Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Xây dựng đề án quản trị rủi ro tại tổng công ty điện lực TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
________ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ___

LÊ THỊ MINH TÂM

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
________ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ______ ____--_____ ______ ______ _____

LÊ THỊ MINH TÂM

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi về đề án quản
trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM dưới sự hướng dẫn của người hướng
dẫn khoa học. Nội dung của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào. Trong luận văn tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo
được trình bày chi tiết trong mục tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2019
Lê Thị Minh Tâm


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực
hiện luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Khắc Quốc Bảo đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn cao học.
Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP.HCM,
các Anh/Chị đồng nghiệp và bạn bè của tôi – những người đã chia sẻ, hỗ trợ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ
tôi về mọi mặt trong thời gian học tập và làm luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2019
Lê Thị Minh Tâm



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................... ix
TÓM TẮT .........................................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4
1.5. Kết quả mong đợi ........................................................................................4
1.6. Bố cục của đề tài gồm các phần như sau .....................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO .....................6
2.1 Quản trị rủi ro và giá trị của công ty phi tài chính .......................................6
2.1.1. Phòng ngừa rủi ro và quản trị rủi ro ................................................6
2.1.2. Giá trị của doanh nghiệp có quản trị rủi ro ......................................6
2.1.2.1 Động cơ quản trị rủi ro ................................................................. 7
2.1.2.2. Lợi ích của quản trị rủi ro ............................................................ 7
2.2. Hệ thống quản trị rủi ro ...............................................................................8
2.3. Các loại rủi ro của doanh nghiệp .................................................................9
2.3.1. Các loại rủi ro tài chính thường gặp ..............................................11

2.3.2.1. Rủi ro về tỷ giá hối đoái……………………………………...10
2.3.2.2. Rủi ro về lãi suất……………………………………..............10
2.3.2.3. Rủi ro về khả năng tái đầu tư………………………………..10


iv

2.3.2.3. Rủi ro về biến động giá……………………………………..11
2.3.2. Các loại rủi ro kinh doanh thường gặp ..........................................11
2.3.2.1. Bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh. ........... 11
2.3.2.2. Bản chất của bất ổn trong chi phí.............................................. 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ
RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH ...........12
3.1. Giới thiệu tổng quan Tổng công ty Điện lực TPHCM ..............................12
3.2. Đặc trưng của ngành điện ..........................................................................16
3.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh điện của Tổng công ty Điện lực
TP. Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017 .................................................18
3.4. Phân tích các loại rủi ro đến từ môi trường bên ngoài ..............................21
3.4.1. Rủi ro tỷ giá ...................................................................................21
3.4.2. Rủi ro lãi suất .................................................................................28
3.4.3. Rủi ro trong việc thu xếp vốn ĐTXD ............................................31
3.4.4. Rủi ro về giá mua điện cạnh tranh .................................................32
3.4.5. Rủi ro bất ổn doanh thu hoạt động ................................................37
3.5. Thực trạng Quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM ...............39
3.6. Kết luận Chương 3 ....................................................................................42
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN QUẢN TRỊ
RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM .............................43
4.1. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro .............................................................43
4.1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro ....43
4.1.2. Quy trình của hệ thống quản trị rủi ro ...........................................44

4.1.3. Xây dựng mô hình tổ chức thực hiện quy trình quản trị rủi ro......54
4.2. Giải pháp thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro ......................................55
4.2.1. Bảo hiểm (Insurance contract) .......................................................55
4.2.1.1 Bảo hiểm rủi ro tín dụng thương mại......................................... 55
4.2.1.2. Bảo hiểm theo chỉ số ................................................................ 56
4.2.2. Phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh..................................56


v

4.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards contract) ...................................... 57
4.2.2.2. Hợp đồng chênh lệch giá CFD (Contract for Difference)........ 60
4.2.2.3. Hợp đồng giao sau (Futures contract)....................................... 61
4.2.2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps contract) ....................................... 68
4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro………...…..73
4.3.1. Hoàn thiện mô trường pháp lý .......................................................75
4.3.2. Xây dựng thị trường tài chính hiện đại ..........................................75
4.3.3. Xây dựng khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến
công cụ tài chính phái sinh ...............................................................................75
4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ...........................................76
4.4. Kết luận Chương 4 ....................................................................................77
KẾT LUẬN .....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................80


