Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Phân tích chiến lược tập đoàn Hoa Sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.49 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
MÔN HỌC:
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
(QT302DV01-400)
ĐỀ ÁN
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
TẬP ĐOÀN HOA SEN
(Mã CK: HSG)
Giảng viên hướng dẫn: Dương Kim Thạnh
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5
Tháng 11/2013

TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO
TẬP ĐOÀN HOA SEN GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
Giảng viên hướng dẫn: Dương Kim Thạnh
NHÓM 5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
  
LỜI CẢM ƠN
 Chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Hoa
sen nói chung và các thầy cô giáo bộ môn Quản trị chiến lược nói riêng đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
qua. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Dương Kim Thạnh , thầy đã tận tình
giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình làm bài báo cáo này.
Trong thời gian được làm việc và học tập với thầy, chúng em không ngừng tiếp thu thêm
nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập đựợc tinh thần làm việc, thái độ giảng dạy , hiệu quả,
đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này.
 Cảm ơn đến tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã cho chúng tôi có được những tài liệu, và


thông tin thật chính xác, cần thiết và hữu ích để chúng tôi hoàn thành được bài báo cáo.
 Đồng thời xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các thành viên trong nhóm để hoàn
thành đề tài này.
 Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp
ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tâp,tìm kiếm tư liệu và hoàn thành đề tài này.
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
STT TÊN THÀNH VIÊN CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ
01 Nguyễn Đình Long  Phân tích vi mô 16%
02 Lưu Anh Khoa  Phân tích vĩ mô 16%
03 Lê Quỳnh Mỹ Tiên
 Giới thiệu tổng quan
 Phân tích SWOT
16%
04
Phan Thị Ánh Mai
(Nhóm trưởng)
 Ma trận GE, BCG, Porter
 Giải pháp chiến lược
 Báo cáo Word
20%
05 Phạm Thị Ngọc Ánh
 Lập MT cơ hội, đe dọa
 Lập MT điểm mạnh, điểm
yếu
 Tổng hợp Powerpoint
16%
06 Vương Quốc Khang  Ma trận SWOT 16%
MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC 4
MỤC LỤC 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TẬP ĐOÀN HOA SEN 7
1.1.Thông tin tổng quan 7
1.2.Lĩnh vực kinh doanh 9
1.3.Cổ phiếu HSG 10
1.4.Tầm nhìn 11
1.5.Sứ mạng 11
1.6.Thành tích đạt được 11
2.1. Chính trị 11
2.2. Kinh tế 12
2.3. Xã hội 13
2.4. Khoa học kỹ thuật 13
2.5. Luật pháp 14
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ 14
3.1. Phân tích các yếu tố cơ hội 14
3.2. Phân tích các yếu tố đe dọa 15
PHẦN 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VI MÔ 16
4.1.Mô hình 5 tác động: 16
4.1.1.Tác động từ nhà cung cấp 16
4.1.2. Rào cản thị trường và đối thủ tiềm năng 16
4.1.3.Tác động từ người mua 17
4.1.4.Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế 17
4.1.5.Sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành 17
4.2. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động 18
4.2.1. Hệ số vòng quay hàng tồn kho 18
4.2.2. Hệ số vòng quay phải thu khách hàng 18
4.2.3. Hệ số vòng quay tổng tài sản 19
4.2.4. Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu 19
4.3. Nhóm chỉ số khả năng thanh toán 20
4.3.1. Tỷ số thanh toán nhanh 20
4.3.2. Tỷ số thanh toán hiện hành 20

