Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Nhóm 8 khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

BÀI BÁO CÁO:
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN BIỂN

GVHD:LÊ QUỐC TUẤN
THỰC HIỆN:NHÓM
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lê Kim Tuyết Nhi -13149277
Trần Thị Thúy Hằng -13116803
Nguyễn Thị Hiền-13124105
Trần Thị Thanh Loan - 12128077
Đỗ Thị Mỹ Trúc -13149453
Nguyễn Huỳnh Xuân - 13116263

TP.HCM 4-2014
MỤC LỤC
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 1


LỜI MỞ ĐẦU
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN BIỂN



5

II.VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN BIỂN

7

II.1 Vai trò đối với sinh vật và con người.
II.1.1.Điều hòa khí hậu.

7
7

II.1.2.Tài nguyên sinh vật biển được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, may mặc, mỹ
phẩm, dược phẩm
8
II.1.3.Tài nguyên phi sinh vật cung cấp nguồn năng lượng quý giá.

11

II.1.4.Tiềm năng phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản.

16

II.1.5. Phát triển giao lưu quốc tế bằng đường biển.

16

II.2 Vai trò của biển đảo đối với nước ta


18

II.2.1.Về phát triển kinh tế

18

II.2.2. Về quốc phòng-an ninh

23

II.2.3. Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàg sa, Trường sa Việt Nam.

24

III. HIỆN TRẠNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN BIỂN
III.1 Hiện trạng về khai thác và sử dụng tài nguyên biển trên thế giới

26
26

III.1.1 Khai thác tài nguyên hải sản

26

III.1.2 Khai thác tài nguyên khoáng sản

29

III.1.3 Khai thác tài nguyên khác


30

III.2 Hiện trạng về khai thác và sử dụng tài nguyên biển ở Việt Nam

32

III.2.1 Khai thác tài nguyên thủy hải sản

33

III.2.2 Khai thác tài nguyên khoáng sản.

39

III.2.3 Các nguồn năng lượng sạch.

42

III.2.4 Du lịch biển.

45

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 2


IV.HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN QUÁ MỨC.

46


V.TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN ĐẾN MÔI TRƯỜNG BIỂN
NƯỚC TA.

50

VI.

XU HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM KHAI
THÁC HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG BIỂN.
53

KẾT LUẬN

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

64

Trang 3


LỜI MỞ ĐẦU
Trái Đất là một hành tinh nước, vì biển và các đại dương chiếm khoảng 71% diện tích bề
mặt của nó.Đây cũng là diểm cơ bản của Trái Đất khác với các hành tinh khác trong hệ Mặt
Trời.

Biển và đại dương đã được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên trái
đất.Không có biển và đại dương,sự sống mà ta biết ngày nay đã không tồn tại,bởi lẽ biển và đại
dương có nhiều chức năng quan trọng liên quan tới sự sống trên trái đất.Biển hoạt động với tư
cách là một “cổ máy điều hòa nhiệt độ” và “cổ lò sưởi” khổng lồ có tác dụng điều chỉnh cân
bằng các cực trị nhiệt độ trên trái đất và làm dịu các ảnh hưởng khốc liệt của thời tiết.Đây cũng
là bồn chứa và nơi cấp nước khổng lồ của trái đất mà thiếu nó các lục địa sẽ trở thành sa mạc
khô cằn.
Biển và đại dương cung cấp cho con người một kho tàng khổng lồ về thực phẩm, khí đốt,
hóa chất, vật liệu, điều hòa môi trường, phát triển du lịch và giải trí là nền tảng để phát triển
kinh tế - xã hội và tạo dựng nền văn minh cho loài người. Người ta dự đoán vào những thế kỷ
tới biển và đại dương sẽ là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về thực phẩm, năng lượng và
nguyên nhiên liệu.
Biển có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và an ninh của các nước nói riêng và
thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã tận dụng thế mạnh về biển để đạt được
trình độ phát triển rất cao. Các nước có biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng
cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.
Giống như các dạng tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên biển nói riêng được hình
thành trong những điều kiện môi trường cụ thể của biển và đại dương. Sự hình thành chúng liên
quan mật thiết đến cấu trúc và địa động lực đáy biển và đại dương, đến cấu trúc và động lực
khối nước phủ trên. Ngoài ra, chúng còn bị chi phối bởi hàng loạt quá trình như: quá trình địa
chất, sinh học, hóa học; thủy động lực; các tương tác nội-ngoại sinh, sông-biển, khí quyển-đại
dương.
Theo tính toán sơ bộ, dân số thế giới và các đô thị lớn phát triển tập trung ởven đại dương.
Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do nhịp độ công nghiệp hóa và đô thị hóa
nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này cũng kéo theo sự tăng cao nhu cầu tiêu thụ và sử dụng tài
nguyên biển. Hậu quả là tài biển có nguy cơ bị suy giảm, suy thoái do bị khai thác quá mức;
một số dạng tài nguyên quí hiếm dễ có nguy cơ mất hẳn. Môi trường biển bị ô nhiễm và suy
thoái đang tác động trực tiếp vào các hệ thống tài nguyên biển, vào khả năng tái tạo và phục hồi
các dạng tài nguyên cụ thể.Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng hợp lý và quản lý hiệu quả tài
nguyên biển trở nên hết sức cấp bách không chỉ đối với các quốc gia có biển mà còn cả đối với

cả cộng đồng quốc tế.Điều đó quyết định sự tồn tại và chất lượng cuộc sống của loài người trong
tương lai.Đặc biệt khi nguồn tài nguyên trên lục địa bị cạn kiệt và bầu khí quyển bị ô nhiễm.
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 4


