Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh một nghiên cứu bước đầu (survey of vocational interests among students initial findings)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 43 trang )

Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh – một
nghiên cứu bước đầu
Lê Đông Phương1
Cao Thị Phương Chi2

1 Đặt vấn đề
Trong giáo dục và tư vấn hướng nghiệp việc nắm chắc đặc điểm tâm lý, ưu tiên trong
lựa chọn nghề của học sinh là một việc làm hết sức quan trọng.
Có nhiều phương pháp để phát hiện sở thích, kỹ năng, tính cách, năng khiếu... của
từng cá nhân, như trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp, trắc nghiệm về màu
sắc... tùy trường hợp mà người sử dụng chọn phương pháp phù hợp nhất. Trên cơ sở
các trắc nghiệm người học có thể có được những lời khuyên tốt về việc lựa chọn nghề
nghiệp cũng như con đường học tập để thực hiện nguyện vọng của mình. Nếu chọn
được ngành nghề phù hợp, người học sẽ cảm thấy thoải mái hơn, yên tâm học tập, gắn
bó lâu dài với nghề và ít bị áp lực trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này
và cơ hội thành công trong nghề nghiệp sẽ sớm đến với bạn (New Hampshire
Employment Security, 2013).
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tâm lý, sự phù hợp của các đặc
điểm tâm lý với các nghề trong xã hội. Các nghiên cứu đã đưa đến nhiều công cụ trắc
nghiệm dùng trong đánh giá sở thích nghề nghiệp (vocational interest) như một hình
thức khám phá tố chất của con người. Nổi tiếng nhất trong các công cụ trắc nghiệm đó
có lý thuyết của John Holland về sự lựa chọn nghề nghiệp (Holland, 1997) và lục giác
RIASEC (hay còn được dịch sang tiếng Việt là Mật mã Holland). Lý thuyết của
Holland, được đề xuất lần đầu từ năm 1958, đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới
như tại Bộ Lao động Hoa kỳ, Sở việc làm của CHLB Đức, Canada, Anh quốc…
Tuy vậy việc vận dụng lý thuyết chọn nghề của John Holland tại Việt Nam còn hiếm,
mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng dạng tối giản của trắc nghiệm Holland trong tư vấn
cho học sinh các trường phổ thông khi chọn ngành học. Chưa có nghiên cứu nào thực
hiện khảo sát một cách rộng rãi về sở thích nghề nghiệp của học sinh ở Việt Nam.

1



Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam
2

Nghiên cứu viên, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đã quyết định tiến hành khảo sát sở thích nghề nghiệp
của học sinh phổ thông Việt Nam bằng trắc nghiệm theo lý thuyết của Holland nhằm
xây dựng sơ bộ mô hình sở thích nghề nghiệp của học sinh phổ thông hiện nay.

2 Mô tả khảo sát
2.1 Công cụ khảo sát
Để có được một công cụ trắc nghiệm phù hợp nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm
và so sánh các công cụ trắc nghiệm hiện có trên mạng và các mẫu trắc nghiệm đã từng
được sử dụng ở Việt Nam.
Hiện trạng của các trắc nghiệm sở thích nghề theo lý thuyết Holland bao gồm:
-

Trắc nghiệm ngắn với 9 hoặc ít hơn câu hỏi cho mỗi nhóm tính cách tương ứng
với 54 câu hỏi tổng số, các câu hỏi được đưa ra dưới dạng hành động (làm…)
hoặc mong muốn (thích). Các câu hỏi chỉ có chọn lựa có - không để đảm bảo
có được kết quả rõ ràng theo nhóm câu hỏi, tuy nhiên cách này không tạo ra
được độ phân giải tốt của các nhóm ý trả lời. Các trắc nghiệm ngắn thường
được thiết kế theo cách cho kết quả ngay trên màn hình, không có tương tác

tiếp theo giữa người trả lời trắc nghiệm và người cung cấp trắc nghiệm.

-

Trắc nghiệm dài (10 câu hoặc hơn) với câu trả lời theo mức độ từ thấp đến cao
hoặc từ rất không đến rất có. Tuy nhiên các trắc nghiệm dài thường ở dạng phải
đăng kí hoặc mất phí để nhận được kết quả.

