Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Nhóm 6 ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÀI BÁO CÁO
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Chủ đề: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẤT
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
GVHD: Lê
Quốc Tuấn
Lớp:
DH13DL
Thành viên
nhóm:
1. Dương
Tiến Đạt
2. Huỳnh
Yên Như


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
3.
4.
5.
6.
7.

Nguyễn Thị Ánh Huệ
Trần Sơn Nam


Nguyễn Quốc Hiệp
Lê Thế Phương
Nguyễn Thanh Duy

Tháng 4-2014

LỜI NÓI ĐẦU
Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con
người...Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi
để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các
công trình khác. Thế nhưng ngày nay, con người đã quá lạm dụng nguồn tài
nguyên quý giá này và đã có nhiều tác động có ảnh hưởng xấu đến đất như: dùng
quá nhiều lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất tích trữ
một lượng lớn kim loại nặng và làm thay đổi tính chất của đất. Dân số ngày càng
tăng nhanh cũng là vấn đề đáng lo ngại, rác thải sinh hoạt và vấn đề canh tác, nhu
cầu đất sinh sống và khai thác khoáng sản, đã và đang dần biến môi trường đất bị ô
nhiễm một cách trầm trọng.
Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa
trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay
10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá, và đất ô nhiễm có nguy cơ mất
khả năng canh tác.
Đề tài hôm nay của chúng tôi là: ô nhiễm môi trường đất, với hy vọng là một
phần nào đó giúp các bạn hiểu hơn tầm quan trọng của môi trường đất và mức độ ô
nhiễm môi trường đất hiện nay, qua đó là một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta, là
những con người cùng sinh sống trên trái đất.
Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ không chỉ môi trường đất mà là cả môi trường
sống của chúng ta, vì bảo vệ môi trường là tự cứu sống chính mình.

Trang 2/46



Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục

MỤC LỤC
TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

I.

I.1
I.2

TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA TRÁI ĐẤT………………….4
VAI TRÒ CỦA ĐẤT……………………………………….7

II. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
II.1
II.2

KHÁI NIỆM Ô NHIỄM ĐẤT…………………………....11
CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHỄM ĐẤT
1.
2.
3.
4.
5.

Ô nhiễm do phát triển nông nhiệp..........................................12
Ô nhiễm do phát triển công nghiệp........................................19
Ô nhiễm do phát triển các làng nghề....................................21

Ô nhiễm do rác thải................................................................23
Ô nhiễm do các hoạt động quản lý, quy hoạch......................28

II.3

ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM ĐẤT ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI……………………………..31
II.4 THỰC TRẠNG Ô NHIÊM ĐẤT
1. Ô nhiễm đất trên thế giới............................................38
2. Ô nhiễm đất ở nước ta.................................................38
II.5 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM ĐẤT
1. Biện pháp kĩ thuật........................................................43
2. Biện pháp quản lý........................................................44
III. KẾT LUẬN ………………………………………………………... 45

I. TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
Trang 3/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
I.1

TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA TRÁI ĐẤT

Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên
dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.
1. Cấu tạo của đất.

Các loại đá và khoáng cấu tạo nên vỏ trái đất dưới tác động của khí hậu,

sinh vật, địa hình, trải qua một thời gian nhất định dần dần bị vụn nát và cùng với
xác hữu cơ sinh ra đất. Sau này, các nhà nghiên cứu bổ sung thêm một yếu tố đặc
biệt quan trọng đó là con người. Chính con người khi tác động vào đất đã làm thay
đổi nhiều tính chất đất và nhiều khi đã tạo ra một loại đất mới chưa từng có trong
tự nhiên (ví dụ như đất trồng lúa nước…).
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể
thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:
 Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.
 Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh
dưỡng của đất.
 Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
 Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
 Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
 Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.
Đất được được tổng hợp bởi: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian,
đó là những nhân tố quyết định tới việc hình thành đất.
a) Đá mẹ:

Đá là nền móng của đất. Do đá bị phá hủy vỡ vụn nên thành phần khoáng của
đất chiếm tới 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá
nhiều Kali thì đất giàu Kali…
b) Sinh vật:

Chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng
của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất mùn hữu cơ, tạo nên
độ phì cho đất. Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ vi sinh vật các
loại. Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng hòa tan trong quá
trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử (N 2) từ không khí ở dạng chất
hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng. Bên cạnh đó, trong mỗi gam đất cũng có
hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và động vật không xương sống khác tồn tại.

c) Khí hậu, địa hình (đặc biệt là trị số nhiệt ẩm)
Trang 4/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
Ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của
đá. Còn địa hình đóng vai trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên
cung cấp cho mặt đất. Cùng ở một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời
cho như nhau nhưng ở địa hình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt đất thì nóng..
d) Thời gian:

Thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi quá trình
diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.
2. Bản chất của đất và thành phần của đất
- Phần rắn của đất được hình thành từ thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.
+ Vô cơ (chiếm 97-98% trọng lượng khô): oxi và silic chiếm tới 82% trọng
lượng, các cấp hạt có đường kính khác nhau hạt cát( từ 0,05 đến 2mm), limon
(bột, bụi) (từ 0,002 đến 0,05mm) và sét (nhỏ hơn 0,002mm). Tỉ lệ % của các hạt
cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
+ Hữu cơ: các mảnh vụn thực vật (xác lá cây), các chất thải động vật (phân,
nước tiểu, xác chết v.v) và các chất hữu cơ chưa phân hủy khác. Các chất này khi
bị phân hủy, tái tổ hợp tạo ra chất mùn (este của các axít cacboxylic, các hợp chất
của phenol, và các dẫn xuất của benzen, là một loại chất màu sẫm và giàu các chất
dinh dưỡng).
Vai trò của các hợp chất hữu cơ và mùn:
. Giữ nguyên tố vi lượng trong đất
. Là hệ đệm
. Có khả năng giữ nước làm cho đất tươi tốt hơn.
- Các tầng đất :

A) Lớp đất mùn: Là lớp chứa các chất hữu cơ ở dạng tương đối chưa bị phân
hủy. Lớp này có bề ngoài chung là sẫm màu, mùi và cấu trúc đa dạng. Các chất
hữu cơ thô, bán phân hủy có thể nhận ra được trong thành phần của lớp này, ví dụ
lá khô rụng hay đang thối rữa, cành gãy v.v.
B) Lớp đất mặt: Chứa các chất hữu cơ đã phân hủy tương đối kỹ, trộn lẫn với
một lượng nhỏ khoáng chất.
C) Lớp hỗn hợp của các chất hữu cơ đã phân hủy và khoáng chất.
D) Lớp đất cái hay lớp khoáng chất, thành phần của lớp này thay đổi tùy theo
bản chất của đất cũng như của vật chất nguồn gốc của nó.

Trang 5/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
E) Lớp đá móng hay vật chất nguồn gốc của đất, lớp này bị phân hủy ở phần bề
mặt trên cùng do hiệu ứng của sự phong hóa và phân rã. Bản chất của vật chất
nguồn gốc nguyên thủy xác định thành phần của đất và tự nó là kết quả của các quá
trình địa chất (ví dụ như sự đóng băng, hoạt động núi lửa v.v) nào là phổ biến nhất
trong khu vực.
3. Không khí và nước trong đất:
- Nước trong đất
+Tồn tại trong các lỗ xốp nên rất dễ bị mất nước.
+ Trong hợp chất hữu cơ do hấp thụ các tác nhân vật lý hoặc hóa học.
+ Khoáng sét giữ cho diện tích bề mặt lớn.
+ Khi bị úng nước thì tính chất của đất bị biến đổi do:
. Lượng oxy trong đất giảm mạnh
. Keo đất bị bẻ gãy àchuyển sang dạng khác.
. Nước dư thừa: cây chết hoặc không phát triển.
- Không khí trong đất:

+ Lỗ xốp không khí chiếm khoảng 35%
+ Thành phần chủ yếu là O2, CO2…
- Dịch đất:
+Phần nước trong đất chứa các chất tan: làm cho cây trồng hấp thụ được các
chất dinh dưỡng, vận chuyển các chất hữu cơ đến và đi khỏi các hạt đất, cung cấp
nước cho thực vật.
+ Các cation.
4. Chất dinh dưỡng vi lượng và dinh dưỡng đa lượng trong đất.
- Chất dinh dưỡng đa lượng:
+ Thực vật cần: C, H, O, N, P, K, C, Mg, K, S. Không khí cung cấp O, C, N còn
những nguyên tố còn lại lấy từ đất.
+ N, P, K là chất dinh dưỡng quan trọng đến sự phát triển của thực vật, làm tăng
năng suất vụ mùa.
- Chất dinh dưỡng vi lượng: Bo, Cl, Zn, Cu, Mn, Mo, Zn…tham gia vào quá
trình oxi hóa và quá trình khử trong cơ thể thực vật.
Trang 6/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
5. Tính chất của đất:
Đất có những tính chất khác nhau như cơ học, vật lí, hoá học, sinh học, vv.
Tính chất đất quyết định độ phì nhiêu đất, khả năng trồng trọt của đất.
- Tính chất cơ học quyết định quan hệ của đất với những tác động cơ học bên
trong và bên ngoài như tính dính, tính dẻo, tính trương, tính co, độ cứng, độ đàn
hồi, sức chống nén, vv.
- Tính chất vật lí: biểu thị trạng thái vật lí học của đất như thành phần kích
thước cấp hạt, cấu trúc (kết cấu đất), tỉ trọng, độ xốp của đất, tính dẫn nhiệt, không
khí, dẫn điện, phóng xạ... của đất. Các tính chất này quyết định chế độ thông khí,
chế độ nhiệt, chế độ nước của đất.

- Tính chất hoá học (nông hoá), hàm lượng và thành phần các hợp chất hoá học
trong đất, độ chua, độ kiềm, độ trung tính của đất, khả năng hấp phụ (CEC) của
đất, độ no kiềm, độ mặn, độ phèn của đất, vv.
- Tính chất nước của đất gồm tính thấm, tính hút ẩm, tính leo của nước, các loại
độ ẩm đất, vv.
- Tính chất sinh học của đất: quần thể sinh vật đất, vi sinh vật đất, hàm lượng
các hợp chất men, vitamin, kháng sinh của đất.

I.2 VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của
con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai
ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phố cuả ngành nông nghiệp. Vai trò của
đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú,
làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành ngành
kinh tế chủ đạo. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố
trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời
sống nhân dân.
Đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tếxã hội. địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa mang tính chất chuyển
tiếp, mạng lưới sông ngòi, nguồn nước ngầm khá phong phú, thảm thực vật khá đa
dạng, phong phú, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tình hình kinh tế, xã hội
ổn định đã có nhiều thuận lợi và cũng gây ra không ít khó khăn cho đất đai.
Một số loại đất ở nước ta như:
Đất trung du miền núi gồm các loại chính: đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ
Trang 7/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, các loại đất mùn,
đất đỏ nâu trên đá macma trung tính và basic...

Đất đồng bằng gồm đất phù sa không bồi hàng năm, đất phù sa bồi hàng
năm... Các loại đất này có đặc điểm, tính chất vật lý, hoá học khác nhau.
Mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Vì vậy,
cần nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và mô
hình sử dụng đất đai phù hợp.
Trong đó một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng có
những loại đất cần được cải tạo. Cho nên, cần nắm vững đặc điểm từng loại đất,
lựa chọn cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh
tế trong quá trình sử dụng đất.

