Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Ứng dụng mô hình DEAL đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DEA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DEA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019

Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Kiều Trang, là học viên cao học khóa 27 – chuyên ngành Tài
chính – Ngân hàng – Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả
trình bày trong đề tài là trung thực, chính xác, được thu thập từ nguồn đáng tin cậy và
chưa từng công bố trước đây.
Các số liệu, kết quả do học viên thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác
được học viên sử dụng trong đề tài đều có ghi rõ nguồn gốc trích dẫn.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Kiều Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI…………………………………………………1
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu…………………………………………........1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………...2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu……………………………….......3
1.4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………3
1.5 Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………………...4
1.6 Kết cấu của luận văn……………………………………………………………..5
Kết luận chương 1………………………………………………………………...…6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BAO DỮ LIỆU
DEA…………………………………………………………………………………….7
2.1 Hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại……………………………………….7
2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại……..........8
2.2.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua chỉ tiêu tài chính………………........8
2.2.2 Đánh giá hiệu quả bằng phương pháp phân tích hiệu quả biên………………13
2.2.3 Giới thiệu tổng quát về phương pháp DEA………………………………….14
2.2.4 Cách tiếp cận đánh giá hiệu quả theo phương pháp DEA…………………...17
2.2.5 Lựa chọn biến trong mô hình DEA…………………………………………..21
2.2.6 Mô hình DEA………………………………………………………………...21
2.2.7 Chỉ số Malmquist ước lượng thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp………….26


2.3 Lược khảo các nghiên cứu trước đây…………………………………………….27
2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới sử dụng phương pháp DEA đánh giá hiệu quả
hoạt động Ngân hàng…………………………………………………………...........27
2.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bằng
phương pháp DEA……………………………………………………………………29

Kết luận chương 2…………………………………………………………………...32
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM………………………….33
3.1 Tổng quan hệ thống NHTMCP Việt Nam …………………………....................33
3.1.1 Hệ thống NHTMCP Việt Nam …………………………………...................33
3.1.2 Vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam………………………...................34
3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam………………….35
3.2.1 Hoạt động huy động vốn………………………………………………….....36
3.2.2 Hoạt động cấp tín dụng………………………………………………………38
3.2.3 Hoạt động thanh toán và các hoạt động khác………………………………..42
3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn
2009 – 2017 bằng các chỉ số tài chính………………………………………………..44
3.3.1 Lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam…………………………………….44
3.3.2 Khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam ……………………………45
Kết luận chương 3…………………………………………………………………...50
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP
VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH DEA……………………………………………….51
4.1 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………51
4.2 Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………..51
4.2.1 Chọn lựa các Ngân hàng làm mẩu………………………………………......51
4.2.2 Chọn lựa biến đầu vào và biến đầu ra……………………………………….51
4.2.3 Mô hình DEA………………………………………………………………..52
4.3 Kết quả nghiên cứu……………………………………………………………....55
4.3.1 Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRS và DEAVRS ...………………....55


4.3.2 Hiệu quả quy mô…………………………………………………………….61
4.3.3 Ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp TFP………………………………..64
Kết luận chương 4…………………………………………………………………..69
CHƯƠNG 5: GỢI Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

CÁC NHTMCP VIỆT NAM………………………………………………………..71
5.1 Gợi ý giải pháp…………………………………………………………………...71
5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo………………………………………….80
Kết luận chương 5…………………………………………………………………...82
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………..83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CRS

Tên tiếng Anh
Constant returns to scale

Tên tiếng Việt
Sản lượng không đổi theo quy mô

DEA

Data envelopment analysis

Phân tích bao dữ liệu

DMU

Decision making unit


Đơn vị ra quyết định

DRS

Decreasing returns to scale

Sản lượng giảm theo quy mô

Effch

Technical efficiency change

Thay đổi hiệu quả kỹ thuật

Increasing returns to scale

Sản lượng tăng theo quy mô

Commercial banks

Ngân hàng thương mại

Join-stock commercial bank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngân hàng Thương mại Nhà nước
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

