Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tuần 3 trường mầm non băc sơn của bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.33 KB, 26 trang )

CHỦ ĐỀ CON: TRƯỜNG MẦM NON BẮC SƠN CỦA BÉ
Thời gian: 1 tuần (Từ ngày 16-20/09/ 2019)
ND

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

* Đón trẻ: - Cô trò truyện cùng trẻ về trường mầm non thân yêu của bé, cảm giác của
trẻ khi tới trường, được gặp cô, gặp bạn, trò chuyện về đồ chơi trong trường.
* Chơi: Trẻ chơi với đồ chơi trong lớp.
* Thể dục sáng: - Khởi động: Trẻ đi, chạy thành vòng tròn kết hợp các kiều đi trên nền
Đón trẻ nhạc của trường.
Chơi - Trọng động: Tập theo bài hát tháng 09:
Thể + Hô hấp: Động tác 1: thở ra hít vào sâu;
+ Tay 1: Đưa tay lên cao, ra phía trước, sang ngang (2Lx4N);
dục
sáng + Bụng 1: Nghiêng người sang hai bên (2Lx4N);
+ Chân 1: Đứng 1 chân đưa ra trước, khuỵ gối (2Lx4N);
+ Bật: Bật chụm tách chân tại chỗ (2Lx4N).
- Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân.
* Điểm danh: Cô gọi tên, điểm danh số trẻ đến lớp.
ÂM NHẠC
KPXH
THỂ DỤC


VĂN HỌC
TOÁN
- TT: DH: Trường
Hoạt
Trò chuyện,
Đi trên vạch Chuyện: Vì
Xếp đôi tương chúng cháu là…..
động
tìm hiểu về
kẻ thẳng trên sao bé Bin nín ứng 1:1
- NDKH: NH:
học
trường mầm
sàn
khóc.
Trường mẫu giáo
non Bắc Sơn
yêu thương
- Dạo chơi sân
Chơi trường
ngoài - TC: Lộn cầu
trời vồng.

- Vẽ tự do trên
sân trường.

- QS trường
mn Bắc Sơn.

- Giải cđố về đồ - Quan sát đồ

chơi trên sân.
chơi máy bay.

- TC: Lộn cầu - TC: Mèo đuổi - TC: Kéo co
vồng.
chuột
- Chơi tự do.
- Chơi tự do
- Chơi tự do.
- Chơi tự do.
- Chơi tự do.
* GC: Làm
* GC: Lg
* GC: Tô màu * GC: Cô cấp * GC: Cs vườn
k.viên trường.
trường mn
dưỡng
trường.
Chơi, s.tranh về
* GKH: Xem 1 * GKH: Lg
* GKH: Lg
* GKH: Xem
hoạt trường Mn
số h.ả cđề; Cô k.viên trường; k.viên trường; sách tranh; Cửa
động ở * GKH: Lg
Cs vườn
hàng đồ dùng học
các góc k.viên trường; cấp dưỡng; Cs Cô nv y tế;
vườn trường;
Xem s.tranh;

trường; Hát
tập; Lắp ghép k.v
buổi Bán quà lưu
múa về cđề,
trường, Tô màu
sáng niệm; CSC, Cô Tô màu trường Hát múa về
giáo.
mn.
cđề.
Bán hàng.
tranh chủ đề.
Chơi,
hoạt
động
theo ý

- LQ bài hát
“Trường
chúng ....mn”
- Chơi tự do

- TC: Kéo co

- Làm quen
chuyện "Vì
sao.. khóc".

- Rèn kỹ năng
chơi các góc.


- Rèn kỹ năng - LĐVS.
nhận biết kí
- BDVN kết hợp
hiệu
khăn
mặt
- Chơi tự chọn.
GTCĐ + NGCT.
- Chơi tự chọn.
- Chơi tự chọn.
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ


Thứ 2 ngày 16 tháng 09 năm 2019
Trò chuyện đầu tuần:
- Cả lớp ngồi tự do quanh cô, cô trò chuyện cùng trẻ về ngày mới đến
trường.
+ Sau ngày khai giảng các con đến lớp thấy thế nào?
+ Đến trường các con được làm gì? (Được học, được chơi cùng các bạn...).
+ Khi đến trường các con phải thế nào? (Ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo..).
- Cô cháu cùng hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
Hoạt động học:
* KPXH : Trò chuyện về trường mầm non Bắc Sơn của bé
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên trường, tên lớp mình đang học, tên các cô giáo trong trường.
Biết 1 số đặc điểm nổi bật của trường;
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, trả lời rõ ràng câu hỏi của cô;
- Trẻ yêu quý trường mầm non, kính trọng các cô giáo, nhân viên trong
trường. Biết yêu quý và góp phần bảo vệ trường mầm non sạch đẹp: Vứt rác
đúng nơi quy định, không vẽ bậy lên tường…

2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
3. Tiến hành:
- Trẻ ngồi đội hình tự do, cô cháu cùng hát bài “Trường chúng cháu là
trường mầm non”. Hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì? (Trường chúng cháu là trường Mầm non).
+ Trường mầm non chúng mình đang học có tên là gì? (Trường Mầm non
Bắc Sơn).
+ Trường của các con nằm ở đâu? (Xã Bắc Sơn).
+ Ở Trường có những ai? (Có cô hiệu trưởng, hiệu phó, có các cô giáo, có
các bạn, có bác bảo vệ…).
- Nếu trẻ không biết cô gợi ý cho trẻ trả lời.
+ Muốn biết trong trường MN Bắc Sơn có gì lớp mình cùng đi khám phá
nhé.


