Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tác động của các yếu tố quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU THANH

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CHẤP NHẬN SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU THANH

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CHẤP NHẬN SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. HOÀNG ĐỨC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Tác động của các yếu tố quyết
định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại NHTMCP Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam – Khu vực thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn của PGS. TS Hoàng Đức. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của Luận văn
này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 03 năm 2019



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
TĨM TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
1.1.

Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 3

1.6.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3

1.7.


Kết cấu luận văn.............................................................................................. 4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 5
2.1.

Tổng quan về thẻ tín dụng ............................................................................... 5

2.2.

Lý thuyết hành động hợp lý............................................................................. 6

2.3.

Lý thuyết hành vi dự định ............................................................................... 7

2.4.

Lý thuyết chấp nhận công nghệ ....................................................................... 9

2.5.

Các yếu tố tác động đến ý định thanh tốn qua thẻ tín dụng của khách hàng . 10
2.5.1.

Nhận thức tính hữu ích........................................................................ 10

2.5.2.

Nhận thức dễ dàng sử dụng ................................................................. 11


2.5.3.

Nhận thức rủi ro .................................................................................. 12

2.5.4.

Chuẩn chủ quan .................................................................................. 13

2.5.5.

Chi phí có liên quan việc sử dụng thẻ tín dụng .................................... 14

2.5.6.

Vị thế của khách hàng ......................................................................... 15

2.6.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây ............................................................. 16

2.7.

Đề xuất mơ hình nghiên cứu.......................................................................... 21


2.8.

Tóm tắt chương 2 .......................................................................................... 22

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........................................................................... 23
3.1.

Tổng quan Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ....................... 23
3.1.1.

Giới thiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .............. 23

3.1.2.

Kết quả kinh doanh ............................................................................. 23

3.2.

Tổng quan hoạt động thẻ tín dụng tại Việt Nam ............................................ 27

3.3.

Tình hình kinh doanh thẻ tín dụng các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam - khu vực thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 30
3.4.

Tóm tắt chương 3 .......................................................................................... 34

CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 35
4.1.

Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 35


4.2.

Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 36

4.3.

Thiết kế thang đo .......................................................................................... 37

4.4.

4.3.1.

Thang đo nhận thức hữu ích ................................................................ 37

4.3.2.

Thang đo nhận thức rủi ro ................................................................... 39

4.3.3.

Thang đo nhận thức dễ dàng sử dụng .................................................. 40

4.3.4.

Thang đo vị thế khách hàng ................................................................ 41

4.3.5.

Thang đo chi phí có liên quan đến việc sử dụng thẻ ............................ 42


4.3.6.

Thang đo chuẩn chủ quan ................................................................... 43

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 44
4.4.1.

Cronbach Alpha .................................................................................. 44

4.4.2.

Khám phá nhân tố EFA....................................................................... 46

4.5.

Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 47

4.6.

Thống kê mơ tả ............................................................................................. 48

4.7.

Phân tích Cronbach Alpha ............................................................................. 51

4.8.

Phân tích EFA ............................................................................................... 56

4.9.


Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 58

4.10.

4.9.1.

Kiểm tra mơ hình ................................................................................ 58

4.9.2.

Kết quả nghiên cứu ............................................................................. 61

Tóm tắt chương 4 .......................................................................................... 64

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................. 65


5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 65

5.2.

Hàm ý chính sách .......................................................................................... 67

5.3.

Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu.............................................................. 69



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU/ CHỮ
VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ TIẾNG
VIỆT

TÊN ĐẦY ĐỦ TIẾNG ANH

ATM

Máy rút tiền tự động

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát Triển Việt Nam

EFA

Phân tích khám phá nhân tố

FC

Chi phí

GNNĐ

Thẻ ghi nợ nội địa


GNQT

Thẻ ghi nợ quốc tế

KMO

Hệ số KMO

OLS

Phương pháp hồi quy bé nhát

PES

Nhận thức dễ dàng sử dụng

perceived easy of use

POS

Điểm chấp nhận thanh toán

Point of sale

PR

Nhận thức rủi ro

PU


Nhận thức hữu ích

Perceived usefullness

SN

Chuẩn chủ quan

Subjective norm

TAM

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ

Technology Acceptance Model

TDQT

Thẻ tín dụng quốc tế

TMCP

Thương mại cổ phần

TPB

Thuyết hành vi dự định

Theory of Planned Behavior


TRA

Lý thuyết hành động hợp lý

Theory of Reasoned Action

VT

Vị thế khách hàng

Automated Teller Machine

Financial cost

Kaiser Meyer Olkin


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Các tiêu chí phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV qua các

năm (2015 – 2018) ..................................................................................................... 24
Bảng 3.2.

Diễn biến tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của Việt Nam (2016 – 2018) .. 27

Bảng 3.3.


