Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành điện niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HOÀI THU

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019

`


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HOÀI THU

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019

`


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
của các công ty ngành điện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang là bài
nghiên cứu nghiêm túc và được đầu tư kỹ lưỡng của tôi. Đồng thời các số liệu
trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy.
Học viên thực hiện Luận Văn

Lê Thị Hoài Thu

`


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii

DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................ viii
TÓM TẮT ........................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1. Bối cảnh kinh tế ..............................................................................................1
2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................1
3. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
6. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................4
7. Bố cục dự kiến ................................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .......................................5
2.1 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan ..................................................5
2.1.1 Sự tác động của nhân tố quy mô doanh nghiệp đối với cấu trúc vốn ...5
2.1.2 Sự tác động của tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đối với cấu trúc vốn. . 8

2.1.3 Sự tác động của lợi nhuận đối với cấu trúc vốn. .................................10
2.1.4 Sự tác động của tấm chắn thuế từ khấu hao đối với cấu trúc vốn. .....14
2.1.5 Sự tác động của tính hữu hình trong cơ cấu tài sản đối với cấu trúc vốn........... 16
2.1.6 Sự tác động của khả năng thanh khoản đối với cấu trúc vốn. ............17
2.1.7 Sự tác động của đặc điểm riêng của sản phẩm đối với cấu trúc vốn. .19
2.2 Nhận xét chung về các nghiên cứu thực nghiệm được đề cập nói trên ......19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................21
2.2.1 Quy mô doanh nghiệp .........................................................................21

`


iii

2.2.2 Lợi nhuận ............................................................................................21

2.2.3 Cơ hội tăng trưởng ..............................................................................22
2.2.4 Tấm chắn thuế từ khấu hao (đòn bẩy hoạt động) ................................23
2.2.5 Tài sản cố định hữu hình .....................................................................23
2.2.6 Tính thanh khoản ................................................................................24
2.2.7 Đặc điểm riêng của sản phẩm .............................................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................26
3.1 Mô hình nghiên cứu....................................................................................26
3.2 Mô tả dữ liệu ..............................................................................................27
3.2.1 Phương pháp thu thập .........................................................................27
3.2.2 Mô tả các biến trong mô hình .............................................................27
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................29
3.3.1 Thống kê mô tả ...................................................................................29
3.3.2 Ma trận tương quan trong excel ..........................................................29
3.3.3 Hồi quy bằng Excel .............................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................32
4.1 Phân tích định tính ......................................................................................32
4.2 Thống kê mô tả các biến.............................................................................35
4.2.1 Thống kê mô tả các biến phụ thuộc ....................................................35
4.2.2 Thống kê mô tả các biến độc lập ........................................................36
4.3 Kết quả tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc .............37
4.4 Kết quả hồi quy bằng excel ........................................................................39
4.4.1 Kết quả hồi quy bằng excel đối với biến phụ thuộc là tổng nợ ..........39
4.4.2 Kết quả hồi quy bằng excel đối với biến phụ thuộc là nợ ngắn hạn ...40
4.4.3 Kết quả hồi quy bằng excel đối với biến phụ thuộc là nợ dài hạn ......41
4.5 Phân tích kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn .......................42
4.5.1 Quy mô công ty (SIZE) .......................................................................43
4.5.2 Lợi nhuận (PROFIT) ...........................................................................44

`



iv

4.5.3 Tốc độ tăng trưởng (GROW) ..............................................................45
4.5.4. Tấm chắn thuế từ khấu hao (NDTS) ..................................................46
4.5.5 Tài sản cố định hữu hình (TANG) ......................................................46
4.5.6 Khả năng thanh khoản (LIQ) ..............................................................47
4.5.7 Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) .................................................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...............................................................................49
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN ..........................................................................50
5.1. Tổng quan về ngành điện ..........................................................................50
5.1.1 Cơ cấu nguồn điện theo vốn chủ sở hữu .............................................50
5.1.2 Cơ cấu loại hình nguồn điện Việt Nam...............................................50
5.2. Thảo luận ...................................................................................................52
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................57

`


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 : Tổng hợp cách xác định biến số và kỳ vọng của tác giả ......................................... 30
Bảng 4.1: Tóm tắt thống kê mô tả biến phụ thuộc ..................................................................... 35
Bảng 4.2: Tóm tắt thống kê mô tả biến độc lập .......................................................................... 36
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc .......................... 38
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy sự ảnh hưởng của các biến giải thích đến tổng nợ........................ 40
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy sự ảnh hưởng của các biến giải thích đến nợ ngắn hạn................ 41

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy sự ảnh hưởng của biến giải thích đến nợ dài hạn.......................... 42
Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả chạy hồi quy bằng Excel.................................................................. 43

`


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 5.1: Cơ cấu nguồn điện theo công suất sở hữu năm 2016 ...............................50
Hình 5.2: Cơ cấu các loại hình nguồn điện Việt Nam năm 2016 .............................51
Hình 5.3: Cơ cấu nguồn điện của sản lượng EVN mua và tự sản xuất 2016............52