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN BIỂN
Vùng biển Việt Nam chiếm phần lớn diện tích biển Đông, bao gồm hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa với diện tích khoảng 1 triệu km2. Đảng và Nhà nước ta nhận định: Biển
có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò lớn
trong định hướng phát triển tương lai. Qua thăm dò, khảo sát cho thấy, tiềm năng tài nguyên
biển Việt Nam tuy không thuộc hàng giàu có của thế giới, nhưng rất đáng kể và có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Dọc bờ biển nước ta đã hình thành những
trung tâm đô thị lớn, trên 100 địa điểm có thể xây dựng những cảng biển lớn, nhỏ;
nhiều đảo, hòn đủ điều kiện và lợi thế phát triển du lịch, bảo vệ an ninh quốc phòng;
vùng biển có nhiều tiềm năng thủy sản, dầu khí…
Biển Việt Nam được phân chia thành 5 vùng chính: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ,vùng biển
Trung Bộ, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển Giữa Biển Đông.
Tại các vùng biển này hình thành nhiều ngư trường với sản lượng thủy sản lớn, phục vụ các
nghề khai thác: nghề lưới rê, nghề câu vàng, nghề lưới kéo đáy đơn... Từ năm 2000-2005, tổng
trữ lượng khai thác thủy sản biển đạt khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cá nổi khoảng 2,8
triệu tấn, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là hiện nay tại những
vùng ven bờ đã và đang bị tận dụng khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thủy sản có nguy cơ
bị cạn kiệt. Với 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV và thuyền thủ công
hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây sức ép quá lớn cho nguồn lợi thủy sản ven bờ,
làm tăng nguy cơ cạn kiệt. Vì nhiều lý do mà đã qua, lượng tàu phát triển một cách tự phát,
không theo định hướng quy hoạch phát triển biển và số lượng tàu cá có công suất nhỏ vẫn
tăng bình quân 2.300 chiếc/năm, số lượng ngư dân trực tiếp khai thác hải sản tăng bình quân
23.155 người/năm. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong khai thác ven bờ với cường

độ cao, ráo riết hơn. Vì cuộc sống trước mắt, nhóm ngư dân này dùng mọi biện pháp để đánh
bắt: Giảm kích thước mắt lưới, tăng cường độ khai thác hoặc dùng những biện pháp khai thác
mang tính hủy diệt, như: Sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… Sự suy giảm nguồn lợi cá đã
ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề khai thác hải sản.
Tỷ lệ cá tạp, cá con trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40-95% sản lượng đánh bắt, tùy
theo loại ngành nghề khai thác, kéo theo doanh thu các hoạt động khai thác có xu hướng thấp
dần.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nêu rõ: “Phấn đấu để nước ta trở
thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên
biển… Có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực phát triển kinh tế biển giải quyết tốt
các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển”.

I.

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 5


Hiện nay, ngành Thủy sản đang xây dựng các giải pháp về quản lý; điều chỉnh năng lực tàu
thuyền, cơ cấu nghề nghiệp; cơ sở hậu cần nghề cá; khoa học - công nghệ; bảo vệ phục hồi và
phát triển nguồn lợi thủy sản; đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong khai thác thủy
sản. Theo đó, dự kiến đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55-60%
kim ngạch xuất khẩu cả nước. Để đạt được kết quả trên, Nhà nước, ngư dân và hậu cần nghề
khai thác hải sản phải cùng chung tay, liên kết chặt chẽ hơn nhằm khép kín lộ trình thành một
dây chuyền sản xuất, đưa nghề khai thác hải sản trở thành một trong những ngành kinh tế đầu
tàu, góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của đất nước. Đối với Cà Mau, ngành
Thủy sản và chính quyền các cấp đang cố gắng quản lý, khống chế lượng tàu thuyền khai thác
ven bờ, phương tiện có công suất nhỏ, nhằm hướng đến chuyển đổi ngành nghề cho đối