4.3.3. Tỷ số thanh toán tiền mặt 21
4.4. Nhóm chỉ số khả năng tài chính 21
4.4.1. Cơ cấu tài sản 21
4.4.2. Cơ cấu nợ 22
4.4.3. Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn 22
4.4.4. Tỷ trọng nợ trên vốn chủ sở hữu 23
4.3.5. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn 23
4.5. Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi 24
4.5.1. Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 24
4.5.2. Tỷ suất lợi nhuận gộp 24
4.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 25
4.5.4. Tỷ suất lợi nhuận ròng 25
4.5.5. ROA 26
4.5.6. ROE 26
PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VI MÔ 27
5.1. Phân tích các yếu tố điểm mạnh 27
5.2. Phân tích các yếu tố điểm yếu 28
PHẦN 6: TỔNG HỢP CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH CHÍNH 29
6.1. Sức hấp dẫn thị trường (EFE) 29
6.2. Lợi thế cạnh tranh (IFE) 30
6.3. Ma trận GE 31
6.4. Ma trận BCG 32
32
6.5. Ma trận Porter 33
PHẦN 7: THIẾT LẬP MA TRẬN SWOT 35
PHẦN 8: PHÂN TÍCH SWOT 37
PHẦN 9: CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC 41
9.1. Chiến lược tập trung phát triển sản phẩm 41
(S1S2S6+O7, S2S3S4+O4O6O7) 41
9.2. Chiến lược tập trung xâm nhập thị trường 41

(S4S8+O1O3O6) 41
9.3. Chiến lược tập trung phát triển thị trường 41
(S5S6S8+O4O5O6) 41
PHẦN 10: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHÍNH 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHẦN GÓP Ý VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 44
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TẬP ĐOÀN HOA SEN
1.1. Thông tin tổng quan
Tập đoàn HOA SEN giữ vị thế số 1 về sản xuất kinh doanh Tôn - Thép ở Việt Nam,
chiếm trên 40% thị phần cả nước (theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam tháng 6/2012),
trở thành nhà xuất khẩu tôn đứng đầu ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu
thụ, doanh thu bình quân trên 47%/năm trong 5 niên độ tài chính gần nhất (2008, 2008-
2009, 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012).Và với nền tảng vững chắc được gầy dựng trong
11 năm qua, Tập đoàn Hoa Sen đang từng bước khẳng định tầm vóc của một doanh nghiệp
Việt Nam năng động trong hội nhập kinh tế, khẳng định thương hiệu Việt mang đẳng cấp
quốc tế.
a. Giới thiệu về HOA SEN GROUP
 Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN.
 Tên tiếng Anh: HOASEN GROUP.
 Biểu tượng của Công ty:
 Vốn điều lệ.: 570.385.000.000 VNĐ (Năm trăm bảy muoi tỷ ba trăm tám mươi lăm
triệu đồng).
 Tổng số lượng cổ phần: 57.038.500 cổ phần.
 Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
 Loại cổ phần: cổ phần phổ thông
 Trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần II, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
 Điện thoại: (84-065) 790 955
 Fax: (84-065) 790 951
 Website: www.hoasengroup.vn

 Giấy CNĐKKD: s. 4603000028 do Sở Kế Hoạch – Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp
ngày 08 tháng 08 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 12 tháng 12 năm 2007.
b. Các doanh nghiệp trực thuộc
 Công ty TNHH Một Thành viên Tôn Hoa Sen
Đc: Số 09 ĐL Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
 Công ty TNHH Một Thành viên Vật liệu Xây dựng Hoa Sen
Đc: KCN Phú Mỹ 1, TT. Phú Mỹ, H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu
 Công ty TNHH Một Thành viên Vận tải & Cơ khí Hoa Sen
Đc: Số 09 ĐL Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
 Công ty cổ phần Tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen
Đc: KCN Phú Mỹ 1, TT. Phú Mỹ, H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 1.1. – 1 – Phả hệ gia đình HSG
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (VNĐ)
Năm Tổng tài sản Doanh thu LN trước thuế
Quý
4/2013
7.129.273.317.808 5.574.678.924.153 143.873.404.095
2012 5.306.182.893.315 3.000.653.641.595 140.518.908.835
2011 5.937.161.969.236 11.257.002.387.037 330.145.585.591
2010 4.497.003.500.628 7.828.117.248.092 145.137.424.930
Bảng 1.1. – 2 – Tình hình hoạt động kinh doanh của HSG
Bảng 1.1. – 3 – Vốn điều lệ của HSG qua các thời kì
Biểu đồ 1.1 – Vốn điều lệ tập đoàn Hoa Sen qua các năm
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
 Sản xuất xà gồ thép, xà gồ mạ kẽm.
 Sản xuất ống thép đen, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các loại hợp kim khác.
 Sản xuất lưới thép mạ, dây thép mạ kẽm, dây thép các loại.
 Sản xuất tấm trần PVC.
 Sản xuất các loại vật liệu xây dựng.
 Mua bán vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng.

