Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 28 trang )

SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7
PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU

TRƯỜNG THCS

GV: Lương Thị Hảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
………….., ngày 30 tháng 11 năm 2016

BAÙO CAÙO SAÙNG KIEÁN

I/ Sơ lược lý lịch tác giả:
-

Họ và tên: …………………………- nữ.

-

Ngày tháng năm sinh: 25/10/1985

-

Nơi thường trú: Ấp “ , Thị xã , Tỉnh .

-

Đơn vị công tác: Trường THCS Tân An


-

Chức vụ hiện nay: Giáo viên.

-

Trình độ chuyên môn: Đại học

-

Lĩnh vực công tác: Giảng dạy.

II/ Tên sáng kiến:
“ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ 7”
III/ Lĩnh vực: Địa lí lớp 7
IV/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Giữa môi trường và con người chúng ta có mối quan hệ mật thiết với nhau và từ
khi con người sinh ra đó là mối quan hệ hòa thuận. Cùng với sự tiến bộ của xã hội loài
người và theo thời gian dân số ngày một tăng lên, nhu cầu của con người ngày càng phức
tạp hơn. sự hiểu biết về môi trường không đầy đủ khiến cho mối quan hệ trở nên “mâu
thuẫn”, nhận thức đó đã dấn đến một loạt các sự cố về môi trường ( Hiệu ứng nhà kính, lỗ
thủng tầng ô zôn, trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường ...).
Ngay từ năm 1960 vấn đề bảo vệ môi trường đã được đặt ra nghiêm túc và đã
được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy học ở các trường THCS nhưng với
mức độ còn hạn chế. Đầu thập kỉ 80 nội dung GDMT đã được tích hợp vào chương trình
giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, trong đó môn Địa Lí được coi là phù hợp
nhất. Tuy nhiên chương trình GDMT ở trường THCS nói riêng và các cấp bậc học khác
nói chung chưa thống nhất. Các phương pháp GDMT còn nặng về cung cấp kiến thức

trang 1


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

hơn là hình thành thái độ xúc cảm, hành vi quan tâm đến môi trường và vì môi trường
cho học sinh.
Thực trạng ý thức về môi trường của học sinh trường THCS Tân An: một trường
vùng nông thôn, các em là con của các gia đình sống chủ yếu làm nghề nông,cha mẹ đi
làm ăn xa gửi các em lại cho người thân để đi học,gia đình các em cũng chưa hiểu hết
việc bảo vệ môi trường là như thế nào do chủ yếu là lao động nghèo,không có điều kiện
tiếp xúc với báo đài,phương tiện thông tin đại chúng, Nên các học sinh ở trường nói đến
vấn đề vệ sinh lớp là các em vẫn chưa có ý thức cao,còn một vài em còn ngần ngại, do
đó ý thức về môi trường của các em còn ở mức độ mơ hồ. Chẳng hạn như “ Không vào
rừng chặt phá bừa bãi những cây gỗ lớn” là đã bảo vệ môi trường, nhưng bên cạnh đó
còn có rất nhiều vấn đề gần gũi như bảo vệ khuôn viên trường học, đường làng ngõ xóm,
trồng nhiều cây xanh... đó là chưa kể nhìn ở góc độ xa hơn là thực trạng đốt rừng tự nhiên
lấy đất trồng hoa màu mà không đi đôi với công tác bảo vệ rừng và trồng thêm nhiều
rừng mới…
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động ,nhiều nơi đã và
đang trở thành nổi bức xúc của người dân.Do việc xử lí chất thải phát sinh từ quá trình
sản xuất và sinh hoạt của người dân,lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật,vức rác bừa bãi…
làm cho nguồn nước,không khí bị ô nhiễm,làm hủy hoại tài nguyên sinh vật biển đảo,màu
xanh nước biển không còn nữa thay vào đó là màu đen và màu đỏ của nguồn nước bị ô
nhiễm.Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến người dân thường xuyên đối
mặt với dịch bệnh.
Qua một thời gian công tác tại trường trung học cơ sở (THCS) tôi đã nhận thấy ý

thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh chưa cao. Ngoài ra ở các trường học hiện nay
quà bánh bán cho học sinh từ miếng bánh đến cây kẹo đều bao bọc ni lon,tạo nên lượng
rác thải rất lớn,những rác thải đó không có khả năng phân hủy,làm hủy hoại cảnh quan
môi trường. Hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa được cao lắm .Bên
cạnh đó còn có tình trạng học sinh cho rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính
quyền hoặc của người lớn. Thực trạng đó đã làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế
nước nhà, gây ra tác hại cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy vấn đề tìm ra những biện pháp
để bảo vệ môi trường ở địa phương, đất nước và toàn cầu đang cần được quan tâm.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1 Tiến trình thực hiện:
Thực hiện đề tài, tôi sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp:
trang 2


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

- Nghiên cứu tư liệu, phân tích, so sánh đối chiếu
- Trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp …
3.2 Thời gian thực hiện:
Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016
3. 3 Biện pháp tổ chức tiến hành:
Là một giáo viên giảng dạy môn địa lí tôi luôn suy nghĩ và trăn trở làm thế nào cho
môi trường sống được trong sạch và lành mạnh hơn.Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh thông qua môn địa lí 7 để giáo dục
thế hệ trẻ ngày nay có ý thức hơn và góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ
môi trường hiện nay và mai sau.
* Cách tổ chức hình thức học tập thể hiện tính mới của đề tài
Những vấn đề nóng bỏng về môi trường và cuộc sống bền vững đang diễn ra

khắp nơi trên Trái Đất và bất cứ nơi nào cũng có vấn đề cần giải quyết, những vấn đề
trước mắt và cấp bách về môi trường. Các hiện tượng tàn phá môi trường liên tục xảy ra
ở mỗi địa phương như: Đốt rừng, khai thác bừa bãi một số tài nguyên rừng, khoáng sản
làm cho rừng bị tàn phá nhanh chóng, sự ô nhiễm môi trường nước, không khí, biển, sự
tàn phá các di tích, các cảnh quan thiên nhiên ….đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái
cục bộ, làm cho môi trường từng địa phương cũng biến đổi nhanh chóng. Tất cả những
vấn đề này đặt ra cho nhân dân ở mỗi địa phương nỗi băn khoăn lo lắng, về trách nhiệm
của thế hệ hôm nay với thế hệ mai sau. Ở nước ta trong các cuộc hội thảo khoa học về
môi trường và giáo dục môi trường đã đưa ra nhiều biện pháp, trong đó vấn đề tuyên
truyền giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương là điều có ý nghĩa
quan trọng, trong đó việc giáo dục cho học sinh ở trường phổ thông là một chiến lược lâu
dài vì ý thức bảo vệ môi trường của các em chưa cao.Qua các cuộc khảo sát và thăm dò
ngay từ các năm giảng dạy môn địa lí tôi nhận thấy việc các em tự có ý thức trong vấn đề
bỏ rác đúng nơi qui định,hay các em tự biết phân loại rác,có ý thức cao trong vấn đề bảo
vệ môi trường là một việc làm chưa thường xuyên đối với các em.Vì vậy tôi đã tìm ra
được một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của các em .Để các em thấy
được việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết và đây là một việc làm thường xuyên của
mỗi con người .Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
A/ ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG:
a.Khái niệm về môi trường:

trang 3


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

Khái niệm về “môi trường” là một khái niệm phức tạp có phạm vi rộng lớn. Với bài tổng
kết kinh nghiệm này chỉ nêu ra một số khái niệm ở những góc độ dễ hiểu nhất. Theo