-

Các trắc nghiệm thường xuất hiện chủ yếu dưới dạng tiếng Anh hoặc tiếng của
quốc gia gốc. Các trắc nghiệm tiếng Việt hiện nay hầu hết là các phiên bản dịch
từ các trắc nghiệm tiếng Anh nên còn nhiều câu hỏi khó trả lời đối với học sinh
Việt Nam do ngữ cảnh không phù hợp.

-

Luận giải các kết quả trắc nghiệm về cơ bản không có. Các trang tiếng Việt
không thu thập thông tin và xử lý kết quả tổng thể.

Để có thể có được kết quả khả dụng trong nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã quyết định
xây dựng bộ câu hỏi dựa trên các câu hỏi của trắc nghiệm trung bình do O*NET (U.S.
Department of Labor, n.d.) xây dựng và sử dụng trong các trắc nghiệm của họ, Việt
hóa và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam trên cơ sở tham khảo thêm các
câu hỏi của Dự án Open Pyschometrics (“Take a personality test - Open Source
Psychometrics Project,” n.d.) và explorix.net c Các câu hỏi trong bộ trắc nghiệm này
được thử nghiệm trên quy mô nhỏ (30 phiếu) trước khi đưa ra thực hiện đại trà.
Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệm này được thực hiện gồm:
1. Các thông tin về cá nhân: tên, email, trường, lớp đang học và tỉnh/thành phố
đang sinh sống

2


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

2. Các câu hỏi về sở thích nghề nghiệm (10 câu cho mỗi nhóm = 60 câu) với 4 lựa
chọn từ thấp đến cao3.
3. Các câu hỏi về nghề mong muốn, tự nhận định về khả năng học các môn học
trong chương trình trung học hiện hành
Bài trắc nghiệm này có thể được tham khảo tại địa chỉ sau
/>
2.2 Cách thức tiến hành khảo sát
Trắc nghiệm được thiết kế để thực hiện online sử dụng nền tảng Google forms để
cung cấp câu hỏi và tập hợp dữ liệu của các câu trả lời. Lựa chọn sử dụng Google
forms có ưu thế là mọi phương tiện truy cập internet (điện thoại di động, máy tính
bảng hay máy tính cá nhân) đều có thể mở và trả lời như nhau. Điều này giúp học
sinh, nhất là học sinh THCS các vùng xa xôi vốn có nhiều cơ hội sử dụng di động hơn
là máy tính cá nhân có thể tham gia trắc nghiệm.
Việc tiến hành được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện của người trả lời kèm theo
cam kết trả lại kết quả cho người trả lời thông qua email được cung cấp trong form.
Để có thể có được người trả lời nhóm nghiên cứu đã sử dụng các kênh truyền thông xã
hội (Facebook hay email của cán bộ quản lý, giáo viên, người quen, bạn bè) giới thiệu
đến giáo viên, học sinh hoặc cha mẹ học sinh.
Sau khi có kết quả nhóm đã tính điểm của các sở thích nghề nghiệm, xác lập các nhóm
tính cách nổi trội. bên cạnh đó đã thực hiện đối chiếu tính cách và lựa chọn nghề căn
cứ vào câu hỏi mở về các nghề mong muốn để chấm sự phù hợp giữa tính cách về
nghề mong muốn.
Kết quả là sau 10 ngày đã có hơn 1400 người trả lời trắc nghiệm4. Kết quả phân tích
trong báo cáo này là kết quả của 1300 trả lời đầu tiên.


2.3 Hạn chế của khảo sát
Do khảo sát này được thực hiện online theo cơ chế tự nguyện xuất phát từ ý muốn cá
nhân nên khảo sát này không kiểm soát được diện đối tượng trả lời.

3

Phương án 4 mức lựa chọn sẽ giúp tránh được hiện tượng tập trung đánh vào mức
trung bình của thang 5 năm mức
4

Đến 19/12/2018 có 69392 người đã thấy thông báo (3727 tự thấy, 65635 qua quảng
cáo trả tiền của FB), 648 người bày tỏ cảm xúc, 96 người chia sẻ, 3701 người mở link
liên kết.
3