 Dịch vụ cho thuê kho và vận tải hàng hoá.
 Xây dựng công nghiệp và dân dụng.
 Sản xuất thép cán nguội dạng cuộn.
 Sản xuất và mua bán các sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa, hạt nhựa PVC, PE,
PP, PRP, PET; ống nhựa PVC, PE, PP, PRP, PET; cửa nhựa, khung nhựa, tấm trần
nhựa.
 Sản xuất và kinh doanh ống thép inox, ống thép; ống thép hợp kim, ống kim loại màu,
khung trần chìm bằng thép, bằng nhôm và kim loại màu.
 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhôm dùng cho vật liệu xây dựng và tiêu dùng như
thanh nhôm, khung nhôm, luyện và cán nhôm, tấm ốp vách, ốp trần, ốp tường bằng
nhôm; sơn; các sản phẩm vật liệu xây dựng như thiết bị trang trí nội thất, thiết bị vệ
sinh.
 Đầu tư kinh doanh cảng sông, cảng biển.
 Đầu tư tài chính và kinh doanh bất động sản.
 San lấp mặt bằng.
 Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, giao thông, cầu đường, cống.
VỐN ĐIỀU LỆ (TỶ ĐỒNG)
2001 2007 2008 2009 QUÝ 1.2012
30 400 580 839 1 007
 Xây dựng các công trình kỹ thuật thuỷ lợi.
 Trang trí nội ngoại thất, lắp đặt trang thiết bị cho công trình xây dựng.
 Sản xuất khung nhà vì kèo, giàn không gian và các cấu kiện thép cho xây dựng.
 Sản xuất máy cán, máy cắt tôn, các loại máy móc và trang thiết bị công nghiệp.
 Buôn bán khung nhà, vì kéo, giàn không gian và các cấu kiện thép cho xây dựng.
 Bán buôn máy cán, máy cắt tôn, các loại máy móc và trang thiết bị công nghiệp.
 Vận tải đường thuỷ.
 Sản xuất thép không gỉ, Inox.
 Sản xuất các sản phẩm tử kim loại màu.
 Mua bán sắt thép, ống kim loại, kim loại màu.
 Sản xuất thép cán mỏng dạng cuộn

 Sản xuất sắt, thép gang; đúc kim loại
 Buôn bán các sản phẩm sắt thép, kẽm thỏi, các kim loại và hợp kim khác.
 Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
 Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
 Cho thuê cao ốc văn phòng
 Hoạt động xuất nhập khẩu
1.3. Cổ phiếu HSG
Mã chứng khoán HSG
Sàn niêm yết HOSE
Ngày giao dịch đầu tiên 05/12/2008
Khối lượng niêm yết đầu tiên 57,038,500
Giá niêm yết 40
Mệnh giá hiện tại 39,2
Tổng Khối lượng niêm yết 100,790,790
Khối lượng đang lưu hành 98,063,258
Biểu đồ 1.3. – 1 – Diễn biến giá cổ phiếu HSG trong 3 tháng qua
(Nguồn: HOSE)
1.4. Tầm nhìn
Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực vật liệu xây
dựng bằng chiến lược phát triển bền vững, trong đó tập trung vào các sản phẩm truyền
thống: tôn, thép, nhựa trên cơ sở xây dựng và phát triển chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi:
quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, hệ thống phân phối – bán lẻ đến tận tay người tiêu
dùng, chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị và
văn hoá doanh nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang lại giá trị gia
tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội.
1.5. Sứ mạng
Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen, chất lượng quốc tế, giá hợp lý, đa
dạng nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc
đất nước và phát triển cộng đồng.
1.6. Thành tích đạt được