tượng ngư dân này một cách hợp lý, trong điều kiện khai thác hợp lý.
Việt Nam với hơn 3.200 km bờ biển, khoảng 3.000 hòn đảo, và hơn 11.000 loài sinh vật
biển, là cơ sở để nước ta phát triển nghề khai thác biển vững mạnh. Tuy nhiên, nếu không có
một chiến lược khai thác hợp lý, thì tiềm năng biển sẽkhông còn. Do vậy, để phát triển bền vững
nghề khai thác hải sản, cần đảm bảo tính bền vững về môi trường sinh thái, nguồn lợi và ổn định
xã hội.
Việt Nam là một quốc gia với tiềm năng tài nguyên biển to lớn. Biển đã được Nhà
nước đặt vào vị trí chiến lược quan trọng về cả kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Khai
thác biển ở nước ta cũng là một trong những nghề truyền thống tuy còn lạc hậu; khả năng quản
lý biển còn yếu. Vì thế, giống như các nước trong khu vực, nước ta đang phải đối mặt với nhiều
vấn đề môi trường và tài nguyên biển, đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Một trong những
nguyên nhân chính là hiểu biết về bản chất môi trường biển và nhận thức về tài nguyên biển còn
rất yếu. Trong bối cảnh kinh tế thời mở cửa, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên biển phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng rõ rệt.Vìthế, việc nghiên cứu sử dụng hợp lý và bảo vệ tài
nguyên môi trường biển cần được ưu tiên cao trong thời gian tới.
Do vậy, môn học sử dụng hợp lý tài nguyên biển có ý nghĩa và thực tiễn cao giúp cho sinh
viên nắm được các khái niệm cơ bản về tầm quan trọng của biển đối với con người, giá trị
và tiềm năng to lớn của tài nguyên biển đối với phát triển kinh tế - xã hội trong những
thế kỷ tới để từ đó xây dựng các định hướng nghiên cứu cũng như kế hoạch khai thác và
bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển một cách hợp lý.

II. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN BIỂN
II. 1Vai trò đối với sinh vật và con người

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 6


II.1.1.Điều hòa khí hậu toàn cầu

Phân tích các số liệu về hàm lượng CO2 do đại dương hấp thụ và thải ra, các nhà khoa học
Canada đưa ra kết luận, biển đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc điều hòa khí hậu toàn
cầu. Nó hấp thụ đến 30% lượng khí CO2 do loài người thải vào không khí hàng năm.
Nhóm nghiên cứu của Paul Giorgio và Carlos Duarte, Đại học Montreal ở Quebec

(Canada), đã tổng kết các số liệu đo đạc đơn lẻ về lượng khí CO2 tại các vùng biển trên thế giới
trong một mô hình toán học. Họ thấy rằng, trong 3 thập kỷ qua, hàng năm các sinh vật ở đại
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 7


dương thải từ 55,8 đến 76,1 tỷ tấn CO2; trong khi đó, lượng khí CO2 mà chúng hấp thụ dao
động từ 50,9 đến 86,5 tỷ tấn. Tính ra trung bình, mỗi năm biển "giải quyết" khoảng 2,7 tỷ tấn
CO2. Lượng khí này tương đương với 1/3 lượng khí CO2 do các hoạt động của con người sinh
ra trên trái đất.
Tuy nhiên, ở các vùng biển khác nhau lại có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ giữa lượng khí
CO2 được hấp thụ và lượng khí CO2 thải ra. Biển ôn đới hấp thụ nhiều khí CO2 hơn bình
thường, nhưng các vùng biển nhiệt đới đôi khi lại thải ra khí CO2 nhiều hơn. Điều đó có nghĩa
là, biển tuy đóng vai trò tích cực trong việc điều hòa khí hậu toàn cầu nói chung, nhưng nó cũng
có thể gây ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực, nhất là ở các bờ biển gần xích đạo.
II.1.2.Tài nguyên sinh vật được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, may mặc, mỹ phẩm,
dược liệu.
a)Hải sản
Hải sản được sử dụng rất thông dụng ở nhiều nước giáp biển. Việc khai thác hải sản bao gồm
các loại cá biển, động vật thân mềm (bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu...), động vật
giáp xác (tôm, cua), động vật da gai (nhím biển). Ngoài ra, còn các thực vật biển ăn được, chẳng
hạn như một số loài rong biển và vi tảo.
b) Hệ sinh thái rạn san hô .
Các rạn san hô đa dạng tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo.Chúng cũng có tầm

quan trọng ở nhiều đảo lớn và vùng bờ biển trong việc bảo tồn đất đai và sự tồn tại của con
người.
Hầu hết các rạn san hô tồn tại trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng nhưng chúng lại có
năng suất xấp xỉ như rừng nhiệt đới. Nhiều tác giả đánh giá hệ sinh thái san hô là cơ sở dinh
dưỡng hữu cơ, và là nguồn cung cấp thức ăn không chỉ cho bản thân sinh vật sống trong rạn mà
còn cho cả vùng biển chung quanh. Theo TS Nguyễn Văn Trai (Trường Đại học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh), các rạn san hô được coi là một trong những hệ sinh thái có năng suất cao nhất
trên thế giới. Chúng chiếm khoảng 0,1% diện tích bề mặt quả đất, nhưng nghề cá liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp với rạn san hô mang lại khoảng 10% sản lượng nghề cá thế giới.

