Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Phân tích tài chính tập đoàn Hòa Phát 2014 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Danh sách thành viên
STT

HỌ VÀ TÊN

Lớp

1

Nguyễn Quý Quốc

K50 Tài chính

2

Nguyễn Quang Đức

K50 Tài chính

3

Phạm Hoàng Cẩm Uyên

K50 Tài chính



4

Nguyễn Thị Diệu Linh

K50 Tài chính

5

Thongphukdee Soudarath

K50 Tài chính

Ghi chu


MỤC LỤC
NỘI DUNG..........................................................................................................................................4
A. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................4
I. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................4
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................4
III. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................5
IV. Giới hạn bài báo cáo...............................................................................................................5
V. Các giả định (nếu có)................................................................................................................5
B. Cơ sở lí luận về phân tích tài chính..........................................................................................5
I. Khái niệm..................................................................................................................................5
II. Mục tiêu...................................................................................................................................6
III. Quy trình.................................................................................................................................6
C. Phân tích vĩ mô, ngành và chiến lược kinh doanh của công ty.............................................8
I. Phân tích nền kinh tế vĩ mô.......................................................................................................8

II. Phân tích ngành......................................................................................................................12
III. Phân tích chiến lược của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.............................................13
D. Phân tích kế toán.....................................................................................................................14
I. Hình thức kế toán....................................................................................................................14
II. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty........................................................................................15
III. Đánh giá về chất lượng báo cáo tài chính.............................................................................16
E. Phân tích lợi nhuận và Rủi ro.................................................................................................16
I. Lợi nhuận...............................................................................................................................16
1.

Chỉ số EPS – Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu......................................................................16

2.

ROA, ROS và ROE.........................................................................................................18

II. Phân tích rủi ro....................................................................................................................19
1.

Rủi ro ngắn hạn................................................................................................................19

2.

Rủi ro dài hạn...................................................................................................................24

F. Phân tích triển vọng.................................................................................................................28
I.

Tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp.........................................................................28
1.


Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:................................................................................28

2.

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:................................................................................28


II.

Phân tích triển vọng của doanh nghiệp.......................................................................30

1.

Phương pháp dự báo trên cơ sở kế hoạch hoạt động chi tiết của doanh nghiệp..............30

2.

Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu...............................................31

G. Định giá doanh nghiệp............................................................................................................40
I. Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền:.....................................40
a) Xác định thu nhập thuần phi tiền mặt và chứng khoán đầu tư (EBIT hiệu chỉnh bình
quân 2010 – 2014)...................................................................................................................41
b) Xác định tỷ lệ tái đầu tư bình quân..................................................................................42
c)

Giả đinh các giai đoạn.....................................................................................................43

H. KẾT LUẬN..............................................................................................................................45

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................46


NỘI DUNG
A. Phương pháp nghiên cứu
I. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cụ thể
trong thực tế bằng những kiến thức có được.

-

Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng tài chính của công ty từ đó đưa ra những nguyên
nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2014 – 2018 từ đó dự báo các chỉ số tài chính
của công ty trong năm 2019 và định giá giá trị công ty.

II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính, xu hướng phát triển, cụ thể với một doanh
nghiệp đa ngành với ngành nghề chủ yếu là sản xuất và kinh doanh thép.

-

Phạm vi nghiên cứu sẽ phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa
Phát mã chứng khoán là HPG niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2014 – 2018 thông qua các báo cáo tài chính và các chi tiêu tài chính của
công ty trong giai đoạn này ty.


III. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp tỷ lệ

-

Phương pháp dự báo, dự phóng số liệu.

IV. Giới hạn bài báo cáo
Bài báo cáo có một số hạn chế nhất định bởi khả năng phân tích số liệu của nhóm và kinh
nghiệm thu thập số liệu.
V. Các giả định (nếu có)
-

Trong thời gian tới Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát vẫn hoạt động bình thường.


-

Các giả định liên quan đến báo cáo tài chính sẽ được đưa ra phù hợp với mục tiêu định giá
của nhóm cụ thể ở phần dự báo.


B. Cơ sở lí luận về phân tích tài chính
I. Khái niệm
Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để tổng hợp các dữ
liệu trong các báo cáo tài chính và các thông tin liên quan, từ đó đưa ra các ước tính và nhận định
hữu ích về thuận lợi và rủi ro của công ty để sử dụng cho việc đưa ra các quyết định tài chính phù
hợp.
Việc phân tích tình hình tài chính (qua các quý, các giai đoạn, các năm) giúp cho các nhà
quản lí doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động tài chính, xác
định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (bên trong và bên ngoài) đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả
hoạt động nới chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Việc phân tích
tài chính doanh nghiệp đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau như mục đích tác nghiệp, mục
đích nghiên cứu hoặc theo vị trí ủa nhà phân tích (bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp).
II. Mục tiêu
Phân tích tài chính doanh nghiệp nhàm hướng tới các mục tiêu chủ yếu:
-

Đưa ra một cách chính xác và đầy đủ các thông tin hữu ích, phù hợp cho các nhà quản lí
và những nhà quản lí sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có những quyết định
đúng đắn khi ra quyết đinh đầu tư hoặc cho vay...

