Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 89 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nghiên cứu này do tôi thực hiện trước đây chưa từng xuất hiện
trong phạm vi Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại bất kỳ nơi
nào khác ngoài phạm vi trường. Các trích dẫn được sử dụng trong nghiên cứu đều
được trích nguồn đầy đủ với độ chính xác cao nhất trong khả năng của tôi.
TP.Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 03 năm 2019
Tác giả

Chu Đức Mạnh



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................1
1.1

Lý do chọn đề tài .....................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................2

1.3


Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................3

1.5

Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ......3

1.6

Đóng góp của nghiên cứu ........................................................................3

1.7

Ý nghĩa đề tài nghiên cứu........................................................................3

1.8

Cấu trúc bài nghiên cứu ..........................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............................................................5
2.1
Chính sách tiền tệ ....................................................................................5
2.1.1 Giới thiệu ...............................................................................................5
2.1.2 Ngân hàng trung ương ...........................................................................6
2.1.3 Mục tiêu chính sách tiền tệ.....................................................................6
2.1.4 Công cụ chính sách tiền tệ .....................................................................7

2.1.5 Sự không hiệu quả của chính sách tiền tệ ...............................................9
2.1.6 Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá....................9
2.2
Truyền dẫn chính sách tiền tệ ...............................................................11
2.2.1 Khung khái niệm ..................................................................................11
2.2.2 Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ................................................11
2.3

Phát triển tài chính ................................................................................15

2.4

Cấu trúc tài chính ..................................................................................16


2.5

Ma sát tài chính .....................................................................................16

2.6
Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ 17
2.6.1 Cơ sở lý thuyết .....................................................................................17
2.6.2 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ ...18
2.7
Mối quan hệ giữa cấu trúc hệ thống tài chính và hiệu quả chính sách
tiền tệ ……………………………………………………………………………19
2.7.1 Cơ sở lý thuyết .....................................................................................19
2.7.2 Mối quan hệ giữa cấu trúc hệ thống tài chính và hiệu quả chính sách
tiền tệ……………………………………………………………………………………19
2.8

Mối quan hệ giữa ma sát tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ ......20
2.8.1 Cơ sở lý thuyết .....................................................................................20
2.8.2 Mối quan hệ giữa ma sát tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ ........21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................23
3.1

Quy trình nghiên cứu ............................................................................23

3.2

Mô hình nghiên cứu...............................................................................24

3.3

Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................28

3.4

Các bước tiến hành xử lý số liệu và tiến hành hồi quy ........................29

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................31
4.1

Thống kê mô tả ......................................................................................31

4.2

Ma trận tương quan ..............................................................................33

4.3


Kết quả hồi quy .....................................................................................34

4.3.1 Mô hình (1) mối tương quan giữa phát triển tài chính, cấu trúc tài chính
và hiệu quả chính sách tiền tệ đối với mục tiêu tăng trưởng sản lượng. ..............34
4.3.2 Mô hình (2) mối tương quan giữa phát triển tài chính, cấu trúc tài chính
và hiệu quả chính sách tiền tệ đối với mục tiêu ổn định giá cả. ..........................38
4.3.3 Mô hình (3) mối tương quan giữa ma sát tài chính và hiệu quả chính sách
tiền tệ đối với mục tiêu tăng trưởng sản lượng. ..................................................41
4.3.4 Mô hình (4) mối tương quan giữa ma sát tài chính và hiệu quả chính sách
tiền tệ đối với mục tiêu ổn định giá cả. ...............................................................43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...................................................................................46
5.1

Kết luận ..................................................................................................46


5.2

Đóng góp của đề tài ...............................................................................47

5.3

Hạn chế đề tài ........................................................................................47

5.4

Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ

Từ viết tắt

Fixed effect model – Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định

FEM

Random effect model – Mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên

REM

System Generalized Method of Moments - Phương pháp hồi

System-GMM

quy GMM hệ thống



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mối tương quan giữa phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài
chính đến hiệu quả chính sách tiền tệ theo giả thuyết nghiên cứu…………………...22
Bảng 3.1: Bảng dấu kỳ vọng của hệ số hồi quy trong phương trình (5) và (6)………27
Bảng 3.2: Bảng dấu kỳ vọng của hệ số hồi quy trong phương trình (7) và (8)………28

