Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.94 KB, 12 trang )

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG
Ths. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
(Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Phạm Văn Đồng, ISSN 0866-7659. Số
15, tr.54-61. Năm 2018)

TÓM TẮT
Hình thành và nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên là một vấn đề
cần được quan tâm trong các trường dạy nghề hiện nay. Bài viết nghiên cứu
thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng; từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho
sinh viên học nghề hiện nay.
Từ khóa: Kỹ năng giao tiếp; sinh viên; Cao đẳng Nghề Đà Nẵng; giáo
dục nghề nghiệp.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

giao tiếp của sinh viên trong các
trường Đại học và Cao đẳng; tuy
nhiên, ở Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng thì chưa có công trình nào
nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của
sinh để từ đó đưa ra giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao kỹ năng giao
tiếp cho sinh viên nhà trường. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng
kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng; từ
đó, đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp


cho sinh viên nhà trường là việc làm
cần thiết hiện nay.

Qua quan sát thực tế tại
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
cho thấy, trước khi đi thực tập,
nhiều sinh viên tỏ ra lo lắng, thiếu
tự tin vào kỹ năng giao tiếp của bản
thân. Điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng
đến quá trình thực tập và kết quả
học tập cúa sinh viên. Vấn đề này
cần phải được khắc phục kịp thời,
trước tiên nó phải được nghiên cứu
dưới góc độ tâm lý học để trên cơ sở
đó mới có những giải pháp thích
hợp áp dụng vào chương trình đào
tạo và tự giáo dục của nhà trường.
Hiện nay ở nước ta đã có nhiều
công trình nghiên cứu về kỹ năng

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1


2.1. Mục đích nghiên cứu

3.1. Vai trò của kỹ năng giao tiếp

Nghiên cứu thực trạng kỹ năng

giao tiếp của sinh viên Trường Cao
đẳng Nghề Đà Nẵng, trên cơ sở đó
đề xuất một số biện pháp nâng cao
mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh
viên nhà trường khi ra trường.

Theo tác giả Châu Thúy Kiều
[2, tr.26], kỹ năng giao tiếp là sự
thực hiện có hiệu quả một hành
động trong đó hoạt động giao tiếp
bằng cách sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác
động đến đối tượng, điều khiển bản
thân, tổ chức quá trình giao tiếp
nhằm đạt được mục đích đặt ra.
“Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa
người với người, thông qua đó, con
người trao đổi với nhau về thông
tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau,
ảnh hưởng tác động qua lại với
nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp xác
lập và vận hành các quan hệ người –
người, hiện thực hóa các quan hệ xã
hội giữa chủ thể này với chủ thể
khác” [5, tr.49-51].

2.2. Giả thuyết khoa học
Kỹ năng giao tiếp của sinh
viên Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng còn nhiều hạn chế, thiếu tính

chủ động trong giao tiếp, đối tượng,
phạm vi, nội dung giao tiếp còn hẹp.
Nếu xây dựng được hệ thống các
biện pháp giáo dục kỹ năng giao
tiếp thì sẽ nâng cao chất lượng giáo
dục nghề nghiệp nói chung và giáo
dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
nói riêng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ quá trình nghiên
cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn
200 sinh viên đang theo học tại nhà
trường thuộc các khoa Du lịch, May
– Thiết kế thời trang, Công nghệ ô
tô. Trong đó, số lượng nam là 94, nữ
là 106; số lượng sinh viên năm thứ I
là 68, năm thứ II là 65, năm thứ III
là 67. Cách xử lí số liệu chủ yếu là
dùng thống kê mô tả thông qua bảng
số liệu.

Kỹ năng giao tiếp tốt đóng vai
trò rất quan trọng. Kỹ năng giao
tiếp là điểm mấu chốt để bạn gây ấn
tượng tốt với mọi người thông qua
việc nói chuyện, thể hiện cảm xúc.
Sinh viên hiện nay vẫn biết được
tầm quan trọng của khả năng giao
tiếp tốt, tuy nhiên vẫn tồn tại một số
lý do gây trở ngại cho các bạn như:

ngại nói trước đám đông, không
dám bày tỏ ý kiến của mình, luôn
nghĩ mình không thể hiểu được.

