Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG XANH ở hàn QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.42 KB, 29 trang )


MỤC LỤC
1. NGUỒN GỐC TĂNG TRƯỞNG XANH Ở HÀN QUỐC----------3
2. QUAN ĐIỂM HÀN QUỐC VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH---------5
3. MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG XANH HÀN QUỐC-----------------6
4. THỰC TẾ LỘ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG XANH HÀN QUỐC
TRONG 5 NĂM 2009-2013-----------------------------------------------------------8
5. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC-----9
6. NỘI DUNG TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC--------11
7. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA TĂNG TRƯỞNG XANH HÀN
QUỐC

27

8. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XANH CỦA HÀN QUỐC--------28


TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC
1.

NGUỒN GỐC TĂNG TRƯỞNG XANH Ở HÀN QUỐC
Con đường tăng trưởng xanh là tất yếu Để đạt tới viễn cảnh tăng trưởng
kinh tế bền vững cho đất nước và hạnh phúc cho người dân, chiến lược Tăng
trưởng xanh ở Hàn Quốc có vẻ gần với một con đường tất yếu hơn là một sự
lựa chọn.
Bước vào thời đại của thiếu hụt tài nguyên và gia tăng khủng hoảng môi
trường, nhiều quốc gia đã nhận định biến đổi khí hậu và vấn đề năng lượng là
những thách thức khốc liệt nhất của đất nước mình. Họ buộc phải tập trung
toàn bộ nỗ lực để đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên,
đồng thời, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường. Do không thể miễn nhiễm với
các khủng hoảng năng lượng và môi trường toàn cầu, Hàn Quốc đã theo đuổi


Tăng trưởng xanh nhằm hướng tới:
Nhu cầu về một động cơ tăng trưởng kinh tế mới
Nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân;
Mối quan tâm trong nước về biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của việc
thích nghi với nó.
Nhận diện tình hình thực tế mối quan hệ phát triển kinh tế và môi trường
Hàn Quốc đã có một thời kỳ lâu dài đối mặt với ô nhiễm môi trường. Do
nguồn tài nguyên hạn chế, lại quyết tâm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế
tối đa trong thời gian tối thiểu, kết quả là tiến trình công nghiệp hoá và đô thị
hoá mạnh mẽ ở đã dẫn đến huỷ hoại môi trường. Những khu công nghiệp sản
xuất tập trung thải ra quá mức chất gây ô nhiễm. Mật độ dân cư gia tăng làm
phát sinh nhiều vấn đề môi trường, nhất là ô nhiễm rác thải. Quá trình độ thị


hóa thu hẹp đáng kể đất nông nghiệp và vành đai xanh. Bên cạnh đó là nạn phá
rừng. Các trang trại ở nông thôn sử dụng tràn lan phân bón và thuốc trừ sâu, đã
phá huỷ hệ sinh thái, đặc biệt là suy thoái đất và ô nhiễm nguồn nước.

Khoảng những năm 1990, các nhà sản xuất sử dụng những phương tiện
lạc hậu (do không đủ khả năng tài chính hoặc không muốn đổi mới hệ thống
máy móc, trang thiết bị sản xuất). Đây là một trong những thủ phạm chính làm
cho vấn đề môi trường trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhiều sự cố về môi trường xảy ra, được phản ánh trên các phương tiện
truyền thông đại chúng, khiến mọi người dân nhận thức được mức độ gay gắt,
nghiêm trọng của việc chúng ta đang hủy hoại môi trường sống của chính
mình.

Bảo vệ môi trường trở thành vấn đề sống còn. Quan niệm và cách nhìn
truyền thống từ thực tế “tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến suy thoái, ô nhiễm

môi trường” cần phải được thay đổi. Hàn Quốc xây dựng chiến lược tăng
trưởng xanh theo đuổi các mục tiêu: “Tăng trưởng kinh tế bền vững về môi
trường”, “Tăng trưởng kinh tế cùng với sự quan tâm đến các khía cạnh môi
trường”, “Tách biệt hoàn toàn khái niệm tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi
trường”, “Thông qua các công nghệ xanh và năng lượng sạch, tạo ra động lực
mới cho tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm”.
Hội nghị thượng đỉnh Tăng trưởng Xanh toàn cầu năm 2012