-

Cung cấp cho các nhà quản lí doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những
người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chất của dòng tiền mặt
vào ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh
toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

-


Cho biết những thông tin về tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh.


Nếu việc phân tích đạt được các mục tiêu ở trên sẽ góp phần cung cấp những thông tin
đặc biệt quan trọng cho các nhà quản lí doanh nghiệp về vẫn đề quản trị doanh nghiệp và các chủ
thể khác về vấn đề họ quan tâm.

III. Quy trình
Quy trình phân tích tài chính gồm 6 bước:
Bước 1. Xác định các đặc điểm của môi trường kinh tế và của ngành
Đầu tiên, phải phân tích tổng thể các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới
mức cầu của ngành dựa vào mô hình PEST, xác định cũng như thông rõ về chuỗi giá trị của
ngành công nghiệp phục vụ cho các hoạt động mà liên quan tới doanh nghiệp để từ đó biết được
tình trạng sức khỏe của ngành, khả năng sinh lợi của ngành. Các hoạt động bao gồm: Sản xuất
sản phẩm/ dịch vụ, phân phối, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter…
Bước 2. Xác định chiến lược của công ty.
Tiếp theo, cần phân tích chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi để đánh giá các
quyết định kinh doanh trong việc thiết lập một lợi thế cạnh tranh.Hãy xem bản chất của sản
phẩm/ dịch vụ do công ty sản xuất gồm: tính độc đáo, mức lợi nhuận, sự tương tác từ khách hàng,
chi phí truyền thông. Ngoài ra, các yếu tố như tích hợp chuỗi cung ứng, đa dạng hóa địa lý và đa
dạng hóa ngành cũng cần được xem xét.Thông thường, các doanh nghiệp sẽ theo đuổi một trong
hai chiến lược chính là chiến lược dẫn đầu về chi phí và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
Bước 3. Phân tích kế toán hay còn gọi là đánh giá chất lượng báo cáo tài chính của công
ty
Cần xem xét kỹ những báo cáo tài chính trong bối cảnh doanh nghiệp xem có đúng với
chuẩn mực hiện thời hay không. Phải tự trả lời rằng liệu từ bảng cân đối này có thể khái quát toàn
diện tình hình kinh tế của doanh nghiệp. Việc đánh giá báo cáo lưu chuyển nguồn vốn tiền tệ giúp
hiểu rõ được tình hình hiện tại của công ty từ hoạt động, đầu tư, cho tới những chi phí phụ trợ

cho sản xuất, nguồn thu chi ra sao…, vì nó ít nhiều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tổ chức.
Bước 4. Phân tích khả năng sinh lợi và rủi ro


Đây là bước rất quan trọng mà các đối tượng quan tâm có thể tăng thêm giá trị trong công
cuộc đánh giá doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính. Dĩ nhiên công cụ phân tích phổ biến
nhất là tỷ lệ báo cáo tài chính vì nó liên quan tới thanh khoản, quản lý tài sản, lợi nhuận, công nợ
quản lý/ bảo hiểm/ rủi ro/ định giá thị trường.
Đối với khả năng sinh lời, có hai vấn đề cần kiểm soát kỹ: lợi nhuận là hoạt động của
công ty liên quan đến tài sản - không phụ thuộc vào cách công ty đầu tư vào các tài sản đó và lợi
nhuận từ các cổ đông.
Bước 5. Phân tích triển vọng
Mặc dù rất khó khăn để đưa ra những giả định hợp lý về tương lai cho công ty cũng như
xác định xem các giả định này sẽ tác động như thế nào đến cả dòng tiền và nguồn đầu tư.Dựa vào
các thông tin và chỉ số tính toán và thu thập được ở trên ta tiến hành lập báo cáo tài chính dự báo
cho doanh nghiệp.
Bước 6. Định giá trị doanh nghiệp
Đây là bước chuyển các dự báo tài chính thành ước lượng về giá tri doanh nghiệp. Mặc dù
có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp
định giá theo giá trị nội tại. Giá trị của doanh nghiệp được xác định theo phương pháp trên được
gọi là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Nó phản ánh giá trị thực chất, giá bán từng phần các
tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm định giá.


C. Phân tích vĩ mô, ngành và chiến lược kinh doanh của công ty
I. Phân tích nền kinh tế vĩ mô
Để thấy rõ được vị trí cạnh tranh của tập đoàn trong ngành thép và các sản phẩm từ thép
điện lạnh, máy xây dựng, nội thất, xây dựng…) ta phân tích Tập đoàn trong môi trường vĩ mô với
những thay đổi của ní có thể tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến Tập đoàn Hòa Phát từ đó xác định
các hành động đáp ứng lại những thay đổi trong ngành.

Để phân tích những yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng ở cấp độ trực tiếp đến hoạt
động của Tập đoàn, ta sử dụng mô hình PEST là công cụ hữu hiệu.