- Cô dẫn trẻ đi tham quan phòng hiệu trưởng, văn phòng, các lớp học và
nhà bếp.
- Đi đến mỗi địa điểm cô đều đặt câu hỏi gợi hỏi trẻ:
* Phòng hiệu trưởng:
+ Đây là phòng gì? (Phòng hiệu trưởng).
+ Là nơi làm việc của ai? (Của cô hiệu trưởng).
* Nhà bếp:
+ Ai đang làm việc trong nhà bếp? (Các cô cấp dưỡng).
+ Các cô đang làm gì? (Đang nấu ăn).
- Cô đặt câu hỏi tương tự khi đi tham quan các lớp học, sân chơi.
+ Các con thấy sân trường của chúng ta như thế nào? (Đẹp, thoáng mát,
có cây xanh, đồ chơi, bồn hoa, góc thiên nhiên…).
+ Khi chơi trên sân trường các con phải chơi như thế nào? (Không hái hoa,
ngắt lá, phải cẩn thận khi chơi với đồ chơi).

- Cô giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ đồ dùng đồ chơi, cây cối trong trường
mầm non, kính trọng các cô giáo. Trẻ biết yêu quý và góp phần bảo vệ trường
mầm non sạch đẹp: Vứt rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy lên tường…
- Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát múa bài “Trường chúng cháu là trường mầm
non”.
Chơi ngoài trời
* Dạo chơi sân trường
* TC: Lộn cầu vồng
* CTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng nhựa, chong chóng…
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết nhận xét cảnh sân trường, dạo chơi nhẹ nhàng, thoái mái;
- Rèn kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu;
- Giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi, không hái hoa, ngắt lá trên sân
trường.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Đồ chơi ngoài trời, bóng nhựa, chong chóng...
3. Tiến hành:
- Cô kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân.


- Cô cháu hát bài ‘‘Hân hoan em tới trường’’ đi nhẹ nhàng ra sân. Cô dẫn
trẻ vừa đi dạo trên sân trường, vừa trò chuyện cùng với trẻ.
+ Chúng mình thấy sân trường hôm nay như thế nào? ( Rất sạch sẽ và đẹp,
có nhiều cờ hoa, băng rôn...).
+ Trên sân trường có những gì? (Trẻ kể những thứ nhìn thấy được trên sân).
+ Các bạn đang làm gì trên sân? (Trẻ kể).
+ Muốn sân trường luôn sạch đẹp thì chúng mình phải làm như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi, không hái hoa,ngắt lá trên sân
trường.

* Trò chơi: Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu tên trò chơi, trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
* Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng nhựa, chong chóng, chơi trò
chơi dân gian...
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
Chơi, hoạt động ở các góc.
* Góc chính: - Làm sách tranh về trường mầm non;
* Góc kết hợp: - Chăm sóc cây;
- Lắp ghép khuôn viên vườn trường;
- Bán quà lưu niệm;
- Cô giáo.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhận vai chơi và thể hiện tốt vai chơi của mình trong khi chơi. Biết
cắt dán, lựa chon các hình ảnh phù hợp với chủ đề để làm thành cuốn anlbum về
chủ đề;
- Rèn kỹ năng chơi cho trẻ ở các góc chơi;
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động chơi.
2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi các góc cho trẻ chơi.
3. Tiến hành:
- Cô tập trung trẻ ngồi đội hình tự do, cô cháu cùng hát bài “Cô giáo”.


- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát:
+ Đến trường con được chơi với ai? (Có cô, các bạn, đồ chơi….).
- Cô giới thiệu góc chơi chính và các góc chơi kết hợp.
- Trong giờ chơi các con phải như thế nào?
- Cô cho trẻ về các góc chơi.

- Trong quá trình chơi, cô đến các góc chơi gợi ý, nhập vai chơi cùng trẻ.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Kết thúc: Cô đi đến các góc chơi kết hợp nhận xét, sau đó về góc chơi
chính nhận xét.
Chơi, hoạt động theo ý thích:
* Làm quen bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
* Chơi tự chọn các góc
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hát nhẩm theo cô;
- Rèn kỹ năng hát theo cô;
- Trẻ biết yêu quý trường mầm non, cô và các bạn trong trường.
2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”;
- Đồ chơi các góc.
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần,cô cháu cùng đọc bài thơ “Lên bốn”.
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? (Lên bốn).
+ Lên 4 tuổi các con học ở đâu? (Trường mầm non).
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe.
+ Các con vừa được nghe bài hát gì? (Trường chúng cháu là trường MN).
+ Bài hát do ai sáng tác? (Phạm Tuyên).
- Cô hát lần 2: Diễn giải nội dung bài hát: Bài hát nói tình cảm , sự tự hào
của bạn nhỏ đối với trường mầm non của mình, đến trường được múa hát cùng
cô giáo, cùng các bạn.
- Cô gợi hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.


- Lần 3 cô hát cho trẻ nghe.
- Mời trẻ hát cùng cô theo khả năng.