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Vì thực hiện trực tuyến không có giám sát, không có hướng dẫn cá nhân nên mức độ
xác thực của các ý kiến trả lời là một vấn đề cần lưu ý mặc dù nhóm nghiên cứu đã có
các chỉ dẫn rõ ràng trong form trắc nghiệm.
Đối với không ít học sinh đây là lần đầu tiên thực hiện một khảo sát online nên có thể
có nhiều em chưa quen với phương thức này và có thể đã bỏ dở giữa chừng, vì vậy
chúng tôi không chắc rằng có bao nhiêu người đã thực sự quan tâm đến trắc nghiệm
tính cách và đã thực sự mở form trắc nghiệm
Khảo sát sử dụng nền tảng Google forms không cho phép tính toán và hiện kết quả
tính toán trực tuyến nên đối với nhiều học sinh có thể trắc nghiệm này chưa thực sự
hấp dẫn khi có một số trang khác sử dụng lập trình JavaScripts để tính toán trực tuyến

và thể hiện kết quả ngay trên trang khảo sát.
Do khảo sát này được thực hiện trực tuyến và gửi lời mời qua mạng xã hội nên đối
tượng trả lời sẽ bị giới hạn ở những đối tượng có cơ hội tiếp cận các thiết bị tính toán,
điện thoại di động và sử dụng mạng xã hội tích cực.

3 Kết quả khảo sát
3.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát
Trong số 1300 bài trắc nghiệm đầu tiên đã làm có 94,5% người tự xác định là dân tộc
Kinh, tỷ lệ người dân tộc thiểu số là 5,5% (xem Bảng 1). Có những dân tộc thiểu số ít
người những cũng đã xuất hiện chứng tỏ trắc nghiệm này đã tiếp cận được đến học
sinh một số khu vực xa xôi.
Bảng 1 Thành phần dân tộc của những người trả lời trắc nghiệm (sắp xếp theo số
người trả lời trắc nghiệm)
Dân tộc

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Kinh

1228

94,5

Hoa

32

2,5


Tày

13

1,0

Nùng

9

,7

H'Mông

4

,3

Mường

3

,2

4


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh


Chăm

2

,2

Khmer

2

,2

Thái

2

,2

Dao

1

,1

Phù Lá

1

,1


Sán dìu

1

,1

Không xác định

1

,1

1300

100,0

Tổng số

Trong số học sinh trả lời trắc nghiệm khoảng 3/4 là học sinh đang học trung học phổ
thông, gần 20% học sinh lớp 8 và lớp 9. Điểm đặc biệt là trắc nghiệm này đã thu hút
được sự trả lời của những người đang học các lớp dự bị đại học, đang luyện thi lại vào
đại học hay đang học cao đẳng, đại học (xem Bảng 2). Điều này chứng tỏ học sinh từ
THCS đã có quan tâm rất nhiều đến đánh giá khả năng chọn nghề tương lai cho mình.
Ngay cả những người đã học xong THPT cũng quan tâm đến vấn đề tính cách của
mình.
Bảng 2 Khối lớp đang theo học của những người trả lời trắc nghiệm
Đang học lớp

Số lượng


Tỷ lệ

8

82

6,3

9

160

12,3

10

352

27,1

11

309

23,8

12

321


24,7

135

76

5,8

Tổng số

1300

100,0

5

Nhóm này bao gồm tất cả những người đang học dự bị đại học, luyện thi vào đại học
sau khi trượt năm trước, những người đang là học sinh, sinh viên các trường cao đẳng,
đại học.
5


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Tất cả các tỉnh và thành phố Việt Nam đều có người tham gia trả lời trắc nghiệm.
Trong số các địa phương có người đã làm trắc nghiệm TpHCM và Hà Nội chiếm tỷ lệ
rất lớn (13,8% và 8,2%). Các tỉnh đang có sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong
phạm vi các hành lang phát triển kinh tế như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng

Tàu… cũng có tỷ lệ khá cao (trên 2%). Nhiều tỉnh vùng sâu, xa cũng có người tham
gia làm trắc nghiệm (xem Hình 1). Rõ ràng trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội
hiện nay số học sinh rất quan tâm tới khả năng chọn nghề cho tương lai của mình, kể
cả những nơi có nhiều cơ hội học tập và việc làm đa dạng.

Hình 1 Phân bổ người trả lời theo địa bàn sinh sống

Xét theo vùng thì Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm tỷ lệ cao thứ 3, sau
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng (xem Bảng 3). Trung du miền núi phía Bắc
chỉ chiếm 6,3% số người trả lời, Tây nguyên 6,5%.