3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU

Đối với sinh viên trong các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp, thì giao
2


tiếp trong môi trường nhà trường,
nơi các em được đào tạo nghề
nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến
nhân cách nói chung và năng lực
giao tiếp của nghề nghiệp nói riêng.
Sinh viên là đối tượng đang được
đào tạo chuyên môn nghề nghiệp.
Khi nói tới vai trò của giao tiếp đối
với việc hình thành nhân cách của
sinh viên trong các trường giáo dục
nghề nghiệp, “nhân cách sinh viên
không chỉ biểu hiện trong giao tiếp
mà còn trong mức độ nhất định nó
còn chịu ảnh hưởng của giao tiếp”
[4].

hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh
phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu

quan trọng của con người. Để thỏa
mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành
giao tiếp có hiệu quả, con người cần
có kỹ năng giao tiếp, nhưng như
I.C. Vapilic đã nói: “Giao thiệp với
mọi người là một nghệ thuật mà
không phải ai cũng nắm được. Bất
kỳ ai cũng phải học điều đó” [1,
tr.3]. Giao tiếp không phải cái có
sẵn mà được hình thành trong hoạt
động sống và học tập của con người.
Để có được kỹ năng giao tiếp tốt,
con người phải không ngừng tự rèn
luyện, bồi dưỡng thông qua các mối
quan hệ xã hội và môi trường sống
của bản thân.

Khi không thể giao tiếp tốt với
những bạn cùng lứa tuổi thì việc
tiếp xúc với giảng viên còn là một
trở ngại lớn hơn, vậy nên việc học
của sinh viên cũng vì đó mà đôi khi
không đạt kết quả như mong muốn.
Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò
không hề nhỏ trong cuộc sống. Vì
vậy, để có thể thành công
trong tương lai, sinh viên nên tạo
một bước đệm từ bây giờ thông qua
việc luyện tập các kỹ năng giao tiếp
cho mình một cách tốt nhất. Tóm

lại, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò
điều chỉnh hoạt động của giảng viên
và là phương thức hình thành tiêu
chuẩn đạo đức, hạnh kiểm thẩm mỹ,
giá trị tư tưởng của sinh viên.

Giao tiếp là yếu tố quan trọng
tác động đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của con người, là
thành phần quan trọng cấu trúc nên
năng lực của người lao động. Kỹ
năng giao tiếp là một kỹ năng cần
thiết cho sinh viên hiện nay nhưng
một số sinh viên vẫn chưa thật sự
quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy, để
đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của
thực tiễn sau khi ra trường công tác,
mỗi sinh viên học nghề cần được
trang bị về năng lực giao tiếp, giúp
các em khi bước vào nghề sẽ nhanh
chóng thích ứng với công việc, sẵn
sàng giải quyết được những tình
huống trong quá trình làm việc. Do

Ngày nay, giao tiếp là phương
tiện để con người hợp tác với nhau,
3


đó, bên cạnh công tác đào tạo về

trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
việc trang bị và rèn luyện kỹ năng
giao tiếp cho sinh viên các trường
giáo dục nghề nghiệp là cần thiết,
góp phần hoàn thiện nhân cách
người lao động tương lai.

19,20 đến 40) [3]. Sinh viên là đại
biểu của một nhóm xã hội đặc biệt
đang chuẩn bị cho hoạt động sản
xuất vật chất hay tinh thần của xã
hội. Một trong những đặc điểm tâm
lý quan trọng nhất của lứa tuổi sinh
viên là tự ý thức phát triển mạnh,
qua đó, sinh viên điều chỉnh hành vi
và cử chỉ của mình.