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 8


Rạn san hô thường gắn bó chặt chẽ với rừng ngập mặn, thảm cỏ biển nên chúng tạo cho
thủy vực năng suất cao. Hàng năm, rạn san hô cung cấp hàng triệu tấn carbon cho các vùng
nước lận cận phục vụ cho quá trình sống trong đại dương.
Rạn cũng là nguồn lợi to lớn phục vụ cho giải trí và du lịch và được coi là có một giá trị văn
hóa hiện đại.Trước đây, câu và săn cá rạn là môn thể thao chính trên rạn, giờ đây xem và chụp
ảnh sinh vật rạn trở nên hấp dẫn hơn. Trong vài thập niên gần đây do nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí
tăng cao, rạn trở thành nguồn thu lớn cho ngành du lịch sinh thái. Các nguồn thu từ du lịch rạn
san hô ở Australia (Great Barrier Reefs) hàng năm thu gần 2 tỷ đô la Australia. Các rạn của
Florida thu mỗi năm thu 1,6 tỷ USD, chỉ riêng du lịch lặn ở Caribe và Hawaii thu khoảng 300
triệu USD.
Du lịch lặn ở Việt Nam bắt đầu khởi sắc từ cuối những năm 1990. Thành phố Nha Trang
được coi là trung tâm của du lịch biển Việt Nam, nơi có rạn san hô đa dạng và tuyệt đẹp.

Nguồn:
c) Các bãi cỏ biển

Chiếm 15% tổng lượng dự trữ cacbon của đại dương. Mỗi hecta cỏ biển có thể giữ một
lượng cacbon điôxít (CO2) gấp đôi so với mỗi hecta rừng mưa. Hàng năm cỏ biến cô lập được
27,4 triệu tấn CO2.
Cỏ biển là nơi sinh sản, ươm nuôi các giống hải sản ven bờ và giúp chắn sóng, giúp
chống xói mòn ven biển.Nghiên cứu ở vùng biển Địa Trung Hải cho thấy, tổng số loài cư trú
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 9


trong cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài 2 - 8 lần. Cỏ biển còn là nguyên liệu sử dụng
trong đời sống hàng ngày như vật liệu bao gói, thảm đệm, làm phân bón,thuốc súng.Ngày nay cỏ
biển được sử dụng nhiều trong ngành hàng nội thất.

d)Tảo
Là một loại protein có chứa các axit amin quan trọng liên quan đến quá trình trao đổi chất, ví dụ
sản xuất enzym và sản xuất năng lượng. Tảo chứa nhiều cacbon- hydrat phức và đơn, có thể
cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng bổ sung.
Tảo có thể được nuôi trồng trong các thiết bị phản ứng sinh học với mục đích sản xuất sinh
khối hoặc giảm phát thải CO2. Thiết bị phản ứng sinh học cũng được sử dụng để sản xuất các
nhiên liệu như etanol sinh học hoặc điêzen sinh học, giảm phát thải các khí gây ô nhiễm môi
trường như CO2 và NOx trong khí thải của các nhà máy nhiệt điện. Các thiết bị này hoạt động
dựa trên phản ứng quang hợp do tảo chứa chất diệp lục thực hiện.
Tảo có thể được sử dụng để sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm. Tảo caragen là chất ổn định
hóa có hiệu quả, được sử dụng trong các sản phẩm sữa.

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 10



II.1.3.Tài nguyên phi sinh vật cung cấp nguồn năng lượng quý giá.
a) Dầu mỏ
Đối với nền kinh tế
Nửa cuối thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí thống soái của dầu mỏ
và khí thiên nhiên với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội, bỏ xa nhiên liệu hóa thạch truyền
thống là than đá. Và cho đến nay dầu mỏ là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất
trong một nền kinh tế.


Dầu lửa được coi là “vàng đen”, chính vì sự ứng dụng rộng rãi trong gần như mọi hoạt động
sống của con người. Nó là nguồn nhiên liệu cho hầu hết các phương tiện giao thông vận tải,
và các ngành sản xuất khác (ngành công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic)



…)
Đối với nhiều quốc gia xuất khẩu dầu lửa, thì ngành công nghiệp khai thác dầu lửa là xương
sống cho cả một nền kinh tế. Nó đóng vai trò là nguồn thu nhập chính cho cả một nền kinh



tế quốc gia.
Đối với những nước nhập khẩu dầu mỏ, mọi ảnh hưởng dù là nhỏ nhất tới lượng cung, làm
thay đổi giá dầu đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ngành sản xuất của những nước
này. Dầu mỏ, tại các nước nhập khẩu, có thể coi là thứ thuốc bôi trơn cho nền kinh tế phát
triển.
Một quốc gia muốn duy trì được một nền kinh tế ổn định, và phát triển đều cần phải có một

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển


Trang 11


chiến lược năng lượng dầu mỏ một cách hợp lý, một chính sách an ninh năng lượng toàn
diện đảm bảo đủ nguồn dầu mỏ cần thiết cung cấp cho cả nền kinh tế.
Đối với nền chính trị
Chưa bao giờ trong lịch sử, dầu mỏ được coi là một công cụ đắc lực trong chính trị quốc tế như
hiện nay. Chính vì tầm quan trọng và tính chất ngày càng khan hiếm của dầu mỏ đã khiến cho
nó luôn ở trung tâm của rất nhiều các cuộc tranh cãi, được nhiều nước sử dụng để mặc cả cho
những vấn đề chính trị khác. Sức nặng của nó trên bàn đàm phán và sức thu hút mạnh mẽ của nó
đối với các nước lớn là thứ luôn được cân nhắc tới.


