Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Báo chí đa phương tiện ảnh hưởng như thế nào tới báo chí truyền thống cho ví dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.6 KB, 9 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Lớp: Báo chí 1
Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội

Môn: Những vấn đề truyền thông hiện
đại
Giảng viên: Thầy Trần Bá Dung

Đề bài: Báo chí Đa phương tiện ảnh hưởng như thế nào tới báo chí truyền
thống? Cho ví dụ?
Bài làm
I.

BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN LÀ GÌ?

Báo chí đa phương tiện là hoạt động của báo chí đương đại phân phối nội dung
tin tức bằng cách sử dụng hai hoặc nhiều định dạng phương tiện thông qua Internet
hoặc phổ biến báo cáo tin tức qua nhiều nền tảng truyền thông.
Báo chí đa phương tiện còn là việc sản xuất và phân phối tin tức thông qua
nhiều nền tảng truyền thông, như báo, truyền hình, đài phát thanh, trang web,
phương tiện truyền thông xã hội, v.v.


Báo chí Đa phương tiện – cụm từ nay hiện nay không còn xa lạ trong giới
báo chí truyền thông, nhất là trong kỷ nguyên hướng đến cách mạng công nghiệp
4.0. Đa phương tiện là truyền thông tin, làm báo bằng nhiều phương tiện, như viết,
nghe, nhìn, truyền tin trực tuyến (real time) đem lại sự sống động cũng như thông
tin trung thực nhất.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp, báo chí Đa phương tiện trở thành
một xu thế tất yếu của ngành Báo chí, nhưng vẫn không thay thế được những loại
hình báo chí truyền thống, đặc biệt là báo in


Báo chí đa phương tiện được coi là một sự chuyển đổi mang tính cách mạng
trong thông tin và truyền thông. Nó không chỉ thách thức tổ chức và quản lý với
báo chí truyền thống, mà còn thay đổi mô hình kinh doanh hiện có để tạo ra lợi
nhuận cao hơn, các hãng tin đang sản xuất nhiều nội dung có thể tiếp cận với quy
mô đối tượng mở rộng thông qua các nền tảng phân phối khác nhau.
II.
ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG
TIỆN
1.

Điều kiện ra đời báo chí đa phương tiện

Những thành tựu của cuộc các mạng khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực
đăng tải, in ấn tạp chi, sự phát triển các công nghệ phát thanh truyền hình và đặc
biệt là internet đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Mạng internet
bao phủ toàn cầu, nhờ đó mà người sử dụng có khả năng nhận được thông tin cần
thiết từ các hãng tin một cách dễ dàng. Sự xâm nhập của tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào các hoạt động báo chí là điều rõ ràng cà dễ nhận thấy. Việc áp dụng rộng rãi
công nghệ thông tin, truyền tải dữ liệu xuyên biên giới, việc hình thành mạng lưới
thông tin toàn cầu đã góp phần đưa tin tức nhanh chóng tới công chúng. Điều đó là
cần thiết cho một xã hội đang phát triển nhanh. Các cơ quan báo chí muốn theo kịp
trình độ phát triển chung của xã hội thì cần phải đẩy mạnh việc khai thác sự đa
dạng thông tin, không thể bó hẹp thông tin trong phạm vi một quốc gia hay một
khu vực cũng như không thể giới hạn trong một phương thức truyền thông cụ thể
nào. Đó là tiền đề cho sự ra dời của báo chí đa phương tiện.
Trong tiếng anh, “Multimedia” được dịch là “truyền thông đa phương tiện”,
có nghĩa là truyền tải một thông điệp bằng sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh,
video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác; các hình thức