Giá trị giao dịch của Việt Nam qua phương tiện thanh toán .................. 29

Bảng 3.4.

Kết quả kinh doanh thẻ của hệ thống BIDV giai đoạn 2016 -2018 ........ 30

Bảng 3.5.

Cơ cấu thu nhập kinh doanh thẻ BIDV giai đoạn 2016 2018 ................. 30

Bảng 3.6.

Kết quả kinh doanh thẻ tín dụng trên toàn hệ thống BIDV qua các năm 31

Bảng 3.7.

Kết quả kinh doanh thẻ tín dụng của BIDV khu vực thành phố Hồ Chí

Minh qua các năm...................................................................................................... 32
Bảng 3.8.

Tình hình cho vay và huy động của các Chi nhánh BIDV khu vực Thành

phố Hồ Chí Minh so với hệ thống BIDV. .................................................................. 32
Bảng 3.9.

Thu từ dịch vụ của các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
33

Bảng 3.10.


Tình hình dư nợ thẻ của các Chi nhánh BIDV khu vực Thành phố Hồ Chí

Minh

34

Bảng 4.1.

Hệ số cronbach Alpha và mức chấp nhận.............................................. 45

Bảng 4.2.

Bảng 4.8. Mã hóa câu trả lời ................................................................. 48

Bảng 4.3.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=257) ....................................................... 49

Bảng 4.4.

Mô tả sơ bộ các biến quan sát của các thang đo .................................... 50

Bảng 4.5.

Kết quả Cronbach Alpha với thang đo nhận thức hữu ích ..................... 52

Bảng 4.6.

Kết quả Cronbach Alpha với thang đo nhận thức rủi ro ........................ 53


Bảng 4.7.

Kết quả Cronbach Alpha với thang đo nhận thức dễ dàng sử dụng........ 53

Bảng 4.8.

Kết quả Cronbach Alpha với thang đo đặc tính thẻ ............................... 54

Bảng 4.9.

Kết quả Cronbach Alpha với thang đo chi phí có liên quan việc sử dụng

thẻ

55

Bảng 4.10.

Kết quả Cronbach Alpha với thang đo hữu hình ................................... 55

Bảng 4.11.

Kết quả kiểm tra sự phù hợp của khám phá nhân tố EFA ...................... 57

Bảng 4.12.

Kết quả khám phá nhân tố EFA ............................................................ 57

Bảng 4.13.


Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến............................................................. 59


Bảng 4.14.

Kết quả kiểm tra tự tương quan............................................................. 59

Bảng 4.15.

Kết quả kiểm tra sự phù hợp của mơ hình ............................................. 60

Bảng 4.16.

Kết quả ước lượng tác động các yếu tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
61


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1.

Mơ hình hành động hợp lý TRA ............................................................. 7

Hình 2.2.

Mơ hình hành vi dự định TPB................................................................. 8

Hình 2.3.

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ ................................................................ 9


Hình 2.4.

Mơ hình nghiên cứu được đề xuất ......................................................... 22

Hình 3.1.

Biểu diễn cơ cấu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV năm 2018.
26

Hình 3.2.

Diễn biến số lượng thẻ phát hành bởi các Ngân hàng ở Việt Nam......... 28

Hình 3.3.

Diễn biến giá trị giao dịch của Việt Nam qua các phương tiện thanh tốn
29

Hình 4.1.

Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 35

Hình 4.2.

Phân phối của phần dư .......................................................................... 60


TĨM TẮT
Luận văn nhằm mục tiêu phân tích tác động của các yếu tố đến quyết định chấp

nhận sử dụng thẻ tín dụng của các khách hàng của BIDV trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh khi thanh tốn các hóa đơn mua sắm, tiêu dùng. Để giải quyết mục tiêu này, luận
văn xây dựng thang đo dựa trên đề nghị của các nghiên cứu trước đây, sau đó tiến hành
khảo sát các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của BIDV trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh và thu về được mẫu 257 bảng khảo sát có giá trị. Đồng thời luận văn cũng sử dụng
phân tích hệ số Cronbach Alpha và khám phá nhân tố EFA để đánh giá tính phù hợp của
các biến quan sát của các thang đo. Sau đó luận văn sử dụng phương pháp hồi quy OLS
để ước lượng mơ hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử
dụng thẻ tín dụng của các khách hàng của BIDV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
khi thanh tốn các hóa đơn mua sắm, tiêu dùng.
Qua đây, luận văn tìm thấy rằng tất cả các yếu tố đưa vào mơ hình nghiên cứu đều
có tác động đáng kể đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của BIDV trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố thì lại có sự khác
biệt thú vị giữa các biến. Chẳng hạn như, biến đại diện cho nhận thức hữu ích, nhận thức
dễ dàng sử dụng, vị thế khách hàng, chuẩn chủ quan thể hiện tác động cùng chiều đến
quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của các khách hàng của BIDV trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh khi thanh tốn các hóa đơn mua sắm, tiêu dùng ở mức ý nghĩa
thống kê 1%. Ngược lại, biến đại diện cho nhận thức rủi ro, chi phí có liên quan việc sử
dụng thẻ tín dụng thể hiện tác động ngược chiều đến quyết định chấp nhận sử dụng thẻ
tín dụng của các khách hàng của BIDV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khi thanh
tốn các hóa đơn mua sắm, tiêu dùng ở mức ý nghĩa thống kê 1%.
Từ khóa: Thẻ tín dụng, sử dụng, tiền mặt, BIDV, HCM