Pure technical efficiency


Hiệu quả kỹ thuật thuần

Pech

Pure technical efficiency change

Thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần

ROA
ROE

Return on assets
Return on equity

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

SE
Sech
TCTD
TC

Scale efficiency
Scale efficiency change

IRS
NHTM
NHTMCP
NHTMNN
NIM

NNIM
PE

TE
Techch
TFP
Tfpch
VRS
VAMC

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu

Technical change

Hiệu quả quy mô
Thay đổi hiệu quả quy mô
Tổ chức tín dụng
Thay đổi kỹ thuật

Technical efficiency

Hiệu quả kỹ thuật

Technological change
Total factor productivity
Total factor productivity change
Variable ruturns to scale

Thay đổi tiến bộ công nghệ

Năng suất nhân tố tổng hợp
Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp
Sản lượng thay đổi theo quy mô
Cty TNHH Một Thành Viên Quản
Lý Tài Sản của Các Tổ Chức Tín
Dụng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 : Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2017 ................................. 33
Bảng 3.2 : Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2017 ...................... 34
Bảng 3.3 : Tổng phương tiện thanh toán, số lượng thẻ, máy ATM và máy POS của hệ
thống NHTM Việt Nam qua các năm............................................................................ 42
Bảng 3.4 : Lợi nhuận của 15 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2017 ..................... 44
Bảng 3.5 : Chỉ số NIM của 15 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2017 .................. 48
Bảng 4.1 : Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô trung bình
của 15 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2017 ..................................................... 55
Bảng 4.2 : Hiệu quả trung bình chung của các NHTMCP giai đoạn 2009 – 2017 ....... 56
Bảng 4.3 : Số lượng các NHTMCP đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu giai đoạn 2009 – 2017 .
....................................................................................................................................... 57
Bảng 4.4 : Số lượng các NHTMCP đạt hiệu quả tối ưu theo quy mô giai đoạn
2009 – 2017 ................................................................................................................... 59
Bảng 4.5 : Thứ tự xếp hạng theo quy mô tổng tài sản bình quân và hiệu quả kỹ thuật
bình quân giai đoạn 2009 – 2017 .................................................................................. 60
Bảng 4.6 : Số lượng các NHTMCP hoạt động trong điều kiện DRS, IRS và CONS ... 62
Bảng 4.7 : Các NHTMCP Việt Nam hoạt động trong điều kiện IRS, CONS, DRS giai
đoạn 2009-2017 ............................................................................................................. 63
Bảng 4.8 : Chỉ số Malmquist bình quân toàn bộ mẫu giai đoạn 2009 – 2017 .............. 64
Bảng 4.9 : Kết quả ước lượng effch, techch, pech, sech và tfpch bình quân của 15
NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2017 ................................................................. 66



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Hiệu quả kỹ thuật theo cách tiếp cận đầu vào ............................................. 18
Đồ thị 2.2: Hiệu quả kỹ thuật theo cách tiếp cận đầu vào ước lượng từ dữ liệu mẫu. .. 19
Đồ thị 2.3: Hiệu quả kỹ thuật theo cách tiếp cận đầu ra................................................ 20
Đồ thị 2.4: Hiệu quả kỹ thuật theo cách tiếp cận đầu ra ước lượng từ dữ liệu mẫu ...... 20
Đồ thị 2.5: Hiệu quả không đổi theo quy mô và hiệu quả thay đổi theo quy mô và
đường bao giới hạn ........................................................................................................ 25
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam qua các năm 35
Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng huy động vốn của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn
2009-2017……………………………………………………………………..............36
Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 2017 ........ ……………………………………………………………………………..38
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn
20092017…………………………………………………………………………………..39
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ ROA bình quân của 15 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2017.46
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ ROE bình quân của 15 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2017.46
Biểu đồ 4.1: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của 15
NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2017.................................................................... 67


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tác giả đã chọn đề tài “ Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động
của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng
phương pháp bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) để đo lường hiệu quả
hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017.
Với phương pháp định tính, tác giả tổng hợp, mô tả, thống kê qua việc thu thập
dữ liệu từ các báo cáo tài chính hợp nhất của 15 NHTMCP Việt Nam, các báo cáo

