Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

VoIP 2016 fix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.93 KB, 11 trang )

Câu hỏi thi cuối khóa
Môn Công nghệ thoại IP lớp MMT07
1) Giải thích hình vẽ của giao thức H.323 sau đây

Terminal1: A, Terminal2: B.
Trong hình vẽ có 4 thành phần,
2 Gatekeeper đóng vai trò là máy chủ trung tâm có khả năng định tuyến và bảo mật các cuộc gọi IP,
cung cấp các dịch vụ điều khiển cuộc gọi cho các điểm cuối trong hệ thống mạng H.323. Khi có
mặt Gatekeeper thì mọi thành phần trong hệ thống phải thực hiện thủ tục đăng ký với nó.
2 terminal là thiết bị đầu cuối sử dụng mạng H.323
Trong hình, 2 terminal định tuyến qua 2 Gatekeeper.
Các bước trên lần lượt như sau:
a. A gửi bản tin ARQ cho GK-A, yêu cầu được kết nối tới B.
b. GK-A chấp nhận yêu cầu của A, và gửi cho A bản tin ACF, gồm các thông tin của B cùng với điều
kiện cần có khi kết nối với B


c. A gửi cho B bản tin SETUP yêu cầu thiết lập cuộc gọi
d. B gửi bản tin Call proceeding cho A, báo cho A biết cuộc gọi đang tiếp tục được thiết lập
e. B gửi cho GK-B bản tin ARQ yêu cầu được thiết lập kết nối với A
f. GK-B chấp nhận yêu cầu của B, và gởi cho A bản tin ACF
g+h. B gửi cho A 2 bản tin Alerting và Connect để hoàn thành thủ tục thiết lập kết nối.
i. Bắt đầu Thiết lập kênh điều khiển H.245 cho kết nối này (Establishment: thiết lập)
j. Tiến hành trao đổi dữ liệu. (Media Exchange: trao đổi thông tin, trao đổi dữ liệu)
k. Giải phóng kênh điều khiển H.245 (Release: giải phòng)
l. Giải phóng hoàn toàn kênh điều khiển H.245, đóng kết nối giữa A và B (Release complet: giải phòng
hoàn toàn)
m. A gởi đến GK-A bản tin DRQ, B gửi đến GK-B bảng tin DRQ.
n. GK-A, GK-B nhận được bản tin DRQ, thông báo đến A và B bản tin DCF để kết thúc cuộc gọi.
2) Giải thích hình vẽ của giao thức H.323 sau đây (có thể trình bày giải thích như câu 1 cũng
được, để tránh học nhiều cách, hại não)



Terminal1: A, Terminal2: B.
Trong hình vẽ có 4 thành phần,


2 Gatekeeper đóng vai trò là máy chủ trung tâm có khả năng định tuyến và bảo mật các cuộc gọi IP,
cung cấp các dịch vụ điều khiển cuộc gọi cho các điểm cuối trong hệ thống mạng H.323. Khi có
mặt Gatekeeper thì mọi thành phần trong hệ thống phải thực hiện thủ tục đăng ký với nó.
2 terminal là thiết bị đầu cuối sử dụng mạng H.323
Trong hình, 2 terminal định tuyến qua 2 Gatekeeper.
a) Đầu tiên, A trao đổi với Gatekeeper1 thông qua cặp bản tin ARQ/ACF để thiết lập báo hiệu.
b) Thiết lập thành công, A gửi bản tin Set-up tới Gatekeeper1 và được trả lời ngay bằng bản tin
Call Proceeding để chờ.
c) Sau đó, Gatekeeper gửi bản tin Set-up tới địa chỉ quảng bá kênh báo hiệu của B.
d)

B chấp nhận, sẽ trả lời bằng bản tin Call Proceeding để chờ và khởi tạo trao đổi với
Gatekeeper2 thông qua cặp bản tin ARQ/ARJ.

