Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Luận văn thạc sỹ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn trong lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.14 KB, 87 trang )

TRUỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---    ---

ĐINH VĂN THỦY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG SƠN TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
LỢI
Chuyªn ngµnh: qu¶n lý kinh tÕ & chÝnh s¸ch

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRƯƠNG ĐOÀN THỂ


HÀ NỘI - 2017

LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giáo thuộc
Viện đào tạo sau đại học Đại học Kinh tế quốc dân và đặc biệt tới PGS.TS.
Trương Đoàn Thể đã hướng dẫn, hỗ trợ, đóng góp các ý kiến quý báu để tác
giả hoàn thành luận văn này. Đồng thời tác giả cũng xin gửi lời cám ơn chân
thành tới lãnh đạo, anh chị em đồng nghiệp tại doanh nghiệp tư nhân Hoàng
Sơn đã hỗ trợ tác giả trong việc thu thập dữ liệu, công việc trong thời gian tác
giả thực hiện luận văn. Ngoài ra tác giả muốn bày tỏ lời cám ơn chân thành
nhất tới gia đình và bạn bè những người đã luôn cổ vũ khuyến khích, động
viên tác giả để tác giả có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Điện Biên, ngày


tháng

năm 2017

Người thực hiện luận văn

Đinh Văn Thủy


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI............................................................................................................. 10
1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình
thủy lợi.................................................................................................................... 10
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh..................................................................................10
Phân loại cạnh tranh............................................................................................11
Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh.............................................................................12
1.1.2.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình
thủy lợi................................................................................................................13
1.1.3.Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi........................................................15
1.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây
dựng công trình thủy lợi........................................................................................15
1.2.1. Thị trường và thị phần của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công
trình thủy lợi........................................................................................................15

1.2.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi.18
1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh
vực xây dựng công trình thủy lợi.......................................................................18
1.3.1. Sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi.....................................................18
1.3.2. Giá chào thầu sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi...............................19
1.3.3. Phân phối sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi.....................................20
1.3.4. Xúc tiến hỗn hợp:......................................................................................21
1.4. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh
vực xây dựng công trình thủy lợi..........................................................................23
1.4.1. Năng lực tài chính......................................................................................23
1.4.2. Năng lực nhân sự.......................................................................................23
1.4.3. Năng lực thiết bị công nghệ.......................................................................25


1.4.4. Năng lực quản trị.......................................................................................25
1.5. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp................26
1.5.1. Các yếu tố vĩ mô........................................................................................26
1.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô...........................................................28
1.5. 3. Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp......................................................29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG SƠN TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI................................................................................................30
2.1. Tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn.........................................30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................30
2.1.2. Sứ mạng và nhiệm vụ................................................................................32
2.1.3. Mô hình tổ chức và quản lý.......................................................................32
2.1.4. Kết quả kinh doanh công ty trong giai đoạn 2013-2016............................35
2.2. Kết quả cạnh tranh của DNTN Hoàng Sơn trong lĩnh vực xây dựng công
trình Thủy Lợi........................................................................................................37
2.2.1. Thị trường và thị phần...............................................................................37

2.2.2. Mức tăng doanh thu, lợi nhuận..................................................................40
2.3. Phân tích yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN tư nhân
Hoàng Sơn trong lĩnh vực xây dựng công trình Thủy lợi..............................43
2.3.1. Sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi.....................................................44
2.3.2. Giá chào thầu sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi...............................46
2.3.3. Phân phối sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi của HSO......................49
2.4 Phân tích các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của DN tư nhân
Hoàng Sơn.............................................................................................................51
2.4.1. Năng lực tài chính......................................................................................51
2.4.2. Năng lực nhân sự.......................................................................................54
2.4.3. Năng lực trang thiết bị công nghệ..............................................................56
2.4.4. Năng lực quản trị.......................................................................................58
2.5. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng
Sơn trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi.................................................61
2.5.1. Những điểm mạnh.....................................................................................61


