Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tác động của kiệt quệ tài chính và khủng hoảng tài chính đến hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LAN ANH

TÁC ĐỘNG CỦA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN
HÀNH VI TRÁNH THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LAN ANH

TÁC ĐỘNG CỦA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN
HÀNH VI TRÁNH THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Tác động của kiệt quệ tài chính và khủng hoảng
tài chính đến hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm tại
Việt Nam” do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Hùng. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực
và được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, có trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tp.HCM, ngày 17 tháng 04 năm 2017

Người thực hiện luận văn
NGUYỄN THỊ LAN ANH


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3

1.5. NÉT MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU ............................................................................. 4
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........ 6
2.1. HÀNH VI TRÁNH THUẾ ..................................................................................................... 6
2.1.1.

Khái niệm hành vi tránh thuế .................................................................................. 6

2.1.2.

Các hành vi tránh thuế thường gặp ......................................................................... 8

2.2. KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH...................................................................................................... 17
2.2.1.

Định nghĩa kiệt quệ tài chính ................................................................................. 17

2.2.2.

Các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính.................................................................. 19

2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................................... 25
2.3.1.

Lý thuyết lợi ích – chi phí (Benefit cost theory) .................................................... 25

2.3.2.

Lý thuyết chuyển đổi rủi ro (Risk-Shifting theory) .............................................. 25


2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.............................................................................. 26
2.4.1.

Nghiên cứu thực nghiệm về kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế ................. 26

2.4.2.

Nghiên cứu thực nghiệm về khủng hoảng tài chính và hành vi tránh thuế ........ 28

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 31


3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 31
3.2. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 33
3.2.1.

Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 33

3.2.2.

Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 35

3.2.3.

Đo lường các biến số................................................................................................ 38

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH THỨC THU THẬP DỮ LIỆU ............................ 42
3.3.1.


Xác định mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 42

3.3.2.

Nguồn dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 43

3.3.3.

Cách trích xuất nguồn dữ liệu................................................................................ 45

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 47
4.1.

THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................................................... 47

4.2.

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN SỐ ..................................................... 48

4.3.

KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY .......................................................................... 50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 60
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 60
5.2. KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................... 61
5.2.1.

Đối với Tổng cục Thuế ................................................................................................. 61


5.2.2.

Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước ..................................................................... 62

5.2.3.

Đối với Bộ Tài chính ..................................................................................................... 62

5.2.4.

Đối với nhà quản lý doanh nghiệp .............................................................................. 62

5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCLCTT

:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTC

:

Báo cáo tài chính


CĐKT

:

Cân đối kế toán

CTCP

:

Công ty cổ phần

EAT

:

Earnings After Taxes – Thu nhập sau thuế

EBIT

:

Earnings Before Interest After Taxes – Thu nhập trước thuế và
lãi vay

HoSE

:

Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh


KQHĐKD

:

Kết quả hoạt động kinh doanh

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tóm tắt các phương pháp đo lường hành vi tránh thuế

Bảng 2.2.

So sánh Z” điều chỉnh và phân loại xếp hạng tín nhiệm của S&P

Bảng 2.3.

Bảng tóm tắt các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính

Bảng 3.1.

Bảng tổng hợp dự báo kỳ vọng các biến số


Bảng 3.2.

Bảng tóm tắt đo lường các biến số

Bảng 3.3.

Dữ liệu và nguồn thu thập dữ liệu các biến số

Bảng 4.1.

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 4.2.

Ma trận hệ số tương quan các biến

Bảng 4.3.

Mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính, khủng hoảng tài chính và hành vi
tránh thuế bằng phương pháp ước lượng FEM, REM

Bảng 4.4.

Mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính, khủng hoảng tài chính và hành vi
tránh thuế bằng phương pháp ước lượng GLS

Bảng 4.5.

