Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Vài nét về phong tục tập quán văn hóa của trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.67 KB, 3 trang )

Vài nét về phong tục tập quán văn hóa của Trung Quốc
Vài nét về phong tục tập quán văn hóa Trung Quốc: con người, văn hóa, rồng - loài vật
linh thiêng, một số ngày lễ tết của người dân Trung Hoa.
Người Trung Quốc
Người Trung Quốc có những nét văn hóa, phong tục tập quán khá giống với người Việt
Nam, tuy nhiên khi giao tiếp với người Trung Quốc ta cũng nên chú ý một số điểm: không
nên bắt tay quá chặt, khi chào hỏi nên chào người có chức quyền cao nhất trước, không
dùng ngón tay trỏ chỉ về phía người mình muốn giới thiệu. Có thể hỏi về những vấn đề khá
riêng tư khi bắt đầu làm quen, và bạn cũng không nên lẩn tránh trả lời những câu hỏi này,
nhưng đừng đề cập các vấn đề chính trị, không nên có những lời phê phán.
Người Trung Quốc kiêng số 4, bạn không nên tặng bất cứ thứ gì liên quan con số này.
Không được lấy đũa gõ vào bát khi ăn, không được cắm đũa vào bát cơm. Khi tặng quà bạn
có thể tặng hoa quả, bánh trái, đồ uống… nhưng đừng bao giờ tặng đồng hồ, vì theo người
Trung Quốc, nó có nghĩa là đi dự 1 đám tang. Bạn cũng không nên mở món quà trước mặt
người tặng.
Văn hóa Trung Quốc
Là một đất nước đã tồn tại lâu đời và từng có một thời quá khứ huy hoàng rực rỡ, văn hóa
Trung Quốc có rất nhiều nét độc đáo để chúng ta chiêm ngưỡng, học hỏi. Chúng ta cùng
điểm qua một số nét riêng và phong cách giao tiếp với người Trung Quốc qua mục này
Rồng – Loài thú huyền thoại
Là con vật đứng đầu trong tứ linh truyền thuyết, rồng là thần vật được sung bái nhất trong
văn hóa tín ngưỡng của người dân Trung Hoa. Khi nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, ta có
thể bắt gặp được hình tượng con rồng ở khắp nơi: rồng trong truyện thần thoại, truyền
thuyết, rồng trong các tác phẩm nghệ thuật, gốm sứ… Đối với người dân Trung Quốc,
những gì vĩ đại nhất, lớn lao nhất thường được gắn với rồng, nó là biểu tượng của thần
quyền, đế quyền, vương quyền.
Ẩm thực Trung Hoa


Đất nước Trung Quốc rộng lớn với hơn 1,3 tỉ dân và lịch sử lâu đời, nền ẩm thực của họ
cũng rất đa dạng và phong phú. Người ta thường nói ” ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”


qua đó có thể thấy nền ẩm thực Trung Hoa được đánh giá rất cao. Ẩm thực Trung Quốc bao
gồm 8 trường phái lớn đó là: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến,
Chiết Giang, Giang Tô và An Huy.
NHỮNG NGÀY LỄ TẾT
Phong tục về những ngày Lễ Tết của Trung Quốc xuất phát từ một xã hội lấy nông nghiệp
làm cơ bản.
Xã hội Trung Quốc từ xưa lấy “Nông Lịch” (âm lịch) làm chuẩn trong sinh hoạt, canh tác,
giao tế… Nông lịch xuất hiện là để phục vụ cho yêu cầu thực tế của người dân (nông dân).
Cho nên dần dần hình thành những mốc thời tiết gắn liền với thủ thuật canh tác nghề nông
như: Tết Xuân, Đoan Ngọ, Trung Thu, Đông Chí… là những mốc liên quan chặt chẽ đến
thời vụ nông nghiệp của Trung Quốc.
Nội dung những Lễ Tết của dân tộc Trung Quốc xoay quanh trọng tâm “cầu phước”, “tiêu
trừ tai nạn”, “trời người hợp nhất”, “đoàn viên tụ hội”… trong đó hàm chứa lý do “nghỉ
ngơi” là chính.
Xét ý nghĩa của Lễ Tết trong năm, không thể nào bỏ qua “nội dung ẩn chứa” quan trọng là
nghỉ ngơi của nó. Đó cũng chính là lý do, vì sao ý nghĩa văn hóa chính thức của Lễ Tết ngày
càng giản dị hóa dần đi. Rồi qua thời gian, những yếu tố khu biệt về địa lý, ngôn ngữ, lịch
sử… làm biến đổi có cái tăng cái giảm. Cuối cùng, ý nghĩa “bảo tồn văn hóa truyền thống
dân tộc” trở nên quan trọng hơn cả.
Cho nên, nghiên cứu về phong tục tập quán của dân tộc Trung Hoa phải là một “đại công
trình”, nếu không, chắc chắn không sao tránh khỏi sự “phiến diện” (thiếu sót) nhất định.
Xét cho cùng, những ngày lễ Tết là sự biểu hiện gương mặt hoàn chỉnh của văn hóa
dân tộc. Nó cũng góp phần vào việc bảo tồn , phát triển văn hóa đạo đức con người của
dân tộc ấy, về các phương diện: thành thực hồn nhiên, đối xử công bằng, người và tự
nhiên hòa hợp với nhau, giá trị ưu việt cho sự sinh tồn con người v.v…


Xét về mặt nghệ thuật, những ngày Lễ Tết cũng được thể hiện rất phong phú, đa dạng, khéo
léo, thông qua các hình thức biểu diễn như :- dân ca, nhảy múa, y phục dân tộc, món ăn dân
tộc, tài nghệ thủ công, nghi thưc biểu diễn…

Những ngày lễ tết là sự ngưng tụ, kết tinh mạnh mẽ của văn hóa dân tộc. Từng thế hệ kế
thừa, tích lũy và phát triển mạng mạch văn hóa, tạo thành sức mạnh cộng đồng to lớn, giá trị
cao nhất là sự “đoàn kết nhân dân”, một mục tiêu tối cần thiết cho sự tồn vong của một đất
nước.
Nội dung những ngày Lễ Tết truyền thống đều hướng về:
- Sự mong cầu tốt lành
- Hồn nhiên và vui vẻ
- Cơ hội thân cận, gắn bó nhau, tạo sự đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
Từ những yếu tố trên, chúng ta có thể thấy được những hiệu quả thiết thực mang lại của nó,
dễ thấy nhất là “hóa giải những mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau” trong gia đình, trong cộng
đồng xã hội.



×