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Giải thích tiếng Anh

Giải thích tiếng Việt
Cán bộ công nhân viên chức, lao
động

CBCNV-LĐ
CfD

Contract for Different

COSO

The Committee of
Sponsoring Organizations of
the Treadway Commission

Hợp đồng dạng sai khác

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNHCMC

Tổng công ty Điện lực Thành
phố Hồ Chí Minh

EVNHCMC-CSKH


Trung Tâm Chăm sóc khách
hàng

FED

Federal Reserve System

Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

GDP

Gross Domestic Production

Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

Geographical Information
System

ISO

International
Organizationfor
Standardization

NHNN

Ngân hàng nhà nước


NHTM

Ngân hàng thương mại

ODA

Official Development
Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OTC

Over The Counter market

Thị trường chứng khoán phi tập
trung
Sơ đồ đơn tuyến phiên bản mới

OMS
ROE

Return on Equity

Sản xuất kinh doanh

SXKD
SCADA/DMS
TSCĐ


Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu

Supervisory Control and
Data Acquisition System
Tài sản cố định


vii

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VWEM

Thị trường điện bán buôn cạnh
tranh

USD

Đô la Mỹ

VND

Đồng Việt Nam

VaR

Value At Risk


Giá trị có rủi ro

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng phân tích các chỉ số tài chính cơ bản của Tổng công ty Điện lực
TPHCM từ năm 2013 – 2017 .......................................................................... trang 18
Bảng 3.2. Tình hình can thiệp tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam .....
.......................................................................................................................... trang 22
Bảng 3.3. Bảng thống kê tình hình vay nợ của Tổng công ty Điện lực TP.HCM từ
năm 2013 đến năm 2017 ................................................................................. trang 24
Bảng 3.4. Tỷ giá của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2012 đến
năm 2017 ......................................................................................................... trang 24
Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục cần trả nợ vay năm 2019 .................................... trang 26
Bảng 3.6. Tình hình biến động lãi suất Việt Nam ........................................... trang 39
Bảng 3.7. Bảng nhu cầu vốn đầu tư thuần của Tổng công ty Điện lực TPHCM dự
kiến từ năm 2019 – 2025 .................................................................................. trang 41
Bảng 4.1. Mô tả các loại rủi ro tài chính của Tổng công ty Điện lực TP.HCM ...........
.......................................................................................................................... trang 59
Bảng 4.2. Các tình huống phòng ngừa bằng sản phẩm phái sinh .................... trang 63
Bảng 4.3. Bảng tính dòng tiền của trạng thái phòng ngừa rủi ro ..................... trang 63
Bảng 4.4. Bảng tính giá trị phòng ngừa rủi ro của hợp đồng giao sau tiền tệ . trang 64

Bảng 4.5. Bảng tính giá trị phòng ngừa rủi ro của hợp đồng giao sau trái phiếu
chính phủ .......................................................................................................... trang 65
Bảng 4.6. Thông tin danh mục đầu tư EVNHCMC ngày 8/5 .......................... trang 67
Bảng 4.7. Thông tin danh mục đầu tư EVNHCMC ngày 15/10 ...................... trang 67
Bảng 4.8. Bảng tính các ngày thanh toán lãi suất ............................................ trang 71