3.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp
của sinh viên Trường Cao đẳng
Nghề Đà Nẵng

Thực tế cho thấy, nhiều sinh
viên của nhà trường còn e dè, thiếu
chủ động, thiếu mạnh dạn trong học
tập và các hoạt động khác. Nguyên
nhân của thực trạng trên có nhiều và
một trong những nguyên nhân phải
kể tới đó là năng lực giao tiếp của
sinh viên còn nhiều hạn chế. Kết
quả khảo sát về mức độ kỹ năng

giao tiếp của sinh viên Trường Cao
đẳng Nghề Đà Nẵng được thể hiện
như sau:

Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng là một trường đào tạo đa
ngành nghề, do đó, nhà trường có kế
hoạch đào tạo phù hợp với từng loại
hình nghề nghiệp và từng đối tượng
sinh viên nhằm nâng cao kỹ năng
giao tiếp nghề nghiệp cho các em.
Sinh viên là lứa tuổi đã bước vào
giai đoạn trưởng thành (người
trưởng thành trẻ tuổi có độ tuổi từ

Bảng 1: Đánh giá mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng
Nghề Đà Nẵng
Chung

Nam

Nữ

Mức độ

Số
lượng

%


Số lượng

%

Số
lượng

%

Tốt

0

0

0

0

0

0

Khá

21

10.
5


12

12.7
6

9

8.5

Trung bình

143

71.
5

65

69.1
4

78

73.5
8

Yếu

36


18

17

18.1

19

17.9
2

Tổng cộng

200

100

94

100

106

100

4


(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
Qua bảng số liệu trên có thể

thấy, trong tổng số 200 sinh viên
được khảo sát, xếp theo mức độ thì
không có sinh viên nào xếp loại tốt,
sinh viên xếp loại trung bình chiếm
phần lớn (71.5%), loại khá (10.5%)
và yếu (18%). Điều này cho thấy, kỹ
năng giao tiếp của sinh viên chưa
cao, tương đồng với mức độ nhu
cầu giao tiếp. Sinh viên xếp loại yếu
chiếm tỷ lệ cao, điều đó sẽ ảnh
hưởng không tốt đến việc rèn luyện
kỹ năng cho bản thân.

Xét theo giới tính: cả nam và
nữ sinh viên đều có khả năng giao
tiếp ở mức trung bình (nam 69.14%;
nữ 73.58%), ở các mức độ kỹ năng
giao tiếp có sự chênh lệch ở nam và
nữ, tuy nhiên sự chênh lệch này
không quá lớn. Lý giải về điều đó,
tác giả cho rằng, sinh viên học nghề
đều nhận thức về việc rèn luyện kỹ
năng giao tiếp là cần thiết nhằm
phục vụ cho nghề nghiệp trong
tương lai của bản thân. Như vậy, có
thể thấy, kỹ năng giao tiếp của sinh
viên chỉ đạt mức độ trung bình, điều
này chưa đáp ứng yêu cầu nghề
nghiệp hiện nay. Do đó, nhà trường
cần triển khai nhiều hoạt động nâng

cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên,
giúp các em có môi trường thuận lợi
để phát huy, thể hiện kỹ năng của
mình.

Qua các buổi dự giờ trên lớp
cho thấy, khi giảng viên yêu cầu
sinh viên trình bày một nội dung
nào đó của môn học, phần đông sinh
viên rất lúng túng, diễn đạt chưa
mạch lạc, trôi chảy, hay nói vấp,
làm cho vấn đề diễn đạt không đủ ý.
Thậm chí, nhiều bạn sinh viên đã
soạn bài kỹ, đầy đủ mà không dám
đứng lên trình bày vì đứng trước
đám đông không tự tin, sợ nhìn thấy
ánh mắt các bạn tập trung nhìn vào
mình.