nghĩa rộng nhất thì:” Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có
ảnh hưởng tới một vật thể hay một sự kiện ”. Theo nghĩa đen:“ Môi trường là một vùng
vật lí và sinh học xung quanh loài người có mối quan hệ chặt chẽ với con người”.
b. Các loại môi trường:
- Môi trường khí quyển.
- Môi trường nước.
- Môi trường đất.
- Môi trường sinh học.
- Môi trường đô thị.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7.
b.1/ Khái niệm về giáo dục:
Khái niệm giáo dục được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng:“ Giáo dục bao gồm cả
việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác diễn ra trong và ngoài
lớp, trong và ngoài nhà trường cũng như trong gia đình và ngoài xã hội”. Còn theo nghĩa
hẹp:“ Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt đạo đức tư tưởng
và hành vi... nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tinh cảm, thái độ và những thói
quen hành vi cư xử đúng đắn trong xã hội”.
b.2/ Khái niệm GDMT:
Theo hội nghi GDMT ở Tbilisi, 1977:
“GDMT là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Nó nên được tập trung vào
những vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thông. Nó nên nhằm vào xây dựng giá trị,
đóng góp vào sự nghiệp phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống của nhân
loại, ảnh hưởng của nó nên ở thời gian khởi đầu của người học và liên quan đến môi
trưởng của họ trong hoạt động. Nó nên được hướng dẫn ở cả các môn học hiện tại và
tương lai có liên quan”.
b.3/ Các phương pháp GDMT:
- Phương pháp giảng thuật.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.

- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp thực địa.
trang 4


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

Trên đây là những phương pháp cụ thể để thực hiện mục đích cuối cùng là GDMT cho
học sinh trên địa bàn.
C/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GDMT TRONG ĐỊA LÝ 7:
I/ Hoạt đông nội khóa:
1. Phương pháp giảng thuật:
Với phương pháp này nặng về mô tả sự vật hiện tượng, bằng lời nói truyền cảm giáo
viên giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên và có ý thức về môi trường.
Ví dụ: Bài 9 “ Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ” – Địa lí 7.
Quan sát hình: 9.4, giáo viên giới thiệu nội dung của mỗi bức hình A, B, C, D. Đặt câu
hỏi “ Em hãy nêu quá trình thoái hóa đất do đốt rừng làm nương rẫy ở đới
nóng ?”.

Hình
A
B
Nội dung Rừng nguyên sinh Cây bụi
2. Phương pháp giảng giải:

C
Trảng cỏ


D
Đất bạc màu

Chủ yếu của phương pháp này là dùng lời nói, để giải thích các vấn đề vạch ra bản chất
của mối quan hệ và nguyên nhân của chúng.
Ví dụ: “Khi dạy bài dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng”_ Địa
lí 7. Nói đến hiện tượng cạn kiệt tài nguyên cần phải hình thành các khái niệm: Tài
nguyên phục hồi là tài nguyên có khả năng trở lại bình thường nếu biết cách khai thác,
bảo vệ ( Tài nguyên rừng, tài nguyên đất ...). Còn tài nguyên không phục hồi là tài
nguyên được hình thành trong thời gian dài và không có khả năng phục hồi ( Tài nguyên
khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim lọai ...).
3. Phương pháp đàm thoại:
Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong giảng dạy, với những câu hỏi giả
định “ Sẽ ra sao, nếu như, chẳng hạn như...”.
Ví dụ: Khi dạy bài“ Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa” - Địa lí 7.
Cho học sinh quan sát hình: 17.3 “ Thủy triều đen ”, giáo viên sử dụng phương
pháp vây quanh “ Nguyên nhân - hậu quả ”. Ta có thể cho học sinh xem phim về môi
trường và trả lời một số câu hỏi:
- Những nguồn nước nào có thể bị ô nhiễm?
- Nguyên nhân?
- Hướng giải quyết như thế nào?
4. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan:
trang 5


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

Bao gồm các phương tiện trực quan: Biểu đồ, bản đồ, tranh, ảnh, băng hình ( Nếu có

điều kiện sử dụng ) sẽ gây hứng thú cho học sinh. Tùy thuộc vào nội dung bài dạy mà có
thể sử dụng những phương tiện trực quan thích hợp.
Ví dụ : Khi dạy bài 8 “ Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng” –
Địa lí 7, với hình: 8.1 “ Đốt rừng làm nương rẫy”. Nếu có điều kiện nên cho học sinh
xem phim tư liệu, băng hình với các bước sau:
+ Định hướng cho học sinh nắm được: Mục đích yêu cầu của bài.
+ Bước sử dụng: Giáo viên nên chia làm nhiều đoạn phim, một đoạn tương ứng với một
ý ghi bảng.
+ Bước kết thúc: Giáo viên nêu lại nội dung và đặt câu hỏi kiểm tra trí nhớ học sinh
bằng câu hỏi suy luận. “ Hậu quả của việc phá rừng làm rẫy ?”
Hậu quả

Rừng bị tàn

Đất bị xói

phá

mòn

Thiên tai

Cả 3 hậu quả
trên

Phương án
lựa chọn
( Hãy chọn phương án đúng nhất).
5. Phương pháp thảo luận:
Đây là quá trình trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa giáo viên và học sinh với nhau.