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP.HCM ............ trang 16
Hình 3.2: Đồ thị điện thương phẩm của TP.HCM từ năm 2013-2017 ........... trang 20
Hình 3.3 Sơ đồ kết quả tính VaR .................................................................... trang 27
Hình 3.4 Cơ cấu công suất ngành điện tại Việt Nam năm 2016 ...................... trang 32
Hình 3.5. Thị phần của các doanh nghiệp tham gia sản xuất điện tại Việt Nam năm
2016 .................................................................................................................. trang 33
Hình 4.1. Quy trình quản trị rủi ro ................................................................... trang 53
Hình 4.2. Mô hình cơ cấu quản trị rủi ro ........................................................ trang 54
Hình 4.3. Sơ đồ trả lãi suất theo hợp đồng hoán đổi lãi suất .......................... trang 70
Hình 4.4. Sơ đồ phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất ............. trang 71


x

TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng đề án quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí
Minh” được thực hiện nhằm xác định và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài tác động đến giá trị của doanh nghiệp, từ đó xây dựng quy trình thực hiện
quản trị rủi ro và mô hình cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực
TP.Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro, bằng phương pháp thu thập, phân tích
thông tin, dữ liệu từ các nguồn liên quan đến hoạt động của Tổng công ty Điện lực
TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, tác giả đánh giá thực trạng
tình hình quản trị rủi ro hiện nay của Tổng công ty Điện lực TP.HCM dưới tác động
môi trường bên ngoài, môi trường ngành ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Qua đó, phân tích các rủi ro mà Tổng công ty Điện lực TP.HCM
đang phải đối mặt. Tác giả cũng sử dụng phương pháp VaR đo lường mức độ rủi ro
của tỷ giá hối đoái và mức độ rủi ro không đạt doanh thu kế hoạch. Từ đó, đề xuất
quy trình các bước thực hiện công tác quản trị rủi ro và sơ đồ cơ cấu phù hợp cho
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, luận văn đã gợi ý các kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro của Tổng công ty Điện lực TP.HCM.

Từ khóa: quản trị rủi ro, giá trị công ty, EVNHCMC


xi

ABSTRACT
This research aims to formulate a plan of risk management at Ho Chi Minh
City Power Corporation following the trend of Vietnam is forming and developing
competitive electricity market. Based on the theory of risk management, the author
accessed and analyzed the current situation of Ho Chi Minh City Power Corporation
under the impact of external environment and industry environment affecting
business activities of enterprises. Thereby, analyze the risks that Ho Chi Minh City
Power Corporation is facing. The author also uses the VaR method to measure the
risk level of exchange rates and the risk level of not achieving the planned revenue.
Then, proposing the process of risk management and the proper structural diagram
for Ho Chi Minh City Power Corporation. The thesis suggests recommendations for
state management agencies and managers to improve risk management at Ho Chi

Minh City Power Corporation.

Key words: risk management, enterprise value, EVNHCMC


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro phát
sinh từ môi trường bên trong (nội bộ) của doanh nghiệp và môi trường hoạt động
bên ngoài. Việc nhận diện, phân loại và lập kế hoạch để phòng ngừa và xử lý rủi ro
có vai trò đặc biệt nghiêm trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Có thể nói, quản trị rủi ro là công cụ quan trọng trong quản trị
hiệu quả và quản trị phát triển bền vững bởi vì vừa tạo thêm giá trị mới vừa bảo
toàn giá trị của công ty.
Thực tế đã chứng minh qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trước đây,
quản trị rủi ro là rất cần thiết đối với các tổ chức dù quy mô lớn hay nhỏ, dù hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ, dù loại hình công
ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hay các doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, cho
đến nay quản trị rủi ro vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp,
vì quản trị rủi ro chưa thật sự được xem là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của
các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các công ty cổ phần, mà đặc biệt là các công ty
hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, họ đã và đang tham gia tích cực vào
việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ tốt, thì phần lớn các doanh
nghiệp Nhà nước vẫn còn đang nghiên cứu để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho
chính doanh nghiệp mình. Nguyên nhân, do hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp
chưa được quy định hay hướng dẫn cụ thể trong hệ thống các văn bản pháp lý của
Việt Nam trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng và ngân hàng, và
nếu có hướng dẫn cũng chỉ là các quy định trong việc thực hiện quản lý, giám sát

một số rủi ro về tài chính như bảo toàn vốn, thanh khoản, đầu tư….
Trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong các tập đoàn kinh tế hàng
đầu của Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC)
có nhiệm vụ đầu tư để phát triển ngành công nghiệp điện, tổ chức sản xuất và tiêu
thu điện nhằm đảm bảo nhu cầu điện năng cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố, đi đôi với tiết kiệm, giảm