e) Khi thiết lập thành công và được trả về gói ARJ chứa mã báo hiệu định tuyến, B gửi bản tin
Facility chứa địa chỉ truyền dẫn kênh báo hiệu cuộc gọi của Gatekeeper2 tới Gatekeeper1.
f)

Sau đó, Gatekeeper1 gửi bản tin hoàn thành Release Complete tới B và gửi bản tin thiết lập
Set-up tới Gatekeeper2, Gatekeeper2 trả lời Call Proceeding đồng thời gửi bản tin thiết lập Setup tới B.

g) Nếu chấp nhận, B sẽ tiến hành trao đổi cặp bản tin ARQ/ACF với Gatekeeper2.
h) Nhận được ACF trả lời thành công, B sẽ kết nối tới Gatekeeper2, Gatekeeper2 kết nối tới
Gatekeeper1, Gatekeeper1 kết tới A. A và B trao đổi một số bản tin H.245 để xác định chủ tớ,
khả năng xử lý và thiết lập kết nối truyền âm thanh, hình ảnh.

i) Khi A kết thúc cuộc gọi sẽ gửi bản tin Release Complete tới Gatekeeper1, Gatekeeper1 gửi bản
tin này tới Gatekeeper2 và Gatekeeper2 gửi bản tin này tới B, cuộc gọi kết thúc.
3) Giải thích hình vẽ của giao thức H.323 sau đây (có thể trình bày giải thích như câu 1)


Terminal1: A, Terminal2: B.
Trong hình vẽ có 4 thành phần,
2 Gatekeeper đóng vai trò là máy chủ trung tâm có khả năng định tuyến và bảo mật các cuộc gọi IP,
cung cấp các dịch vụ điều khiển cuộc gọi cho các điểm cuối trong hệ thống mạng H.323. Khi có
mặt Gatekeeper thì mọi thành phần trong hệ thống phải thực hiện thủ tục đăng ký với nó.
2 terminal là thiết bị đầu cuối sử dụng mạng H.323
Trong hình, 2 đầu cuối đăng ký với 2 Gatekeeper và cả hai Gatekeeper này đều chọn phương
thức định tuyến báo hiệu cuộc gọi qua chúng.
1) Bắt đầu trao đổi thông tin, A gửi bản tin ARQ tới Gatekeeper1.
2) Gatekeeper1 nhận được yêu cầu từ A và bắt đầu định vị điểm cuối B bằng cách trao đổi cặp bản
tin LRQ/LCF với Gatekeeper2.


3) Khi định vị được điểm cuối, Gatekeeper1 gửi bản tin ACF có chứa địa chỉ kênh báo hiệu của B
để xác nhận với A.
4) A gửi bản tin thiết lập Set-up tới Gatekeeper1.
5) Gatekeeper1 xác nhận và gửi bản tin Set-up tới Gatekeeper2, Gatekeeper2 xác nhận và gửi bản
tin Set-up tới B.
6) Nếu chấp nhận, B trao đổi với Gatekeeper bằng cặp bản tin ARQ/ACF để thiết lập báo hiệu.
7) Khi thiết lập báo hiệu thành công, B gửi bản tin Connect kết nối tới Gatekeeper2, Gatekeeper2
kết nối tới Gatekeeper1, Gatekeeper1 kết nối tới A.
8) Lúc này, A và B trao đổi một số bản tin H.245 để xác định chủ tớ, khả năng xử lý và thiết lập
kết nối truyền âm thanh, hình ảnh.
9) Khi kết thúc, B gửi bản tin Release Complete tới Gatekeeper2, Gatekeeper2 gửi bản tin này tới
Gatekeeper1, Gatekeeper1 gửi bản tin này tới A và cuộc gọi kết thúc.