Để thực hiện phương pháp này thành công giáo viên hơn ai hết cần chủ động tiến hành
theo bốn bước sau:
Bước 1: Chọn nội dung, chọn bài để thảo luận, thông thường nội dung không quá khó
nhưng lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Bước 2: Giao việc về nhà cho mỗi nhóm hoc sinh.
Bước 3: Tiến hành thảo luận.
Các nhóm làm việc theo sự phân công về nhà, bầu nhóm trưởng thư kí và đi đến thảo
luận báo cáo kết quả.
Bước 4: Tổng kết thảo luận.
Phần này giáo viên giám sát hướng dẫn trên ý kiến các nhóm đã trình bày.
Ví dụ: Trong bài 10 “ Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới
nóng”- Địa lí 7. Đây là một nội dung không thực sự khó lắm nhưng liên quan trực tiếp
tình hình trên địa bàn.Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đông của dân số, tài nguyên
thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh,lương thực thiếu hụt phải mở rộng
diện tích đất canh tác,nhu cầu sử dụng gỗ,cũi tăng lên ,làm cho diện tích đất rừng bị thu
hẹp.Đất được tận dụng để sản xuất,không chăm bón nên đất bạc màu thoái hóa,khoáng
trang 6


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

sản nhanh chóng cạn kiệt.Việc mở rộng các khu công nghiệp,đô thị làm cho diện tích đất
trồng bị thu hẹp .Bùng nổ dân số cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường.Điều kiện sống
thấp nông thôn hay trong những khu nhà ổ chuột ở thành phố là những tác nhân làm cho
môi trường bị ô nhiễm,không có nước sạch sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người.Qua đó học sinh thấy được hậu quả của tăng dân số gây tác hại đến tài nguyên
thiên nhiên và môi trường mà nguyên nhân chính là do con người tác động trực tiếp
vào.Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường ,cần giảm tỉ lệ gia tăng dân

số ,phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Do đó chọn phương pháp thảo luận
là phù hợp, khi giao việc nên phân nhóm theo tổ dân cư hoặc xóm với công việc: Tìm
hiểu trong tổ( hoặc xóm) có bao nhiêu hộ gia đình ? Bao nhiêu hộ sinh 1 đến 2 con, bao
nhiêu hộ sinh từ 3 con trở lên? Để làm việc này với giáo viên tới văn phòng thống kê lưu
trữ của xã lấy số liệu liên quan “ Số dân của xã trong thời gian gần đây, tỉ lệ kết hôn dưới
độ tuổi (Tảo hôn), tỉ lệ sinh con vượt kế hoạch ...”
Tùy phần thảo luận nên đưa nội dung vào cuối phần 1 “ Dân số ” để mang tính chất
liên hệ và chuyển ý sang mục sau.
6. Phương pháp thực địa.
Đây là phương pháp đặc thù của môn Địa Lí, được thực hiện qua các hoạt động
động ngoài giờ lên lớp theo nhóm của học sinh. Giúp học sinh thấy được mối quan hệ
hòa hợp hơn với môi trường đang sống. Yêu cầu của phương pháp này là học sinh phải
quan sát, ghi chép, tập hợp thông tin, kết luận. Đồng thời khơi dậy ở mỗi học sinh ý thức
về môi trường và khuyến khích tham gia hoạt động BVMT ở nhà trường.
Ví du: Với bài 9 “ Hoạt động sản xuất nông nghiệp ơ đới nóng”- Địa lí 7 Giáo
viên tổ chức thực địa để hiểu môi trường theo quá trình sau.
- Giáo viên chọn nơi thực địa ( Gần trường ).
- Phân công:
Nhóm 1 thu thập các mẫu vật ( Đất, đá, nước )
Nhóm 2 thu thập các loài mẫu vật (Cây,côn trùng).
Nhóm 3 ghi chép.
Thảo luận giữa các nhóm đi đến kết luận: Môi trường sống có nhiều đối tượng: Vô
cơ, hữu cơ. Các đối tượng đang bị đe dọa dưới tác động của con người.
Trên đây là tập hợp 6 phương pháp GDMT mà bản thân tôi nhận thấy có khả năng
thực hiện được trong chương trình địa lí lớp 7 và đem lại kết quả cao ở địa bàn đang công
tác. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác mà các quí bạn đọc có thể tham khảo

