Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ảnh hưởng của chậm tiến độ thi công đến hiệu quả tài chính của dự án xây dựng dân dụng tại công ty TNHH thiết kế kiến trúc duy nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------

VÕ HẢI CHIỀU

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẬM TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂN DỤNG
TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DUY NHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


Iiii=i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------

VÕ HẢI CHIỀU

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẬM TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂN DỤNG
TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DUY NHẤT
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Hướng ứng dụng)
Mã số

: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của chậm tiến độ thi công đến hiệu quả
tài chính của dự án xây dựng dân dụng tại Công ty TNHH Thiết Kế Kiến Trúc Duy
Nhất” là công trình nghiên cứu của tôi. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn
là trung thực. Tất cả những tham khảo đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao
trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tp HCM ngày 18 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

VÕ HẢI CHIỀU


Iiii=i

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTRACT
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………


1

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................5
1.1.

Các khái niệm về dự án, quản lý dự án và tiến độ của dự án. ..........5

1.1.1. Dự án .......................................................................................................5
1.1.2. Quản lý dự án.........................................................................................5
1.1.3. Chậm tiến độ của dự án ........................................................................6
1.1.4. Quản lý tiến độ .......................................................................................7
1.1.5. Các phương pháp quản lý tiến độ ........................................................8
1.2.

Đo lường hiệu quả tài chính. .............................................................. 11

1.3.

Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan: ...................12

1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới: ....................................................................12
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam .....................................................................13
PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................15
2.1.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................15

2.2.


Thực hiện các bước nghiên cứu .........................................................15

2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................16
2.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính. ....................................................21
2.2.3. Nghiên cứu chính thức ........................................................................23
2.2.3.1. Khái niệm về dự báo......................................................................24
2.2.3.2. Các phương pháp dự báo ............................................................... 24
2.2.3.3. Đo lường độ chính xác của dự báo ................................................26


Iiii=i
2.2.3.4. Thiết kế nghiên cứu dự báo ...........................................................26
2.3.

Kết quả nghiên cứu. ............................................................................32
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHẬM TIẾN ĐỘ TẠI CTY

TNHH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DUY NHẤT .........................................................34
3.1.

Tổng quan về Công ty .........................................................................34

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. ...................................34
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty .............................................35
3.1.3. Quy trình hoạt động ...........................................................................36
3.1.4. Sơ đồ tổ chức .....................................................................................36
3.1.4.1. Sơ đồ tổ chức theo cơ cấu tổ chức .................................................37
3.1.4.2. Sơ đồ tổ chức – phân nhiệm theo tính chất công trình. .................39
3.2.


Đánh giá hiện trạng Ngành xây dựng đối với phát triển của Cty…41

3.2.1. Tăng trưởng của ngành xây dựng......................................................41
3.2.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ...........................................................41
3.2.3. Phân tích các yếu tố bên trong ...........................................................43
3.2.4. Đối thủ cạnh tranh...............................................................................43
3.3.

Phân tích thực trạng các dự án xây dựng dân dụng của Công ty từ

năm 2015 đến năm 2018. .........................................................................................44
3.3.1. Dự án thi công hoàn thiện nội thất Villa Riviera Cove ....................44
3.3.2. Dự án : Thiết kế - thi công hoàn thiện Nhà thờ Thánh Tâm...........46
3.4.

Thống kê các công trình chậm tiến độ từ năm 2015 đến 2018 ........50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................52

4.1.

Kết luận ................................................................................................ 52

4.2.

Đề xuất các giải pháp khắc phục việc “Chậm tiến độ” ....................53

4.2.1. Giải pháp 1: Hạn chế việc chậm thanh toán từ Chủ đầu tư. ...........53
4.2.2. Giải pháp 2: Quản lý năng lực của Nhà thầu phụ. ...........................56
4.2.3. Giải pháp 3: Nâng cao năng lực quản lý dự án của nhân viên .......58
4.2.4. Các giải pháp khác ..............................................................................60



Iiii=i
TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: MẪU TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN


Iiii=i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BGĐ:

Ban Giám đốc

2. BĐS:

Bất động sản

3. BSC:

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam

4. BMI:

Công ty Cổ phần Bảo Minh

5. BXD:


Bộ Xây Dựng

6. ĐVT:

Đơn vị tính

7. QLDA:

Quản lý dự án

8. PMI:

Project Management Institute

9. XD:

Xây dựng

10. UD:

Công ty Unique Design


Iiii=i

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình

Tên hình


Trang

1.1

Mô hình phương pháp CPM

9

3.1

Sơ đồ tổ chức của Công ty- Phân theo cơ cấu tổ chức

37

3.2

Sơ đồ tổ chức của Công ty- Phân theo tính chất dự án

39

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tỉ lệ % ảnh hưởng của nguyên nhân gây chậm trễ dự án