Bảng 3 Nơi cư trú hiện nay của người làm trắc nghiệm theo vùng địa lý-kinh tế
Vùng

Số lượng

6

Tỷ lệ (%)


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Đồng bằng sông Hồng

257

21,0


Trung du miền núi phía Bắc

77

6,3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

234

19,2

Tây Nguyên

79

6,5

Đông Nam Bộ

343

28,1

Đồng bằng sông Cửu Long

231

18,9


1221

100,0

Tổng số

3.2 Các sở thích nghề nổi trội
Kết quả chấm điểm các nhóm tính cách cho kết quả như sau (xem Bảng 4 và Bảng 5):
-

Tính cách Artistic chiếm ưu thế lớn nhất trong cả tính cách thứ 1 (mạnh nhất)
và tính cách thứ 2.

-

Tính cách Investigative là tính cách lớn tiếp theo trong cả Tính cách 1 và Tính
cách 2

-

Tính cách Realistic là tính cách yếu nhất, tiếp theo là Conventional.

Sự phân bổ không đồng đều các nhóm tính cách này cho thấy việc chọn nghề và
ngành đào tạo trong tương lai của học sinh hiện nay đang có những điều chưa được
hiểu rõ.
Bảng 4 Nhóm tính cánh nổi trội nhất
Tính cách 1

Số lượng


Tỷ lệ (%)

A - Artistic (Người sáng tạo)

463

35,6

C - Conventional (Người tổ chức)

136

10,5

E - Enterprising (Người thuyết phục)

179

13,8

I - Investigative (Người suy nghĩ)

346

26,6

R - Realistic (Người hành động)

38


2,9

S - Social (Người trợ giúp)

138

10,6

1300

100,0

Tổng số

7


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Bảng 5 Nhóm tính cánh nổi trội thứ 2
Tính cách 2

Số lượng

Tỷ lệ (%)

A - Artistic (Người sáng tạo)

262


20,2

C - Conventional (Người tổ chức)

122

9,4

E - Enterprising (Người thuyết phục)

231

17,8

I - Investigative (Người suy nghĩ)

291

22,4

R - Realistic (Người hành động)

104

8,0

S - Social (Người trợ giúp)

290


22,3

1300

100,0

Tổng số

Sự so sánh tương đối về ưu thế của các nhóm tính cách được thể hiện trong Hình 2 và
Hình 3.

Hình 2 Tính cách mạnh nhất

8


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Hình 3 Tính cách thứ 2
Bảng 6 cho thấy rõ hơn sự phân bổ của các tính cách trong nhóm tính cách mạnh nhất.
Học sinh tất cả các khối lớp đều thể hiện sự tập trung vào Artistic và Investigative. Sự
mờ nhạt của Conventional thể hiện rõ ở các lớp 10, 11 và 12 trong khi Realistic thể
hiện yếu nhất ở các lớp từ 9 đến 13.
Bảng 6 Tính cách 1 theo khối lớp đang học của người trả lời
Đang học lớp
Tính cách

Toàn bộ

8

A - Artistic (Người
46,3%
sáng tạo)

9

10

11

12

13

40,0%

36,1%

33,0%

30,8%

43,4%

35,6%

C - Conventional
(Người tổ chức)


6,1%

8,8%

8,0%

11,0%

14,6%

10,5%

10,5%

E - Enterprising
(Người thuyết
phục)

12,2%

8,1%

11,6%

15,5%

19,6%

5,3%


13,8%

9


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

I - Investigative
(Người suy nghĩ)

29,3%

33,1%

31,5%

25,9%

18,7%

23,7%

26,6%

R - Realistic
(Người hành động)

1,2%


0,0%

4,0%

2,6%

3,1%

6,6%

2,9%

S - Social (Người
trợ giúp)

4,9%

10,0%

8,8%

12,0%

13,1%

10,5%

10,6%


Học sinh người DTTS và người Kinh có một số khác biệt về tính cách thể hiện trong
Bảng 7.
Bảng 7 Tính cách 1 theo thành phần dân tộc
Dân tộc thiểu
số

Kinh

Toàn bộ

A - Artistic (Người sáng tạo)

28,2%

36,1%

35,6%

C - Conventional (Người tổ chức)

11,3%

10,3%

10,4%

E - Enterprising (Người thuyết
phục)

14,1%


13,8%

13,8%

I - Investigative (Người suy nghĩ)

35,2%

26,1%

26,6%

R - Realistic (Người hành động)

4,2%

2,9%

2,9%

S - Social (Người trợ giúp)

7,0%

10,8%

10,6%

Tính cách


3.3 Tổng điểm về sở thích nghề
Tổng số điểm về sở thích nghề nghiệp cho phép ta hình dung phần nào về sự quan tâm
tới các khía cạnh/hoạt động nghề nghiệp khác nhau và từ đó định hướng cho lựa chọn
con đường nghề nghiệp tương lai của mình. Có khá nhiều học sinh có tổng số điểm sở
thích nghề nghiệp khá thấp (15-20 điểm cho cả 6 nhóm tính cách!). Điều này có thể
phản ánh một thực tế là học sinh chỉ đi học chứ chưa thực sự quan tâm tới tương lai
nghề nghiệp (phải chăng vì chưa được giáo dục định hướng nghề nghiệp đầy đủ?).