Tác động của khủng hoảng tài chính đến mối quan hệ giữa kiệt quệ tài

chính và hành vi tránh thuế bằng phương pháp ước lượng GLS

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM và REM


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, dòng vốn di chuyển giữa các quốc gia cũng ngày một
thuận lợi và nhanh chóng, xu hướng đa dạng hoá phạm vi quốc gia cũng ngày một
tăng cao. Cùng với đó, hệ thống pháp luật, chuẩn mực nghề nghiệp cũng được ban
hành theo hướng “mở” hơn, dịch chuyển dần từ quy định (rule) sang nguyên tắc
(principle) để doanh nghiệp hoạt động được thuận lợi, tạo động lực để phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích đạt được, quá trình hội nhập cũng tồn tại nhiều mặt
trái. Trong đó, trốn thuế và tránh thuế nổi lên như một hiện tượng tất yếu, đặc biệt là
sau sự kiện Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố Hồ sơ Panama
ngày 09.05.2016 vừa qua. Thông qua tránh thuế và trốn thuế, các doanh nghiệp đã
trực tiếp “lấy” đi nguồn lực của Chính phủ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển,
mang đến sự thiệt thòi cho cộng đồng người nghèo. Từ thực tế đó, tránh thuế và trốn
thuế luôn được chính phủ, doanh nghiệp và người dân quan tâm. Và cũng từ đó,
nghiên cứu về chủ đề này không chỉ thu hút các học giả về tài chính doanh nghiệp mà
còn có cả tài chính công, chính sách công và quản lý nhà nước.
Trong khi “trốn thuế” là hành vi vi phạm pháp luật thì “tránh thuế” có thể giúp người
nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật hiện hành.
Và nếu như khái niệm “trốn thuế” đã rất quen thuộc thì khái niệm “tránh thuế” còn
khá mới mẻ tại Việt Nam và chỉ mới xuất hiện từ khoảng năm 1994 (Nguyễn Hữu

Phước, 2010). Tuy nhiên, hành vi tránh thuế của doanh nghiệp lại ngày một phổ biến,
phức tạp và tinh vi. Chính vì vậy, trong đề tài này, tác giả tập trung vào hành vi tránh
thuế của doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, tối đa hoá lợi ích, gia tăng lợi nhuận luôn là các mục tiêu được
hướng đến. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tối đa hoá doanh thu và/hoặc tối
thiểu hoá chi phí. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là khoản chi phí
luôn được doanh nghiệp cố gắng tối thiểu vì có tác động trực tiếp đến lợi nhuận thực
nhận của doanh nghiệp. Vì là hành vi không vi phạm pháp luật nên doanh nghiệp


2

luôn có động cơ để tối thiểu chi phí thuế TNDN thông qua hành vi tránh thuế. Điều
này càng được tận dụng triệt để nếu công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính vì
công ty không thể gia tăng doanh thu. Đặc biệt, khi khủng hoảng tài chính năm 2008
bùng nổ, số lượng công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính tại Việt Nam gia tăng
nhanh chóng, thì động cơ tránh thuế càng được thực hiện một cách mạnh mẽ.
Về phía nhà nước, thuế là một trong những nguồn thu ngân sách chính của Chính
phủ. Tại Viêt Nam, tỷ lệ tổng thu thuế/GDP hiện đang ở mức 22% (giai đoạn 2006 2012), cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan (16,31%); Malaysia
(14.79%). Điều này chứng tỏ Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguồn thu từ thuế.
Về cơ cấu, thuế được chia thành hai phần: thuế trực thu và thuế gián thu, trong đó,
thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại hình của thuế trực thu. Theo xu thế phát triển,
tỷ lệ đóng góp thuế trực thu sẽ ngày càng tăng trong cơ cấu các nguồn thu ngân sách
Nhà nước; và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Xu thế này một lần nữa
càng thúc đẩy doanh nghiệp có động cơ để thực hiện hành vi tránh thuế.
Từ những vấn đề đặt ra, tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của kiệt quệ tài chính và
khủng hoảng tài chính đến hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp - Nghiên cứu
thực nghiệm tại Việt Nam” làm chủ đề cho luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả kỳ
vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các cơ
quan quản lý Nhà nước sẽ có thêm căn cứ để đưa ra các chính sách, biện pháp phù

hợp nhằm hạn chế hành vi tránh thuế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ khác nhau,
đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động
của kiệt quệ tài chính và khủng hoảng tài chính đến hành vi tránh thuế của các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, luận văn tiến hành làm rõ các vấn đề
sau:
 Phân tích các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam về tác động
của kiệt quệ tài chính và khủng hoảng tài chính đến hành vi tránh thuế;


3

 Kiểm định thực nghiệm tác động của kiệt quệ tài chính đến đến hành vi tránh thuế;
 Kiểm định thực nghiệm tác động của khủng hoảng tài chính đến hành vi tránh
thuế;
 Cuối cùng, kiểm định tác động của khủng hoảng tài chính đến mối quan hệ giữa
kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế.
Các mục tiêu trên sẽ đạt được thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
 Kiệt quệ tài chính và khủng hoảng tài chính có tác động như thế nào đến hành vi
tránh thuế ?
 Khủng hoảng tài chính có tác động đến mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và
hành vi tránh thuế hay không ?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của kiệt quệ tài chính và khủng hoảng tài
chính đến hành vi tránh thuế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) trong giai đoạn 2006-2014.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm

Stata 12.0 để xem xét tác động của kiệt quệ tài chính và khủng hoảng tài chính đến
hành vi tránh thuế. Với dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng không cân bằng, phương
pháp nghiên cứu được sử dụng là mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model,
FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM). Để lựa chọn
mô hình hồi quy phù hợp, tác giả sử dụng kiểm định Hausman. Sau đó tác giả tiến
hành kiểm định các khuyết tật của mô hình như hiện tượng phương sai sai số thay đổi
và hiện tượng tự tương quan. Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát
(Generalized Least Squares Regression – GLS) được sử dụng để khắc phục các
khuyết tật (nếu có).