Xét theo đối tượng sinh viên:
Giữa các đối tượng sinh viên năm
thứ I, thứ II và thứ III, kỹ năng giao
tiếp cũng có sự chênh lệch. Kết quả
khảo sát như sau:

Bảng 2: Mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng xét theo khóa học
Sinh viên năm I
Mức độ
Tốt


Sinh viên năm
II

Sinh viên năm
III

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

0

0

0

0


0

0

5


Khá

3

4.42

7

10.7
7

10

14.92

Trung
bình

52

76.47

49


75.3
8

52

77.62

Yếu

13

19.11

9

13.8
5

5

7.46

Tổng
cộng

68

100


65

100

67

100

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
Qua số liệu thu được ở bảng 2
cho thấy, kỹ năng giao tiếp của sinh
viên giữa các khóa học cũng có sự
khác nhau, cụ thể: Ở mức độ khá,
sinh viên năm thứ III có kỹ năng
giao tiếp tốt hơn so với sinh viên
năm thứ I, sinh viên năm thứ III có
mức độ giao tiếp cao hơn so với
sinh viên năm thứ I là 10.5%. Trải
qua 3 năm học tập trong nhà trường,
đã có nhiều sinh viên hình thành
cho mình kỹ năng giao tiếp tốt hơn
so với sinh viên năm thứ I. Đặc biệt,
sinh viên năm thứ II, III đã nhận
thức và hiểu biết về nghề nghiệp tốt

hơn, nên thường xuyên trau dồi kỹ
năng giao tiếp nhằm xây dựng
những phẩm chất, năng lực cần có
của người lao động. Qua hoạt động
thực tiễn, sinh viên có cơ hội được

bộc lộ, thể hiện kỹ năng giao tiếp
của mình, từ đó, nâng cao và phát
huy kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
Xét theo tổng số sinh viên
được tiến hành khảo sát, thì biểu
hiện mức độ ở từng kỹ năng giao
tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng
Nghề Đà Nẵng thu được kết quả
như sau:

Bảng 3. Mức độ từng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng
Nghề Đà Nẵng
Mức độ
TT

1
2

Kỹ năng tốt

Tốt Khá

Khả năng chủ động, điều
khiển quá trình giao tiếp
Sự nhạy cảm trong giao tiếp
6

Trung
Yếu
bình


Số
lượng

0

46

105

49

%

0

23

52.5

24.5

Số

20

105

67


8


lượng

3

4

5

6

7

8

9

10

Khả năng tiếp xúc, thiết lập
mối quan hệ
Biết cân bằng nhu cầu cá
nhân và đối tượng trong khi
tiếp xúc
Kỹ năng nghe đối tượng giao
tiếp
Năng lực tự chủ cảm xúc,
hành vi

Năng lực kiềm chế, kiểm tra
người khác
Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, dễ
chịu
Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo
trong giao tiếp
Năng lực thuyết phục đối
tượng giao tiếp

%

10

52.5

33.5

4

Số
lượng

0

37

97

66


%

0

18.5

48.5

33

Số
lượng

4

26

102

68

%

2

13

51

34


Số
lượng

7

34

56

103

%

3.5

17

28

51.5

Số
lượng

4

55

91


50

%

2

27.5

45.5

25

Số
lượng

8

103

64

25

%

4

51.5


32

12.5

Số
lượng

12

73

95

20

%

6

36.5

47.5

10

Số
lượng

4


85

80

31

%

2

42.5

40

15.5

Số
lượng

3

55

103

39

%

1.5


27.5

51.5

19.5

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
Dựa vào số liệu thu được ở
bảng 3, cho thấy, các kỹ năng
giao tiếp chung của sinh viên
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
đạt mức trung bình. Nhóm kỹ
năng giao tiếp có số lượng cao

nhất trong nhóm 10 kỹ năng giao tiếp
của sinh viên là sự nhạy cảm trong
giao tiếp với 10% đạt mức tốt, 52.5%
đạt mức khá. Chỉ số này chứng tỏ khả
năng nắm bắt trạng thái tâm lý người
khác ở sinh viên khá cao, các em có
7