2

tiêu hao điện năng – đã và đang tích cực góp phần triển khai các nhiệm vụ trọng
tâm của ngành Điện trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa
nước ta cơ bản thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 theo Nghị quyết 13NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ
phần hóa và phát triển theo xu hướng thị trường. Luật Điện lực do Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2004 đã quy định các nội dung
liên quan đến định hướng nguyên tắc xây dựng thị trường điện cạnh tranh Việt Nam
với 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014); thị trường bán
buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022); thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai
đoạn sau 2022). Trong giai đoạn xây dựng thí điểm thị trường bán buôn cạnh tranh
theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thay thế cho Quyết
định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006, quản trị rủi ro là nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng mà Tổng công ty Điện lực TPHCM cần phải xây dựng trong lộ trình thực hiện
chiến lược kinh doanh điện hướng đến mục tiêu này.
Nhiệm vụ này càng được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh
điện năng bởi tính chất của điện năng là mặt hàng không thể dự trữ được. Trong
một môi trường cạnh tranh, giá cả được xác định bởi kết quả là điểm gặp nhau giữa
đường cung và đường cầu. Giá cả có thể thay đổi bất cứ lúc nào khi có sự thay đổi
động thái chào giá của các bên tham gia thị trường. Tuy nhiên, các rủi ro do biến
động về giá cả có thể được kiểm soát và giảm thiểu nếu chúng được quản trị rủi ro.

Cùng với sự thành công của hệ thống quản trị rủi ro trong một số doanh nghiệp
lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Vinamilk,… Quản trị rủi ro được
đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Tập đoàn Điện lực
trong việc xây dựng hệ thống quản trị thống nhất từ Tập đoàn đến các đơn vị thành
viên được thể hiện thông qua Quy chế Quản trị trong Tập đoàn Điện lực quốc gia
Việt Nam ban hành theo Quyết định số 238/QĐ-EVN ngày 28 tháng 8 năm 2018
của Hội đồng thành viên.


3

Quản trị rủi ro tốt cũng chính là việc doanh nghiệp kiểm soát khả năng chịu
đựng được các rủi ro, giảm thiểu mức thấp nhất các tác động không lường trước
bằng cách triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời.
Vì các lý do trên, xây dựng “Đề án quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực
TP. Hồ Chí Minh” đang trở thành vấn đề cấp thiết quan trọng hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng Tổng công ty Điện lực TP.HCM trong giai đoạn hội nhập
kinh tế và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh, nhận diện các rủi ro mà
Tổng công ty Điện lực TP.HCM có thể gặp phải.
- Xây dựng quy trình quản trị rủi ro và cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tại Tổng
công ty Điện lực TP.HCM.
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tại Tổng
công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là quản trị rủi ro trong Tổng công ty Điện lực
TP.HCM.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn về phạm vi thời gian và nguồn lực thực hiện nghiên cứu, đề tài

có phạm vi nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lĩnh vực quản trị rủi ro có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc đạt mục tiêu chiến lược của Tổng công ty Điện lực TPHCM gồm:
+ Quản trị rủi ro hoạt động sản xuất kinh doanh (quản trị rủi ro thị trường)
+ Quản trị rủi ro tài chính.
- Số liệu nghiên cứu phân tích các chỉ tiêu hoạt động SXKD của Tổng công ty
Điện lực TPHCM trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.


