Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Các bên liên quan trong phát triển và quản lý cảng biểnx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.94 KB, 5 trang )

Các bên liên quan trong phát triển và quản lý tàu hàng
xá tại cảng biển.
Tàu hàng xá đang hoạt động trên biển có số lượng rất lớn tính tới thời điểm này,
tuy nhiên nếu xảy ra bất cứ một yếu tố bất lợi hay sự cố nào thì cần có đơn vị hay
bên quản lý tàu hàng xá tại biển đứng ra giải quyết. Do vậy IZIFIX sẽ cung cấp
cho các bạn các thông tin liên quan đến vấn đề này.
Trách nhiệm phát triển và quản lý các cảng biển (và các bến tại các c ảng):
-

Do nhiều cơ quan trung ương và địa phương đảm nhận

Các đơn vị hay gặp liên quan tới tàu hàng xá

-

-

Cục Hàng hải Việt Nam (Cục HHVN) là cơ quan chính thuộc Bộ GTVT
chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về cảng và vận tải biển.
Cục HHVN có 23 cơ quan quản lý cảng ở các địa phương gọi là các cảng vụ
địa phương, đóng vai trò là cơ quan quản lý lưu lượng tàu biển tại các cảng,
đảm bảo an toàn hàng hải và thực thi các tiêu chuẩn môi trường và các vấn
đề liên quan.
Hoạt động tìm kiếm cứu nạn theo thông lệ ở các quốc gia khác do Đơn vị
Bảo vệ bờ biển đảm nhận nhưng ở Việt Nam, nhiệm vụ này cũng được giao
cho Cục HHVN.

Hình 1: Tổng hợp cơ cấu tổ chức của Cục HHVN như sau:


Hình 1:Cơ cấu tổ chức của Cục HHVN



Các đơn vị chủ chốt trong phát triển và quản lý cảng:
-

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES). Tổng công ty nhà nước
trực thuộc Văn phòng Chính phủ). Được thành lập từ năm 1995,
VINALINES có lĩnh vực kinh doanh rất rộng, gồm vận tải biển, khai thác
các bến cảng và dịch vụ hàng hải gồm các công ty thành viên như công ty
vận tải biển, công ty cho thuê tàu, giao nhận hàng hóa, vận tải đa phương
thức, sửa chữa tàu thuyền, v.v. Tổng Công ty hiện kiểm soát 8 cảng
+
Công ty Cảng Sài Gòn
+
Công ty Cảng Hải Phòng


-

-

-

+
Công ty Cảng Đà Nẵng
+
Công ty Cảng Quảng Ninh
+
Công ty cảng Cái Lân).
Bộ Quốc phòng cũng có DNNN (Công ty Tân Cảng) sở hữu và khai thác bến
container tại Cát Lái ở TPHCM. Hiện công ty này đang tiếp tục triển khai

một bến container mới (Tân Cảng Cái Mép) ở khu vực Cái Mép – Thị Vải ở
Vũng Tàu và sở hữu 04 cảng cạn (ICD) ở khu vực kinh tế trọng điểm phía
Nam (Tân Cảng Sài Gòn, Sóng Thần, Long Bình và Cái Mép).
Một số địa phương (UBND) cũng tham gia phát triển và quản lý cảng. Ví dụ,
Cảng Bến Nghé thuộc Sở GTVT TPHCM, Cảng Hòn Khói là một phần của
Công ty muối trực thuộc UDBND tỉnh Khánh Hòa.
Các nhà đầu tư nước ngoài, gồm các đơn vị khai thác bến toàn cầu được
tham gia các dự án cảng dưới:
+
hình thức liên doanh
+
liên kết với các công ty thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
hoặc với các DNNN trực thuộc Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ Quốc Phòng
hoặc chính quyền địa phương.


Hình 2:Các chủ thể phát triển và khai thác cảng biển chính của tàu hàng xá

Hình 3: Các chủ thể phát triển và khai thác cảng biển chính c ủa tàu hàng xá

Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy việc quản lý cảng biển là sự phối hợp của


nhiều bên với cả sự góp mặt tích cực của đơn vị nhà nước là chủ yếu, các đơn vị
nước ngoài cũng làm thêm phong phú thêm bức tranh của sự phát triển cảng biển
nói chung và tàu hàng xá nói riêng, hi vọng bài viết trên có ích cho mọi người.
Các bạn có thể vui lòng xem thêm các bài viết liên quan đến tàu hàng xá tại đây:
Các loại tàu hàng xá và kích thước thông thường của tàu hàng xá
Quy trình giao nhận hàng xá tại cảng Sài Gòn




×