Trang 8/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục

Đất phù sa phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là : lúa
nước.Trung du và miền núi chủ yếu tập trung đất badan và feralit,phù sa cổ phù
hợp với các loại cây công nghiệp như : chè ,cà phê,cao su,hồ tiêu,điều,…và sự
phân bố của các loại cây này còn phụ thuộc vào khí hậu mà chủ yếu là độ cao.
Ngoài diện tích đất bề mặt , nước ta còn có một bộ phận lớn đất ngập nước: các
đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngâp mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước
nhân tạo…với nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu,
thức ăn,giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm…ngoài ra nó
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải,điều hoà dòng chảy (giảm lũ
lụt và hạn hán),sản xuất nông nghiệp và thủy sản,điều hòa khí hậu địa
phương,chống xói lở ở bờ biển,ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông
nghiệp,tích lũy nước ngầm,cứ trú của chim,giải trí,du lịch,….Nhiều nơi đã tăng
hiệu quả sử dụng đất ngập nước trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi tôm quảng
canh, quản canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp như đồng bằng

sông Cửu Long, Cà Mau,Bạc Liêu,Bến Tre, An Giang,…

Trang 9/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục

II.

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

II.1 KHÁI NIỆM Ô NHIỄM ĐẤT
"Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất ô nhiễm".
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào có
nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người
trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến.
Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện
tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm
ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng
tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần
chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó
khăn và tốn nhiều công sức.

II.2 CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM ĐẤT
Ô nhiễm do phát triển nông nhiệp
a) Do phân bón
Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng
lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc

làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các
chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường
đất.
1.

Bảng 5: Sử dụng phân bón vô cơ ở nước ta qua các năm
Trang 10/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
( Đơn vị : nghìn tấn)
Năm

N

1990

425,4

2000

P

K

NPK

Tổng


105,7

29,2

62,3

560,3

1332,0

501,0

450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6


2007

1357,5

551,2

516,5

179,7

2425,2

(Nguồn : Cục trồng trọt 2008)

Hiện nay trên thế giới, cũng như trên nước ta có nhiều loại phân bón, cả phân
bón hữu cơ, phân bón hoá học( vô cơ). Nhưng việc sử dụng nhiều lần, với liều
lượng ngày càng tang đang góp phần gây ô nhiễm đất bởi việc pha lẫn các tạp chất
không dung hoà với chu trình chuyển hoá dinh dưỡng tự nhiên trong đất bị trộn lẫn
vào
- Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây trồng chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa
30% lượng phân bón vào đất. Phần còn lại sẽ bị rửa trôi theo nước hoặc nằm lại
trên đất gây ô nhiễm môi trường.
Ví dụ:
+ Phân lân rất dễ chuyển hóa thành nitrat NO3-. Một phần nitrat được thực vật hấp
thụ làm chất dinh dưỡng nhưng nếu tích lũy quá nhiều nitrat NO3- sẽ sinh ra quá
trình đềnitrat (khử nitrat) bởi vi sinh tạo nên nitrit NO2- là chất sẽ theo dây chuyền
thực phẩm đi vào động vật gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Mặt khác, các anion NO3và NO2- ít bị hấp phụ trong đất (vì hầu hết các keo trong đất là keo âm) sẽ đi vào
nước, gây ô nhiễm nước. Tổ chức y tế thế giới WHO(1992) đã kiến nghị, hàm
lượng NO3- trong rau không quá 300 mg/kg rau hay 5mg/kg cơ thể người. Do chạy
theo lợi nhuận, nông dân ở một số vùng đã bón phân đạm không hạn chế làm cho