 Từ ngày thành lập, năm đầu tiên với vốn điều lệ chỉ có 30 tỉ đồng và có 22 cán bộ công
nhân viên.Đến nay, Tập đoàn Hoa Sen đã có vốn điều lệ lên đến gần 1.008 tỉ đồng, với
gần 3.000 cán bộ công nhân viên trỡ thành đơn vị dẫn đầu trong ngành kinh doanh tôn
– thép ở Việt Nam
 Năm 2007, Hoasen Group đã đuợc báo Vietnamnet kết hợp Vietnam Report lần đầu
tiên công bố bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với doanh thu
(VNR 500) theo mô hình Fortune 500, cụ thể Hoasen Group đuợc xếp hạng 148 trong
top 500 doanh nghiệp lớn nhấtt Việt Nam và hạng 25 trong top 500 doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất.
 Bên cạnh việc phát triển sản xuất kinh doanh, Hoasen Group còn thể hiện trách nhiệm
với cộng đồng thông qua các hoạt đ.ng xã hội thiết thực và hiệu quả.
 Hoa sen Group còn liên tục nhận được nhiều bằng khen từ nhà nước và chính phủ.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ
2.1. Chính trị
Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực vật liệu xây
dựng bằng chiến lược phát triển bền vững, trong đó tập trung vào các sản phẩm truyền
thống: tôn, thép, nhựa trên cơ sở xây dựng và phát triển chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: quy
trình sản xuất kinh doanh khép kín, hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ đến tận tay người
tiêu dùng, chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị
và văn hoá doanh nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang lại giá trị
gia tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội.
Trong niên độ tài chính năm 2011 - 2012, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục khẳng định vị thế
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôn mạ số 1 Việt Nam và là 1 trong những doanh nghiệp
xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á.
Ngày 24/06/2012, Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng, nhằm ghi
nhận những đóng góp của cá nhân Ông cho nền kinh tế và xã hội trong suốt hơn mười năm
qua.
Tháng 05/2012, Tập đoàn Hoa Sen khai trương chi nhánh phân phối - bán lẻ thứ 108 tại Tây
Ninh, góp phần gia tăng năng lực bán hàng và lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Tập đoàn.

2.2. Kinh tế
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 130% so
với niên độ trước.
Doanh thu xuất khẩu niên độ tài chính 2011 – 2012 xấp xỉ 180 triệu USD, tăng trưởng hơn
78% so với niên độ trước.
Năm 2012, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, Tập đoàn Hoa Sen là một trong
số ít doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận
Năm 2012 đã qua đi trong bối cảnh bức tranh kinh tế thế giới đang bị phủ bóng đen bởi
cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu vẫn chưa có dấu
hiệu chấm dứt. Đối với kinh tế vĩ mô trong nước, mặc dù đã có những biện pháp điều chỉnh
về lãi suất kết hợp với những chính sách hỗ trợ của chính phủ, tuy nhiên năm 2012 cũng
đánh dấu sự đuối sức của các doanh nghiệp sau gần một nửa thập niên ngụp lặn trong cơn
bão khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Với sản lượng tiêu thụ đạt trên 453.000 tấn, chiếm trên 40% thị phần tôn mạ của cả nước,
doanh thu vượt mốc 10.000 tỷ đồng, Tập đoàn Hoa Sen đã cơ bản hoàn thành kế hoạch về
sản lượng, doanh thu do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Đặc biệt, với lợi nhuận sau thuế đạt
368 tỷ đồng vượt 53% kế hoạch đã cho thấy hoạt động Tập đoàn Hoa Sen đang đi vào chiều
sâu, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.
Niên độ tài chính 2011 - 2012 cũng đánh dấu bước đột phá trong công tác xuất khẩu với sản
lượng xuất khẩu đạt gần 180.000 tấn, doanh thu đạt gần 180 triệu USD. Bên cạnh việc phát
triển hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ, xuất khẩu đã trở thành kênh bán hàng chủ lực
với việc đóng góp 37% trong cơ cấu doanh thu, tiếp tục khẳng định vị thế là một trong
những doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á. Đây là thành quả của những
quyết sách đúng đắn trong việc đa dạng hóa kênh bán hàng nhằm thích nghi với sự giảm sút
nhu cầu tiêu thụ trong nước, ổn định được một phần nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu nhập
khẩu nguyên liệu, giúp Tập đoàn giảm thiểu rủi ro chênh lệch tỷ giá, tạo cơ sở để Tập đoàn
huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ với lãi suất thấp.
2.3. Xã hội
Ý thức được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, Tập đoàn Hoa Sen không chỉ
tập trung tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn luôn chú trọng thực hiện các