thường niên của NHNN từ năm 2009 đến 2017. Đồng thời, xây dựng bảng biểu, biểu
đồ và đồ thị để đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2009 - 2017.
Với phương pháp định lượng, tác giả ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ
liệu với mô hình DEACRS – mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô và mô hình
DEAVRS - mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô để đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt
động của các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, kết hợp phân tích chỉ số Malmquist đo
lường năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) xác định nguồn gây phi hiệu quả hoạt động
cho các ngân hàng này. Dựa trên phần phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động và kết
quả nghiên cứu đạt được, tác giả gợi ý một số giải pháp như sau: Tăng hiệu quả quy
mô, tăng hiệu quả kỹ thuật thuần, công tác quản lý và xử lý nợ, nâng cao chất lượng
dịch vụ truyền thống và phát triển mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Các giải pháp này giúp ban điều hành ngân hàng cải thiện, nâng cao chất lượng
hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng nói
riêng và mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô nói chung.
Tuy nhiên, đề tài cũng còn một số hạn chế nhất định, đây là cơ sở tiền đề cho các
nghiên cứu tiếp sau


ABSTRACT
The author has chosen the topic "Application of DEA model to evaluate the
performance of Vietnamese Joint Stock Commercial Banks" to make an economic
master thesis.
The thesis uses qualitative and quantitative research methods, using Data
Envelopment Analysis (DEA) to measure the performance of Vietnamese commercial
banks in the period of 2009 - 2017.
With the qualitative method, the author synthesizes, describes, and statistics
through the collection of data from the consolidated financial statements of 15
Vietnamese commercial banks, the annual reports of the State Bank from 2009 to

2017. Dong time, build tables, charts and graphs to assess the status of operational
efficiency of Vietnamese commercial banks in the period of 2009 - 2017
With the quantitative method, the author applied the data analysis method with
DEACRS model - a constant model of scale efficiency and DEAVRS model effective model changes according to scale to measure and measure price performance
of Vietnamese commercial banks. At the same time, the combination of Malmquist
index factor analysis (TFP) combines the non-performance source for these banks.
Based on the analysis of the status of performance and research results achieved, the
author suggests some solutions as follows: Increase scale efficiency, increase technical
efficiency, management and handling debt, improve traditional service quality and
develop modern banking service products.
These solutions help the bank's executive board improve and improve the quality
of operations, improve the competitiveness and improve the operational efficiency of
Vietnam's commercial banks, contributing to the implementation of the development
objectives of the banking industry. in particular and the goal of stabilizing the macro
economy in general.
However, the thesis also has some certain limitations, this is the premise for
further studies.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế được coi là xu hướng phát triển của ngành ngân hàng
Việt Nam hiện nay. Quá trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho hệ thống ngân hàng
hoạt động vững mạnh và hiệu quả, giúp các ngân hàng trong nước có cơ hội tiếp cận
với các nguồn vốn, công nghệ, trình độ quản lý và kinh nghiệm của các ngân hàng
thương mại lớn trên thị trường quốc tế.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh
tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASIAN

(AEC) vào cuối năm 2015, cùng với đó là Hiệp định Thương mại tự do FTA, và mới
đây chính thức ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày
04/02/2016. Quá trình mở cửa tạo nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều
thách thức cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hội nhập làm tăng số lượng các ngân
hàng nước ngoài, đồng thời tăng tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các NHTM Việt
Nam (Nghị định 60/2015/NH-CP với mức trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài cho phép là
30%). Điều này gây sức ép cạnh tranh lên các ngân hàng nội địa.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây đã tạo
nhiều thay đổi về số lượng ngân hàng cũng như quy mô hoạt động, tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.Tuy nhiên,
hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều khó
khăn với năng lực tài chính còn yếu, chất lượng tài sản kém và cơ cấu danh mục tài
sản chưa hợp lý, chất lượng nguồn nhân lực không cao, cạnh tranh gay gắt với các
ngân hàng nước ngoài trong việc áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại và trình độ
năng lực chuyên môn, cũng như cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán
và dịch vụ ngân hàng khác.
Đóng vai trò quan trọng là kênh truyền dẫn vốn cho nền kinh tế, sự an toàn, ổn
định, vững chắc của hệ thống ngân hàng quyết định đến sự ổn định hệ thống tài chính