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp các biến trong mô hình và cách thức đo lường…………29
Bảng 4.1: Thống kê mô tả…………………………………………………………..32
Bảng 4.2: Giá trị trung bình các biến số theo từng quốc gia…………………...........33
Bảng 4.3: Bảng ma trận hệ số tương quan…………………………………………..33
Bảng 4.4: Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng sản lượng…………36
Bảng 4.5: Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tỷ lệ lạm phát…………...........40
Bảng 4.6: Ma sát tài chính và tăng trưởng sản lượng………………………………42
Bảng 4.7: Ma sát tài chính và tỷ lệ lạm phát………………………………………...44



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu…………………………………………………..23



TÓM TẮT
Trong vòng một thập niên trở lại đây, khu vực châu Á đã chứng kiến sự phát triển
mạnh mẽ của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu
tìm hiểu về tác động của sự phát triển này đến các biến số vĩ mô khác. Trên cơ sở đó,
bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm kiếm mối quan hệ giữa phát triển tài
chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ ở hai
mục tiêu về ổn định giá cả và tăng trưởng sản lượng. Tác giả đã sử dụng phương pháp
định lượng với mô hình hồi quy dữ liệu bảng của 10 quốc gia khu vực châu Á trong
giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2016. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, phát triển tài
chính có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả của chính sách tiền tệ ở cả hai mục
tiêu về ổn định giá cả và tăng trưởng sản lượng. Trong khi đó, ma sát tài chính có mối
quan hệ đồng biến với hiệu quả chính sách tiền tệ đối với duy nhất mục tiêu về ổn
định giá cả. Kết quả từ nghiên cứu là thông tin hữu ích giúp các ngân hàng trung ương
trong công tác điều hành chính sách tiền tệ.


Từ khoá: Chính sách tiền tệ, phát triển tài chính, cấu trúc tài chính, ma sát tài chính.



ABSTRACT
In the past decade, Asian region has witnessed a strong development of the financial
system. However, there have not been many research papers on the impact of this
development on other macro variables. To fill in this gap, this paper was conducted
to investigate the relationship between financial development, structure, and frictions
and the effectiveness of monetary policy in two objectives of price stability and
output growth. The author used a quantitative method with a panel data analysis
model of 10 Asian countries during the period from 2004 to 2016. The results showed
that financial development has a significant and negative relationship with the
effectiveness of monetary policy in both objectives of price stability and output
growth. Meanwhile, financial frictions have a positive relationship with monetary
policy effectiveness in the goal of price stability only. The results from the study shall
provide central banks with useful information that can facilitate their monetary policy
management.
Keywords: Monetary policy, financial development, financial structure, financial
frictions.



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Nội dung chương này sẽ tập trung vào việc giới thiệu sơ bộ cho người đọc về chủ đề
mà tác giả đang tiến hành thực hiện xuyên suốt cả luận văn thông qua các mục lớn
gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra trong

chương 1, tác giả sẽ trình bày khái quát về đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng
như phương pháp nghiên cứu được thực hiện.
1.1 Lý do chọn đề tài
Hệ thống tài chính tại các quốc gia châu Á đã chứng kiến sự phát triển ấn tượng trong
thập kỷ gần đây. Qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả trong việc huy động các
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và chuyển đến cho các khu vực kinh tế cần vốn để
phục vụ cho các nhu cầu đầu tư và tiêu dùng. Một mặt, phát triển tài chính có những
ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế (Levine.R, 1997). Tuy nhiên sự phát
triển tài chính quá nóng cũng đã đem lại các mối lo ngại, đặc biệt sau khi thế giới
chứng kiến các hậu quả nặng nề do khủng hoảng tài chính gây ra năm 2008 hay trước
đó vào thập niên 1930s.
Dưới góc nhìn của các nhà làm chính sách, phát triển tài chính được cho là có những
ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tiền tệ được điều hành bởi ngân hàng trung ương.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô như sản
lượng và lạm phát. Ở đó hệ thống tài chính là nơi kết nối giữa chính sách tiền tệ được
điều hành bởi ngân hàng trung ương và nền kinh tế thực thông qua cơ chế truyền dẫn
chính sách tiền tệ (Yong Ma; Xingkai Lin, 2016). Do vậy bất kỳ sự phát triển nào ảnh
hưởng đến cấu trúc hoặc các điều kiện trên hệ thống tài chính đều có khả năng tác
động đến hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Ngoài ra theo lý thuyết về kênh tín dụng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
cho rằng ma sát tài chính sẽ có những ảnh hưởng đến độ mạnh trong cơ chế truyền
dẫn chính sách tiền tệ qua đó tác động đến hiệu quả của bản thân chính sách. Cụ thể
thì đối với các quốc gia có mức độ ma sát tài chính cao hơn thì cơ chế lan truyền
chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng sẽ mạnh hơn. Ở đây, ma sát tài chính được