khả năng “đọc” trên nét mặt, cử
chỉ, hành vi, lời nói để phát hiện
chính xác, đầy đủ, cảm xúc của
đối tượng giao tiếp, từ đó đoán
đúng nội tâm của họ. Kỹ năng
này sinh viên cần rèn luyện nhiều

trong hoạt động giao tiếp, bởi vì,
khi tiếp xúc với nhiều đối tượng
mới có thể nắm bắt được trạng
thái tâm lý của họ nên kỹ năng
trên giữ vị trí quan trọng và được
sinh viên lựa chọn nhiều.
Xếp thứ hai, nhóm kỹ năng
diễn đạt dễ hiểu, dễ chịu và năng
lực tự kiềm chế, kiểm tra người
khác, 6% đạt mức tốt, 36.5% đạt
mức độ khá. Theo đánh giá của
sinh viên, thì khả năng ngôn ngữ
của các bạn đã phù hợp với yêu
cầu nghề nghiệp. Bên cạnh đó,
các em nhận thấy, bản thân đã
biết cách giữ bình tĩnh trong
những tình huống xảy ra. Kỹ
năng này cần được chú trọng
trong suốt quá trình học tập. Tuy
vậy, sinh viên vẫn thấy có sự thay
đổi song vẫn chưa thể chủ quan,
việc rèn luyện những kỹ năng này
là liên tục.
Tiếp theo là các nhóm kỹ
năng, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo
trong giao tiếp; năng lực thuyết
phục đối tượng giao tiếp; nhóm
kỹ năng chủ động, điều khiển quá
trình giao tiếp; kỹ năng tự chủ


cảm xúc, hành vi; kỹ năng nghe đối
tượng giao tiếp; kỹ năng tiếp xúc, thiết
lập mối quan hệ với đối tượng giao
tiếp. Xếp thấp nhất là nhóm cân bằng
nhu cầu cá nhân và đối tượng khi tiếp
xúc. Sinh viên chưa biết cân bằng giữa
nhu cầu của mình và đối tượng giao
tiếp. Trong quá trình nói chuyện với
bạn chưa chú ý đến nhu cầu, sở thích
của họ, không quan tâm đến ý đồ của
người tiếp xúc với mình.
Từ những kết quả phân tích ở
trên, chúng ta có thể nêu lên nhận
định: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng chưa
cao, chỉ đạt mức độ trung bình. Trong
đó, cao nhất là sự nhạy cảm trong giao
tiếp, thấp nhất là sự cân bằng nhu cầu
cá nhân và đối tượng khi tiếp xúc; ở
nam và nữ hầu như không có sự khác
biệt nhau. Xét theo từng kỹ năng giao
tiếp thì không có sự chênh lệch quá
nhiều ở mỗi kỹ năng. Điều đó, đòi hỏi
nhà trường cần phải có những biện
pháp hiệu quả hơn trong việc nâng cao
kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đang
theo học tại nhà trường.
3.3. Một số biện pháp nâng cao kỹ
năng giao tiếp cho sinh viên Trường
Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay

Thứ nhất, nâng cao nhận thức
của sinh viên trong kỹ năng giao tiếp
ứng xử
Sinh viên phải tự nhận thức vai
8


trò quan trọng của giao tiếp ứng
xử trong đời sống, cũng như trong
học tập. Tự rèn luyện phẩm chất
đạo đức thông qua các chương
trình xã hội thực tế, chấp hành
những nội quy, quy định trong và
ngoài nhà trường.
Không ngừng chủ động tìm
kiếm cơ hội để tự rèn luyện bản
thân, phải tích cực tham gia các
hoạt động ngoại khóa hay tham
gia các chuyến đi thực nghiệm do
trường, lớp tổ chức hoặc các hoạt
động xã hội để tự rèn luyện kỹ
năng giao tiếp của mình.
Chủ động, mạnh dạn đóng
góp ý kiến tích cực để giúp cho
nhà trường thu thập và nắm bắt
tình hình học tập của sinh viên,
có cở sở xây dựng và phát triển
các chương trình phù hợp với
sinh viên.
Thứ hai, phát huy vai trò

của Đoàn Thanh niên nhằm nâng
cao kỹ năng giao tiếp của sinh
viên
Đoàn là trường học xã hội
chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi
trường đưa thanh niên vào các
hoạt động giúp họ rèn luyện và
phát triển nhân cách, năng lực của
người lao động mới phù hợp với
yêu cầu của xã hội hiện nay (theo
chức năng của Đoàn TNCS