2

và giúp ổn định kinh tế vĩ mô. Trước sức ép cạnh tranh của quá trình hội nhập hiện
nay, để có thể đứng vững đòi hỏi các ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động, khả
năng cạnh tranh, giảm chi phí, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và phát triển, nâng cao
năng lực quản trị theo thông lệ quốc tế, nổ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, bắt kịp sự phát triển nhanh
chóng của lĩnh vực tài chính các nước trong khu vực.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam sẽ có ý nghĩ đối với ngân hàng trong việc giải quyết những vấn đề còn

vướng mắc, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện hữu, tăng cường năng lực cạnh tranh
và đưa ra các quyết định chính sách nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng và
giúp các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hỗ trợ tạo điều kiện để các ngân hàng
hoạt động tốt hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng mô hình DEA
đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt
Nam”.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng
phương pháp bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) để đo lường hiệu quả
hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017. Đồng thời kết hợp phân
tích chỉ số đo lường thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp – Malmquist để tìm ra các
yếu tố tác động dẫn đến phi hiệu quả hoạt động. Dựa trên phần phân tích thực trạng
hiệu quả hoạt động và kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả gợi ý một số giải pháp giúp
ban điều hành ngân hàng cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực
cạnh tranh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và
mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô nói chung.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt

động Ngân hàng, nghiên cứu phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment
Analysis – DEA) và chỉ số đo lường thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp Malmquist.


3

-

Mục tiêu tiếp theo là phân tích sơ lược thực trạng hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP Việt Nam với nguồn số liệu được thu thập đến cuối năm 2017. Ứng

dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng nghiên
cứu.

-

Một số đề xuất các giải pháp góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các NHTMCP Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
Câu 1: Thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam hiện nay

như thế nào ?
Câu 2: Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam như thế nào theo mô
hình DEA?
Câu 3: Từ kết quả mô hình các giải pháp nào góp phần cải thiện và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: dựa vào nguồn dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài
chính hợp nhất của 15 NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ 2009 đến 2017.
Mẫu nghiên cứu gồm 15 NHTMCP Việt Nam là: Ngân hàng TMCP An Bình,
Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu, Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP
Nam Á, Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương, Ngân hàng TMCP Kỹ
thương, Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Quốc Tế và Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng. Lý do chọn 15 Ngân hàng trên làm mẩu nghiên cứu: số liệu
công khai dễ dàng thu thập được từ các báo cáo tài chính hợp nhất.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng.



4

Với phương pháp định tính, tác giả tổng hợp, mô tả, thống kê qua việc thu thập
dữ liệu từ các báo cáo tài chính hợp nhất của 15 NHTMCP Việt Nam, các báo cáo
thường niên của NHNN từ năm 2009 đến 2017. Đồng thời, xây dựng bảng biểu, biểu
đồ và đồ thị để đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2009 - 2017.
Với phương pháp định lượng, tác giả ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ
liệu với mô hình DEACRS – mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô và mô hình
DEAVRS - mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô để đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt
động của các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, kết hợp phân tích chỉ số Malmquist đo
lường năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) xác định nguồn gây phi hiệu quả hoạt động
cho các ngân hàng này.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động và phương pháp bao dữ liệu DEA.
Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, đồng thời
sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA đo lường hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP Việt Nam với dữ liệu từ năm 2009 đến 2017. Đề tài bổ sung vào kết quả
thực tiễn việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu có thể được dùng để xếp hạng các ngân hàng, hoặc kết hợp với những
nghiên cứu cùng chủ đề sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để đưa ra
nhận xét tổng quát về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam. Đồng thời, đề tài kết hợp phân tích chỉ số đo lường thay đổi năng suất nhân tố
tổng hợp Malmquist để xác định yếu tố gây phi hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
này.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, gợi ý một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTMCP Việt Nam hiện
nay, giúp phát triển ngành ngân hàng cũng như ổn định nền kinh tế Việt Nam, đồng
thời chỉ ra những hạn chế và đưa ra hướng nghiên cứu mới tiếp theo.



5

1.6 Kết cấu luận văn
Đề tài bao gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của NHTM và phương pháp phân
tích bao dữ liệu DEA.
Chương 3: Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.
Chương 4: Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP Việt Nam.
Chương 5: Gợi ý giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt
Nam.


6

Kết luận chương 1
Chương 1 giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu “Ứng dụng mô hình DEA đánh
giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam”. Đề tài kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, mẫu là 15 NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2009 -2017.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu
quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng, sử dụng phương pháp bao dữ liệu (Data Envelopment
Analysis - DEA) để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai
đoạn 2009 - 2017. Đồng thời kết hợp phân tích chỉ số đo lường thay đổi năng suất
nhân tố tổng hợp – Malmquist để tìm ra các yếu tố tác động dẫn đến phi hiệu quả hoạt
động.