thể hiện đa diện góp phần tạo nên câu chuyện thuyết phục nhất và đầy đủ thông tin
nhất. Với sự hỗ trợ của các thành tựu khoa học và công nghệ, truyền thông đa
phương tiện chính là tương lai của sự pgast triển.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, các loại hình báo chí truyền
thông như báo in, phát thanh, truyền hình luôn có sự độc lập tương đối với nhau
với những đặc thù và thế mạnh riêng. Sự bùng nổ của internet đã tác động mạnh
mẽ đến đời sống xã hội của con người và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của
báo chí thế giới. Trước hết, sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng), thông
tin được cung cấp cho công chúng theo hình tức đa phương tiện sinh động, hấp dẫn
hơn. Theo hình thức truyền thông thông thường, với một loại hình báo chí thông
tin được truyền tải mang tính chất đơn nhất, công chúng chỉ có thể tiếp nhận thông
tin bằng cách đọc, nghe hoặc xem, nhưng với phương thức truyền thông đa
phương tiện, tính chất ss[n nhất ấy đã bị phá vỡ, khi thể hiện một nội dung thông
tin trên các website, người ta có thể vừa thể hiện bằng chữ viết (text), vừa trình bày
hoặc minh họa bằng hình ảnh (picture, video), âm thanh (audio) đó là phương thức
truyền tải thông tin đặc thù của truyền thông đa phương tiện. Với cách tiếp cận này,
công chúng được tiếp nhận thông tin bằng cách thỏa mãn các giác quan khác nhau,
tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ nhất so với các loại hình báo chí truyền thống, và trong
một thời gian hình thành và phát triển ngắn, báo chí đa phương tiện đã có một vị trí


khá vững chắc và khẳng định sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất về mặt
phương thức truyền thông cả hiện tại và tương lai.
2.

Sự phát triển của báo chí đa phương tiện

Báo chí đa phương tiện là công nghệ tổng hợp các công nghệ truyền tải
thông tin của các loại hình thông tin được hình thành và phát triển chủ yếu dựa trên

các thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ thông tin và đỉnh cao là sự hình thành và
phát triển của hệ thống thông tin toàn cầu internet. Internet với đặc trưng tương tác
của nó, đã làm xóa đi những giới hạn về không gian, thời gian trong việc tiếp cận
thông tin trên quy mô toàn thế giới.
Trong một xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, công chúng ngày càng có
nhu cầu cao hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin. Báo chí đa
phương tiện cho phép công chúng thu nhập thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh,
văn bản làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng, nhất là đối với thế hệ
trẻ, thế hệ nhạy bén nhất đối với khoa học và công nghệ tạo ra sự phát triển của
một lớp công chúng mới của truyền thông. Trái lại, với các loại hình báo chí truyền
thống, công chúng đang ngày càng bị phân tâm bởi nhiều hình thức cung cấp thông
tin động, hấp dẫn, tiếp cận trên toàn bộ các giác quan, cảm quan: đọc, nghe, nhìn,
đối thoại, tham gia trực tiếp... internet phát triển với sự ra đời của vô vàn các trang
tin điện tử, các kênh truyền hình, phát thanh trực tuyến (online) và các giao thức
liên lạc (chatting) và thoại (voice) được tích hợp đã thỏa mãn tất cả các nhu cầu
thông tin của công chúng, bao gồm cả nghe, nhìn, đọc, nói của công chúng. Sự
phát triển của báo chí đa phương tiện đã tạo cho báo chí một hướng đi mới: tích
hợp các phương tiện truyền thông. Tính chất đa phương tiện được biểu hiện rõ ràng
nhất qua sự tích hợp này. Xu hướng phát triển này là phù hợp với nhu cầu thông tin
của xã hội, do vậy đi theo sự phát triển này là sự lựa chọn đúng đắn của các nhà
truyền thông. Hay nói cách khác, truyền thông đa phương tiện là xu hướng phát
triển mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới.
Biểu hiện cụ thể về các sản phẩm báo chí truyền thông đa phương tiện có thể
vẫn tồn tại theo phương thức truyền thống vốn có, tuy nhiên người ta có thể tìm
thấy tính đa dạng của nó qua các kênh truyền tải đồng thời. Ví dụ, người ta có thể
khai thác thông tin qua kênh truyền hình CNN, nhưng cũng thông tin đó có thể
được khai thác trên website của CCN.com, hay cùng một lúc có thể vừa nghe


radio, vừa lướt web trên điện thoại di động hoặc xem trên truyền hình một nội

dung thông tin do một tổ chức truyền thông đưa ra.
III.
1.

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN TỚI BÁO CHÍ
TRUYỀN THỐNG
Ảnh hưởng tích cực

Báo chí đa phương tiện xuất hiện thổi vào một làn gió mới cho nền báo chí
truyền thống Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, bắt kịp xu hướng phát triển tất
yếu của xã hội.
-

Giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng và
thuận lợi hơn so với báo chí truyền thống.