10


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Hình 4 Phân bố tổng điểm về sở thích nghề nghiệp theo thành phần dân tộc
Tổng số điểm về sở thích nghề nghiệp của học sinh về cơ bản không có khác biệt giữa
học sinh người Kinh và học sinh người DTTS (tham khảo Hình 4). Điểm trung bình
của 2 nhóm học sinh này lần lượt là 29,17 và 29,71 (trên thang điểm tối đa 60).
Tuy nhiên khi xét phổ điểm sở thích nghề nghiệp theo vùng ta thấy học sinh vùng Tây
nguyên và trung du miền núi phía Bắc là những nhóm có điểm số về sở thích nghề
nghiệp thấp hơn các vùng khác (xem Hình 5).

11


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Hình 5 Tổng điểm về sở thích nghề nghiệp theo vùng


12


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Hình 6 Tổng điểm về sở thích nghề nghiệp theo bậc học
Giữa THCS và THPT có sự khác biệt của tổng điểm sở thích, khi mà học sinh THCS
có điểm số cao hơn học sinh THPT và các đối tượng học các bậc học khác. Học sinh
trung học cơ sở có phổ điểm này rộng hơn học sinh THPT trong khi số đã học xong
THPT có phổ điểm hẹp hơn cả (Hình 6).

13


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Hình 7 Tổng điểm về sở thích nghề nghiệp theo khối lớp
Điều này cũng đúng khi xét tổng điểm sở thích nghề nghiệp theo khối lớp. Học sinh
lớp 8 và 9 có điểm cao hơn các lớp THPT và học sinh lớp 12 có điểm sở thích nghề
nghiệp thấp nhất.
Dường như đây là nghịch lý vì học sinh THPT sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến các
hoạt động nghề nghiệp. Phải chăng định hướng của gia đình đang có tác động ngược
đến quan tâm nghề nghiệp của học sinh THPT?

3.4 Chênh lệch giữa điểm số của các tính cách
Nếu lấy độ chênh lệch (tính bằng điểm số) giữa các tính cách là thước đo về sự chắc
chắn của các quan tâm/sở thích nghề nghiệp(“EXPLORIX® - Entdecken Sie Ihre

beruflichen Möglichkeiten,” n.d.)6 thì thành phần dân tộc của học sinh không tạo ra sự
khác biệt (xem Hình 8). Giải phân bố điểm chênh lệch giữa nhóm tính cách cao nhất
và thấp nhất của 2 đối tượng học sinh này về cơ bản tương đồng nhau.

6

Chênh lệch càng lớn thì sự phân biệt / phân giải của các quan tâm nghề nghiệp càng
lớn.
14


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Hình 8 Độ chênh lệch giữa điểm các tính cách theo thành phần dân tộc
Tuy nhiên chênh lệch về điểm giữa các tính cách dường như có dao động nhiều hơn ở
bậc THPT so với THCS (Hình 9), có thể vì học sinh còn mơ hồ về các sở thích nghề
nghiệp và mong muốn chọn nghề.

Hình 9 Độ chênh lệch giữa điểm các tính cách theo bậc học
15


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Chênh lệch điểm số của các tính cách thể hiện theo khối lớp cũng khá rõ khi mà học
sinh lớp 12 có độ chênh thấp nhất trong khi học sinh lớp 8 và 9 có độ chênh lệch lớn
nhất, cao hơn cả các đối tượng đã học xong THPT (xem Hình 10). Phải chăng áp lực
bên ngoài về chọn nghề - ngành học đã làm cho học sinh THPT không ý thức được sở

thích nghề nghiệp/tính cách của mình.