Chính trị, pháp luật

Nhà nước Việt Nam quản lí xã hội bằng pháp luật vì vậy luôn xây dựng một hệ thống
pháp luật toàn diện để có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh mặc dù vậy nhưng trong
quá trình hội nhập nhiều quan hệ mới phát sinh yêu cầu luật phải không ngừng hoàn thiện và bổ
sung, nhưng bên cạnh đó Việt Nam có một nền chính trị luô luôn ổn đinhk, tạo niềm tin cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tu, hoạt động sản xuất kinh doanh cùng đó trong
giai đoạn hiện nay, Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam cũng như tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong
nước phải vươn lên.
Nền kinh tế mở sau khi nước ta gia nhập WTO và các hiệp đinh tự do thương mại khác
như Hiệp định CPTPP ( hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và
EVFTA( Hiệp định thương mại tự do VN-EU), các chính sách kinh tế phù hợp hơn không những
với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn với cả các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào
Việt Nam.


Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Đây là
hiệp định được đánh giá là tiến xa nhất và toàn diện nhất ở thời điểm hiện nay, thể hiện bước tiến
mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chế tài trong việc xử phạt quy định về xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam còn
lỏng lẻo. Các doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ bị xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa cao.


Nhân tố kinh tế


Xét về tổng thể nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 vẫn đang trong một chu kỳ tăng
trưởng đi lên được bắt đầu từ năm 2012. Trong giai đoạn này, các cân đối vĩ mô cơ bản được giữ
vững do Chính phủ và NHNN đã thay đổi quan điểm điều hành nền kinh tế không quá chú trọng
tăng trưởng ngắn hạn mà tập trung ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh. Áp lực lạm
phát giảm khiến mặt bằng lãi suất giảm mạnh và đạt mực hợp lý. Tỷ giá diễn biến ổn định nhờ
thu hút vốn FDI và FII tương đối tốt cộng thêm tình trạng nhập siêu giảm khiến dự trữ ngoại hối
trở nên dồi dào hơn.
Mặc dù đã bắt đầu xuất hiện một số tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang trong một giai
đoạn cuối của một chu kỳ tăng trưởng bao gồm tăng trưởng GDP ở mức cao nhất trong nhiều
năm trở lại đây (xấp xỉ 7%), lạm phát bắt đầu chạm đáy và đi lên, lãi suất có tín hiệu tăng và các
thị trường tài sản như chứng khoán và bất động sản sôi động tuy nhiên với sự điều hành thận
trọng của Chính Phủ và NHNN mức độ biến động của nền kinh tế (nếu có) cũng sẽ không cao.
-

Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP năm 2019 dự kiến thấp hơn mức tăng của năm 2018 và đạt khoảng
6.7%. Nguyên nhân thứ nhất là do các áp lực về cân đối vĩ mô như lạm phát và tỷ giá nhiều khả
năng sẽ tăng lên trong khi dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức cao là 130% khiến NHNN phải thận
trọng hơn trong việc cung tín dụng cho nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng dự kiến năm 2019 chỉ
khoảng 15% so với mức dưới 17% của năm 2018. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng
2.036 tỷ đồng, tăng 7,7%, bằng 33% GDP, thấp hơn mức 34.1% của năm 2018.
Như vậy, nếu hiệu quả đầu tư của nền kinh tế không thể thay đổi cơ bản thì tăng trưởng
của Việt Nam năm 2019 khó có thể cao hơn 2018. Nguyên nhân thứ hai là chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra, tác động làm giảm triển vọng tăng trưởng của cả hai quốc gia này
khiến nhu cầu hàng hóa nhập khẩu giảm trong khi cả Mỹ và Trung Quốc đều là thị trường xuất


khẩu chính của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm
2017 đạt 41,61 tỷ USD và sang thị trường Trung Quốc đạt 16 tỷ USD cho thấy tầm quan trọng

của hai quốc gia này với Kinh tế Việt Nam. Tỷ giá của Việt Nam vẫn đang neo giữ vào USD,
trong khi giá trị của USD đang tăng lên, còn giá trị đồng tiền của các quốc gia đang phát triển
cạnh tranh với Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Philipin đều đang giảm mạnh. Nếu so sánh với
đồng tiền của các quốc gia này, mức độ giảm giá của VND so với USD sẽ thấp hơn, có nghĩa là
chi phí sản xuất của Việt Nam sẽ cao hơn, dẫn tới giảm sức cạnh tranh.
-