2

định nghĩa là các yếu tố tạo ra sự chênh lệch trong chi phí sử dụng vốn nội bộ và chi
phí sử dụng vốn bên ngoài của doanh nghiệp như các chi phí thực thi hợp đồng, tình

trạng bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và ngân hàng (Aysun.U, Brady.R,
Honig.A, 2013).
Trên cơ sở đó, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của phát triển tài
chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả chính sách tiền tệ: Nghiên
cứu thực nghiệm tại châu Á”. Dù là một khu vực kinh tế phát triển rất sôi động nhưng
trong khu vực chưa có nhiều bài nghiên cứu liên quan chủ đề trên. Thông qua bài
nghiên cứu, tác giả kỳ vọng sẽ đóng góp thêm vào cơ sở lý thuyết về các bằng chứng
thực nghiệm liên quan đến chủ đề phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài
chính tác động như thế nào đến hiệu quả của chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, kết quả
từ nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa lớn cả về mặt hàm ý chính sách đối với các nhà điều
hành chính sách tiền tệ trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu ban đầu chính sách đề
ra.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sự phát triển tài
chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả của
chính sách tiền tệ, được đại diện bởi hai mục tiêu ổn định lạm phát và tăng trưởng
sản lượng tại các nền kinh tế khu vực châu Á giai đoạn từ 2004-2016.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu kể trên, nghiên cứu này sẽ đi trả lời những câu hỏi
nghiên cứu sau:
-

Phát triển tài chính ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của chính sách tiền tệ
ở 02 mục tiêu về ổn định giá cả và tăng trưởng sản lượng ?

-

Cấu trúc hệ thống tài chính ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của chính sách
tiền tệ ở 02 mục tiêu về ổn định giá cả và tăng trưởng sản lượng ?


-

Ma sát tài chính ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của chính sách tiền tệ ở
02 mục tiêu về ổn định giá cả và tăng trưởng sản lượng ?


3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng trong nghiên cứu này là hiệu quả của chính sách tiền tệ được đo lường
thông qua hai mục tiêu chính là ổn định giá cả và tăng trưởng sản lượng của 10 nền
kinh tế khu vực châu Á gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia,
Hàn Quốc, Philippins, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông.
Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả chính sách tiền tệ các nền kinh tế khu vực châu Á
giai đoạn 2004-2016.
1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng với mô hình hồi quy dữ
liệu bảng để ước lượng mối quan hệ giữa phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và
ma sát tài chính lên hiệu quả của chính sách tiền tệ. Phương pháp ước lượng dữ liệu
bảng thích hợp sẽ được lựa chọn thông qua một số các kiểm định cần thiết.
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là các biến số vĩ mô của tất cả 10 nước
khu vực châu Á giai đoạn từ 2004- 2016. Tất cả dữ liệu đều được thu thập từ các
nguồn thứ cấp có uy tín như WorldBank, IMF.
1.6 Đóng góp của nghiên cứu
Mặc dù trước đây đã có những nghiên cứu riêng lẻ về từng chủ đề liên quan đến mối
quan hệ giữa phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính lên hiệu quả
chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận mới trong
việc xây dựng phương pháp ước lượng, cách thức đo lường từng biến khác nhau.
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên tập trung vào khu vực các nền kinh tế châu Á,
nơi vốn đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất của hệ thống tài chính trong thời

gian vừa qua.
1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Thông qua việc đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu này kỳ vọng mang
đến những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau:


4

-

Ý nghĩa về mặt khoa học: Phát hiện từ nghiên cứu sẽ cung cấp thêm vào các bằng
chứng thực nghiệm hiện có thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các nền kinh tế khu
vực châu Á về các mối quan hệ giữa phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma
sát tài chính lên hiệu quả chính sách tiền tệ ở cả 02 mục tiêu là ổn định giá cả và
tăng trưởng sản lượng.

-

Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Kết quả có được từ nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông
tin cho các nhà điều hành chính sách tiền tệ khu vực châu Á về các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả chính sách tiền tệ trong thực tế. Qua đó, các nhà làm chính
sách có thể lựa chọn cách thức và biện pháp can thiệp thích hợp nhằm đạt được
mục tiêu chính sách theo yêu cầu.