4

1.5. NÉT MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU
Nghiên cứu về hành vi tránh thuế đã được nhận được sự quan tâm của các học giả trên
thế giới và Việt Nam nhưng nghiên cứu hành vi tránh thuế thông qua tác động của kiệt
quệ tài chính và khủng hoảng tài chính vẫn chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam.
Đồng thời, việc xem xét tác động của khủng hoảng tài chính đến mối quan hệ giữa kiệt
quệ tài chính và hành vi tránh thuế cũng được xem là một nét mới của đề tài.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu nghiên cứu được xác định, đề tài kỳ vọng mang lại những ý nghĩa khoa
học và thực tiễn sau:
Về ý nghĩa khoa học
 Bổ sung cho các kết quả nghiên cứu hiện có trên thế giới, cung cấp thêm bằng
chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và khủng hoảng tài
chính đến hành vi tránh thuế tại Việt Nam;
 Là cơ sở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này tại Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn
 Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, Tổng cục Thuế và
cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế hành

vi tránh thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam;
 Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: đề tài cung cấp một cái nhìn toàn diện về mặt
được và mất khi thực hiện hành vi tránh thuế, góp phần vào việc hoạch định các
chính sách thuế phù hợp trong từng thời kỳ.
1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày trong một báo cáo nghiên cứu
cuối cùng. Báo cáo này được sử dụng làm Luận văn Thạc sĩ của tác giả. Bố cục của
luận văn được chia thành năm chương, cụ thể:


5

Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
Chương 5. Kết luận và Khuyến nghị


6

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1. HÀNH VI TRÁNH THUẾ
2.1.1. Khái niệm hành vi tránh thuế
Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý luôn có động cơ để thực
hiện hành vi tránh thuế nếu lợi ích từ hành vi này1 lớn hơn chi phí có thể xảy
ra2. Chính vì vậy, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hành vi tránh thuế không
chỉ thu hút các nhà quản lý, các cổ đông mà còn được các nhà hoạch định chính

sách, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính quan tâm. Cũng chính vì lý do đó, mà đến
nay đã có nhiều nghiên cứu về hành vi tránh thuế được thực hiện, cũng như tồn
tại nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau xoay quanh khái niệm này. Thuật
ngữ tránh thuế trong tiếng Anh cũng được thể hiện bằng các cụm từ khác nhau
như tax aggressiveness, tax avoidance, tax management, tax planning, tax
shelters. Nhiều tác giả xem các cụm từ trên là khác nhau nhưng đa phần các tác
giả đều xem các cụm từ này cùng có nghĩa là tránh thuế.
Theo Rego (2003), Chen & cộng sự (2010), hành vi tránh thuế là các hành vi
làm giảm thu nhập tính thuế thông qua hoạt động lập kế hoạch thuế. Hoạt động
lập kế hoạch thuế có thể là các hoạt động hợp pháp, không hợp pháp, hoặc cũng
có thể rơi vào vùng xám (vùng giao thoa giữa hợp pháp và không hợp pháp).
Hành vi tránh thuế cũng có thể là một chuỗi liên tục các hành vi rơi vào vùng
xám. Ngược lại, Frischmann, Shevlin & Wilson (2008) cho rằng hành vi tránh
thuế được thực hiện khi thuế đóng một vị trí quan trọng trong khi các biện pháp
quản lý lại lỏng lẻo. Cụ thể hơn, Lisowsky, Robinson & Schmidt (2010) chỉ ra
rằng hành vi tránh thuế là một tập hợp các hoạt động nhằm tránh bị đánh thuế
1

Như giảm được thuế phải đóng, tăng dòng tiền, duy trì xếp hạng tín dụng ở mức cao

2

Như chi phí kiểm toán và kiện tụng, các khoản phạt, thiệt hại danh tiếng


7

được thực hiện liên tục bắt nguồn từ việc lập kế hoạch thuế đúng với pháp luật,
thông qua việc sử dụng các công ty ở nước ngoài (các công ty vỏ bọc), hoặc ở
các thiên đường thuế3.