`


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành điện giai đoạn
2012-2018..................................................................................................................32
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành điện giai đoạn 2012-2018 ...33
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ lợi nhuận/Tổng nợ của các doanh nghiệp ngành điện giai đoạn
2012-2018..................................................................................................................34

`


viii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các công ty cổ phần ngành điện niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2018 ......................................................................59
Phụ lục 2: Thống kê số liệu đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp ngành điện niêm
yết 2012-2018............................................................................................................60
Phụ lục 3: Thống kê số liệu đòn bẩy tài chính ngắn hạn của các doanh nghiệp ngành
điện niêm yết 2012-2018 ...........................................................................................61
Phụ lục 4: Thống kê số liệu đòn bẩy tài chính dài hạn của các doanh nghiệp ngành
điện niêm yết 2012-2018. ..........................................................................................62
Phụ lục 5: Thống kê số liệu quy mô công ty của các doanh nghiệp ngành điện niêm
yết 2012-2018............................................................................................................63
Phụ lục 6: Thống kê số liệu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của các doanh nghiệp
ngành điện niêm yết 2012-2018. ...............................................................................64
Phụ lục 7: Thống kê số liệu tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành điện
niêm yết 2012-2018...................................................................................................65
Phụ lục 8: Thống kê số liệu tấm chắn thuế từ khấu hao của các doanh nghiệp ngành
điện niêm yết 2012-2018. ..........................................................................................66
Phụ lục 9: Thống kê số liệu tài sản hữu hình của các doanh nghiệp ngành điện niêm
yết 2012-2018............................................................................................................67
Phụ lục 10: Thống kê số liệu khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp ngành điện
niêm yết 2012-2018...................................................................................................68
Phụ lục 11: Thống kê số liệu đặc điểm riêng của sản phẩm của các doanh nghiệp
ngành điện niêm yết 2012-2018. ...............................................................................69
Phụ lục 12: Kết quả thống kê mô tả và hồi quy Excel ..............................................70

`


ix


TÓM TẮT
“CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM”
Bài viết xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 27 công ty ngành
điện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến
năm 2018. Tác giả đã thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của các công ty này, kết
hợp các phương pháp phân tích định tính, thống kê mô tả, so sánh và phương pháp
định lượng bằng các chạy hồi quy trên excel. Kết quả của nghiên cứu nhận thấy năm
nhân tố sau có tương quan thuận chiều hoặc nghịch chiều với cấu trúc vốn: quy mô
công ty, lợi nhuận, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trong cấu trúc tài sản của doanh
nghiệp, tính thanh khoản và đặc điểm riêng của sản phẩm. Cụ thể, nhân tố quy mô
công ty (SIZE) và tính hữu hình của tài sản đều có mối quan hệ thuận chiều (+) với
cấu trúc vốn chung và tỷ lệ nợ dài hạn, nghịch chiều (-) với tỷ lệ nợ ngắn hạn. Lợi
nhuận (PROFIT) tương quan ngược chiều (-) với cấu trúc vốn chung và tỷ lệ nợ dài
hạn, không có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản (LIQ) tương
quan ngược chiều (-) với cấu trúc vốn chung, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn.
Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) có tương quan thuận (+) với tỷ lệ nợ ngắn hạn
và tương quan nghịch (-) với tỷ lệ nợ dài hạn.
Kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Tác giả kỳ vọng thông
qua bài viết này, các doanh nghiệp ngành điện ở Việt Nam sẽ lựa chọn được một cấu
trúc vốn phù hợp với chính mình, cũng như có chiến lược sử dụng nợ một cách tối
ưu nhất. Từ đó có thể ngày càng làm tăng giá trị doanh nghiệp, tối thiểu hóa chi phí
sử dụng vốn, phát huy sức mạnh nội tại, góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng vững
mạnh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Từ khóa: công ty cổ phần ngành điện, cấu trúc vốn, thị trường chứng khoán
Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.

`



x

ABSTRACT
“DETERMINANTS INFLUENCE ON CAPITAL STRUCTURE
OF ELECTRICITY COMPANIES LISTED ON VIETNAM STOCK
MARKET”
The article examines the factor affecting the capital structure of 27 electricity
companies listed on VietNam’s stock market for the period from 2012 to 2018. The
actor collects data from financial statement of these firms and with the use of the
Excel regression, description statistics, analysic, compare method, the result of
research show that company size, profits, tangiblity of fixed assets, liquidity ability
and uniqueness are determinants influence the leverage. Specifically, the firm size
(SIZE) and the tangibility of assets (TANG) has a positive effecr (+) on total debt
ratio and long-term debt ratio, has an nagative effect (-) on short-term debt ratio.
Profit (PROFIT) correlates inversely (-) with total debt and long-term debt, is not
statistically significant with short-term debt ratio. Liquidity (LIQ) has negative
correlation (-) with total debt ratio, short-term debt ratio and long-term debt ratio.
The specific characteristics of the product (UNI) has positive correlation (+) with
short-term debt and has negative (-) with long-term debt.
This results of analysis is quite consistent with previous studies. The author
expects through this article, the electricity enterprises in Vietnam will choose a capital
structure suitable for themselves, as well as having the best strategy of using policy
debt. Since then, it is possible to increase the value of the business, minimize the cost
of capital use, contribute to making the enterprise stronger and contribute to the
economic development of the country.
Key word: electricity company, capital structure, Vietnam stock market,
Vietnam Electricicty.

