Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ - CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG THUỘC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.28 KB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGÔ THÀNH LUÂN

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO
ĐỘNG
THUỘC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN
BIÊN


HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGÔ THÀNH LUÂN

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO
ĐỘNG
THUỘC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN
BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. MAI NGỌC ANH



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên cứu
khoa học nào. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong đề tài đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày …….tháng …..năm 2017
Tác giả luận văn

Ngô Thành Luân


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
cùng với các giảng viên trong trường đã tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện đề tài
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Mai Ngọc Anh đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo học viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Trong quá trình triển khai, học tập nghiên cứu đề tài và những gì đạt được
hôm nay, không thể không kể đến công ơn giảng dạy, hướng dẫn tận tình của các
thầy cô trong trường đại học Kinh tế quốc dân.
Qua đây, học viên cũng mong muốn được bày tỏ niềm xúc động lớn lao đến
Ban giám đốc, trưởng các bộ phận chuyên môn, viên chức thuộc Ban quản lý dự án
giảm nghèo tỉnh Điện Biên, đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp các số liệu, tài liệu
và tạo điều kiện cho học viên thực hiện phiếu điều tra cần thiết của đơn vị để học

viên có thể hoàn thiện đề tài một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép
nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự cảm thông và
đóng góp ý kiến của các thầy cô, các chuyên gia và những ai quan tâm đến đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …tháng… năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN...........................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI
LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC 7
1.1. Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động vùng dân tộc......................................7
1.1.1. Lao động vùng dân tộc................................................................................7
1.1.2. Sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với lao động vùng dân tộc...........................10
1.2. Chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động vùng dân tộc............................15
1.2.1. Khái niệm về chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động vùng dân tộc.........15
1.2.2. Căn cứ ban hành chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động vùng dân tộc
............................................................................................................................ 16
1.2.3. Chủ thể và đối tượng của chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động vùng
dân tộc................................................................................................................. 16
1.2.4. Mục tiêu của chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động vùng dân tộc..........17
1.2.5. Các chính sách bộ phận.............................................................................18

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động
vùng dân tộc...........................................................................................................21
1.3.1. Từ bản thân của chính sách.......................................................................21
1.3.2. Từ người lao động.....................................................................................22
1.3.3. Các nhân tố khác.......................................................................................24
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ
ĐỐI LAO ĐỘNG THUỘC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN 25
2.1. Khái quát về thực trạng giảm nghèo tỉnh Điện Biên....................................25
2.1.1. Thực trạng nghèo của Điện Biên...............................................................25
2.1.2. Khái quát về dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên.........................................28
2.2. Thực trạng hỗ trợ sinh kế đối với lao động thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh
Điện Biên................................................................................................................35
2.2.1. Hỗ trợ dạy nghề.........................................................................................36
2.2.2. Hỗ trợ nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất......................................39


2.2.3. Hỗ trợ liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra...................................42
2.3. Chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh
Điện Biên được thực hiện 2010-2016....................................................................43
2.3.1. Căn cứ.......................................................................................................43
2.3.2. Chủ thể......................................................................................................46
2.3.3. Các chính sách hỗ trợ sinh kế....................................................................46
2.4. Đánh giá chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động thuộc Dự án giảm
nghèo tỉnh Điện Biên.............................................................................................50
2.4.1. Đánh giá theo mục tiêu của chính sách.....................................................50
2.4.2. Điểm mạnh của chính sách hỗ trợ sinh kế đối tại dự án giảm nghèo tỉnh
Điện Biên............................................................................................................56
2.4.3. Điểm yếu của chính sách hỗ trợ sinh kế đối tại dự án giảm nghèo tỉnh Điện
Biên và nguyên nhân...........................................................................................58
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ

ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG THUỘC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN
67
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động thuộc Dự
án giảm nghèo tỉnh Điện Biên đến năm 2020......................................................67
3.1.1. Mục tiêu của chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động thuộc Dựa án giảm
nghèo tỉnh Điện Biên..........................................................................................67
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao
động thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên....................................................67
3.2. Giải pháp về hoàn thiện chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động vùng
dân tộc....................................................................................................................72
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề...........................................72
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nguồn lực đầu vào.......................74
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ liên kết thị trường tiêu thụ sản
phẩm đầu ra.........................................................................................................75
3.3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp.................................................76
3.3.1. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Điện Biên................................................76
3.3.2. Kiến nghị với Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ban điều phối Dự án trung ương....82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu/Viết tắt
AF
AOP
Ban ĐPDATW/CPO
Ban GS xã/Ban GSX
Ban PT xã/Ban PTX
Ban QLDA