2.5.2. Những hạn chế...........................................................................................63
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG SƠN TRONG LĨNH VỰC XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI......................................................................66
3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân
Hoàng Sơn trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi....................................66
3.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp tư nhân Hoàng
Sơn trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi.................................................66
3.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực
xây dựng công trình thủy lợi................................................................................66
3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của Doanh
nghiệp tư nhân Hoàng Sơn....................................................................................67
3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng công trình

thủy lợi................................................................................................................ 67
3.2.2. Giải pháp về giá chào thầu sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi...........68
3.2.3. Giải pháp về trang thiết bị công nghệ........................................................69
Áp dụng các phần mềm tiên tiến, hiệu quả trong các lĩnh vực thiết kế, chế tạo,
quản lý................................................................................................................. 70
3.2.4 Giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực....................................................70
3.2.5. Giải pháp về tài chính................................................................................72
3.2.6. Các giải pháp khác.....................................................................................73
3.3. Một số kiến nghị với nhà nước, UBND tỉnh Điện Biên, sở NN&PTNT, Sở
xây dựng tỉnh Điện Biên........................................................................................75
3.3.1. Kiến nghị UBND tỉnh Điện Biên và Sở xây dựng tỉnh Điện Biên.............75
3.3.2. Kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước khác...........................................76
KẾT LUẬN............................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................79


KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HSO

Doanhg nghiệp tư nhân Hoàng Sơn

VĐO

Công ty TNHH TM&TVXD Viễn Đông

HCU

Công ty cổ phần XD&TM Hùng Cường


NXB

Nhà xuất bản

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

CEO

Tổng giám đốc điều hành

MBA

Thạc sỹ quản trị kinh doanh

CDMA


Công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã

GSM

Hệ thống thông tin di động toàn cầu

QLDA

Quản lý dự án


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1:

Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013- 2016..........35

Bảng 2.2:

Kết quả kinh doanh của DNTN Hoàng Sơn trong giai đoạn
2013- 2016.....................................................................................40

Bảng 2.3:

Bảng so sánh mức tăng doanh thu của các doanh nghiệp................42

Bảng 2.4:

Một số sản phẩm công trình thủy lợi tiêu biểu của doanh nghiệp tư
nhân Hoàng Sơn và giai đoạn triển khai.........................................45


Bảng 2.5

Tình hình xúc tiến hỗn hợp của HSO so với các đối thủ cạnh
tranh khác.......................................................................................51

Bảng 2.6:

Tổng nguồn vốn của HSO qua các năm 2013- 2016.......................51

Bảng 2.7:

Tình trạng tài chính của HSO trong giai đoạn 2013- 2016..............52

Bảng 2.8:

Cơ cấu công nhân theo đơn vị quản lý năm 2016...........................55

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.2:

Thị phần theo doanh thu của các doanh nghiệp năm 2016.............39

Biểu đồ 2.3:

Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ – lợi nhuận trước thuế
của HSO trong giai đoạn 2013-2016...............................................42

Biểu đồ 2.4:


Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của các công ty xây
dựng công trình...............................................................................42

Biểu đồ 2.5:

Cơ cấu lao động của HSO năm 2016..............................................54


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể
có chung một môi trường sống khi cùng quan tâm tới một đối tượng nào đó.
Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế
(nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn trong sản
xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra
giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng
hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh
mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm
mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất
rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ cao hơn...để đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu của khách hàng. Cạnh tranh làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy
bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng, thường xuyên cải tiến kỹ
thuật, áp dụng những tiến bộ, những nghiên cứu mới nhất vào sản xuất; hoàn
thiện cách thức tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế.
"Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là đặc trưng cơ bản và một
quy luật khách quan, các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh

đua với nhau, không ngừng tiến bộ để giành lấy những lợi thế cạnh tranh
trước các đối thủ, kết quả của cạnh tranh sẽ giúp loại bỏ các doanh nghiệp yếu
kém và làm các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Cạnh tranh làm tăng
hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh tế của xã hội.
"Tại Điện Biên, trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi hiện tại
ngoài doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn còn có nhiều công ty, doanh nghiệp
trong tỉnh, các công ty, doanh nghiệp trong nước đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh Điện Biên. Tỉnh Điện Biên là tỉnh miền núi kinh tế còn rất nhiều khó
khăn 86% ngân sách do trung ương cấp, chính phủ cắt giảm đầu tư công.