`



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Bối cảnh kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh
nghiệp. Vấn đề tối ưu hóa cấu trúc vốn của các công ty là nhiệm vụ quan trọng của
nhà quản trị tài chính. Đồng thời cấu trúc vốn trong doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết
định đến khả năng thực thi các chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh tế và sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp. Vấn đề chủ động lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý
giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp càng
trở nên cấp thiết.
2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện
nay, vấn đề xác định cấu trúc vốn là một trong các nhiệm vụ tài chính quan trọng của
các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp quyết định
chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp đó. Cấu trúc vốn đòi hỏi doanh
nghiệp phải đối mặt với việc sử dụng nợ như thế nào để đem đến hiệu quả, giảm thiểu
rủi ro cho doanh nghiệp.Việc sử dụng nợ như việc sử dụng con dao hai lưỡi. Nếu
không xây dựng được cấu trúc tài chính phù hợp, có thể làm giảm năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp, không thực hiện được mục tiêu nâng cao giá trị mà còn dẫn đến chi
phí khánh kiệt tài chính càng cao nếu sử dụng nợ quá nhiều. Tóm lại một cấu trúc
vốn hợp lý sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, giảm rủi ro tài chính và ngược lại.
Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành điện nói riêng, muốn xây
dựng được một cấu trúc vốn mục tiêu, cần nhận diện rõ cấu trúc vốn phải chịu sự tác
động của nhân tố nào để có thể vận dụng phù hợp vào tình hình thực tế và sức khỏe
tài chính của doanh nghiệp mình, đặc biệt trong điều kiện tiếp cận nguồn vốn rất khó
khăn trong giai đoạn hiện nay và việc xây dựng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
ngành điện còn nhiều bất cập như chưa đa dạng hóa nguồn tài trợ và chịu rủi ro tỷ giá

đối với các khoản nợ vay từ nước ngoài. Vì vậy việc nhận diện những nhân tố cốt lõi

`


2

nào tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và sự tác động của từng nhân tố ra
sao là vấn đề quan tâm hàng đầu và cực kỳ nan giải của các nhà quản trị tài chính.
Đứng trước những thách thức đó và dự báo về nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng
rất nhanh trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2017 với tăng trưởng bình quân ước
đạt 11.3 lần/năm và được dự báo còn tiếp tục tăng khá cao trong 15 năm tới. Từ năm
2005, châu Á đã chính thức vượt qua châu Âu và Bắc Mỹ để trở thành khu vực sản
xuất điện lớn nhất toàn thế giới. Ngành điện Việt Nam nói riêng đang bước đi đầu
tiên trong việc tự do hóa ngành điện là sự vận hành thị trường phát điện cạnh tranh
(CGM) từ năm 2012.
Trong sự phát triển của nền kinh tế không thể không nhắc đến vai trò quan trọng
của ngành điện. Đây chính là nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư,
thúc đẩy sản xuất. Để đáp ứng với lộ trình tiến đến thị trường điện cạnh tranh trong
một tương lai không xa với các công ty ngành điện.Với đặc điểm quy mô hoạt động
gắn liền với nhiều tài sản cố định hữu hình như nhà máy thủy điện, các đập thủy điện,
các công trình điện với quy mô lớn. Vì thế nhu cầu vốn đòi hỏi để đầu tư vào các tài
sản nói trên là vô cùng lớn và rất tốn kém. Nguồn vốn đầu tư xây dựng mỗi năm
ngành Điện cần phải huy động lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trước những con số khổng
lồ nguồn vốn mà ngành điện phải thu xếp, ngành điện chỉ có các nguồn vốn sau:
nguồn vốn vay từ ODA được chính phủ cho vay lại, các nguồn từ ngân hàng Thế giới,
vốn ODA song phương, các quy tín dụng từ khách hàng, nhà cung cấp, quỹ tín dụng
hỗ trợ xuất khẩu và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trước tình hình khó khăn
thách thức về huy động các nguồn vốn của các công ty cổ phần ngành điện nói riêng
và ngành điện nói chung, Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn tài trợ từ vốn cổ

phần thường, chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngành. Cũng chính vì
các nguyên nhân trên đã đặt ra cho các công ty cổ phần thuộc ngành điện nhiệm vụ
quan trọng trước mắt là cần phải hoạch định một cấu trúc vốn sao cho tối đa hóa được
lợi nhuận và nâng cao giá trị doanh nghiệp, cung cấp đủ vốn cho nhu cầu đầu tư phát
triển của chính doanh nghiệp mình.

