Tải bản đầy đủ (.pptx) (63 trang)

Slide pháp luật kinh tế chương 4 phap luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.54 KB, 63 trang )

Add Your Company Slogan

PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG KINH DOANH

L/O/G/O


VĂN BẢN PHÁP LUẬT
• Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung
năm 2011)
• Luật trọng tài thương mại 2010


NỘI DUNG CHÍNH
I.

Khái quát về tranh chấp kinh doanh và giải quyết
tranh chấp kinh doanh

II. Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng
III. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
IV. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh tại Tòa án
V. Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Trọng tài
thương mại


I – KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH
DOANH VÀ GIẢI QUYẾT TCKD
1. Tranh chấp trong kinh doanh


2. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh


1. Tranh chấp trong kinh doanh
1.1. Định nghĩa
Tranh chấp trong kinh doanh là những mâu
thuẫn hay xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp giữa các bên trong quá trình thực hiện
các hoạt động kinh doanh.


1. Tranh chấp trong kinh doanh
1.2. Đặc điểm
• Chủ thể chủ yếu thường xuyên của tranh chấp
là các chủ thể kinh doanh
• Tranh chấp trong kinh doanh phát sinh từ hoạt
động kinh doanh
• Phản ánh xung đột về lợi ích kinh tế giữa các
bên chủ thể trong một mối quan hệ cụ thể


1. Tranh chấp trong kinh doanh
1.3. Phân loại
a/ Căn cứ vào chủ thể tranh chấp
• Tranh chấp giữa DN với DN
• Tranh chấp giữa DN với cá nhân, tổ chức khác
• Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân
• Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể khác



1. Tranh chấp trong kinh doanh
1.3. Phân loại (tiếp)
b/ Căn cứ vào nội dung tranh chấp (Điều 29 BLTTDS)
• Tranh chấp phát sinh trong HĐKDTM giữa cá nhân, tổ chức
có ĐKKD và đều có mục đích lợi nhuận.
• Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
có mục đích lợi nhuận
• Tranh chấp t/viên CT với CTvà giữa t/viên CT với nhau liên
quan đến việc thành lập, h/động, tổ chức lại và giải thể CT.
• Các tranh chấp khác về KDTM mà PL có quy định


2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh
2.1. Định nghĩa
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là việc
sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm chấm dứt
xung đột, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên tranh chấp, đảm bảo sự bình đẳng
giữa các chủ thể kinh doanh, góp phần thiết lập sự
công bằng, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.


2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh
2.2. Những yêu cầu đối với việc giải quyết TCKD
• Nhanh chóng, thuận lợi, không làm gián đoạn hoạt
động kinh doanh;
• Giữ được uy tín, bí mật kinh doanh; có thể khôi
phục và duy trì các quan hệ làm ăn lâu dài;
• Chi phí thấp;
• Phán quyết chính xác và có tính khả thi cao.



2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh
2.3. Ý nghĩa của việc giải quyết TCKD
• Bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên; thiết lập sự công bằng, giữ gìn trật tự kỷ
cương xã hội;
• Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh;
• Góp phần hoàn thiện pháp luật về kinh doanh, tạo
hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phát triển.


2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh
2.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp
• Thương lượng
• Hòa giải
• Trọng tài thương mại
• Tòa án


II – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THÔNG QUA THƯƠNG LƯỢNG
1. Định nghĩa
2. Đặc điểm
3. Các hình thức thương lượng
4. Ưu điểm và nhược điểm của thương lượng


1. Định nghĩa
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh

chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng
nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất
đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không
cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên
thứ ba nào.


2. Đặc điểm
• Các bên tự giải quyết mà ko cần sự tham gia
của bên thứ ba;
• Thủ tục, trình tự do các bên tự quyết định, pháp
luật không quy định.
• Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn
phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên mà
không có bất kỳ sự bảo đảm nào về mặt pháp lý


3. Các hình thức thương lượng
• Thương lượng trực tiếp: Là cách thức mà các
bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao
đổi và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm
giải pháp loại trừ tranh chấp.
• Thương lượng gián tiếp: Là các thức các bên
tranh chấp gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể
hiện quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm
kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp.


4. Ưu điểm và nhược điểm của
thương lượng

4.1. Ưu điểm
• Không gây phiền hà, thời gian ngắn, ít tốn kém,
không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý.
• Giữ được các bí mật trong kinh doanh
• Không làm phương hại đến quan hệ hợp tác vốn
có giữa các bên


4. Ưu điểm và nhược điểm của
thương lượng
4.1. Nhược điểm
• Hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và thiện
chí của các bên tranh chấp, kết thúc thương
lượng không phải trong mọi trường hợp đều có
thể có được kết quả;
• Việc thực hiện các kết quả thương lượng không
được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính
bắt buộc.


III – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THÔNG QUA HÒA GIẢI
1. Định nghĩa
2. Đặc điểm
3. Ưu điểm và nhược điểm của hòa giải


1. Định nghĩa
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp,
trong đó có sự tham gia của bên thứ 3 độc lập do

2 bên cùng chấp nhận hay chỉ định giữa vai trò là
trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm kiếm những
giải pháp phù hợp cho việc chấm dứt những mâu
thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các bên.


2. Đặc điểm
• Có sự hiện diện của bên thứ 3 làm trung gian để
hỗ trợ các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu loại trừ
tranh chấp;
• Quá trình hòa giải không chịu sự chi phối bởi
các quy định có tính khuôn mẫu về thủ tục;
• Việc thực thi kết quả hào giải hoàn toàn phụ
thuộc vào sự tự nguyện của các bên.


3. Ưu điểm và nhược điểm của hòa giải
3.1. Ưu điểm
• Giữ được quan hệ lâu dài hợp tác giữa các bên; giữ được
các bí mật trong kinh doanh
• Ko bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng chặt chẽ, t/gian giải
quyết rút gọn, chi phí thấp hơn so với TTTM và TA.
• Người làm trung gian hòa giải thường là người có trình độ
chuyên môn, am hiểu lĩnh vực và vấn đề tranh chấp sẽ
biết cách làm cho ý chí của các bên dễ gặp nhau.
• K/quả hòa giải được sự chứng kiến của người thứ 3  sự
tôn trọng và tự nguyện tuân thủ cao hơn thương lượng .


3. Ưu điểm và nhược điểm của hòa giải

3.2. Nhược điểm
• Vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và thiện chí
của các bên tranh chấp,
• Việc thực hiện các kết quả thương lượng không được
đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc.
• Có sự tham gia của người thứ 3, ít nhiều uy tín cũng
như bí mật trong kinh doanh bị ảnh hưởng.
• Chi phí tốn kém hơn so với thương lượng.


IV – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH TẠI TÒA ÁN
1. Thẩm quyền của Tòa án
2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh
doanh tại Tòa án
3. Thủ tục tố tụng Tòa án
4. Ưu điểm và nhược điểm của Tòa án


1. Thẩm quyền của Tòa án
1.1. Thẩm quyền theo vụ việc
1.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa án
1.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ
1.4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên
đơn


×