CDB
CF
CIG
CSHT
DPMU
DTTS
GPMB
GS&ĐG
GTSX
HĐND
KBNN
KH&ĐT
KSTK
KTXH
NHTG/WB
NMPRP-1/Dự án 1
NMPRP-2/ Dự án 2
NN&PTNT
NSĐP
NSPTX
NSTƯ
PPMU
TAPI
TDA
UBND

Giải thích/Tên đầy đủ
Khoản vay bổ sung
Kế hoạch hoạt động năm
Ban điều phối dự án trung ương

Ban Giám sát xã
Ban Phát triển xã
Ban Quản lý dự án
Ban Phát triển xã
Hướng dẫn viên cộng đồng
Nhóm đồng sở thích
Cơ sở hạ tầng
Ban QLDA giảm nghèo huyện
Dân tộc thiểu số
Giải phóng mặc bằng
Giám sát & đánh giá
Giá trị sản xuất
Hội đồng nhân dân
Kho bạc nhà nước
Kế hoạch và đầu tư
Khảo sát thiết kế
Kinh tế xã hội
Ngân hàng Thế giới
Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – Giai đoạn 1
(2002-2007)
Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – Giai đoạn 2
(2010-2015)
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân sách địa phương
Ngân sách phát triển xã
Ngân sách trung ương
Ban QLDA giảm nghèo tỉnh
Nhóm tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án của Ban ĐPDATW
Tiểu dự án
Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:
Bảng 2.14:
Bảng 2.15:
Bảng 2.16:
Bảng 2.17:
Bảng 2.18:
Bảng 2.19:
Bảng 2.20:
HÌNH
Hình 2.1:

Tổng hợp kết quả thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng 4 huyện Dự án ........25
Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành .............26
Tình trạng nghèo ở 4 huyện thuộc dự án .............................................27

Địa điểm phạm vi thực hiện Dự án ......................................................28
Bảng thể hiện các chính sách bộ phận của chính sách hỗ trợ sinh kế
thuộc các tiểu hợp phần của Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên ..........35
Bảng hỗ trợ dạy nghề tự làm tại hiện trường theo các năm (hướng dẫn
kỹ thuật cho nhóm CIG) ......................................................................36
Bảng hỗ trợ dạy nghề tự làm tập trung theo giới tính, thành phần dân
tộc, độ tuổi (đào tạo Quản lý nhóm CIG) ............................................38
Bảng hỗ trợ dạy nghề tự làm tập trung theo các năm ..........................38
Bảng hỗ trợ nguồn lực đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi theo các năm . .40
Bảng hỗ trợ nguồn lực đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi theo loại hình,
nguồn vốn ............................................................................................40
Ví dụ bảng tính chi phí tăng thêm cho giá Lợn sinh sản giống nội khi
mua tại đơn vị cung ứng giống ............................................................41
Bảng hỗ trợ liên kết thị trường và tiêu thụ sản phẩm đầu ra theo TDA . . .42
Giá trị sản xuất các ngành nông lâm ngư nghiệp .................................44
Tỉ lệ thực hiện theo kế hoạch các năm của dạy nghề tự làm tại hiện
trường (hướng dẫn kỹ thuật cho nhóm CIG) .......................................50
Tỉ lệ duy trì họp nhóm và biết hoạch toán lỗ lãi cho hoạt động sản xuất
sau hỗ trợ dạy nghề tự làm tập trung (đào tạo Quản lý nhóm CIG) .....52
Tỉ lệ thực hiện theo kế hoạch giao hỗ trợ nguồn lực đầu vào cho quá
trình sản xuất .......................................................................................53
Tỉ lệ thực hiện theo kế hoạch hỗ trợ liên kết thị trường tiêu thụ sản
phẩm đầu ra .........................................................................................54
Tiêu chí trước và sau khi thực hiện 04 TDA hỗ trợ liên kết thị trường
tiêu thụ sản phẩm đầu ra ......................................................................55
Tổng hợp kết quả phiếu hỏi học viên về hỗ trợ dạy nghề tự làm tại hiện
trường (hướng dẫn kỹ thuật cho nhóm CIG) .......................................59
Tổng hợp kết quả phiếu hỏi học viên về đào tạo lao động tự làm tập
trung (đào đạo Quản lý nhóm CIG) .....................................................62
Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý Dự án .................................................32