`


3

Với những lý do đó, người viết mong muốn thực hiện nghiên cứu đề tài “Các
nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành điện niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Đề tài này tập trung tìm hiểu và phân tích những nhân tố tác động đến việc lựa
chọn cấu trúc tài chính tối ưu và phù hợp cho các công ty cổ phần ngành điện trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
3. Ý nghĩa của đề tài
Tiếp cận các lý thuyết cơ bản cấu trúc vốn và kết quả nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Chỉ ra đặc điểm cấu trúc vốn, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành điện trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành điện nhận
diện các nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến cấu trúc vốn của mình và có các chính
sách lựa chọn, tiếp cận và xây dựng các nguồn tài trợ cũng như việc sử dụng nợ có
hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, đáp ứng
với nhiều đòi hỏi khắt khe của thị trường.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích sự tác động của các nhân tố đến cấu
trúc vốn của các công ty cổ phần ngành điện niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.

Tìm hiểu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp để thấy được
chiều hướng tác động của các nhân tố này đối với cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Chọn lọc và tập trung phân tích các nhân tố có tác động đến cấu trúc vốn của
các công ty trong mẫu nghiên cứu. Từ kết quả thu được, người viết kỳ vọng các công
ty cổ phần ngành điện có thể chủ động lựa chọn và xây dựng một cấu trúc vốn phù
hợp với mình.
5. Phạm vi nghiên cứu

`


4

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn
của 27 công ty cổ phần ngành điện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích tác động của các nhân tố tới cấu trúc
vốn của các công ty cổ phần ngành điện được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong 7 năm, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018.
6. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành điện
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
7. Bố cục dự kiến
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận

`



5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN
2.1 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
Ngoài các lý thuyết cơ bản về cấu trúc vốn đã được phát hiện, nghiên cứu và
phát triển như lý thuyết đầu tiên về cấu trúc vốn hiện đại của Modiglani & Miller
(M&M) vào năm 1958, tiếp theo là lý thuyết đánh đổi (Trade off Theory), lý thuyết
trật tự phân hạng (Pecking Oder Theory)…Các nghiên cứu đều có tính kế thừa và
phát huy trên nền tảng trước đó. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều kết
quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn tại nhiều vùng, lãnh thổ,
nhiều quốc gia, ngành và doanh nghiệp khác nhau. Để có cơ sở lý thuyết vững chắc
cũng như kế thừa các kết quả từ những nghiên cứu trước, tác giả đã tóm lược và trình
bày một cách tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm có giá trị cao, nhận diện các
nhân tố có thể có mối tương quan kỳ vọng với cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp
ngành điện trong phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
2.1.1 Sự tác động của nhân tố quy mô doanh nghiệp đối với cấu trúc vốn
Theo lý thuyết đánh đổi, cấu trúc vốn và quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ
với nhau và đó là mối quan hệ cùng chiều. Quy mô doanh nghiệp thể hiện mặt lợi thế
về nhiều mặt, thứ nhất là sự tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp
đầu vào, có thể đàm phán và thương thảo để giảm chi phí vay nợ cũng như khoản
thanh toán cho nhà cung cấp được ưu tiên kéo dài thời gian hơn so với các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Thứ hai, quy mô của doanh nghiệp càng lớn sẽ giúp cho
doanh nghiệp tăng cường được khả năng phản ứng hoặc thích nghi với các biến động
của nền kinh tế và giảm rủi ro phá sản.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược với lý thuyết đánh đổi, quan điểm của
lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng quy mô doanh nghiệp và cấu trúc vốn có mối
quan hệ ngược chiều, điều này có thể giải thích như sau. Các doanh nghiệp có quy