hoạt động xã hội đa dạng và thiết thực, dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Trong nhiều
năm liền, bằng các chương trình tiếp thị đa dạng và sáng tạo thông qua việc tài trợ các hoạt
động cộng đồng và từ thiện xã hội, thương hiệu Hoa Sen đã thấm sâu vào trái tim người tiêu
dùng với hình ảnh là một thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng.
Bên cạnh việc đầu tư xản xuất kinh doanh, Tập đoàn Hoa Sen luôn thể hiện tốt trách nhiệm
đối với cộng đồng thông qua các hoạt động tài trợ, từ thiện xã hội. Qua đó, thương hiệu Tập
đoàn Hoa Sen dần thấm sâu vào trái tim người tiêu dùng với hình ảnh là một thương hiệu
mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng.
Ngoài các chương trình tài trợ chính: Vượt lên chính mình, Mái ấm Gia Đình Việt, Giải
bóng đá Cúp quốc gia… đầy ý nghĩa. Tháng 5/2013, Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức thành
công sự kiện “Nick đến Việt Nam”. Sự kiện này đã để lại tiếng vang lớn, không những
truyền cảm hứng mà còn mang lại nghị lực sống cho cộng đồng Việt Nam, đặc biệt là những
người khuyết tật, những người đang trong hoàn cảnh khó khăn, giúp họ phấn đấu vượt qua
số phận và vươn lên đạt được ước mơ trong cuộc sống.
Đồng thời, ngày 02/10/2013, Tập đoàn Hoa Sen đã phối hợp cùng Ban Thanh Thiếu Niên
VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Tuổi Trẻ đã phát động tài trợ cho người dân tại
các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 10 vừa qua. Theo đó, Tập đoàn
Hoa Sen đã tài trợ 12.000m tôn lạnh, ước tính tổng chi phí tài trợ khoảng 650 triệu đồng cho
đối tượng là các giáo viên nghèo tại tỉnh Quảng Bình – nơi bị thiệt hại nặng nề nhất.
2.4. Khoa học kỹ thuật
Tại Việt Nam, Tập đoàn Hoa Sen luôn đi tiên phong trong đầu tư hệ thống dây chuyền thiết
bị hiện đại và ứng dụng công nghệ mới.
• Năm 2006, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên đầu tư dây
chuyền sản xuất thép cán nguội.
• Năm 2007, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư dây chuyền mạ
kẽm/ hợp kim nhôm kẽm (công nghệ NOF - thép mỏng) để sản xuất tôn mạ tại Việt Nam.
• Năm 2009, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư dây chuyền mạ kẽm/
hợp kim nhôm kẽm (công nghệ NOF - thép dày) tại Đông Nam Á.
• Năm 2010, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư đồng bộ hệ thống trộn trung
tâm, hệ thống dây chuyền sản xuất ống nhựa của hãng Battenfeld - Cincinnati công nghệ