hàm lượng NO3- trong một số loại rau quả quá cao: cải bắp 867mg/kg, cà rốt
190mg/kg, hành tây 180mg/kg.
Trang 11/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
+ Hàm lượng (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, superphotphat còn tồn dư acid nếu bón liên
tục mà không có biện pháp trung hòa sẽ làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơvà
xuất hiện nhiều độc tố đối với cây trồng (như: Al3+, Fe3+, Mn2+…) làm giảm hoạt
tính sinh học của đất.
+ Một ví dụ khác có thể nêu lên là vấn đề sử dụng phân supe lân. Trong phân supe
lân thường có khoảng 5% acid H2SO4 tự do, khi đi vào môi trường đất sẽ làm giảm
độ pH của đất. Mặt khác thành phần của phân supe lân là muối của các axit nên khi
hòa tan cũng làm ảnh hưởng tới pH môi trường của đất. Do trong đất có các ion
kim loại như Fe+3,Al+3, kết hợp với lượng phân bón supe lân dư thừa tạo thành
photphat kim loại không tan làm cho đất chai cứng và hủy diệt các vi sinh vật có
ích trong đất.
Trong môi trường axit
Al3+ + HPO42- àAl2(HPO4)3â
Al3+ + H2PO4- àAl(H2PO4)3â
Trong môi trường kiềm:
6HPO42- + 10 CaCO3 + 4H2O Ca10(PO4)6(OH)2 + 10 HCO3- + 2OH-.
- So sánh với các nước có nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới thì lượng phân
của nước ta còn thấp, nhưng nó là một nguyên nhân gây ô nhiễm đất, nước là do:
+ Hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta còn thấp: Đạm đạt 30-45%, Lân 40-45%,
Kali 40-50%. Lượng phân thất thoát năm 2007 là 1455,1 nghìn tấn(814,5.103 tấn
N, 330,7.103 tấn P, 309,9.103 tấn K).
+ Bón phân không đều: Lượng phân bón quá nhiều ở đồng bằng và quá ít ở vùng
trung du,miền núi. Lượng phân bón tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia

đình.
+ Bón phân không đúng kĩ thuật: Phân bón chủ yếu được bón trên mặt đất, mặt
ruộng do đó dễ bị mất. Nếu bón vùi sẽ tăng hiệu quả bón phân đạt đến 70-80%

Trang 12/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục

Phân bón hóa học gây ô nhiễm đất

Trang 13/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
+ Bón phân không cân đối: Hầu hết người nông dân đều sử dụng quá nhiều phân
đạm để bón cho cây trồng, trong khi đó P và K lại thấp. Tỉ lệ phân bón N,P,K mất
cân đối một cách nghiêm trọng (10:3:1), tỉ lệ này của thế giới là 10:4:3 (năm 2003)
lượng K sử dụng ở nước ta rất thấp. Việc bón phân mất cân đối sẽ làm giảm hiệu
quả của phân bón đối với cây trồng và ảnh hướng xấu đến chất lượng đất.
+ Chất lượng phân bón không đảm bảo: Nhiều loại phân bón bản thân nó có chứa
nhiều chất độc hại:
.Ví dụ:Các tạp chất trong phân superphophat

Kim loại

Hàm lượng


Arsenic

2,2 – 12 ppm

Cadmium

50 – 170

Chlomium

66 – 243

Cobalt

0–9

Đồng

4 – 79

Chì

7 – 92

Nicen

7 – 32

Selenium


0 – 4,5

Vanadium

20 – 180

Kẽm

50 – 1490

Phân bón được chế biến từ rác thải đô thị, phế phẩm sản xuất có chứa nhiều kim
loại nặng và các vi sinh vật gây hại.