16

2.2

Tài sản – Vốn – Doanh thu – Lợi nhuận từ 2015 -2018

21

2.3

Phân tích một số chỉ tiêu tài chính

22

2.4

Dự báo Doanh thu theo PP Bình quân từ 2012 -2019

28

2.5

Dự báo Chi phí theo PP Bình quân từ 2012 -2019

29

2.6

Dự báo Lợi nhuận theo PP Bình quân từ 2012 -2019


29

2.7

Dự báo Doanh thu theo PP Giá trị cuối từ 2012 -2019

30

2.8

Dự báo Chi phí theo PP Giá trị cuối từ 2012 -2019

31

2.9

Dự báo Lợi nhuận theo PP Giá trị cuối từ 2012 -2019

31

3.1

Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh năm 2017

43

3.2

Hạng mục công việc – dự án Villa Riviera Code


45

3.3

Hạng mục công việc – dự án Nhà thờ Thánh Tâm

47

3.4

Bảng thống kê công trình chậm tiến độ từ năm 2015 -2018

50

4.1

Dự trù chi phí tuyển dụng nhân sự phòng pháp lý

55

4.2

Dự trù chi phí thành lập đội nhân công thi công

57

4.3

Bảng dự tính chi phí đào tạo nhân viên


59


Iiii=i
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Theo báo cáo Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018 của Tổng cục thống
kê cho biết: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng
giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng
và ngành dịch vụ. Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm
41,17%; Qua báo cáo ta thấy được Xây dựng là một trong những ngành mũi nhọn và
đóng góp những giá trị to lớn cho sự kiến thiết và phát triển bền vững của đất nước.
Tuy là một ngành được chú trọng nhưng vẫn tồn tại một tiêu cực rất lớn gây ảnh
huởng không nhỏ đến ngân sách Nhà nước nói chung và tình hình tài chính của các Công
ty Xây dựng nói riêng đó là “Rút ruột dự án” và “Kéo dài tiến độ thi công” với nhiều lý
do khác nhau. Thực trạng tại Công ty TNHH Thiết Kế Kiến Trúc Duy Nhất khi nhận dự
án xây dựng cũng gặp vấn đề “chậm tiến độ” đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính
của Công ty. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này để tìm hiểu về nguyên nhân gây chậm
tiến độ và những ảnh hưởng của việc này như thế nào đến hiệu quả tài chính của Công
ty.
Từ lý thuyết về vai trò của tiến độ trong sự thành công của dự án và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc hoàn thành tiến độ, nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp các lý thuyết từ
các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam và bằng nghiên cứu thực nghiệm
tại Công ty đang làm việc để làm rõ các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự
án. Qua phương pháp dự báo Báo cáo tài chính để khẳng định giả thuyết chậm tiến độ
dự án xây dựng tại Công ty đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính – lợi nhuận của Công
ty.
Với kết quả trên nghiên cứu đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp hành động cho
Ban giám đốc: đánh giá tính khả thi của dự án; dự trù kinh phí thực hiện phòng ngừa rủi

ro trong việc chậm nhận thanh toán từ Chủ đầu tư; chủ động trong việc giải quyết thanh
toán với nhà thầu thi công.
Từ khoá: yếu tố gây chậm tiến độ dự án xây dựng, ảnh hưởng của tiến độ xây dựng
đến tính hình tài chính của Công ty, thi công xây dựng dự án dân dụng.


Iiii=i
ABSTRACT
According to 2018 Socio-economic report of General Statistic Office, Vietnam
economic structure continues to change positively by reducing the rate of agriculture
forestry and fishery; and increasing in construction and services industry. In 2018,
agriculture, forestry and fishery sector held 14.57% to the GDP, construction industry
34.28%, and service industry 41.17%. As shown in the report, construction industry is
one of the key sectors, and contributing the great value for the renovation and
development of the country.
Despite being focused sector, construction industry still contains few negative
factors that have huge impact on the budget of the country and the financial management
of construction companies. The factors are “delay progress”. Unique Design – Architect
and Design, LLC has been facing the “delay progress” problem that causes negative
effect on financial situation of the company. Therefore, the purpose of this research is
to determine the source that cause “delay progress” and the impact of it on the financial
situation of company.
Understanding the concept of the important of the progress on the success of the
project and factors affecting the execution progress, this research has been combined
from theories around the world and Vietnam, especially by experimental on current
project of company, in order to verify the cause that have effects on the execution
progress, and use forecast financial statement methods to confirm the negative impact
of “delay progress” on financial and profit of company.
With the results from the research, provide proposals and solutions to the board of
directors; evaluate the possibility of project; anticipate the cost to prevent the risk of