Lạm phát

Áp lực lạm phát sẽ có xu hướng gia tăng trong năm 2019 tuy nhiên nhiều khả năng sẽ
không vượt quá xa mức 4%. Các nguyên chủ yếu của việc lạm phát gia tăng đến cả từ các tác
nhân bên ngoài và nguyên nhân tiền tệ.
Mặc dù NHNN đã chủ động giảm tăng trưởng cung tiền trong năm 2018 song mức gia
tăng cung tiền trong 3 năm 2016-2018 là khá cao (quanh mức 16%) cao hơn đang kể so với mức
tăng GDP danh nghĩa là từ 10 -11%. Lượng cung tiền dư tiềm ẩn trong nền kinh tế là rủi ro khiến
lạm phát có thể tăng lên trong 2019. Các mặt hàng dịch vụ công sẽ gia tăng như xăng dầu (do
tăng thuế bảo vệ môi trường 1000 VNĐ/lít), y tế (tăng theo lộ trình), điện ( do đã kìm giữ không
tăng trong 2017) sẽ khiến cho áp lực lạm phát gia tăng đáng kể. Đồng USD có xu hướng tiếp tục
tăng giá trên TT tài chính thế giới do kinh tế Mỹ khả quan và FED tiếp tục lộ trình tăng lãi suất
để bình thường hóa chính sách. Do đó, áp lực giảm giá lên VND tiếp tục cao. Việt Nam là quốc
gia nhập khẩu lớn (kim ngạch nhập khẩu 2017 là 211 tỷ USD) do đó việc VND giảm giá sẽ gây
áp lực lên lạm phát của Việt Nam. Mặc dù có các yếu tố bất lợi song lạm phát nhiều khả năng vẫn
trong tầm kiểm soát. Một mặt do NHNN đã có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát lạm phát
trong các năm trước nên đã chủ động thận trọng hơn trong công tác điều hành chính sách tiền tệ.
Không loại trừ khả năng NHNN sẽ tiến hành tăng lãi suất trong năm 2019 để gia tăng sự ổn định
nền kinh tế vĩ mô. Mặt khác, giá một số mặt hàng tác động mạnh lên lạm phát bao gồm giá xăng
dầu và giá lương thực có xu hướng hạ nhiệt mạnh vào các tháng cuối năm 2018. Đây cũng là yếu
tố thuận lợi cho Việt Nam trong việc kìm chế lạm phát năm 2019.
-


Tỷ giá VND/USD

Tỷ giá VND/USD nhiều khả năng tiếp tục điều chỉnh tăng trong năm 2019, tức là VND
vẫn tiếp tục giảm giá so với USD. Xét về yếu tố cơ bản so sánh chênh lệch lạm phát giữa hai


quốc gia (Mỹ là 2% và Việt Nam là 4%) thì mức giảm giá hợp lý của VND so với USD năm 2019
khoảng 2% là hợp lý. Tuy nhiên, do năm 2016 và 2017 VND chỉ giảm rất nhẹ so với USD nên đã
tích tụ khả năng giảm giá cao hơn cho năm 2019. Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam trong năm 2019
sẽ có ít dư địa hỗ trợ của VND hơn là năm 2017 và 2018 khi thặng dư thương mại giảm ( do ảnh
hưởng của các xung đột thương mại trên toàn cầu) và nguồn cung ngoại tệ không còn dồi dào.
Năm 2017 và 2018, Việt Nam có nguồn cung ngoại tệ rất lớn từ các thương vụ bán vốn nhà nước
của các công ty lớn như Sabeco, POW vv… Nhìn chung, tỷ giá VND/USD sẽ tăng duới 3% trong
năm 2019.


Nhân tố xã hội

Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào hiện nay chúng ta đang ở chỉ số dân số vàng. Chất lượng và
trình độ người dân được nâng cao bởi xã hội ngày một nâng cao, đòi hỏi của người dân về các
sản phẩm cũng nâng cao không ngừng để phù hợp với chất lượng cuộc sống.
Người dân Việt Nam có tâm lý chuộng hàng ngoại cao, điều này gây khó khăn đến kế
hoạch thay thế dần hàng ngoại bằng sản phẩm của HPG.
Mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu cho sản phẩm nội thất, điện lạnh, nhu cầu sử
dụng thép, sản phẩm dùng cho ngành xây dựng để đầu tư sản xuất và xây dựng dân dụng, nhu cầu
thuê đất xây dựng nhà máy xí nghiệp tăng; qua đó thúc đẩy sức tiêu thụ các sản phẩm của HPG.
Người dân ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các chương trình truyền hình, gameshow…
cho nên việc quảng bá hình ảnh bằng quảng cáo trên truyền hình, tham gia tài trợ các chương
trình gameshow của doanh nghiệp sẽ diễn ra hiệu quả hơn.



Nhân tố công nghệ

Áp dụng tự động hóa trong sản xuất kinh doanh giúp các công ty tiết kiệm được chi phí
nhân công, giảm thiểu hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng
sản phẩm;
Quá trình mua bán, trao đổi công nghệ giữa HPG và các đối tác trong và ngoài nước diễn
ra dễ dàng giúp HPG luôn có cơ hội để hiện đại hoá dây chuyền công nghệ;


Internet đã và đang đóng vai trò là kênh quảng bá sản phẩm của HPG đến người tiêu dùng
trong nước, là kênh cung cấp thông tin hiệu quả về các hoạt động sự kiện của HPG đến nhà đầu
tư, giúp nhà đầu tư an tâm hơn vào doanh nghiệp mình đã đầu tư.
Xu hướng chú trọng công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ngày càng được đẩy
mạnh trong các ngành. Các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam cũng như HPG đầu tư nhiều cho
công tác R&D với hi vọng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng
nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác
II. Phân tích ngành
 Mô hình Porter’s 5 forces