Từ kết quả nghiên cứu, gợi ý một số giải pháp phù hợp cho nhà quản trị ngân
hàng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cho các NHTMCP Việt Nam.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH BAO DỮ LIỆU DEA
2.1 Hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại
Hiệu quả là thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực. Trong kinh tế học, hiệu
quả là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các nguồn lực để tối đa hóa sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. Theo Từ điển kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc ( 2012 ), “ Hiệu quả là mối
quan hệ giữa đầu vào nhân tố khan hiếm và số lượng hàng hóa và dịch vụ ” và “khái
niệm hiệu quả còn được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá xem thị trường phân bổ
nguồn lực tốt đến mức nào ”.
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo lường tổng quát bằng tỷ lệ đầu ra
trên đầu vào. Các yếu tố đầu vào như là vốn, kỹ thuật, lao động …và các yếu tố đầu ra
như sản phẩm, lợi nhuận….
Ngân hàng là TCTC trung gian quan trọng trong việc huy động vốn và cung ứng
vốn cho nền kinh tế. Kết quả hoạt động của ngân hàng được xem là hiệu quả hoạt
động, là lợi nhuận mà ngân hàng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), hiệu quả hoạt động của NHTM được hiểu “ Là
khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra, hay khả năng sinh lời ;
hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.
Là xác suất hoạt động an toàn của các ngân hàng ”.
Sandrine Kablan (2010 ), hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả với nổ lực tối thiểu
hóa nguồn lực đầu vào. Nó đo lường mức độ một đơn vị sản xuất đạt gần đường biên
giới hạn khả năng sản xuất, trong đó đường biên giới hạn khả năng sản xuất là tập hợp
các điểm tối ưu kết hợp đầu vào để sản xuất đầu ra.

Theo Farrell (1957), hiệu quả bao gồm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật.
Hiệu quả phân bổ là việc doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra đầu
ra ở mức chi phí thấp nhất. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng doanh nghiệp đạt


8

được đầu ra tối đa từ đầu vào cho trước (định hướng đầu ra) hoặc việc doanh nghiệp
sử dụng đầu vào tối thiểu để đạt được đầu ra cho trước (định hướng đầu vào).
Việc đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng giúp cải thiện hiệu quả quản lý
bằng cách xác định những yếu tố được đo lường với mức độ hiệu quả cao và thấp
(Berger và Humphrey, 1997)
Quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng tùy thuộc vào mỗi nhà nghiên
cứu và nguồn số liệu thu thập được. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả tiếp cận hiệu
quả hoạt động của ngân hàng theo quan điểm thể hiện khả năng sử dụng các đầu vào
như lao động, kỹ thuật, vốn... để sản xuất đầu ra như thu nhập, lợi nhuận...
2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
Theo Berger và Humphrey (1997), có 02 phương pháp chính đánh giá hiệu quả
hoạt động bao gồm phương pháp kế toán chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính và
phương pháp phân tích hiệu quả biên.
2.2.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua chỉ tiêu tài chính
Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính là
phương pháp truyền thống và đã được thực hiện nghiên cứu khá nhiều trên thế giới.
Nghiên cứu của Seiford, L.M. và J Zhu (1999), hiệu quả hoạt động của ngân
hàng được đánh giá bằng cách sử dụng các chỉ tiêu tài chính, kế toán, đánh giá mối
quan hệ giữa nhiều yếu tố liên quan như tài sản, doanh thu, lợi nhuận, giá trị thị
trường, số lượng nhân viên, đầu tư và sự hài lòng của khách hàng. Bikker và Haaf
(2002) chỉ ra nên tập trung phân tích hiệu quả chi phí. Williams, J., & Gardener, E. P.
M. (2003) cho rằng phương pháp tốt nhất để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân
hàng là trình bày rõ ràng trên báo cáo thường niên và báo cáo thu nhập ngân hàng,

trong đó các biến được thiết lập rõ ràng để trình bày, so sánh các kết quả. Maudos, J.
(2006) lại chỉ ra vốn vay là chỉ tiêu chính để đo lường hiệu quả ngân hàng. Chất lượng
vốn vay ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của bất kỳ ngân hàng nào. Theo nghiên
cứu của Berger và Hannan (2008) lập luận rằng thanh khoản là chỉ tiêu rất quan trọng