trang 7



SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

thêm: Phương pháp gạn lọc giá trị, phương pháp động não, phương pháp giao việc về
nhà, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp đóng vai.
VÍ DỤ:
BÀI 17. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm ở các nước phát triển
đới ôn hòa.
- Biết nội dung Nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu
khí quyển của Trái Đất.
- Hậu quả ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người trong
phạm vi một đới và có tính chất toàn cầu.
2. Kĩ năng:
- Phân tích ảnh địa lý về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột từ số liệu sẵn có.
- KNS: tư duy: Tìm kiếm, xử lí thông tin qua bài viết và tranh ảnh về vấn đề ô
nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả
của ô nhiễm không khí và nước. Phê phán tác động tiêu cực tới môi trường (HĐ 1, 2);
Giao tiếp, tự nhận thức: Phản hồi, lắng nghe, tự tin khi trình bày (HĐ 1, 2).
3. Thái độ:
- Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước
- Có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
- Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí và môi
trường nước.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV: - Ảnh chụp Trái Đất với lỗ thủng tầng Ôzôn. ( Nếu có).
2. Chuẩn bị của HS: - Sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm không khí và nước.
III. Tiến trình bài dạy :
1. Kiểm tra bài cũ: (5’ – 7’)
- Nét đặc trưng của đô thị hoá ở môi trường đới ôn hòa là gì?
- Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển nhanh và hướng giải
quyết.
trang 8


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

2. Bài mới:
Vào bài: Ở đới nóng tập trung một nửa dân số thế giới, với nền kinh tế trong tình
trạng còn chậm phát triển, nên việc dân số tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số tác động
tiêu cực tới tài nguyên, môi trường. Còn ở đới ôn hoà do sự phát triển của công nghiệp
và các phương tiện giao thông đã làm cho bầu không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm
nặng nề. Sự ô nhiễm đó gây tác hại to lớn tới thiên nhiên, con người ra sao và giải pháp
bảo vệ bầu không khí và nguồn nước như thế nào đó là nội dung của bài “Ô nhiễm môi
trường ở đới ôn hoà”.
Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
( Nhóm/ cá nhân).
Bước 1. GV cho HS nhóm 1 dán các ảnh đã phân công các nhóm sưu tầm và tự trình bày
thuyết trình về ảnh của mình. Đó là nguyên nhân làm ô nhiễm không khí.

HS: Trình bày các nhóm các bổ sung.
GV: Chốt lại và cho học sinh xem một số hình ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm không
khí .Sau đó cho hs ghi bài.


trang 9


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

KHÓI BỤI TỪ CÁC NHÀ MÁY, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Bước 2: Cho nhóm 2 dán các tranh, ảnh về hậu quả khi không khí bị ô nhiễm và trình
bày sản phẩm sưu tầm

HS: Trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Chốt lại cho hs xem các hình ảnh về hậu quả của ô nhiễm không khí và ghi bài

trang 10


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

CÂY CỐI BỊ CHẾT KHÔ VÌ MƯA AXIT

CÔNG TRÌNH BỊ ĂN MÒN

Mưa axit (ảnh: gamek.vn)

trang 11



SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

HIỆN TƯỢNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

HIỆN TƯỢNG BĂNG Ở HAI CỰC TAN CHẢY

trang 12


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

THỦNG TẦNG OZÔN
Bước 3. GV yều cầu HS nhóm 3 nêu hướng giải quyết khi không khí bị ô nhiễm. Các em
tự vẽ tranh nói lên hướng giải quyết bảo vệ môi trường không khí và liên hệ bản thân các
em đối với lớp, trường và gia đình. Các nhóm khác bổ sung.

trang 13


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà.
( Nhóm/ cá nhân).