delaying payment from the investor; and proactively settle payment with contractor.
Keywords: the factor causing slow progress of construction projects, the impact
of construction progress on the financial character of the Company, construction of civil
projects.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đất nước, mỗi ngành nghề đều đóng vai trò quan
trọng, đặc biệt đối với ngành Xây dựng - giữ nhiệm vụ hình thành, kiến thiết và
phát triển cơ sở hạ tầng của các quốc gia trên thế giới. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém
thì không thể hình thành một xã hội văn minh tiến bộ.
Nhìn vào các số liệu thông tin thống kê tháng 2/2019 của Tổng cục Thống kê
ta thấy: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế,
sản phẩm xây dựng qua các năm 2009, 2010, 2011 liên tục tăng từ 110.255 tỷ
VNĐ, 139.162 tỷ VNĐ và 162.620 tỷ VNĐ, chiếm 6,64%; 7,03% và 6,41%.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2019). Số liệu thống kê cho thấy mức độ tăng
trưởng nhanh của ngành xây dựng, nhưng do tính chất đặc thù của sản phẩm ngành
xây dựng là thời gian hoàn thành sản phẩm dài nên trong quá trình thực hiện các
dự án phải đương đầu với nhiều rủi ro và nhiều khó khăn vướng mắc. Trong đó
tiến độ là một trong những yếu tố tác động mạnh đến chi phí, thời gian hoàn thành
dự án… nhưng lại là một yếu tố luôn gắn liền với chữ “chậm”. Dự án được hoàn
thành đúng hạn là một trong những mục tiêu quan trọng không những của Chủ đầu
tư mà còn của Nhà thầu, bởi mỗi bên sẽ phải chịu thêm gánh nặng chi phí và mất
đi doanh thu tiềm năng một khi dự án hoàn thành chậm (Thomas và cộng sự, 1995).
“Chậm tiến độ” đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và suy giảm tài chính.
Trong một văn bản trình Thủ tướng về công tác giám sát, đánh giá tổng thể
đầu tư năm 2014, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thừa nhận

nhiều dự án vẫn còn chậm tiến độ, tỷ lệ các dự án điều chỉnh còn khá cao. Ông
Vinh khẳng định việc chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân làm tăng chi
phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Nhiều dự án trải qua sự chậm trễ lớn và do đó vượt quá ước tính thời gian và
chi phí ban đầu. Ngoài việc truyền đạt tính khả thi về kinh tế của các dự án, sự
chậm trễ lớn còn tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các tranh chấp và khiếu nại tốn
kém.


2

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chậm tiến độ của các dự án có ở tất
cả các khâu, từ công tác chuẩn bị đầu tư cho tới thanh quyết toán công trình nhưng
vẫn là những ý kiến mang tính khái quát và rất cần các nghiên cứu chuyên sâu vào
các nhóm nguyên nhân cụ thể, đo lường mức độ tác động nhằm đưa đến một bức
tranh tổng quan hơn.
Công ty TNHH Thiết Kế Duy Nhất là một Công ty còn non trẻ trong lĩnh vực
hoạt động xây dựng và đang gặp các vấn đề nan giải khi quản lý dự án. Chậm tiến
độ, vượt dự toán là những hệ quả tất yếu của việc quản lý dự án yếu kém. Tuy
nhiên vấn đề này chưa thực sự được Công ty quan tâm đúng mức và có giải pháp
khắc phục hiệu quả.
Đề tài “Ảnh hưởng của việc chậm tiến độ đến hiệu quả tài chính của dự
án xây dựng tại Công ty TNHH Thiết Kiến Trúc Duy Nhất ” được nghiên cứu
gắn với các dự án xây dựng Công ty đã và đang thực hiện. Kết quả nghiên cứu
mong đợi sẽ góp phần vào lý thuyết về nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ
của dự án và chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính, tìm
ra hướng xử lý có thể ứng dụng vào tình hình thực tế của Công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là chứng minh được vấn đề chậm tiến độ làm ảnh
hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của dự án xây dựng tại đơn vị mà tôi

đang công tác. Đặc trưng của luận văn là nghiên cứu trên khía cạnh tiến độ thi
công, qua đó giúp nhận dạng một cách tổng quát hơn các yếu tố gây kém hiệu quả
xét trên góc độ thời gian và chi phí.
Từ mục tiêu trên, các câu hỏi của luận văn cần nghiên cứu là:
-

Những yếu tố nào làm chậm tiến độ ?

-

Chậm tiến độ ảnh hưởng như thế nào đến chi phí thực hiện dự án ?