HCM). Vì vậy, vai trò của Đoàn
trường là hết sức quan trọng trong việc
hỗ trợ rèn luyện kỹ năng mềm cũng
như rèn luyện kỹ năng giao tiếp của
sinh viên tại trường. Hiện các hoạt
động của Đoàn trường chưa thật sự thu
hút số lượng sinh viên tham gia, các tổ
chức hoạt động còn nhiều hạn chế như
sự luân phiên, sự đa dạng, phong phú,
kinh phí… Chỉ có một số lượng nhỏ
sinh viên tích cực tham gia.
Tại một số trường đại học lớn họ
vận dụng hết vai trò và chức năng của
Đoàn Thanh niên để tổ chức các phong
trào hoạt động từ chi đoàn lớp đến
Khoa và cả Đoàn trường. Đoàn trường
cũng luôn có chương trình hoạt động
sôi nổi cho sinh viên và đã giúp cho

sinh viên trường họ rất năng động và
tự tin.
Xây dựng một đội ngũ cán bộ
Đoàn nhiệt tình, tận tụy, hoạt động hết
chức năng vai trò của Đoàn Thanh
niên. Phải có một số cán bộ chủ chốt
trực tiếp demo các chương trình hoạt
động theo từng tháng, quý, năm cho
từng lớp, Khoa và hỗ trợ các hoạt
động của sinh viên, không kiêm nhiệm
quá nhiều công việc.
Cần xây dựng ngay những
phương thức hoạt động cho từng chi
Đoàn lớp, kèm theo những khen
thưởng, hỗ trợ từ Đoàn trường, nhà
trường.
9


Kết hợp các hoạt động,
phong trào gắn kết với các đoàn
thể bên ngoài nhà trường, nhằm
nâng cao sự giao lưu học hỏi và
chia sẻ cho sinh viên. Tạo mối
quan hệ tốt đẹp lâu dài với các
doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể
nhằm xây dựng nguồn quỹ vững
chắc hỗ trợ cho các hoạt động của
các chi đoàn, câu lạc bộ.
Thứ ba, áp dụng các chương

trình mô phỏng thực tế để nâng
cao kỹ năng giao tiếp của sinh
viên
Thành lập trung tâm đào tạo
kỹ năng mềm cho sinh viên, tổ
chức các khóa học chuyên về kỹ
năng giao tiếp, thuyết trình, làm
việc nhóm… không những trên lý
thuyết mà còn mô phỏng các tình
huống thực tế để sinh viên tự tìm
cách giải quyết vấn đề, có sự trao
đổi giữa sinh viên và người
hướng dẫn. Tạo một không gian
học thoải mái, không căng thẳng
áp lực.
Tổ chức các cuộc thi mô
phỏng để giúp sinh viên tự giải
quyết những vấn đề theo cá nhân
hay đội nhóm. Tùy vào năng lực
và điều kiện mà có thể tổ chức áp
dụng cho sinh viên Trường Cao
đẳng Nghề Đà Nẵng cho phù hợp.
Thứ tư, bản thân mỗi sinh

viên phải không ngừng nổ lực và rèn
luyện, tự hoàn thiện các kỹ năng giao
tiếp của mình
Đối với các bạn sinh viên khá
năng động và sớm ý thức sẽ chọn
nhiều phương án tích lũy qua các

