Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNHCÔNG TY NHỰA TIỀN PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.04 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY NHỰA TIỀN PHONG

GVHD: PGS TS NGUYỄN MINH KIỀU
NHÓM THỰC HIỆN:
VŨ CÔNG ĐỨC ANH
ĐOÀN THÁI HOÀI THƯƠNG
KIM TRUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NHỰA TIỀN PHONG


1/2/1958 Bộ Công thương đã ra quyết định thành lập, xây dựng nhà máy Nhựa, cơ sở
đầu tiên của ngành sản xuất, gia công chất dẻo của Việt Nam tại khu vực đường An Đà
(số 2 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng hiện nay).
⦁ 19/05/1960 Nhà máy được chính thức khánh thành
⦁ 1990 Nắm bắt được nhu cầu phát triển của xã hội, Nhà máy chuyển dần sang sản xuất
các sản
phẩm ống nhựa.PVC, PE-HD, PPR phục vụ cho cấp thoát nước và các công tr.nh xây
dựng.
⦁ 29/04/1993 Nhà máy được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong theo
Quyết định
số: 386/CN/TCLĐ của Bộ Công nghiệp Nhẹ.
⦁ 17/8/2004 Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong được chuyển đổi thành Công ty cổ
phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong.
⦁ 01/01/2005 Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong bắt đầu hoạt động theo mô
hình
Công ty cổ phần.
Niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
⦁ 2006 Công ty thực hiện việc đăng ký niêm yết, giao trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
⦁ 24/10/2006 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đ. có Quyết định số: 19/QĐTTGDCK


chấp thuận cho Công ty được niêm yết 14.446.000 cổ phiếu (tương ứng với vốn điều
lệ144.460.000.000 đồng
⦁ Ngày 11/12/2006 cổ phiếu NTP bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên.
⦁ Năm 2007 Công ty tăng vốn điều lệ lên 216.689.980.000 đồng bằng việc trả cổ tức
bằng cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.
⦁ Năm 2011, Công ty tiếp tục tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng cho cổ đông
hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 433.379.960.000 đồng tương ứng với 43.337.996 cổ
phần.


PHẦN 2: PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG TRONG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
1. Tỷ số thanh khoản
a. Tỷ số thanh toán hiện thời:
Cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu
động có thể huy động ngay để thanh toán.

Năm 2012Năm 2013
= =
= 1,61= 1,51

Tỷ số thanh khoản hiện thời của doanh nghiệp là 1,51 > 1 cho thấy tài sản lưu động của
doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Nói
chung, tình hình thanh khoản của doanh nghiệp là tốt.
Nếu so với năm trước, tỷ số thanh khoản hiện thời của năm nay là 1,51 nhỏ hơn năm
trước là 1,61 điều này cho thấy khả năng thanh khoản của doanh nghiệp năm nay giảm
hơn năm trước.
b. Tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các
khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không.


Năm 2012Năm 2013
= =
= 1,046= 0,837


Tỷ số thanh khoản nhanh của doanh nghiệp là 0,837 < 1 cho thấy tài sản lưu động có thể
sử dụng ngay của doanh nghiệp không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản
nợ ngắn hạn nếu như các chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Nói chung, tình hình thanh
khoản của doanh nghiệp không tốt lắm, nhưng nếu chủ nợ không đòi tiền cùng lúc thì
doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động.
So với năm trước, tỷ số thanh khoản nhanh năm nay là 0,837 nhỏ hơn năm trước là
1,046 điều này cho thấy khả năng thanh khoản nhanh của doanh nghiệp năm nay kém
hơn năm trước.
Doanh nghiệp có tỷ số thanh khoản hiện thời không thấp, nhưng tỷ số thanh khoản
nhanh lại hơi thấp, điều này do giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản lưu động kém thanh
khoản khác của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản lưu động.
2. Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động:
a. Tỷ số hoạt động tồn kho:
Dùng để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp. Tỷ số này có thể đo
lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm và số ngày tồn kho.