9

thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đánh giá bất kỳ kế hoạch tài chính nào
cũng phải bao gồm dữ liệu về thanh khoản.
Nghiên cứu gần đây của Adam, M. (2014) phân chia các tỷ số tài chính thành 03
nhóm chính phản ánh khả năng sinh lợi, nhóm phản ánh khả năng thanh khoản và
nhóm phản ánh chất lượng tài sản.
Tổng kết từ nhiều nghiên cứu, nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính để đánh giá,
phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể được chia thành 3 nhóm chính phù
hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, đó là:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh.
- Nhóm chỉ tiêu đo lường rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
*Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi:
Khả năng sinh lời được đo lường bằng các chỉ tiêu chính sau: ROA- tỷ lệ lợi
nhuận trên tổng tài sản, ROE - tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, NIM - tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên, NNIM - tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA được tính theo công thức sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng, phản ánh
hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA cho
thấy khả năng quản lý để đạt được tiền gửi với mức chi phí hợp lý (Ahmed, 2009).
ROA được dùng để xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính
của ngân hàng. Tỷ lệ ROA cao cho thấy ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, điều động

linh hoạt trong danh mục tài sản có. Tỷ lệ ROA thấp phản ánh ngân hàng có danh mục
tài sản chưa hợp lý, cho vay không hiệu quả, chi phí hoạt động cao.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE được tính bằng công thức sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
Tổng vốn chủ sở hữu bao gồm vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại và các quỹ dự trữ.


10

ROE cũng là chỉ số quan trọng đánh giá lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của
một ngân hàng. ROE cũng được dùng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, thể
hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
Tỷ số này đo lường lợi nhuận đạt được trên mỗi đồng vốn mà chủ sở hữu đầu tư
vào ngân hàng. ROE cao là mục tiêu mong muốn của các cổ đông. Tỷ lệ ROE càng
cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, khả năng thu hồi vốn
của cổ đông cao. ROE thấp làm giảm khả năng thu hút vốn cho việc mở rộng quy mô,
hạn chế tăng trưởng ngân hàng.
Các chỉ tiêu ROA, ROE được các nhà quản trị, các nhà đầu tư tính toán để phân
tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng, chúng thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư
của cổ đông.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM và Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên NNIM được
tính bằng công thức sau:
NIM = ( Thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản có sinh lời bình quân
NNIM = (Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi) / Tổng tài sản có sinh lời
bình quân
Tỷ lệ NIM và NNIM là thước đo quan trọng để đánh giá khả năng hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, cho thấy năng lực quản trị, điều hành của ngân hàng.
Tỷ lệ NIM xác định bằng tổng thu nhập từ lãi trừ đi chi phí trả lãi trên tổng tài
sản có sinh lời bình quân. Trong đó, tổng tài sản có sinh lời được xác định theo các
khoản mục tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD, chứng khoán kinh doanh, cho

vay khách hàng, cho vay các TCTD khác, chứng khoán đầu tư. Tỷ lệ NIM phản ánh
mức chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay của ngân hàng, phản ánh khả năng
sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát tài sản có sinh lời và tìm kiếm các
nguồn vốn với chi phí thấp.
Ngoài nguồn thu từ lãi, ngân hàng còn tập trung vào các khoản thu chi ngoài lãi.
Tỷ lệ NNIM thu nhập ngoài lãi cận biên phản ánh mức chênh lệch giữa nguồn thu
ngoài lãi (từ phí dịch vụ và các khoản thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và giao
dịch vàng, thu từ hoạt động mua chứng khoán kinh doanh mua bán chứng khoán đầu


11

tư và thu từ hoạt động khác ) với các khoản chi phí ngoài lãi ( như tiền lương, chi bảo
hành, sữa chữa ...). Hiện nay, các NHTM đều tập trung phát triển các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng nhằm tăng thu nhập ngoài lãi.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh:
-

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn:
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (%) = (Tổng vốn huy động kỳ này – Tổng

vốn huy động kỳ trước) / Tổng vốn huy động kỳ trước x 100%
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua
các năm và khả năng kiểm soát nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này còn thể hiện khả
năng cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động huy động vốn, để so sánh tốc độ
tăng trưởng giữa các ngân hàng hoặc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của hệ thống.
Tốc độ tăng trưởng ổn định tạo sự chủ động cho ngân hàng trong việc lập kế hoạch
phát triển lâu dài và tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn huy động cũng được tính toán.
Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản, chi phí hoạt động của ngân

hàng. Thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định được mặt mạnh, mặt yếu
của ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
-