ABSTRACT
The dissertation aims to analyze the impact of factors on the decision to accept
credit cards of BIDV's customers in Ho Chi Minh City when paying for purchase and
consumption bills. The thesis builds these scales based on the recommendations of
previous studies, then conducts surveys on customers using credit cards of BIDV in Ho
Chi Minh City and collects about 257 valuable survey forms. Beside that, the thesis also

uses Cronbach Alpha and EFA to evaluate the appropriateness of scales. Then the
dissertation uses OLS method to estimate the model to investigate the effect of factors
on the decision to accept the use of credit cards of BIDV's customers in Ho Chi Minh
City when they pay to the bill of shopping and consumer bills.
The thesis finds that all factors included in the research model have a significant
impact on the decision to use credit cards of BIDV's customers in Ho Chi Minh City.
However, the sign of the coefficient of the variables are different. For example, the
variables represent useful awareness, easy-to-use awareness, customer position,
subjective norms that show the positive effects on the decision to accept credit card use
by BIDV's customers in Ho Chi Minh City when paying the purchase and consumption
bills at the 1% significance level. In contrast, variables represent risk awareness and
costs related to the use of credit cards show negative relation with the decision to accept
credit card use by BIDV's customers in Ho Chi Minh city when paying the purchase and
consumption bills at the 1% significance level.
Key words: Credit card, usage, cash, BIDV, TP. HCM


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài

Tại Việt Nam, cho đến hiện nay, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh
tốn cịn khá phổ biến. Mặc dù, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã
tạo cho các ngân hàng, các tổ chức tin dụng có cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ
ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán
qua các ngân hàng vẫn còn rất hạn chế so với số lượng người sở hữu các loại thẻ ngân
hàng có chức năng thanh toán.

Tâm lý người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn ưu tiên sử dụng tiền mặt như một
sự lựa chọn hàng đầu trong các giao dịch mua bán. Điều này có thể được giải thích dựa
vào lý thuyết của Keynes về sự yêu thích tiền mặt. Người ta thường có xu hướng nắm
giữa tiền mặt do động cơ dự phòng. Đồng thời, tiền mặt cũng là lựa chọn ưu tiền hàng
đầu trong thanh toán, cho đến khi họ khơng cịn đủ tiền mặt trong tay.
Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ thanh tốn bằng
tiền mặt của Việt Nam, thì có một sự suy giảm nhẹ trong khả năng thanh toán bằng tiền
mặt với với tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đạt 14.10% ở năm 2008, giảm xuống chỉ còn
11.31% ở năm 2018. Con số này phản ánh được thực trạng người dân và các tổ chức
kinh tế ở Việt Nam đang lựa chọn phương thức thanh toán qua thẻ (bao gồm các loại thẻ
thơng thường và thẻ tín dụng).
Mặt khác, đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định lựa chọn phương thức thanh toán của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu
tại các quốc gia khác nhau lại cho ra những kết quả không giống nhau. Và rất khó có thể
áp dụng và giải thích hết các trường hợp của từng quốc gia, từng nền kinh tế cụ thể.
Do đó, bài nghiên cứu cho rằng cần thiết phải nghiên cứu xem đâu mới thật sự là
nguyên dẫn dẫn đến việc chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn các hóa đơn mua
sắm và tiêu dùng của người dân ở Việt Nam. Đó chính là lý do mà học viên lựa chọn đề
tài “Tác động của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách
hàng tại NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Khu vực thành phố Hồ Chí Minh”


2
với mong muốn giúp ban giám đốc của BIDV trên đị bàn thành phố Hồ Chí Minh có thể
gia tăng khả năng sử dụng thẻ tín dụng của BIDV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
để thanh tốn các hóa đơn mua sắm và tiêu dùng. Từ đó có thể thu được một mức thu
phí từ dịch vụ cao hơn cũng như thị phần thẻ của BIDV tại thành phố Hồ Chí Minh này
sẽ được cao hơn so với các ngân hàng khác.
1.2.


Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:
Tìm hiểu tác động của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng
của các khách hàng của BIDV khi thanh tốn các hóa đơn mua sắm, tiêu dùng. Từ đó
phân tích tác động của các yếu tố này đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách
hàng và gới ý những chính sách giúp hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại BIDV phát
triển hơn.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn tiến hành đề xuất các câu hỏi nghiên
cứu bao gồm :
Câu hỏi đầu tiên: các yếu tố nào sẽ xác định quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín
dụng của các khách hàng khi thanh tốn các hóa đơn mua sắm, tiêu dùng?
Câu hỏi thứ hai: tác động của các yếu tố này đến quyết định chấp nhận sử dụng thẻ
tín dụng của các khách hàng của BIDV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khi thanh
tốn các hóa đơn mua sắm, tiêu dùng sẽ như thế nào? Cùng chiều (+) hay ngược chiều
(-)?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là các yếu tố tác động đến quyết định chấp nhận thẻ
tín dụng của khách hàng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại khu vực thành

phố Hồ Chí Minh.


3
1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Bao gồm các khách hàng chấp nhận sử dụng thẻ tín
dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi về thời gian: Bài nghiên cứu sử dụng các dữ liệu trong khoảng thời
gian từ năm 2013 đến năm 2018 kết hợp với nguồn dữ liệu khảo sát trong giai đoạn từ
tháng 01/2018 đến tháng 02/2019.
1.5.

Ý nghĩa khoa học

Luận văn đã góp phần giới thiệu thang đo lường ý định chấp nhận sử dụng thẻ tín
dụng trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Cụ thể là tại các chi nhánh ngân hàng
BIDV khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu, tìm hiểu tác động của các yếu
tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ln là vấn đề được nhiều ngân hàng quan tâm.
Các kết quả nghiên cứu tìm được có thể làm cơ sở để các chi nhánh ngân hàng BIDV
khu vực thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các chính sách phát triển hoạt động kinh
doanh thẻ tín dụng tại chi nhánh.
1.6.

Phương pháp nghiên cứu

Trước khi đánh giá tác động của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử dụng thẻ
tín dụng của BIDV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thanh tốn hóa đơn mua sắm,

luận văn sẽ sử dụng hệ số Cronbach Alpha và khám phá nhân tố EFA để đánh giá sự
phù hợp của các biến quan sát và các thang đo có trong mơ hình nghiên cứu của luận
văn. Theo đó, Cronbach Alpha là phương pháp kiểm định độ tin cậy của các thang đo,
phương pháp này giúp các nhà nghiên cứu có thể loại đi những biến quan sát khơng đạt
u cầu trong thang đo đang phân tích. Bởi vì các biến quan sát khơng đạt u cầu có
thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các yếu tố giả mạo và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của
các biến có trong mơ hình nghiên cứu. Trong khi đó, Phân tích khám khá nhân tố EFA
là một kỹ thuật thống kê mạnh mẽ được sử dụng để giảm thiểu và tổng hợp dữ liệu. Mục
tiêu chính của khám phá nhân tố là xác định (1) số lượng các yếu tố ảnh hưởng đến vấn
đề nghiên cứu và (2) mức độ của mối quan hệ giữa các yếu tố và các biến quan sát
(DeCoster, 1998)
Sau khi đã đánh giá được sự phù hợp của các biến quan sát và thang đo, luận văn
tiến hành ước lượng phương trình nghiên cứu sau nhằm làm rõ tác động của các yếu tố


4
đến quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của BIDV trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh thanh tốn hóa đơn mua sắm. Cụ thể như sau:
Sudung = β0 + β1*HuuIch + β2*RuiRo + β3*DeDang + β4*ViThe + β5*ChiPhi
+ β6*XaHoi + 

(1)

Trong đó:
Sudung thể hiện quyết định chấp nhận sử dụng của khách hàng
HuuIch thể hiện mức độ của nhận thức tính hữu ích của khách hàng
RuiRo thể hiện mức độ của nhận thức rủi ro của khách hàng
DeDang thể hiện mức độ của nhận thức dễ dàng sử dụng của khách hàng
ViThe thể hiện mức độ vị thế của khách hàng
ChiPhi thể hiện chi phí có liên quan của việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng

XaHoi thể hiện mức chuẩn chủ quan
 là sai số của mơ hình nghiên cứu
1.7.

Kết cấu luận văn

Cấu trúc của Luận văn sẽ được kết cấu thành năm chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan về các yếu tố tác động đến quyết định chấp nhận sử dụng
thẻ tín dụng của khách hàng và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn qua thẻ tín dụng
khách hàng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Khu vực thành phố Hồ Chí
Minh
Chương 4: Khảo sát và kiểm định mơ hình nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1.