-

Chậm tiến độ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu
nào dùng để đo lường ?

-

Phương pháp nào có thể áp dụng để quản lý tiến độ một cách hiệu quả nhất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

Để đạt mục tiêu trên, đối tượng của luận văn tập trung vào việc nghiên cứu
tình hình triển khai và thực hiện dự án thi công xây dựng tại Công ty TNHH Thiết
Kế Kiến Trúc Duy Nhất. Tìm ra các nguyên nhân gây chậm tiến độ, ảnh hưởng
như thế nào đến hiệu quả tài chính và tiến hành dự báo về lợi nhuận của Công ty

cho những năm tiếp theo. Nền tảng cho nghiên cứu dựa vào lý thuyết về quản lý
dự án và quản trị vận hành và chuỗi cung ứng và các dữ liệu được thu thập từ các
công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc tế.
Dữ liệu sử dụng để phân tích về tác động của chậm tiến độ đến hiệu quả dự
án là hồ sơ quyết toán của dự án đã thực hiện từ năm 2015 đến năm 2018 tại Công
ty TNHH Thiết Kế Kiến Trúc Duy Nhất và Báo cáo tài chính của Công ty từ năm
2015 đến năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề: sử
dụng nghiên cứu định tính cho nghiên cứu sơ bộ ban đầu và nghiên cứu định lượng
cho nghiên cứu chính thức.
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ.
Các nghiên cứu sơ bộ này được thực hiện tại TP.HCM. Nghiên cứu sơ bộ
được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 50 đối tượng đã từng tham gia
vào dự án xây dựng của Công ty để đưa ra những nhận định đánh giá về tiến độ
trong hoạt động của dự án xây dựng.
Đồng thời sử dụng phương pháp thu thập số liệu của các công trình Công ty
đã thực hiện làm căn cứ phân tích đánh giá.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp dự báo số liệu Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ kết quả dự báo đưa ra kết luận về chậm tiến
độ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án xây dựng cũng như của tổng thể
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


4

5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra chậm tiến độ đã ảnh hưởng như
thế nào đến hiệu quả tài chính của dự án xây dựng, trên cơ sở nghiên cứu, luận văn

đóng góp những ý kiến nhằm nâng cao khả năng quản lý dự án và quản lý chặt chẽ
hơn về tiến độ thi công đảm bảm mang về hiệu quả tài chính cao nhất cho Công ty
6. Kết cấu luận văn.
Kết cấu của bài luận văn gồm 4 phần chính:
Chương 1: Tổng quan cơ sơ lý thuyết
Chương 2: Phương pháp và kết quả nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tình hình chậm tiến độ tại Công ty TNHH Thiết Kế
Kiến Trúc Duy Nhất (UD)
Chương 4: Kết luận và đề xuất các giải pháp thực hiện


5

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Các khái niệm về dự án, quản lý dự án và tiến độ của dự án.
1.1.1. Dự án

Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BXD - Công trình
dân dụng là công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công
cộng.
“Dự án là một chuỗi các công việc có liên quan đến nhau, thường đưa ra các
kết quả trực tiếp và yêu cầu một khoảng thời gian cụ thể để thực hiện” (F.Robert
Jacobs & Richard B.Chase, eds.,2014. Operation & Supply Chain Management
14th Edition,The McGraw Hill Education Publishers)
Luật Xây dựng được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 06 năm
2014 rằng: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ

trong thời hạn và chi phí xác định”. Và theo định nghĩa tại Khoản 2, Điều 3 của
Luật Xây Dựng năm 2003 là “Sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước,
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế”.
Dự án là một nhóm các công việc được thực hiện theo một quy trình nhất
định để đạt được mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định
trước và sử dụng tài nguyên có giới hạn (Đỗ Thị Xuân Lan, 2012).
Qua các định nghĩa được nêu trên, ta có thể hiểu một cách tổng quát về Dự
án là một chu trình khép kín, có thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, sử dụng
các nguồn lực trong giới hạn đầu tư cho phép để taọ nên một sản phẩm có giá trị
sử dụng.
1.1.2. Quản lý dự án
Bùi Ngọc Toàn (2008) định nghĩa “Chu trình quản lý dự án là quá trình lập
kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình thực hiện dự án