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGÔ THÀNH LUÂN

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO
ĐỘNG
THUỘC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN
BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH


HÀ NỘI - 2017


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân nghèo đang là một trong những giải
pháp được chú trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam hiện nay.
Nó tạo điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế vùng dân tộc, từng bước
nâng cao đời sống cho vùng dân tộc, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu về môi
trường tự nhiên và hạn chế được các tiêu cực tiềm tàng về xã hội. Sinh kế có thể
được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô
hộ, nhóm hộ, đây là cách tiếp cận đang được khá nhiều chương trình dự án thực
hiện với phương châm “cho cần câu không chỉ cho con cá” để lao động vùng dân

tộc nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tiếp tục các thành công của Dự án giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc giai
đoạn 1 thực hiện từ năm 2002-2007 tại 4 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Sơn
La. Bộ KH&ĐT đã đề nghị NHTG tiếp tục hỗ trợ công cuộc giảm nghèo và cải
thiện sinh kế cho vùng núi phía Bắc thông qua Dự án giảm nghèo các tỉnh Miền núi
phía Bắc giai đoạn 2, trong đó bổ sung thêm 2 tỉnh là Điện Biên và Lai Châu. Dự án
giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc giai đoạn 2 được triển khai thực hiện tại
tỉnh Điện Biên từ năm 2010 với tên gọi Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên trên địa
bàn 4 huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh với 36 xã, trong đó Dự án có 4 hợp
phần:
Hợp phần 1. Phát triển kinh tế huyện
Hợp phần 2. Ngân sách phát triển xã
Hợp phần 3. Đào tạo, tăng cường năng lực
Hợp phần 4. Quản lý Dự án, giám sát và đánh giá
Với xương sống, xuyên suốt và đan xem trong từng hợp phần của Dự án là
chính sách hỗ trợ sinh kế, với đối tượng thụ hưởng là người lao động vùng dân
tộc. Ngoài những kết quả đạt được của dự án được đánh giá khá cao so với các
chương trình dự án khác trên địa bàn tỉnh, như: có tiến độ giải ngân nhanh, đảm
bảo kế hoạch; sát với nhu cầu đề xuất của người hưởng lợi; 80% các hoạt động hỗ


ii

trợ được duy trì và 70% tái đầu phát triển sản xuất sau chu kỳ 1; phương pháp tiếp
cận theo chuỗi giá trị, gắn kết người nông dân với thị trường và liên kết với khu
vực tư nhân lần đầu tiên được áp dụng tại các tỉnh; có tỉ lệ phụ nữ tham gia cao…
Chính sách hỗ trợ sinh kế của dự án vẫn gặp phải một số vấn đề, như: chi có
41,5% tỉ lệ lao động áp dụng đúng kỹ thuật trong sản xuất; có 41,75% các nhóm
CIG sau đào tạo biết hoạch toán, tính toán lỗ lãi cho hoạt động sản xuất của nhóm;
một số TDA hỗ trợ có giá giống đồng vào cao, làm giảm hiệu quả của chính sách;