Các nhà hoạch định chính sách kinh tế và môi trường quốc tế hàng đầu
và các chuyên gia quốc tế cùng đến Seoul vào ngày 10 đến 11 tháng 5 năm
2012 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGS).
Hội nghị thượng đỉnh Tăng trưởng Xanh Toàn cầu năm 2012 do Viện
Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) kết hợp với OECD, UNEP và Ngân hàng
Thế giới cùng tổ chức sẽ thảo luận một lĩnh vực hợp tác lớn hơn nữa giữa các
tổ chức quốc tế và các chính phủ các nước trong việc theo đuổi chiến lược tăng
trưởng xanh và nền kinh tế xanh
Hội nghị thượng đỉnh Tăng trưởng Xanh Toàn cầu được khai mạc trong
tháng 6 năm 2012 nhằm mục đích tạo ra một vũ đài quốc tế cho việc học tập
chung và đổi mới chính sách liên quan đến các mục tiêu phát triển kinh tế và
môi trường bền vững. Hội nghị thượng đỉnh Tăng trưởng Xanh Toàn cầu tìm
cách thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính
phủ, những người học tập chính sách và các học giả, các khu vực công và tư
nhân.
2.

QUAN ĐIỂM HÀN QUỐC VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH
Trong lần đầu tiên định nghĩa khái niệm Tăng trưởng xanh, Chính phủ
Hàn Quốc đã nêu rằng Tăng trưởng xanh là một chiến lược bắt đầu bằng sự từ
bỏ quan niệm lạc hậu là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không thể

song hành với nhau; từ đó, hướng tới tối đa hoá sự kết hợp giữa hai phạm trù
này.
Sau này, trong Luật khung về Tăng trưởng xanh, ít các-bon, Hàn Quốc
lại một lần nữa đưa ra định nghĩa về Tăng trưởng xanh. Định nghĩa như
sau: Tăng trưởng xanh là tăng trưởng đạt được sự hài hòa giữa kinh tế và môi
trường, bằng việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nhằm


giảm thiểu biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường; đồng thời phát triển
nghiên cứu năng lượng sạch và công nghệ xanh để đảm bảo động lực tăng
trưởng mới và tạo ra những việc làm mới

3.

MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG XANH HÀN QUỐC
Trở thành quốc gia xanh hàng đầu thế giới .Thông cáo của Phủ Tổng
thống Hàn Quốc ngày 16/2/2010 khẳng định, Hàn Quốc sẽ nỗ lực tự chủ về
năng lượng và nâng cấp công nghệ xanh để đứng vào hàng 10 nước phát triển
nhất thế giới vào năm 2030, tạo lập hình ảnh một "Hàn Quốc Xanh" trong mắt
bạn bè quốc tế. Hàn Quốc dự kiến sẽ chi trên 1.200 tỷ won (852 triệu USD)
trong 10 năm tới để đưa nước này vào nhóm những "quốc gia xanh" hàng đầu
thế giới.
Theo kế hoạch, Hàn Quốc sẽ xây dựng một hệ thống đường dành riêng
cho xe đạp dài 3.114 km trong vòng 10 năm tói để khuyến khích người dân sử
dụng xe đạp, giảm thiểu nhu cầu năng lượng và đăng cai giải đua xe đạp quốc
tế mang tên "Vòng quanh Hàn Quốc" khi dự án này hoàn thành vào năm 2012.
Bên cạnh đó, Chính phủ nước này sẽ thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng
thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió; thay toàn bộ hệ thống bóng
đèn chiếu sáng công cộng bằng loại đèn tiết kiệm năng lượng LED vào năm
2012.

Tổng thống Lee Myung-bak khẳng định các dự án trên sẽ là động lực lớn
cho tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc sẽ tích cực theo đuổi chiến lược
phát triển xanh bởi vấn đề này không chỉ liên quan đến tình trạng BĐKH, mà
còn là yếu tố sống còn đối với nền công nghiệp của Hàn Quốc hậu khủng
hoảng.


Hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia xanh hàng đầu thế giới, Hàn
Quốc còn có sự phối kết hợp với các nước nhằm biến những chương trình xanh
thành trợ lực cho phát triển kinh tế. Lãnh đạo của ba nước Nhật Bản, Trung
Quốc và Hàn Quốc dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp Thượng đỉnh trong tháng
8/2011 để thảo luận về cách thức huy động các nguồn lực cũng như kiến thức
chuyên môn trong phát triển và thương mại hóa công nghệ xanh.
Việc kết hợp giữa công nghệ cao của Nhật Bản và Hàn Quốc với thế
mạnh trong lĩnh vực chế tạo, thị trường nội địa khổng lồ và nguồn ngoại tệ dự
trữ dồi dào của Trung Quốc là một sáng kiến mạnh bạo và khôn ngoan - động
thái sẽ tạo nên một "người chơi" nhiều thế lực trong một thế giới thải ra ít khí
CO2 thời hậu khủng hoảng.

Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo trong tổng cung
năng lượng là: Tăng từ 2,7% (năm 2009) lên 3,78% (năm 2013) và 6,08%
(năm 2020); giảm phát thải khí nhà kính xuống còn 30% vào trước năm 2020.


4.

THỰC TẾ LỘ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG XANH HÀN QUỐC TRONG
5 NĂM 2009-2013

Lộ trình thực hiện tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc được đánh dấu bởi

tuyên bố của Tổng thống Lee Myung - Bak tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 năm
2008: “Hàn Quốc sẽ là quốc gia tiên
phong trong việc chống biến đổi khí
hậu và giảm phát thải khí nhà kính
vào năm 2020”. Ngay sau đó, Hàn
Quốc đã sáp nhập Ủy ban quốc gia về
biến đổi khí hậu và Ủy ban về năng
lượng quốc gia thành Hội đồng Tổng
thống về phát triển bền vững.
Năm 2009, kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc (giai
đoạn 2010 – 2015) được hoàn thiện. Đồng thời, Quốc hội cũng thông qua mục
tiêu giảm phát thải nhà kính, ban hành Luật về cacbon thấp, tăng trưởng xanh.
Năm 2010, Chính phủ Hàn Quốc công bố mức ưu đãi mỗi năm khoảng
300 tỷ won (266 triệu USD), nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm
thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đây là một phần trong nỗ lực thực


hiện cam kết cắt giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm
2020. Theo đó, có khoảng 120 trên tổng số 374 doanh nghiệp vừa và nhỏ của
nước này (khoảng 32% doanh nghiệp), chiếm 18% lượng khí thải được đưa
vào chương trình hỗ trợ. Để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trên, Chính
phủ Hàn Quốc cũng đã nâng quỹ cho vay lãi suất thấp dành cho các dự án tiết
kiệm năng lượng từ 135 tỷ won (năm 2010) lên 450 tỷ won (năm 2011). Mức
tăng này được xem là kỷ lục cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc còn cấp thêm khoảng 30,6 triệu won
cho các doanh nghiệp thực hiện chính xác bảng kê khai hạng mục thiết bị đang
sử dụng và mức độ thải khí hiện tại và đầu tư 6,3 triệu won cho 180 doanh
nghiệp thực hiện tư vấn giảm thiểu khí thải.
Năm 2011, Hàn Quốc tiếp tục ban hành Hướng dẫn về hệ thống quản lý
mục tiêu năng lượng, khí nhà kính; đưa vào hoạt động cổng thông tin về tài

chính xanh và thành lập Ủy ban đặc biệt về Thích ứng với biến đổi khí hậu và
tăng trưởng xanh. Hàn Quốc cũng đã xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh giai đoạn 2009 – 2050, cụ thể hóa 5 năm cho từng bộ, ngành,
chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Đồng thời, mỗi năm Hàn
Quốc dành 2% GDP cho lĩnh vực tăng trưởng xanh (gấp đôi mức khuyến nghị
của Liên hợp quốc).
Với sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và lộ trình triển khai bài bản từ
trung ương đến địa phương, Hàn Quốc đang hiện thực hóa tuyên bố “là quốc
gia tiên phong trong việc chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính
vào năm 2020”.


5.

CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC
Tăng trưởng xanh sẽ là một công cụ chính tạo ra sự thay đổi ở Hàn
Quốc, từ chính sách kinh tế cho đến lối sống của người dân. Tăng trưởng xanh
sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao của Hàn Quốc sang một nền kinh tế dựa vào
những tri thức và đem đến những giá trị lớn hơn và xanh hơn cho sản xuất của
đất nước.