- Cô mở nhạc cho trẻ nghe.
- Cô giáo dục trẻ biết yêu qúy trường mầm non .
* Chơi tự do các góc: Trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô bao quát trẻ chơi.
* Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ:
- Cô vệ sinh trẻ sạch sẽ trước lúc ra về.
Đánh giá cuối ngày
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

* Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

* Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

Thứ 3 ngày 17 tháng 9 năm 2019
Hoạt động học:
* Thể dục: - Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên vận động và biết cách thực hiện vận động “Đi trên vạch kẻ
thẳng trên sàn”;



- Trẻ thưc hiện được vận động: Khi đi bàn chân trẻ luôn bước đi đúng trên
đường kẻ và giữ được thăng bằng trong khi đi;
- Trẻ ngoan, tích cực tham gia vào hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- 2 vạch kẻ thẳng trên sàn, mỗi vạch kẻ dài 3m, cờ đích, mũ mèo, mũ chuột.
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần, kiểm tra sức khỏe trẻ, dặn dò trẻ trước lúc ra sân. Cô
cháu nhẹ nhàng đi ra sân.
* Khởi động:
- Cô lắc xắc xô ra hiệu lệnh cho trẻ đi, chạy thành vòng tròn (Chạy chậm,
chạy nhanh) kết hợp với các kiểu đi khác nhau: Đi bằng gót chân, đi kiễng chân,
đi bằng mũi bàn chân, đi thường.
* Trọng động:
+ Trẻ về đội hình 3 hàng ngang.
- Bài tập phát triển chung:
+ Tay 3: Đưa ra trước, gập khuỷ tay (Tập 2 lần x 4 nhịp);
+ Chân 2: Đứng, 1 chân đưa lên trước, khụy gối (Tập 3 lần x 4 nhịp);
+ Bụng 1: Nghiêng người sang bên (Tập 2 lần x 4 nhịp);
+ Bật: Bật tại chỗ (Tập 3 lần x 4 nhịp).
- Trẻ tập theo nhạc lời bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Vận động cơ bản: Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- Trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
+ Cô giới thiệu tên vận động cơ bản: Đi trên vạch kẻ thắng trên sàn.
+ Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên ở
vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh, bước đi nhẹ nhàng trên vạch kẻ thẳng, khi đi
bàn chân luôn luôn bước đúng trên đường kẻ và giữ được thăng bằng; 2 tay có
thể chống hông hoặc để tự nhiên. Sau khi đi hết đường thẳng thì quay lại đi trở

về vị trí ban đầu.
+ Cô mời 2 trẻ lên thực hiện cho cả lớp xem.


+ Cả lớp thực hiện: Cô lần lượt mời trẻ lên thực hiện, mỗi lần 2 trẻ, mỗi trẻ
thực hiện 2 - 3 lần.
+ Cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ.
+ Trẻ nhắc lại tên vận động cơ bản.
+ Mời 2 - 3 trẻ lên thực hiện lại.
+ Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Hồi tĩnh:
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân.
Chơi ngoài trời:
* Vẽ tự do trên sân trường
* TC: Kéo co
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng nhựa, phấn....
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết vẽ một số hình ảnh về trường mầm non theo ý thích của mình;
- Rèn kỹ năng vẽ, thể hiện được sự sáng tạo của trẻ;
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Phấn trắng. Một số đồ chơi ngoài trời: Chong chóng, bóng nhựa,…
3. Tiến hành:
- Cô kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
- Trẻ hát “Trường chúng cháu là trường MN” đi nhẹ nhàng ra sân. Hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa hát bài gì? (Trường chúng cháu là trường mầm non).
+ Trường mầm non của chúng ta có những gì?

+ Trường chúng ta có đẹp không?
+ Để trường đẹp hơn để tô điểm cho sân trường, cô cháu mình cũng vẽ trên
sân những gì mà chúng ta thích nhé! Các con có thể vẽ hoa, lá cờ, vẽ đồ chơi..
- Cô phát phấn cho trẻ vẽ.
- Trẻ vẽ tự do trên sân.


- Cô đến từng trẻ gợi hỏi, giúp đỡ và bao quát trẻ.
- Kết thúc: Cô chọn 1 số tác phẩm của trẻ nhận xét và tuyên dương trẻ.
* Trò chơi: Kéo co
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng nhựa, chong chóng...
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
Chơi, hoạt động ở các góc buổi sáng:
* Góc chính: - Lắp ghép k.viên trường;
* Góc kết hợp: - Chăm sóc vườn trường;
- Cô cấp dưỡng;
- Xem 1 số hình ảnh trường mầm non;
- Tô màu về trường mầm non.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết sử dụng các viên gạch, nút ghép, hàng rào, cỏ, hoa lá để xây dựng
và lắp ghép được khuôn viên của trường mầm non;
- Rèn kỹ năng xây dưng lắp ghép, thực hành, hợp tác chơi theo nhóm;
- Góp phần giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình vui chơi,
không ném đồ chơi…
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
3. Tiến hành:

- Trẻ tập trung đội hình tự do. Cô cháu hát “Cháu đi mẫu giáo”. Hỏi trẻ:
+ Chúng mình học trường gì? (Trường MN Bắc Sơn).
+ Trong trường có những gì?
+ Các con có muốn cùng cô lắp ghép khuôn viên trường thật đẹp không?
- Cô giới thiệu góc chơi chính.
- Cô giới thiệu các góc chơi kết hợp.