Năm 2012Năm 2013
= =
= 6,2 vòng= 7,09 vòng

Năm 2012Năm 2013
= =
= 58 ngày= 50 ngày



Vòng quay tồn kho của doanh nghiệp là 7,09 vòng khiến cho số ngày tồn kho còn 50
ngày. Như vậy bình quân mất hết 50 ngày để doanh nghiệp bán hết một vòng hàng tồn
kho.
Số ngày tồn kho năm 2013 là 50 ngày so với năm 2012 là 58 ngày, cho thấy năm 2013
doanh nghiệp có nhiều hướng giải phóng hàng tồn kho nhanh hơn năm trước.
b. Kỳ thu tiền bình quân:
Cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu.

Năm 2012Năm 2013
=
=
= 69 ngày

= 67 ngày

Trong năm 2013 doanh nghiệp mất 67 ngày cho một khoản phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp năm 2013 tương đương năm 2012.
c. Vòng quay tài sản lưu động:
Phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết mỗi
đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Năm 2012Năm 2013
= =
= 4,91

= 5,62


Tỷ số vòng quay tài sản lưu động của doanh nghiệp năm 2013 là 5,62 cho biết mỗi đồng

tài sản lưu động của doanh nghiệp tạo ra được 5,62 đồng doanh thu. Điều này cho thấy
doanh nghiệp vẫn đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động.
d. Vòng quay tài sản cố định:
Phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp, tỷ số này cho biết mỗi
đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Năm 2012Năm 2013
= =
= 4,08

= 3,38

Tỷ số vòng quay tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2013 là 3,38 cho biết mỗi đồng
tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được 3,38 đồng doanh thu. Điều này cho thấy
doanh nghiệp vẫn đang sử dụng hiệu quả nguồn tài sản cố định.
e. Vòng quay tổng tài sản:
Phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp, tỷ số này cho biết mỗi đồng
tổng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Năm 2012Năm 2013
= =
= 1,47

= 1,43


Tỷ số vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2013 là 1,43 cho biết mỗi đồng
tổng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được 1,43 đồng doanh thu. Điều này cho thấy
doanh nghiệp vẫn đang sử dụng hiệu quả tổng tài sản.
3. Tỷ số quản lý nợ:

a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp.

Năm 2012Năm 2013
= =
= 0,33 = 33%= 0,32 = 32%

Tỷ số nợ so với tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Theo các
số liệu trên cho biết năm 2012 có 33% và năm 2013 có 32% giá trị tài sản của công ty
được tài trợ từ nợ vay.
Tỷ số nợ so với tài sản thường năm trong khoảng 50% - 70%. Tỷ số của công ty khá
thấp, không thay đổi nhiều trong hai năm 2012 (khoảng 33%) và năm 2013 (khoảng
32%) cho thấy công ty ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Từ đó cho thấy khả năng tự
chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của công ty cao nhưng công ty không tận
dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính và cơ hội tiết kiệm thuế.
b. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu:
Phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.

Năm 2012Năm 2013
= =
= 0,49 = 49%= 0,48 = 48%


Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu năm 2013 là 48% có nghĩa là 48% giá trị tài sản của
doanh nghiệp được tài trợ từ nợ vay.
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu nói chung có thể nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn 1. Tỷ số này
thấp hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp hiện sử dụng nợ ít hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu
để tài trợ cho tài sản.
c. Tỷ số khả năng trả lãi:
Phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh.


Năm 2012Năm 2013
= =
= 10,12= 18,76

Tỷ số khả năng trả lãi của công ty năm 2012 là 10.12 và năm 2013 là 18.76 cho biết
công ty tạo ra lợi nhuận trước thuế tương ứng gấp 10.12 lần và 18.76 lần chi phí lãi vay.
Năm 2013 tỷ số này tăng khá cao hơn so với năm 2012 (chênh lệch khoảng hơn 8 đơn
vị ) cho thấy sự gia tăng lớn về khả năng trang trải lãi vay của công ty.
d. Tỷ số khả năng trả nợ:
Đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn như doanh thu,
khấu hao, lợi nhuận trước thuế.


