Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM của NGƯỜI THẦY THEO tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.22 KB, 4 trang )

NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI THẦY THEO TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Thạc sĩ Trần Văn Toàn
Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế Chính trị.
Trường Đại học Ngô Quyền
Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục và
đào tạo chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ
quản lý giáo dục. Người thầy giáo là “người chiến sĩ trên
mặt trận tư tưởng văn hóa” những người có trách nhiệm
truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ
thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân
loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng
lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã
hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của các thầy giáo, cô giáo
đối với xã hội - họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi
mới nền giáo dục. Người nhấn mạnh: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và
vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục,
không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa” 1. Điều đó, vừa khẳng
định vị trí, vai trò quan trọng của nghề “dạy chữ, dạy người”, vừa nói lên trọng
trách mà xã hội đặt trọn niềm tin lên vai nhà giáo. Các thầy giáo, cô giáo có
nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang; có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng
đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân
loại; bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo, phù hợp
với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Khái quát các phẩm chất đó của người thầy
chính là cái đức, cái tài và là tấm gương cho người học noi theo.
Nói về đạo đức nhà giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên những phẩm chất
cơ bản, đó là: hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; thương yêu học trò
và yêu nghề; yêu lao động và quý trọng người lao động chân tay; có tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đạo đức nhà giáo hay đạo đức nghề dạy
học theo tư tưởng của Bác, có thể được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực quy


định thái độ, hành vi ứng xử của nhà giáo trong đời sống và đạo đức nhà giáo có
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục - đào tạo. Ngoài ra, theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đạo đức nhà giáo yêu nghề, yêu trường thôi chưa đủ mà còn phải
yêu chủ nghĩa xã hội bởi đó là mục tiêu mà dân tộc đang hướng tới.
Về trí tuệ và tài năng, thầy, cô giáo là người định hướng, dẫn dắt thế hệ trẻ
từng bước nắm bắt chân lý thời đại, cho nên mọi tài liệu, giáo trình dù hay đến
đâu nếu không có thầy giáo hướng dẫn thì không phát huy hết tác dụng. Người
thầy là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục, sản phẩm của dạy học là
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.345

1


tương lai của dân tộc. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà giáo giỏi
không đòi hỏi phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu hết tri thức của nhân loại.
Nhưng do yêu cầu của nghề nghiệp, nên nhà giáo phải không ngừng trau dồi
kiến thức, đặc biệt phải thành thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày
càng tốt hơn sự nghiệp giáo dục - đào tạo; không được bằng lòng với kiến thức
đã có, thường xuyên tích lũy kiến thức, tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo. Từ đó, Người khuyên mọi người thực hiện theo lời dạy của Lê-nin
“Học, học nữa, học mãi” và lấy phương châm “học không biết chán, dạy không
biết mỏi” của Khổng Tử để thực hành trong công việc. Bên cạnh yêu cầu về
chuyên môn, nghiệp vụ, Bác còn lưu ý giáo viên phải coi trọng học tập chính trị
để củng cố đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao hiểu biết chính trị
để hoàn thành tốt trọng trách “trồng người”.
Song hành cùng đức và tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm
đến phương pháp nêu gương của người thầy, bởi: “Một tấm gương sống còn có
giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Do đó, tấm gương nhà giáo có tác
dụng giáo dục học sinh rất lớn, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh

hưởng xấu; một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo,
ngược lại một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm
tin cả một lớp người. Người nói: "Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải
có đức. Ví như bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên
thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu"2. Người thường dặn dò, các thầy, cô giáo
không được đánh mất phẩm chất của mình, dù hoàn cảnh nào cũng phải là tấm
gương cho học sinh noi theo, tránh thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống
thực tế, lười biếng trong học tập và nâng cao trình độ; thái độ kèn cựa địa vị,
xem nhẹ công việc của mình, thiếu tinh thần xây dựng tập thể,... Thầy giáo là
tấm gương cho nhân dân, cho thế hệ trẻ của đất nước noi theo.
Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của người thầy, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của khoa học
công nghệ hiện nay, những thầy, cô giáo và cán bộ quản lí đang đảm trách sự
nghiệp “trồng người” cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
Một là, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chất chính trị, đạo
đức lối sống và đạo đức nghề nghiệp của người thầy.
Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và đạo đức nghề nghiệp là phẩm
chất cốt lõi quan trọng hàng đầu đối với nhà giáo, là nền tảng, động lực thôi thúc
trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi thầy giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ
vang của mình, xứng danh với nghề cao quý mà xã hội tôn vinh. Thực hiện tốt
nội dung này, đòi hỏi thầy, cô giáo phải tích cực học tập những giá trị nhân văn
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giá trị truyền thống văn hóa
2 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 492