4

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh dựa trên các thông tin thứ cấp
được thu thập từ các báo cáo tài chính, đề án chuyển đổi mô hình hoạt động, các
quy chế, quy trình của doanh nghiệp; các sách tham khảo chuyên ngành; internet có
liên quan đến nội dung phân tích.
1.5. Kết quả mong đợi
Qua đánh giá tầm quan trọng của quản trị rủi ro doanh nghiệp, giúp chúng ta
hiểu rõ quản lý rủi ro phải là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và
được thực hiện liên tục để xác định, kiểm soát và đánh giá các rủi ro có thể ảnh
hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nhận
thấy cần thiết phải xây dựng một quy trình quản trị rủi ro áp dụng tại Tổng công ty
Điện lực TP.Hồ Chí Minh.
1.6. Bố cục của đề tài gồm các phần như sau
Kết cấu của luận văn được trình bày trong 5 chương, bao gồm:.
Chương 1, tổng quan về nghiên cứu, phần này giới thiệu lý do thực hiện nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả mong đợi
và kết cấu của toàn luận văn.
Chương 2, cơ sở lý thuyết, phần này nêu các cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro và
giá trị của công ty phi tài chính.

Chương 3, phương pháp tiếp cận và thực tiễn quản trị rủi ro tại Tổng công ty
Điện lực TPHCM, chương này giới thiệu tổng quan tình hình Tổng công ty Điện lực
TP. Hồ Chí Minh, nhận diện các rủi ro mà Tổng công ty thường gặp phải theo
hướng tiếp cận từ phân tích môi trường kinh doanh của Tổng công ty Điện lực TP.
Hồ Chí Minh, thực trạng quản trị rủi ro của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí
Minh.
Chương 4, giải pháp nâng cao việc thực hiện quản trị rủi ro tại Tổng công ty
Điện lực TP.HCM và thực trạng quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM.


5

Chương này đề xuất quy trình hệ thống quản trị rủi ro và mô hình quản trị rủi ro tại
Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh; giải pháp thực hiện kế hoạch phòng ngừa
rủi ro và các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro của Tổng công ty
Điện lực TP. Hồ Chí Minh.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
2.1 Quản trị rủi ro và giá trị của công ty phi tài chính
2.1.1. Phòng ngừa rủi ro và quản trị rủi ro
Theo Don M. Chance. Robert Brooks (2015), khái niệm về phòng ngừa rủi ro
và quản trị rủi ro được hiểu như sau:
“Phòng ngừa rủi ro hàm ý một dạng giao dịch được thiết kế sao cho giảm, hoặc
trong một vài trường hợp loại trừ được rủi ro. Phòng ngừa rủi ro chính là một phần
của tiến trình tổng thể được gọi là quản trị rủi ro”.
“Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận
diện được mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công

cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự
theo mức độ rủi ro mà mình mong muốn”.
Theo hướng dẫn ISO 3100:2018, quản trị rủi ro là những hoạt động có phối hợp
để định hướng và kiểm soát một tổ chức.
Theo Báo cáo của Ủy ban các tổ chức bảo trợ Treatway (COSO) năm 2004 thì
“quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quy trình do hội đồng quản trị, các cấp quản lý
và các nhân viên của doanh nghiệp chi phối, được sử dụng trong việc thiết lập các
chiến lược áp dụng trong toàn doanh nghiệp, được thiết kế để nhận dạng các sự kiện
tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và quản trị rủi ro trong mức độ cho
phép nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu của tổ
chức”.
2.1.2. Giá trị của doanh nghiệp có quản trị rủi ro
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của doanh nghiệp
ngày càng phát triển và mở rộng. Do vậy, chấp nhận mở rộng và phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh đồng nghĩa là chấp nhận sự xuất hiện thêm nhiều các loại
rủi ro. Như vậy, cách chấp nhận tích cực nhất là thực hiện quản trị rủi ro bởi những
động cơ và lợi ích từ việc quản trị rủi ro.