4) Giải thích hình vẽ của giao thức SIP sau đây


o

B1: User Agent A gửi bản tin INVITE chứa thông tin về bên A đến User Agent B ở một tên miền

khác. Bản tin này đến Proxy Server ở tên miền của User Agent và Proxy Server này gửi tiếp gói tin
INVITE lên location/redirect server để xác định User Agent B
o B2: location/redirect server sau khi xác định được vị trí của User Agent B thì response lại bằng gói
tin 302 với các thông tin của user agent B
o B3: Proxy Server gửi gói tin ACK lên location/redirect server để thông báo đã nhận được
o B4: ProxyServer 1 gửi gói tin INVITE đến Proxy Server 2
o B5: Proxy Server 2 gửi lại INVITE để xác nhận có phải Proxy server 1 lấy thông tin từ
location/redirect server không
o B6: Location/redirect server gửi lại gói tin 302 xác thực
o B7: ProxyServer 2 gửi gói ACK thông báo đã nhận được
o B9 và B10: Chuông rung và khi UserAgent B chấp nhận thì gửi gói tin OK
o B11: Cuộc gọi diễn ra
o B12: Bên Agent User B muốn kết thúc cuộc gọi nên gửi gói tin BYE đến User Agent A
o B13: User Agent A gửi gói tin OK để kết thúc
5) Cho biết chức năng hoạt động của H323 Gateway và H323 Gatekeeper trong một vùng H.323
(H.323 Zone).
 Chức năng hoạt động của H323 Gateway
- Gateway (không nhất thiết phải có), là thành phần cầu nối khi cần giao tiếp từ mạng H.323 sang
-






mạng phi H.323 (PSTN hoặc SCN).
Gateway khi hoạt động sẽ có đặc điểm của một thiết bị đầu cuối H323 hoặc một MCU trong mạng
LAN và có đặc điểm của một thiết bị đầu cuối trong SCN hoặc một MCU trong SCN.
Chuyển đổi giữa các dạng khuôn dữ liệu truyền dẫn
Chuyển đổi thủ tục giao tiếp thích hợp giữ các loại mạng mà gateway kết nối tới.
+ Thực hiện chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu thoại, video, số liệu.
+ Thực hiện chức năng thiết lập cuộc gọi, huỷ cuộc gọi đối với cả hai phía mạng IP và mạng PSTN
 Chức năng hoạt động của H323 Gatekeeper: (ko nên bỏ qua các VD)
Dịch địa chỉ: Dịch từ địa chỉ ký danh và địa chỉ IP.
Ví dụ: địa chỉ ký danh là “Trung Tuan” thay vì phải gọi tới địa chỉ IP 212.17.10.105
Cho phép (Admission Control): Điều khiển việc cho phép hoạt động của các đầu cuối.
Băng thông (Bandwidth Control): Điều khiển cấp hoặc từ chối cấp một phần băng thông cho các
cuộc gọi của các thiết bị trong hệ thống.
Quản lý vùng (Zone Management): Thực hiện các chức năng quản lý với các điểm cuối H.323 đã
đăng ký với gatekeeper (một vùng H.323).
• Các chức năng xử lý báo hiệu cuộc gọi của Gatekeeper:
Gatekeeper có thể nhận và xử lý báo hiệu cuộc gọi để điều khiển hoạt động của các thiết bị đầu
cuối hoặc định hướng các thiết bị đầu cuối nối trực tiếp với nhau qua kênh báo hiệu cuộc gọi (Call
Signalling Channel).
o Điều khiển cho phép cuộc gọi (Call Authorization)
o Quản lý băng thông (Bandwidth Management)
o Quản lý cuộc gọi (Call Management)
o Tính cước (Billing))


6) Cho biết và giải thích chức năng các loại Network Servers của giao thức SIP.
a. Proxy server:xử lý các yêu cầu hoặc chuyển đổi nội dung rồi gửi cho các server khác
b. Redirect server: : xác định server chặng tiếp theo rồi thông báo cho client để nó tự gửi yêu cầu.