2

Trong bối cảnh đó các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng gặp rất nhiều khó khăn làm cho sự cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt.
Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải tạo lập cho
mình các lợi thế cạnh tranh bền vững, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình. Tác giả trực tiếp quản lý làm việc tại doanh nghiệp tư nhân
Hoàng Sơn, xuất phát từ nhận thức việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là một yêu cầu cấp bách nên đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn trong lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ
lợi” đã được tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Doanh
nghiệp trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ lợi
- Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng
công trình thuỷ lợi của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn trong trên địa bàn
tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân
Hoàng Sơn trong lĩnh vực xây dựng công trình Thủy lợi
- Về đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng
công trình thuỷ lợi của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn
- Về nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng
theo khung năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của Doanh nghiệp.
+ Về không gian: Tại doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn.
+ Về thời gian: Thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi của doanh nghiệp tư nhân
Hoàng Sơn trong giai đoạn 2013 – 2016 và đề ra giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi của doanh nghiệp tư
nhân Hoàng Sơn đến năm 2020.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Khung nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Các yếu tố ảnh
hưởng đến năng
lực cạnh tranh
của DN trong
lĩnh vực xây
dựng công trình
Thủy lợi
1. Các yếu tố
thuộc
môi

trường vi mô
2. Các yếu tố
thuộc
môi
trường vĩ mô
3. Yếu tố thuộc
nội bộ doanh
nghiệp

Các yếu tố
quyết
định
năng lực cạnh
tranh của DN
trong lĩnh vực
xây dựng công
trình Thủy lợi
1. Năng lực
công nghệ và
trang thiết bị
2. Năng lực
nhân sự
3. Năng lực tài
chính
4. Năng lực
quản lý

Các yếu tố cấu
thành năng lực
cạnh tranh của

DN trong lĩnh
vực xây dựng
công
trình
Thủy lợi
1. Sản phẩm
xây dựng công
trình thủy lợi
2. Giá chào thầu
sản phẩm xây
dựng công trình
thủy lợi
3. Phân phối sản
phẩm xây dựng
công trình thủy
lợi
4. Xúc tiến hỗn
hợp

Các tiêu chí
đánh giá kết quả
cạnh tranh của
DN trong lĩnh
vực xây dựng
công tình Thủy
lợi
1.Thị trường
2. Thị phần
3. Lợi nhuận


4.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Hệ thống hóa lý luận, nghiên cứu và xác định khung lý thuyết về
năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi của doanh nghiệp
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá
từ đó phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công
trình thuỷ lợi của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn trong trên địa bàn tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2013-2016. Các phương pháp thực hiện chủ yếu là
phương pháp thống kê, so sánh số liệu qua từng năm.
Bước 3: Đánh giá phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ
lợi của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn trong trên địa bàn tỉnh Điện Biên.


4

Phương pháp đánh giá: theo phương pháp so sánh, đối chiếu với các tiêu chí
đã xây dựng ở Chương 1.
Bước 4: Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn
trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến 2020
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu cho đến nay
Tính đến thời điểm hiện tại có nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao
năng năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp, nhưng do điều kiện có hạn nên
tác giả xin điểm qua một vài công trình tiêu biểu như sau:
5.1. Luận văn thạc sỹ
- Luận văn thạc sỹ: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty TNHH Xây dựng Tiền Phong” của tác giả Phí Anh Dũng, trường Đại
học Kinh tế quốc dân (2011), trong luận văn này tác giả đã hệ thống hóa và
lượng hóa các yếu tố chính quyết định năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp xây dựng dân dụng công nghiệp, phân tích thực trạng

năng lực cạnh tranh đồng thời đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh cho công ty TNHH Xây dựng Tiền Phong.
- Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Dây và Cáp điện trên thị trường Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Bích Liên,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2011), trong luận văn này, tác giả đã phân
tích một cách chi tiết vai trò, các yếu tố ảnh hưởng cũng như chỉ tiêu đánh giá
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời phân tích thực trạng năng
lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dây và Cáp điện so với đối thủ cạnh
tranh, qua đó tác giả đã đưa một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty Cổ phần Dây và cáp điện trên thị trường Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thông tin di
động của công ty dịch vụ Viễn thông Vinaphone” của tác giả Lê Thị Hằng,
trường đại học Kinh tế quốc dân (2009), trong luận văn này tác giả tập trung


5

lý luận và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản phẩm
dịch vụ do công ty mình cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng
đã làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
của sản phẩm.
- Luận văn thạc sỹ: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Giang giai đoạn 2006-2015”
của tác giả Nguyễn Thị Thanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2011).
Trong luận văn này, tác giả Nguyễn Thị Thanh đã chỉ ra các yếu tố, các chỉ
tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại. Thông qua việc
phân tích chi tiết thực trạng năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Giang, tác giả đã đưa ra các giải pháp đầu
tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tai ngân hàng.
5.2. Luận án tiến sỹ