Đối tượng tranh giành

Nhiều bài học nhãn tiền cho thấy, Dầu mỏ chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc xung đột,
chiến tranh trên thế giới. Có thể kể đến ở đây một số cuộc chiến vị dầu mỏ như:
+ Cuộc chiến Iran- Iraq năm 1980.
+

Cuộc chiến Iraq – Kuwait 1991 hay còn gọi là cuộc chiến Vùng Vịnh: Iraq thôn tính Coet

với mục đích độc hưởng “ dầu mỏ trong vùng mỏ dầu” này.
+ Chiến tranh Iraq 2003.
+ Cuộc tranh giành quyền sở hữu biển Caspi giữa các nước xung quanh nó như Nga,
Cadacxtan, Iran, Adecbaigian, Tuôcmênixtan..
+ Sự tranh giành trong đường ống dẫn dầu giữa Nga, Trung quốc…
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tình trạng khan hiếm dầu lửa kèm theo nhu cầu ngày càng
tăng của loại hàng hữu hạn này đã lôi kéo mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn vào cuộc chiến

vị dầu này. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của mình, các quốc gia trên thế giới đang vận
động mạnh mẽ, tìm mọi cách để đảm bảo, và tăng cường nguồn cung dầu ổn định cho mình.


Lá bài chính trị
Cùng với sự tập trung mức độ cao tại khu vực Trung Đông – hay còn được gọi là “rốn dầu