Redirect server không tạo và gửi yêu cầu
c. Registar server:tiếp nhận và xử lý các yêu cầu REGISTER (vd, khi bật máy thuê bao), thực hiện
nhận thực thuê bao
d. Location server: : định vị thuê bao và cung cấp thông tin cho proxy hoặc redirect server.
7) Giải thích mô hình dự đoán tuyến tính trong mã hóa âm thoại.
• Dự đoán tuyến tính (Linear prediction, viết tắt là LP) là một phần không thể thiếu của hầu
hết tất cả giải thuật mã hóa thoại hiện đại ngày nay. Ý tưởng là một mẫu thoại có thể được
xấp xỉ bằng một kết hợp tuyến tính của các mẫu trong quá khứ.
• Trong một khung tín hiệu, các trọng số dùng để tính toán kết hợp tuyến tính được tìm bằng
cách tối thiểu hóa bình phương trung bình lỗi dự đoán; các trọng số tổng hợp,
• Giải thuật dự đoán tuyến tính (LPC) là một trong những giải thuật áp dụng tạo các bộ mã
hóa chuẩn cho việc xử lý âm hoạt động ở tần số thấp.
• Dự đoán tuyến tính thực hiện ước đoán s[n] dựa vào M mẫu trong quá khứ:

8) Cho biết và giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc gọi trong VoIP.
a) Độ trễ gói:
•độ trễ gói tương ứng với sự sai khác thời gian từ khi người nói bắt đầu nói cho đến khi người
nghe nhận được âm đầu tiên. Gói tin từ người nói đến người nghe trễ, làm cho quá trình đàm
thoại không được liên lục, chậm trễ, đôi khi mất quá nhiều thời gian.
•Ba loại trễ trong các mạng: sự trễ truyền, trễ tuần tự, và trễ xử lý.
+ Sự trễ truyền: do độ dài một tín hiệu phải đi qua ánh sáng trong sợi quang hoặc xung điện
trong sợi đồng.
+ Trể tuần tự: là lượng thời gian thực sự cần để đặt một bit hoặc byte vào một interface
+ Trễ xử lý: thời gian chậm trễ trong quá trình xử lý đóng gói gói tin, nén, và chuyển mạch

-

gói, chậm trễ xử lý do các thiết bị mà phía trước frame qua mạng.
b) Jitter (Độ rung pha):
Jitter: Sự khác biệt giữa thời gian dự kiến và thời gian thực sự nhận gói tin thoại, nói cách khác là

sự biến đổi của thời gian đến các gói tin.
Sự rung pha của gói tin ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn thời gian thực.
Khi độ trễ gói gia tăng, sự rung pha cũng gia tăng tương ứng.
c) Echo (Tiếng vang)
• Echo(tiếng vang): là âm thanh vọng lại trong máy người nhận dùng loa, rất phổ biến khi nói
chuyện bằng VoIP hoặc nghe lại tiếng nói của mình trong loa với một độ trễ gây ảnh hưởng
cuộc đàm thoại.
• Echo có hai nhược điểm: Nó có thể lớn, và nó có thể được dài. Các echo to hơn và dài hơn
trở nên khó chịu hơn.
d) Packet Loss (Mất gói tin)


-

Khi đưa giọng nói lên các mạng dữ liệu, việc vận chuyển giọng nói một cách đáng tin cậy và kịp

-

thời rất cần thiết. Việc hạn mất gói tin trong quá trình truyền dẫn rất quan trọng.
Khi một gói tin giọng nói không nhận được như thời gian dự kiến, thì được giả định là mất gói tin,

-

các gói dữ liệu cuối cùng nhận được là replayed.
Khi mất gói tin ít, người nghe không thể nhận ra được. Có những kỹ thuật che giấu sự mất gói tin,

nhưng nếu mất quá nhiều, thì người nghe sẽ nhận ra chất lượng cuộc gọi có vấn đề.
9) Giải thích các chức năng của tổng đài điện thoại riêng (PBX), các đường trung kế của tổng