Đối thủ tiềm ẩn

-

Dự án ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn đầu tư cho công nghệ

-

Chính phủ xem xét dành nhiều ưu đãi cho DN tham gia luyện phôi. Khả năng khan hiếm

phôi trong nước dần đựoc tháo bỏ thì DN mới dễ dàng tiếp cận nguồn phôi thép từ phía
đối tác nước ngoài;

-

Nhu cầu ngành Thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế. Khi kinh tế đi
xuống, tình trạng dư thừa thép xảy ra.

-

Hiện tại ngành Thép Việt Nam có sự tham gia của nhiều NĐT nước ngoài với công suất
hiện đại, vốn lớn. Tình trạng dư thừa thép cao


-

Nhà cung cấp

Có rất nhiều nhà cung cấp phôi thép, các nhà cung cấp nước ngoài khó có kết hợp để nâng
giá bán phôi thép cho doanh nghiệp Việt Nam;

-

Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác như than đá, xăng dầu đang trong tình
trạng khan hiếm và giá cả tăng nhanh;


-

Khách hàng


Mức độ tập trung của khách hàng không cao. Các đại lý phân phối dễ làm giá trong
trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm thép;

-

Chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp;


-

Sản phẩm ngành Thép đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển ngành khác, khách hàng
buộc phải mua khi có nhu cầu tiêu dùng;


-

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Là ngành phân tán nên có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong
ngành. Dẫn đến uy tín và thị phần của các DN khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng;

-

Rào cản thoát ra khỏi ngành cao, nhiều DN vẫn hoạt động trong khi hiệu quả sản xuất yếu
kém.

-

Tốc độ phát triển ngành khá cao mang lại nhiều lợi nhuận;



Sản phẩm thay thế

-

Sản phẩm thay thế cho sắt Thép là sản phẩm làm từ nguyên liệu khác như nhựa, gỗ.

-

Khả năng thay thế của các sản phẩm từ nhựa , gỗ không cao do thép có kết cấu vững chắc
hơn nhiều và ngày càng đựoc ưu chuộng.

III. Phân tích chiến lược của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

-

Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Hòa Phát: Khác biệt hóa sản phẩm

Tập trung vào một vài dự án nhưng chú ý vận hành thật tốt và hiệu quả để đạt ví trí dẫn
đầu thị trường

-

Xâm nhập thị trường với sản phẩm khác biệt.

-

Tạo ra một thương hiệu cao cấp và tung ra thị trường thông qua chiến dịch tiếp thị mạnh
mẽ.


-

Tận dụng ưu thế từ nền tảng phân phối rộng khắp và giá trị thương hiệu cao cấp để thâm
nhập vào các phân khúc phổ thông.

-

Dịch vụ khác hàng tốt hơn với nhiều chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng tới
các đại lý trên toàn quốc.

-

Đại lý phân phối bài bản, chuyên nghiệp

-

Hệ thống quản lý tập trung vào khả năng sang tạo và sự đổi mới


Vì vậy có thể nói rằng, Hòa Phát đang chứng minh mình là một trong những thương
hiệu có những chiến lược tạo được ảnh hưởng lớn trên thị trường.

D. Phân tích kế toán
I. Hình thức kế toán
Công ty Cổ phần thép Hòa Phát áp dụng hình thức kế toán được đăng ký là hình thức
Chứng từ ghi sổ.
1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng
hợp bao gồm:

-

Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.

-

Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp

chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự
trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng
duyệt trước khi ghi sổ kế toán.


Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
-

Chứng từ ghi sổ

-

Sổ Đăng kí Chứng từ ghi sổ

-

Sổ Cái

-


Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
-

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chúng từ kế toán cùng
loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn chứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ
vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào
Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi
vài sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

-

Cuối tháng , phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số
phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân
đối số phát sinh.

-

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập
từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đước dùng để lập Báo cáo tài chính.

-

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh phải bằng nhau và băng
Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có
của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản
tướng ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.


II. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần thép Hòa Phát theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 bắt đầu từ 1/7/2006.
Theo đó, kế toán tại công ty tuân thủ các quy định chung như sau:
-

Niên độ kế toán là từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.


-

Để thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà Nước cùng như quản
trị trong doanh nghiệp, kế toán trong doanh nghiệp lập báo cáo theo quý và theo năm.

-

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam.

-

Hình thức kế toán ghi sổ: Chứng từ ghi sổ

-

Phương pháp tính thuế được doanh nghiệp áp dụng kê khai và nộp thuế là phương pháp
khấu trừ.

-

Phương pháp tính giá hàng tồn kho áp dụng là phương pháp Nhập trước xuất trước.


-

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng là phương pháp Kê khai thường xuyên.

-

Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng.