Trong khi đó, một số tác giả xem hành vi tránh thuế là một phần của chiến lược
quản trị doanh nghiệp (Desai & Dharmapala, 2006; Rego, 2003). Hành vi tránh
thuế có liên quan đến việc sắp xếp hoặc cấu trúc lại nhằm tận dụng các lỗ hổng
trong luật thuế và phạm vi quyền hạn cho phép để giảm số tiền thuế thu nhập
phải trả (Lisowsky, 2010; Wilson, 2009). Do thuế thu nhập là một trong những
chi phí đáng kể của doanh nghiệp nên các nhà quản lý doanh nghiệp có động cơ
để thực hiện các chiến lược nhằm giảm số tiền thuế phải nộp để đáp ứng các nhu
cầu về vốn khác của doanh nghiệp.
Tóm lại, mặc dù được diễn giải bằng những từ ngữ khác nhau với những cách
diễn đạt khác nhau nhưng tránh thuế có thể hiểu là các hành vi làm giảm thu
nhập tính thuế bằng các hành vi có chủ định từ trước mà vẫn đúng quy định của
pháp luật. Theo đó, tránh thuế được thực hiện bằng cách khai thác những quy
định chưa chắc chắn, rõ ràng, những biến động trong chính sách thuế, hoặc các
kỹ thuật kế toán nhằm giảm thiểu số tiền thuế phải nộp. Do đây là hành vi chủ
định của của nhà quản lý nên mức độ thực hiện hành vi tránh thuế dựa trên mối
quan hệ giữa lợi ích biên và chi phí biên khi thực hiện hành vi tránh thuế. Cụ
thể, lợi ích biên thể hiện ở số tiền thuế có thể tiết kiệm được và chi phí biên bao
gồm cả thời gian, công sức, chi phí giao dịch, các khoản phạt tiềm tàng của cơ
quan thuế, chi phí duy trì uy tín của công ty và sự sụt giảm giá cổ phiếu trong
trường hợp công ty có thông tin xấu liên quan đến thuế (Chen & cộng sự, 2010).

3

Thiên đường thuế được hiểu là khu vực mà về mặt pháp lý mức thuế được ấn định rất thấp hoặc bằng
0 và các thủ tục pháp lý như thủ tục đăng ký thành lập công ty khá đơn giản và nhanh chóng.


8

2.1.2. Các hành vi tránh thuế thường gặp

Trong thực tế, hành vi tránh thuế không chỉ được phát hiện trong thuế thu nhập
doanh nghiệp mà còn bắt gặp trong thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu, thuế
trước bạ. Một số hành vi tránh thuế thường gặp tại Việt Nam như:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)
-

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu
tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm,
hàng hóa, công trình xây lắp làm tăng chi phí trong kỳ.

-

Chọn đăng ký phương thức khấu hao (phương thức đường thẳng; theo số dư
giảm dần có điều chỉnh; hay theo số lượng, khối lượng sản phẩm) tùy theo
dự kiến doanh nghiệp sẽ có lãi hay bị lỗ.

-

Doanh nghiệp đi vay tiền chịu lãi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
và đưa tiền lãi đó vào chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thay vì yêu cầu cổ
đông, thành viên góp vốn tự đi vay tiền để góp vốn điều lệ.

Thuế thu nhập cá nhân
-

Chọn đối tượng nộp thuế là vợ hoặc chồng tùy theo thu nhập cao thấp của
từng người trong việc kê khai giảm trừ gia cảnh đối với số người phụ thuộc
trong gia đình nhằm mục đích giảm số thuế phải trả.

-


Doanh nghiệp không trả lương cho các cổ đông cá nhân tham gia hoạt động
quản lý doanh nghiệp (thuế suất tối đa đối với tiền lương, tiền công chịu thuế
TNCN ở mức 35%) để cổ đông nhận được cổ tức cao hơn (DN chỉ đóng thuế
thuế TNDN 20% trên thu nhập trước thuế và cổ đông cá nhân đóng 5% thuế
TNCN trên cổ tức nhận được).

Thuế nhập khẩu: nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ký các hiệp
định về ưu đãi thuế quan với Việt để được hưởng mức thuế suất thấp.


9

Thuế trước bạ: mua trước hay mua sau một mốc thời gian quan trọng nhất định
đối với một số loại hàng hóa hay dịch vụ để tận dụng việc tăng hay giảm của
mức thuế trước bạ dành cho loại hàng hóa hay dịch vụ đó.
Trên đây là một số hành vi tránh thuế thường gặp tại Việt Nam. Trong nghiên
cứu này, tác giả tập trung vào hành vi tránh thuế TNDN. Sau đây cụm từ “hành
vi tránh thuế” hàm ý “hành vi tránh thuế TNDN”.
2.1.3. Phương pháp đo lường hành vi tránh thuế
Tương tự với khái niệm tránh thuế, việc đo lường hành vi tránh thuế cũng tồn
tại nhiều phương pháp khác nhau.
2.1.3.1. Đo lường hành vi tránh thuế dựa trên các công ty vỏ bọc, thiên
đường thuế
Đầu tiên, dựa trên quan điểm hành vi tránh thuế thông qua các công ty vỏ bọc ở
nước ngoài, hoặc ở các thiên đường thuế, Wilson (2009) đã đưa ra cách đo lường
hành vi tránh thuế theo mô hình SHELTER như sau:
SHELTER