Chiến lược tăng trưởng xanh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế bền vững,
thân thiện với môi trường, có nội dung cơ bản: "Tăng trưởng xanh, ít carbon"
là một khẩu hiệu chính ở Hàn Quốc. Kể từ khi tầm nhìn này được công bố vào
tháng 8/2008, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một loạt những sáng kiến xanh
giúp Hàn Quốc nhanh chóng bước vào một xã hội ít carbon

Kế hoạch năng lượng cơ bản quốc gia đầu tiên (2008-2030) và Kế hoạch
toàn diện chống lại BĐKH: Khái niệm về tăng trưởng xanh đã được kết hợp
trong kế hoạch BĐKH và năng lượng quốc gia. Kế hoạch năng lượng quốc gia

đã được thông qua vào ngày 20/8/2008 đề ra mục tiêu tăng phần trăm của năng
lượng tái sinh lên đến 11% vào năm 2030. Kế hoạch BĐKH là kế hoạch toàn
diện và đầy tham vọng nhất mà Hàn Quốc đã phát triển nhằm đối phó với
BĐKH bao gồm cả khả năng thích ứng và nỗ lực quốc tế.

Gói kích cầu "Hiệp định tăng trưởng xanh mới": Được công bố ngày
6/1/2009, gói kích cầu là một kế hoạch đầu tư 50 nghìn tỷ won (tương đương
với 38,5 tỷ đô la) trong 4 năm tập trung vào 9 dự án xanh chính nhằm tạo
956.000 việc làm xanh mới Ngân sách năm 2009 (bao gồm lợi nhuận về thuế)


xấp xỉ 2,6% GDP hằng năm. Ngân sách đang được triển khai và đề xuất một
nguồn ngân sách phụ sẽ giúp tăng con số này hơn nữa.

Kế hoạch Nghiên cứu và Phát triển toàn diện về công nghệ xanh: Được
Ủy ban Quốc gia về Khoa học và Công nghệ tán thành và công bố vào ngày
13/1/2009, theo kế hoạch sẽ tăng gấp 2 lần khoản chi cho Nghiên cứu và Phát
triển công nghệ xanh vào năm 2012 (769 triệu USD vào năm 2008) tập trung
vào 27 lĩnh vực công nghệ chính như dự đoán BĐKH và xây dựng mô hình,
tấm năng lượng mặt trời điện quang voltaic, LED, tái sử dụng rác thải, lưu giữ
carbon…

Tăng trưởng xanh như một động thái xã hội: Sự tăng trưởng thần kỳ về
kinh tế tại Hàn Quốc có thể được chính thức công nhận là động thái "Saemaul"
được giới thiệu vào những năm 1970. Khuyến khích sự tham gia tích cực của
người dân vì sự phát triển của cộng đồng với khẩu hiệu "Tất cả vì một cộng
đồng giàu có" là một thành công đáng kể.

6.


NỘI DUNG TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC
VỀ ĐIỀU CHỈNH TÀI KHÓA CHO TĂNG TRƯỞNG XANH
Về những điều chỉnh tài khoá giúp cho Hàn Quốc có thể thực thi tăng
trưởng xanh, có bốn điểm đáng xem xét như sau:
Tăng trưởng xanh cần được “tiền tệ hoá” (monetize) dưới hình thức một
chính sách về ngân sách;
Cơ quan tài chính và kế hoạch trung ương phải đóng vai trò chính yếu;


Ngân sách tăng trưởng xanh tăng lên không nhất thiết dẫn đến việc giảm
đi các ngân sách y tế và giáo dục;
Phân bổ lại các nguồn ngân sách cho tăng trưởng xanh là cần thiết trong
một số khu vực chi tiêu.
6.1.1 Không có gói kích thích xanh nào là riêng lẻ. Tăng trưởng xanh đã
được tích hợp đầy đủ vào ngân sách bổ sung tháng 4/2009 của Hàn Quốc.

Từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, các nước trên thế giới bắt đầu đưa
ra những gói kích thích kinh tế bổ sung nhằm đương đầu với cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu. Xem xét từ mức độ mà cuộc khủng hoảng trên tác động đến
Hàn Quốc thì quốc gia này cũng cần tham gia vào công cuộc đó.