6

nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được
duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch
vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”
“Hoạch định, chỉ đạo thực hiện và kiểm soát các nguồn lực (con người, trang
thiết bị và nguồn nguyên liệu) để thoả mãn các ràng buộc về kỹ thuật, chi phí và
thời gian thực hiện dự án. (F.Robert Jacobs & Richard B.Chase, eds., 2014.
Operation & Supply Chain Management 14th Edition,The McGraw Hill Education
Publishers).
Quản lý thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác
cần cho công việc dự án. Trong môi trường dự án, chức năng quản lý thời gian và
tiến độ quan trọng hơn trong môi trường hoạt động kinh doanh thông thường vì

nhu cầu kết hợp phức tạp và thường xuyên liên tục giữa các công việc, đặc biệt
trong trường hợp dự án phải đáp ứng một thời hạn cụ thể của khách hàng.
1.1.3. Chậm tiến độ của dự án
Theo O'Brien (1976) thì “chậm tiến độ trong xây dựng là vượt quá thời gian
so với hợp đồng hoặc so với thời hạn mà các bên đã thoả thuận. Trong cả hai
trường hợp thì việc chậm trễ đều là tốn kém (Marzouk and El-Rasas, 2014). Hay
theo như Zack (2003) thì “Chậm tiến độ được định nghĩa là một hành động hoặc
một sự kiện kéo dài thời gian cần thiết để thực hiện hay hoàn thành công việc”.
Theo Abdalla M Odeh, Hussien T Battaineh (2002) xác định độ chậm của dự
án là dự án đang gặp phải sự chậm trễ trong thời gian xây dựng trong đó khoảng
cách khác nhau giữa tiến độ thực tế so với tiến độ kế hoạch từ 10% đến 30%. Trong
khi đó, dự án bị bệnh là dự án đang gặp phải sự chậm trễ trong giai đoạn xây dựng
trong đó khoảng cách giữa tiến độ công việc thực tế so với công việc dự kiến là
hơn 30% hoặc các dự án không hoàn thành trong giai đoạn xây dựng.
Shaikh và cộng sự (2010) có nghiên cứu chậm tiến độ gây ảnh hưởng cho tất
cả các bên tham gia vào dự án và các bên chịu ảnh hưởng gián tiếp từ dự án. Một
trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là: thời gian, tài chính và khả năng dự
án bị trì hoãn mãi mãi hoặc bị thu hồi.


7

 Chủ đầu tư: chậm tiến độ dẫn đến chậm nguồn thu hoặc mất nguồn
thu từ dự án. Chịu thêm gánh nặng chi phí gia tăng do không hoàn
thành theo kế hoạch.
 Nhà thầu: chậm dự án sẽ làm mất thêm tiền chi trả cho người lao động
và chi phí vận hành các trang thiết bị tại công trình. Ngoài ra, vốn ứng
trước cho dự án khó có thể thu hồi.
 Đối với người sử dụng dự án, không có cơ sở hạ tầng để sử dụng hoặc
tiếp tục sử dụng những cơ sở hạ tầng đang hiện hữu đã không còn giá

trị sử dụng.
1.1.4. Quản lý tiến độ
Do đặc thù của từng công trình mà tiến độ và vấn đề quản lý tiến độ thi công
xây dựng các công trình có các đặc thù khác nhau. Việc quản lý tiến độ của công
trình xây dựng cũng rất phức tạp và bị ảnh hưởng rất lớn bởi các vấn đề như nhân
lực của dự án, thiết bị khoa học công nghệ, tài chính, nguồn vốn thực hiện dự án,
đặc biệt là các vấn đề khó khăn vướng mắc giữa các bên trong quá trình thực hiện
dự án.
- Thiết bị khoa học công nghệ: Là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình
thi công các hạng mục công trình của nhà thầu và thiết bị kiểm tra chất lượng các
bộ phận thiết bị của ban tư vấn giám sát như máy siêu âm thép...Chính vì thế việc
phải chuẩn bị tốt các thiết bị khoa học công nghệ là một điều rất cần thiết trong
việc triển khai dự án hay xử lý các sự cố một cách nhanh chóng nhất, tuy nhiên
hiện nay các nhà thầu thường đi thuê thiết bị công nghệ để thực hiện trong quá
trình thi công, dẫn đến nhiều dự án bị chậm tiến độ do thiếu thiết bị để triển khai
công việc, ví dụ như dự án nhà kho Vicotone lúc thực hiện công tác đào đắp, máy
thi công bị trục trặc cần phải được sửa chữa, nhà thầu không có phương án chuẩn
bị trước và không có máy thay thế dẫn đến tình trạng phải chờ máy thi công sửa
xong mới có thể thực hiện tiếp.
- Trượt giá, đối với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như Việt nam thì
chuyện trượt giá là điều không thể tránh khỏi, mặc dù trong các hợp đồng xây lắp


8

của các nhà thầu cũng có điều khoản tính trượt giá thế nhưng ảnh hưởng của nó
tới việc mua vật liệu, sắm thiết bị và các chi phí khác phục vụ thu công là không
hề nhỏ, và việc cầm chừng trong thi công luôn xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến kế
hoạch tiến độ và việc giám sát tiến độ của dựa án.
- Các vấn đề khó khăn vướng mắc giữa các bên trong quá trình thực hiện dự