Tổng quan về thẻ tín dụng

Tiền tệ trải qua các giai đoạn khác nhau, từ việc tiền được làm bằng vàng, bạc,
đồng, sắt và cho đến ngày nay tiền được làm bằng giấy (Babneh, 2008). Vì lý do sợ mất
tiền, cho nên các tổ chức như các ngân hàng và tổ chức tài chính đã được hình thành để
đáp ứng việc gửi tiền từ các đối tượng có vốn nhàn rỗi nhưng e ngại mất tiền. Các ngân
hàng và tổ chức tài chính này cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch của

người gửi tiền. Bên cạnh đó, với sự gia tăng mạnh mẽ của việc giao dịch giữa người
mua và người bán, người tiêu dùng cần có một phương tiện nhanh hơn, an toàn hơn để
tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng mua hàng của người tiêu dùng ở bất cứ đâu và bất
cứ lúc nào nhưng vẫn đảm bảo tiền của người tiêu dùng sẽ khơng bị mất; các tổ chức tài
chính và ngân hàng đã phát hành một phương tiện giao dịch đầy đủ các yêu cầu này và
mang tên là thẻ tín dụng, loại thẻ này có thể cung cấp cho người sở hữu thẻ có khả năng
mua hàng ngay cả khi người tiêu dùng khơng có tiền vào thời điểm muốn mua hàng.
Có nhiều định nghĩa về thẻ tín dụng. Một trong những định nghĩa này là của Naim
(1995) khi cho rằng thẻ tín dụng một dạng hợp đồng mà ở đó nhà phát hành thẻ cam kết
cho người sở hữu thẻ tín dụng ghi nợ một số tiền nhất định để đáp ứng mua hàng cá
nhân từ các cửa hàng được liên kết với tổ chức phát hành thẻ tín dụng và số tiền ghi nợ
này sẽ được quyết toán vào cuối mỗi giai đoạn theo như ký kết ban đầu giữa tổ chức
phát hành và người sở hữu thẻ. Theo Al – Zubaidi (2002), thẻ tín dụng có thể được định
nghĩa như là thẻ chi phép người sở hữu có quyền giao dịch với nhiều cửa hàng khác
nhau, trong đó chỉ cần các cửa hàng này chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng cho người
dùng, đồng thời, người sở hữu thẻ phải hoàn trả số tiền đã mua sắm, giao dịch từ thẻ tín
dụng trong vịng 25 ngày kể từ ngày người sở hữu thẻ thực hiện giao dịch. Trong đó,
khách hàng sẽ khơng phải trả lãi cho ngân hàng cho dịch vụ này nếu như thanh toán
được thực hiện trong kỳ thanh toán này (tối đa 25 ngày kể từ ngày giao dịch), nhưng
nếu không làm được điều này, khách hàng sẽ phải gánh chi phí lãi vay 1.5% trên tổng
số dư chưa thanh toán. Một định nghĩa khác bởi Ababneh (2008) cho rằng thẻ tín dụng
là hợp đồng giữa hai bên, một bên là tổ chức tài chính (tổ chức phát hành thẻ) và một


6
bên là khách hàng (chủ thẻ), theo đó, tổ chức phát hành thẻ sẽ cam kết thanh toán các
khoản tiền mà khách hàng thực hiện giao dịch ở các tổ chức thương mại và chủ thẻ cũng
có nghĩa vụ hồn trả số tiền nay cho ngân hàng trong giai đoạn nhất định.
Cuối cùng, Al – Swah (2006) đã định nghĩa thẻ tín dụng là một cơng cụ ngân
hàng(banking tool) đã sử dụng để đáp ứng các nghĩa vụ do tổ chức tài chính (tổ chức

phát hành thẻ) cấp cho một cá nhân hoặc pháp nhân (chủ thẻ) để cho phép các khách
hàng có thể rút tiền mặt từ ngân hàng hoặc mua hàng hóa dịch vụ từ các tổ chức thương
mại với các cam kết nhất định
2.2.

Lý thuyết hành động hợp lý

Mơ hình TRA đã được phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Azjen (1975) đề xuất
rằng ý đồ hành vi được xác định bởi thái độ của một cá nhân đối với hành vi và các chỉ
tiêu chủ quan. Thái độ đối với hành vi có nghĩa là mức độ nhận thức của cá nhân đối
với việc thực hiện hành vi, trong khi các chỉ tiêu chủ quan là mức độ áp lực của môi
trường và xã hội xung quanh cá nhân đó có ảnh hưởng đến họ để thực hiện hoặc không
thực hiện ý định hành vi. Do đó, ý định hành vi là một nhân tố dự báo trước cho hành vi
thực tế.
TRA ban đầu được phát triển trong bối cảnh sinh lý xã hội để hiểu và dự đoán hành
vi cá nhân. Tuy nhiên, TRA là "trực quan, linh hoạt, và sâu sắc trong khả năng giải thích
hành vi" Bagozzi (1982) trích dẫn trong Yousafzai và cộng sự (2010). Theo quan điểm
lý thuyết, TRA có một số hạn chế như sự nhầm lẫn của nó trong việc phân biệt giữa thái
độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan và không đưa ra lời giải thích nào về niềm tin
là những nhân tố tiên đốn đáng kể hành vi cụ thể (Cho và Agrusa, 2006). Vì vậy, những
niềm tin ngầm từ các cá nhân phải được cân nhắc bởi các nhà nghiên cứu sử dụng TRA
để điều tra hành vi của cá nhân (Davis, 1989). Ngồi ra, TRA là một lý thuyết hữu ích
để dự đốn hành vi chứ khơng phải là kết quả của các hành vi (Yousafzai và các cộng
sự, 2010).