Tháng 1/2009, chính phủ Hàn Quốc đã khởi động Thoả thuận xanh mới
(Green New Deal), trong đó, xác định những dự án trọng điểm tập trung vào
năng lượng tái tạo, các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả, các phương
tiện đường bộ và đường sắt ít (thải) các-bon, nước và quản lý chất thải. Trong
thoả thuận mới này, Chính phủ đã ban hành một kế hoạch đầu tư trị giá 50
nghìn tỷ won (38,5 tỷ đô la) cho giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.

Cùng lúc đó, một ngân sách bổ sung đã được chuẩn bị, trong đó, gói kích
thích xanh – bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng để tiếp sức cho nền kinh tế và tạo ra

các việc làm xanh – là chính. Với mức 17,9 nghìn tỷ won, chiếm 6,3 % tổng
ngân sách ban đầu của năm tài chính 2009, khoản ngân sách bổ sung trên là lớn
nhất trong lịch sử tài khoá Hàn Quốc và nhiều chương trình liên quan đến tăng
trưởng xanh đã được tính vào các khoản tăng chi tiêu này.


6.1.2 Một trong các yếu tố thành công then chốt là cơ quan tài chính và
kế hoạch trung ương đã chủ động ủng hộ việc lồng ghép các chương trình tăng
trưởng xanh vào trong phân bổ ngân sách quốc gia.
Tăng trưởng xanh là một ưu tiên dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak.
Để liên kết chương trình nghị sự của chính quyền và chi tiêu công, Bộ Chiến
Lược và Tài Chính (Ministry of Strategy and Finance_MOSF) – cơ quan tài
chính và kế hoạch trung ương tại Hàn Quốc – đã dành quyền ưu tiên cao cho
các sáng kiến tăng trưởng xanh khi xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn và
soạn thảo các ngân sách thường niên. Do đó, yêu cầu hỗ trợ tài chính trong Kế
hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh đã được phản ánh đầy đủ trong Kế hoạch
quản lý tài khoá quốc gia 5 năm (2009-2013) – kế hoạch chi tiêu trung hạn của
Hàn Quốc – cũng như trong các ngân sách thường niên sau đó.

Chính

phủ

cũng

ban

hành

“nguyên tắc ngân sách 2%”, một chính

sách mà nhờ đó, 2% GDP sẽ được phân
bổ trong vòng 5 năm để thực thi các
chiến lược tăng trưởng xanh. Con số
tổng cộng được dự đoán cho giai đoạn 5
năm là 107,4 nghìn tỷ won, với mức chi
tiêu thực tế ước tính là 110,6 nghìn tỷ
won (Hình 1).
Trong số ba mục tiêu ưu tiên, ứng phó với biến đổi khí hậu sử dụng phần
lớn nhất trong ngân quỹ (55%) do phần lớn dành cho Dự án cải tạo bốn sông
lớn[1] vốn tiêu tốn 14,3 nghìn tỷ won trong giai đoạn trên (Hình 2).


6.1.3

Ban đầu, có lo ngại

rằng ngân sách tăng trưởng xanh
tăng sẽ gây tổn hại cho các khoản
ngân sách quan trọng khác. Tuy
nhiên, dữ liệu từ năm 2007 cho thấy
điều đó không chính xác.

Bộ Chiến lược và Tài chính (MOSF) đã tái ưu tiên ngân sách quốc gia để
gộp tăng trưởng xanh vào chi tiêu của các khu vực mà không gây ảnh hưởng
bất lợi đến việc phân bổ ngân sách cho các hàng hoá công quan trọng như y tế,
phúc lợi và giáo dục. Trên thực tế, các khoản ngân sách và phần chia trong
tổng ngân sách phân bổ cho các hàng hoá công nói trên đã liên tục tăng – chi
cho y tế và phúc lợi tăng từ 25,8% trong năm 2007 lên 28,5% trong năm 2013,
cũng trong giai đoạn này, chi cho giáo dục đã tăng từ 13% lên 14,6% (Hình 3).