- Cô giáo dục trẻ khi chơi không được tranh giành và ném đồ chơi, phải
biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong khi chơi, lấy và cất đồ chơi gòn gàng, đúng
quy định.
- Trẻ đọc thơ “Lên bốn” về các góc chơi.
- Quá trình chơi, cô đi đến từng góc chơi hướng dẫn, động viên trẻ chơi.
- Kết thúc: Cô đến từng góc chơi nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trẻ cất đồ chơi đúng quy định.
Chơi, hoạt đông theo ý thích:
* Làm quen chuyện "Vì sao bé Bin nín khóc"
* Chơi tự chọn các góc
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên các nhân vật trong truyện.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ biết thương yêu mẹ của mình.. Đến lớp không được khóc nhè.
2. Chuẩn bị:
- Tranh truyện: Vì sao bé Bin nín khóc.
3. Tiến hành:
- Trẻ tập trung đội hình tự do.
- Cô cháu hát "Trường chúng cháu là trường mầm non”. Hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài gì? (Trường chúng cháu là trường mầm non).
+ Các bạn ở trường mầm non như thế nào? (Ngoan ngoãn, múa hát hay).
- Cô giới thiệu tên chuyện, tên tác giả: Có một câu chuyện rất hay nói về

bạn nhỏ ở trường mầm non, đó là chuyện “Vì sao bé bin nín khóc”
- Cô kể lần 1, hỏi lại trẻ tên chuyện, tên các nhân vật trong truyện.
+ Cô vừa kể chuyện gì? (Vì sao bé Bin nín khóc).
+ Câu chuyện do ai sáng tác? (Phương Dung).
- Cô kể lần 2 giảng giải nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về một bạn
nhỏ khi mới đến trường mầm non do tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bạn đã khóc nhè,
nhưng khi có bạn khác trong lớp kể lại ngày trước bạn cũng khóc, vì bạn khóc
mẹ bạn nhỏ nóng ruột, bi té ngã nên từ đó bạn không khóc nữa. Nghe kể vậy, bin
cũng sợ mẹ mình bị ngã nên đã rất ngoan, im lặng. Bin đã hiểu được vì sao trong
trường mầm non ai cũng ngoan.


- Cô gợi hỏi trẻ tên câu chuyện, tên tác giả.
+ Các con vừa được nghe câu chuyện gì? (Vì sao bé Bin nín khóc).
+ Trong chuyện có những ai? (Bin, cô giáo, các bạn).
- Cô giáo dục trẻ nghe lời cô giáo, đi học không khóc nhè, yêu thương mẹ.
- Cô kể tóm tắt lần 3.
* Chơi tự do các góc: Trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô bao quát trẻ chơi.
* Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ:
- Cô vệ sinh trẻ sạch sẽ trước lúc ra về.
Đánh giá cuối ngày
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

* Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................

……………………………………………………………………

* Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

Thứ 4 ngày 18 tháng 09 năm 2019
Hoạt động học
* Văn học: Chuyện “Vì sao bé Bin nín khóc”
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật và hiểu nội dung của truyện;
- Phát triển ghi nhớ có chủ định. Trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu;
- Trẻ thích đi học, chơi hòa đồng với các bạn, nghe lời cô giáo.


2. Chuẩn bị :
- Hình ảnh minh họa nội dung của truyện;
- Các tờ tranh cắt rời theo nội dung từng đoạn của truyện.
3. Tiến hành :
- Trẻ ngồi đội hình tự do, cô cháu cùng trẻ trò chuyện:
+ Lúc sáng ai đưa các con đi học?
+ Khi đến trường con như thế nào? (Chào bố mẹ, chào cô giáo).
+ Lúc sáng lớp mình có ai khóc nhè không?
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên truyện, kể cho trẻ nghe lần 1.
+ Cô vừa kể chuyện gì? (Vì sao bé Bin nín khóc).
- Trẻ nghe hát “Vui đến trường” về đội hình chữ u.
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh họa: Giảng giải nội dung câu chuyện: Câu
chuyện nói về một bạn nhỏ khi mới đến trường mầm non do tất cả mọi thứ đều
lạ lẫm, bạn đã khóc nhè, nhưng khi có bạn khác trong lớp kể lại ngày trước bạn

cũng khóc, vì bạn khóc mẹ bạn nhỏ nóng ruột, bi té ngã nên từ đó bạn không
khóc nữa. Nghe kể vậy, bin cũng sợ mẹ mình bị ngã nên đã rất ngoan, im lặng.
Bin đã hiểu được vì sao trong trường mầm non ai cũng ngoan.
- Trích dẫn, đàm thoại:
- Trích đoạn đầu từ “Ngày.... thổn thức”
+ Khi đến lớp Bin như thế nào? (Khóc).
+ Vì sao Bin lại khóc? (Vì mọi thứ ở lớp đều lạ lẫm).
- Trích từ “Bỗng.......lắm”.
+ Các bạn đã kể cho bin nghe điều gì? (Kể hồi mới đi học đã khóc mấy
ngày).
+ Vì sao các bạn không khóc nữa? (Vì sợ mẹ bị ngã chảy máu).
+ Nghe các bạn kể xong bin đã nghĩ gì?
- Trích từ “Buổi chiều... hết”.
+ Chiều về bin đã nói gì với mẹ?
+ Các con có muốn mẹ mình bị ngã không? (Không).
+ Chúng mình phải làm gì? (Đi học không khóc nhè, vâng lời cô giáo).
- Cô giáo dục trẻ nghe lời cô giáo, đi học không khóc nhè, yêu thương mẹ.
- Cô kể tóm tắt lần 3.