7

2.1.2.1 Động cơ quản trị rủi ro
Thứ nhất, ngày càng có nhiều công cụ phái sinh để quản lý rủi ro. Và các công
ty cũng đã bắt đầu thừa nhận rằng các công cụ phái sinh chính là công cụ tốt nhất để
đối phó những bất ổn ngày càng gia tăng trên thị trường và giúp họ kiểm soát rủi ro.
Thứ hai, những quan ngại liên quan đến độ bất ổn tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng
hóa, và giá cả cổ phiếu tác động đến hoạt động của doanh nghiệp khi các doanh
nghiệp tham gia vào thị trường chung thế giới.
Thứ ba, do từ bài học mà họ có được khi nhìn vào gương của một số các công
ty khác. Theo dõi việc các công ty khác thất bại trong việc thực hiện quản trị rủi ro

từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hoặc thấy được thành công trong việc phát
triển hệ thống quản trị rủi ro của các công ty khác, đã tạo được động lực mạnh mẽ
trong việc quan tâm đến quản trị rủi ro.
Thứ tư, các định chế tài chính đã góp phần tạo lập môi trường thuận lợi cho
việc gia tăng sử dụng hiệu quả công cụ phái sinh, tạo nên những công cụ hữu ích
trong việc phòng ngừa quản trị rủi ro.
Thứ năm, môi trường pháp lý ngày càng tỏ ra thông thoáng hơn, tạo thuận lợi
thúc đẩy sự phát triển của công cụ phái sinh.
2.1.2.2. Lợi ích của quản trị rủi ro
Theo Don M. Chance. Robert Brooks (2015), những lợi ích của quản trị rủi
ro doanh nghiệp:
Quản trị rủi ro làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Lập luận rằng trong kiến thức
tài chính doanh nghiệp hiện đại, trong thế giới của Modigliani-Miller, không có
thuế và chi phí giao dịch, không phải tốn kém chi phí để nhận thông tin, thì các
quyết định tài chính không làm gia tăng giá trị của cổ đông. MM tranh luận rằng về
lý thuyết, các cổ đông có thể quản trị rủi ro bằng cách điều chỉnh danh mục đầu tư
cá nhân của họ cho nên các công ty không cần quản trị rủi ro. Lập luận này đã bỏ
qua một sự thật là, hầu hết các công ty quản trị rủi ro có hiệu quả và với chi phí thấp
hơn so với chính bản thân cổ đông.


8

Các công ty sẽ nhận được những lợi ích từ công việc quản trị rủi ro nếu thu
nhập của công ty dao động xoay quanh khung chịu thuế thu nhập. Với một hệ thống
thuế luỹ tiến, công ty có thể tính toán để có một kết thúc với mức thuế thấp hơn
bằng cách ổn định thu nhập của công ty.
Quản trị rủi ro cũng có thể làm giảm xác suất phá sản, một tiến trình rất tốn kém
mà trong đó chi phí pháp lý trở thành một phần đáng kể tác động lên giá trị công ty.
Các giám đốc tiến hành quản trị rủi ro còn là do quyền lợi của họ gắn liền với