`


6

mô càng lớn sẽ có dòng tiền dư thừa, nhàn rỗi dồi dào, cùng với tỷ suất sinh lợi vượt
trội so với các doanh nghiệp nhỏ. Chính vì vậy, họ sẽ tận dụng nguồn vốn nội bộ vượt
trội đó để tự tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thay vì hướng đến
việc tiếp cận với các khoản vay bên ngoài.
Điều này tương thích với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho rằng
quy mô doanh nghiệp có sự tương quan mạnh mẽ với cấu trúc vốn. Các nghiên cứu
cố kết quả quy mô doanh nghiệp tương quan thuận chiều với cấu trúc vốn, chẳng hạn:
 Nghiên cứu của Deesomsak, R. and Paudyal, K and Pescetto, G (2004): Tác
giả thực hiện trên dữ liệu mẫu bao gồm các công ty hoạt động ở khu vực Châu Á Thái
Bình Dương, bốn quốc gia gồm có Thái Lan (294 công ty), Malaysia (669 công ty),
Singapore (345 công ty) và Úc (219 công ty). Các công ty trong mẫu là các công ty
phi tài chính đang giao dịch trên sàn chứng khoán trong giai đoạn từ năm 1993 –
2001. Tác giả đưa vào mô hình các biến giải thích trong đó có thểm ba biến giả quốc
gia và sử dụng mô hình hồi quy OLS để tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân
tố với cấu trúc vốn. Đặc biệt nghiên cứu này còn đề cập đến hai thời kỳ trước và sau
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và khẳng định rằng các nhân tố có sự
ảnh hưởng khác nhau, hay nói cách khác là có sự thay đổi trước và sau cuộc khủng
hoảng cụ thể là biến số quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, tấm chắn thuế phi
nợ và tính thanh khoản, tác động đến quyết định cấu trúc vốn của các công ty. Ngoài
ra, tác giả còn cho rằng có sự khác biệt của các quyết định quản trị tuỳ thuộc vào mỗi
quốc gia cụ thể. Kết quả này cho thấy việc đưa vào mô hình các biến giả quốc gia và
các biến cụ thể theo quốc gia là phù hợp và hữu ích, chẳng hạn như mức độ hoạt động
của thị trường chứng khoán, lãi suất, quyền chủ nợ và tập trung quyền sở hữu. Cuối
cùng, tác giả kết luận vấn đề quyết định cơ cấu vốn không chỉ là sản phẩm của đặc
điểm riêng của công ty mà còn là kết quả của quản trị doanh nghiệp, khung pháp lý

và môi trường thể chế của quốc gia mà các công ty đang hoạt động.
 Nghiên cứu của Murray Z. Frank & Vidhan K.Goyal (2009): Nghiên cứu này
xem xét tầm quan trọng của nhiều nhân tố đối với các quyết định cấu trúc vốn của

`


7

các công ty đại chúng ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1950 đến 2003. Tuy nhiên có sự
khác biệt so với nghiên cứu của Deesomsak, R. and Paudyal, K and Pescetto, G
(2004) là bổ sung cách xác định cấu trúc vốn dựa theo giá trị thị trường của tài sản.
Tác giả đã xác định được sáu nhân tố có ảnh hưởng đến cấu trúc như sau: giá trị thị
trường trên giá trị sổ sách, lợi nhuận, đòn bẩy trung bình ngành, Tỷ lệ tài sản cố định
hữu hình, quy mô công ty và lạm phát kỳ vọng. Trong đó tác giả nhận định quy mô
công ty có tác động cùng chiều với cấu trúc vốn.
Ngoài sáu yếu tố này, tác giả cũng cho rằng việc công ty có trả cổ tức hay không
trả cổ tức cũng liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy. Các công ty trả cổ tức thường ít
sử dụng đòn bẩy hơn. Tuy nhiên các lý thuyết cấu trúc vốn cũng chưa đưa ra mối
quan hệ giữa tình trạng trả cổ tức và đòn bẩy công ty và theo quan điểm của tác giả,
và đề xuất cần có những nghiên cứu tiếp theo để giải thích rõ hơn điều này.
Đồng thời, việc nghiên cứu đòn bẩy dựa theo giá trị sổ sách sẽ làm cho các nhân
tố như tác động của thị trường, quy mô doanh nghiệp và yếu tố lạm phát kỳ vọng
không phát huy tác dụng so với đòn bẩy dựa trên giá trị thị trường. Đòn bẩy trung
bình của ngành, tính hữu hình của tài sản và lợi nhuận vẫn đáng tin cậy và có ý nghĩa
thống kê với đòn bẩy dựa trên giá trị sổ sách. Vì vậy, đối với lý thuyết định thời điểm
thị trường, tỷ lệ đòn bẩy tối ưu không thể xác định được và không đủ độ tin cậy trong
bài nghiên cứu này.
 Nghiên cứu của B.Prahalathan (2010) cũng đồng thuận với quan điểm quy
mô công ty có tác động cùng chiều với cấu trúc vốn chung, tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ

nợ ngắn hạn, đồng thời biến quy mô công ty cũng có ý nghĩa thống kê.
 Nghiên cứu của tác giả Trần Đình Khôi Nguyên (2006): với mục tiêu nghiên
cứu “Cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn 19982001” là đề tài mà tác giả Trần Đình Khôi Nguyên thực hiện nghiên cứu vào năm
2006 với mẫu gồm có 558 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SEMs), có nợ ngắn hạn không
vượt quá 41,98 lần và nợ dài hạn là 1,93 lần, với mục tiêu kiểm định các nhân tố
chính giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định cấu trúc vốn cho các SEMs tại Việt