- Trẻ về 3 nhóm cô phát tranh cho trẻ để sắp xếp lại trình tự câu chuyện.
- Kết thúc: Trẻ đi nhẹ nhàng ra sân chơi.
Chơi ngoài trời:
* Quan sát trường mầm non Bắc Sơn
* TC: Lộn cầu vồng
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng nhựa...
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết trong trường mầm non có những ai, các khu vực làm việc trong
nhà trường;
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Trả lời rõ ràng

các câu hỏi của cô;
- Trẻ yêu quý trường mầm non của mình, giữ gìn vệ sinh ngôi trường.
2. Chuẩn bị:
- 1 số khu vực quanh trường: Bếp ăn, phòng y tế, văn phòng...
- 1 số đồ chơi ngoài trời: Bóng, chong chóng, phấn …
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần, kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
- Cô cháu cùng hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” đi nhẹ
nhàng ra sân.
- Cô dẫn trẻ dạo quanh một số khu vực trong trường, vừa đi vừa trò chuyện
cùng với trẻ.
+ Cô hiệu trưởng làm việc ở đâu? (Ở trong phòng hiệu trưởng).
+ Văn phòng là nơi dùng để làm gì? (Để hội họp).
+ Con thấy văn phòng như thế nào? (Đẹp, sạch sẽ, có bàn nghế...).
+ Cô dẫn trẻ xuống khu vực bếp ăn và hỏi trẻ.
+ Đây là gì? (Nhà Bếp).
+ Nhà bếp là nơi để làm gì? (Các cô cấp dưỡng nấu ăn).
+ Ai làm việc ở nhà bếp (Các cô cấp dưỡng).
+ Các con có nhận xét gì về bếp ăn của trường chúng ta? (Rộng rãi, gọn
gàng..).
- Cô vừa đặt câu hỏi vừa dẫn trẻ đi tham quan những khu vực trong trường.


+ Các con phải làm gì để trường chúng ta sạch và đẹp nào?(Không vứt rác
bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định, không ngắt hoa...).
- Cô giáo dục trẻ yêu quý trường Mầm non của mình.
* Trò chơi: Lộn cầu vồng.
- Cô gợi hỏi trẻ cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng nhựa, chong

chóng, chơi trò chơi dân gian...
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
Chơi, hoat động ở các góc
* Góc chính:

- Tô màu đồ chơi trong trường;

* Góc kết hợp: - Cô nhân viên y tế;
- Lắp ghép k.viên trường;
- Xem sách tranh;
- Hát múa về chủ đề.
1. Kết quả mong đợi:
- Biết nhận vai chơi, thể hiện được hành động phù hợp với vai chơi. Biết tô
màu một số đồ dùng đồ chơi theo ý thích;
- Rèn kỹ năng chơi theo nhóm, biết cách giao tiếp, xưng hô phù hợp với vai
chơi. Rèn kỹ năng tô màu cho trẻ;
- Trẻ biết giữ gìn, cất dọn đồ chơi gọn gàng.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc cho trẻ chơi.
3. Tiến hành:
- Cô cho trẻ quan sát một số đồ dùng đồ chơi trong sân trường. Cô trò
chuyện về màu sắc của một số đồ dùng đồ chơi?
+ Cầu trượt có màu như thế nào? (Thang trượt có màu xanh, mái nhà có
màu đỏ..).
+ Xích đu được sơn màu gì? (Màu đỏ)
+ Khi chơi đồ chơi trong sân trường các con phải như thế nào? (Không
chen lấn, xô đẩy nhau, leo lên thang và trươt xuống….).


- Cô giáo dục trẻ biết giữu gìn đồ dùng đồ chơi, nhường nhịn, cẩn thận

trong khi chơi.
- Cô giới thiệu góc chơi chính và các góc kết hợp, trẻ về góc chơi.
- Cô đến các góc hướng dẫn trẻ phân vai chơi, động viên trẻ chơi.
- Nhận xét góc chơi: Cô đến từng góc chơi nhận xét và cho trẻ cất đồ chơi
vào đúng nơi quy định.
Chơi, hoạt động theo ý thích:
* Rèn kỹ năng chơi các góc
- Góc chính: + Xây – lắp ghép mô hình trường mầm non;
- Góc kết hơp: + Tô màu bức tranh về chủ đề;
+ Hát về chủ đề;
+ Cô cấp dưỡng.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết cách sử dung các nguyên vât liệu để lắp ghép tạo thành mô hình
trường mầm non;
- Rèn kỹ năng xây dựng – lắp ghép mô hình trường mầm non cho bé;
- Trẻ biết sử dụng và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi trong lớp gọn gàng.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng ở các góc.
3. Tiến hành:
- Trẻ tập trung đội hình tự do.
- Cô giới thiệu các góc chơi.
- Cô trò chuyện với trẻ về đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Trẻ chọn và về góc chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ kỹ năng chơi ở các góc.
- Kết thúc: Cô nhận xét trẻ ở mỗi góc chơi.
* Chơi tự do các góc: Trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô bao quát trẻ chơi.
* Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ:
- Cô vệ sinh trẻ sạch sẽ trước lúc ra về.
Đánh giá cuối ngày



* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
……..........................................................……………………………………………………………………

* Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

* Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

Thứ 5 ngày 19 tháng 09 năm 2019
Hoạt động học:
* * Toán: Xếp đôi tương ứng 1: 1 (Những chiếc giày tìm đôi).
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết xếp đôi tương ứng 1:1;
- Rèn khả năng quan sát, so sánh;
- Trẻ gọn gàng, cất đồ dùng đúng quy định.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ có 1 đôi giày dép từ xốp; Giá để dày dép cho trẻ.
3. Tiến hành:
- Trẻ tập trung đội hình chữ U, cô cháu hát bài “ Em đi mẫu giáo” trò
chuyện cùng trẻ.
+ Chúng mình năm nay học lớp mấy tuổi? (Lớp 4 tuổi C).
+ Khi đến trường các con được làm những gì? (Được học, được chơi).
+ Đến lớp chúng mình thực hiện những quy định gì nào? (Mặc đồng phục,

không đi dép vào lớp....).
- Cô giáo dục trẻ không đi giày dép vào lớp, khi đến lớp phải cất giày dép
đúng quy định, đặt theo từng đôi của mình.
- Cô cho trẻ quan sát giá đựng giày dép của lớp và hỏi:
+ Các con có nhận xét gì về giá đựng giày dép của lớp?


+ Đôi dép bạn nào đặt đúng?
+ Đôi dép bạn Huy đặt như thế nào? (Đặt sai).
+ Vì sao con biết?
- Cô cho trẻ đi thử và nhận xét để tìm ra đôi đặt đúng, đôi đặt sai
- Cô cho trẻ lên xếp lại cho đúng đôi
- Trẻ đọc thơ “Lên bốn” lấy rổ về đội hình chữ u
+ Chúng mình đã biết cất giày dép đúng quy định chưa?
+ Bây giờ các con hãy giúp cô nào? (Trẻ lên đặt lại dép đúng đôi)
- Trẻ đưa rổ ra phía trước, Cô yêu cầu trẻ:
+ Nhặt mỗi màu 1 chiếc dép và đặt ra phía trước.
+ Nhặt những chiếc dép còn lại ra phía trước và đặt đúng đôi.
+ Con đã xếp được mấy đôi dép?
+ Con xếp như thế này đúng chưa?
+ Vì sao con biết?
- Cô động viên để trẻ xếp đúng, Cô gợi hỏi nhiều trẻ
* Luyện tập, củng cố:
- Trẻ chơi: Thi ai nhanh
+ Cô nêu cách chơi, luật chơi
+ Trẻ chơi 3- 4 lần
Chơi ngoài trời
* Giải câu đố về 1 số đồ chơi trên sân trường
* TC: Mèo đuổi chuột
* CTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng nhựa, phấn....

1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ giải được 1 số câu đố của cô;
- Phát triển khả năng tư duy, óc phán đoán của trẻ;
- Trẻ hứng thú học, biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong trường.
2. Chuẩn bị:
- 1 số câu đố về: Đu quay, bập bênh, cầu trượt…
- 1 số đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, bóng, chong chóng, phấn, hột hạt…


3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần, kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
- Trẻ hát “Đu quay” nhẹ nhàng dạo chơi trên sân, vừa đi vừa trò chuyện:
+ Bài hát nhắc đến cái gì? (Đu quay).
+ Các con hay thấy đu quay ở đâu? (Trường mầm non).
+ Trong trường còn có những đồ chơi nào nữa? (Cầu trượt, bập bênh...).
- Cô dẫn trẻ đi dạo trên sân trường, vừa đi cô vừa cho cháu giải các câu đố:
- Câu đố về đu quay:
+ Bạn ngồi vòng quanh
Tôi chạy vòng quanh
Không bắt được nhau
Là cái gì? ( Đu quay).
+ Đu quay chơi như thế nào?
- Câu đồ về bập bênh:
+ Bạn ngồi 1 bên
Tôi ngồi 1 bên
Bạn lên tôi xuống
Hãy đoán tên tôi? (Bập bênh).
- Tương tự cô cho trẻ giải các câu đố về cầu trượt, và 1 số đồ chơi khác và
nói cách chơi của chúng.
- Cô dẫn trẻ đến các đồ chơi, vừa giải câu đố, vừa gợi hỏi, hướng dẫn cách

chơi các đồ chơi.
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi, trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng nhựa, chong chóng, chơi trò
chơi dân gian...
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
Chơi, hoạt động ở các góc buổi sáng:
* Góc chính:

- Cô cấp dưỡng;