= – 4.30 + 6.63 * BTD – 1.72 * LEV + 0.66 * SIZE

+ 2.26 * ROA + 1.62 * FOREIGN_INCOME + 1.56 * RD

Trong đó:
-

BTD (book-tax difference): chênh lệch thuế theo giá trị sổ sách, được tính
bằng cách lấy hiệu số giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế chia cho
tổng tài sản;

-

LEV: tỷ số giữa nợ dài hạn và tổng tài sản;

-

SIZE: quy mô công ty, được tính bằng logarit của tổng tài sản;

-

ROA: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, được tính bằng thu nhập ròng chia
tổng tài sản;

-

FOREIGN_INCOME: biến giả, bằng 1 nếu công ty có thu nhập ở nước
ngoài, ngược lại bằng 0;

-

RD: tỷ lệ chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) trên tổng tài sản.



10

Theo Wilson (2009), chỉ số SHELTER càng cao thì khả năng công ty có hành
vi tránh thuế càng lớn. Cả Kim & cộng sự (2011), Rego & Wilson (2012) đều
đồng ý rằng mô hình của Wilson (2009) đã xây dựng là hợp lý. Tuy nhiên hoạt
động tạo các công ty vỏ bọc hoặc thiên đường thuế là một hoạt động giao dịch
mang tính chất đơn lẻ, nên mô hình của Wilson (2009) không phản ảnh đầy đủ
tất cả các hoạt động tránh thuế của một công ty.
2.1.3.2. Đo lường hành vi tránh thuế dựa trên khe hở thuế theo sổ sách
(Book-tax gap BTG)
Theo Desai & Dharmapala (2006); Lisowsky (2010); Manzon & Plesko (2001);
Rego & Wilson (2012); Wilson (2009) đo lường hành vi tránh thuế bằng BTG là
một cách đo lường hiệu quả, bởi có sự khác biệt lớn giữa thu nhập tính thuế theo
quan điểm của kế toán và quan điểm của thuế làm xuất hiện hành vi tránh thuế.
Ví dụ, Mills (1988) nhận thấy rằng các công ty có các khe hở thuế càng lớn thì
càng phải thực hiện các điều chỉnh kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm
toán quốc tế IRS, điều này cho thấy mức độ tránh thuế của công ty. Thực tế, các
công ty có thể cấu trúc lại các giao dịch để tạo ra các chênh lệch tạm thời hay
chênh lệch vĩnh viễn khi xác định thu nhập tính thuế theo quan điểm của thuế và
quan điểm của kế toán. Ví dụ, sử dụng chi phí khấu hao có thể tạo ra chênh lệch
tạm thời, trong khi đó các khoản tín dụng R&D có thể tạo ra chênh lệch vĩnh
viễn. Khe hở thuế được tạo ra một phần do mục đích “làm đẹp” các báo cáo thu
nhập theo thời gian để đạt được một mục tiêu lợi nhuận nào đó, tránh báo cáo lỗ
và đạt được các mục tiêu khác (Desai & Dharmapala, 2006), và phần còn lại,
được suy ra, do mục đích tránh thuế.
Manzon & Plesko (2002) đã đưa ra một cách xác định BTG là tổng chênh lệch
giữa thu nhập kế toán trước thuế và thu nhập tính thuế, khi đó phát sinh chênh
lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, thể hiện công ty đang thực hiện tránh thuế:

BTG =

Thu nhập kế toán trước thuế − thu nhập tính thuế
Tổng tài sản đầu năm


11

Trong đó:
Thu nhập tính thuế =

Chi phí thuế TNDN hiện hành
Thuế suất theo quy định

Theo Manzon & Plesko (2002), BTG càng lớn sẽ thể hiện mức độ tránh thuế
càng cao.
2.1.3.3. Đo lường hành vi tránh thuế dựa trên phần dư của khe hở thuế
theo sổ sách (BTG residual)
Đồng quan điểm với Manzon & Plesko (2002) về cách đo lường hành vi tránh
thuế dựa trên khe hở thuế theo sổ sách, Desai & Dharmapala (2006) đã xây dựng
cách đo lường hành vi tránh thuế dựa trên quan điểm khe hở thuế theo sổ sách
và tổng giá trị kế toán dồn tích.
Tổng giá trị kế toán dồn tích là chênh lệch giữa lợi nhuận trên Bảng KQHĐKD
(lợi nhuận được ghi nhận trên cơ sở dồn tích4) và dòng tiền trên BCLCTT (dòng
tiền được ghi nhận trên cơ sở tiền5) (Nguyễn Thị Minh Trang, 2012). Ghi nhận
lợi nhuận cho phép nhà quản lý thực hiện điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ
quan nào đó, trong khi đó ghi nhận dòng tiền không cho phép nhà quản lý thực
hiện điều chỉnh. Theo các nhà nghiên cứu thì tổng giá trị kế toán dồn tích được
chia làm hai phần: phần không thể điều chỉnh và phần có thể điều chỉnh từ ban
giám đốc. Ví dụ như giảm khoản nợ phải thu do phải tăng dự phòng phải thu

khó đòi vì mức dự phòng cần trích lập lớn hơn so với năm trước, lựa chọn mức
lập dự phòng nào trong giới hạn cho phép của chế độ kế toán đều là ý muốn chủ
quan của ban giám đốc. Như vậy biến kế toán này có thể điều chỉnh được. Nhưng
giảm khoản nợ phải thu do thắt chặt chính sách tín dụng của doanh nghiệp thì
4