thành quả công ty, thực tế là họ quản lý rủi ro cho chính họ.
Các công ty khi sắp rơi vào tình trạng phá sản sẽ nhận thấy họ ít có động cơ đầu
tư vào các dự án cho dù các dự án này có hấp dẫn cỡ nào đi chăng nữa. Lý do là
những dự án như thế chỉ có lợi cho các chủ nợ của công ty vì chúng chỉ làm gia tăng
các cơ hội để thanh toán cho các chủ nợ mà thôi. Quản trị rủi ro giúp tránh rơi vào
tình cảnh giống vậy, và sẽ làm gia tăng cơ hội cho các công ty sẽ luôn đầu tư vào
các dự án hấp dẫn mà những dự án này tính trên tổng thể sẽ tốt hơn cho xã hội.
Các công ty khác lại quản trị rủi ro vì họ tin rằng có cơ hội kinh doanh chênh
chệch giá.
Các công ty nào chấp nhận rủi ro thấp hơn thì trong dài hạn họ sẽ nhận được tỷ
suất sinh lời thấp hơn. Các cổ đông của họ thực sự muốn rủi ro thấp hơn, họ có thể
dễ dàng điều chỉnh lại các danh mục đầu tư của họ bằng cách thay thế các chứng
khoán rủi ro cao bằng chứng khoán rủi ro thấp. Quản trị rủi ro phải tạo ra giá trị cho
cổ đông, tức là làm ra cho họ những gì mà bản thân cổ đông không thể tự mình làm
được.
2.2. Hệ thống quản trị rủi ro
Để triển khai xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, có rất nhiều chuẩn mực, khung
lý thuyết hướng dẫn về quản trị rủi ro doanh nghiệp. Những chuẩn mực hướng dẫn
rộng rãi và áp dụng phổ biến nhất là COSO ERM-2004, ISO 3100:2018, AS/NZS
ISO 3100:2009,.. Trong đó, chuẩn mực COSO ERM-2004, ISO 3100:2018 được


9

tham khảo và sử dụng nhiều nhất, đóng vai trò nền tảng cơ sở để một số nước đưa
ra điều chỉnh, mở rộng phù hợp với điều kiện riêng của khu vực, quốc gia.
Theo hướng dẫn của hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (COSO ERM-2004),
mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp thực hiện theo 8 bộ phận chính: (1) Môi
trường quản lý, (2) Thiết lập mục tiêu, (3) Nhận dạng các sự kiện, (4) Đánh giá rủi
ro, (5) Kiểm soát rủi ro, (6) Các hoạt động kiểm soát, (7) Thông tin và truyền thông,

(8) Giám sát. Các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào tổ chức
của mình, tuy nhiên, ba bộ phận chính trong mô hình thì không được bỏ qua, bao
gồm: Nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro.
Tiêu chuẩn về quản trị rủi ro (ISO 3100:2018) hướng dẫn quá trình quản trị rủi
ro là một phần không tách rời của quản lý, được gắn vào văn hóa, việc thực hành,
và phù hợp với các quá trình hoạt động của tổ chức. Quá trình này bao gồm các hoạt
động được mô tả như sau: (1) Trao đổi thông tin và tham vấn, (2) Phạm vi bối cảnh,
tiêu chí, (4) Đánh giá rủi ro (nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro, xác định mức độ rủi
ro), (5) Xử lý rủi ro, (6) Theo dõi và xem xét, (7) Lập hồ sơ và báo cáo.
Quá trình quản trị rủi ro là một phần không thể tách rời trong hoạt động quản lý,
ra quyết định và được tích hợp vào cơ cấu, hoạt động các quá trình của tổ chức
doanh nghiệp
2.3. Các loại rủi ro của doanh nghiệp
Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, các quyết định được thực hiện trong
điều kiện có sự tồn tại của rủi ro. Ngoài ra quyết định có thể phải đối phó với một
trong hai loại rủi ro. Một số rủi ro liên quan đến những đặc trưng cơ bản vốn có của
công việc kinh doanh, chẳng hạn sự không chắc chắn của doanh thu tương lai hoặc
chi phí đầu vào. Những rủi ro này được gọi là rủi ro kinh doanh. Hầu hết các doanh
nghiệp đã quen với việc chấp nhận rủi ro kinh doanh. Một loại rủi ro khác liên quan
đến các yếu tố không chắc chắn như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và giá
cả hàng hóa. Những rủi ro này được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính.