chính sách hỗ trợ liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra không làm tăng năng
xuất, không thu hút được doanh nghiệp, không tạo được quan hệ giữa người sản
xuất và doanh nghiệp. Từ đó gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả cho các hoạt
động hỗ trợ của chính sách, nhất là đối với một tỉnh nghèo như Điện Biên, đặc biệt
trong bối các Chính phủ thắt chặt chi tiêu và hạn chế về nguồn vốn đầu tư như
hiện nay. Việc nguyên cứu, đánh giá chính sách hỗ trợ sinh kế của Dự án sẽ cho
chúng ta cái nhìn tổng qua hơn về chính sách, như: nguồn lực, chi phí, hiệu quả,
hiệu lực đạt được của chính sách.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động
thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kinh tế, từ đó sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tới các hoạt động
mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì, đồng thời cũng cho thấy phản
ứng của người lao động trước những cô hội và nguy cơ mới. Từ đó đưa ra được các
mối quan hệ có tính quy luật, luận điểm hoặc khung lý thuyết mới đối với chính
sách hỗ trợ sinh kế. Tổng hợp và đưa ra ra khuyến nghị, đề ra những giải pháp cho
chính sách hỗ trợ sinh kế tại Dự án. Bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, tăng hiệu
quả và tính bền vững trong các hoạt động.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được cơ sở lý luận cho nghiên cứu của chính sách hỗ trợ sinh kế
đối với lao động thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá được thực trạng chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động thuộc
Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên.
- Đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện chính sách hỗ trợ sinh kế đối với


iii

lao động thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Khung nghiên cứu.

Các nhân tố ảnh
hưởng đến
Chính sách hỗ
trợ sinh kế đối
với lao động
thuộc Dự án
giảm nghèo
- Bản thân chính
sách
- Người lao động
- Và các đối
tượng khác

Chính sách hỗ trợ sinh kế
đối với lao động thuộc Dự
án giảm nghèo
- Căn cứ ban hành chính sách
- Mục tiêu chính sách
- Chủ thể chính sách
- Đối tượng của chính sách
- Nguyên tắc của chính sách
- Nội dung các chính sách bộ
phận:
+ Chính sách dạy nghề
+ Chính sách hỗ trợ về nguồn
lực đầu vào
+ Chính sách hỗ trợ liên kết
thị trường tiêu thụ sản phẩm
đầu ra


Mục tiêu chính sách

- Về đào tạo nghề:
+ Đào tạo lao động tự làm tại
hiện trường
+ Đào tạo lao động tự làm tập
trung
- Về hỗ trợ nguồn lực đầu
vào
+ Tăng cường tiếp cận vốn
+ Duy trì sản xuất nhóm hộ.
Về hỗ trợ liên kết thị trường
tiêu thụ sản phẩm đầu ra
+ Đẩy mạnh liên kết thị
trường.
+ Đẩy mạnh quan hệ đối tác
giữa người sản xuất và người
mua

3.2. Quy trình nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết
hợp với nghiên cứu định lượng định lượng theo các bước sau:
Bước 1: Rà soát tài liệu, hình thành khung nghiên cứu về chính sách hỗ trợ
sinh kế đối với lao động vùng dân tộc.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua báo cáo, đánh giá của Dự án
giảm nghèo tỉnh Điện Biên đối với chính sách hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2010-2016;
Bước 3: Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra đối với 100 đối
tượng hưởng lợi trực tiếp, trong đó 50 phiếu của đối tượng hưởng lợi trực tiếp sau
khi tham gia dạy nghề tự làm (dạy nghề về hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi) bảng
phiếu M1 và 50 phiếu của đối tượng hưởng lợi trực tiếp sau khi tham gia đào tạo



iv

nghề (dạy nghề về Quản lý nhóm CIG) bằng phiếu M2 trong thời gian từ tháng 2
đến tháng 4/2017. Phương pháp khảo sát trực tiếp, tự ghi đối với đối tượng được
phỏng vấn biết đọc, biết viết và tác giả phỏng vấn ghi đối với đối tượng phỏng vấn
không biết đọc, biết viết hoặc biết đọc, biết viết nhưng bị hạn chế. Phạm vi phỏng
vấn tại 4 huyện Dự án, trong đó 03 huyện Mường Chà, Mường Ảng, Tủa Chùa mỗi
huyện 10 phiếu M1 và 10 phiếu M2, riêng huyện Điện Biên Đông do số lượng
nhóm CIG lớn hơn tiến hành phỏng vấn lấy 20 phiếu M1 và 20 Phiếu M2. Mỗi xã
chỉ được phép thu thập tối đa 2 phiếu M1 và 2 phiếu M2. Học viên được phỏng vấn
phải mang tính đại diện cho các năm, từ 2010-2016.
Bước 4: Xử lý dữ liệu và tiến hành phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ
sinh kế đối với lao động thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên theo mục tiêu, chỉ
ra điểm đạt được và điểm hạn chế, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đã nêu.
Bước 5: Đưa ra các giải phát hoàn thiện chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao
động thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên, từ đó rút ra các khuyến nghị để thực
hiện các giải pháp giải pháp đối với chính quyền các cấp.
4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu này được chia làm 3 chương cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC
Nội dung của chương một đưa ra các lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ sinh
kế đối với lao động vùng dân tộc, như:
- Thức nhất: đưa ra cơ sở lý luận về sinh kế đối với người lao động vùng dân
tộc, trong đó đưa ra:
+ Lao động vùng dân tộc là gì. Các đặc điểm về học tập, dinh dưỡng và sức
khỏe của lao động vùng dân tộc

