Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Nhóm 4 ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÀI BÁO CÁO
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Ô NHIỄM NƯỚC VÀ GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC
GVHD : Lê Quốc Tuấn
Thực hiện :
1. Nguyễn Thị Hải Phượng
2. Nguyễn Xuân Bình Minh
3. Trần Thị Ngọc
4. Tạ Thị Thu
5. Lê Thị Yến Xuyến
6. Nguyễn Thùy Vân
7. Bùi Thị Lụa

Tháng 4- 2014

LỜI NÓI ĐẦU


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với
sự sống trên trái đất. Thực tiễn chỉ ra rằng quốc gia nào quan tâm đến
công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc khai thác, sử dụng hợp lí
nguồn nước, thường xuyên bảo đảm cho nguồn nước sạch, thì hạn chế
được nhiều dịch bệnh,chất lượng cuộc sống được nâng lên. Bởi vậy, ở
nước ta, một mặt khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, xây dựng,
nhưng mặt khác cần coi trọng việc đảm bảo nguồn nước sạch.


Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung là ô nhiễm nước nói riêng
luôn là vấn đề nhức nhối không chỉ là của mỗi quốc gia mà còn là của
toàn thế giới,việc khan hiếm nguồn nước sạch đã và đang gây ra hậu
quả hết sức nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái, các loài sinh
vật, trong đó có con người , tiềm ẩn. Do vậy đề tài “ô nhiễm nguồn
nước và phương pháp khắc phục” với mục tiêu là giới thiệu sơ lược
về hiện trạng ô nhiễm nước hiện nay và ảnh hưởng của nó. Từ đó đề
ra biện pháp giải quyết, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ nguồn tài
nguyên quý giá này, cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản
thân và thế hệ tương lai.

2


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

MỤC LỤC

3


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
I. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VAI TRÒ :
I.1.

TÀI NGUYÊN NƯỚC :

Là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục
đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp,dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều

cần nước ngọt.
97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần
hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở
các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước
ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km 3, tập trung
trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km 3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển.
94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực,
0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển
khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng
lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước
mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km 3/năm. Lượng nước con người sử dụng
trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công
nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và
sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một
vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho
nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ
nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt
thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất
cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước
ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh
thái biển và đất liền

Các nguồn nước ngọt:

1.




Nước mặt:
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng
mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Nước mặt tự
nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các nguồn nước
4


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ cấp
nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng không
đáng kể. Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không
thể sử dụng) bởi ô nhiễm.


Dòng chảy ngầm :
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai
dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt
nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng
lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất
nhiều so với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề
mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ
nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung
nước vào tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt.



Nước ngầm :
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong
các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng

ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt
nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
Nước ngầm có tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước
mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh
về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó
một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là
quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp
sẽ làm cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác
động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên
mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có
thể làm cho nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện
tượng muối hóa đất.Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi
các hoạt động làm ô nhiễm nó.

2.

Các nguồn nước biển và đại dương
Nước biển và đại dương chiếm 97% nước trên Trái Đất Nước biển giàu
các ion hơn so với nước ngọt. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất hòa tan khác nhau
rất lớn. Chẳng hạn, mặc dầu nước biển khoảng 2,8 lần nhiều các
bicacbonat hơn so với nước sông dựa trên nồng độ phân tử gam, nhưng tỷ
lệ phần trăm của bicacbonat trong nước biển trên tỷ lệ toàn bộ các ion lại
5


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
thấp hơn so với tỷ lệ phần trăm tương ứng của nước sông do các ion
bicacbonat chiếm tới 48% các ion có trong nước sông trong khi chỉ chiếm
khoảng 0,41% các ion của nước biển. Do các khác biệt như vậy nên con

người không thể sử nước biển thay thế trong đời sống hằng ngày, tuy
nhiên nguồn nước biển cũng đóng vai trò quan trọng trong vòng tuần
hoàn nước và là môi trường sinh sống của nhiều sinh vật làm phong phú
hệ sinh thái vì vậy ô nhiễm nguồn nước biển cũng là mối quan tâm của
toàn cầu.

I.2.

VAI TRÒ CỦA NƯỚC :

Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của con người và thiên
nhiên, tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống.
Phần lớn của các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể
đều có dung môi là nước. Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành tác nhân
mang sự sống đến cho trái đất.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng
lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu,
thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của
con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
1.

Đối với sức khỏe con người

1.1.1.