5

Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn
cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ
sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai (Chuẩn
mức số 1: Chuẩn mực chung – Chuẩn mực kế toán Việt Nam).
Cơ sở tiền: phương pháp hạch toán dựa theo cơ sở thực thu – thực chi tiền. Kế toán theo cơ sở tiền chỉ
cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao dịch này phát sinh bằng tiền.


12

không thể thay đổi theo ý muốn của ban giám đốc được (Nguyễn Thị Minh
Trang, 2012). Vì thế, đo lường phần giá trị kế toán dồn tích có thể điều chỉnh
được cũng là đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty.
Khe hở thuế được tạo ra một phần do mục đích “làm đẹp” các báo cáo KQHĐKD
theo thời gian để đạt được một mục tiêu lợi nhuận nào đó tránh báo cáo lỗ và đạt
được các mục tiêu khác (Desai & Dharmapala, 2006), được thể hiện qua giá trị
kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được và phần còn lại, được suy ra, do mục
đích tránh thuế, thể hiện qua giá trị kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được.
Theo Desai & Dharmapala (2006):
BTG = 1ToA + μ + 
Với:

 BTG: khe hở thuế theo sổ sách
BTG =

Thu nhập kế toán trước thuế − thu nhập tính thuế
Tổng tài sản đầu năm

 ToA: Tổng giá trị kế toán dồn tích
ToA =

Thu nhập kế toán sau thuế − Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Tổng tài sản đầu năm

 μ: phần dư.
 : sai số.
Từ đó suy ra TA (Tax Aggressiveness - tránh thuế) = μ + ; TA càng lớn mức
độ tránh thuế càng lớn.
2.1.3.4. Đo lường hành vi tránh thuế dựa trên chênh lệch vĩnh viễn
(Permanent book-tax differences - DTAX)
DTAX được Frank & cộng sự xây dựng năm 2009. DTAX được đo lường như
phần dư của mô hình hồi quy:
PERMDIFFit = α0 + α1INTANGit + α2UNCON1it+ α3MIit + α4OSit
+ α5TTEit + α6ΔNOLit + α7 PERMDIFFit-1 + it


13

Trong đó:
PERMDIFF: hiệu số giữa khe hở thuế theo sổ sách và chênh lệch tạm thời,
được tính toán bằng công thức.
PERMDIFFit = {BIit − [(CFTEit + CFORit) / CSTRit]} − (DTEit / CSTRit)



BI: Thu nhập kế toán trước thuế.



CFTE: Chi phí thuế TNDN hiện hành.



CFOR: Chi phí thuế tại nước ngoài hiện hành.



DTE: Chi phí thuế TNDN hoãn lại.



CSTR: Thuế suất thuế TNDN theo quy định.

INTANG: Tài sản cố định vô hình.
UNCON: Lãi (lỗ) khi đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ
sở hữu.
MI: Lãi (lỗ) được phân bố trong lợi ích của cổ đông thiểu số, phản ánh sự khác
biệt giữa các quan điểm kế toán và quan điểm của thuế liên quan đến lợi ích cổ
đông thiểu số.
ΔNOL: thay đổi vốn lưu động ròng.
 DTAX = it
Chênh lệch giữa thu nhập kế toán trước thuế (theo quan điểm kế toán) và thu
nhập tính thuế (theo quan điểm của thuế) bao gồm chênh lệch tạm thời và chênh

lệch vĩnh viễn. DTAX dựa trên ý tưởng đo lường hành vi tránh thuế dựa trên
chênh lệch vĩnh viễn này. Frank & cộng sự (2009) cho rằng một số sự kiện
không thể lập kế hoạch thuế từ trước, như tài sản cố định vô hình, các chi phí
thuế theo quy định Nhà nước, thay đổi trong vốn lưu động ròng và lợi ích cổ
đông thiểu số sẽ làm phát sinh chênh lệch tạm thời, từ đó phát sinh hành vi tránh
thuế. Theo Frank & cộng sự (2009) thì DTAX càng lớn thì mức độ tránh thuế
càng cao.