Châu Âu và phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Nhật Bản nhằm mang đến người tiêu dùng sản
phẩm ống nhựa chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.
• Năm 2011, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục đầu tư hai dây chuyền cán nguội và khánh thành
giai đoạn 1, Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ. Đây là nhà máy sản xuất tôn mạ với
hệ thống dây chuyền, thiết bị đồng bộ, hiện đại, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á tính
đến thời điểm hiện tại.
• Tháng 6/2012, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục triển khai lắp đặt thêm 01 dây chuyền mạ
kẽm/ hợp kim nhôm kẽm (công nghệ NOF - thép mỏng), công suất thiết kế 120.000 tấn/
năm dự kiến đến tháng 3/2013 sẽ đưa vào sản xuất.
• Để bảo đảm chất lượng sản phẩm và thể hiện trách nhiệm xã hội, Tập đoàn đã áp dụng
và duy trì bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 về Hệ thống quản lý chất lượng; thực hành
nghiêm ngặt bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về Hệ thống quản lý môi trường; thực hiện bộ tiêu
chuẩn OHSAS 18000 về Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
2.5. Luật pháp
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen là Công ty Cổ phần, được thành lập và hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp. Điều lệ này của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen là cơ sở pháp lý
cho toàn bộ hoạt động của Công ty.

Điều lệ này và các quy định của luật pháp liên quan là cơ sở để Đại hội đồng Cổ đông, Ban
Kiểm soát, Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc ban hành các quy định phục vụ công tác
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Điều lệ này được Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen điều chỉnh theo Nghị quyết hội nghị
thuờng niên DHDCD NĐTC 2011-2012 ngày 22/3/2012.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ
3.1. Phân tích các yếu tố cơ hội
• Những năm trở lại đây tập đoàn Hoa Sen đã tạo được một vị thế vững chắc trong lòng
người tiêu dùng nhờ đó mà phát triển được một thị phần vô cùng rộng lớn, có các cửa
hàng, chi nhánh trên toàn quốc. Hoa Sen trở thành một thương hiệu mạnh, đi đầu trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tôn mạ, ống thép và ống nhựa tại Việt

Nam. Tập đoàn Hoa Sen hiện chiếm gần 37% thị phần tôn mạ Việt Nam và là doanh
nghiệp xuất khẩu tôn đứng đầu Đông Nam Á.
• Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng mang đến cho tập
đoàn Hoa Sen không ít những cơ hội tiềm năng như xuất khẩu sản phẩm thành công
sang thị trường Australia, Nhật Bản Đó là những thị trường đòi hỏi chất lượng cao
nhất thế giới.
• Tập đoàn Hoa Sen cũng không ngừng cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã các sản
phẩm ngày càng đa dạng, biết đầu tư các phương pháp tiên tiến, ứng dụng các thành tựu
khoa học vào sản xuất. Nhờ đó mà càng được người tiêu dùng tin cậy.
• Từ những lợi ích kể trên đã mang đến cho tập đoàn Hoa Sen những lợi ích không hề
nhỏ: GDP hàng năm tăng, lãi suất ngân hàng giảm. Đó là động lực thúc đẩy cho tập đoàn
Hoa Sen ngày càng có những tiến bộ tích cực, phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Bên
cạnh đó cũng thu hút của những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tạo thế cạnh tranh với
những doanh nghiệp khác.
YẾU TỐ QUAN TRỌNG EFE (O) TRỌNG SỐ
PHẢN
ỨNG
GIÁ TRỊ
1.Lãi suất vay ngân hàng giảm 15% 2 0.3
2.Phong phú về sản phẩm 15% 3 0.45
3.GDP tăng 10% 2 0.2
4.Thương hiệu mạnh 20% 4 0.8
5.Thị phần rộng lớn 10% 3 0.3
6.Gia nhập WTO 10% 2 0.2
7.Ứng dụng thành tựu khoa học kĩ
thuật vào sản xuất
20% 4 0.8
TỔNG CỘNG 100% 3.05
Bảng 3.1. – 1 – Ma trận đánh giá các yếu tố cơ hội
3.2. Phân tích các yếu tố đe dọa