`


8

Nam. Tác giả sử dụng các biến phụ thuộc bao gồm: Tổng nợ (TEV), Nợ ngắn hạn
(STEV) và Nợ ngắn hạn khác (OSTEV), đặc điểm riêng của nghiên cứu này là tập
trung vào nợ ngắn hạn vì tác giả cho rằng các công ty SEMs ở Việt Nam sử dụng chủ
yếu là nợ ngắn hạn nên không đưa nợ dài hạn vào mô hình. Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng 8 biến độc lập: tăng trưởng (Grow), rủi ro công ty (Risk), quy mô công ty (Size),
quan hệ ngân hàng (Business relation bank: Brb), tài sản hữu hình (Tang), lợi nhuận
(Prof), vốn chủ sở hữu (Owner Ship: OS), mạng lưới truyền thanh (Network: NW)
Kết quả nghiên cứu cho thấy các SEMs đa phần sử dụng nợ phải trả ngắn hạn.
Tuy nhiên nợ ngắn hạn phải trả khác cũng được cho là có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
của SEMs. Hoạt động tài chính cũng bị chi phối bởi nguồn vốn chủ sở hữu của các
SEMs. Cấu trúc nợ ngắn hạn trung bình chiếm phần lớn trong cấu trúc vốn của họ.
Tiếp theo, tác giả cũng đã tìm ra được biến độc lập là quy mô công ty có tương quan
cùng chiều với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra được vai
trò của các ngân hàng cũng có ảnh hưởng đến các SEMs.
 Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012) với mục tiêu xác định các nhân tố
tác động đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán TPHCM từ năm 2007-2011, tác giả thu thập báo cáo tài
chính của 13 công ty, sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng,

lựa chọn mô hình hồi quy bội dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất và sử dụng
phần mềm SPSS 16.0, kết quả nghiên cứu đồng thuận với nhận định quy mô doanh
nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với cấu trúc vốn.
2.1.2 Sự tác động của tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đối với cấu trúc vốn.
Quan điểm của lý thuyết chi phí đại diện cho rằng: các doanh nghiệp có tiềm
năng tăng trưởng trong tương lai, sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa cổ đông và trái chủ, cổ
đông cho rằng nếu đầu tư vào các dự án có hiệu quả cao, lợi ích sẽ thuộc về trái chủ
nếu sử dụng đòn bẩy, mặt khác khi sử dụng nợ doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn thêm
một phần chi phí đáng kể. Điều này giải thích cho mối quan hệ ngược chiều giữa tốc

`


9

độ tăng trưởng và cấu trúc vốn của doanh nghiệp và có các nghiên cứu sau đồng
thuận với ý kiến trên:
 Nghiên cứu của Deesomsak, R. and Paudyal, K and Pescetto, G (2004): kết
quả nghiên cứu phát hiện nhân tố tốc độ tăng trưởng có sự tương quan tỷ lệ nghịch
với cấu trúc vốn. Tác giả xác định biến GROW (cơ hội tăng trưởng) bằng tỷ lệ giá trị
sổ sách của tổng tài sản trừ giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị thị
trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của tổng tài sản.
Trái ngược hoàn toàn với các kết quả nghiên cứu nói trên và theo lập luận của
lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trường càng cao, có nghĩa
họ có nhiều cơ hội tăng trưởng, khi đó nguồn vốn nội bộ mặc dù nhiều nhưng sẽ
không đủ để mở rộng quy mô hoạt động, và họ nghĩ đến việc huy động nợ từ các
nguồn tài trợ bên ngoài, điều này hàm ý cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ
tăng trưởng của doanh nghiệp với cấu trúc vốn. Và Nadeem Ahmed Sheikh, Zongjun
Wang (2011) đã đồng thuận với mối quan hệ trên khi thực hiện nghiên cứu với đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty thuộc ngành công nghiệp

sản xuất tại Pakistan”. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là phát hiện các nhân tố ảnh
hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất tại Pakistan.Tác giả cũng đã sử dụng dữ liệu
của các công ty niêm yết ngành sản xuất chế tạo của Pakistan trong thời kỳ 20032007 gồm 160 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi.
Phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả này là sử dụng dữ liệu bảng tức là
kết hợp dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian. Các tác giả đã sử dụng ba mô hình OLS,
FEM và REM để ước tính khả năng ảnh hưởng của các biến giải thích lên đòn bẩy tài
chính. Sau đó tác giả cũng đã sử dụng kiểm định Hausman (1978) để tìm ra mô hình
phù hợp nhất: mô hình FEM hay REM. Ba mô hình ước tính – OLS, FEM và REM
lần lượt như sau:
DRit = β0 + β1PROFit + β2SIZEit + β3NDTSit + β4TANGit + β5GROWit +
β6EVOLit +β7LIQit + εit (2.2)