1.8 Cấu trúc bài nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm 05 chương. Trong đó, chương 1 sẽ tập trung giới thiệu khái
quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu đồng thời phương pháp nghiên cứu
cũng sẽ được trình bày ngắn gọn. Sang chương 2, bài nghiên cứu sẽ tập trung vào các
cơ sở lý thuyết, trình bày các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về cùng chủ đề, từ
đó sẽ phát triển thành các giả thuyết nghiên cứu chính trong bài. Chương 3, tác giả sẽ

trình bày chi tiết hơn về phương pháp và mô hình được sử dụng trong nghiên cứu,
cách mà các biến được đo lường. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển
tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ được trình bày trong chương 4. Cuối
cùng, chương 5 sẽ tổng kết lại các phát hiện từ nghiên cứu cũng như các hàm ý chính
sách.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày tổng quan các cơ sở lý thuyết liên quan đến hiệu
quả của chính sách tiền tệ và các yếu tố tác động cũng như kết quả từ các nghiên cứu
thực nghiệm trước đây. Qua đó, người đọc sẽ có nhìn nhận cụ thể hơn trên khía cạnh
lý thuyết lẫn thực nghiệm về các chủ đề liên quan đến hiệu quả của chính sách tiền
tệ. Ngoài ra trên cơ sở phân tích đấy, tác giả sẽ tiến hành xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu sẽ được kiểm định thông qua bài nghiên cứu này. Nội dung chương này
sẽ làm tiền đề cho chương 3, chương 4 liên quan đến phương pháp nghiên cứu và kết
quả nghiên cứu.
2.1 Chính sách tiền tệ
2.1.1 Giới thiệu
Chính sách tiền tệ thường được hiểu là cách thức mà cơ quan điều hành tiền tệ ở đây
là ngân hàng trung ương ở các quốc gia bằng các công cụ khác nhau can thiệp vào
cung tiền của nền kinh tế hay lãi suất chính sách nhằm đạt được các mục tiêu liên
quan đến ổn định giá cả và tăng trưởng sản lượng (Araújo, E., 2015).
Các nhà điều hành chính sách tiền tệ sẽ thường phải đối diện với rằng buộc liên quan
đến mối liên hệ giữa số lượng tiền trong nền kinh tế (M), mức giá (P) và sản lượng
(Y) được biểu diễn thông qua công thức được giới thiệu bởi nhà kinh tế Iriving Fisher
(Friedman, M., 1987):
M*V=P*Y


(2.1)

Trong đó: + M là cung tiền ra nền kinh tế
+ V là vòng quay của tiền
+ P là trung bình mức giá
+ Y là sản lượng thực trong nền kinh tế.
Giả sử việc tăng cung tiền của ngân hàng nhà nước không làm thay đổi sản lượng
thực của nền kinh tế, từ phương trình (2.1) kể trên sẽ cho thấy bất kỳ sự tăng trưởng
trong cung tiền nào sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát ra tăng. Bản chất cung tiền cũng
có nhiều định nghĩa khác nhau từ M1, M2…tuỳ thuộc tính thanh khoản của từng loại


6

tiền, trong khi đó thì cầu tiền lại phụ thuộc vào rất nhiều vào các nhu cầu liên quan
cá nhân liên quan đến phòng ngừa rủi ro, tiêu dùng hay đầu tư… (Friedman, 1956).
Phía cung tiền và cầu tiền sẽ giúp xác định mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền
tệ. Như vậy từ phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rằng ngân hàng nhà nước có thể
thay đổi cung tiền, hoặc lãi suất chính sách nhằm tác động đến mức lãi suất trên thị
trường đây là cách thức chính sách tiền tệ được thực hiện. (Friedman, 1981).
Bên cạnh đó thì mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng thực được mô tả trong mô
hình IS-LM, mô tả trạng thái cân bằng đồng thời trên cả 02 thị trường tiền tệ và hàng
hoá. (Hicks, J. R., 1937). Thông qua giả định liên quan đến giá cả cứng nhắc, mô hình
IS-LM giúp giải thích được mối quan hệ giữa mức giá và sản lượng. Cụ thể thì khi
ngân hàng trung ương tăng cung tiền, đường LM sẽ dịch chuyển qua bên phải, điểm
cân bằng nền kinh tế sẽ dịch chuyển sang ngang và xuống dưới tại mức sản lượng
cao hơn và lãi suất thấp hơn. Qua đó sẽ giải thích được cơ chế mà ngân hàng trung
ương thực hiện chính sách tiền tệ thông qua việc thay đổi cung tiền hay lãi suất sẽ
ảnh hưởng đến các biến kinh tế thực.

