Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

RAC THAI TUI NILON O NHIEM TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.98 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT NÔNG CỐNG
TRƯỜNG THCS TRUNG THÀNH

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Môn: Hóa học

Tình huống: RÁC THẢI TÚI NILON- Ô NHIỄM TRẮNG

Họ và tên học sinh: Nguyễn Diệu Linh lớp 9A
Lê Hoàng Quỳnh lớp 9B
Họ tên giáo viên hướng dẫn: Lê Diệu
Lê Văn Hà

Năm học : 2016-2017
1


I.TÌNH HUỐNG :

“RÁC THẢI TÚI NILON - Ô NHIỄM TRẮNG!”

II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Túi ni-lon là một vật dụng hết sức tiện dụng với mọi người, mọi nhà. Việc sử
dụng túi ni-lon mỗi ngày đã ăn sâu vào nếp sống của mỗi người dân, từ nông thôn
đến thành thị, từ chợ quê, quầy hàng tạp hóa đến siêu thị, shop, trung tâm thương
mại… túi ni-lon có những tiện ích mà khó có một loại vật liệu nào thay thế được.
Bên cạnh đó, giá thành của một chiếc túi ni-lon lại rất rẻ, khiến cho việc sản xuất,
tiêu thụ và sử dụng loại túi này ngày càng mạnh mẽ hơn.


Sau khi hoàn thành chức năng của mình thì những túi nilon này sẽ tràn ngập
các bãi rác, chôn vùi dưới lòng đất, ao hồ, cống, rãnh… Chúng góp phần vào
những hiện tượng như xói mòn, thoái hóa đất đai, ứ đọng nước thải, gây cản trở
cho sự phát triển của cây trồng, tác nhân xấu đối với môi trường và hệ sinh thái.

2


Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Bảo vệ môi
trường là làm cho môi trường sống ngày càng xanh, sạch, đẹp. Một trong những
việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường là hạn chế sử dụng túi ni-lon và
phải biết sử dụng nó đúng cách. Khẩu hiệu hành động là: “Không sử dụng túi nilon để bảo vệ môi trường”
III. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết nội dung bài học này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có
thể vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết thấu
đáo, cặn kẽ nội dung mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là:
- Với môn Ngữ văn: Văn thuyết minh
- Với môn Hóa học: Tính chất vật lý và hóa học, ứng dụng của polyme.
- Với môn Sinh học: Ảnh hưởng của túi ni-lon đối với hệ động, thực vật.
- Với môn Địa lý: Đất và độ tơi xốp của đất.
- Với môn Giáo dục công dân: Giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường.
Theo kiến thức hóa học và sinh học mà em biết và đã được học, túi ni-lon
được sản xuất từ một loại chất dẻo hóa học với đặc tính khó phân hủy trong trong
điều kiện tự nhiên. Theo các nhà khoa học, các loại túi ni-lon phải mất từ 500 1.000 năm mới tự phân hủy. Nếu bao bì ni-lon bị lẫn vào đất thì sẽ làm cản trở
quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh (khi trồng cây có bầu
đất là túi ni-lon nếu không bỏ túi ni-lon trước khi trồng, cây không phát triển được
hoặc có thể chết, do hệ rễ của cây bị bó trong túi bầu ni-lon ban đầu), cản trở sự
phát triển của cỏ, cây bụi dẫn đến hiện tượng xói mòn ở vùng đồi núi. Còn trên
các dòng sông, kênh rạch ta đều bắt gặp những chiếc túi ni-lon dập dềnh trôi nổi
trên mặt nước. Từ đây, túi ni-lon sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, hạn

chế, ngăn cản sự sinh trưởng của các loại sinh vật thủy sinh, tạo điều kiện cho
ruồi muỗi, kí sinh trùng, trung gian truyền bệnh và dịch bệnh phát sinh.
Những túi ni-lon nhuộm màu ( xanh, đỏ, vàng…) đang dùng đựng thực
phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi
(những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu
3


việc xử lý rác thải túi nilon bằng phương pháp đốt thì càng tăng nguy cơ ô nhiễm
môi trường và gây độc trực tiếp cho người và sinh vật xung quanh, vì túi nilon
chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực
độc. Theo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nilon
được làm từ nhựa PE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi
nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-800C
thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng tạo chất độc ngấm vào thực phẩm, tích tụ
dần dần trong cơ thể người và động vật, gây bênh tật hoặc tử vong khi đến một
ngưỡng nhất định.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: theo quy định
các loại túi giấy, giấy, bao bì dùng để đựng, gói thực phẩm phải đạt chuẩn vệ sinh
không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không gây độc cho con người.
Một số túi ni-lon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân tử đơn lẻ của chất
này lại có khả năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các loại túi này bị
nhiễm vi sinh vật do không qua quá trình khử trùng và bảo quản khoa học.
Còn theo các chuyên gia trong lĩnh vực hóa học, trong một số loại túi ni-lon
có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành
axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit có hại cho người và động vật. Việc này
không chỉ có ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới, rác thải túi ni-lon đã được gọi
là “ô nhiễm trắng”.
Hiện nay, mặc dù Trung Thành và các xã lân cận đã thực hiện việc thu
gom rác thải theo tiêu chí của chương trình nông thôn mới, nhưng trên thực tế,

việc gom và xử lí rác thải chưa khoa học nên tại các khu vực dọc sông NhơmCầu Quan, cầu phân lũ, khu vực chợ Thượng, chợ Trung ý và xung quanh Trường
THCS Trung Thành rác thải túi ni-lông đang còn ứ đọng và bừa bãi, cùng với việc
việc người dân tự ý đốt rác túi ni-lon gây hiện tượng khói đen tỏa ra khắp xung
quanh, mùi hôi, khét, độc rất khó chịu. Cả thầy cô giáo và học sinh, các hộ dân
đều bị ảnh hưởng bởi quá trình đốt túi ni-lon này, rất có hại cho sức khỏe và làm
ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các bạn.
4


IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Sau đây sẽ là một số biện pháp để giải quyết vấn đề trên:
+ Một là: Tăng cường giáo dục về việc hạn chế và không sử dụng túi ni-lon, nâng
cao ý thức, nhận thức cho người dân hiểu được tác hại của túi ni-lông đến môi
trường, sức khỏe con người, sinh vật. Nâng cao hơn nữa ý thức của học sinh trong
việc bỏ rác đúng nơi quy định tại trường học, gia đình và khu dân cư. Hạn chế sử
dụng túi ni-lông khi không cần thiết, nên có cách thức sử dụng lại túi ni-lon cho
nhiều lần đựng hoặc chứa thực phẩm, đồ dùng…

+ Hai là: Nhà nước cần phải đưa các chế tài, chỉ thị, nghị quyết vào việc xử lí xủa
phạt các cơ sở sản xuất, sử dụng túi ni-lon một cách triệt để, áp thuế cao cho sản
phẩm túi ni-lon khi đưa ra thị trường hoặc những mặt hàng chứa đựng bằng túi nilon. Đối với các trung tâm thương mại, siêu thị không bán các sản phẩm đựng
bằng túi ni-lon, không phân phát miễn phí túi ni-lon cho khách hàng
+ Ba là: Xây dựng các khu phân loại rác thải túi ni-lon, phân hủy, tái chế đảm bảo
+ Bốn là: Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, sử dụng các sản phẩm túi chứa đựng
thay thế túi ni-lon thân thiện với môi trường, túi tự phân hủy, túi sử dụng một lần.
Từng bước loại bỏ thói quen sử dụng túi ni-lông, thay thế bằng chất liệu khác
thân thiện với môi trường, như túi sinh thái, túi ni-lon sử dụng một lần, túi giấy dễ
phân hủy trong môi trường, túi xách được làm từ nông sản (lục bình, tre nứa…).
Qua đó hình thành thói quen tiêu dùng những sản phẩm, hàng hóa thân thiện với
môi trường.

5


V.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Nhận thức được tác hại của túi ni-lon đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để
giải quyết vấn đề này. Để hiện thực hóa chủ trương kiểm soát ô nhiễm môi trường
do các loại bao bì khó phân hủy, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường đã triển khai thực
hiện Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó phân hủy
(còn gọi là túi ni-lon)” với mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối
tượng có liên quan về tác hại của túi ni-lon đối với môi trường và sức khỏe. Đồng
thời, đề xuất những giải pháp cần thiết, hiệu quả trong Đề án quốc gia về “Khắc
phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy" đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012.
Viện Vật liệu xây dựng vừa chế tạo và chuyển giao công nghệ thành công
dây chuyền tái chế rác thải nylon thành dầu đốt công suất 2,5 tấn dầu/ngày cho
Công ty CP môi trường Việt Nam (Đà Nẵng). Thành công này ghi dấu ấn về sự
hình thành một công nghệ xử lý rác hoàn hảo mang thương hiệu Việt Nam.
Sơ đồ công nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt

6


Có thể thấy trước mắt tác hại của việc sử dụng túi ni-lon và các vật dụng
khác từ sản phẩm ni-lon đối với đời sống và sức khỏe con người là rất lớn, cả hiện
tại và tương lai. Tuy nhiên, việc loại bỏ sử dụng túi ni-lon, các vật dụng ni-lon
chưa thể giải quyết một sớm, một chiều. Để đẩy lùi việc sử dụng túi ni-lon tràn
lan như hiện nay, đòi hỏi phải có một chiến lược, chính sách hợp lý. Do vậy, các
ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức mọi người
trong việc hạn chế sử dụng túi ni-lon bằng cách không dùng hoặc tái sử dụng

nhiều lần túi ni-lon. Khuyến khích, ưu tiên sử dụng các túi tự hủy, túi thân thiện
môi trường với những ưu thế như chất lượng tốt, giá rẻ… Bên cạnh đó, cần có
chiến lược bảo vệ môi trường lâu dài, hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh hoạt,
tăng thuế đối với những cơ sở sản xuất túi ni-lon; nghiêm cấm và xử phạt thật
nghiêm đối với các trường hợp vứt rác thải nilon bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TINH HUỐNG:
Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện, có đầy
đủ kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu
của xã hội. Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện việc vận
dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một hiện tượng, một vấn đề nào
đó trong đời sống. Đồng thời việc giải quyết thành công tình huống “Rác thải túi
nilon-ô nhiễm trắng” một lần nữa khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức
liên môn của người học. Trong thực tiễn, học tập chúng ta còn gặp rất nhiều tình
huống khác nhau từ tình huống đơn giản đến tình huống phức tạp cần phải giải
quyết, mà muốn giải quyết được các tình huống đó chúng ta phải sử dụng kiến
thức của nhiều môn học khác nhau. Tóm lại, ý nghĩa thật sự của việc hiểu biết
kiến thức liên môn là vận dụng kiến thức của nhiều môn học để có thể giải quyết
những vấn đề thực tiễn trong đời sống, có thể giải thích được các hiện tượng thiên
nhiên mà mình thường gặp.
Họ và tên học sinh: Nguyễn Diệu Linh lớp 9A
Lê Hoàng Quỳnh lớp 9B

7


8




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×