thế giới”, và Trung Á – “căn cứ năng lượng của thế giới”, dầu mỏ từ lâu đã trở thành con bài
chính trị chiến lược trong việc gây dựng ảnh hưởng, lôi kéo bè phái chính trị, đưa yêu sách…
Tính chất này được minh chứng rõ nét nhất qua hành động của các tiểu quốc Ả Rập, khi tham
gia “điều đình”, tác động tới các cuộc chiến tại Trung Đông…
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 12


~~~> Với tầm quan trọng của mình, Dầu mỏ có thể được coi là một loại hàng hóa đặc biệt
nhất, chịu nhiều sự chi phối áp đặt bên ngoài các yếu tố kinh tế, thị trường thông thường trong
Thương mại quốc tế.
b) Khoáng sản
Biển và Đại dương không chỉ mang lại những giá trị tuyệt vời về cảnh quan và thủy sản mà
còn là nguồn cung cấp khoáng sản khổng lồ. Thế giới đang nỗ lực không ngừng để có thể thực
sự làm chủ nguồn tài nguyên quý giá đó, phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Những tài liệu
mới về khoáng sản biển tăng nhanh trong một vài thập kỷ gần đây. Trong đó phải kể đến các kết
hạch mangan (Mn, Cu, Ni, Co), vỏ tổ hợp cobalt giàu sắt (Fe, Mn, Co. Ni),những tổ hợp tụ
khoáng sulfur (Cu, Fe, Zn, Ag, Au); đặc biệt là tiềm năng khí hydrate được dự báo lớn gấp hơn 2
lần tổng trữ lượng năng lượng hoá thạch đã biết.
Có hai loại tài nguyên khoáng sản kim loại đáy biển sâu
+Một trong số chúng bao gồm các cục đa kim nhỏ có kích thước cỡ quả golf đến quả tennis
(nikel, cobalt, sắt và mangan với các tỷ lệ khác nhau). Các kết hạch này được kết tủa từ nước

biển qua hàng triệu năm trên trầm tích bề mặt của các đồng bằng biển thẳm rộng lớn dưới đáy
biển sâu (mực nước sâu 4-5km). Tích tụ có triển vọng nhất thuộc loại này là dưới dạng các kết
hạch giàu kim loại (tổ hợp nikel và đồng không dưới 2% khối lượng) được tìm thấy trong đới
đứt gãy ClarionClipperton thuộc vùng xích đạo từ Thái Bình dương giữa Hawai và Trung Mỹ, nơi đã được
Cơ quan Quốc tế về đáy đại dương chỉ định thăm dò cho những nhà đầu tư tiên phong; một vùng
triển vọng tương tự khác đã được chỉ định nằm ở Ấn Độ dương.
+Dạng thứ hai của khoáng sản biển đa kim là các vỏ sắt-mangan giàu cobalt - sự kết hợp
của các kim loại từ đất liền và biển. Các kết tủa từ nướcbiển dưới dạng những lớp mỏng (đến
25cm) trên các đá núi lửa của các núi ngầm dưới biển và các dãy núi lửa chìm dưới mặt biển ở
độ sâu khoảng 400mđến 4000m. Các vỏ này có nhiều nhất ở giữa và phía ngoài vùng đặc quyền
kinh tế của các quốc gia đảo Tây Thái Bình dương. Ước tính mỗi vùng mỏ có thể cung cấp tới
25% thị trường toàn cầu về cobalt (sử dụng để chế tạo chấtchống mài mòn, chiếu sáng, hợp kim
rắn, sơn), công nghệ khai mỏ và tinh chế quặng đang phát triển mạnh mẽ.
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 13


Giàn khai thác Deepsea Delta ngoài biển Barel của Tập đoàn Gazprom

Tàu phục vụ khảo sát, khai khoáng dưới đáy biển của Nautilus.
c.Băng cháy

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 14


Nhật Bản - nước nhập khẩu khí gas hóa lỏng nhiều nhất thế giới - mới đây tuyên bố họ đã
chiết xuất thành công khí gas từ băng cháy hay còn gọi là metan hydrat (methane hydrate) dưới

đáy biển. Không phải là nước duy nhất nghiên cứu công nghệ chiết xuất khí gas từ băng cháy
nhưng Nhật là nước đầu tiên thành công với công nghệ này, đem tới tia hy vọng mới cho việc
tìm nguồn nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch sẽ dần cạn kiệt. Băng cháy được tìm thấy
nhiều nhất dưới đáy đại dương mênh mông, theo ước tính thì lượng carbon trong metan hydrat
nhiều gấp đôi so với carbon được tìm thấy trong nhiên liệu hóa thạch.
Băng cháy hay metan hydrat được hình thành khi nước và khí gas metan trộn lẫn với nhau
dưới điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp, dẫn tới việc chúng bị đóng băng. Các con tàu thăm
dò của Nhật đã khoan xuống đáy biển ở độ sâu 300 mét để chiết xuất khí gas từ một lớp metan
hydrat. Để tách nước và khí metan, những nhà khoa học người Nhật đã bơm nước ra từ dưới đáy
biển, hạ thấp áp suất xung quanh để làm tan chảy băng và sau đó khí gas thiên nhiên được đưa
lên mặt đất. Ngoài ra, khí gas cũng có thể được chiết xuất bằng cách đốt cháy metan hydrat cứng
nhưng cách đầu tiên sử dụng ít năng lượng hơn.
Ngoài ra còn một số loại khoáng sản như:muối, cát, thạch anh, titan, sắt, cromit…

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 15


Nguồn:; www.baocaomoitruong.net; wwwvungtau.bariavungtau.gov.vn
II.1.4. Tiềm năng để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như Cô
Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quí, Côn Ðảo, Phú Quốc, v.v... có cư dân sinh
sống, là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch đồng thời đã, đang và sẽ được xây dựng
thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm cho đội tàu
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 16



khai thác hải sản, đồng thời làm nơi trú đậu cho tàu thuyền rong mùa bão gió.Trong vùng
biển có nhiều vịnh, vụng, đầm, phá, cửa sông, chằng hạn vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử
Long, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang, v.v... và trên 400 nghìn hécta rừng ngập mặn, là
những khu vực đầy tiềm năng cho phát triển giao thông, du lịch, đồng thời cũng rất thuận
lợi cho phát triển nuôi, trồng thuỷ sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá.
Về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác hải sản, người ta thường chia vùng biển
nước ta thành 4 vùng nhỏ, nhiều khi cũng ghép thành 3 vùng, đó là vùng biển Bắc Bộ,
vùng biển miền Trung và vùng Ðông -Tây Nam Bộ. Vùng biển Bắc Bộ và Ðông -Tây
Nam Bộ có độ sâu không lớn, độ dốc nền đáy nhỏ, trên 50% diện tích vùng biển có độ
sâu nhỏ hơn 50m. Vùng biển miền Trung có nét khác biệt lớn với các vùng trên, mang
đặc tính biển sâu. Nền đáy rất dốc. Ðường đẳng sâu 100m nhiều nơi chỉ cách bờ 10 hải
lý. Ðó là do khu vực miền Trung là nơi nước ta tiến về phía đông nhiều nhất, giáp với
vùng biển sâu. Ðây chính là lý do để nhiều chuyên gia đồng tình phân chia giới hạn của
