Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tuần 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

BÁO CÁO MÔN HỌC THỰC TẬP TRUYỀN ĐỘNG Ô TÔ
TUẦN 9
BÀI: HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
GVHD:

Th.S Lê Quang Trí

Sinh viên thực hiện:

Trần Suker

MSSV:

15154045

2018

0


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Mở và quan sát cấu tạo hệ thống phanh trên ô tô.
- Phân loại hệ thống phanh đang thực hành.
- Nhận dạng được các chi tiết và công dụng của chúng.
- Nắm được cấu tạo của hệ thống phanh.
- Biết được nguyên lý hoạt động.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH


II.1 Tháo Và Quan Sát Phanh Tang Trống Của Xe Toyota Hiace
 Để quan sát được hệ thống phanh trên ô tô ta phải tiến hành tháo các bánh
xe ra, tiến hành như sau:
- Dùng tuýp, đầu khẩu để nới lỏng các bu lông bắt bánh xe với cầu xe.
- Sau đó nâng xe lên cho bánh xe vừa nhấc lên khỏi mặt sàn.
- Tiếp theo ta mới tiến hành tháo hoàn toàn các bulong để lấy bánh xe ra.

Hình II.1 Bánh xe toyota hiace
 Sau khi tháo rời bánh xe ra ngoài ta sẽ quan sáng được bên ngoài của
trống phanh, để xem được cấu tạo hệ thống bên trong ta phải tiến hành tháo
trống phanh ra. Trống phanh được làm sát phía trong cầu xe nhờ bắt chung
các bulong với bánh xe, ngoài ra không có bu lông nào giữ trống phanh với
cầu xe nữa, nên ta dùng búa cao su gõ nhẹ để nới lỏng trống phanh và dùng
tay lắc đều để tháo ra.

1


 Sau khi tháo được trống phanh ta quan sát thấy bên trong của hệ thống
phanh trống.

Bề mặt ma sát
bulong giữa trống

Mặt trong

Mặt ngoài

Hình II.2 Hình ảnh hai mặt của trống phanh
II.2 Cấu Tạo Phanh Tang Trống

- Phanh tang trống đang thực hành là loại phanh dẫn động dầu, dùng dầu
thủy lực để điều khiển sự phanh và nhả phanh.
- Phanh tay lắp ở cầu sau, dùng cáp kéo.

Hình II.3 Hình ảnh sau khi tháo trống phanh

2


II.2.1 Xy lanh con
- Vị trí xy lanh con nằm ở trên cùng của hệ thống phanh là loại 1 piston 1
chiều. Chỉ làm di chuyển một chiều của má phanh.
- Nhiệm vụ của xy lanh con là nhận dầu từ xy lanh chính để đẩy piston làm
má phanh di chuyển ép chặt vào trống phanh để thực hiện quá trính phanh.
II.2.2 Lò xo hồi vị
- Lò xo hồi vị nằm ngay phía dưới xy lanh con, hai đầu được nối với 2 guốc
phanh, Phía trong lò xo hồi vị có là cơ cấu tăng, giảm phanh.
- Cơ cấu tăng giảm phanh có nhiệm vụ điều chỉnh khe hở ban đầu giữa má
phanh và tang trống, đảm bảo quá trình phanh không bị trượt.
- Lò xo hồi vị có nhiệm vụ tạo ra xu hướng trả má phanh về vị trí ban đầu
khi ta nhả dần bàn đạp phanh.

Xy lanh con

Lò xo hồi vị

Thanh tăng giảm phanh

Hinh II.4 Cụm xy lanh con, lò xo hồi vị và thanh điều chỉnh
II.2.3 Lò xo và chốt giữ guốc phanh

- Đây là chi tiết nằm của mỗi guốc phanh.
- Chốt và lò xo này có nhiệm vụ giữ cho guốc phanh luôn áp sát vào phía
trong của cầu xe.

3


Lò xo giữ guốc phanh

Hình II.5 Lò xo giữa guốc phanh bên trái
II.2.4 Guốc phanh
- Vị trí guốc phanh nằm đều về hai bên của hệ thống phanh.
- Có 2 guốc phanh trên một cụm bánh xe, gồm guốc chủ dẫn động và guốc
bị dẫn tùy theo chiều quay của bánh xe để phân loại 2 guốc này. Guốc dẫn
động bị mòn nhiều hơn guốc bị dẫn.
- Có nhiệm vụ giữ má phanh và nhận lực đẩy từ piston thực hiện quá trình
phanh đồng thời nhận lực từ lò xo hồi vị để nhả phanh.
Guốc phanh