Hình 10 Độ chênh lệch giữa điểm các tính cách theo khối lớp đang học

3.5 Mức độ phù hợp của các nghề lựa chọn và tính cách
Mức độ phù hợp giữa các nghề lựa chọn và tính cách không khác biệt nhiều giữa học
sinh DTTS và học sinh người Kinh này (xem Hình 11).
Dường như học sinh DTTS đã hình dung được con đường tương lai phù hợp với tính
cách của mình hơn là học sinh người Kinh. Cũng có thể do phạm vi giao tiếp xã hội
rộng hơn nên học sinh người Kinh đã có những lựa chọn đa dạng hơn, dẫn đến sự lệch
pha giữa tính cách và nghề được chọn.

16


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Hình 11 Mức độ phù hợp giữa các nghề lựa chọn và tính cách theo thành phần dân
tộc
Xét mức độ phù hợp giữa các nghề đã chọn và tính cách học sinh trung học cơ sở là
nhóm đạt được sự ổn định hơn cả (Hình 12). Học sinh THPT có khoảng biến động lớn
nhất, dường như vì sự thúc ép trong khi xác định con đường nghề nghiệp tương lai và
chuẩn bị ngành học ở bậc đại học trong khi học sinh THCS ít chịu các áp lực này hơn.

17


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh


Hình 12 Mức độ phù hợp giữa các nghề lựa chọn và tính cách theo bậc học
Sự vênh giữa tính cách và lựa chọn nghề nghiệp thể hiện mạnh nhất ở học sinh lớp 10
và lớp 12 (Hình 13), 2 khối lớp mà học sinh phải có những quyết định rất quan trong
về con đường học tập (học gì) và tương lai nghề nghiệp của mình (học gì tiếp theo).

18


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Hình 13 Mức độ phù hợp giữa các nghề lựa chọn và tính cách theo khối lớp
Một điểm đáng quan tâm là Mức độ phù hợp giữa các nghề lựa chọn và tính cách của
học sinh vùng trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
đạt giá trị thấp nhất (xem Bảng 8)
Bảng 8 Mức độ phù hợp giữa các nghề lựa chọn và tính cách theo vùng
Vùng địa lý - kinh tế

Trung bình

Mẫu

Độ lệch chuẩn

Đồng bằng sông Hồng
Trung du miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung
Tây Nguyên

Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Toàn bộ

3,32
3,21

257
77

1,143
1,207

3,17

234

1,141

3,19
3,24
3,34
3,26

79
343
231
1221

1,133

1,068
1,127
1,122

Trong khi đó Mức độ phù hợp giữa các nghề lựa chọn và tính cách của học sinh có

chiều hướng giảm dần theo khối lớp (Bảng 9 và Hình 14). Hiện nay nhóm nghiên cứu
chưa tìm ra lý giải phù hợp với sự khác biệt này.
19


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Bảng 9 Mức độ phù hợp giữa các nghề lựa chọn và tính cách theo khối lớp
Đang học lớp

Trung bình

Mẫu

Độ lệch chuẩn

8
9
10
11
12
13


3,51
3,35
3,27
3,29
3,10
3,18

82
160
352
309
321
76

1,114
1,183
1,156
1,053
1,086
1,208

Total

3,25

1300

1,122

Hình 14 Mức độ phù hợp giữa nghề đã chọn và tính cách của học sinh theo khối lớp

đang học

3.6 Các nghề của học sinh lựa chọn
Đây là câu hỏi mở và kết quả thu được khá lớn và đòi hỏi nhiều công sức để phân tích
chi tiết. Tuy nhiên một số quan sát bước đầu cho thấy
20


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

-

Những nghề được quan tâm học sinh quan tâm nhiều nhất là:
o Bác sĩ (~5-7%)
o Giáo viên (5-7%)
o Du lịch (3-4%)
o Ca sĩ (1-2%)

-

Một điểm đáng chủ ý là các nghề liên quan tới nông nghiệp, nông thôn gần như
không xuất hiện trong sự lựa chọn của học sinh. Phải chăng học sinh Việt Nam
có ấn tượng là việc làm chỉ có ở khu vực thành thị và các lĩnh vực công
nghiệp?

-

Một vấn đề cũng rất đáng lưu ý là khá nhiều học sinh, kể cả học sinh lớp 12, đã
thẳng thắn trả lời là em ‘không biết gì’ hoặc ‘em chẳng biết chọn nghề gì’.

Điều này phản ánh sự mất phương hướng của thanh niên khi phải ra quyết định
cho tương lai của chính mình.