các hoạt động khai thác hải sản gần bờ với các hoạt động đó trong vùng biển xa bờ, đối
với vùng biển miền Trung là ở độ sâu 50m, còn ở các vùng kia là 30m. Theo 2 mùa, nghề
khai thác cá biển trong một năm cũng chia thành 2 vụ có đặc tính khác biệt là vụ Nam
(tháng 3 -9) và vụ Bắc (tháng 10 -2 năm sau).
II.1.5 Phát triển giao lưu quốc tế bằng đường biển.
Ngành vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác vì những tiện lợi mà
nó mang lại, vận tải biển đã giúp khá nhiều đất nước trở nên giàu, mạnh vì lợi ích kinh tế mà nó
mang lại. Ngay từ thế kỷ V trước công nguyên con người đã biết sử dụng đường biển để làm các
tuyến đường giao thông giúp lưu thông hàng hóa và giao lưu giữa các vùng, các miền, các quốc
gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành
vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
a)Ảnh hưởng của ngành vận tải biển đối với buôn bán giữa các quốc gia và quốc tế
- Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 17



- Vận tải biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
- Làm phong phú đa dạng các mặt hàng trên mỗi vùng miền.
- Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường
trong buôn bán quốc tế.
- Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.
- Tăng lợi ích cho các quốc gia trên mọi vùng lãnh thổ.
b)Vì sao nên lựa chọn vận tải biển để vận chuyển hàng hóa?
Không phải ngẫu nhiên, các dịch vụ vận tải biển lại đảm nhận đến 3/5 khối lượng vận
chuyển hành hóa trên thế giới.Bởi các dịch vụ vận tải biển có thể đáp ứng vận chuyển được các
loại hàng hóa đường dài, trong khi với loại hình vận chuyển bằng đường bộ thì đa phần chỉ phù
hợp với việc vận chuyển hàng hóa ở cự li ngắn và trung bình.
Đặc biệt năng lực chuyên chở bằng đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở
của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương
thức vận tải khác.
Đặc biệt, phương thức vận chuyển bằng đường biển còn khắc phục được nhược điểm của
các hình thức vận chuyển khác đó là bằng cách lựa chọn đường biển để vận chuyển thì bạn có
thể vận chuyển những hàng hóa có khối lượng lớn, công kềnh, mức độ an toàn cao, thuận tiện
cho các mặt hàng nhập khẩu quốc tế với mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với vận tải bằng
đường bộ.

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 18


Nguồn:
II.2. Vai trò của biển đảo nước ta
Trong tiến trình lịch sử phát triển của đất nước, dân tộc ta đã xác định được vị trí, tầm quan

trọng của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020, đã xác định mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm
giàu từ biển và phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch
xuất khẩu của cả nước; giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội đất nước. Có vị trí nhìn ra Biển
Đông – Thái Bình Dương, dài trên 3.260 km và không gian biển rộng (diện tích vùng biển đặc
quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2) gấp 3 lần diện tích đất liền, có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ,
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng đối với các
nước trong khu vực và trên thế giới cùng nguồn tài thiên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Tài
nguyên biển là nơi mưu sinh cho hàng triệu cư dân Việt bao đời nay, là lá phổi của đất trời ban
cho và cũng là là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước, là phần Tổ quốc thiêng
liêng kể từ ngày đầu Mẹ Âu Cơ sinh hạ Trăm trứng.
II.2.1. Về phát triển kinh tế


Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Trữ lượng dự báo
tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4
đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng
chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 19


chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế
và dân sinh.
Đến nay, ngoài dầu khí, khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khai thác khác
nhau từ nhỏ đến lớn đã được phát hiện. Chúng thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây
dựng,đá quý và bán quý phân bố dọc ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển.
• Những phát hiện sa khoáng nguyên tố hiếm gần đây ở vùng cát ven biển và biển ven bờ nam
Trung Bộ cho thấy trữ lượng các sa khoáng nói trên khá lớn. Từ đây sẽ khai thác các nguyên tố

hiếm.Nguyên liệu rất quan trọng cho ngành công nghiệp quốc phòng và vũ trụ với tổng giá trị
dự tính không thua kém giá trị của dầu khí đã biết đến nay ở nước ta. Các mỏ sa khoáng ven
biển được khaithác từ thời Pháp thuộc như ở mỏ Bình Ngọc (Trà Cổ, tỉnh Quảng
Ninh), Vĩnh Mỹ (Huế), gần đây liên doanh với nước ngoài khai thác sa khoáng Kỳ
Anh,... Sa khoáng Nam Trung bộ đang chứng kiến hiện tượng khai thác nhỏ, lẻ vô tổ chức,


khiến cho suy giảm tài nguyên và sẽ tác động lâu dài đến môi trường khu vực.
Khai thác cát ven biển làm vật liệu xây dựng cũng được tiến hành ở nhiều nơi do loại cát này
giàu thạch anh, ít tạp chất, nhưng thuộc loại cát mặn, nên việc sử dụng chúng vẫn có nhiều hạn
chế và mang tính địa phương. Các mỏ vật liệu xây dựng khác tìm thấy ở đáy biển với trữ lượng
lớn nhưng việc khai thác chúng đòi hỏi công nghệ cao và bảo vệ vùng biển, nên chưa được tiến
hành.

Nguồn:
• Khai thác cát thủy tinh nổi tiếng là ở mỏ Vân Hải từ thời Pháp thuộc, sau này chỉ khai thác ở
quy mô địa phương. Khai thác cát thủy tinh được tiến hành hiện nay ở Cam Ranh liên doanh với
Nhật Bản.


Nghề làm muối ở nước ta đã có từ lâu đời và là nghề còn thủ công. Hiện nay hoạt động làm
muối từ nước biển được tiến hành trên khoảng 60.000 ha ruộng muối biển. Muối biển không chỉ
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 20


rất cần cho nhu cầu sinh hoạt hàng , mà còn cần cho ngành công nghiệp và y học

Ngoài


ra, nước biển để nuôi trồng thủy sản, để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,…

Nguồn:
• Ngoài việc phát triển công nghiệp khai thác dầu khí, ngành dầu khí đã phát triển nhiều lĩnh