- Luận án tiến sỹ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến
thủy sản Việt Nam” của tác giả Bùi Đức Tuân, trường Đại học Kinh tế quốc
dân (2010);
- Luận án tiến sỹ: “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng
cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”
của tác giả Đoàn Việt Dũng, trường Đại học Kinh tế quốc dân (2015);
- Luận án tiến sỹ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam” của tác giả Lê Thị
Hằng, trường Đại học Kinh tế quốc dân (2015);
- Luận án tiến sỹ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại học kinh tế quốc dân (2013).
- Luận án tiến sỹ: “Tăng cường năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu
chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là một thành viên của tổ
chức thương mại thế giới” của tác giả Trần Thị Anh Thư, Viện nghiên cứu


6

quản lý kinh tế Trung ương (2012);
So với các luận văn thạc sỹ, các luận án tiến sỹ cũng đi vào trình bày cơ
sở lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các tác giả phân
tích rộng hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, các tiêu chí
đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành qua đó áp dụng phân tích thực
trạng năng lực cạnh tranh và đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các ngành mà tác giả nghiên cứu.
5.3. Sách, báo, tạp chí, hội thảo
- Tác giả M.Porter với các tác phẩm nổi tiếng “Chiến lược cạnh tranh”
và “Lợi thế cạnh tranh” đã khẳng định điều quan trọng nhất với bất kỳ tổ chức
kinh doanh nào là xây dựng được một lợi thế cạnh trang bền vững.
- Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2015: Nâng cao năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế. Diễn đàn là nơi để các
doanh nghiệp và cơ quan chính phủ thảo luận về các biện pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và là kênh đối thoại
để các doanh nghiệp đưa ra các kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các
biện áp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 206 tháng 8/2014: “Bàn về phương
pháp xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”, Nguyễn Viết
Lâm. Bài viết bàn luận về vận dụng phương pháp ma trận điểm của
Thonpson- Strickland để xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạp chí GTVT số tháng 3/2014: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Logistic tại Việt Nam”, Lê
Xuân Trường. Bài viết bàn luận về việc áp dụng mô hình năm lực lượng cạnh
tranh của M.Porter để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Logistic Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp này.
- Tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB


7

Đại học kinh tế Quốc dân, (2009) chủ biên Phạm Quang Trung.
- Hội thảo quốc gia tháng 3/2012: “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO ”, hội thảo thảo luận chủ trương của Đảng
về hội nhập quốc tế, về nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; kinh
nghiệm của các quốc gia đi trước đặc biệt là các quốc gia có điều kiện tương
đồng với Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong tiến trình hội nhập quốc tế đặc biệt là sau khi gia nhập WTO.
Tài liệu tiếng Việt
1. Trương Đình Chiến (2013), Giáo trình quản trị Marketing, NXb Đại
học KTQD,

2. Dương Ngọc Dũng (2012), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết
Michael Porter, NXb tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh,
3. Đoàn Việt Dũng (2015), Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện
nay, luận án tiến sĩ kinh tế, đại học KTQD,
4. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXb
Khoa học và kỹ thuật,
5. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình chiến
lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXb Lao động – Xã hội,
6. Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải (2003), Quản trị
chiến lược, NXb Thống kê,
7. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXb
Thống kê,
8. Nguyễn Văn Sinh (2014), Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ xây dựng,luận án tiến sĩ kinh tế,
đại học KTQD,
9. Nguyễn Đình Phan, TS. Đặng Ngọc Sự (2012), Giáo trình quản trị


8

chất lượng, NXb Đại học KTQD,
10. Nguyễn Năng Phúc (2014), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính,
Nxb Đại học KTQD,
11. Ngô Kim Thanh (2013), Giáo trình quản trị chiến lược, NXb Đại
học KTQD.
5.4. Đánh giá chung
Cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh không phải là một chủ đề
nghiên cứu mới. Tính đến thời điểm hiện tại, có nhiều công trình nghiên cứu
về nâng cao năng lực cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đó đều đề cập đến rất nhiều vấn đề từ tổng
quát cơ sở lý luận, thực trạng, một số kinh nghiệm của các doanh nghiệp, tổ
chức, quốc gia về cạnh tranh – năng lực cạnh tranh, để từ đó phân tích thực
trạng cạnh tranh, đề xuất các giải pháp, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh cho riêng sản phẩm, doanh nghiệp, ngành mà tác giả
nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu về cơ hội và thách thức đối với các
doanh nghiệp Việt Nam ở quy mô vừa và nhỏ trong giai đoạn hội nhập, là
thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNTN Hoàng Sơn trong
lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên” là một
nghiên cứu mới không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, tập trung đề
xuất cho một doanh nghiệp riêng biệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xây
dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cụ thể là DNTN
Hoàng Sơn.