Các quỹ cần thiết đã được huy động thông qua một quá trình xét lại chi
tiêu bằng cách cắt giảm chi tiêu đối với những chương trình có tỷ lệ thực thi
thấp và ít hiệu quả. Các nguồn bổ sung đã có được nhờ những nỗ lực giảm bớt
10% chi phí quản trị công.


6.1.4 Những điều chỉnh tài khoá trong phân bổ ngân sách được thực
hiện trong các khu vực chi tiêu cụ thể.

Ví dụ, trong lĩnh vực giao thông, ưu tiên ngân sách đã dịch chuyển từ
đường bộ sang đường sắt để hướng tới tăng trưởng xanh. Điều này dẫn đến
phần ngân sách phân bổ cho đường sắt tăng từ 19% trong năm 2007 lên 25%
trong năm 2013, kéo theo tỷ lệ giữa đường bộ với đường sắt trong ngân sách
giao thông giảm từ 1,6 xuống 1,2. Ngoài ra, trong lĩnh vực R&D, ưu tiên lớn
hơn đã được ban hành cho đầu tư vào R&D xanh, khiến cho tỷ lệ R&D xanh
trong tổng số R&D tăng từ 16,5% trong năm 2009 lên 22,2% trong năm 2012.

[1]Dự án cải tạo bốn sông lớn là một dự án thuỷ lợi với nội dung là xây
đập ngăn và nạo vét bốn con sông lớn của Hàn Quốc, các mục tiêu đặt ra:
(i) Đảm bảo các nguồn nước dồi dào để chống lại sự khan hiếm nước;


(ii) Thực hiện các biện pháp kiểm soát lũ lụt toàn diện;
(iii) Nâng cao chất lượng nước và khôi phục hệ sinh thái;
(iv) Tạo ra các không gian đa dụng cho dân cư địa phương;
Theo đuổi phát triển vùng lấy các dòng sông làm trung tâm.

VỀ NHỮNG SẮP XẾP THỂ CHẾ CHO TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI
HÀN QUỐC
Để hoàn thành tầm nhìn quốc gia về tăng trưởng xanh, Chính phủ Hàn

Quốc đã chủ động vào cuộc nhằm tạo ra các sắp xếp thể chế thích hợp hướng
tới tăng trưởng xanh. Rõ ràng rằng, trong việc biến tầm nhìn quốc gia thành
hiện thực thì tính hiệu quả trong điều hành có vai trò vô cùng quan trọng.

Có 3 yếu tố chính trong các sắp xếp thể chế do chính phủ tiến hành: (i)
Chiến lược và kế hoạch hành động;
(ii) Khả năng nhìn xa trông rộng trong chính sách tăng trưởng xanh;
Sự tham gia của tất cả bộ ngành liên quan, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh
đến khu vực tư nhân như một bộ phận đóng góp cốt lõi
Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh được thông qua cùng với Kế
hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh.
Chiến lược quốc gia (2009-2050) này là trọng tâm trong kế hoạch của
chính phủ về tăng trưởng xanh. Nó đã đề ra ba mục tiêu chính với mười định
hướng chính sách cụ thể. Ngoài ra, để thực thi một cách có hệ thống và nhất
quán nghị trình đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia trên, chính phủ đã phát


triển Kế hoạch 5 năm (2009-2013) vốn rất hiệu quả trong các giai đoạn đầu của
sự bùng nổ kinh tế Hàn Quốc.

Mục tiêu thứ nhất là ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và đạt tới sự
độc lập về năng lượng. Mục tiêu này kêu gọi các hành động như đặt ra những
mục tiêu giảm thiểu từ trung hạn đến dài hạn, tăng cường sử dụng các nguồn
năng lượng mới và năng lượng tái tạo và củng cố năng lực ứng phó của quốc
gia nhằm chống lại những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Mục tiêu thứ hai là tạo ra các động cơ tăng trưởng mới trên nhiều mặt
trận. Trọng tâm của nó là tăng cường những đầu tư chiến lược trong nghiên cứu
và phát triển công nghệ xanh, thiết lập cấu trúc cho tài chính xanh và đưa ra
các ưu đãi về thuế cho những hoạt động thân thiện với môi trường.