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng:
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = ( Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước ) / Dư

nợ năm trước x 100%
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng qua các
năm, đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện kế hoạch
tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ cho vay = Tổng cho vay / Tổng vốn huy động : chỉ tiêu này thể hiện hiệu
quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng thanh
khoản và khả năng quản lý của ngân hàng. Nếu tỷ lệ cho vay quá cao, các ngân hàng
sẽ gặp bất lợi trong trường hợp có bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong việc huy động, có
thể dẫn đến việc giảm thu nhập do nắm giữ vốn không hiệu quả.
*Nhóm chỉ tiêu đo lường rủi ro hoạt động:


12

Các nhà quản trị rất chú trọng nhóm chỉ tiêu này, bởi bên cạnh việc gia tăng lợi
nhuận đòi hỏi ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ những rủi ro hoạt động để tạo ra tính
ổn định cho ngân hàng. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro hoạt động như sau:
Dự trữ thanh khoản / Tổng tài sản : chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng tài sản thanh
khoản trên tổng tài sản của ngân hàng, phản ánh rủi ro thanh khoản.
Thanh khoản chỉ ra khả năng của ngân hàng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong
một thời kỳ, vì vậy để hướng đến mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận thì cần chấp nhận mức
rủi ro có thể kiểm soát được.
Tỷ lệ an toàn vốn = Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng = ( Vốn

cấp 1 + vốn cấp 2 ) / Tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng
Tỷ lệ an toàn vốn thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn
của ngành ngân hàng được quy định khác nhau ở các nước trên thế giới. Hiện nay ở
Việt Nam tỷ lệ này là 9%.
Tỷ lệ cho vay = Tổng dự nợ tín dụng / Tổng tài sản có : chỉ tiêu này thể hiện tỷ
trọng tín dụng trong tổng tài sản có. Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng đối mặt với rủi
ro tín dụng và rủi ro thanh khoản nếu nhu cầu rút tiền của công chúng tăng và chất
lượng tín dụng giảm.
Tỷ lệ nợ xấu (%) = ( Nợ xấu / Tổng dự nợ tín dụng ) x 100%: chỉ tiêu này để
phán ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, thể hiện khả năng quản lý tín dụng trong
hoạt động cho vay, thu hồi nợ. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng
kém.
Tỷ lệ giữa tài sản có nhạy cảm với lãi suất với tài sản nợ nhạy cảm với lãi
suất : chỉ tiêu này phản ánh tính nhạy cảm với lãi suất trong hoạt động của ngân hàng.
Nếu ngân hàng có quy mô tài sản nhạy cảm với lãi suất lớn hơn nguồn vốn nhạy cảm
với lãi suất trong một thời kỳ nhất định thì ngân hàng đối mặt với khó khăn, thua lỗ
nếu lãi suất thị trường giảm; và nếu ngân hàng có quy mô tài sản nhạy cảm với lãi suất
nhỏ hơn nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất thì ngân hàng gặp bất lợi trong trường hợp
lãi suất thị trường tăng.


13

Tổng vốn chủ sỡ hữu / tổng tài sản : đây là chỉ tiêu đòn bẩy tài chính của ngân
hàng, thể hiện bao nhiêu đồng tài sản được tạo ra trên một đồng vốn chủ sở hữu và
ngân hàng phải dựa vào nguồn vốn vay nợ là bao nhiêu.
Như vậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo phương pháp truyền
thống thông qua các chỉ tiêu tài chính liên quan đến nhiều yếu tố hơn là chỉ tập trung
phân tích vào chỉ tiêu riêng biệt nào. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này có nhược điểm là chỉ
phản ánh mối quan hệ giữa một số biến số cụ thể mà không đưa ra được đánh giá toàn