+ Đặc điểm tập quán văn hóa của nhóm lao động vùng dân tộc.
- Thứ hai: đưa ra cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động
vùng dân tộc, trong đó đưa ra được:
+ Khái niệm về sinh kế
+ Các nguồn lực sinh kế cơ bản, gồm: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật
chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội.


v

+ Đưa ra quan điểm hỗ trợ sinh kế là gì, các hình thức hỗ trợ sinh kế cơ bản:
hỗ trợ về đào tạo nghề, hỗ trợ nguồn lực đầu vào, hỗ trợ liên kết thị trường tiêu thụ
sản phẩm đầu ra.
Tiếp đó tác giả đưa ra quan điểm về chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao
động vùng dân tộc với các căn cứ ban hành của chính sách, như: từ quan điểm của
Đảng và Nhà nước, từ hệ thống văn bản pháp luật, từ thực tiễn phát triển kinh tế xã
hội vùng dân tộc. Đưa ra quan điểm về chủ thể, đối tượng, mục tiêu của chính sách.
Cuối chương một tác giả đưa ra quan điểm về ba chính sách bộ phận của chính
sách hỗ trợ sinh kế dưới góc độ đối tượng, điều kiện hỗ trợ và những điểm cần để
chính sách đạt được hiệu quả. Ngoài ra tác giả còn đưa ra nhận xét, đánh giá về các
nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động vùng dân tộc
Chương 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG THUỘC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN
Đầu chương hai tác giả đưa ra số liệu và đánh giá khái quát về thực trạng nghèo
của Điện Biên. Tiếp đó giới thiệu khái quát về Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên về:
- Phạm vi, địa điểm thực hiện tại 36 xã của 4 huyện Dự án.
- Đưa ra mục tiêu tổng quát, mục tiêu thể của dự án.
- Đưa ra sơ đồ cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án, đưa ra chức năng nhiệm
vụ của từng đơn vị trong sơ đồ.

- Giới thiệu về 4 hợp phần chính, mục tiêu của các hợp phần này.
Tiếp theo tác giả đưa ra các số liệu thứ cấp và đánh giá thực trạng cho 3 chính
sách bộ phận của chính sách hỗ trợ sinh kế tại dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên.
Sau thực trạng tác giả chỉ ra các căn cứ, chủ thể của chính sách hỗ trợ sinh kế
đối với lao động thực dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên. Đưa ra luận điểm về 3
chính sách bộ phận hỗ trợ sinh kế của dự án với các mục tiêu và giải pháp để đạt
được mục tiêu của 3 chính sách bộ phận của chính sách.
Tiếp đó tác giả tiến hành đánh giá theo từng mục tiêu của 3 chính sách bộ phận dựa
trên cơ sở so sách giữa mục tiêu và thực trạng của chính sách thông qua số liệu thứ cấp để