Năm 2012Năm 2013
=

=

= 2,82= 2,5

Các tỷ số này cho biết trong hai năm 2012 và 2013, cứ mỗi đồng nợ phải trả công ty có
tương ứng 2.82 và 2.5 đồng có thể dùng để trả nợ.
Khả năng trả nợ trong hai năm 2012 và 2013 khá tốt vì đều lớn hơn 1. So với năm 2012,
tỷ số này trong năm 2013 đã giảm một lượng ít vào khoảng 0.3 đơn vị.
4.Tỷ số khả năng sinh lợi:
a. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ số này cho biết cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Năm 2012

=

Năm 2013

=

= 0,1234 = 12,34%= 0,1167 = 11,67%

Năm 2013 cho thấy, cứ mỗi 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 11,67 đồng lợi nhuận.
b. Tỷ số sức sinh lợi căn bản:
Phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của doanh nghiệp. Nó cho biết cứ bình
quân
100
đồng tài Năm
sản của2013
doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng trước thuế và lãi.
Năm
2012
=

=

= 0,2642 = 26,42%

= 0,2337 = 23,37%


Năm 2013 cho thấy, cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra được 23,37
đồng lợi nhuận trước thuế và lãi.
c. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) :

Cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận cho cổ đông.

Năm 2012
=

Năm 2013

=

= 0,1812 = 18,12%= 0,1669 = 16,69%

Năm 2013 cho thấy, cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra được 16,69
đồng lợi nhuận cho cổ đông.
d. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

Năm 2012
= =

Năm 2013

= 0,2851 = 28,51%= 0,2475 = 24,75%


Năm 2013 cho thấy, cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tạo ra được
24,75 đồng lợi nhuận cho cổ đông.
5. Tỷ số tăng trưởng:
a.Tỷ số lợi nhuận tích lũy:

Đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư.

Năm 2012
= =

Năm 2013

= 0,9914 = 99,14%= 0,9171 = 91,71%

b. Tỷ số tăng trưởng bền vững:
Đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận.
TS tăng trưởng bền vững =
=
=TSLN tích lũy x Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Năm 2012

Năm 2013

= 0,9914 X 0,2851

= 0,9171 X 0,2475


= 0,2826

= 0,267

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP.
1. Đánh giá về tình hình tài chính
Tổng tài sản của doanh nghiệp từ 2011 đến 2013 tăng đều qua các năm.

Sau khi phân tích tỷ số thanh khoản, tuy tỷ số thanh khoản nhanh (0,837) sắp xỉ bằng 1
nhưng tỷ số thanh khoản hiện hành (1,51) lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh khoản của
công ty tương đối tốt.
Phân tích tỷ số quản lý tài sản cho thấy vòng quay hàng tồn kho có phần cải thiện so với
năm trước, bên cạnh đó kỳ thu tiền bình quân tương đối ổn định. Vòng quay tổng tài sản
cho thấy sự luân chuyển tài sản tạo nên doanh thu tương đối tốt.
Phân tích tỷ số nợ cho thấy tỷ lệ sử dụng nợ trên vốn chủ sở hữu tương đối an toàn, bên
cạnh đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp được đảm bảo.
Tóm lại: tình hình tài chính của doanh nghiệp khá dồi dào.
2. Đánh giá về tình hình hoạt động
Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi, nhìn chung từ 2012 đến 2013 ROA và ROE của doanh
nghiệp tương đối cao, biến động không nhiều qua các năm.
Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp trong năm 2012 và 213 là rất cao, chứng tỏ doanh
nghiệp đang có định hướng đầu tư cho nhiều khoản mục khác nhau trong tương lai.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang diễn ra khá tốt,
doanh nghiệp có tầm nhìn xa và đang chuẩn bị tiềm lực về tài chính rất mạnh, sẵn sàng
cho nhiều hoạt động kinh doanh và phát triển vững mạnh trong tương lai.



×