7

Nguồn: Fishbein và Ajen (1975)
Hình 2.1. Mơ hình hành động hợp lý TRA

2.3.

Lý thuyết hành vi dự định

Lý thuyết hành vi dự định (TPB) do Ajzen (1985) đã đề xuất bằng cách mở rộng
lý thuyết hành động hợp lý TRA để giải thích cho các điều kiện mà các cá nhân khơng
có quyền kiểm sốt hồn tồn đối với hành vi của họ. Lý thuyết này tranh luận rằng việc
kiểm soát hành vi cảm nhận (cảm nhận của các cá nhân về khả năng có thể thực hiện
hành vi của anh ấy/cơ ấy) có thể ảnh hưởng đến cả ý định và hành vi thực hiện (Limayem
và các cộng sự, 2000).
Lý thuyết hành vi dự định kết hợp nhận thức kiểm soát hành vi và thái độ cũng
như chuẩn chủ quan trong lý thuyết hành động hợp lý đã đưa ra. Theo đó lý thuyết hành
vi dự định cho rằng việc kiểm soát hành vi cảm nhận của một cá nhân không những là
một trong các yếu tố tác động đến xu hướng hành vi thực hiện của một cá nhân cùng với
thái độ và chuẩn chủ quan, mà yếu tố này cịn có thể tác động đến hành vi thật sự của


8
một cá nhân, do đó cần đưa thêm yếu tố cảm nhận của các cá nhân vào mơ hình nghiên
cứu quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, lý thuyết hành vi dự định
chưa đưa ra được cảm nhận của cá nhân về khía cạnh này để có thể ảnh hưởng đến ý
định và hành vi thật sự của các cá nhân.

Hình 2.2. Mơ hình hành vi dự định TPB
Nguồn: Ajzen (1991)
Dựa trên mơ hình TRA, mơ hình TPB đã bổ sung thêm yếu tố kiểm sốt hành vi
cảm nhận, giải quyết được nhược điểm trong mô hình TRA. Do đó, mơ hình TPB được
xem là mơ hình tối ưu hơn mơ hình TRA trong việc dự đốn và giải thích hành vi của
người tiêu dùng trong cùng một nội dung, hồn cảnh nghiên cứu.
Tuy nhiên, mơ hình TPB cũng cịn tồn tại một số hạn chế. Hạn chế đầu tiên là về

yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm sốt hành vi cảm
nhận (Ajzen 1991). Có thể có các yếu tố khác tác động đến hành vi. Hạn chế thứ hai đó
là việc tồn tại khoảng cách đáng kể về thời gian giữa các đánh giá. Trong khoảng thời
gian này, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi. Hạn chế thứ ba, TPB là mơ hình
dự đoán hành động của một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định, tuy nhiên các cá
nhân có thể hành xử khơng như dự đốn bởi các tiêu chí đó.


9
2.4.

Lý thuyết chấp nhận công nghệ

Năm 1985, Fred Davis đã đề xuất mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology
acceptance model) trong luận án tiến sỹ tại trường Quản lý Sloan MIT (Davis, 1985).
Dựa trên nghiên cứu trước đây được tiến hành bởi Fishbein và Ajzen (1975), người đã
thiết lập ra lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và các nghiên cứu có liên quan khác,
Davis (1985) đã đưa ra mơ hình chấp nhận cơng nghệ như sau nhằm giải thích hành vi
chấp nhận sử dụng một công nghệ mới.
Trong mô hình này, Davis (1985) đã cho rằng hành vi chấp nhận sử dụng một công
nghệ mới của một cá thể/tổ chức có thể được giải thích bởi ba yếu tố: nhận thức dễ dàng
sử dụng (perceived easy of use), nhận thức hữu ích (perceived usefullness), và thái độ
sử dụng (attitude toward using).
Theo đó, tác giả giả định rằng thái độ sử dụng một hệ thống là một yếu tố chính
trong việc xác định được rằng người dùng sẽ thật sự sử dụng hay từ bỏ hệ thống/công

nghệ mới. Thái độ của người sử dụng có thể bị tác động bởi hai mục đích chính: cảm
giác hữu ích và cảm giác dễ dàng, bao gồm nhận thức dễ dàng sử dụng có tác động trực
tiếp đến cảm giác hữu ích. Cuối cùng, cả hai yếu tố này được giả định rằng có tác động
trực tiếp đến hệ thống/cơng nghệ mới.