10

Rủi ro kiệt giá tài chính là sự không chắc chắn về khả năng biến động về lãi
suất có thể làm cho các công ty mất đi cơ hội có được một nguồn tài trợ với chi phí
hợp lý, để từ đó các công ty có thể cung cấp một sản phẩm và dịch vụ.
2.3.1. Các loại rủi ro tài chính thường gặp
Khoa học về quản trị rủi ro tài chính và tổng kết từ thực tiễn cho thấy rủi ro tài

chính luôn gắn liền với tình trạng lạm phát của nền kinh tế, gồm có:
2.3.1.1. Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá
hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh
nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm
giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh.
Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu
với tỷ lệ lớn.
2.3.1.2. Rủi ro lãi suất
Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn vốn vay để phục vụ cho hoạt
động đầu tư kinh doanh của mình. Do đó lãi suất tiền vay – chi phí sử dụng vốn –
trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư
của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã
được dự tính trước. Song có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh
nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra lãi suất
tăng đột biến. Do đó những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị
đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, lượng tiền
vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro ngày càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến
tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.
2.3.1.3. Rủi ro về khả năng tái đầu tư
Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư.
Nguồn vốn để tái đầu tư chính là lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh trước kia.


11

Khi lạm phát xảy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, do đó khả năng tái đầu tư
bị giảm, dẫn đến bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không hoạt động liên tục, quy mô
doanh nghiệp bị thu hẹp. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian kinh doanh dài,

doanh nghiệp sẽ bị biến mình trên thị trường.
2.3.1.4. Rủi ro về biến động giá
Sự biến động về giá cả trong nước cũng như sự biến động giá cả trong khu vực
và thế giới đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và có đầu tư lớn. Khi giá cả biến
động theo chiều hướng tăng giá đầu vào các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do
giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến giá thành cao người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn
trong việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính điều này ảnh hưởng đến sức
tiêu thụ của sản phẩm làm cho doanh nghiệp lãi ít hơn hoặc lỗ thậm chí có khả năng
phá sản nếu không kịp thời thích ứng với tình hình mới.
2.3.2. Các loại rủi ro kinh doanh thường gặp
2.3.2.1. Bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh.
Các doanh nghiệp với doanh số luôn luôn có khuynh hướng dao động lớn theo
chu kỳ kinh doanh thường có nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nhiệp ít bị ảnh
hưởng bởi chu kỳ kinh doanh. Tính bất ổn cao độ trong ngành hàng không là minh
chứng rõ nhất về trường hợp rủi ro kinh doanh có thể phát sinh như thế nào.
2.3.2.2. Bản chất của bất ổn trong chi phí.
Tính bất ổn trong chi phí của các nhập lượng dùng để sản xuất của một doanh
nghiệp càng cao, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng lớn. Ví dụ, công ty
hàng không như Delta Airlines đã chịu tác động đáng kể của tính dễ biến động
trong giá của nhiên liệu máy bay do cú sốc giá nhiên liệu trên thị trường thế giới
dường như đã không còn dấu hiệu kết thúc kể từ năm 2004 đến nay.


12

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI
RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Giới thiệu tổng quan Tổng công ty Điện lực TPHCM
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) là một doanh

nghiệp do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ 100% vốn điều lệ, được tổ
chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tên, địa chỉ Công ty:
Tên tiếng Việt: Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh
Tên tiếng Anh: HO CHI MINH CITY POWER CORPORATION
Tên viết tắt: EVNHCMC
Địa chỉ: số 35 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 2220.1177 - 2220.1188
Fax: (84.8) 2220.1155 - 2220.1166
Website:

Logo:
Slogan: EVN – THẮP SÁNG NIỀM TIN
Tầm nhìn: Tổng công ty Điện lực TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu
trong lĩnh vực cung ứng điện năng với uy tín và chất lượng cao tại Việt Nam và khu
vực.
Sứ mệnh: Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng
ngày càng cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Chính sách chất lượng: với phương châm “Lương tâm – Trách nhiệm – Hiệu
quả” Tổng công ty Điện lực TP.HCM cam kết:


×