Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tác động của hoạt động phong trào đến kết quả học tập của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.8 KB, 4 trang )

Đề tài: Tác động của việc tham gia các hoạt động phong trào đến kết
quả học tập của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ
2013 – 2018 đã chỉ ra rằng: Giai đoạn này, công tác Hội và phong trào sinh viên
Việt Nam sẽ tập trung vào việc triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt” và chương
trình “Xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh”. Theo đó, nhấn mạnh đến
việc phát huy các đặc trưng của sinh viên là: năng động, sáng tạo, tình nguyện, hội
nhập; Xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh, thích ứng với điều kiện, môi
trường hoạt động mới, có khả năng tập hợp, đoàn kết ngày càng rộng rãi giữa các
sinh viên Việt Nam.
Xét thấy tính cần thiết và quan trọng trong bối cảnh hội nhập, trong thời đại
công nghệ số. Tại buổi tọa đàm diễn ra vào ngày 07/12/2018 do Báo Tiền Phong
phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức với chủ để: “Sinh viên
Việt Nam: Bản lĩnh – Tri thức” nhằm chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Hội Sinh viên
Việt Nam lần thứ X. Đã thảo luận và cho rằng: “phong trào “Sinh viên 5 tốt” cần
tiếp tục được đẩy mạnh triển khai theo hướng sâu rộng; đồng hành, trang bị hành
trang kỹ năng đầy đủ cho sinh viên tốt nghiệp đã hoàn thành việc học tập chuyên
môn để thích nghi với thị trường lao động, có việc làm như ý, có điều kiện khởi
nghiệp sáng tạo. Đồng chí Nguyễn Minh Triết - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng
Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Trung
ương Hội Sinh viên Việt Nam nhấn mạnh: Chúng tôi muốn phát triển phong trào
“Sinh viên 5 tốt” thực sự là nhu cầu thiết thân của mỗi sinh viên. Không phải vì
Hội phát động phong trào này mà sinh viên mới thực hiện mà các bạn cần phấn đấu
theo những tiêu chí này để hoàn thiện bản thân. Đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” chỉ
là một trong những giải pháp triển khai phong trào, các bạn cán bộ Hội cần có sự
đầu tư nghiên cứu thiết kế hoạt động phù hợp cho sinh viên của trường, đơn vị
mình".
Như vậy, các hoạt động phong trào cần được các nhà trường quan tâm cách
đặc biệt để tạo môi trường học tập, rèn luyện thiết thực và bổ ích. Bên cạnh quá
trình mài dũa, trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nghề



Nhóm 1

1


nghiệp thì các nhà trường cũng cần hình thành được cho sinh viên những kỹ năng
căn cốt mà chỉ có hoạt động phong trào mới có được.
Việc chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ vừa
là cơ hội đồng thời cũng là bài toán cần giải quyết đối với sinh viên trong việc sắp
xếp thời gian đảm bảo vừa hoạt động phong trào tốt, vừa học tập tốt. Tham gia bất
kì hoạt động phong trào nào sinh viên cũng học hỏi được nhiều điều bổ ích mà
trên ghế nhà trường không có. Vì thế các bạn sinh viên không nên chỉ chú trọng
học tập mà coi nhẹ việc tham gia vào các hoạt động phong trào. Ngược lại, sinh
viên cũng không nên chỉ chú trọng vào các hoạt động phong trào mà quên đi nhiệm
vụ học tập. Điều quan trọng mà sinh viên cần phải xác định đó là việc học vẫn
phải được ưu tiên hàng đầu, không để tình trạng thừa thiếu lẫn lộn, mất cân bằng
xảy ra.
Đây cũng là bài toán khó đặt ra với các trường đại học, các nhà đảm trách
việc tổ chức các hoạt động phong trào trong các nhà trường để làm sao các hoạt
động điễn ra đảm bảo được tính hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến thời gian
dành cho học tập của sinh viên.
Học viện Quản lý giáo dục được đánh giá là môi trường học tập năng động,
sáng tạo, luôn chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào phù hợp với
yêu cầu thực tiễn. Với sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục phục vụ
trong nhiều lĩnh vực đặc biệt theo hướng chuyên sâu phục vụ trong lĩnh vực giáo
dục. Thực tế cho thấy các hoạt động phong trào tại Học viện Quản lý giáo dục tuy
đã rất đa dạng hóa về loại hình và cách thức tổ chức song vẫn chưa phát huy được
tính hiệu quả. Nhằm giúp sinh viên Học viện Quản lý giáo dục cũng như những

người hữu trách trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào tại Học viện
Quản lý giáo dục hiểu rõ được vai trò, tác động của hoạt động phong trào đến kết
quả học tập là rất lớn để từ đó có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp giúp phát huy
được tính hiệu quả của các hoạt động phong trào. Nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề
tài: “Tác động của việc tham gia các hoạt động phong trào đến kết quả học tập
của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục” để tiến hành nghiên cứu.

Nhóm 1

2


2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1 Khách thể nghiên cứu
- Tác động của việc tham gia các hoạt động phong trào đến kết quả học tập
của sinh viên.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của việc tham gia các hoạt động phong trào đến kết quả học tập
của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.1 Giới hạn nghiên cứu
- Về quy mô của đối tượng: Tác động của việc tham gia các hoạt động phong
trào đến kết quả học tập.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian sử dụng trong nghiên cứu: Học viện Quản lý giáo dục – 31
Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Về thời gian của tiến trình thực hiện: Năm 2019.
- Về dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu: Từ năm 2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu

- Đưa ra được những đề xuất và giải pháp giúp sinh viên Học viện Quản lý
giáo dục tham gia các hoạt động phong trào đem lại hiệu quả cao.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tác động của việc tham gia các hoạt động
phong trào đến kết quả học tập của sinh viên.
- Khảo sát thực trạng tác động của việc tham gia các hoạt động phong trào
đến kết quả học tập của SV HVQLGD.
Nhóm 1

3


- Đưa ra những đề xuất và giải pháp giúp SV HVQLGD tham gia các hoạt
động phong trào đạt được hiệu quả cao.
5. Giả thuyết khoa học
- Nhiều sinh viên quá chú trọng vào tham gia các hoạt động phong trào đẫn
đến sao nhãng trong việc học tập làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nếu đưa ra
được các khuyến nghị cho các bạn sinh viên nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa tham
gia các hoạt động và học tập thì kết quả học tập của sinh viên sẽ rất tốt.

Nhóm 1

4



×