vực quan trọngkhác như: chế biến lọc hóa dầu, kinh doanh sản phẩm dầu khí, dịch vụ kỹ thuật
dầu khí và cung cấp vật tư thiết bị cho ngành dầu khí, xây dựng các nhà máy điện với
doanh thu hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm, góp phần húc đẩy sự phát triển các ngành công
nghiệp và dịch vụ khác của đất nước, như ngành điện, phân bón,…
• Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo các điều tra về
nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng
11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130
loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du,
225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng
khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản
trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong
các ngành kinh tế của đất nước.
• Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện
đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy
núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng,
nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một
quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.
Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước…, các di tích lịch
sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 21


tại vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các

loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu
khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy
sóng, đua thuyền…
Mũi Né


Bãi cát đẹp là một trong những điểm cộng lớn nhất của bờ biển Mũi Né. Nơi đây quyến rũ
với thứ cây đặc trưng của vùng nhiệt đới – cây cọ. Những lá cọ xanh rì đu đưa trước làn gió
biển, những cồn cát vút cao như ngọn tháp… Đó là hình ảnh khiến du khách nhớ nhất khi rời xa
nơi đây.
Nằm dài trên bờ biển, bạn có thể được tận hưởng dịch vụ mát-xa giá rẻ tuyệt vời hoặc đốt
cháy calo với những môn thể thao dưới nước.Nơi đây là điểm đến thú vị cho cả những du khách
thích lười biếng hoặc ưa năng động trong kỳ nghỉ hè.
Phú Quốc

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 22



Phú Quốc đơn giản là hòn đảo đẹp nhất Việt Nam, nơi đây là vùng biển trời tự do phóng
khoáng bậc nhất. Điểm xuyết trên đảo là những bãi cát trắng hoàn hảo, nên thơ, những khu rừng
nhiệt đới rậm rì.
Bãi Dài được thiết kế kỳ công, bãi Ông Lang tràn ngập sự lãng mạn, bãi Sao hấp dẫn không
cưỡng lại nổi.Hãy cho mình một khoảng thời gian đủ dài để tận hưởng nét đẹp rất riêng của mỗi
bãi biển trên đảo Phú Quốc.
Côn Đảo

Khai thác và sử dụng tài nguyên biển


Trang 23


Những hòn đảo lớn nhỏ ở Côn Đảo cho tới lúc này vẫn tránh được sự xô bồ thường thấy ở
những khu du lịch nổi tiếng, được đông người biết tới.Một phần vì địa thế của Côn Đảo khá
cách biệt so với bờ biển.
Hãy nhanh chân tới và tận hưởng một khu nghỉ mát nguyên sơ, thanh bình khi nó còn chưa
bị thương mại hóa.Ở đây dịch vụ resort mới được quan tâm phát triển nên khung cảnh phần lớn
vẫn chưa bị tác động.Nơi đây thấm đẫm một vẻ thôn dã, bình dị, hứa hẹn sẽ trở thành một trong
những địa điểm du lịch phát triển nhất của Việt Nam trong tương lai.


Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết
mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông
với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam
là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định
nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như:
Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát
Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân
Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú
Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển
và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng
biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc
một cách nhanh chóng và thuận lợi.
II.2.2.Về quốc phòng-an ninh
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và
đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên
hoàn bảo vệ Tổ quốcNgày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam
có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh

thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng
nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 24


các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên
rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều
nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển.
Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực
lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan
trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.
II.2.3.Tầm quan trọng chiến lược của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông
Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với
nhiều nước. Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong
những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới.
Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á có hai điểm trọng yếu: Thứ
nhất là eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của lndonesia và Malaysia). Vị trí này vô cùng
quan trọng vì tất cả hàng hoá của các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua. Ba eo biển thuộc
chủ quyền của lndonesia là Sunda, Blombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình
huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do gì đó. Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các
eo biển này thì hàng hoá giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì
quãng đường dài hơn. Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường
hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu cho giao lưu hàng hoá của nhiều nước
Châu Á. Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông
Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22% (trị giá
khoảng 31 tỷ đô la). Nếu khủng hoảng nổ ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo
đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và

không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm
soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các
Khai thác và sử dụng tài nguyên biển

Trang 25


×