-


đài điện thoại riêng và lý do vì sao các doanh nghiệp sử dụng tổng đài điện thoại riêng.
PBX (Private Branch Exchange)
Kết nối các cuộc gọi nội bộ và mạng điện thoại cố định
+ kết nối Máy tính tới máy tính
+ kết nối Máy tính tới điện thoại
+ kết nối Điện thoại tới máy tính
+ kết nối Điện thoại tới điện thoại
Đàm thoại nhiều người
Đàm thoại nhiều người được thiết lập cho phép người nhận cuộc gọi tham gia đàm thoại xuyên suốt

cuộc gọi đó
- Có thể được thiết lập để người nhận cuộc gọi chỉ được phép nghe mà không được nói.
- Có thể cho phép gọi, thêm người khác vào.
- Giảm bớt thời gian khi muốn truyền đạt cùng một nội dung tới nhiều người.
Các dịch vụ tự động (viết đc bao nhiêu thì viết, ko nhớ hết thì ba chấm)
+ Call Forwarding (Chuyển tiếp cuộc gọi): cho phép chủ thuê bao chuyển cuộc gọi đến một
Extension bất kỳ đã được định trước(trong nội bộ tổng đài) hay 1 số điện thoại di động...khi chủ thuê
bao đang bận hoặc không muốn nghe
+ Cance Call Forwarding: Bỏ chức năng Call Forwarding
+ Tranfer: Khi có một cuộc gọi đến một trung tâm hay một công ty gặp điện thoại viên thì người điện
thoại viên sẽ chuyển cuộc gọi đến một số Extension của người bạn muốn gặp bằng cách ấn số
Extension.
+ Pickup: là chức năng cho phép mọi người có thể nhấc máy của người khác khi máy của họ đổ
chuông.
+ Call Park: Cho phép chuyển cuộc gọi đang trả lời vào trong Park Place đến một thành viên khác
trong cùng hệ thống.
+ Voice mail: Tính năng cho phép hệ thống nhận các thông điệp tin nhắn thoại. Mỗi máy điện thoại
được cung cấp thêm tính năng hộp thư thoại. Mỗi khi số điện thoại bận thì hệ thống sẽ định hướng trực
tiếp các cuộc gọi đến hộp thư thoại tương ứng.

+ Voicemail transfer: Tính năng cho phép bạn chuyển cuộc gọi vào hộp thư thoại khi bạn không rảnh
để nghe.
+ Voicemail dial: Nếu bạn không muốn điện thoại của người nhận đổ chuông (tránh làm phiền không
cần thiết), bạn có thể nói trực tiếp vào Voice mail của người nhận. Người nhận sau đó sẽ nghe lại thông
tin của bạn từ Voice mail.
+ User permission to long/international call: Bạn có thể cấp quyền bằng mật mã hoặc theo số nội bộ.


PBX trunk
- Định tuyến nội bộ:
+ Kết nối một đường trung kế với một hệ thống PBX cho phép các công ty cấp một số điện thoại
quay số trực tiếp vào bất kỳ extension trên các hệ thống điện thoại.
+ Với các số điện thoại trực tiếp, một người gọi bên ngoài có thể quay số trực tiếp vào một công ty
điện thoại mà không cần sử dụng điện thoại viên và extension.
- Định tuyến bên ngoài:
+ Với một đường PBX trunk, nhân viên có thể quay số ra trực tiếp từ bất kỳ extension trong văn
phòng mà không cần một điện thoại viên để kết nối cuộc gọi.
+ Các cuộc gọi đi được xử lý bởi các hệ thống PBX và không ngắt kết nối cuộc gọi nội bộ với hệ
thống.
- Hunt Groups: cho phép nhiều số điện thoại đổ chuông khi một số chỉ định được
gọi từ bên ngoài.
- Nhánh kết nối giữa các bộ trao đổi chuyển mạch
- Phân/hợp kênh
Lý do sử dụng PBX:
Lợi ích #1: Dễ dàng cài đặt và cấu hình hơn (hệ thống tổng đài tương tự)
Lợi ích #2: Dễ dàng quản trị với Giao diện Web đơn giản
Lợi ích #3: Cắt giảm chi phí nhờ việc sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ VoIP.
Lợi ích #4: Loại bỏ được đường dây diện thoại.
Lợi ích #5: Loại bỏ sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Lợi ích #6: Dễ dàng mở rộng