Trong cơ thể :

Đối với cơ thể sống, thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con người có thể
sống được vài tuần, còn thiếu nước thì con người không thể sống nổi trong vài
ngày. Nhu cầu sinh lý của con người 1 ngày cần ít nhất 1,83 lít nước vào cơ thể

và có thể nhiều hơn tùy theo cường độ lao động và tính chất của môi trường
xung quanh. Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, đổ
mồ hôi, hơi thở. Khi làm việc, vận động cơ thể sẽ mất thêm nước. Vì vậy, để giữ
lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất
đi. Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân
nặng, mức độ vận động, làm việc, thời tiết...
Nước giữ nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể, dưới đây là vài thống kê:

- Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, như nước trong bộ tản nhiệt của xe ô tô,
máy bay.
6


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

- Chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi tất cả tế bào.

- Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể.

- Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.

- Bao che các cơ quan sinh tử trong cơ thể, tránh tổn thương do sự cọ xát, va
chạm.

- Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn làm
cho khớp cử động trơn tru.

- Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, tránh dị ứng, ho khan.


- Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ
tai biến tim và não.

- Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết
cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.

- Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não chứa 85% nước, xương
22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%...

7


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

Trong việc bảo vệ sức khỏe : Uống thật nhiều nước để tăng quá trình phân giải,
khả năng trao đổi chất và đào thải chất độc có thể chữa được một số bệnh. Tắm
nước khoáng nóng ở các suối nước nóng tự nhiên để chữa các bệnh thấp khớp,
bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh…

1.1.2.

Đối với phát triển kinh tế :
Trong việc sản xuất :

a.

Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các
động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản
ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ

yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ
thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt
động và không tồn tại.

b.



Công nghiệp :Trong sản xuất công nghiệp nước đóng vai trò rất quan
trọng, người ta ước tình rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công
nghiệp như : các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một
nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá
trình hóa học, và các nhà máy sản xuất sử dụng nước như một dung môi.



Nông nghiệp- Lâm nghiệp : Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu,
đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh
dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất….



Ngư nghiệp : Nước là môi trường sống của các loài thủy hải sản, không
có nước thì không có nuôi trồng thủy hải sản.
Trong du lịch :

Hoạt động du lịch cũng gắn liền với nguồn nước. Nước không những được dùng
để cung cấp cho sinh hoạt du lịch ăn, uống, tắm, giặt… mà còn là môi trường tốt
để phát triển các loại hình du lịch.

II. Ô NHIỄM NƯỚC
Ô nhiễm nước là sự suy thoái chất lượng nước được đo bởi các tiêu chuẩn sinh
học, hóa học và vật lí. Sự suy giảm này được đánh giá dựa theo việc sử dụng
8


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
nước, không đúng tiêu chuẩn, và sức khỏe cộng đồng hay tác động sinh thái. Từ
sức khỏe cộng đồng hay quan điểm sinh thái, chất ô nhiễm là những chất vượt
quá giới hạn cho phép mà gây hại đến các đời sống của sinh vật. Như vậy, lượng
dư của kim loại nặng, chất đồng vi phóng xạ, photpho, nitơ, natri, và những
nguyên tố cần thiết khác, cũng như vi rút, vi khuẩn gây bệnh, tất cả đều là chất
gây ô nhiễm.
I.1. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC HIỆN NAY
1.

Ô nhiễm nước trên thế giới
Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay. Đặc
biệt là các nước có nền công nghiệp phát triển, cùng với sự phát triển thì
các khu công nghiệp, nhà máy đã thải ra môi trường hàng loạt các lượng
chất thải độc hại làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp
độđáng lo ngại. Tiến độô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộphát
triển kỹnghệ. Để chứng minh hiện trạng ô nhiễm nước trầm trọng trên thế
giới ta có thể kể ra vài ví dụ tiêu biểu về nạn ô nhiễm:
o Anh Quốc vào : Ðầu thế kỷ19, sông Tamise rất sạch. Và nó
trởthành ống cống lộthiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng
có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo
vệ nghiêm ngặt.
o Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng

vấn đềcũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông
Seine đến cuối thếkỷ18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và
nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được
nữa, 5.000 km sông của Pháp bịô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy
qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn
nhân của nhiều tai nạn (nhưcháy nhà máy thuốc Sandoz ởBâle năm
1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
o ỞHoa Kỳtình trạng thảm thương ởbờphía đông cũng nhưnhiều
vùng khác.Vùng Ðại hồbịô nhiễm nặng, trong đó hồErie, Ontario
đặc biệt nghiêm trọng.
o Trung Quốc: hiện naynguồn nước ngầm tại 90% thành phố của
Trung Quốc đang bị ô nhiễm, theo thông báo của hãng tin Tân Hoa
Xã dẫn nguồn từ Ủy ban bảo vệ môi trường Trung Quốc.