diện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để thực hiện việc đánh giá một cách tổng quát
đòi hỏi phải xây dựng, tính toán bộ chỉ tiêu gồm rất nhiều biến số gây mất thời gian và
khá phức tạp đối với các nhà quản trị ngân hàng, các nhà đầu tư, đòi hỏi nguồn số liệu
đầy đủ, tổng hợp cũng như kỹ năng và kinh nghiệm phân tích, đánh giá.
2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động bằng phương pháp phân tích hiệu
quả biên
Phương pháp phân tích hiệu quả biên bao gồm phương pháp phi tham số và
phương pháp tham số. Cả hai hướng tiếp cận phi tham số và tham số đều được sử dụng
rộng rãi trong nhiều nghiên cứu đo lường hiệu quả hoạt động. Mỗi cách tiếp cận khác
nhau chủ yếu ở hình dáng đường biên và các giả định phân phối đối với sai số.
Phương pháp tham số yêu cầu phải đưa ra một hàm sản xuất cụ thể, áp dụng mô
hình hồi quy với khoảng tin cậy và độ lệch nhất định (Nguyen, 2012). Phương pháp
này vì yêu cầu phải đưa ra dạng hàm cụ thể nên nếu xác định dạng hàm sai thì kết quả
đánh giá hiệu quả hoạt động có thể không chính xác. Đồng thời đối với phương pháp
tiếp cận tham số, giả định sẽ không có tính vững trong trường hợp cỡ mẫu nhỏ.
So với phương pháp tiếp cận tham số, phương pháp phi tham số không đòi hỏi
phải đưa ra dạng hàm cụ thể cho đường biên hiệu quả, đồng thời có thể kết hợp nhiều
yếu tố đầu vào, đầu ra trong mô hình .Tuy nhiên, vì không tính toán đến sai số nên đến
kết quả đo lường sẽ bị ảnh hưởng trong trường hợp dữ liệu có tồn tại sai số.
Không có kết luận phương pháp nào được xem là tốt nhất, mỗi phương pháp đều
có ưu nhược riêng, việc xem xét cẩn thận bộ dữ liệu được sử dụng cũng như phân tích
các đặc điểm nội tại của ngành sẽ thực hiện phù hợp cho từng phương pháp. Việc sử


14

dụng phương pháp nào là dựa trên quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu và số liệu thu
thập được (Berger và Humphrey, 1997; Zamorano, 2004 )
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở trong nước sử dụng phương pháp bao
dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng, so sánh và xếp hạng các ngân

hàng. Đồng thời, kết hợp với chỉ số Malmquist đo lường năng suất nhân tố tổng hợp để
xác định yếu tố gây phi hiệu quả hoạt động. Cũng đã có nhiều nghiên cứu sử dụng
đồng thời cả hai hướng tiếp cận phi tham số và tham số để đo lường và đánh giá hiệu
quả hoạt động của ngân hàng.
Việc sử dụng các chỉ số tài chính truyền thống trong việc đo lường và đánh giá
hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ không đầy đủ và toàn diện vì hoạt động của ngân
hàng có sự tham gia của nhiều yếu tố đầu vào và đầu ra. DEA được xem là cách tiếp
cận phù hợp. Một cách đơn giản, DEA dùng để tính toán và ước lượng hiệu quả của
các ngân hàng trong việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo ra các kết quả đầu ra,
để có thể so sánh hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng với nhau, khi đó đường biên
hiệu quả được xây dựng. Phương pháp này giúp đánh giá được hiệu quả tương đối của
các ngân hàng, xác định được các ngân hàng hoạt động hiệu qủa, các ngân hàng hoạt
động không hiệu quả trong mẫu nghiên cứu, đồng thời xác định được nguồn gây phi
hiệu quả hoạt động.
Trong đề tài nghiên cứu này, do giới hạn về số liệu thu thập, tác giả hướng đến
cách tiếp cận phi tham số, sử dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA, đồng thời phân
tích chỉ số Malmquist đo lường năng suất nhân tố tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt
động của các NHTMCP giai đoạn 2009 - 2017 một cách bao quát, khắc phục được
những hạn chế trong việc phân tích hàng loạt các chỉ số tài chính. Phương pháp này
đưa ra đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động ngân hàng dựa trên việc thu thập số
liệu các biến đầu vào, đầu ra đưa vào mô hình DEA.
2.2.3 Giới thiệu tổng quát về phương pháp DEA
DEA là phương pháp toán học cho sự phát triển đường biên sản xuất và đo lường
hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghiên cứu đối với đường biên này ( Charnes et al.,


×