Guốc bị dẫn

Guốc dẫn động

Chiều xoay

Hình II.6 Guốc phanh
II.2.5 Má phanh
- Vị trí má phanh nằm tiếp liền với guốc phanh và được cố định với guốc
phanh.
4



- Đây là bộ phận mà sát với trống phanh, trực tiếp thực hiện quá trình
phanh. Bề mặt má phanh được chế tạo với độ ma sát và độ mòn tốt để đảm
bảo quá trình phanh đúng kĩ thuật. Sau một khoảng thời gian sử dụng lớp má
phanh sẽ mòn dần và ta chỉ cần phải thay thế bộ phận này.
II.2.6 Mâm bán trục và trống phanh
- Hai bộ phận này liên kết với nhau bằng 5 bu long đai ốc. Khi cơ cấu này
quay kéo bánh xe quay theo.
- Nhiệm vụ của cơ cấu này là nhận lực và làm quay bánh xe (mâm bán trục),
đồng thời tạo ra bề mặt tiếp xúc để thực hiện quá trình phanh (trống phanh).

Mâm bán trục

Má phanh

Hình II.7 Má phanh và mâm bán trục
II.2.7 Cơ cấu định vị
- Cơ cấu này nằm ở dưới cùng của hệ thống phanh.
- Có nhiệm vụ khối cố đinh là cố định vị trí của guốc phanh và cho phép
xoay cơ cấu phanh đi một góc để má phanh dẫn động tì vào tang trống mạnh
hơn.

5


Hình II.8 Cụm định vị
II.2.8 Ốc xả gió
- Nằm trên xy lanh chính và ở phía sau.
- Xả không khí ra khỏi hệ thống phanh đảm bảo áp suất hệ thống phanh.


Chỗ xả gió hệ thống phanh
Ống dầu vào xy lanh con

Hình II.9 Ốc xả gió hệ thống phanh
II.2.9 Cơ cấu phanh tay
 Cơ cấu phanh tay gồm
- Cáp kéo phanh tay.
- Móc kéo phanh tay.
- Cáp nối với cơ cấu đòn bẩy.
6


 Phanh tay thường được dùng khi đỗ xe, hoặc dừng xe trên dốc.

Thanh đòn bẩy

Cáp kéo

Mốc kéo

Cáp nối với đòn bẩy

Hình II.10 Một số chi tiết của phanh tay
II.3 Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống
 Khi đạp bàn đạp phanh dầu phanh từ xy lanh chính truyền đến xy lanh
con tại đây khi piston sẽ đẩy guốc phanh bị dẫn đi ra làm má phanh áp sát
vào tang trống, bắt đầu thực hiện quá trình phanh. Nhưng do quán tính quay
của bánh xe nên trên toàn bộ guốc phanh sẽ bị quán tính kéo quay đi một
góc, làm cho má phanh bên guốc dẫn động bị tì mạnh vào tang trống theo

chiều quay nên lúc này lực phanh tăng lên đáng kể. Lúc này đạp phanh càng
mạnh lực phanh sinh ra càng lớn bánh xe bị kéo gì lại nhanh chóng. Đây
cũng là nguyên nhân giải thích cho lý do má phanh bên phần guốc dẫn động
7


luôn mòn nhiều hơn. Khi nhả bàn đạp phanh ra, lò xo hồi vị sẽ kéo 2 guốc
phanh về vị trí ban đầu, ngưng quá trình phanh.
 Nguyên lý phanh tay: Khi cho xe đỗ hoặc dừng xe trên dốc ta tác động
kéo phanh tay, cáp kéo bị dẫn động tác động lên móc kéo làm mốc kéo di
chuyển về phía sau, cáp nối với cơ cấu đòn bẩy cũng bị kéo tác động lên cơ
cấu đòn bẩy và thực hiện đẩy guốc phanh bị dẫn ra phía sau thực hiện quá
trình phanh, càng kéo mạnh lực phanh càng lớn.
II.4 Hệ Thống Phanh Khí Nén Trên Ô Tô
II.4.1 Cấu tạo hệ thống phanh khí nén trên ô tô
II.4.1.1 Máy nén khí
- Máy nén khí trên ô tô là thiết bị có tác dụng nén khí vào bình chứa khí để
sử dụng.
- Máy nén khí trên ô tô thường được đẫn động bởi trục khuỷu của động cơ.
II.4.1.2 Bình chứa khí nén
- Thông thường trên ô tô dùng 3 bình chứa khí nén:
+ Bình đầu tiên nối với đầu ra của 2 máy nén khí: Dùng để chứa khí sơ cấp,
do là lượt khí đầu tiên nên sẽ có nhiều hơi nước ở bình này.
+ Hai bình tiếp theo để chứa khí thứ cấp: Mục đích dùng để tăng áp suất khí
nén; khí nén được chứa ở hai bình này có ít hơi nước hơn, nên được dùng để
cấp khí cho hệ thống phanh để tránh làm gỉ sét các chi tiết. Một bình chứa
khí nén cấp cho hệ thống phanh phía sau, một bình cấp cho phía trước.
II.4.1.3 Bầu phanh

8



Hình II.11 Bầu phanh khí nén
- Đóng vai trò như cơ cấu nhận và chuyển đổi áp suất khí nén thành công cơ
học để dẫn động cam thực hiện quá trình phanh.
- Kết cấu bầu phanh có dạng xy lanh piston.