Hình 2.3. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ
Nguồn: Davis và các cộng sự (1989)
Trong giai đoạn sau này, Davis (1985) đã điều chỉnh mơ hình của tác giả bao gồm
việc sử dụng thêm các biến số khác và thay đổi mối quan hệ mà tác giả đã xây dựng ban
đầu. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề nghị chấp nhận và đưa thêm các biến số này vào mô


10
hình chấp nhận cơng nghệ. Theo thời gian, mơ hình chấp nhận cơng nghệ đã phát triển
thành mơ hình dẫn đầu trong việc giải thích và dự báo được khả năng chấp nhận sử dụng
cơng nghệ/hệ thống. Do đó, mơ hình chấp nhận cơng nghệ trở nên nổi tiến và được nhắc
đến nhiều trong hầu hết các nghiên cứu có liên quan đến việc chấp nhận sử dụng công
nghệ (Lee và các cộng sự, 2003).
Lý thuyết chấp nhận công nghệ là một lý thuyết được sử dụng rộng rãi nhằm dự
báo được hành vi sử dụng công nghệ thông tin của các cá nhân/tổ chức. Mơ hình chấp
nhận cơng nghệ cho rằng thái độ sẽ quyết định ý định thực hiện, và từ đó sẽ có thể dự
báo được hành vi của người sử dụng.
Theo mơ hình chấp nhận cơng nghệ, hành vi sử dụng công nghệ mới của người
dùng được xác định bởi nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng. Do đó, luận
văn sử dụng thêm hai yếu tố nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng khi xem
xét quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của các khách hàng cá nhân của các chi
nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
2.5.

Các yếu tố tác động đến ý định thanh tốn qua thẻ tín dụng của khách

2.5.1.

Nhận thức tính hữu ích


hàng

Tính tiện lợi có thể được xem như là nhân tố quan trọng nhất trong việc ưa thích
sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tiêu dùng. Thay vì trước đây việc đi chợ truyền
thống, khách hàng phải mang theo số lượng tiền mặt nhất định, đặc biệt là đối với các
hộ gia đình đi chợ một lần vào cuối tuần, thì việc này mang lại cho họ những rủi ro có
thể xảy ra như: trộm cướp, nhầm lẫn tiền… Chính những điều này gây cho người tiêu
dùng cảm giác khơng thối mái và có phần lo sợ khi sử dụng tiền mặt trong thanh tốn
tại nơi đơng người. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của thẻ tín dụng cũng như các trung tâm
mua sắm hiện đại thì người tiêu dùng có thể thoải mái và an tâm với việc mua sắm mà
không phải lo sợ các rủi ro trước kia. Ngày nay, với việc nhu cầu ngày càng gia tăng về
những tính năng mà một chiếc thẻ tín dụng có thể mang lại từ phía khách hàng, tính tiện
lợi của thẻ tín dụng khơng chỉ giới hạn trong việc thanh tốn, gọn nhẹ mà cịn mở rộng
ra tới việc quản lý chi tiêu, thiết lập những giới hạn chi tiêu cho khách hàng nhằm đảm


11
bảo, nhắc nhở khách hàng về các khoản chi tiêu quá mức và không cần thiết. Cụ thể là:
- Chủ thẻ có thể kiểm sốt được việc chi tiêu hàng tháng thơng qua bản sao kê
thanh tốn, và đồng thời chủ thẻ cũng có thể sử dụng được nguồn tín dụng do ngân hàng
phát hành cung cấp với một hạn mức tín dụng tùy theo ngân hàng cấp cho mỗi khách
hàng. Đồng thời, việc có nhiều ưu đãi nên khách hàng có thể giảm được các chi phí
chuyển đổi ngoại tệ, thanh tốn nhanh chóng, an tồn khi đi du lịch nước ngoài.
- Chủ thẻ được cấp một hạn mức tín dụng để “chi tiêu trước, trả tiền sau”. Khi
đến hạn thanh tốn, chủ thẻ có thể chỉ cần thanh toán cho ngân hàng một phần số dư tối
thiểu, sau khi hết thời gian quy định thanh toán mà khách hàng chưa thanh tốn hết nợ
cho ngân hàng thì số tiền cịn lại mới bị tính lãi. Tức là, chủ thẻ có thể sẽ khơng phải trả
một khoản lãi nào nếu thanh tốn tồn bộ số dư trên sao kê trong thời hạn từ 15 – 45
ngày theo quy định của ngân hàng.