-

Hàng quý, công ty tiến hành kiểm kê 1 lần trước khi lập báo cáo quý.

III. Đánh giá về chất lượng báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của Công ty Hòa Phát được lập tuân theo Chế độ kế toán doanh nghiệp
Việt Nam và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban. Dữ liệu có độ tin cậy rất cao
đảm bảo được tính chính xác của bản phân tích. Báo cáo tài chính của công ty bao gồm Bảng cân
đối kế toán hợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
hợp nhất, Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.

E. Phân tích lợi nhuận và Rủi ro
I. Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ số EPS, ROA, ROS
1. Chỉ số EPS – Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty Hòa Phát trong giai đoạn 2014-2018 được thể
hiện qua bảng sau:


Nhận xét:
Xu hướng chính chỉ tiêu Lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát là giảm

trong giai đoạn 2014-2018, cụ thể:




Giai đoạn 2015-2016: Giảm 1.291 đồng (tức 18,8%)
Giai đoạn 2016-2017: Giảm 2.105 đồng (tức 24,4%)
Giai đoạn 2017 – 2018: Giảm 1.869 đồng (tức 28,7%)

Nguyên nhân chủ yếu cho sự sụt giảm này theo báo cáo phân tích tài chính của VNCS
Research Center chính là do số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân qua các năm của tập đoàn có
xu hướng tăng:
Chỉ tiêu
Số lượng CP lưu

2014

2015

2016

2017

hành bình quân

481,91

732,95

842,87


1517,08

(triệu CP)
Tuy nhiên, năm 2016 là năm duy nhất trong giai đoạn mà HPG ghi nhận sự tăng trưởng
mạnh về lợi nhuận mỗi cổ phiếu với mức tăng 3.053 đồng (tức 54,8%) so với năm trước. Nguyên
nhân là do vào năm 2016, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 6606 tỷ đồng, tăng khoảng 88,5% so
với năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của giai đoạn này.
Mặc dù có chỉ số EPS giảm nhưng đây chưa hẳn là một dấu hiệu xấu đối với doanh
nghiệp khi mà so sánh với các công ty hoạt động chung ngành, HPG vẫn chưa cho thấy một sự
bất lợi nào:




Nếu như so với DTL – Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc thì chỉ tiêu EPS của tập đoàn
Hòa Phát vẫn nắm giữ ưu thế khi nằm trong khoảng từ 4.600 – 8600 và không hề đạt
giá trị âm, trong khi chỉ số EPS của Đại Thiên Lộc có giá trị thấp, thậm chí là bị âm



vào năm 2018.
Đối với HSG, mặc dù vào năm 2016 EPS đạt con số ấn tượng là 9.019 đồng nhưng lại
không có sự đồng đều qua từng năm như HPG. Chính vì vậy mà có thể nói HSG là
một doanh nghiệp rủi ro hơn so với HPG trong giai đoạn này.

2. ROA – Lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân, ROS – Lợi nhuận trên doanh thu và
ROE – Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Nhận xét:

Đối với chỉ tiêu ROA, nếu như những năm còn lại giữ ở mức xấp xỉ nhau là 14% thì năm
2016 lại đạt mức cao đặc biệt là 22,48%. Điều tương tự cũng diễn ra với chỉ tiêu ROS và ROE
khi vào năm 2016, hai chỉ tiêu này lần lượt đạt 19,85% và 38,50%, cao hơn nhiều so với những
năm cùng giai đoạn. Nguyên nhân chính được đưa ra chính là sự tặng đột biến 88,5% LNST của
doanh nghiệp so với năm trước.


Đối với hệ số quay vòng tài sản thì HPG luôn được giữ ở mức trên 1. Tuy nhiên vào năm
2018 hệ số này chỉ đạt mức 0,85 nguyên nhân là do vào năm này, bình quân tổng tài sản của
doanh nghiệp tăng lên khá nhiều: 22498 tỷ đồng (tức 52,2%) so với năm 2017.

Khi so sánh với DTL và HSG về chỉ tiêu ROA, ROS cũng như ROE, Tập đoàn Hòa Phát
lại chứng tỏ vị thế dẫn đầu của mình khi cả 3 chỉ tiêu này đều vượt trội hơn nhiều so với 2 doanh
nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên về chỉ tiêu hệ số quay vòng tài sản thì HSG lại có phần nhỉnh hơn
khi con số này luôn ở mức trên 1,5. Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp Hòa Phát nên chú trọng
hơn vào việc đầu tư vào tài sản, không nên đầu tư quá nhiều vào những tài sản không cần thiết để
tránh việc không tận dụng hết năng suất của chúng.
Kết luận: Về mặt lợi nhuận thì doanh nghiệp Hòa Phát luôn tỏ ra là người có ưu thế hơn
so với 2 doanh nghiệp cùng ngành là Đại Thiên Lộc và Hoa Sen khi các chỉ tiêu như EPS, ROA,
ROS, ROE luôn mang dấu hiệu tích cực và có sự vượt trội hơn hẳn. Tuy nhiên Hòa Phát cũng cần
xem xét lại việc đầu tư vào tài sản để tận dụng được hết năng suất của chúng cũng như tối đa hóa
lợi nhuận của mình trong tương lai.