9


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

Theo các số liệu thống kê, mỗi năm ở Trung Quốc xảy ra khoảng 1.700 tai nạn ô
nhiễm và 40% sông ngòi ở nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Một con sông bị ô nhiễm ở Trung Quốc

2.

Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam hiện nay

Môi trường là vấn đề càng ngày càng được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam khi
cuộc sống rõ ràng bị tác động bởi ô nhiễm môi sinh do con người gây ra.

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô
nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá
10


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên
nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
2.1.

Ô nhiễm nước ở các khu vực sản xuất

Trong khu vực sản xuất công nghiệp
Trong công nghiệp hiện nay song song với sự phát triển là vấn đề ô nhiễm môi
trường nước càng nghiêm trọng do chất thải xuất công nghiệp. Ô nhiễm nước do
sản xuất công nghiệp là rất nặng.
a.

Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước
thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD),
nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng
chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải
của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần,
hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề
các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn.
Riêng tại khu vực Ðông Nam Bộ, lượng nước thải từ các KCN, chiếm
đến 49% lượng nước thải của các KCN trong toàn quốc. Theo số liệu thống kê

của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các KCN có trạm xử lý nước thải tập
trung chỉ chiếm 66%, nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển
khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành,
hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Trong khi đó, theo ước tính có
khoảng 70% trong tổng số hơn một triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát
sinh từ các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý.

11


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

Các nhà máy đưa chất thải trực tiếp ra sông làm ô nhiễm nước
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước
bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái
Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang
thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực
thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ
sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu
cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu.

12


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm
ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý,
gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Thống kê cho thấy, năm 2011 mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng

tám nghìn chất thải rắn (CTR), tương đương khoảng ba triệu tấn một năm. Tuy
nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN,
nếu như tính trung bình cả nước, năm 2005-2006, một ha diện tích đất cho thuê
phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008-2009, con số này đã tăng
lên 204 tấn/năm (tăng 50%).
Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong
cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các nghành có mức phát thải cao và quy
mô ngày lớn tại các khu công nghiệp và dự báo tổng phát thải CTR từ các KCN
năm 2015 sẽ vào khoảng 6 đến 7,5 triệu tấn/năm và đến năm 2020 đạt từ 9 đến
13,5 tấn/năm.
Trong sản xuất nông nghiệp
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông
nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là
nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc
không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô
nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung
bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông
Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
b.

Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khoẻ nhân dân.

13


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục


c.

Ô nhiễm nước trong sinh hoạt của người dân
Ô nhiễm nguồn nước - thực trạng đáng báo động : Sự bùng nổ dân
số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra sức
ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam. Đặc biệt, nguồn nước sinh hoạt
ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có
hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn
các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác
thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan
trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ
14


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của
thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện
có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ
sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom
khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong
nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ,
mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì
lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử
lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng

không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá
tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy
hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
d.

Ô nhiễm nước ở các con sông và vùng biển

Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2012 về môi trường nước mặt,
vùng Đông Nam bộ là vùng phát sinh lượng nước thải công nghiệp lớn nhất
trong 6 vùng kinh tế của cả nước (chiếm 50%). Báo cáo của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về môi trường khu công nghiệp Việt Nam năm 2009 cũng cho thấy,
tổng lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh
57.700m3/ngày); Bà Rịa - Vũng Tàu 93.550m 3/ngày; Bình Dương
45.900m3/ngày)...
Tại các địa phương này các chỉ số ô nhiễm trong nước thải từ các KCN
(TSS, BOD5, COD, tổng N, tổng P) đều ở mức cao. Cụ thể TP.Hồ Chí Minh
TSS là 12.694kg/ngày, BOD5 là 7.905 kg/ngày, COD 18.406kg/ngày; Bình
Dương các chỉ số này lần lượt là 10.908 kg/ngày, 6.288kg/ngày, 14.642kg/ngày.
Riêng tỉnh Đồng Nai, với hệ thống sông Đồng Nai là nơi có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm
vùng Đông Nam bộ, hiện tổng lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp
trên địa bàn khoảng 179.066m3/ngày. Trong đó các chỉ số ô nhiễm trong nước
thải từ các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện ở mức cao nhất trong vùng
(TSS 39.395 kg/ngày, BOD5 24.532 kg/ngày, COD 57.122 kg/ngày).
Tính trên toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai có 114 khu công nghiệp (với
57.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp), tuy nhiên mới chỉ có
79 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, còn lại các khu công nghiệp
đều xả nước thải trực tiếp ra sông Đồng Nai. Hiện tình trạng ô nhiễm nguồn
nước sông Đồng Nai đang ở mức báo động, trung bình mỗi tháng có gần 30 tấn
chất thải gây ô nhiễm như dầu mỡ, chất thải hữu cơ, kim loại nặng đổ ra sông