vi

đưa ra các điểm mạnh, nguyên nhân điểm mạnh; chỉ ra điểm yếu và nguyên nhân điểm
yếu dưới góc độ hoạch định và xây dựng phương án thực hiện mục tiêu của chính sách.
Trong đó tác giả sử dụng số liệu sơ cấp từ 100 phiếu điều tra để đánh giá cho các
mục tiêu của chính sách dạy nghề tự làm tại hiện trường, chính sách dạy nghề tự làm tập
trung, mà việc sử dụng số liệu thứ cấp không thể đánh giá và chỉ ra nguyên nhân.
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG THUỘC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN
Tại chương này tác giả đưa ra các quan điểm hoàn thiện chính sách hỗ trợ
sinh kế đối với lao động thuộc dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên, đưa ra nhóm giải
pháp chung dưới các góc độ, như: Quy hoạch, tài chính và tín dụng, khoa học và
công nghệ, tổ chức sản xuất, thương mại và về kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Từ các nguyên nhân gây ra các điểm yếu của các chính sách bộ phận được
đưa ra ở chương hai, tác giả đưa ra lần lượt các giải pháp cho từng chính sách bộ
phận gắn với phân công nghiệm vụ để thực hiện giải pháp. Tất cả các giải pháp đều
đã được xây dựng và đưa đầy đủ vào luận văn, trong đó có có thể kể đến một vài
giải pháp quan trọng, hay có thể sử dụng được cho các chính sách hỗ trợ sinh kế có

tính chất tương tự như:
- Đào tạo nghề cho hoạt động sản xuất gắn với thời gian sinh trưởng và phát
triển của giống hỗ trợ, và phải thực hiện tại hiện trường.
- Cần đào tạo về hoạch toán, tính toán lỗ lãi để đối tượng hưởng lợi xác định
mô hình sản xuất dựa trên lợi thế sinh kế của hộ.
- Cần khuyến khích mua giống từ các hộ để vừa tạo động lực cho các hoạt
động sản xuất, vừa giảm được áp lực nguồn cung.
- Đối tượng thực thi, đối tượng thụ hưởng cần được truyền thông, phổ biến
và hiểu về liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, về vai trò và trách nhiệm của các bên
khi tham gia liên kết để tạo được liên kết bền vững.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGÔ THÀNH LUÂN

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO
ĐỘNG
THUỘC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN
BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. MAI NGỌC ANH


HÀ NỘI - 2017



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân nghèo đang là một trong những giải
pháp được chú trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam hiện nay.
Nó tạo điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế vùng dân tộc, từng bước
nâng cao đời sống cho vùng dân tộc, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu về môi
trường tự nhiên và hạn chế được các tiêu cực tiềm tàng về xã hội. Sinh kế có thể
được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô
hộ, nhóm hộ, đây là cách tiếp cận đang được khá nhiều chương trình dự án thực
hiện với phương châm “cho cần câu không chỉ cho con cá” để lao động vùng dân
tộc nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tiếp tục các thành công của Dự án giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc giai
đoạn 1 thực hiện từ năm 2002-2007 tại 4 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Sơn
La. Bộ KH&ĐT đã đề nghị NHTG tiếp tục hỗ trợ công cuộc giảm nghèo và cải
thiện sinh kế cho vùng núi phía Bắc thông qua Dự án giảm nghèo các tỉnh Miền núi
phía Bắc giai đoạn 2, trong đó bổ sung thêm 2 tỉnh là Điện Biên và Lai Châu. Dự án
giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc giai đoạn 2 được triển khai thực hiện tại
tỉnh Điện Biên từ năm 2010 với tên gọi Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên trên địa
bàn 4 huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh với 36 xã, trong đó Dự án có 4 hợp
phần:
Hợp phần 1. Phát triển kinh tế huyện
Hợp phần 2. Ngân sách phát triển xã
Hợp phần 3. Đào tạo, tăng cường năng lực
Hợp phần 4. Quản lý Dự án, giám sát và đánh giá
Với xương sống, xuyên suốt và đan xem trong từng hợp phần của Dự án là
chính sách hỗ trợ sinh kế, với đối tượng thụ hưởng là người lao động vùng dân tộc.

Ngoài những kết quả đạt được của dự án được đánh giá khá cao so với các chương
trình dự án khác trên địa bàn tỉnh, như: có tiến độ giải ngân nhanh, đảm bảo kế
hoạch; sát với nhu cầu đề xuất của người hưởng lợi; 80% các hoạt động hỗ trợ được