II. Phân tích rủi ro
1. Rủi ro ngắn hạn
a) Tính cân đối giữa TSNH và Nợ NH
Tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được thể hiện qua 3 chỉ tiêu:


Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): Đây là chỉ số đo lường khả năng

doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở


mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành
quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp
bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản
của doanh nghiệp là không cao.


Chỉ số thanh toán nhanh ( quick ratio): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức
thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để
tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả
nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.



Chỉ số tiền mặt (Chỉ số thanh toán tức thời): Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền
mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.
Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và
chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả

Các chỉ số trên của tập đoàn Hòa Phát được trình bày cụ thể như sau:

Nhận xét:
Nhìn chung thì cả 3 chỉ số thể hiện khả năng thanh khoản của công ty Hòa Phát đều khá
khả quan khi chỉ số thanh toán hiện hành nằm ở mức lý tưởng từ 1 – 2, tỷ số thanh toán nhanh và
thanh toán hiện thời đều lớn hơn 0 và thuộc khoảng 0,1 - 1. Điều này cho thấy rằng doanh



nghiệp luôn ở trong tình trạng đủ khả năng để thanh toán các khoán nợ ngắn hạn mà không gặp
khó khăn thanh khoản.
Tuy nhiên năm 2018 lại là năm có 3 chỉ số này đạt giá trị thấp nhất so với những năm còn
lại. Nguyên nhân chính là do vào năm này, khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên khá
nhiều, khoảng 4116 tỷ đồng (tức 22,2%) so với năm 2017.
Về mặt thanh khoản, mặc dù Đại Thiên Lộc và Hoa Sen vẫn đảm bảo khả năng chi trả
những khoản nợ của mình với tỷ số thanh toán hiện hành thuộc khoảng trên dưới 1, tỷ số thanh
toán nhanh thuộc khoảng 0,1 – 0,4 và tỷ số thanh toán hiện thời nằm trong khoảng 0,02 – 0,05.
Tuy nhiên nếu so sánh với Hòa Phát thì ta vẫn thấy được sự vượt trội hơn hẳn của công ty so với
hai doanh nghiệp cùng ngành. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư có thể tự tin về mức độ rủi ro thấp
khi đầu tư vào HPG.

Tuy nhiên, việc duy trì một mức thanh khoản quá cao cũng chưa hẳn đã là điều tốt. Bởi vì
lúc đó chính là lúc mà doanh nghiệp đang không tận dụng được số vốn của mình, khiến cho vốn
nhàn rỗi và ứ đọng quá nhiều. Chính vì vậy mà công ty Hòa Phát cũng cần có sự cân nhắc cũng
như quản lý lại những khoản tiền, tài sản ngắn hạn để sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn.
b) Khả năng tạo tiền
Khả năng tạo tiền của doanh nghiệp được thể qua chỉ tiêu Hệ số dòng tiền trên nợ ngắn
hạn. Chỉ tiêu này giúp phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trạng thái động.
Hệ số dòng tiền trên nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Hòa Phát trong giai đoạn 2014 – 2018
cụ thể:


Nhận xét:
Ta có thể thấy rằng các khoản nợ ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp luôn được đảm
bảo bằng khoáng 0,3 – 0,6 đồng tiền thuần đến từ hoạt động kinh doanh. Điều này cho biết tự bản
thân Hòa Phát vẫn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ của mình mà không cần nhờ đến
những nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp. Chính điều này làm cho việc đầu tư ngắn hạn vào
HPG là khá ít rủi ro.
Năm 2016 chính là năm có sự tăng trưởng đột biến của hệ số dòng tiền trên nợ ngắn hạn

trong toàn bộ giai đoạn từ 2014 – 2018. Nguyên nhân dễ hiểu là do lượng tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh của công ty tăng khoảng 2276 tỷ đồng (tức 50,1%) so với 2015. Mặc dù khoản tiền
thuần thu từ hoạt động kinh doanh vào năm 2018 mới là lớn nhất, đạt 7642 tỷ đồng, tuy nhiên
khoản nợ ngắn hạn bình quân cũng là cao nhất khoảng 20578 tỷ đồng nên đã làm giảm đi đáng kể
hệ số này.