15


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
này. Bên cạnh những nguồn nước thải từ khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt
từ các khu đô thị cũng đang đe dọa trực tiếp cuộc sống của người dân nơi đây.
Đông Nam bộ là nơi có tốc độ đô thị hóa lớn nhất cả nước, mật độ dân số
tăng cao nên lượng nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao trong số các nguồn thải.
Trong số các nguồn tiếp nhận nước thải đô thị, sông Sài Gòn tiếp nhận nước thải
sinh hoạt nhiều nhất, chiếm 76,21% tổng lượng nước thải. Chất lượng nước
sông Sài Gòn khu vực hạ lưu bị ô nhiễm nặng, đặc biệt khu vực cầu Sài Gòn
đến cầu chữ Y. Các chỉ tiêu BOD5, COD… đều không đạt QCVN 08:2008 loại
A2, tại một số điểm vượt B1. Đây là một trong những nguồn thải cơ bản nhất
gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ, ô
nhiễm do dầu mỡ, hoạt động của vi trùng gây bệnh.

Các con sông có nguồn nước bị ô nhiễm
16


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
Nước thải xả ra bãi biển có màu đục ngầu, rác chất thành đống bốc mùi
nồng nặc. Tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải từ tàu thuyền
ra vào neo đậu, các khu dân cư, nhà máy, nhà hàng, khu du lịch xả ra hệ thống
các bãi biển khiến hàng trăm ngàn người ở các vùng ven biển ngán ngẫm khi
phải trong trong môi trường nước bị ô nhiễm.

Môi trường ven biển ở Quảng Ngãi đang bị ô nhiễm nặng
Sự ô nhiễm trước tiên phải kể đến là ô nhiễm dầu. Hàm lượng dầu trong
nước ở vùng biển ven bờ tăng cao, nhất là ở khu vực cửa sông, gần khu vực

cảng, bến đỗ tàu thuyền. Hệ số ô nhiễm dầu trong trầm tích tăng từ 0,7 (năm
2001) lên 2,4 (năm 2008).
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho
nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng
thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây
nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và
không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư
lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất
hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo
độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển
Việt Nam.

17


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm nguồn nước biển

Ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng. Cá chết dạt trắng bãi biển.
I.2. PHÂN LOẠI NƯỚC BỊ Ô NHIỄM:
1.

Ô nhiễm sinh học:

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất
thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, xác chết sinh vật,
nước thải các bệnh viện,… Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm
tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform. Đây là chỉ số phản ánh
18



Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
số lượng nước trong vi khuẩn coliform, thường không gây bệnh cho người và
sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Để xác
định chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm
số lượng chúng trong một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định
theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường.
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể
lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt,
phân tiêu,…
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt
thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các
bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia
chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm
sinh học nguồn nước. Thí dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải
từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Thí dụ lò sát sinh La Villette, Paris
thải ra 350 tiệu mầm hiếu khí và 20 tiệu mầm yếm khí trong 1cm3 nước thải,
trong đó cónhiều loài gây bệnh.
Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà
máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đương với một thành phố 500000
dân.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc do, lò mổ, đều
có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị
phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có
tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol
và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol.
Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá bằng BOD5: nhu cầu O2 sinh học trong 5
ngày. Ðó là hàm lượng O2 cần thiết để vi sinh vật phân hủy hết các chất hữu cơ
trong 1 lít nước ô nhiễm. Thí dụ ở Paris BOD5 là 70g/người/ngày.

Tiêu chuẩn nước uống của Pháp là lượng hữu cơ có BOD5 dưới 5mg/l,
nồng độ O2 hoà tan là hơn 4mg/l, chứa dưới 50 mầm coliforme/cm3 và không có
chất nào độc cả. Tiêu chuẩn của các quốc gia khác cũng tương tự.
2.

Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ:

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các
chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg
là những chất độc cho thủy sinh vật.
Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat,
phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành
công nghiệp.
19


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia
trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất
độc đối với sinh vật thủy sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn
ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng
trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây
là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy
ở đó thải ra.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo
ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây
trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây
trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào
các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ,

gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
Các loại phân bón vô cơ:
Thành phần chủ yếu là C, H, O2 và N, P, K dưới dạng hợp chất vô cơ và
hữu cơ cùng với yếu tố vi sinh vật. Một phần khá lớn các phân bón trôi theo
nước, bốc hơi, chuyển hóa hoặc thấm xuống đất và tồn lưu trong đất. Sử dụng
quá thừa phân bón vô cơ sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophysation) trong
nước bề mặt, tạo điều kiện phát triển các loại rong, rêu , tảo .v.v… làm mất cân
bằng sinh thái do thiếu DO và tăng cao BOD.

