kiện (anh K) có đầy đủ năng lực tố
tụng dân sự theo quy định tại điều 186 và điều 187 BLTTDS.
Vụ án được tòa đưa ra xét xử, do tòa án không thu thập tài liệu chứng cứ nên
Viện kiểm sát không có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa là đúng quy định tại
Khoản 2, Điều 21 BLTTDS.
Việc tòa án cấp sơ thẩm gửi bản đề nghị Viện kiểm sát kiểm sát bản án của
tòa, trong trường hợp này, Kiểm sát viên cần lập phiếu kiểm sát bản án theo mẫu số
14 được quy định theo quyết định VKSNDTC ban hành ngày 01/07/2016; số 388
trong đó có các phần việc Kiểm sát viên phải đánh giá như:



Kiểm sát việc thụ lý: Tòa thụ lý ngày 01/07/2016, ngày 20/10/2016 Tòa mở
phiên tòa là đảm bảo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 203 BLTTDS về thời hạn
chuẩn bị xét xử.
Xét về nội dung giải quyết tranh chấp: Đây là quan hệ tranh chấp về hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở, đối tượng khởi kiện là hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng nhà và đất. Việc Tòa giải quyết và ra bản án tuyên
không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở pháp luật. Bởi lý
do: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc trường hợp giao dịch vô
hiệu được quy định tại Điều 117 BLDS.
Sau khi xem xét các vấn đề trên, Kiểm sát viên lập phiếu kiểm sát bản án
trình đến lãnh đạo khối phụ trách, trong đó phải đánh giá đầy đủ các nội dung mà
Nghị quyết số 01/2017 – Ngày 13/01/2017 của HĐTPTANDTC quy định về trình
tự thủ tụ lập bản án, quyết định sơ thẩm của ngành tòa án.
Kiểm sát viên đánh giá việc tòa gửi bản án đúng thời gian quy định không,
việc lâp bản án đảm bảo về mặt hình thức hay không, cũng như nội dung giải quyết
vụ án đảm bảo các quy định về luật hình thức và nội dung hay không? Từ đó đề
xuất theo hướng:
Bản án không có vi phạm gì thì lập phiếu kiểm sát bản án, lãnh đạo duyệt để
lưu và gửi cho VKSND cấp trên, trường hợp có vi phạm thì tùy theo mức độ để
ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị phúc thẩm theo thẩm quyền.
Trường hợp theo đề bài tập trên, Kiểm sát viên đề xuất không có gì để kiến
nghị hoặc kháng nghị phúc thẩm.
KẾT LUẬN


Nhằm nâng cao vị trí vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát giải quyết
các vụ việc dân sự ngày nay bộ luật tố tụng dân sự nói riêng và các ngành khác nói
chung thay đổi nhiều trong các quy phạm pháp luật.

Dưới góc nhìn của sinh viên ngành luật năm thứ tư về vấn đề còn nhiều khá
bàn luận này thì khó có thể tránh được thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong được
nhận sự đánh giá và góp ý của quý thầy cô sau khi đọc qua bài tiểu luận này. Em
xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nxb

2.

Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.

(2015), Nxb Tư pháp, Hà Nội;
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát tập
6, năm 2015.


Từ ngữ thay thế
VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

VKSND


Viện kiểm sát nhân dân

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự



×