2

duy trì và 70% tái đầu phát triển sản xuất sau chu kỳ 1; phương pháp tiếp cận theo
chuỗi giá trị, gắn kết người nông dân với thị trường và liên kết với khu vực tư nhân
lần đầu tiên được áp dụng tại các tỉnh; có tỉ lệ phụ nữ tham gia cao…Chính sách hỗ
trợ sinh kế của dự án vẫn gặp phải một số vấn đề, như: chi có 41,5% tỉ lệ lao động áp
dụng đúng kỹ thuật trong sản xuất; có 41,75% các nhóm CIG sau đào tạo biết hoạch
toán, tính toán lỗ lãi cho hoạt động sản xuất của nhóm; một số TDA hỗ trợ có giá
giống đồng vào cao, làm giảm hiệu quả của chính sách; chính sách hỗ trợ liên kết thị
trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra không làm tăng năng xuất, không thu hút được doanh
nghiệp, không tạo được quan hệ giữa người sản xuất và doanh nghiệp. Từ đó gây
lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả cho các hoạt động hỗ trợ của chính sách, nhất là
đối với một tỉnh nghèo như Điện Biên, đặc biệt trong bối các Chính phủ thắt chặt chi
tiêu và hạn chế về nguồn vốn đầu tư như hiện nay. Việc nguyên cứu, đánh giá chính
sách hỗ trợ sinh kế của Dự án sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng qua hơn về chính sách,
như: nguồn lực, chi phí, hiệu quả, hiệu lực đạt được của chính sách.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động
thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kinh tế, từ đó sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tới các hoạt động
mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì, đồng thời cũng cho thấy phản
ứng của người lao động trước những cô hội và nguy cơ mới. Từ đó đưa ra được các
mối quan hệ có tính quy luật, luận điểm hoặc khung lý thuyết mới đối với chính
sách hỗ trợ sinh kế. Tổng hợp và đưa ra ra khuyến nghị, đề ra những giải pháp cho
chính sách hỗ trợ sinh kế tại Dự án. Bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, tăng hiệu
quả và tính bền vững trong các hoạt động.

2. Tổng quan nghiên cứu
Nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp do đó công tác hỗ trợ sinh kế,
nhất là sinh kế bền vững là vấn đề rất được các ngành, các cấp quan tâm. Đã có
nhiều nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí về hỗ trợ sinh kế như:
- “Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển” (2012) của Trần Thọ Đạt, Võ Thị
Hoài Thu – Trên diễn đàn phát triển Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra được: khái
niệm, thực trạng, xu hướng, tác động tiền tàng và cách ứng phó với biến đổi khí


3

hậu; thế nào là sinh kế bền vững, các khả năng bị tổn thương của sinh kế vùng ven
biển đến biến đổi khí hậu; hỗ trợ sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu; các hoạt
động sinh kế ở vùng ven biển. Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng biến đổi khí
hậu, thu nhập và việc làm của người dân khu vực ven biển, một số giải pháp giải
quyết việc làm trong điều kiện biến đổi khí hậu đã được đưa ra.
- “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điểm hình ở
Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, Nghệ An và Đăk Nông” (2013)
của ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam. Nghiên cứu đã phân tích các nguồn
vốn: con người, vật chất, tài chính, xã hội, vốn tự nhiên trên góc độ cản trở và hỗ trợ
các hộ nghèo tiếp cận sinh kế, đã chỉ ra những thành tựu hạn chế về giảm nghèo tại
Hà Giang, Nghệ An và Đắc Nông, những khuyến nghị để giải quyết giảm nghèo tại
khu vực này, tuy nhiên mô hình giảm nghèo còn chưa thể hiện tính đặc thù.
- “Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư
ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” (2015) của Bùi Văn Tuấn. Hà Nội: Tạp
chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu đã phân tích một số vấn đề lý
luận về sinh kế và vận dụng nghiên cứu sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô
trong quá trình đô thị hóa qua trường hợp quận Bắc Từ Liêm. Nghiên cứu đánh giá
thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm, xác định những nhân
tố thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Trên cơ

sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng
dân cư dưới tác động của quá trình đô thị hóa trong bối cảnh phát triển và hội nhập.
- “Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế
của người Mạ ở Vườn quốc gia Cát tiên” (2016) của Nguyễn Đặng Hiệp Phố. Đồng
Nai: Tạp chí khoa học - Đại học Đồng Nai. Nghiên cứu đã xem xét các loại tài sản
của người Mạ để đảm bảo sinh kế của mình gồm: vốn người, vốn vật chất, vốn tài
chính, vốn tự nhiên và vốn xã hội. Nghiên cứu cũng đã đánh giá được thực trạng
việc làm, thu nhập; những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết việc
làm gia tăng thu nhập theo mô hình sinh kế tại Vườn quốc gia Cát tiên.
- “Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ ở đồng bằng
sông Cửu long” (2015) của Võ Văn Tuấn, Lê Cảnh Dũng. Cần Thơ: Tạp chí Khoa