Nếu đặt lên bàn cân so sánh, khả năng tự mình thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Hòa Phát cũng là khá cao đối với DTL và HSG khi mà cả 2 công ty cùng ngành này đều có
những năm đạt giá trị âm cho hệ số dòng tiền trên nợ ngắn hạn.
c) Chu kì vận động của vốn
Chu kì vận động của vốn là nhanh hay chậm cũng là một chỉ tiêu giúp phần nào đánh giá
mức độ rủi ro ngắn hạn của một doanh nghiệp.
Đối với công ty Hòa Phát:


Nhận xét:
Độ dài chu kì vận động vốn của Hòa Phát thuộc khoảng trên dưới 2 tháng đến 3 tháng.
Nếu như trong 3 năm từ 2015 – 2017, chỉ tiêu này của doanh nghiệp là khá xấp xỉ nhau
thì đến năm 2018, Hòa Phát chỉ mất khoảng 60 ngày để bắt đầu lại vòng quay vốn của mình.
Nguyên nhân chính là do bên cạnh việc cắt giảm được thời gian lưu kho bình quân khoảng gần 1
tuần so với năm 2017, doanh nghiệp còn chiếm dụng được vốn của các nhà cung ứng nguyên vật
liệu khi tăng kì trả tiền bình quân lên khoảng 20 ngày so với năm ngoái.

Nếu như so với Đại Thiên Lộc – một doanh nghiệp mất khoảng hơn 5 tháng để bắt đầu lại
một chu kỳ vận động vốn thì Hòa Phát vẫn có ưu thế hơn về mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên nếu so
với HSG thì mặc dù xấp xỉ nhau về chu kì vận động vốn, nhưng Hòa Phát lại có vẻ kém hơn HSG


ở khoản thời gian lưu kho bình quân và kì thu tiền bình quân. Chính vì vậy doanh nghiệp nên
xem xét lại các đơn đặt hàng của mình để có một mức thời gian lưu kho phù hợp, cũng như đưa

ra các chính sách ưu đãi chiết khấu cho những khách hàng luôn nhanh chóng trong việc trả tiền
để cắt giảm bớt thời gian thu tiền bình quân.
2. Rủi ro dài hạn
a) Khả năng thanh toán gốc vay nợ dài hạn
Khả năng này được thể hiện qua các tỷ số cấu trúc vốn của doanh nghiệp, gồm:

Nhận xét:


Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn:

Tỷ số này của doanh nghiệp Hòa Phát là khá đồng đều qua các năm khi luôn giữ ổn đinh
ở mức 0,4. So với hai công ty cùng ngành là DTL đạt 0,6 và HSG đạt 0,6 – 0,7, thì chỉ số này của
doanh nghiệp Hòa Phát lại tỏ vẻ khiêm tốn hơn.
Mặc dù điều này có nghĩa rằng đầu tư vào HPG sẽ ít rủi ro vì giá trị các khoản nợ chiếm
một phần nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn của công ty so với 2 doanh nghiệp còn lại, tuy nhiên nó


cũng thể hiện rằng HPG có thể đang không biết vay nợ từ nguồn nào hoặc chưa tính đến việc sử
dụng nợ như lá chắn thuế.


Tỷ số vốn cổ phần trên tổng nguồn vốn:

Tỷ số này cho biết tổng nguồn vốn được tài trợ bao nhiêu phần trăm bởi các cổ đông.
Trong giai đoạn từ 2014 – 2018, tỷ số này của Hòa Phát đa số là ở mức 0,5. Tuy nhiên vào năm
2017, con số này là 0,61 cao hơn so với những năm còn lại. Nguyên nhân chính là do chỉ tiêu vốn
chủ sở hữu vào năm này đã đạt mức tăng trưởng đáng kể là 12548 tỷ đồng (tức 63,2%) so với
2016.
Đối với chỉ tiêu này thì 2 doanh nghiệp DTL và HSG thấp hơn rất nhiều so với Hòa Phát,

chỉ đạt lần lượt từ 0,3 – 0,4 và 0,2 – 0,3.


Tỷ số tổng nợ trên vốn cổ phần:

Chỉ số này của HPG lại có nhiều biến động qua từng năm. Năm 2016 ghi nhận giá trị thấp
nhất là 0,64 và năm 2019 ghi nhân giá trị cao nhất là 0,93.
Tỷ số tổng nợ trên vốn cổ phần của HPG có giá trị khá thấp so với 2 doanh nghiệp là DTL
và HSG. Điều này cũng cho thấy rằng việc đầu tư vào doanh nghiệp HPG sẽ có độ rủi ro thấp
hơn khi HPG ít phụ thuộc hơn vào hình thức huy động vốn bằng cách vay nợ. Tuy nhiên chính vì
vậy mà HPG sẽ ít có khả năng tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế hơn so với 2 doanh nghiệp
còn lại


Tỷ số nợ ngắn hạn so với tổng nợ:

Nếu như từ năm 2014 – 2017, con số này luôn đạt giá trị xấp xỉ 0,9 thì năm 2018 lại chỉ
được ghi nhận với giá trị 0,6. Nguyên nhân chính là do sự tăng đột biến của khoản tổng nợ phải
trả là 16975 tỷ đồng (tức 82,3%) so với năm trước.
Trong khi DTL luôn duy trì một mức nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nợ là
0,91 thì HSG thì luôn giữ nó ở mức 0,74 – 0,83, khá thấp so với HPG.


Tỷ số nợ phải trả trên tài sản đảm bảo:

Chỉ số này cho biết khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và đối với Hòa Phát thì nó
luôn nằm trong khoảng trên dưới 0,4 đồng đều qua các năm.



×