-

Các khoáng acid:
Nước thải từ sản xuất công nghiệp, trôi theo dòng nước thải vào nước làm
gia tăng độ acid, giảm độ pH của nước.

20


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
-







Các chất lắng: mưa lũ, xói mòn đất, trôi theo nước rồi lắng lại có thể làm
tăng vài trăm lần mức ô nhiễm thông thường của nước sinh hoạt.
Các kim loại hàm lượng "vết": Có một số kim loại (như Hg, Arsen,

Thalium …) với hàm lượng rất nhỏ cũng gây độc hại cho sự sống của
sinh vật được thải vào nước chủ yếu từ các nguồn sản xuất và giao thông.
Chất phóng xạ:
Một số dạng phóng xạ tự nhiên được tìm thấy phổ biến là Radi và K 40 từ
khoáng chất lọt qua thấm lọc vào nguồn nước sinh hoạt. Một số chất
phóng xạ lọt ra từ các nhà máy điện nguyên tử, sản xuất vũ khí hạt nhân.
Các vi sinh vật gây bệnh:
Nước thải sinh hoạt chứa khá nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc trưng là các
dạng Coliformes, tiêu biểu là Escheria Coli gây bệnh đường ruột.
Rác :
Rác tuôn ra biển (mỗi năm khoảng 6,5 triệu tấn). Plastic là loại khó phân
hủy nhất, nó có thể tồn tại hơn 50 năm trong môi trường biển, hiện đang
có xu hướng tăng lên.
Khu vực
Dọc bờ biển Địa Trung Hải
Thái Bình Dương

3.

Ô nhiễm do chất hữu cơ tổng hợp:
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa...

21


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
3.1.

Hydrocarbons (CxHy)
-


-

Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và
hydrogen. Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và
ethylen) ở dạng khí trong nhiệt độ và áp suất bình thường. Tuy nhiên , đại
đa số CxHy là lỏng và rắn. Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong
dầu và các dung môi hữu cơ (Walker et al., 1996). Chúng là một trong
những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức nghiêm
trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá. Ðôi khi cá bắt
được không thể ăn được vì có mùi dầu lửa.
Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu,
vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Ưïớc tính khoảng
1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của khối
lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp
pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu
chở dầu là tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989).

Con đường vận chuyển dầu mỏ
-

-

Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm
(Baker,1983). Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển
luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt (Furon,1962).
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của
các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi
vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm
các lớp nước ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các

con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển.

22


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục
3.2.

Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông
-

Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực
(polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic
và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS
(tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học.

Nước xà phòng của công ty bột giặt Net tràn vào nhà dân
-

3.3.

Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà
bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn
các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ thuật
(các chất bôi trơn, sơn, verni).

Nông dược (Pesticides)
-

-


-

Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ
pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là
chất diệt dịch hay chất diệt hoạ.
Người ta phân biệt:
+Thuốc sát trùng (insecticides).
+Thuốc diệt nấm (fongicides).
+Thuốc diệt cỏ (herbicides).
+Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides).
+Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides).
Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực
nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra
sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước
mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển.

23


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục

Thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi sau khi sử dụng
-

-

-

4.


Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó
chịu không sử dụng được, vào năm 1948. Nguyên nhân là do một nhà
máy sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D cách đó hàng trăm km thải chất cặn bã
kỹ nghệ ra sông làm ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh
Californie, bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông
dược. Hãng này sản xuất từ đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu
làm ô nhiễm một diện tích 10.000 km2 (Mc Gregor, 1976), làm cho một
số cá không thể ăn được tuy đã nhiều năm trôi qua.
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng
hậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể.

Ô nhiễm vật lý:
-

-

Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ
lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay
hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh
vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu
của ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu
cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.

24


Ô nhiễm nước và giải pháp khắc phục


-

Nước thải công nghiệp
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như
muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị
không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có
mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm
nước có mùi tanh của cá.

I.3. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM
1.

Ô nhiễm tự nhiên
-

-

-

Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực
vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất
gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước.
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh
các sinh vật có ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh
cho người và sinh vật khác. Trong số này, đáng chú ý là các loài vi khuẩn,
siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loài ký sinh trùng gây
bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn
viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun…
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác,

nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải bệnh viện… Để đánh giá
chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm sinh học thì người ta sử dụng chỉ số
Colifom. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn Colifom có trong
nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng để biểu hiện
sự ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học. Để xác định chỉ số Colifom người
ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau
một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu
chuẩn môi trường.

25


×