-

Một số học sinh chọn con đường tương lai theo các hình dung về tương lai của
mình như kiểu ‘ngôi sao Kpop’ hoặc ‘Idol hàn Quốc’. Ở mức độ nào đó nó
phản ánh tác động của toàn cầu hóa đến các thế hệ học sinh Việt Nam.

Tuy nhiên qua các trả lời về lựa chọn nghề cho tương lai một vấn đề thể hiện rất rõ là
học sinh chưa phân biệt được các khái niệm cơ bản trong hướng nghiệp, tư vấn chọn
nghề
-

Hoạt động

-

Công việc

-

Nhiệm vụ

-

Nghề (lao động/làm việc)

-


Ngành học

Đây là vấn đề rất đáng lưu tâm vì nếu không được hướng dẫn, giáo dục đầy đủ thì khả
năng học sinh chọn nghề không chính xác là rất lớn.

4 Một số kết luận ban đầu
-

Học sinh phổ thông Việt Nam vẫn còn rất mơ hồ về tương lai của mình. Họ
chưa nhận thức đúng được đặc điểm tính cách bản thân và sự phù hợp với các
ngành nghề của xã hội.
 Hoạt động hướng nghiệp, tư vấn chọn nghề / chọn con đường học tập cần
phải được đẩy mạnh hơn nữa

21


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

-

Hiệu quả của các hoạt động giáo dục hướng nghiệp vẫn còn rất hạn chế, chưa
có tác động rõ rệt đến sự lựa chọn tương lai của học sinh. Các số liệu cho thấy
học sinh THPT đang có những lựa chọn ‘yếu’ nhất, do ảnh hưởng của các tác
nhân bên ngoài quá trình giáo dục.
 Cần có những cấu phần có hiệu quả hơn trong hoạt động giáo dục để giúp
các em định hướng tốt hơn

-


Nội dung của hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa được chuyển hóa thành tư
duy và hành động của học sinh. Học sinh vẫn đang tư duy về nghề nghiệp –
con đường học tập với cảm xúc riêng của mình thay vì dựa trên các nền tảng
tâm lý – giáo dục học hoặc trải nghiệm cuộc sống của bản thân hay người thân
trong gia đình.
 Cần có những cách tích cực hơn để đưa các kiến thức, nội dung của hoạt
động giáo dục hướng nghiệp thành năng lực quyết đinh tương lai cho học
sinh

-

Việc có một tỷ lệ rất lớn học sinh quan tâm đến các khía cạnh mang tính
Artistic cho thấy học sinh đã ‘ngán’ sự gò bó của quá trình học tập và muốn
‘phá cách’ để tìm kiếm sự tự do xác định tương lai của mình. Tuy nhiên điều
này làm sai lệch cách nghĩ và sự chuẩn bị cho xã hội tương lai ở cấp độ cá nhân
– gia đình – nhóm tuổi, sẽ gây nên những hậu quả không tích cực trong phát
triển nhân lực của tương lai,
 Giáo dục hướng nghiệp cần giúp học sinh định vị mình tốt hơn trong thế
giới tương lai nhưng không làm mất đi các nét cá nhân của học sinh.
.

5 Kiến nghị
-

Có các nghiên cứu chi tiết hơn để kiểm chứng các nhận định ban đầu của khảo
sát này

-


Đánh giá sở thích nghề nghiệp theo kiểu Holland hoàn toàn có thể thực hiện
được trong điều kiện Việt Nam như là một trong số nhiều công cụ kỹ thuật để
tư vấn cho học sinh phổ thông về con đương tương lai của các em.

Tài liệu tham khảo chính
1. EXPLORIX® - Entdecken Sie Ihre beruflichen Möglichkeiten. (n.d.).
Retrieved December 17, 2018, from />2. Holland, J. L. (1997). Making vocational choices: A theory of vocational
personalities and work environments. Odessa, FL: Psychological Assessment
Resources.
22


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

3. New Hampshire Employment Security. (2013). New Hampshire Job Notes.
Concord, NH 03301.
4. Take a personality test - Open Source Psychometrics Project. (n.d.). Retrieved
December 17, 2018, from />5. U.S. Department of Labor. (n.d.). O*NET OnLine. Retrieved December 17,
2018, from />
23


Lê Đông Phương – Cao Thị Phương Chi
Khảo sát sở thích nghề nghiệp của học sinh

Hình 15 Hiệu quả của thông báo trắc nghiệm đến 20h00 ngày 19/12/2018

24



21/12/2018

1

1


×