Lò xo hồi
vị

Ống khí vào

Cần đẩy

Hình II.13 Cấu tạo bầu phanh
II.4.1.4 Phanh tay (lóc kê)
- Hay còn gọi là phanh đỗ dùng cho mục đích đỗ xe hoặc dừng xe trên dốc.
- Phanh đỗ có kết cấu như 1 van phân phối có nhiệm vụ nối hoặc xã khí
trong hệ thống phanh ra.
+ Khi nối sẽ cho khí từ bình chứa dẫn vào bầu phanh thực hiện mở phanh,
cho xe lăn bánh.
+ Khi xả khí trong bầu phanh đi ra thực hiện hãm phanh.

9


Công tắc

Bộ van phanh tay


Hình II.14 Bộ van phanh tay
II.4.1.5 Van phân phối ( tổng phanh )
- Van này nằm dưới bàn đạp phanh và được điều khiển bằng tác động đạp
hoặc nhả bàn đạp phanh.
- Van này dùng để phân phối khí nén từ bình khí đến các bầu phanh thực
hiện quá trình phanh hoặc nhả phanh.

Đến
bầu

Không
khí vào

Lỗ xả khí

Hình II.15 Cấu tạo tổng phanh
II.4.1.6 Kết cấu phanh khí nén
- Phanh khí nén có kết cấu tương tự phanh tang trống, nhưng sự đóng mở
của của guốc phanh được thực hiện nhờ cam xoay lêch tâm.
10


- Cấu tạo gồm:
 Má phanh
 Tang trống
 Guốc phanh
 Lò xo hồi vị

Má phanh
Can xoay


Guốc phanh
Lò xo hồi vị

Hình II.16 Kết cấu phanh khí nén
II.4.2 Nguyên Lý Hoạt Động
 Khi đạp bàn đạp phanh: Lực tác dụng được đưa đến điều khiển tổng
phanh, van này trước hết sẽ nối cho phép khí nén đến bầu phanh sau, sau đó
mới thực hiện mở van cho phép khí nén đến bầu phanh trước. Khi khí nén
vừa đưa đến bầu phanh piston phanh lập tức được đẩy nhờ sự chênh áp giữa
2 buồng của bầu phanh được giảm. Khi đó lò xo bầu phanh sẽ hồi vị tuyến
tính theo sự chênh áp này đẩy piston đi ra làm xoay cam để ép chặt má
phanh vào trống phanh bắt đầu phanh. Đạp bàn đạp phanh càng lớn, độ
chênh áp trong bầu phanh càng nhỏ lò xo đẩy càng mạnh, lực phanh càng
lớn. Khi nhả bàn đạp phanh độ chênh áp trong bầu phanh tăng lên do khí
trong bầu phanh được xả dần ra khỏi tổng phanh. Lúc này lò xo hồi vị trên
phanh sẽ kéo 2 guốc phanh về vị trí ban đầu, đồng thời lò xo trong bầu

11


phanh cũng bị nén dần lại piston bị đẩy lùi về, cho đến khi nhả hoàn toàn
bàn đạp thì quá trình phanh bị ngưng.
 Phanh tay phanh đỗ: có hai trạng thái làm việc
- Một là trạng thái phanh: Ở trạng thái này công tắc ở vị trí phanh, cho phép
xả hết khí trong một buồng của bầu phanh ra, lúc này áp suất nén một đầu
của lò xo bầu phanh bị giải phóng nên lò xo dãn ra làm xoay cam trên hệ
thống phanh và thực hiện phanh.
- Trạng thái mở: Trang thái này cho phép nối khí nén từ bình chứa khí nén
đến bầu phanh thực hiện nén lò xo bầu phanh lại, cam bị trả về nhờ lò xo hồi

vị trên phanh thực hiện nhả phanh.
=> Vì nguyên lý phanh tay trên: Nên trên xe dùng loại phanh khí nén thường
phải khởi động trước một thời gian mới thực hiện cho xe chạy được. Mục
đích là để cấp khí vào bình đủ áp suất để mở phanh cho phép xe chạy được.
HẾT

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×