14

2.1.3.5. Đo lường hành vi tránh thuế dựa trên thuế suất hiệu dụng
Ngoài ra, đo lường hành vi tránh thuế còn dựa trên thuế suất hiệu dụng (Cash
effective tax rate CASHETR), phản ánh kết quả của các hành vi tránh thuế
(Hanlon & Heitzman, 2010).
CASHETR =

Số tiền thuế thực trả
Lợi nhuận kế toán trước thuế

CASHETR dựa trên ý tưởng các nhà quản lý ý thức được rằng việc lập kế hoạch
thuế hiệu quả có khả năng làm giảm chi phí thuế phải nộp (Dyreng & cộng sự,
2008). Trong thực tế, cách đo lường bằng CASHETR lại phản ánh các chiến
lược tránh thuế, trì hoãn chi phí thuế phải nộp sang các giai đoạn sau, nhưng
không tác động đến chi phí thuế TNDN hiện hành trên báo cáo tài chính. Ngoài
ra, CASHETR cũng không bị tác động bởi sự thay đổi chính sách thuế bất ngờ
hoặc dự phòng, do đó cung cấp một cách ước lượng chính xác cho hành vi tránh
thuế ở cấp độ công ty (Dyreng & cộng sự, 2008). Tuy nhiên một hạn chế của
CASHETR là không thể hiện sự khác biệt giữa hoạt động thực sự được ưu đãi
về thuế và các hoạt động khác nhằm mục đích tránh thuế (Hanlon & Heitzman,

2010). Theo Dyreng & cộng sự (2008) thì CASHETR càng thấp thì công ty có
hành vi tránh thuế càng cao.
Bảng 2.1. Tóm tắt các phương pháp đo lường hành vi tránh thuế
Phương pháp

Mô tả

đo lường
Dựa trên các
công ty vỏ
bọc, thiên
đường thuế

Nhà nghiên
cứu đại diện

Đo lường hành vi tránh thuế thông qua hoạt
động của các công ty vỏ bọc, các công ty tại
các thiên đường thuế thông qua một mô hình
hồi quy, được đại diện bằng chỉ số
SHELTER.

Wilson
(2009)


15

Phương pháp
đo lường


Mô tả

Nhà nghiên
cứu đại diện

Chỉ số SHELTER càng cao thì khả năng
công ty có hành vi tránh thuế càng lớn
Đo lường hành vi tránh thuế thông qua chênh
lệch giữa thu nhập kế toán trước thuế theo
Dựa trên khe

quan điểm của kế toán và quan điểm của

hở thuế theo

thuế, được đại diện bằng chỉ số BTG.

sổ sách

Chỉ số BTG càng cao thì khả năng công ty có

Manzon &
Plesko
(2002)

hành vi tránh thuế càng lớn
Đo lường hành vi tránh thuế thông qua khe
hở thuế theo sổ sách và tổng giá trị kế toán
Dựa trên phần dồn tích. Khe hở thuế theo sổ sách được phân

dư của khe hở chia thành hai phần: một là tổng giá trị kế
thuế theo sổ

toán dồn tích và phần còn lại, suy ra, là tránh

sách

thuế, được đại diện bằng chỉ số RES_BTG.

Desai &
Dharmapala
(2006)

Chỉ số RES_BTG càng cao thì khả năng
công ty có hành vi tránh thuế càng lớn.
Đo lường hành vi tránh thuế dựa trên ý tưởng
chênh lệch vĩnh viễn khi xác định thu nhập
Dựa trên

chịu thuế theo quan điểm của kế toán và quan

Frank &

chênh lệch

của thuế. Do một số sự kiện không thể lập kế

cộng sự

vĩnh viễn


hoạch thuế từ trước làm phát sinh chênh lệch

(2009)

vĩnh viễn, từ đó làm phát sinh hành vi tránh
thuế, được đại diện bằng chỉ số DTAX.


16

Phương pháp
đo lường

Mô tả

Nhà nghiên
cứu đại diện

Chỉ số DTAX càng cao thì khả năng công ty
có hành vi tránh thuế càng lớn.
Đo lường hành vi tránh thuế dựa trên ý tưởng
số tiền thuế thực trả trên thu nhập kế toán
trước thuế, thể hiện một chiến lược tránh
Dựa trên thuế

Hanlon &

thuế, trì hoãn thuế sang các giai đoạn khác,


suất hiệu dụng

Heitzman,

được đại diện bằng chỉ số CASHETR.
Chỉ số CASHETR càng cao thì khả năng
công ty có hành vi tránh thuế thấp.