Mục tiêu thứ ba là nâng cao tổng thể chất lượng cuộc sống cho người
dân và gia tăng đóng góp cho cộng đồng quốc tế bằng cách vận động mạnh mẽ
cho tăng trưởng xanh. Xét tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi, Chính phủ
đã thi hành các chiến dịch cộng đồng được thiết kế để tăng cường hiểu biết và
tham gia của công dân, ví dụ như Phong trào Khởi động xanh[1].

Hình 1. Ba mục tiêu và Mười định hướng của Tăng trưởng xanh


Chính
quyền

của

Tổng

thống

Lee Myung-

bak đã
bổ
nhiệm
một
chức
vụ mới
thuộc
văn
phòng

tổng
thống:
Thư ký
cấp
cao về Tăng trưởng xanh

Đầu tiên, chức vụ này được gọi là Thư ký về Tầm nhìn tương lai; sau đó,
họ đổi tên gọi và thăng cấp cho vị trí này với nhiệm vụ là giám sát chiến lược
“Tăng trưởng xanh, ít các-bon” và đóng vai trò chính trong việc chuyển đổi
phê chuẩn của Tổng thống đối với những sáng kiến tăng trưởng xanh thành các


thực thi trên thực tế. Nhờ sự cộng tác thành một nhóm làm việc giữa vị trí này
và Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh (Presidential Committee on Green
Growth_PCGG), Hàn Quốc có thể tăng cường cấu trúc điều hành không chỉ
trong xây dựng chính sách và các chiến lược tăng trưởng xanh mà còn để giám
sát thường xuyên, cho phép điều chỉnh chính sách và kĩ thuật khi cần thiết.
Hàn Quốc thiết lập PCGG như một cơ quan liên bộ cấp cao nhất với sự
tham gia rộng rãi từ khu vực tư nhân
Uỷ ban này có đồng chủ tịch là Thủ tướng và một đại diện của khu vực
tư nhân, những thành viên khác là các bộ trưởng hữu quan và các đại diện của
khối tư nhân. Uỷ ban này được uỷ nhiệm để bàn thảo tất cả các chủ đề liên
quan tới việc theo đuổi tăng trưởng xanh, cũng như điều phối công việc của
chính quyền trong phạm vi này. Giống như PCGG trung ương, một Uỷ ban địa
phương về Tăng trưởng xanh đã được thành lập để thảo luận những vấn đề liên
quan tới việc xây dựng và thực thi chính sách Tăng trưởng xanh ở cấp chính
quyền địa phương. Thông qua các Uỷ ban trung ương và địa phương này, việc
lên kế hoạch và thực thi các sáng kiến tăng trưởng xanh được giám sát và
khuyến khích nhằm đạt được những kết quả đã trù tính. Sự tham gia của khu
vực tư nhân cũng hết sức cần thiết để thúc đẩy thay đổi hành vi trong khu vực

này. Kết quả của nó là việc triển khai 05 Tổ chức Tư vấn Tăng trưởng xanh
thuộc khu vực tư nhân để liên kết giữa kinh doanh, các nhà khoa học, xã hội
dân sự, công nghệ thông tin với các lãnh đạo tài chính lại với nhau để thu được
ý kiến chuyên sâu và thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân vào các chính sách
Tăng trưởng xanh.
ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHỆ XANH Ở HÀN QUỐC
Tính từ năm 2008, khi Tổng thống Lee Myung-bak công bố Tăng trưởng
xanh, ít các-bon là tầm nhìn quốc gia của Hàn Quốc và nhấn mạnh trọng tâm


phát triển là công nghệ xanh (CNX), năng lượng sạch thì quy mô đầu tư cho
CNX của Hàn Quốc đã tăng dần theo từng năm. Theo số liệu thống kê[1], mức
tăng cụ thể từ năm 2008 đến năm 2013 là: 1,46 nghìn tỷ won (năm 2008) ➔
1,95 nghìn tỷ won (năm 2009) ➔ 2,24 nghìn tỷ won (năm 2010) ➔ 2,55
nghìn tỷ won (năm 2011) ➔ 2,71 nghìn tỷ won (năm 2012) ➔ 3,04 nghìn tỷ
won (năm 2013).
Hình 1: Đầu tư cho CNX (năm 2008 ~ năm 2013)
(đơn vị: nghìn tỷ won)

Nguồn: 녹녹녹녹녹녹 (2014), 2013 녹녹녹녹 녹녹녹녹녹녹녹녹 녹녹녹녹녹녹녹

Đồng thời, số lượng dự án gia tăng nhanh chóng, năm 2008 là gần 4.000
dự án và chỉ sau 5 năm (năm 2013), số lượng dự án đã tăng gấp đôi, thành hơn
8.000 dự án.