6. Kết cấu của luận văn


9

Ngoài phần kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu
gồm 03 chương:
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài lệu tham khảo, phụ lục đề tài
luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng
công trình thuỷ lợi của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân
Hoàng Sơn trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực

xây dựng công trình thuỷ lợi của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn.


10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng
công trình thủy lợi
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, thể thao, nếu hiểu theo
nghĩa cách tiếp cận giản đơn thì “cạnh tranh” là hành động ganh đua, tranh
nhau của các cá nhân, các nhóm hay các loài để giành lấy sự tồn tại, lợi
nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh hay các phần thưởng khác.
Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là quy luật tất yếu, khách
quan của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, theo K. Mark: “Cạnh tranh tư bản
chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu
được lợi nhuận siêu ngạch”.
M. Porter cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung
bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân
hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả
có thể giảm đi.
Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: “Năng lực
cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia
hoặc khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện

cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”


11

Cạnh tranh là một điều kiện, là yếu tố kích thích kinh doanh, và là môi
trường động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng
suất lao động tạo sự phát triển của xã hội nói chung.
Cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp được hiểu là việc đấu tranh hoặc giành
giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh
nghiệp. Cạnh tranh ngày này không phải là tiêu diệt đối thủ bằng mọi giá mà là
doanh nghiệp phải tạo ra những giá trị riêng hoặc mang lại nhiều lợi ích gia tăng
cho khách hàng nhằm lôi cuốn khách hàng mua sản phẩm của mình.
Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất về mặt kinh tế, cạnh tranh là sự
ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trong việc giành giật thị trường và
khách hàng.
Phân loại cạnh tranh
Có nhiều tiêu thức dùng để phân loại cạnh tranh, hiện nay trong phân
tích đánh giá người ta chủ yếu dùng các cách sau:
Căn cứ theo đạo đức kinh doanh
- Cạnh tranh lành mạnh: Là loại cạnh tranh tuân thủ đúng theo qui định
của pháp luật, đạo đức kinh doanh, đạo đức xã hội, cạnh tranh có tính chất thi
đua mà qua đó mỗi chủ thể nâng cao được năng lực của chính mình mà không
dùng các thủ đoạn nhằm triệt hạ đối phương.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 định
nghĩa hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau: “Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh
trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc
có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Như vậy cạnh tranh không lành

mạnh là loại cạnh tranh trái ngược hẳn với cạnh tranh lành mạnh trong đó các
chủ thể cạnh tranh thực hiện các hành động đi ngược lại đạo đức kinh doanh,


12

đạo dức xã hội và pháp luật để chiến thắng đối thủ, cạnh tranh khốc liệt mang
tính tiêu diệt, kết quả sau cạnh tranh thường là sự sụt giảm về lợi nhuận. Có
nhiều thủ đoạn “đen”, chiêu thức bẩn trong cạnh tranh không lành mạnh như:
tung tin đồn thất thiệt, mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc…
Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh
- Cạnh tranh cấp quốc gia: Là sự ganh đua giữa các quốc gia hoặc vùng
lãnh thổ trong một lĩnh vực nào đó như kinh tế, quân sự, chính trị, thể thao
nhằm đạt được mục tiêu của mình như tồn tại, sự thịnh vượng về kinh tế hay sự
tự tôn dân tộc. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho rằng, năng lực cạnh tranh
của một quốc gia là: “Năng lực của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì được mức
tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các
đặc trưng kinh tế khác.” Khi xét đến cạnh tranh quốc gia người ta thường phân
tích trên quan điểm tổng thể chú trọng đến môi trường vĩ mô và chính sách của
chính phủ.Trên khía cạnh kinh tế, theo Porter thì cạnh tranh giữa các quốc gia
nhằm đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia thông qua việc tạo dựng một môi
trường kinh doanh cùng với những thiết chế hỗ trợ cho phép một quốc gia sử
dụng hiệu quả và nâng cấp nguồn lực đầu vào của nó. Theo tác giả Lương Gia
Cường (2003, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhà xuất bản Giao thông
vận tải): Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền
kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định
được kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
- Cạnh tranh cấp doanh nghiệp: Diễn đàn kinh tế thế giới quan niệm:
“Đối với doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh có nghĩa là tạo ra những lựa chọn
tăng trưởng mới mang lại giá trị cho các cổ đông. Đối với xã hội, nâng cao