Trang 14/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
Ví dụ: Theo nghiên cứu của Viện Nông hóa thổ nhưỡng từ 2004-2007 thì Hg và
Coliform là những yếu tố thường xuyên vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong các
lọai phân nói trên.
.Một số loại phân P nhập khẩu có chứa hàm lượng Cd quá cao
Ví dụ: Phân P nhập từ vùng nam Mỹ và Châu Phi có hàm lượng Cd ở mức cao trên
200 ppm.
* Sử dụng phân hữu cơ:
Trong phân chuồng cũng có chứa rất nhiều các loại kim loại nặng và các vi
sinh vật gây hại. Ở Việt Nam, phân chuồng thường ít được ủ đúng kỹ thuật và bón
đúng liều lượng nên dễ gây ô nhiễm môi trường đất, gây hại cho động vật và
người. Bởi vì trong phân bón này có chứa nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi
trùng, và các mầm bệnh dễ lây lan. Khi bón vào đất chúng có điều kiện phát triển

làm ô nhiễm môi trường sinh thái qua lan truyền trong nước mặt hoặc bốc hơi
trong không khí. Mặt khác, lạm dụng quá nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm
khí sẽ làm tăng quá trình khử, sinh ra các chất ô nhiễm như: H2S, CH4 và tạo mùi
khó chịu, làm giảm pH của đất.
do thuốc bảo vệ thực vật
Cùng với phân bón thì hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y cũng được sử
dụng ngày càng nhiều, hiện nay Việt Nam sử dụng trên 300 loại thuốc bảo vệ thực
vật được sử dụng( có cả các loại thuốc bị cấm như Wolfatox, Monitor, DDT).
Lượng sử dụng là không lớn( từ khoảng 0,5-1 Kg/ha/năm), tuy nhiên, cũng như
phân bón, việc sử dụng không hợp lý đã làm cho thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y
trở thành một nguồn gây ô nhiễm.
b)

. Bảng 6: Lượng thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ trong cả nước qua các năm

Năm

Diện tích canh
tác(triệu ha)

Khối lượng thuốc
Lượng thuốc bình
nhập khẩu(tấn thành
quân(Kg.a.i)/ha
phẩm quy đổi)

1995

10.5


25.666

0.85

Trang 15/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
1996

10.5

32.751

1.08

1997

10.5

30.406

1.01

1998

10.5

42.738


1.35

1999

10.5

33.715

1.05

Từ năm 2000 đến nay,trung bình mỗi năm tiêu thụ trên 30000 tấn thuốc bảo vệ thực
vật thành phẩm
(Nguồn: Cục bảo vệ thực vật, 2004)
Việc áp dụng các biện pháp đó là không thể thiếu trong nền nông nghiệp hiện
đại tuy nhiên các biện pháp đó đang bị lạm dụng và sử dụng một cách không phù
hợp đã trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Các thuốc bảo vệ thực vật thường là những hóa chất độc, khả năng tồn dư
lâu trong đất tươi, tác động tới môi trường đất, sau đó đến sản phẩm nông nghiệp,
đến động vật và người, theo kiểu tích tụ, ăn sâu và bào mòn. Hiện nay do sử dụng
và bảo quản thuốc BVTV chưa đúng quy định nên đã gây ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí và nông sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bảng 7: Thời gian tồn lưu trong đất của một số nông dược

Loại nông dược

Thời gian bán phân hủy (năm)

Hợp chất kim loại nặng


10 – 30

Clo hữu cơ (666, DDT)

2–4

Thuốc trừ cỏ

1–2
Trang 16/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
2,4 D và 2,4,5 T

0,4

Thuốc trừ sâu dạng lân hữu cơ

0,02 – 0,2

Ô nhiễm do phát triển công nghiệp
Lưu vực của các sông Nhuệ, sông Đáy có diện tích tự nhiên khoảng 7665km2
chảy qua các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hoà Bình, Ninh
Bình. Tuy nhiên , chất lượng nguồn nước ở lưu vực 2 con sông này đang ngày càng
ô nhiễm, suy thoái do chịu tác động quá mạnh tiêu cực trong quá trình phát triển
kinh tế. Trung bình mỗi ngày sông Nhuệ, sông Đáy phải nhận khoảng 30 tấn rác
thải các loại, trong đó khoảng một nữa là rác thải công nghiệp, còn lại là rác thải

sinh hoạt của các khu dân cư và rác của các làng nghề.
2.