* Góc kết hợp: - Lắp ghép khuôn viên trường;
- Chăm sóc vườn trường;
- Hát múa về trường mầm non;
- Bán hàng.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết mô phỏng theo 1 số công việc của cô cấp dưỡng;
- Rèn kỹ năng thực hành, hợp tác chơi theo nhóm;
- Trẻ biết khi ăn phải ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.
2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến hành:
- Cô tập trung trẻ đội hình tự do. Cô cháu đọc bài thơ “Giờ ăn”. Cô hỏi:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì? (giờ ăn).
+ Đến trường ai nấu cho các con ăn? (Cô cấp dưỡng).
+ Công việc của các cô cấp dưỡng là gì? (Chế biến và nấu các món ăn).
+ Các con đã là gì để thể hiện lòng biết ơn với các cô cấp dưỡng? (ăn hết

suất, không làm rơi vãi thức ăn).
- Cô giới thiệu góc chơi chính.
- Hỏi trẻ:
+ Khi chơi cùng nhau các con phải chơi như thế nào? (Không tranh giành
đồ chơi của nhau, biết giúp đỡ nhau trong khi chơi).
- Cô giáo dục trẻ khi chơi không được tranh giành và ném đồ chơi, phải
biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong khi chơi, lấy và cất đồ chơi gọn gàng, đúng
quy định.
- Cô giới thiệu các góc chơi kết hợp.
- Trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” về các góc chơi.
- Cô đi đến từng góc hướng dẫn trẻ thỏa thuận vai chơi.
- Quá trình chơi, cô đi đến từng góc chơi hướng dẫn, động viên trẻ chơi.
- Kết thúc: Cô đến từng góc chơi nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trẻ cất đồ chơi đúng quy định.
Chơi, hoạt động theo ý thích:


* Rèn kỹ năng nhận biết ký hiệu khăn mặt
* Chơi tự chọn các góc
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết và gọi được tên ký hiệu trên khăn mặt của mình;
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ biết giữ gìn khăn mặt sạch sẽ, cất khăn gọn gàng đúng nới quy định.
2. Chuẩn bị:
- Khăn mặt, giá phơi khăn;
- Đồ chơi các góc.
3. Tiến hành:
- Cô tập trung đội hình tự do, dẫn trẻ đến giá phơi khăn. Hỏi trẻ:
+ Đây là gì? (Giá phơi khăn).
- Cô yêu cầu trẻ lấy khăn mặt của mình.

+ Các con đã chọn đúng khăn của mình chưa?
- Cô yêu cầy trẻ đọc to tên ký hiệu trên khăn của mình sau đó xếp và treo
lên giá phơi khăn. Cô hỏi:
+ Trên khăn của con có kí hiệu gì?
+ Khi phơi khăn trên giá con phải phơi như thế nào? (Gấp đôi lại và phơi
sao cho ký hiệu ra ngoài).
- Cô yêu cầu trẻ thực hiện nhiều lần.
* Chơi tự do các góc: Trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô bao quát trẻ chơi.
* Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ:
- Cô vệ sinh trẻ sạch sẽ trước lúc ra về.
Đánh giá cuối ngày
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

* Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:


...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

* Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
...……………………………………………………………………………………...............
……………………..........................................................
……………………………………………………………………

Thứ 6 ngày 20 tháng 9 năm 2019

Hoạt động học:
* Âm nhạc: - TT: DH: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- KH: NH: “Trường mẫu giáo yêu thương”
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, hát thuộc bài hát;
- Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường mầm non, biết giữ gìn vệ sinh môi
trường.
2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”, “Trường mẫu giáo yêu
thương”.
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần, cô cháu đọc thơ “Lên bốn”.
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? (Lên bốn).
+ Lên bốn tuổi các con học ở đâu? (Trường mầm non).
+ Các con thấy trường mầm non của chúng ta như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quý trường mầm non, quý trọng các cô, không
vứt rác bừa bãi, không ngắt hoa tỉa cành.
- Cô dẫn dắt giới gợi hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả.
- Cô hát một đoạn trong bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
Và gợi hỏi trẻ.


+ Các con có biết đoạn nhạc cô vừa hát có trong bài hát nào không?
(Trường chúng cháu là trường mầm non).
+ Bài hát do ai sáng tác? (Đỗ Nhuận).
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
+ Cô vừa hát bài hát gì cho lớp mình nghe? (Trường chúng cháu là trường
mầm non).
- Cô hát lần 2 và mời trẻ hát cùng cô và đi về đội hình chữu U.

+ Chúng mình vừa hát bài gì ? (Trường chúng cháu là trường mầm non).
+ Bài hát do ai sáng tác? (Đỗ Nhuận).
- Cô diễn giải nội dung bài hát: Bài hát nói tình cảm, sự tự hào của bạn nhỏ
đối với trường mầm non, đến trường được múa hát cùng cô giáo, cùng các bạn.
+ Bạn nhỏ học trường nào? (Trường mầm non).
+ Đến trường các bạn được làm những gì? (Múa hát).
+ Cô giáo được xem như ai?(Là mẹ).
- Cô mời trẻ hát 2 - 3 lần.
- Mời tổ - nhóm - cá nhân hát.
- Cô động viên và khuyến khích trẻ, cô chú ý tập cho trẻ hát đúng theo lời,
hát diễn cảm bài hát.
* Nghe hát: Trường mẫu giáo yêu thương
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả:
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe:
+ Các con vừa được nghe cô hát bài hát gì? (Trường mẫu giáo yêu thương).
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Lần 2: Cô hát cho trẻ nghe kết hợp điệu bộ minh họa.
+ Gợi hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Lần 3 cô mở nhạc và mời trẻ nhún nhảy theo bài hát.
* Kết thúc: Trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” ra sân chơi.
Chơi ngoài trời:
* Quan sát đồ chơi máy bay
* TC: Kéo co
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi nt, bóng nhựa, chong chóng..