`


10

DRit = β0 + β1PROFit + β2SIZEit + β3NDTSit + β4TANGit + β5GROWit +
β6EVOLit +β7LIQit + µit (2.3)
DRit = β0 + β1PROFit + β2SIZEit + β3NDTSit + + β4TANGit + β5GROWit +
β6EVOLit + β7LIQit + εit + µit (2.4)
i là công ty riêng lẻ, t là thời gian và Dr là đòn bẩy nợ công ty.
Mô hình gồm có biến số giải thích: Lợi nhuận (PROF), Quy mô (SIZE), Tấm
chắn thuế phi nợ (NDTS), Tài sản hữu hình (TANG), Tăng trưởng công ty (GROW),
Thu nhập của công ty (EVOL), Tính thanh khoản của công ty (LIQ).
2.1.3 Sự tác động của lợi nhuận đối với cấu trúc vốn.
Đa số các nghiên cứu đều có sự đồng thuận mạnh mẽ về mối quan hệ ngược
chiều giữa lợi nhuận với cấu trúc vốn, điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết trật
tự phân hạng, có liên quan đến vấn đề bất cân xứng thông tin, chi phối không nhỏ đối
với quyết định đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp. Nhà đầu tư bên ngoài là người

khan hiếm thông tin hơn nhà quản lý của doanh nghiệp, điều này sẽ khiến cho họ đòi
hỏi mức chiết khấu cao khi mua chứng khoán của doanh nghiệp, tất nhiên chi phí sẽ
gia tăng tương ứng, sẽ kéo theo chi phí cho các nguồn tài trợ bên ngoài tăng lên. Và
doanh nghiệp không hề mong muốn phát hành nợ mà luôn ưu tiên sử dụng nguồn vốn
nội tại (lợi nhuận giữ lại) của mình và tất nhiên phát hành cổ phần thường là lựa chọn
cuối cùng. Hàm ý của sự tương quan tỷ lệ nghịch giữa lợi nhuận và cấu trúc vốn,
nhận được sự đồng thuận của các nghiên cứu sau:
 Nghiên cứu của Samuel G. Huang and Frank M. Song (2006): Nghiên cứu
này sử dụng dữ liệu thị trường và kế toán từ hơn 1000 công ty niêm yết của Trung
Quốc cho đến năm 2000, để ghi lại các đặc điểm của các công ty này về cấu trúc vốn.
Giống như ở các nước khác, đòn bẩy trong các công ty Trung Quốc tăng theo quy mô
doanh nghiệp, tấm chắn thuế phi nợ và tài sản cố định, và giảm với lợi nhuận và tương
quan với các ngành công nghiệp. Tác giả thấy rằng cấu trúc sở hữu ảnh hưởng đến
đòn bẩy tài chính. Khác với ở các nước khác, đòn bẩy tài chính trong các công ty

`


11

Trung Quốc tăng lên với sự biến động và các công ty có xu hướng có nợ dài hạn thấp
hơn nhiều. Nghiên cứu cũng đã đưa ra các biến số cụ thể:
 LD (Giá trị sổ sách của nợ dài hạn)
 MLD (Giá trị thị trường của nợ dài hạn)
 TD (Giá trị sổ sách của tổng nợ)
 MTD (Giá trị thị trường của tổng nợ)
 TL (Giá trị sổ sách của tổng nợ phải trả)
 MTL (Giá trị thị trường của tổng nợ phải trả)
Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS để phân tích các nhân tố có ảnh
hưởng đến cấu trúc vốn, kết quả nghiên cứu thực nghiệm như sau: Cấu trúc vốn của

các công ty ở các nước khác cũng hoạt động theo cách tương tự ở Trung Quốc. Mặc
dù Trung Quốc vẫn đang chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường
và nhà nước vẫn là cổ đông kiểm soát đối với hầu hết các công ty niêm yết, các yếu
tố ảnh hưởng đến đòn bẩy của các công ty ở các nước khác cũng ảnh hưởng đến đòn
bẩy của các công ty Trung Quốc theo cách tương tự. Cụ thể, đòn bẩy được đo bằng
tỷ lệ nợ dài hạn, tổng tỷ lệ nợ và tổng tỷ lệ nợ phải trả, ngược chiều với lợi nhuận.
Các công ty niêm yết của Trung Quốc có hoạt động quản trị doanh nghiệp tốt và tuân
theo các quy tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường. Quyền sở hữu nhà nước của các
công ty này không ngăn cản các công ty này tuân theo các quy tắc của thị trường.
Nhà nước cũng không từ bỏ quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp kể cả khi các
doanh nghiệp này niêm yết công khai.
Cơ cấu sở hữu cũng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Các công ty có cổ phần nhà
nước cao hơn và cổ phần tổ chức thấp hơn có xu hướng có tổng tỷ lệ nợ phải trả thấp
hơn và tổng tỷ lệ nợ thấp hơn. Tác giả cũng không tìm thấy mối tương quan đáng kể
giữa cổ phần quản lý và đòn bẩy của công ty. Điều này có lẽ là do cổ phần quản lý
quá thấp; cổ phần của tất cả các nhà quản lý (giám đốc, giám sát viên và quản lý cấp
cao) chỉ là 0,017 lần (giá trị trung bình cho 1035 công ty).