2


của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, cần phải đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các nhà trường. Theo đó, mỗi

nhà giáo phải xây dựng kế hoạch phấn đấu, đề ra nội dung, biện pháp cụ thể,
phù hợp. Thường xuyên rèn luyện thái độ, hành vi ứng xử trong mọi lĩnh vực
của cuộc sống, xây dựng cho mình một phong cách sống khiêm tốn, giản dị,
điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, không ham danh lợi, chức quyền.
Gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đi
đầu trong mọi công việc của cơ quan, đơn vị, công tác được đoàn thể giao phó.
Ngoài phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong, thầy, cô giáo phải có đạo
đức nghề nghiệp: “tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương
tâm nhà giáo”; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong
cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, đối xử hòa nhã với
người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. Thầy, cô giáo phải “tận tụy với công
việc”; “công bằng trong giảng dạy”.
Hai là, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học.
Do tính chất đặc thù của hoạt động giáo dục, trong quá trình dạy học,
ngoài việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, năng lực
thực hành cho học sinh. Theo đó, thầy, cô giáo phải không ngừng trau dồi kiến
thức, đặc biệt phải thành thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày
càng tốt hơn sự nghiệp giáo dục - đào tạo; không được bằng lòng với kiến thức
đã có, thường xuyên tích lũy kiến thức, tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn, phương pháp sư phạm. Việc tự học tập và nghiên cứu của mỗi thầy,
cô giáo thông qua giáo trình tài liệu sách báo, phương tiện thông tinh, học tập
đồng nghiệp và học tập ngay cả chính học trò. Tự học, tự bồi dưỡng của nhà
giáo được hình thành trong quá trình luyện tập kiên trì có hệ thống, trên cơ sở ý
thức trách nhiệm, tính tự giác cao. Không ngừng nâng cao năng lực toàn diện,
kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực, môn học giảng dạy và kỹ năng, phương
pháp sư phạm; khả năng tư duy khoa học. Mỗi giáo viên cần xây dựng cho mình
kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học. Trong kế hoạch này cần xác định rõ
mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng.

Ba là, người thầy phải thực sự là tấm gương sáng để người học noi theo
Người thầy giáo chân chính dạy học trò không chỉ bằng vốn tri thức, hiểu
biết, mà còn bằng chính nhân cách đạo đức trong sáng của mình, để cảm hóa, để
giáo dục và khai sáng. “dạy chữ” là quan trọng, nhưng việc “dạy người” còn
quan trọng hơn. Mục đích của việc học đã được UNESCO khẳng định: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”, nói cách khác,
học để làm người. Cho nên người học thường lấy hình ảnh các thầy, cô giáo làm
hình mẫu để noi theo. Những bài giảng nhiệt huyết, say mê; lương tâm cùng tinh
thần trách nhiệm; sự tận tụy của nhà giáo; tấm gương học tập và rèn luyện cùng
nhân cách trong sáng của người thầy sẽ tạo một dấu ấn vô cùng sâu đậm trong
3


tâm hồn các thế hệ học sinh. Sự gương mẫu ở đây là người thầy thực hiện trước
hết những điều mình dạy học trò. Người thầy nêu gương rõ nét nhất khi có trách
nhiệm đi tiên phong trong việc tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực công
tác, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được phân công.
Đây không chỉ là một trong những đặc thù của người trí thức, mà theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh đó còn là nhiệm vụ hàng đầu của trí thức, của nhà giáo - “chỉ có
một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”.
Bốn là, quan tâm phát triển đội ngũ thầy, cô giáo cả về phẩm chất, năng
lực đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục và đào tạo.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục và đào tạo là một trong các nhiệm vụ mà Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đề ra. Theo đó, phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng đạo đức cho mỗi thầy, cô giáo. Nâng cao hơn nữa nhận thức
về vai trò, trọng trách của người thầy để mỗi thầy, cô giáo và cán bộ quản lí giáo
dục thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội, với việc đào tạo bồi dưỡng con
người cho đất nước; thấy rõ được trách nhiệm trong việc bảo vệ danh dự của nhà

giáo cũng như của ngành giáo dục, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.
Khơi dậy lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết, nhiệt tình trong mỗi nhà giáo để
mỗi nhà giáo đều có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
cũng như sự phát triển của đất nước. Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường
xuyên, đổi mới phương pháp giảng dạy; mở nhiều lớp bồi dưỡng phương pháp
dạy học tích cực cho cán bộ, giáo viên, thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ
để đánh giá rút kinh nghiệm, nhắc nhở tinh thần trách nhiệm của giáo viên nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, xây dựng và phát huy
nhân tố tích cực của môi trường sư phạm, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối
với đội ngũ nhà giáo, để thầy, cô giáo thực sự có tâm huyết gắn bó với nghề.
Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, sự
phản biện tích cự của xã hội để phát triển đội ngũ nhà giáo./.

4



×