1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết được tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của máy bay đồ chơi;
- Rèn kỹ năng quan sát và trả lời câu hỏi đủ câu;
- Trẻ biết bảo vệ, giữ gìn đồ chơi ngoài trời cũng như giữ gìn an toàn khi

tham gia chơi.
2. Chuẩn bị:
- Máy bay đồ chơi;
- 1 số đồ chơi ngoài trời: Chong chóng, bóng, phấn...
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần, kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
- Trẻ đọc bài thơ “Bập bênh” đi nhẹ nhàng sân. Hỏi trẻ :
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? (Bập bênh).
+ Các con có biết chơi bập bênh như thế nào không?
+ Trong trường mình có những đồ chơi gì? (Máy bay, cầu trượt, xích đu...).
- Cô dẫn trẻ đến máy và gợi hỏi trẻ.
+ Đồ chơi gì đây? (Máy bay).
+ Con có nhận xét gì về máy bay?
+ Ai giỏi nói cách chơi như thế nào cho cô và các bạn biết?
+ Làm thế nào để cô lên được máy bay? (Bước lên từng bậc).
+ Khi xuống thì phải xuống như thế nào?
- Cô lần lượt vừa thực hiện vừa gợi hỏi trẻ.
+ Khi chơi phải chơi như thế nào? (Chơi cẩn thận, không xô đẩy bạn...).
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ chơi, có ý thức bảo vệ an toàn khi
tham gia chơi.
* Trò chơi: Kéo co
- Cô giới thiệu lại cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng nhựa, chong
chóng, chơi trò chơi dân gian...
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
Chơi, hoạt động ở các góc buổi sáng:


* Góc chính: - Chăm sóc vườn trường;

* Góc kết hợp: - Cửa hàng đồ dùng học tập;
- Lắp ghép khuôn viên vườn trường;
- Xem sách tranh về trường mầm non;
- Tô màu tranh chủ đề.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết 1 số công việc chăm sóc cây như: Nhổ cỏ, tưới nước…cho cây;
- Rèn kỹ năng chơi cho trẻ, hợp tác chơi theo nhóm;
- Góp phần giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ, không bứt lá bẻ cành.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh về các bạn nhỏ đang chăm sóc cây;
- Bộ đồ chơi ở các góc.
3. Tiến hành:
- Cô gọi trẻ lại gần cho trẻ xem một số hình ảnh về các bạn nhỏ đang chăm
sóc cây xanh. Hỏi trẻ:
+ Đây là hình ảnh gì? (Các bạn đang tưới cây...).
+ Khi chăm sóc cây các bạn cần những đồ dùng gì? (xô tưới, ca…).
+ Các bạn nhỏ này thì làm gì đây? (nhổ cỏ, nhặt lá vàng).
- Cô tổng hợp lại ý kiến của trẻ.
- Cô giới thiệu góc chơi chính.
- Hỏi trẻ:
+ Khi chơi cùng nhau các con phải chơi như thế nào? (Không tranh giành
đồ chơi của nhau, biết giúp đỡ nhau trong khi chơi)
- Cô giáo dục trẻ khi chơi không được tranh giành và ném đồ chơi, phải
biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong khi chơi, lấy và cất đồ chơi gòn gàng, không
vứt rác bừa bải, bỏ rát đúng nơi quy định.
- Cô giới thiệu các góc chơi kết hợp.
- Trẻ hát bài “Lý cây xanh” về góc chơi.
- Quá trình chơi, cô đi đến từng góc chơi hướng dẫn, động viên trẻ chơi.
- Kết thúc: Cô đến từng góc chơi nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trẻ cất đồ chơi đúng quy định.



Chơi, hoạt động theo ý thích buổi chiều
* Lao động, vệ sinh các góc trong lớp
* Biểu diễn văn nghệ kết hợp giới thiệu chủ đề
* Nêu gương cuối tuần
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biểu diễn được các bài hát, bài thơ trong chủ đề;
- Rèn tính tự tin, mạnh dạn cho trẻ;
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo và yêu thích đi học.
2. Chuẩn bị:
- Đĩa nhạc có các bài hát trong chủ đề;
- Khăn ướt, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành:
* Lao động, vệ sinh các góc:
- Cô phân chia công việc cho các nhóm. Cô lau dọn cùng với trẻ.
- Vừa làm vừa trò chuyện cùng trẻ về việc giữ gìn vệ sinh lớp học.
* Biểu diễn văn nghệ:
- Trẻ lên biểu diễn những bài hát, bài thơ, bài đồng dao đã học trong chủ đề
(Trường chúng cháu là trường mầm non, lên bốn...).
- Cô dẫn trẻ dạo quanh dọi tên một số góc của lớp để giới thiệu chủ đề mới.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin lên thể hiện.
* Nêu gương cuối tuần:
- Cô nêu tiêu chí bé ngoan
- Cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
- Cô tổng hợp ý kiến, cô nhận xét.
- Cô động viên khuyến khích những trẻ ngoan, đồng thời nhắc nhở những
trẻ chưa ngoan.
- Phát phiếu bé ngoan.
* Chơi tự do các góc: Trẻ chơi tự do ở các góc.

- Cô bao quát trẻ chơi.
* Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ:
- Cô vệ sinh trẻ sạch sẽ trước lúc ra về.


×