(2010)


17

2.2. KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH
2.2.1. Định nghĩa kiệt quệ tài chính
Theo Fitzpatrick (2004), Weckbach (2004), nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng
tổng hợp các định nghĩa khác nhau của kiệt quệ tài chính nhằm đưa ra một bức
tranh tổng quát nhất, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào có thể
thực hiện được điều này. Dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm thì
định nghĩa về kiệt quệ tài chính có thể phân thành 3 nhóm như sau: (i) Định
nghĩa theo sự kiện; (ii) Định nghĩa theo quá trình; và (iii) Định nghĩa theo kỹ
thuật.
2.2.1.1. Kiệt quệ tài chính theo sự kiện
Trong phạm vi định nghĩa đầu tiên, kiệt quệt tài chính được hiểu là sự thất bại,
hay phá sản. Kiệt quệt tài chính được định nghĩa là “sự mất khả năng thanh toán
các nghĩa vụ nợ của các công ty có thời gian hoạt động lâu dài (không áp dụng
đối với các công ty khởi nghiệp)”. Beaver (1966) là một trong những nhà nghiên
cứu đầu tiên đã chỉ ra rằng kiệt quệ tài chính có nhiều hình thái, biểu hiện khác
nhau, phụ thuộc vào loại sự kiện xảy ra như phá sản, không thể trả các khoản nợ
trái phiếu, gia tăng các khoản vay thấu chi, hoặc không thể chi trả cổ tức cho cổ

phiếu ưu đãi. Các định nghĩa tương tự cũng có thể được tìm thấy ở các nghiên
cứu của Andrade & Kaplan (1998) và Opler & Titman (1994).
2.2.1.2. Kiệt quệ tài chính theo quá trình
Tiếp theo, định nghĩa kiệt quệ tài chính được phát triển theo hướng quá trình,
bằng nghiên cứu của Gordon (1971). Gordon (1971) nhấn mạnh rằng kiệt quệ
tài chính chỉ là một trạng thái của một quá trình, theo sau là phá sản và quá trình
tái cấu trúc. Một công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính khi khả năng tạo
ra thu nhập suy giảm và các khoản nợ đã vượt quá giá trị tài sản của công ty.
Kiệt quệ tài chính được mô tả khi tỷ suất sinh lợi từ trái phiếu của công ty thấp
hơn lãi suất phi rủi ro và công ty khó nhận được sự tài trợ từ bên ngoài.
Purnanandam (2008) xem xét kiệt quệ tài chính trong mối tương quan với khả


18

năng thanh toán các khoản nợ của công ty. Ông đã phát triển một mô hình về
quản trị rủi ro công ty, trong đó có sự hiện diện của kiệt quệ tài chính. Theo đó,
kiệt quệ tài chính được xem như một trạng thái trung gian giữa trạng thái có khả
năng thanh toán và mất khả năng thanh toán. Một công ty lâm vào tình trạng
kiệt quệ tài chính khi trễ hạn trả lãi các khoản vay hoặc vi phạm các khế ước
nhận nợ. Thời điểm chuyển từ trạng thái có khả năng thanh toán sang trạng thái
mất khả năng thanh toán khi giá trị tài sản của công ty thấp hơn giá trị gốc của
khoản nợ. Do đó, định nghĩa này khẳng định kiệt quệ tài chính không phải là
tình trạng vỡ nợ hay phá sản, theo đó, công ty có thể rơi vào tình trạng kiệt quệ
tài chính nhưng không dẫn đến vỡ nợ. Tuy nhiên việc công ty vỡ nợ hoặc phá
sản có thể được dự đoán từ các thời kỳ kiệt quệ tài chính trước đó. Ủng hộ quan
điểm trên còn có Gilbert & cộng sự (1990), Ward & Foster (1997) và Pindado
& Rodrigues (2005).
2.2.1.3. Kiệt quệ tài chính theo kỹ thuật
Nhóm cuối cùng trong việc định nghĩa kiệt quệ tài chính là dựa vào các tỷ số tài

chính. Các tỷ số này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm
nhằm dự báo kiệt quệ tài chính (Altman, 2002; Ohlson, 1980; Zmijewski, 1984),
phân tích các công ty kiệt quệ tài chính (Altman, 1984), tái cấu trúc kiệt quệ tài
chính và đánh giá tác động của các quy định pháp lý của quốc gia hay quốc tế
tác động đến tái cấu trúc vốn thông qua các cuộc khảo sát (Acharya & cộng sự,
2004; Davydenko & Franks, 2004). Denis & Denis (1995) cho rằng công ty rơi
vào tình trạng kiệt quệ tài chính khi công ty có thu nhập trước thuế hoặc thu
nhập ròng < 0 trong ít nhất 3 năm liên tục, công ty thường xuyên gặp vấn đề liên
quan đến dòng tiền, giảm đột ngột hoặc không thể chi trả cổ tức. Trong khi đó,
Asquith và cộng sự (1991) chọn một tỷ số để xác định một công ty rơi vào tình
trạng kiệt quệ tài chính. Theo đó, công ty có hai năm liên tiếp bất kỳ có EBITDA
(thu nhập trước thuế, khấu hao và lãi vay) thấp hơn 80% chi phí lãi vay sẽ rơi
vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Platt & Platt (2002) lại cho rằng công ty rơi
vào tình trạng kiệt quệ tài chính khi xảy ra một trong số các sự kiện: thu nhập


×