Lợi ích #7: Nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp .
Lợi ích #8: Sử dụng các tính năng cao cấp của tổng đài điện thoại với chi phí thấp
Lợi ích #9: Cơ động, dễ dàng di chuyển
10) Giải thích cơ chế hoạt động và nêu rõ sự khác biệt của các cổng FXO và FXS trong tổng đài
điện thoại riêng (PBX).
- FXO (Foreign Exchange Office): là thiết bị nhận tín hiệu từ tổng đài gửi đến như dòng chuông, tín
hiệu nhấc gác máy, tín hiệu mời quay số, gửi và nhận tín hiệu thoại… Dùng để kết nối với đường dây
điện thoại.
- FXS (Foreign Exchange Station) là thiết bị tại nơi cung cấp đường dây điện thoại, thiết bị FXS sẽ
cung cấp tín hiệu mời quay số(dialtone), dòng chuông, hồi âm chuông(ring tone). Trong đường dây
Analog FXS cung cấp dòng chuông và điện áp cho điện thoại hoạt động.
- FXS và FXO là tên của các cổng sử dụng bởi đường điện thoại tương tự, FXS phát còn FXO nhận
tín hiệu thoại .
11) Giải thích về Dịch vụ tương tác thoại (IVR - Interactive Voice Response) để trả lời thông tin
tự động và cho ví dụ cụ thể.
IVR là tính năng đáp ứng thoại tương tác.
• Dịch vụ tương tác thoại trả lời thông tin tự động,
• Cung cấp tự động thông tin, giải đáp, tin nóng qua điện thoại một các nhanh nhất
• Tính năng trả lời tự động được gói gọn thành một dịch vụ trong hệ thống


• Ứng dụng xem điểm thi, tiền cước điện thoại của thuê bao, tỉ giá Đôla … có thể thực hiện
qua chức năng tương tác thoại.
• Khả năng phân tán, kết nối CSDL bên ngoài cho phép mở rộng quy mô lớn
Ứng dụng tương tác thoại là ứng dụng thường gặp đối với bất với bất cứ hệ thống tổng đài PBX nào.
Cho phép các thuê bao tương tắc với hệ thống qua các thông điệp thoại.
Ví dụ: “Chào mừng gọi đến công ty ABC, vui lòng nhấn phím 1 để được nghe hướng dẫn, nhấn phím 2
để được hỗ trợ về kỹ thuật, nhấn phím 3 để biết thông tin tuyển dụng, nhấn phím 4 để để lại lời nhắn hay
góp ý, nhấn phím 5 để nghe lại lời chào, nhấn phím 0 để gặp tư vấn viên”.
12) Thế nào là một biểu thức trong Diaplan của Asterisk, hãy giải thích chi tiết về context sau đây:

(thường cho)
exten => 303,1,Set(COUNT=10)
exten => 303,2,GotoIf($[${COUNT} > 0]?:6)
exten => 303,3,SayNumber(${COUNT})
exten => 303,4,Set(COUNT=$[${COUNT} - 1])
exten => 303,5,Goto(2)
exten => 303,6,hangup()
Dialplan
Dialplan cho biết các cuộc gọi sẽ được xử lí như thế nào qua hệ thống Asterisk.
Dialplan bao gồm tập hợp các dòng lệnh hay các ứng dụng theo một trình tự nào đó mà hệ thống

-

phải thực hiện để đáp ứng nhu cầu chuyển mạch cuộc gọi.
Giải thích context
Đầu tiên hàm Set() sẽ gán giá trị biến ${COUNT}=10.
Tại hàm GotoIf() thực hiện so sánh biến ${COUNT} có lớn hơn 0 hay không ?
Nếu vẫn còn lớn hơn 0 thì chuyển đến thứ tự (Priority) tiếp theo và đọc số trong biến ${COUNT}
bởi hàm SayNumber(), sau đó giảm biến đếm ${COUNT} đi 1 đơn vị và vòng thứ tự (Priority) 2

-

để tiếp tục so sánh.
Nếu trong quá trình so sánh biến ${COUNT} nhỏ hơn 0 thì sẽ chuyển đến thứ tự (Priority) 10 để
thực hiện kết thúc cuộc gọi.