án như việc xung đột và tranh chấp hợp đồng xây lắp, việc này thường xảy ra ở
các dự án lớn, bởi vì tại đây có rất nhiều nhà thầu phụ đến từ các công ty khác nhau
cho nên khi có sự thiệt hại về lợi nhuận họ sẵn sàng xung đột, gây trì hoãn và gián
đoạn thi công. Việc này không thể giải quyết nhanh chóng, nó đòi hỏi sự can thiệp
của nhiều bên cho nên ảnh hưởng đến tiến độ cũng rất nhiều. Đây cũng là một
điểm vô cùng bất hợp lý cần khắc phục trong công tác quản lý dự án của các công
trình xây dựng ở nước ta.
- Giải ngân thanh toán, việc giải ngân thanh toán phụ thuộc vào nguồn ngân
sách của vốn đầu tư và các thủ tục thanh toán, trên thực tế khi gặp khó khăn về
việc thanh toán hầu hết các nhà thầu ngừng thi công và cũng không quan tâm đến
việc chậm trễ hay ảnh hưởng đến tiến độ ra sao nữa, đây cũng là một điểm thiếu
chuyên nghiệp của các nhà thầu Việt Nam. Do vậy, việc đáp ứng kịp thời các
chứng chỉ thanh toán cũng là một nhân tố giúp ổn định các kế hoạch về tiến độ đã
đặt ra.
1.1.5. Các phương pháp quản lý tiến độ
Có các phương pháp lập tiến độ và quản lý tiến độ dự án như sau:
1. Phương pháp đường tới hạn CPM (Critical path Method):
Đường tới hạn của các hoạt động trong dự án là một chuỗi hoạt động dài nhất,
dựa trên thời gian cần để thực hiện dự án. Nếu bất kỳ một hoạt động nào trong
đường tới hạn này bị trễ, đồng nghĩa là toàn bộ dự án sẽ bị trễ. Điều này rất dễ xảy
ra và thường thực tế xảy ra đối với các dự án có chung mốc thời gian thực hiện
trong dự án, và chúng được gọi là đường găng/ đường tới hạn. Xác định lượng
thông tin thực hiện cho mỗi hoạt động trong dự án là mục tiêu chính của phương
pháp CPM. Phương pháp này tính toán khi nào thì một hoạt động phải bắt đầu thực


9

hiện và khi nào thì hoàn thành cũng như việc xem xét hoạt động này có thuộc
đường tới hạn hay không.


Hình 1.1: Mô hình phương pháp CPM
(Nguồn: F.Robert Jacobs & Richard B.Chase, eds.,2014. Operation & Supply
Chain Management 14th Edition,The McGraw Hill Education Publishers)
PERT là một mạng công việc, bao gồm các sự kiện và công việc. Mỗi công
việc được biểu diễn bằng một đoạn thẳng nối 2 đỉnh (sự kiện) và có mũi tên chỉ
hướng. Các sự kiện được biểu diễn bằng các vòng tròn (nút) và được đánh số liên
tục theo chiều từ trái sang phải và trên xuống dưới, do đó, đầu mũi tên có số lớn
hơn đuôi mũi tên. Một sơ đồ PERT chỉ có một điểm đầu (sự kiện đầu) và một điểm
cuối (sự kiện cuối).
Hai công việc nối tiếp nhau: Công việc b chỉ có thể bắt đầu khi a hoàn thành.

Hai công việc hội tụ: Hai công việc a và b có thể bắt đầu không cùng thời
điểm nhưng cùng hoàn thành tại một thời điểm (sự kiện 3).


10

Hai công việc thực hiện đồng thời: công việc a và b đều bắt đầu thực hiện
cùng 1 thời điểm (từ sự kiện 2).

Công việc (biến) giả: Biến giả là một biến thể hiện một công việc không có
thực, không đòi hỏi thời gian và chi phí để thực hiện nhưng nó có tác dụng chỉ rõ
mối quan hệ giữa các công việc và sự kiện trong sơ đồ PERT. Ví dụ, biến X trong
mô hình bên cho biết công việc d chỉ được thực hiện khi cả hai công việc a và b
đã hoàn thành.