Bước 1. GV cho HS nhóm 4 dán các ảnh đã phân công các nhóm sưu tầm và tự trình bày
thuyết trình về ảnh của mình. Đó là nguyên nhân làm các nguồn nước bị ô nhiễm .

HS: Trình bày,Các nhóm nhận xét bổ sung
GV: chốt lại và cho HS xem một số hình ảnh gây ô nhiễm nguồn nước

trang 14


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

Cá chết hàng loạt tại sông Dinh
(Ninh Thuận) vì ô nhiễm nước.
(nguồn: tienphong.vn)
Nước xả từ nhà máy Vedan thải xuống
sông Thị Vải. (nguồn: vietbao.vn)

Nước sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm
trọng do Công ty Vedan gây ra
(nguồn:nongnghiep.vn)

NƯỚC THẢI TỪ CÁC NHÀ MÁY

RÁC THẢI SINH HOẠT
trang 15


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7


GV: Lương Thị Hảo

Bước 2: Cho nhóm 5 dán các tranh, ảnh về hậu quả khi các nguồn nước bị ô nhiễm và
trình bày sản phẩm sưu tầm.

HIỆN TƯỢNG THUỶ TRIỀU ĐEN, THUỶ TRIỀU
ĐỎ

SINH VẬT BỊ CHẾT DO NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Bước 3. GV yều cầu HS nhóm 6 nêu hướng giải quyết khi các nguồn nước bị ô nhiễm và
liên hệ bản thân các em đối với lớp, trường và gia đình. Các nhóm khác bổ sung.
trang 16


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

GV: tìm một số tranh ảnh hoặc việc làm của một số gương điển hình ở địa phương, của
trường hay thông qua báo chí để vấn đáp, định hướng cho các em xác định hành vi và
thái độ của mình là đúng hay sai.
VD: học sinh quan sát hình ảnh

� Xác định nội dung của các bức tranh và ý nghĩa: cho biết các bạn học sinh, các anh

chị và cô chú đang làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó ? Em học tập được gì từ các bức
ảnh đó ?
HS: Trả lời.


trang 17


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

GV: Cho HS quan sát các ảnh thực tế của trường để học sinh khắc sâu hơn về ý thức bảo
vệ môi trường ở trường, ở lớp học cũng như ở nhà.

trang 18


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

CÁC ANH CHỊ ĐANG TRỒNG CÂY XANH TRONG SÂN TRƯỜNG

trang 19


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

CÁC EM HỌC SINH ĐANG LÀM VỆ SINH
trang 20



SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

Ý THỨC GIỮ GÌN VỆ SINH ĐỂ RÁC ĐÚNG NƠI QUI ĐỊNH
II. Hoạt động ngoại khóa:
Đây là một hình thức mang tính chất tự nguyện của học sinh dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, để mở rộng bổ sung kiến thức GDMT đã được dạy trong nội khóa. bao gồm
các hoạt động sau:
1/ Báo cáo ngoại khóa về môi trường.
2/ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường địa phương đất nước
3/ Tổ chức tham quan môi trường.
4/ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà
trường và địa phương.
6/Tổ chức các câu lạc bộ môi trường.
D. NHUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
HỌC SINH VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC.
I/ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA HỌC
SINH:

- Với học sinh: Khi đưa ra câu hỏi “ Em chưa thực sự tham gia vào công tác bảo
vệ môi trường là do đâu ? ”. Hầu hết đều có chung một câu trả lời “ Em chẳng biết
tham gia như thế nào, ai hướng dẫn”. Như vậy nhìn từ phía học sinh nguyên nhân là
do các em chưa hiểu được là phải làm gì để bảo vệ môi trường, còn mơ hồ trong nhận
thức, còn thờ ơ trước những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực của môi trường và dp

trang 21


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7


GV: Lương Thị Hảo

thói quen với những phong tục tập quán lạc hậu đã có từ lâu, dẫn đến ý thức về bảo vệ
môi trường còn hạn chế.
- Với nhà trường và các cấp có trách nhiêm: Chưa thật sự quan tâm, giáo dục các
em ý thức được rằng: môi trường ngày càng xấu đi và sự suy giảm của các nguồn tài
nguyên là một thực tế đang được báo động khẩn. Nhà trường và các cấp chính quyền
địa phương cũng chưa hề có những hướng dẫn cho các em những việc cần làm cụ thể
để bảo vệ môi trường.
II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GDMT KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA
PHƯƠNG:

1. Mục tiêu và nội dung đề ra:
Công việc này tùy thuộc vào nội dung cụ thể của bài học đó. Nếu như bài học tập
trung vào phát triển các giá trị, quan điểm thì phương pháp đóng vai và thảo luận là thích
hợp. Còn nội dung dạy về môi trường trong quá khứ thì phương pháp thực địa lại có hiệu
quả hơn.
2. Đặc điểm của người học:
Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp giảng dạy. Với học sinh THCS khi
dạy giáo viên có thể sử dụng các mô hình, mẫu vật. Với đặc điểm mà bài tổng kết tiến
hành người học chủ yếu là HS lớp 7 do đó quá trình giảng dạy thường diễn ra ở mức độ
thấp hơn. Dù ở lứa tuổi nào đi nữa học sinh cũng sẽ cảm thấy được cổ vũ nếu có sự tham
gia của giáo viên trong quá trình học tập.
3. Nguồn tài liệu:
Với giáo viên: Ngoài sách giáo khoa còn có sách giáo viên, bản đồ nên sưu tầm một số
tranh ảnh liên quan nơi học sinh đang sinh sống.
Với học sinh sách giáo khoa là nguồn tài liệu chính cùng với tập bản đồ học sinh chủ
động chuẩn bị ở nhà.
4. Vai trò của nhà trường và địa phương:

Là một phần học đặc biệt, để tiết dạy có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động ngoại khóa
nhà trường tạo điều kiện trong việc lựa chọn thời gian, phòng học và chỉ đạo.
Địa phương là một tiêu điểm để lựa chọn, thiết kế và thực hiện các bài học liên quan đến
nhu cầu và điều kiện sống, ngoài ra kinh nghiệm của nhân dân cũng có tác dụng rất lớn
V. Hiệu quả đạt được:
Giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh để trở thành những công dân có ích
cho xã hội thông qua việc tích hợp “ giáo dục môi trường” trong môn Địa lí, đặc biệt là
môn địa lí ở khối lớp 7 đã làm cho chất lượng tiết học được nâng cao hơn, sinh động hơn,
trang 22


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

thỏa mãn được hứng thú của học sinh trong việc giải quyết những vấn đề trong cuộc sống
liên quan đến môi trường .
- Địa lí là một môn xã hội gây ngán ngại cho học sinh, giáo viên nắm vững kiến
thức, không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp,
sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Internet.
- Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để thành công là giáo viên phải
biết lựa chọn hình ảnh và câu hỏi trọng tâm cần tích hợp để giáo dục môi trường đạt hiệu
quả cao.
2. Đối với học sinh: nhờ việc tích hợp “giáo dục bảo vệ môi trường” của giáo viên
áp dụng vào bộ môn mà các em yêu thích bộ môn hơn, yêu quê hương đất nước và có ý
thức thái độ, hành vi đúng trong việc bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường và ngoài
xã hội.
3. Đối với tổ chuyên môn và nhà trường:
- Trong họp tổ, họp hội đồng bộ môn, việc dự giờ và trao đổi học hỏi giữa các
đồng nghiệp đã giúp bản thân có nhiều kinh nghiệm.

- Quá trình đổi mới trong phương pháp giảng dạy áp dụng khá thành công việc
tích hợp giáo dục dân số, môi trường đã làm cho học sinh yêu thích bộ môn nên chất
lượng bộ môn ngày càng tiến triển.
- Giúp nhà trường trở nên xanh – sạch – đẹp hơn nhờ ý thức và thái độ của các em
tốt hơn khi được giáo viên giảng dạy trên lớp.
-Để thấy được hiệu quả của bài tôi đã dùng hai bài kiểm tra với hình thức khác
nhau để đánh giá chất lượng học sinh của 4 lớp 7 trong năm học 2015 -2016 và kết quả 4
lớp 7 đầu năm 2016-2017
* Trong năm học 2015 – 2016:

Khối 7

Lớp

Sĩ số

7A1
7A2
7A5
7A7

40
38
36
36
150

Tổng
Tỉ lệ


100
( %)
* Đầu năm 2016-2017:
Khối 7

Lớp

Sĩ số

Chưa nhận

Có nhận

biết
12
10
11
10
43

biết
28
28
25
26
107

28,7

Có ý thức


Biết vận

23
25
20
19
87

dụng
17
20
16
15
71

71,3

58

47,3

Chưa nhận

Có nhận

Có ý thức

Biết vận


biết

biết
trang 23

dụng


SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

7A4
7A5
7A6
7A7
Tổng
Tỉ lệ
( %)

GV: Lương Thị Hảo

35
36
36
37
144

15
10
11
14

50

20
26
25
23
94

22
23
20
27
92

13
13
16
10
52

100

34,7

65,3

63,9

36,1


Như vậy: Kết quả của bài kiểm tra đã cho thấy được sự tiến bộ của học sinh trong vấn đề
nhận thức về môi trường.
VI. Mức độ ảnh hưởng:
1. Khả năng áp dụng:
- Giáo dục bảo vệ môi trường ở học sinh lớp 7, qua đó hình thành cho học sinh có ý thức
hơn trong vấn đề về môi trường ở lớp nói riêng và ở nhà trường nói chung.
- Áp dụng cho môn địa lí ở khối 7. Tạo nền tảng cho các em lên lớp 8, 9 càng có ý thức
hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường ở nhà, địa phương cũng như ở trường, lớp.
2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp:
a. Đối với học sinh:
Nhờ việc tích hợp “giáo dục bảo vệ môi trường” của giáo viên áp dụng vào bộ môn
mà các em yêu thích bộ môn hơn, yêu quê hương đất nước và có ý thức thái độ, hành vi
đúng trong việc bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
b. Đối với giáo viên:
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, với các giải pháp nêu trên, đã góp
một phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ việc tích hợp “giáo
dục bảo vệ môi trường” của giáo viên áp dụng vào bộ môn mà các em yêu thích bộ môn
hơn, yêu quê hương đất nước và có ý thức thái độ, hành vi đúng trong việc bảo vệ môi
trường ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.Vì thế là một người giáo viên việc chuẩn bị
bài mới trước khi đến lớp tốt và hướng dẫn các em chịu khó sưu tầm tài liệu, tranh ảnh
mà giáo viên yêu cầu, từ đó giúp cô giáo có sổ tư liệu giảng dạy rất phong phú. Các em
thường xuyên tham gia lao động ở trường lớp để xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp.
Hiệu quả lao động ở trường rất cao, trường lớp sạch sẽ, thoáng mát
VII. KẾT LUẬN:
- Qua những kết quả đạt được như đã nêu trên, tôi nhận thấy rằng việc đưa nội dung
giáo dục và bảo vệ môi trường vào chương trình Địa lí và các môn học khác ở bậc THCS
cũng như các bậc học khác là một vấn đề hết sức cần thiết vì giáo dục môi trường sẽ đem
trang 24



SKKN: Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa Lí 7

GV: Lương Thị Hảo

lại cho người học các vấn đề sau:
+ Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường, tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt,
nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi
trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương,
vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
+ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một
nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia
và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây
dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình
thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mĩ.
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong
cách sống, thích hợp với việc sử dung hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề
môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
- Giáo viên lập bảng liệt kê nội dung GDMT có thể khai thác từ sách giáo khoa thuộc
các khối khác nhau.
- Chọn nội dung: Tích hợp toàn phần ( Kiến thức GDMT trùng lặp hoàn toàn với kiến
thức địa lí), tích hợp bộ phận (Kiến thức GDMT là một bộ phận của kiến thức Địa lí)
Thiết kế bài học phải có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều tình huống khác nhau, nhưng
đều đạt được mục tiêu GDMT.
- Thường xuyên tìm tòi học hỏi những tài liệu, phương pháp GDMT có hiệu quả,
đa dạng hơn trong các hoạt động.
Tân An , ngày 30 / 11 / 2016
Người viết

CHÚ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


trang 25


×