`


12

Các công ty Trung Quốc có nợ dài hạn ít hơn, tổng nợ phải trả thấp hơn và cổ
đông cao hơn vốn chủ sở hữu so với các quốc gia phát triển (ví dụ: Mỹ, Nhật Bản,
Đức, Pháp, Ý, Anh, Canada) và một số quốc gia đang phát triển (ví dụ: Ấn Độ,
Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ). Thứ hai, các công ty Trung Quốc có xu hướng dựa vào mức
tài trợ bên ngoài cao hơn, đặc biệt là mức tài trợ vốn chủ sở hữu cao hơn so với các
công ty ở các nước phát triển khác. Thứ ba, giá trị sổ sách cao hơn rất nhiều so với
giá trị thị trường của đòn bẩy so với các quốc gia khác.

Các công ty Trung Quốc thích tài trợ bằng vốn chủ sở hữu một khi họ niêm yết
công khai, các công ty sẽ rất thuận lợi vì được hưởng giá cổ phiếu cao. Như đã đề
cập, Tobin’s Q cao khiến các công ty Trung Quốc thích tài trợ vốn chủ sở hữu hơn là
tài trợ nợ ít nhất là từ góc độ của các cổ đông nhà nước hoặc tổ chức. Ngoài ra, còn
do nguyên nhân ưa thích tài trợ bằng vốn chủ sở hữu hơn là tài trợ bằng nợ vì không
ràng buộc và thực tế là thị trường trái phiếu Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn
phát triển sơ khai. Do đó, các công ty chủ yếu phải dựa vào tài trợ vốn và tín dụng
thương mại, từ các ngân hàng. Để tiếp cận được với nhiều nguồn tài trợ hơn nữa,
Trung Quốc mong muốn đẩy nhanh sự phát triển của thị trường trái phiếu, một kênh
huy động vốn thực sự hiệu quả.
 Nghiên cứu của B.Prahalathan (2010) cũng đồng thuận với quan điểm lợi
nhuận có ý nghĩa thống kê và thể hiện sự tác động ngược chiều với cấu trúc vốn chung
và tỷ lệ nợ ngắn hạn, không có mối tương quan với tỷ lệ nợ dài hạn.
 Bài viết của tác giả TS Lê Đạt Chí (Tháng 3-4/2014) với đề tài “Các nhân tố
ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt
Nam”. Bài viết này được thực hiện với mục đích chứng minh các nhân tố có tầm quan
trọng và ảnh hưởng đến sự lựa chọn cấu trúc tài chính của các công ty niêm yết, với
dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2007 – 2010 của 178 công ty đang giao dịch,
niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam tại thời điểm đó. Cũng giống
như các nghiên cứu khác, nền tảng quan trọng vẫn là các lý thuyết có tính truyền
thống về cấu trúc tài chính như lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng và lý

`


13

thuyết thời điểm thị trường), một phát hiện được cho là mới mẻ của tác giả chính là
xem xét các quan điểm của lý thuyết tài chính hành vi. Sau khi đưa vào mô hình các
nhân tố được cho là kỳ vọng có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn như: ngành, rủi ro, điều

kiện thị trường chứng khoán, điều kiện thị trường nợ, điều kiện kinh tế vĩ mô và phát
hiện mới mẻ là nhân tố hành vi nhà quản trị so với các nghiên cứu khác, với các dữ
liệu bảng để tiến hành hồi quy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sáu nhân tố thực sự giữ vai
trò quan trọng là thuế (+), lạm phát (-), tỷ số giữa giá trị thị trường và giá sổ sách (+),
đòn bẩy ngành (+), ROA (-) và hành vi nhà quản trị (+). Ngoài ra tác giả còn thực
hiện kiểm định lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng để chứng minh thêm
cho việc ảnh hưởng với mức độ mạnh hay yếu lên việc quyết định tài trợ của các công
ty. Kết quả thu được là lý thuyết trật tự phân hạng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và lý
thuyết đánh đổi có mức tác động không đáng kể. Cuối cùng tác giả cũng khuyến khích
nên có thêm những nghiên cứu chuyên sâu hơn về lý thuyết tài chính hành vi để có
thể đưa ra các kết quả đồng thuận nhất.
 Nghiên cứu của các tác giả Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến
(Tháng 9-10/2014): với đề tài“Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)”. Với mục tiêu
mong muốn thực hiện bài viết để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
của doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM trong giai đoạn
sau cuộc khủng hoảng tài chính (2010 – 2013), đồng thời cung cấp cho các doanh
nghiệp thêm nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể đưa ra các quyết định về cấu trúc
tài chính từ đó có thể đem lại giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp. Tác giả chọn mẫu
quan sát gồm 180 công ty phi tài chính trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013,
bao gồm 720 quan sát. Các bảng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là cơ sở để
thu thập và tổng hợp các số liệu thống kê cần thiết cho bài nghiên cứu.
Mô hình mà tác giả vận dụng đã giải thích một cách tin cậy, khoảng 71.51 lần
các nhân tố có sự ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các mẫu quan sát trong giai đoan
2010 – 2013 là: khả năng sinh lợi, thuế và quy mô doanh nghiệp. Kết quả mà bài
nghiên cứu thu thập được khẳng định khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có mối

`



×