Dự tính thời gian cho các công việc: Có hai phương pháp chính để dự tính
thời gian thực hiện các công việc: phương pháp tất định và phương pháp ngẫu
nhiên. Phương pháp tất định bỏ qua yếu tố bất định trong khi phương pháp ngẫu

nhiên tính đến sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên khi dự tính thời hạn thực
hiện các công việc.
Xác định đường găng: Đường găng là đường có thời gian dài nhất nối sự kiện
xuất phát và sự kiện kết thúc của sơ đồ. Đường găng là đường đi qua công việc
găng và sự kiện găng và có tổng thời gian đúng bằng thời gian sớm nhất và muộn
nhất tại sự kiện kết thúc.
2. Sơ đồ Gantt:
Là một dạng thể hiện tiến độ dự án cổ điển nhất, được Henry Gantt phát minh
ra vào năm 1910. Sơ đồ GANTT là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cũng
như kế hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian. Mục đích


11

của GANTT là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác
nhau của dự án. Tiến độ này tùy thuộc vào độ dài công việc, những điều kiện ràng
buộc và kỳ hạn phải tuân thủ.
Cấu trúc của biểu đồ: Cột dọc trình bày công việc, thời gian tương ứng để
thực hiện từng công việc được trình bày trên trục hoành. Mỗi đoạn thẳng biểu hiện
một công việc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài công việc. Vị trí của đoạn thẳng thể
hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các công việc.
Phương pháp biểu đồ GANTT dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế của
từng nhiệm vụ cũng như tình hình chung của toàn bộ dự án. Tuy nhiên đối với
những dự án phức tạp gồm hàng trăm công việc cần phải thực hiện thì biểu đồ
GANTT không thể chỉ ra đủ sự tương tác và mối quan hệ giữa các loại công việc.
Trong nhiều trường hợp nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ thì việc thực hiện rất khó
khăn phức tạp.
1.2.

Đo lường hiệu quả tài chính.


Santos và Brito (2012) đã tổng hợp và kiểm định độ tin cậy về các chỉ tiêu
đo lường hiệu quả tài chính. Ông đã chỉ ra 3 khía cạnh đo lường hiệu quả tài chính
là: Khả năng sinh lời, Mức độ tăng trưởng và Giá trị thị trường.
o Khả năng sinh lời: khả năng sinh lời của tài sản ROA (Return
On Assets), khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu ROE
( Return on Equity), lợi nhuận trên doanh thu ROS (Return on
Sales)
ROA: cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 1 đồng
tài sản bỏ ra thu hồi được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROA càng cao cho
thấy khả năng sử dụng tài sản hiệu quả của doanh nghiệp.
ROA = (Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản) * 100%
ROE cho thấy mức độ về hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, 1
đồng vốn bỏ ra thu hồi được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROE càng cao cho
thấy khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp.
ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ Tổng vốn chủ sở hữu)*100%.


12

ROS cho biết tỉ lệ lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trên doanh thu. Tỷ
số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa
là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
ROS = ( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) *100%
o Mức độ tăng trưởng: mức độ tăng trưởng của tài sản, tăng
trưởng doanh thu, tăng vốn chủ sở hữu…
o Giá trị thị trường: thị phần, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
EPS…
1.3.


Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan:
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới:

Abdalla (2002) qua công trình nghiên cứu về sự chậm trễ của dự án chỉ ra
rằng các nhà thầu và chuyên gia tư vấn đồng ý với sự can thiệp của chủ sở hữu,
kinh nghiệm của nhà thầu không đủ, tài chính và thanh toán, năng suất lao động,
ra quyết định chậm, lập kế hoạch không phù hợp là một trong các yếu tố quan
trọng nhất dẫn đến tình trạng chậm tiến độ của dự án đầu tư xây dựng.
Sadi A. Assaf, Sadiq Al-Hejji (2006) các nguyên nhân chậm trễ trong dự án
xây dựng lớn tại Saudi Arabia xác định được 73 nguyên nhân gây chậm trễ dự án.
Murali Sambasivan, Yau Wen Soon (2006) nghiên cứu các nguyên nhân và
ảnh hưởng của sự chậm trễ công trình xây dựng công nghiệp tại Malaysia. Tác giả
đã hợp nhất lại gần với nhau và phân tích ảnh hưởng vào trong nguyên nhân gây
chậm trễ. Cuối cùng xác định được 28 nguyên nhân và sáu ảnh hưởng gây chậm
trễ dự án.
Marzouk and El-Rasas (2014) lại có cách tiếp cận riêng trong nghiên cứu của
mình khi nhóm các nhân tố gây ảnh hưởng đến chậm tiến độ dự án theo các bên
liên quan. Nghiên cứu thực hiện bằng cách phỏng vấn bảng câu hỏi đối với 36
chuyên gia trong ngành xây dựng bao gồm chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu. Theo
kết quả nghiên cứu thì mức độ ảnh hưởng đến chậm tiến độ từ các nhân tố liên
quan đến chủ đầu tư là cao nhất, sau đó lần lượt từ nhà thầu, nhân tố bên ngoài,
nhà tư vấn, nhân công và thiết bị, cuối cùng là nhóm nhân tố liên quan đến vật liệu.