13)Giải thích các mô hình QoS và giải thích sự khác biệt giữa mô hình tích hợp dịch vụ – (Intserv) và
mô hình phân chia dịch vụ (Diffserv)
Hiện nay có hai mô hình cho phép cung cấp chất lượng dịch vụ cho các ứng dụng trên mạng
Internet

Mô hình tích hợp dịch vụ – Intserv (Integrated services): thực hiện việc dành trước các tài
nguyên (băng thông đường truyền và không gian bộ đệm) cho mỗi phiên làm việc để có thể đảm
bảo chất lượng cho các dịch vụ.
Mô hình phân chia dịch vụ – Diffserv (Differentiated services):
+ nó thực hiện việc phân chia lưu lượng thành các loại khác nhau cung cấp cho chúng các xử lý
khác nhau.
+ Việc đánh dấu mức ưu tiên Diffserv được thực hiện trong header IP của mỗi gói bằng giao
thức TCP/IP.


Trong một mạng sử dụng QoS, chúng ta có thể không cần dùng đến IntServ hay DiffServ mà mạng
vẫn chạy bình thường, tuy nhiên nếu có ứng dụng DiffServ hay IntServ vào thì sẽ cho kết qua tốt
-

hơn nhiều, và có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cao hơn.
DiffServ ra đời để khắc phục các khuyết điểm của IntServ, giữa chúng có những sự khác nhau:

DiffServ

IntServ

Không dùng bất kì giao thức báo hiệu Dùng giao thức báo hiệu RSVP để dành
nào để dành trước băng thông mạng, do trước băng thông mạng, do đó sẽ tốn tài
vậy tiết kiệm được băng thông mạng.

nguyên mạng vô ích.

Có thể sử dụng cho mạng lớn và cả mạng Chỉ có thể sử dụng cho mạng cỡ nhỏ với số
nhỏ với số lưu lượng rất lớn


lượng lưu lượng nhỏ

Ít tốn tài nguyên mạng

Tốn nhiều tài nguyên mạng

Xét ưu tiên gói trên từng chặn

Khởi tạo một kênh truyền trước khi truyền

Khả năng mở rộng mạng cao và phục vụ Khả năng mở rộng mạng thấp và phục cụ ít
đa dịch vụ

dịch cụ.

14)Giải thích về các loại ảnh I, ảnh P, ảnh B trong chuẩn nén Video MPEG.
- Ảnh I (Intra Pictures): được mã hóa mà không có sự so sánh tham khảo các ảnh khác, dùng trong
-

nén trong ảnh.
Ảnh I chứa tất cả các thông tin cần thiết để tái tạo lại ảnh sau giải mã, nên tỷ lệ nén các ảnh I tương

-

đối thấp.
Ảnh I là điểm nút quan trọng phục vụ việc truy cập vào một đoạn Video.
Ảnh P được mã hoá từ ảnh I và ảnh P trước đó, nhờ sử dụng các thuật toán dự đoán bù chuyển

-


động.
Các ảnh P có thể được sử dụng như là cơ sở dữ liệu cho việc dự đoán ảnh tiếp theo.
Do hạn chế của kỹ thuật bù chuyển động, số ảnh P giữa hai ảnh I không thể quá lớn. Tỷ lệ nén của

-

các ảnh P tương đối lớn so với tỷ lệ nén các ảnh I.
Ảnh B được mã hoá bới phép nội suy giữa các ảnh I và P ở trước và sau đó. Vì không được sử dụng
để mã hoá các ảnh tiếp theo, ảnh B không phải là nguồn gốc sinh ra các lỗi ảnh trong quá trình mã
hoá. Các ảnh B cho tỷ lệ nén cao nhất.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×