4

học Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu này tìm ra các yếu tố ảnh hưởng kết quả
sinh kế nông hộ dựa trên tiếp cận sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế
Vương Quốc Anh, như: xã hội, vật chất, tài chính, tự nhiên, con người nhưng mới
dừng lại ở mức đánh giá là chính. Nghiên cứu cho thấy tài sản sinh kế hộ chuyên
canh thấp hơn hộ canh tác kết hợp (lúa thủy sản, lúa-màu). Một số giải pháp giải
quyết việc làm dựa trên những nguồn lực sinh kế cũng đã được đưa ra.
Tuy nhiên các nghiên cứu nói trên chủ yếu dừng ở việc đánh giá, và tập trung
vào nghiên cứu cơ sở khoa học về hỗ trợ sinh kế dưới tác động của biến đổi khí hậu,
thực trạng của sinh kế vùng đồng bằng ven đô, một số mô hình sinh kế, chưa có đề
tài nào nghiên cứu về chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động vùng dân tộc, nhất
là trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Xuất phát tình hình thực tế trên, đây là vấn đề cần thiết mà tôi quan tâm và
chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được cơ sở lý luận cho nghiên cứu của chính sách hỗ trợ sinh kế

đối với lao động thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá được thực trạng chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động thuộc
Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên.
- Đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện chính sách hỗ trợ sinh kế đối với
lao động thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao
động vùng dân tộc thiểu số theo các hợp phần: Căn cứ, mục tiêu, chủ thể, đối tượng,
nguyên tắc và các chính sách bộ phận (Chính sách hỗ trợ dạy nghề, chính sách hỗ
trợ về nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất, chính sách hỗ trợ liên kết thị
trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra)
- Phạm vi đối tượng:
+ Chủ thể: Chủ thể ban hành chính sách là UBND tỉnh Điện Biên
+ Đối tượng thực thi: là Ban QLDA giảm nghèo tỉnh, 04 Ban QLDA giảm
nghèo huyện, 36 Ban Phát triển xã.


5

+ Đối tượng thụ hưởng: là người lao động được thụ hưởng thuộc 04 huyện Dự án.
- Về không gian: Nghiên cứu Chính sách hỗ trợ sinh kế đối với lao động
thuộc Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên trên phạm vi 36 xã Dự án thuộc 4 huyện
Mường Chà, Mường Ảng, Tủa Chùa và Điện Biên Đông.
- Về thời gian: Dữ liệu sơ cấp được thu thập giai đoạn 2010-2016; dữ liệu sơ cấp
được thu thập từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2017; giải pháp được đưa ra đến năm 2020
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Các nhân tố ảnh
hưởng đến
Chính sách hỗ


Chính sách hỗ trợ sinh kế

trợ sinh kế đối

đối với lao động thuộc Dự

với lao động

án giảm nghèo

Mục tiêu chính sách

thuộc Dự án
giảm nghèo
- Từ bản thân - Căn cứ ban hành chính sách

- Về đào tạo nghề:

chính sách

- Mục tiêu chính sách

+ Đào tạo lao động tự làm tại

- Người lao động

- Chủ thể chính sách

hiện trường


- Các nhân tố

- Đối tượng của chính sách

+ Đào tạo lao động tự làm tập

khác

- Nguyên tắc của chính sách

trung

- Nội dung các chính sách bộ - Về hỗ trợ nguồn lực đầu vào
+ Tăng cường tiếp cận vốn
phận:
+ Duy trì sản xuất nhóm hộ.
+ Chính sách dạy nghề
Về hỗ trợ liên kết thị trường
+ Chính sách hỗ trợ về nguồn
tiêu thụ sản phẩm đầu ra
lực đầu vào
+ Đẩy mạnh liên kết thị
+ Chính sách hỗ trợ liên kết
trường.
thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Đẩy mạnh quan hệ đối tác
đầu ra
giữa người sản xuất và người
mua



×