Bên cạnh đó nước thải sinh hoạt của hơn 10 triệu cư dân không được xử lí cũng
ngày đêm đang đổ thẳng vào các sông, hồ trong lưu vực đã trưc tiếp làm gia tang ô
nhiễm đất đai. Chất thải rắn đô thị cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường đất nếu không được quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật.
_Chất thải rắn đô thị rất phức tạp, nó bao gồm các thức ăn thừa, rác thải nhà bếp,
làm vườn , đồ dùng hỏng , gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải,các loạirác đường
phố bụi, bùn, lá cây…
Ở các thành phố lớn , chất thải rắn sinh hoạt được thu gom , tập trung ,phân
loại và xử lý. Sau khi phân loại có thể tái sử dụng hoặc xử lý rác thải đô thị để chế
biến phân hữu cơ, hoặc đốt chôn. Cuối cùng vẫn là chôn lấp và ảnh hưởng tới môi
trường đất.
Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi chôn lấp có thể do mùi hôi thối sinh ra
do phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất , giảm lượng oxi trong đất.
Các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán , thấm và ở lại trong
đất.
Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ rất
cao ( thông qua chỉ số BOD và COD) cũng như các kim loại nặng như Cu , Zn,
Trang 17/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
Pb, Al ,Fe, Cd , Hg và cả các chất như P ,N, … cũng cao. Nước rỉ này sẽ ngấm
xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm.
Ô nhiễm môi trường đất còn có thể do bùn cống rãnh của hệ thống thoát
nước của thành phố là mà thành phần các chất hữu cơ , vô cơ, kim loại tạo nên các
hỗn hợp các phức chất và đơn chất khó phân hủy.


Trang 18/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
Nước sông Nhuệ đen đặc, bốc mùi khó chịu

Do các chất phóng xạ

Nguồn ô nhiễm đất bởi các phóng xạ là những phế thải của các trung tâm
khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện
nguyên tử, các bệnh viện dùng chất phóng xạ và những vụ thử vũ khí hạt nhân. Các
chất phóng xạ thâm nhập vào đất và theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động
vật và con người. Người ta thấy rằng, sau mỗi vụ nổ thử vũ khí hạt nhân thì chất
phóng xạ trong đất tăng lên gấp 10 lần. Tỷ lệ giữa lượng đồng vị phóng xạ có trong
cơ thể động vật với lượng đồng vị phóng xạ có trong môi trường được gọi là” hệ số
cô đặc” sau các vụ nổ bom nguyên tử trong đất thường tồn lưu ba chất phóng xạ
Sn90; I131 ;Cs137 .
Các chất phóng xạ này xâm nhập vào cơ thể người, làm thay đổi cấu trúc tế bào,
gây ra những bệnh về di truyền, bệnh về máu, bệnh ung thư…

Đất chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ
Trang 19/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
Cá hồi nước ngọt bị nhiễm phóng xạ


Ô nhiễm do phát triển các làng nghề
“Môi trường và những tồn tại trong hoạt động sản xuất làng nghề Việt Nam” do Viện
khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách Khoa hà Nội và Bộ Khoa học
và Công nghệ tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra những con số đáng báo động về hiện
trạng môi trường tại các làng nghề. 100% mẫu nước thải tại các làng nghề đều có thông số
vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu và biểu hiện của tình
trạng ô nhiễm nặng nề.
3.

Nước thải tại khu vực sản xuất chứa hàm lượng BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa) rất
cao, có khi lên tới 2.003mg/lít, hàm lượng COD (nhu cầu oxy hóa học) cao gấp 3,2 đến
8,93 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Như làng nghề sơn mài Hạ Thái đã đứng trước tình trạng môi trường từ vài năm trở
lại đây khi người dân phải đối mặt với những hơi độc, nước thải,… Hội bảo vệ môi
trường công nghiệp cho biết, nồng độ hơi xăng và dung môi hữu cơ đo được tại các xưởng
sản xuất cao gấp 10-15 lần so với tiêu chuẩn quy định của Việt Nam.