2.1.2 Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương thường biết đến là 01 tổ chức có được đặc quyền trong việc in
tiền trong một quốc gia, bên cạnh đó ngân hàng trung ương còn giữ các vai trò khác
như là ngân hàng của chính phủ, người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng
thương mại, quản lý toàn bộ hệ thống thanh toán quốc gia, cơ quan giám sát toàn bộ
hệ thống ngân hàng (Diamond, D. W., & Dybvig, P. H., 1983). Đặc biệt, ngân hàng
trung ương chính là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch, thực hiện và
giám sát chính sách tiền tệ trong một quốc gia. (Blinder, A. S., Ehrmann, M.,
Fratzscher, M., De Haan, J., & Jansen, D.J. , 2008).
2.1.3 Mục tiêu chính sách tiền tệ
Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thường nhắm đến các mục tiêu
khác nhau như giúp nền kinh tế đạt được mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên, ổn định hệ thống tài chính; đặc biệt 02 mục tiêu quan trọng chính sách tiền
tệ thường là giúp tăng trưởng sản lượng và ổn định giá cả (Cecchetti, S. G., & Krause,


7

S. , 2002). Ngoài ra để đạt được các mục tiêu kể trên, ngân hàng trung ương còn có
các mục tiêu mang tính chất trung gian khác như lượng cung tiền trong nền kinh tế,
lãi suất liên ngân hàng (Friedman, 1976). Tuy nhiên, các nhà điều hành chính sách
tiền tệ còn phải đối mặt với một sự đánh đổi giữa mục tiêu về lạm phát và thất nghiệp.
Điều này được mô tả cụ thể thông qua lý thuyết về đường con Phillips (Phillips,
1958).
2.1.4 Công cụ chính sách tiền tệ
Một số công cụ chủ yếu được ngân hàng trung ương các nước sử dụng trong quá trình
điều chính sách tiền tệ bao gồm:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Các ngân hàng trung ương thường sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại nhằm tác động đến cung tiền trong nền
kinh tế thông qua cơ chế số nhân tiền được tạo bởi hệ thống ngân hàng. Một khi ngân

hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ
giảm.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Số nhân tạo tiền

Cung tiền

Lãi suất thị trường

Nghiệp vụ thị trường mở: Thông qua việc mua (bán) trái phiếu chính phủ trên thị
trường mở các ngân hàng trung ương có thể rút (bơm) một lượng tiền lớn từ lưu
thông. Điều này sẽ trực tiếp tác động đến lượng cung tiền trong nền kinh tế nhằm
thực hiện các mục tiêu ban đầu của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở

Cơ sở tiền

Cung tiền

Lãi suất thị trường

Lãi suất chiết khấu: Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động trực tiếp vào cung
tiền của nền kinh tế thông qua một công cụ khác là tăng giảm lãi suất chiết khấu. Khi
mức lãi suất này tăng lên sẽ khuyến khích hoạt động tiết kiệm qua đó lượng cung tiền
trong nền kinh tế sẽ giảm và ngược lại.
Lãi suất chiết khấu

Cung tiền


Lãi suất thị trường

Hoạt động kinh tế

Ngoài ra hiện nay trên thế giới các ngân hàng trung ương còn sử dụng một số công
cụ mới như các gói nới lỏng định lượng (QE), chính sách lạm phát mục tiêu.
Gói nới lỏng định lượng (QE): Đây là công cụ mới trong điều hành chính sách tiền
tệ xuất hiện từ đầu những năm 2000 trở lại đây được ngân hàng trung ương một số


8

quốc gia sử dụng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh. Thông qua hành động mua bán các
loại trái phiếu hoặc tài sản tài chính xấu mà không cần quan tâm đến mức lãi suất,
ngân hàng trung ương các quốc gia này đã cung một lượng tiền lớn ra nền kinh tế.
Tạo thanh khoản cho các loại tài sản tài chính kể trên, mà trong số đó đa phần là các
loại tài sản tài chính tương đối xấu, không thu hút được các nhà đầu tư. Đặc biệt công
cụ này tỏ ra hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát hay mức
lãi suất trên thị trường đã giảm gần bằng 0, lúc này công cụ giảm lãi suất của ngân
hàng trung ương gần như vô hiệu do mức lãi suất không thể giảm hơn nữa. Ngân hàng
trung ương Nhật Bản là nơi đầu tiên sử dụng công cụ này khi nền kinh tế Nhật Bản
rơi vào tình trạng đình lạm đầu những năm 2000. (Girardin, E., Moussa, Z., 2011).
Đến giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, một số ngân hàng trung
ương các nước như Hoa Kỳ, Anh đã tiếp tục sử dụng công cụ chính sách tiền tệ mới
này. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ nới lõng định lượng này vẫn còn gây tranh cãi.
Tại Nhật, theo (Girardin, E., Moussa, Z., 2011) công cụ này đã giúp phục hồi tăng
trưởng kinh tế Nhật Bản. Trong khi đó, các gói nới lỏng định lượng giá trị hàng nghìn
tỷ USD được FED sử dụng giai đoanh 2008-2012 thực chất hiệu quả ra sao vẫn còn
đang phải những tranh cãi rất lớn. (Svensson, 1999).
-Chính sách lạm phát mục tiêu: Năm 1989, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên

sử dụng chính sách lạm phát mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ. Đến nay,
một loạt các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Anh, Canada…đã lần lượt áp dụng
công cụ này. (Svensson, 2000). Để sử dụng công cụ này, ngân hàng trung ương các
nước thường công bố một mức lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ.
Sau đó bằng các công cụ khác nhau như cung tiền, lãi suất tái chiết khấu…các nhà
điều hành chính sách tiền tệ sẽ cố gắng đạt được mục tiêu về lãi suất như đã công bố.
Để thực hiện thành công chính sách lạm phát mục tiêu, đòi hỏi ngân hàng trung ương
các nước phải thực sự độc lập, minh bạch và trách nhiệm trong điều hành chính sách.
Người dân cũng sẽ quan sát hành động mà ngân hàng trung ương sử dụng để thực
hiện mục tiêu lạm phát ban đầu, qua đó lạm phát kỳ vọng cũng sẽ được hình thành
trong nền kinh tế. (Svensson, 1999).


9

Thực tế thì ngân hàng trung ương các nước luôn kết hợp nhiều hơn một công cụ trong
điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên không phải lúc nào chính sách tiền tệ cũng
có những tác động thật sự đối với các biến số vĩ mô hình mức giá, tăng trưởng sản
lượng (Mengesha, L. G., Holmes, M. J. , 2013).
2.1.5 Sự không hiệu quả của chính sách tiền tệ
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, các ngân hàng trung ương có thể sử dụng
chính sách tiền tệ mở rộng nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư và tiêu dùng qua đó
làm tăng tổng cầu của nền kinh tế. (Moss, 2007). Tuy nhiên thực tế khi nền kinh tế
rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản, hay mức lãi suất gần tiệm cận 0, người dẫn có xu
hướng giữ tiền mặt thay vì hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. Khi đó, chính sách
tiền tệ sẽ không có hiệu quả trong mục tiêu kích thích tăng trưởng sản lượng của nền
kinh tế. (Dieppe, A., & McAdam, P., 2006).
Ngoài ra, một vấn đề khác trong thực hiện chính sách tiền tệ đó là tình trạng giảm
phát. Giảm phát được định nghĩa là sự giảm xuống trong mức giá chung của nền kinh
tế liên tục giảm xuống. Trong điều kiện như vậy, mức lãi suất danh nghĩa sẽ thấp hơn

so với mức lãi suất thực của nền kinh tế do đó chi phí đi vay danh nghĩa sẽ thấp hơn
so với lãi suất cho vay thực, điều này sẽ khiến cho các công ty hạn chế các hoạt động
đầu tư. Tình trạng này sẽ diễn ra tồi tệ hơn khi mức lãi suất giảm xuống gần mức 0.
(Bernanke, B. S., James, H., 1990). Ngoài ra sự hiệu quả trong thực tế của chính sách
tiền tệ còn chịu tác động của chính sách tài khoá được điều hành bởi chính phủ. Theo
nghiên cứu trước đây của (Lucas Jr, R. E., Stokey, N. L. , 1983) sự phối hợp giữa
chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ được cho là vô cùng quan trọng trong việc
tạo ra những tác động trong tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế.
2.1.6 Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính
sách tiền tệ mở rộng bằng cách giảm lãi suất và tăng cung tiền ra nền kinh tế. Đồng
thời, nếu chính phủ cũng thực hiện chính sách tài khoá thông qua việc tăng chi tiêu
chính phủ và giảm thuế. Sự phối hợp giữa chính sách tài khoá mở rộng và chính sách
tiền tệ mở rộng khi đó sẽ làm hiệu quả trong việc khuyến khích đầu tư và tiêu dùng,


×