Ví dụ:
Thay vì phải ra ngoài mua 1 tờ báo, người đọc chỉ cần 1 chiếc điện thoại có kết
nối internet là bạn đã có thể tiếp cận được các thông tin báo chí.
Và những điều tích cực từ báo chí đa phương tiện mang lại có thể nhận ra được
ngay lập tức, ví như bạn đọc tin một vụ nổ, có kèm clip, hình ảnh, slide mô tả lại
diễn tiến... Các comment và kết nối chia sẻ với mạng xã hội sẽ ngay lập tức giúp
cho thông tin đó được lan truyền nhanh hơn, hiệu quả hơn, người đọc dễ hình
dung vụ việc một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Do đó, báo chí đa phương tiện
được xem là cách làm báo mới trong giai đoạn hiện nay, nhưng nó cũng là cho
báo chí truyền thống bị trì trệ vì không mang được tính cập nhật, các tuyến bài chỉ
lên theo số ra hàng ngày.
-

Thông tin trở nên sinh động, lôi cuốn với nhiều hình thức: Video, hình

ảnh, infographic trực quan, đẹp mắt hơn so với báo chí truyền thống.

Ví dụ:
Một bài báo đa phương tiện có thể tích hợp giữa text, hình ảnh, video, … chắc
chắn nội dung thông điệp được truyền tải sẽ thu hút và thú vị hơn những tờ báo
truyền thống chỉ có chủ yếu là text.
-

Khả năng lưu trữ thông tin lớn: Báo đa phương tiện với những phát triển
của Khoa học công nghệ, có thể lưu giữ với số lượng thông tin lớn tính đến


-

-

đơn vị hàng năm trời. Bên cạnh đó báo chí truyền thống, nhất là báo in,
thông tin chỉ được lưu trên giấy và thời gian tồn tại không lâu.
Báo đa phương tiện kết hợp được nhiều loại hình báo chí: Phát thanh,
truyền hình,.. đều có thể tích hợp trong báo đa phương tiện. Điều này giúp
cho báo đa phương tiện trở nên tối ưu hơn so với báo chí thông thường
Khi báo chí đa phương tiện phát triển, các nhà báo sẽ phá huy vai trò
nhà báo đa năng hay nhà báo “3 trong 1”, nghĩa là nhà báo có thể thực
hiện nhiều kỹ năng cùng một lúc như: Viết bài, chụp ảnh quay video,… Từ
đây, báo chí đa phương tiện có ảnh hưởng tích cực hơn báo chí truyền thông
về mặt tiết kiệm chi phí nhân sự. Hơn thế nữa báo chí đa phương tiện còn
giúp cơ quan báo chí có nhiều sản phẩm đa dạng cùng một lúc, đáp ứng nhu
cầu ngày càng phong phú của công chúng.
Ngày nay, sức hấp dẫn của một tác phẩm báo chí không còn dừng lại ở
những con chữ khô khan, đơn điệu mà phải có hình ảnh, clip, âm thanh đi

kèm. Chỉ có cách làm như vậy thì sự kiện mới được truyền tải một cách chân
thực và sinh động, cơ quan báo chí mới thu hút và giữ được lượng độc giả,
khán giả cho riêng mình.


-

Báo chí đa phương tiện liên kết chặt chẽ với báo chí truyền thống.

Ví dụ:
Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy những điển hình áp dụng hình thức này như
báo điện tử, hay báo in. Báo điện tử VnExpress áp dụng nhiều bài thể hiện bao
quát bằng infographic, báo điện tử Zing News có cách thể hiện hình ảnh ấn
tượng với việc sáng tạo ra thanh kéo so sánh ảnh trên cùng một bài... Dẫn đầu
phong trào áp dụng truyền thông đa phương tiện cho báo in có Thanh Niên với
việc dùng smartphone ứng dụng quét mã trên báo giấy giúp người đọc truy cập
ngay vào báo điện tử và xem thêm những phần thể hiện khác nhau như hình
ảnh hay video clip, các tin bài liên quan trước đó về một vụ việc.


2.

Do đó, báo chí đa phương tiện ra đời làm cho báo truyền thống bị mất
dần 1 lượng công chúng nhất định bởi những ưu điểm vượt trội của nó.