Trang 20/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục

Người dân xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, khốn khổ vì môi trường ô nhiễm do
nguồn nước từ các làng nghề chưa qua xử lý xả xuống sông Đáy.

Ở Vĩnh Phúc, sự phát triển sản xuất nghề đã góp phần quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu
vực nông thôn. Tuy nhiên, ngoài các mặt tích cực của làng nghề thì hoạt động sản
xuất của làng nghề đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường.Kết quả điều tra năm

Trang 21/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
2012 cho thấy, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực làng nghề vào
khoảng 40 - 55%; biện pháp xử lý chất thải tại các làng nghề còn thô sơ và chưa
đồng bộ. Qua khảo sát 22 làng nghề cho thấy, chỉ có 11 làng nghề chất thải rắn
được thu gom, xử lý và 9 làng nghề có bãi chôn lấp chất thải rắn. Nước thải và khí
tại các làng nghề chưa được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm đất
nghiêm trọng.

4.

Ô nhiễm do rác thải

Ước tính mỗi người dân đô thị Việt Nam hiện nay trung bình mỗi ngày thải khoảng 2-3 kg
chất thải rắn, gấp đôi lượng rác thải bình quân trên đầu người ở nông thôn . Tình hình
trong thời gian gần đây đã trở nên bức xúc, đặc biệt ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng.
Trang 22/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục
Theo thống kê tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình 15%/năm, vởi
tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000
tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử lý. Thời gian gần đây, tình hình xả
rác bừa bãi cũng như những bất cập trong khâu xử lý chôn lấp rác thải trở thành vấn nạn ở
nước ta, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Đáng quan ngại nhất là

chất thải y tế. Loại chất thải này chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải rắn nhưng mức nguy hại
lại lớn hơn nhiều, trung bình mỗi ngày có khoảng 300 tấn chất thải rắn, trong đó có tới 34
tấn rác thuộc loại nguy hại, cần xử lý triệt để.
+ Số liệu phân bố rác thải ô nhiễm trầm trọng ở các tỉnh:
• Số tỉnh không có rác thải ô nhiễm: 14/64
• Số tỉnh có rác thải ô nhiễm, nhưng ít, còn nhẹ: 36/64
• Số tỉnh có rác thải ô nhiễm ở mức vừa: 3/64
• Số tỉnh bị ô nhiễm rác thải ở mắc nặng: 6/64.
Theo thiennhien.com.vn, ngày 15-07-2008

Đối với khu vực ngoại thành, diện tích rộng, dân cư không tập trung, thành phần rác thải
nhiều loại hơn do hoạt động nông nghiệp: các loại bao bì phân bón, vở hộp thuôc trừ sâu
dẫn đến khó thu gom rác thải; đồng thời ý thức của người dân chưa cao và hệ thống vận
chuyển bị hạn chế cả về nhân lực lẫn phương tiện.
Tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp của nước ta mỗi năm khoảng 2,6
triệu tấn, chiếm 20-25% tổng lượng chất thải sinh hoạt cảu cả nước (tùy theo quy mô và
cơ cấu công nghiệp của từng địa phương), trong đó chất thải nguy hại khoảng 130.000
tấn/năm. Có tới gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực
Đông Nam Bộ, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh phát sinh 31% tổng lượng chất
thải cả nước.

Trang 23/46


Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục

Rác thải y tế không được xử lý

Trang 24/46



Ô nhiễm đất và biện pháp khắc
phục

Rác thải sinh hoạt của người dân được xả bừa bải

Rác thải sinh hoạt của người dân

Trang 25/46


×