Hình 2: Đầu tư R&D cho CNX và số lượng dự án con (2008 - 2013)
(đơn vị: 100 triệu won, số lượng dự án)

Nguồn: 2014 Statistics Yearbook 2013 of Green Technology


Bên cạnh đó, tỷ lệ R&D cho CNX trên tổng R&D quốc gia cũng có
chiều hướng tăng dần theo từng năm. Năm 2013, quy mô đầu tư của cho CNX
là 3,04 nghìn tỷ won, chiếm 17,9% tổng R&D quốc gia (16,91 nghìn tỷ won),
nghĩa là đã tăng 11,8% so với năm 2012.


Hình 3: Đầu tư cho CNX (năm 2008 ~ năm 2013)(đơn vị: trăm triệu
won, %)

Hình 4: Đầu tư cho CNX và CNX cốt lõi (năm 2008 ~ năm 2013)


Trong đó, quy mô đầu tư cho các công nghệ xanh cốt lõi cũng tăng dần
theo từng năm, cụ thể là: 1,05 nghìn tỷ won (năm 2008) ➔ 1,42 nghìn tỷ won
(năm 2009) ➔ 1,71 nghìn tỷ won (năm 2010) ➔ 1,98 nghìn tỷ won (năm
2011) ➔ 2,06 nghìn tỷ won (năm 2012). Theo số liệu này, ta thấy quy mô đầu
tư cho CNX cốt lõi vào năm 2012 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2008. Đồng
thời, tỷ trọng đầu tư cho CNX cốt lõi trên tổng đầu tư cho CNX là rất lớn, ví
dụ: năm 2012, tỷ trọng này là 76%, năm 2011 là 78%, năm 2010 là 76%, như
vậy là đều chiếm trên ¾. Đây quả là những con số ấn tượng. Điều này cho thấy
mức độ đầu tư tập trung rất cao vào 27 CNX cốt lõi và không hề có sự đầu tư
dàn trải. (xem hình 4)
Xét về nguồn đầu tư, các khoản đầu tư của Chính phủ cho công nghệ nói
chung và CNX nói riêng đến từ các cơ quan sau: Bộ Tương lai, sáng tạo và
khoa học; Bộ Giáo dục; Bộ Đất đai, giao thông và hàng hải; Cục phát triển
nông thôn; Cục quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ; Bộ Tài nguyên, công nghệ
và năng lượng; Bộ Môi trường. Trong đó, Bộ Tài nguyên, công nghệ và năng
lượng đầu tư nhiều nhất với tốc độ gia tăng mức đầu tư cũng thuộc hàng nhanh
nhất: chỉ trong vòng 4 năm, lượng đầu tư đã tăng từ 0,7 nghìn tỷ won (năm

2008) lên thành 1,27 nghìn tỷ won (năm 2012).

Hình 5: Đầu tư cho CNX (năm 2008 ~ năm 2013)


Nguồn: 2014 Statistics Yearbook 2013 of Green Technology

Đầu tư cho CNX còn được phân bổ theo 3 loại hình nghiên cứu là:
Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Nhìn
chung, xu hướng đầu tư đều tăng dần theo từng năm, tuy nhiên, nghiên cứu
phát triển được tập trung đầu tư nhiều nhất.


Hình 6: Đầu tư theo loại hình nghiên cứu (năm 2009 ~ 2013)
(đơn vị: trăm triệu won, %)

Theo thống kê, trong vòng 4 năm từ năm 2008 đến năm 2012, Hàn Quốc
đã tiến hành tổng cộng 75 kế hoạch về CNX, bao gồm các kế hoạch ngắn hạn
(10 kế hoạch), trung hạn (28 kế hoạch) và dài hạn (37 kế hoạch); trong đó phần
lớn là các kế hoạch dài hạn, chiếm 37,3%. (Ngắn hạn: 1 năm; Trung hạn: dưới
5 năm; Dài hạn: trên 5 năm )


×