13

Trong thực tế, nhà quản lý dự án luôn quan tâm đến chi phí và thời gian để
hoàn thành dự án. Bromilow (1969) đã thiết lập một mô hình thể hiện mối quan hệ
giữa thời gian và chi phí dựa trên khảo sát 329 dự án xây dựng tại các thành phố
lớn của Úc, từ đó phát triển thành mô hình dự báo thời gian xây dựng dựa trên chi

phí của dự án như sau:
T= K.CB
Trong đó:
T = thời gian xây dựng tính bằng ngày làm việc kể từ ngày nhận mặt bằng
đến ngày bàn giao thực tế.
K= hằng số mô tả hiệu quả chung của thời gian cho dự án trị giá 1 triệu đô
la.
C= chi phí cuối cùng của dự án tính bằng triệu đô la
B= hằng số mô tả sự nhạy cảm của hiệu quả của thời gian bị ảnh hưởng của
quy mô dự án được đo bằng chi phí.
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Cao Hào Thi và Swierczek (2010) đã thực hiện nghiên cứu trên mẫu gồm
239 thành viên và giám đốc dự án đã tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt
Nam, nghiên cứu nhận định rằng ba nhóm nhân tố chính bao gồm năng lực nhà
quản lý, năng lực thành viên tham gia và sự ổn định môi trường bên ngoài có ảnh
hưởng đến yếu tố thành công của dự án.
Mai Xuân Việt và Lương Đức Long (2010) đã khảo sát và phân tích trên 200
dự án xây dựng để xác định các nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ dự
án xây dựng. Nghiên cứu đã xác định được bốn nhân tố liên quan đó là: thanh toán
trễ hạn, quản lí dòng ngân lưu kém, tính không ổn định của thị trường tài chính và
thiếu nguồn tài chính.
Theo báo cáo phân tích 216 dự án xây dựng tại TP.HCM của Nguyễn Thị
Minh Tâm năm 2009 chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án là
năng lực nhà thầu, năng lực của bên hoạch định và quản lý dự án, sự gian lận và
thất thoát kinh tế, chính sách và tự nhiên.


14

Điểm qua các Công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả

nhận thấy rằng “chậm tiến độ” là một tình trạng chung mà không chỉ riêng một
quốc gia hay một Công ty nào gặp phải; nó là hệ luỵ tất yếu của nhiều nguyên nhân
chủ quan và khách quan mà khi thực hiện dự án, chúng ta sẽ gặp phải. Tuy nhiên,
nếu Ban Quản Lý dự án có năng lực và kinh nghiệm sẽ điều hành dự án tốt và hạn
chế tối đa việc chậm tiến độ. Ngược lại đối với một dự án có đội ngũ điều hành
thiếu chuyên môn, dự án sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh và dễ xảy ra việc tiến độ
dự án kéo dài vô định.
Qua việc tổng kết và đánh giá các nghiên cứu của thế giới và tại Việt Nam
làm cơ sở lý thuyết để xây dựng nghiên cứu về giả thuyết “chậm tiến độ” thực sự
gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính của dự án xây dựng thực tế tại Công
ty TNHH Thiết Kế Kiến Trúc Duy Nhất (UD).


15

PHƯƠNG PHÁP & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề: sử
dụng nghiên cứu định tính cho nghiên cứu sơ bộ ban đầu và nghiên cứu định lượng
cho nghiên cứu chính thức.
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ.
Các nghiên cứu sơ bộ này được thực hiện tại TP.HCM. Nghiên cứu sơ bộ
được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn- bảng câu hỏi với 50 đối tượng đã từng
tham gia vào dự án xây dựng của Công ty để đưa ra những đánh giá về các nguyên
nhân ảnh hưởng đến tiến độ trong hoạt động của dự án xây dựng.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp phân tích kết quả

hoạt động kinh doanh từ năm 2015 đến 2018 và dự báo số liệu lợi nhuận của Công
ty. Từ kết quả khảo sát về các nguyên nhân gây ảnh hưởng làm chậm tiến độ và
dự báo kết quả hoạt động kinh doanh đưa ra kết luận về chậm tiến độ ảnh hưởng
đến hiệu quả tài chính của dự án xây dựng cũng như của tổng thể kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.

Thực hiện các bước nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ định tính:
Bảng câu hỏi khảo sát
Đánh giá số liệu sơ bộ

Phân tích chỉ tiêu tài chính

Nghiên cứu định lượng:
Phương pháp dự báo tài chính


×