Khá nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng tính tiện lợi là nhân tố xác định quan
trọng trong hành vi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Meidan và Davos (1994) cho
thấy rằng tính tiện lợi là nhân tố quan trọng nhất trong việc xác định hành vi sử dụng
thẻ tín dụng tại Hy Lạp, trong khi đó, đối với thị trường Singapore, Maysami và
Williams (2002) cũng cho thấy rằng tính tiện lợi là nhân tố quan trọng trong các đặc tính
của thẻ tín dụng có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Một
điểm đặc biệt của tính tiện lợi từ thẻ tín dụng là từ các chuyến đi du lịch hay cơng tác ở
nước ngồi của khách hàng. Tính tiện lợi của thẻ tín dụng quốc tế có thể giúp khách
hàng thuận tiện và dễ dàng chi tiêu tại các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Nghiên
cứu của Worthington và cộng sự (2007) cho thấy rằng thẻ tín dụng được ưa chuộng hơn
khi khách hàng đi du lịch hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí.
2.5.2.

Nhận thức dễ dàng sử dụng

Ajzen (1991, 2002) đã cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi như là một nhận thức
dễ dàng sử dụng hoặc khó khăn để sử dụng của một cá nhân nào đó trong việc thực hiện
một hành vi cụ thể. Theo đó, giả định rằng nhận thức kiểm soát hành vi được quyết định
bởi tổng số niềm tin kiểm sốt có thể thực hiện được. Do đó, kiểm sốt hành vi nhận
thức có thể thay thế cho sự dễ dàng sử dụng trong các nghiên cứu về việc chấp nhận
cơng nghệ (Ajzen, 2002), trong đó nhận thức dễ dàng sử dụng là một tiền đề không chỉ


12
của xu hướng hành vi mà còn thể hiện nhận thức sự hữu ích (Davis và các cộng sự,
1989; Lu và các cộng sự, 2003; Chan và Lu, 2004; Amin, 2007; Tu và các cộng sự,
2011; Pham và các cộng sự, 2013). Các nghiên cứu này đồng ý rằng khi các khách hàng
tiếp cận và sử dụng các công nghệ dễ dàng có thể thay đổi nhận thức của họ về hiệu quả
của công nghệ này mang đến cho bản thân của người dùng, và cũng khuyến khích người
dùng chấp nhận và sử dụng các công nghệ này.

Bằng chứng thực nghiệm đã minh chứng cho thấy tác động của việc kiểm soát
hành vi nhận thức đối với việc sử dụng thẻ tín dụng. Barker và Sekerkaya (1992) cho
rằng việc thanh toán dễ dàng hơn là một trong các nguyên nhân chính để sử dụng thẻ tín
dụng. Các khách hàng sẽ lựa chọn thẻ tín dụng nhờ vào thủ tục chấp nhận dễ dàng hơn
của thẻ tín dụng ở các cửa hàng bán lẻ (Alhassan và Yakubu, 2007; Erdem, 2008;
Sudhagar, 2012). Arbote và Busacca (2009) lưu ý rằng sự sẵn có của các dịch vụ 24/7
là một yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh thẻ tín dụng. Sự chấp nhận của xã hội
đối với việc thanh tốn bằng thẻ tín dụng đóng vai trị quan trọng đối với quyết định sử
dụng thẻ tín dụng của khách hàng thay vì dùng tiền mặt để mua sắm (Kaynak và Harcar,
2001). Lydia và các cộng sự (2008) cũng đề cập rằng việc thiểu hiểu biết hoặc thông tin
không đầy đủ sẽ làm giảm việc chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng.
2.5.3.

Nhận thức rủi ro

Rủi ro giao dịch (rủi ro liên quan đến các giao dịch trực tuyến và trực tiếp bằng thẻ
tín dụng) như Bars và Test (2011), Tu và các cộng sự (2014) đã cho rằng là yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của các khách hàng. Cụ thể, nhận thức rủi
ro được xem như là bất kỳ một hành động nào của khách hàng cũng đều dẫn đến rủi ro
cho khách hàng. Có nhiều khái niệm cho thuật ngữ nhận thức rủi ro và các khái niệm
này chủ yếu có liên quan đến rủi ro tài chính, tâm lý, hiệu quả, vật chất và xã hội.
Chẳng hạn như Forsythe và Shi (2003) cho rằng nhận thức rủi ro là rủi ro chủ quan
được xác định bởi sự kỳ vọng của người mua hàng trên Internet. Pavlou (2003) cho rằng
nhận thức rủi ro được xem như là một nổi lo lắng chủ quan của người dùng đối với sự
mất mát của họ do kết quả của việc thực hiện một hành động nào đó. Nhận thức rủi ro
được xem như là một cảm giác của tinh thần phản ánh sự không chắc chắn bắt nguồn từ
việc tham gia vào một giao dịch trực tuyến hoặc thanh toán thẻ tín dụng trực tiếp. Kau



×