kênh: tự tìm tòi online, học các khóa
học về kỹ năng, giao lưu cùng người
nhiều kinh nghiệm, tham gia các hoạt
động để đa dạng kinh nghiệm của bản
thân.
Để có kỹ năng giao tiếp tốt thì
sinh viên phải nắm vững kiến thức
trong lĩnh vực này và không ngừng
luyện tập, vận dụng trong thực tiễn để
việc giao tiếp được tốt hơn. Chính sinh
viên phải ý thức được tầm quan trọng
của giao tiếp đối với bản thân, học tập,
công việc và nhận ra những điểm yếu
của mình để luôn trau dồi chứ không
chỉ “trường dạy gì em học nấy”. Vì
vậy, trong giao tiếp hằng ngày, bản
thân sinh viên phải chú ý rèn luyện
cách nói năng, cách viết đơn từ, sử
dụng ngôn ngữ phù hợp, biết tạo lập
và nuôi dưỡng các mối quan hệ, rèn
luyện qua quan sát con người, qua tích
luỹ kinh nghiệm trong quá trình sống
để hiệu quả giao tiếp ngày càng tốt
hơn.. Hơn nữa, sinh viên cũng cần
phải quan tâm lựa chọn trang phục phù
hợp với hình thể, với môi trường giao
tiếp,… để đẹp hơn trong mắt mọi
người, tạo được thiện cảm khi giao
tiếp với mọi người.
10



Để phát triển sự tự tin, kỹ
năng nghe và nói, trình bày quan
điểm của mình trước mọi người,
bản thân sinh viên phải ý thức
được điểm yếu của mình bằng
việc tập trung chú ý trong khi
thầy cô giảng bài để hiểu vấn đề,
thu thập được thông tin về vấn đề
thầy cô đang giảng thì mới có thể
liên hệ để phân tích, diễn đạt ý
kiến khi phát biểu. Khi lắng nghe,
sinh viên sẽ phát hiện được vấn
đề mình hiểu, vấn đề còn chưa rõ
trong bài học từ đó sẽ phản hồi,
đặt câu hỏi để hiểu tốt hơn. Đồng
thời, để phát triển kỹ năng lắng
nghe, sinh viên không chỉ tập
trung chú ý khi thầy cô giảng bài
mà còn rèn luyện cả trong giao
tiếp hằng ngày để thu thập thông
tin, hiểu tâm tư, momg muốn,…
của người khác đồng thời thể hiện

sự tôn trọng những người đang cùng
giao tiếp với mình, từ đó quá trình
giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn
4. KẾT LUẬN
Bài viết làm rõ thực trạng mức độ

kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường
Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, qua đó, tác
giả cũng đã mạnh dạn đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao
tiếp cho sinh viên nhà trường. Kết quả
nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu
cho các nhà quản lý giáo dục tham
khảo để có những hình thức và nội
dung giáo dục kỹ năng giao tiếp phù
hợp với đặc điểm của sinh viên nhà
trường. Đồng thời, cũng làm căn cứ để
nghiên cứu về thực trạng kỹ năng giao
tiếp và có những điều chỉnh thích hợp
cho hoạt động giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho sinh viên những khóa học tiếp
theo trong tương lai.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thạc, Hoàng Anh, Luyện giao tiếp sư phạm,Trường Đại học
sư phạm Hà Nội I, Hà Nội, 1991.
[2]. Châu Thúy Kiều, Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm Trường
Cao đẳng Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
[3]. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, Nxb. Hà Nội, 2005.
[4]. Nguyễn Thị Oanh, Tâm lý học truyền thông và giao tiếp, Nxb. Khoa
học phụ nữ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.

[5]. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia,
Hà Nội, 1997.

RESEARCH ON THE STATUS OF COMMUNICATION SKILLS
OF STUDENTS IN DANANG VOCATIONAL TRAINING COLLEGE.
Le Duc Tho
Danang Vocational Training College
ABSTRACT
Forming and improving communication skills for students is an issue that
needs attention in today's vocational schools. This article explores the
current situation of communication skills of students in Da Nang Vocational
College; From there, some measures are proposed to improve
communication skills for current vocational students.
Keywords: Communication skills; students; Danang Vocational Training
College; Job education.



×