khả năng cạnh tranh là tạo ra việc làm mới và điều kiện sống tốt hơn”. Cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác
nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả của hoạt động cạnh tranh này
là sự hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.


13

- Cạnh tranh cấp sản phẩm, dịch vụ: là việc các doanh nghiệp đưa ra các
hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ hậu mãi và
sau bán hàng hấp dẫn, đặc biệt là các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao
hơn để thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Theo Michael E.
Porter thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó (về nhiều
chỉ tiêu) so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng
một thị trường.
1.1.2.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng

công trình thủy lợi
Hiện tại có nhiều khái niệm liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, sau đây là một số cách tiếp cận về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp đáng chú ý.
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và
mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách tiếp cận khá
phổ biến hiện nay theo đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh nhằm tăng thêm
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời hội nhập cũng có quan điểm
tương tự khi ông cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo

bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp
trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu
trước sự tấn công của doanh nghiệp khác, quan điểm này mang tính định tính
khó có thể định lượng.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động, nhưng
thực tế cho thấy năng suất lao động chỉ là điều kiện cần chứ không phải là
điều kiện đủ của năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.


14

Thứ tư, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc duy trì và nâng cao lợi
thế cạnh tranh, như tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: “năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp”, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự:
“năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh,
có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm
lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.”
Ngoài ra có không ít ý kiến đồng nhất quan điểm khi cho rằng năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tóm lại tiếp cận theo hướng chung nhất thì: “Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, tăng doanh
thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ở một bối cảnh
nhất định về thời gian và không gian”. Theo định nghĩa này khi xét đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải lưu ý một số điểm sau:
Một là, bối cảnh không gian và thời gian, bởi chỉ trong kinh tế thị
trường, trong kinh tế sản xuất hàng hóa, mới có sự cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp là một biến số động thay đổi theo thời gian.

Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành
của các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản
xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn
của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công
trình thủy lợi là tổng hợp các yếu tố cấu thành bao gồm: Sản phẩm, giá thành
sản phẩm, phân phối sản phẩm, xúc tiến hỗn hợp, nhằm đảm bảo doanh
nghiệp đạt được kết quả cao về thị trường, thị phần, doanh số và lợi nhuận so
với các đối thủ cạnh tranh.


15
1.1.3.

Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi
Ngày nay trong thế giới phẳng các doanh nghiệp không những phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công
ty nước ngoài với tiềm lực kinh tế mạnh, trình độ quản lý cao. Để tồn tại và
phát triển doanh nghiệp buộc phải tìm ra những lợi thế cạnh tranh bền vững
để làm vũ khí cạnh tranh. Khi tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão
làm cho lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp bị thay đổi liên tục, dẫn đến
năng lực cạnh tranh của công ty bị thay đổi theo, nhiều công ty tưởng chừng
như những đế chế không thể sụp đổ bỗng tàn lụi nhanh chóng. Do vậy doanh
nghiệp cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi, Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có
sức cạnh tranh cao có được sự tin tưởng của khách hàng đảm bảo cho doanh

nghiệp duy trì được doanh thu, lợi nhuận ổn định, đảm bảo công ăn việc làm
cho cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, giảm
giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành.
1.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả cạnh tranh của
doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi
1.2.1. Thị trường và thị phần của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây
dựng công trình thủy lợi
- Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc
tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm
nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả
cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách


16

hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có
khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó
- Thị trường là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh
tranh của Doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp, quá trình sản xuất diễn ra
không ngừng, các hoạt động diễn ra không ngừng, các hoạt động diễn ra theo
chu kỳ: mua nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị...trên thị trường đầu vào, tiến
hành sản xuất sản phẩm sau đó bán sản phẩm trên thị trường đầu ra. Trong
chu kỳ này giai đoạn nào cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sức
cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khi nói tới doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là
phải nói tới thị trường. Hay nói cách khác, giữa doanh nghiệp và thị trường có
mối quan hệ hữu cơ mật thiết, không thể tách rời. Doanh nghiệp sản xuất ra
sản phẩm là để bán, muốn bán được thì phải tiếp cận và mở rộng thị trường.
Thị trường càng lớn thì lượng hàng hoá tiêu thụ được càng nhiều và khả năng
thu lợi nhuận càng cao. Còn nếu thị trường càng hẹp thì lượng hàng hoá được

càng ít có thể gây ra ứ đọng , khả năng quay vòng vốn kém hoặc cũng có
nhiều doanh nghiệp phải đình trệ sản xuất. Trong cơ chế hiện nay, cơ chế của
những cuộc cạnh trạnh tàn khốc , thì thị trường có vai trò quyết định tới sự
sống còn của doanh nghiệp.
- Thị phần là tỉ lệ phần trăm về thị trường mà một công ty nắm giữ so với
tổng quy mô thị trường. Thị phần và mức tăng thị phần là một chỉ tiêu quan
trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có thị phần cao nhất được xem là thương hiệu dẫn đầu. Thị phần là
một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp, công
ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế trong việc thống trị thị trường.
Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường được tính như sau:
Cách 1 (thước đo hiện vật):
Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường


17

Hoặc
Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu
thụ của thị trường
Cách 2 (thước đo giá trị):
Thị phần = Doanh thu của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của toàn
ngành hiện có trên thị trường
Mức tăng thị phần của doanh nghiệp = Thị phần của doanh nghiệp năm
trước – thị phần của doanh nghiệp năm sau.
Mức tăng thị phần của doanh nghiệp thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị
trường của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thị phần cao và chỉ tiêu này
luôn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh và phát triển bền
vững, doanh nghiệp đang có sức mạnh cạnh tranh hơn các đối thủ.
Ngoài ra, để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

người ta còn sử dụng chỉ tiêu so sánh thị phần với đối thủ cạnh tranh
chính để từ đó có thể biết được những mặt mạnh hay những điểm còn
hạn chế so với đối thủ.
Doanh thu trước thuế của Doanh nghiệp
TP tương đối =

x 100
Doanh thu trước thuế của đối thủ cạnh tranh chính

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối
thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường.
Trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi, thị phần của doanh nghiệp
được đo bằng một số tiêu chí sau:
- Doanh thu từ xây dựng công trình thủy lợi so với tổng doanh thu toàn
thị trường hoặc so với doanh nghiệp khác
- Tổng giá trị công trình trúng thầu của doanh nghiệp so với các doanh
nghiệp khác hoặc so với toàn thị trường


18

1.2.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công
trình thủy lợi
Một tiêu chí khác để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
mức tăng doanh thu, lợi nhuận. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất
lớn đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là
nguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí sản xuất kinh doanh cũng như
đóng góp nghĩa vụ đối với nhà nước. Căn cứ vào nguồn gốc, doanh thu của
doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt
động tài chính, doanh thu khác.

Để đo mức tăng ta có thể dùng cả chỉ số tuyệt đối và tương đối. Như vậy:
Mức tăng tuyệt đối của lợi nhuận là: ΔTP = TP1- TP0
Mức tăng tuyệt đối của doanh thu là: ΔTR= TR1-TR0
Mức tăng tương đối của doanh thu, lợi nhuận lần lượt là:
%TR= ΔTR/TR0; %TP = ΔTP/TP0
TR0,TP0: doanh thu lợi nhuận năm trước
TR1,TP1: doanh thu lợi nhuận năm sau
Rõ ràng mức tăng doanh thu, lợi nhuận càng cao, nhanh thì năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp càng mạnh, doanh nghiệp càng có sức mạnh thị trường.
1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi
1.3.1. Sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi
Trong xu thế cạnh tranh gay gắt như ngày nay, các doanh nghiệp muốn
tồn tại, phát triển và thu hút được nhiều khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về
chất lượng và đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp buộc phải đưa các hệ
thống quản lý chất lượng vào hệ thống quản lý của mình. Thực tế cho thấy tại
các nước phát triển như Đức và Nhật, thì nguồn lực tự nhiên không còn là
chìa khóa cho sự phát triển mang lại sự phồn vinh mà là các yếu tố về sự đông


×