Ảnh hưởng tiêu cực (thách thức của báo chí ĐPT đối với báo chí Truyền
thống)

Bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta cũng nhận thấy được những mặt hạn
chế, thách thức lớn của Báo đa phương tiện đối với báo chí truyền thống:

-

-

Báo đa phương tiện hiện đang dần thay thế các loại hình báo in. Ở một số
tòa soạn, báo truyền thống hiện nay chỉ ra mang tính chất duy trì, tất cả mọi
hoạt động đều tập trung vào báo đa phương tiện làm cho Báo in ngày càng
trở nên ít phổ biến hơn trước
Với sự tiện lợi, nhanh chóng, trong vòng vài phút đồng hồ là có thể sản xuất
nhanh được một bài báo đa phương tiện. Do đó thông tin rất khó kiểm
duyệt, dễ định hướng nhầm cho dư luận
Ví dụ:

Chiều 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt Báo Pháp luật
và Xã hội, Tạp chí điện tử Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo do hai cơ quan báo chí này
đã vi phạm các quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất


bản. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt hành chính đối với Báo
Pháp luật và Xã hội do hành vi thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm Bifina
trong bài viết “Láo nháo quảng cáo TPCN – Kỳ 19: ‘Choáng’ vì sản phẩm men vi
sinh Bifina không đạt chỉ tiêu như công bố?” đăng tải trên chuyên trang Pháp luật
và Dân sinh. Với sai phạm này, Báo Pháp luật và Xã hội phải nộp phạt 10 triệu
đồng, buộc phải cải chính, xin lỗi thông tin sai sự thật nêu trên theo quy định của
pháp luật. Tờ báo này cũng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ do nhận ra sai phạm,
báo cáo với cơ quan quản lý và khắc phục hậu quả kịp thời.
Cũng liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực báo chí, sự sai sót trong thông tin,
kiểm duyệt thông tin, Cục Báo chí đã xử phạt 30 triệu đồng với Tạp chí điện tử Sở
hữu trí tuệ và Sáng tạo (trực thuộc Trung ương Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam) do

thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
-

-

Với loại hình báo chí đa phương tiện, người bình thường cũng có thể làm
báo, trở thành những “nhà báo công dân” làm mất đi những giá trị đích
thực mà những nhà báo truyền thống, kỳ cựu trước đây.
Áp lực của các nhà báo hiện đại so với những nhà báo truyền thống, kỳ
cựu:
Khi báo chí đa phương tiện phát triển, các phóng viên đòi hỏi phải biết tích
hợp nhiều kỹ năng để tăng về số lượng và đa dạng về loại hình báo chí. Tuy
nhiên, điều này đang ra mâu thuẫn lớn bởi trong khi rất nhiều ngành nghề
đang hướng đến “chuyên môn hóa” để tạo ra sản phẩm chất lượng cao thì
việc phải tạo nhiều sản phẩm, vừa phải đa dạng về loại hình báo chí sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng của tác phẩm báo chí, làm cho các sản phẩm không
được có chiều sâu và mang đậm tính chuyên môn như báo chí truyền thống.
Tóm lại, báo đa phương tiện làm mất đi tính chuyên sâu về chất lượng bài
viết, làm cho báo chí bị mất đi những bài viêt thật sự đầu chuyên sâu như
báo chí truyền thống.
Dần dần, báo chí đa phương tiện với những đòi hỏi về tính nhanh nhạy, độc
đáo, sự lôi cuốn của hình ảnh… đã hình thành nên một lớp phóng viên di
động. Phóng viên di động là một thuật ngữ phổ biến chỉ những người thu
thập tin tức, các bài viết của mình với sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật như
máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video xách tay cùng với
kết nối không dây. Họ trở thành “đội đa phương tiện – một người”.


-


Tác động trực tiếp đến Nội dung báo chí truyền thống: Trong thời đại hội
tụ, phạm vi báo chí đã mở rộng đáng kể thông qua mô hình đa phương tiện,
đóng vai trò như một hình thức thay thế cho sản xuất và tiêu thụ tin tức
truyền thống. Các học giả tin rằng đa phương tiện được sử dụng như một
phần mở rộng ảnh hưởng của báo chí đa phương tiện đến việc tiếp nhận tin
tức
Ví dụ:

Nghiên cứu cho thấy, các thông điệp được truyền qua phương tiện nghe nhìn có
thể tăng cường phản ứng cảm xúc, cũng như dẫn đến trí nhớ tốt hơn. Một mặt,
nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng một số "cảm xúc tiêu cực làm tăng sự chú ý, hứng
thú và học tập". Khi một câu chuyện báo chí gây ra sự tức giận, khán giả có nhiều
khả năng nhớ báo cáo tin tức, kích thích lợi ích chính trị do đó nâng cao chất
lượng học tập

=======================
Thông tin tham khảo:
1.
2.
3.
4.

Academia.edu
VOV.vn
Vusta.vn
Wikipedia.com




×