• Bên cạnh những mặt tích cực thì việc gia nhập WTO cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế
chung không ít. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây một áp lực lớn đối với nền kinh tế
của Việt Nam.
• Tình trạng lạm phát ngày càng tăng cao dẫn đến việc giá điện tăng gây khó khăn đến quá
trình sản xuất của doanh nghiệp.
• Giá cả nguyên liệu đầu vào không ổn định công thêm với những nguyên nhân khác như
sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh, những sản phẩm thay thế đã làm cho người
tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn, gây ra bất lợi cho tình hình sản xuất cũng như kinh
doanh của công ty.
• Việc mở cửa giao lưu hợp tác kinh tế với các nước khác đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Tình trạng nhập siêu kéo dài gây khó khăn
cho các doanh nghiệp trong nước.
YẾU TỐ QUAN TRỌNG EFE (T) TRỌNG SỐ
PHẢN
ỨNG
GIÁ TRỊ
1.Khủng hoảng kinh tế thế giới 20% 3 0.6
2.Lạm phát tăng 10% 2 0.2
3.Nhiều đối thủ cạnh tranh 10% 4 0.4
4.Giá nguyên vật liệu không ổn định 20% 3 0.6
5.Nhập siêu kéo dài 10% 3 0.3
6.Nhiều rào cản thương mại 15% 4 0.6
7.Giá điện tăng 15% 3 0.45
TỔNG CỘNG 100% 3.15
PHẦN 4 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VI MÔ
4.1. Mô hình 5 tác động:
4.1.1. Tác động từ nhà cung cấp
- Ngành vật liệu xây dựng sử dụng từ nguyên vật liệu đến máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất phần lớn đều phải nhập từ nước ngoài. Nên áp lực từ phía nhà cung cấp
không nhỏ.

- HSG sở hữu dây chuyền sản xuất gần như khép kín từ khâu cán nguội cho đến ra
thành phẩm cuối cùng. Là một trong số ít các doanh nghiệp sở hữu dây chuyền cán
nguội với công suất 180.000tấn/năm, HSG chỉ nhập khẩu chủ yếu cuộn cán nóng với
chi phí mua hàng và chi phí thuế thấp hơn.
- Ngoài ra nhờ có việc xây dựng Nhà Máy Tôn Thép – Phú Mỹ cũng đã góp phần giúp
HSG giảm bớt sự phụ thuộc vào 1 số loại nguyên vật liệu.
- Hiện Tập đoàn Hoa Sen đang tạo dựng được mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp
nguyên vật liệu nên vấn đề nguyên liệu không gặp khó khăn.
4.1.2. Rào cản thị trường và đối thủ tiềm năng
- HSG đang phải đối mặt với các rào cản thương mại từ Thái Lan và Malaysia, trong khi
đó, Indonesia cũng đang tiến hành điều tra nhằm áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
với mặt hàng tôn nhập khẩu của HSG.
- Với xu hướng đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đầu tư về phía hạ nguồn của Hoa Sen
Group cộng với lợi thế về nguyên liệu, nhân lực và hạ tầng, đối thủ tiềm năng không
phải là lo ngại lớn đối với HSG.
Bảng 3.2. – 1 – Ma trận đánh giá các yếu tố đe dọa
- Lo ngại hiện tại của HSG là Dự án Khu Liên hợp gang thép Formosa của Tập Đoàn
Formosa (Đài Loan) tại Khu kinh tế Vũng Áng, (Hà Tĩnh), một dự án nhà máy luyện
quặng thép và sản xuất thép cán nóng (nguyên liệu đầu vào của HSG)
4.1.3. Tác động từ người mua
- Xu hướng sử dụng ống thép mạ kẽm ngày càng tăng trong những năm gần đây. Theo
đó yêu cầu về chất lượng và giá trị sản phẩm cũng tăng cao cũng là một sức ép lơn
cho doanh nghiệp.
- Tuy nhiên cũng như ngành tôn mạ kẽm, nhu cầu thép ống dày sẽ ngày càng tăng cao;
nhu cầu ống thép có kích cở lớn sẽ tăng cao, dẫn đến áp lực thay đổi công nghệ, thiết
bị sản xuất.
- Người mua hàng có nhiều lựa chọn do có nhiều loại ống có chất lượng khác nhau để
lựa chọn, mặt khác năng lực sản xuất cũng vượt quá nhu cầu thị trường nội địa nên
sự cạnh tranh trong ngành thép ống cũng rất cao.
4.1.4. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế

Đe dọa của sản phẩm thay thế sắt, thép, vật liệu xây dựng hiện là không đáng kể ở
VN.
4.1.5. Sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành
Các công ty sản xuất ống, tôn thép, vật liệu xây dựng dẫn đầu thị trường gần đây liên
tục tăng năng lực sản xuất với các dự án đầu tư mới dẫn đến mức độ cạnh tranh gay gắt
trong lĩnh vực này.
Những đối thủ lớn đáng lo ngại đối với HSG là:
 Tập đoàn Hòa Phát
 Tập đoàn Hữu Liên Á Châu
 Tập doàn Sun Steel
 Tôn Phương Nam
 Công ty vật liệu xây dựng Đồng Nai
 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Phúc Tiến
4.2. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động
4.2.1. Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Biểu đồ 4.2.1. – 1 – Hệ số vòng quay hàng tồn kho của HSG qua các năm
4.2.2. Hệ số vòng quay phải thu khách hàng
Biểu đồ 4.2.2. – 1 – Hệ số vòng quay phải thu khách hàng qua các năm
4.2.3. Hệ số vòng quay tổng tài sản
Biểu đồ 4.2.3. – 1 – Hệ số vòng quay tổng tài sản qua các năm
4.2.4. Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu
Biểu đồ 4.2.4. – 1 – Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu qua các năm
4.3. Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
4.3.1. Tỷ số thanh toán nhanh
Biểu đồ 4.3.1. – 1 – Tỷ số thanh toán nhanh qua các năm
4.3.2. Tỷ số thanh toán hiện hành
Biểu đồ 4.3.2. – 1 – Tỷ số thanh toán hiện hành qua các năm
4.3.3. Tỷ số thanh toán tiền mặt

Biểu đồ 4.3.3. – 1 – Tỷ số thanh toán hiện hành qua các năm

4.4. Nhóm chỉ số khả năng tài chính
4.4.1. Cơ cấu tài sản
Biểu đồ 4.4.1. – 1 – Cơ cấu tài sản qua các năm
4.4.2. Cơ cấu nợ

Biểu đồ 4.4.2. – 1 – Cơ cấu nợ qua các năm
4.4.3. Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn
Biểu đồ 4.4.3. – 1 – Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn qua các năm
4.4.4. Tỷ trọng nợ trên vốn chủ sở hữu
Biểu đồ 4.3.4. – 1 – Tỷ trọng nợ trên vốn chủ sở hữu qua các năm
4.3.5. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn

Biểu đồ 4.4.5. – 1 – Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn qua các năm
4.5. Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi
4.5.1. Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC)
Biểu đồ 4.5.1. – 1 –Lợi nhận trên vốn đầu tư qua các năm
4.5.2. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Biểu đồ 4.5.2. – 1 – Tỷ suất lợi nhuận gộp qua các năm
4.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
Biểu đồ 4.5.3. – 1 –Tỷ suất lợi nhuận trước thuế qua các năm
4.5.4. Tỷ suất lợi nhuận ròng
Biểu đồ 4.5.4. – 1 – Tỷ suất lợi nhuận ròng qua các năm

×