Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN ĐẠT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN ĐẠT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
MÃ SỐ : 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG



Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TPHCM, ngày

tháng

Tác giả

Trần Văn Đạt

MỤC LỤC

năm


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................................... 3
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ......................... 5
1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước .......................................................................... 5
1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 9
1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu ........................................................................... 14
1.4 Xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................................... 15
1.5 Định hướng nghiên cứu ............................................................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 17
2.1 Tổng quan về NHTM ................................................................................................. 17


2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại........................................................................ 17
2.1.2 Vai trò ngân hàng thương mại ................................................................................. 17
2.1.3 Phân loại ngân hàng thương mại .............................................................................. 17
2.2 Tổng quan về hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM . 18
2.2.1 Định nghĩa về KSNB ............................................................................................... 18
2.2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ ....................................................................................... 19
2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ .......................... 19
2.2.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB ............................................................... 20
2.2.3 Hệ thống KSNB theo BASEL ................................................................................. 23
2.2.3.1 Lý do hình thành hệ thống KSNB theo BASEL ................................................... 23
2.2.3.2 Các nguyên tắc đánh giá hệ thống KSNB ............................................................. 24
2.2.4 Sự khác biệt của hệ thống KSNB theo COSO và BASEL ..................................... 26
2.2.5 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB .......................................................................... 27

2.3 Các lý thuyết nền liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM ..... 28
2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm .................................................................................................. 28
2.3.2 Lý thuyết lập quy ..................................................................................................... 28
2.3.3 Lý thuyết thể chế ..................................................................................................... 29
2.3.4 Lý thuyết ngẫu nhiên ................................................................................................ 30
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM ......... 31
2.4.1 Môi trường kiểm soát ............................................................................................... 31
2.4.2 Đánh giá rủi ro .......................................................................................................... 31
2.4.3 Hoạt động kiểm soát ................................................................................................. 32
2.4.4 Thông tin và truyền thông ........................................................................................ 32


2.4.5 Giám sát .................................................................................................................... 32
2.4.6 Tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ ........................................................................... 33
2.5 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................... 34
2.5.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 34
2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 39
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................................. 41
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................................... 41
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................... 44
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................................... 44
3.3.1 Thiết kế thang đo ...................................................................................................... 44
3.3.1.1 Thang đo môi trường kiểm soát ............................................................................ 45
3.3.1.2 Thang đo đánh giá rủi ro ....................................................................................... 46
3.3.1.3 Thang đo hoạt động kiểm soát............................................................................... 46
3.3.1.4 Thang đo thông tin và truyền thông ...................................................................... 46
3.3.1.5 Thang đo giám sát.................................................................................................. 47

3.3.1.6 Thang đo tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ ................................................... 47
3.3.1.7 Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ........................................................ 47
3.3.2 Xác định kích thước mẫu .......................................................................................... 47
3.3.3 Phương pháp chọn mẫu và đối tượng khảo sát......................................................... 48
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................................... 48


3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả .................................................................................... 48
3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo .................................................................................... 49
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................................. 49
3.4.3.1 Kiểm định tính thích hợp của EFA (Kiểm định KMO)......................................... 50
3.4.3.2 Kiểm định tính tương quan giữa các biến (Kiểm định Barllet) ............................. 50
3.4.3.3 Kiểm định phương sai trích ................................................................................... 50
3.4.3.4 Đặt tên lại cho các biến ......................................................................................... 50
3.4.4 Phân tích hồi quy đa biến ......................................................................................... 51
3.4.4.1 Kiểm định hệ số hồi quy ........................................................................................ 51
3.4.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .............................................................. 51
3.4.4.3 Kiểm định phương sai phần dư không đổi ............................................................ 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................ 53
4.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương .......................... 53
4.2 Kết quả thống kê về mẫu nghiên cứu ......................................................................... 54
4.3 Kết quả thống kê về tần số thang đo............................................................................ 56
4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ......................................................................... 63
4.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ........................................................................... 65
4.5.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập ............................................. 65
4.5.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc......................................... 69
4.6 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................................... 71
4.7 Bàn luận và so sánh kết quả với các công trình nghiên cứu khoa học trước .............. 74
4.7.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................................... 74



4.7.2 Xác định tầm quan trọng các biến đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB .............. 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 78
5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 78
5.2 Khuyến nghị ............................................................................................................... 79
5.2.1 Hoạt động kiểm soát ............................................................................................... 79
5.2.2 Thông tin và truyền thông ....................................................................................... 80
5.2.3 Tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ................................................................... 81
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ...................................................... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 84
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAA

: Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ

AICPA

: Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ

BASEL

: Ủy ban Basel an toàn về hoạt động ngân hàng

BCTC


: Báo cáo tài chính

CAP

: Ủy ban thủ tục kiểm toán

CNTT

: Công nghệ thông tin

CoBIT

: Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực
có liên quan

COSO

: Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commission (Ủy ban của các tổ chức tài trợ cho Ủy ban
Treadway)


EFA

: Phân tích nhân tố khám phá

ERM

: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp


FEI

: Hiệp hội các nhà quản trị tài chính

IFAC

: Liên đoàn kế toán quốc tế

IIA

: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ

IMA

: Hiệp hội kế toán viên quản trị

ISA

: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

KSNB

: Kiểm soát nội bộ

NHTM

: Ngân hàng thương mại

SAP


: Báo cáo về thủ tục kiểm toán

SAS

: Chuẩn mực kiểm toán

SEC

: Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ

SOX

: Đạo luật Sarbanes-Oxley

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB .......... 37
Bảng 2.2: Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 39
Bảng 4.1: Bảng thống kê mẫu nghiên cứu ....................................................................... 54
Bảng 4.2: Thống kê về tần số thang đo môi trường kiểm soát ........................................ 57
Bảng 4.3: Thống kê về tần số thang đo đánh giá rủi ro .................................................... 58
Bảng 4.4: Thống kê về tần số thang đo hoạt động kiểm soát ............................................ 59
Bảng 4.5: Thống kê về tần số thang đo thông tin và truyền thông ................................... 60
Bảng 4.6: Thống kê về tần số thang đo giám sát .............................................................. 61
Bảng 4.7: Thống kê về tần số thang đo tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ ............... 62
Bảng 4.8: Thống kê về tần số thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ..................... 63


Bảng 4.9: Kết quả độ tin cậy các khái niệm nghiên cứu .................................................. 64
Bảng 4.10: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến độc lập ................................ 65
Bảng 4.11: Phương sai trích cho biến độc lập .................................................................. 66

Bảng 4.12: Ma trận xoay .................................................................................................. 67
Bảng 4.13: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc ............................ 69
Bảng 4.14: Phương sai trích cho biến phụ thuộc .............................................................. 70
Bảng 4.15: Bảng kết quả hồi quy ..................................................................................... 71
Bảng 4.16: Kiểm tra độ giải thích của mô hình ................................................................ 72
Bảng 4.17: Bảng phân tích ANOVA ................................................................................ 72
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman .............................................. 73
Bảng 4.19: Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương ....................................................... 76
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương .............................................................................. 79


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ .................................... 08
Hình 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Hồng Vi ............................. 09
Hình 1.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Angella & Eno L. Inanga ............................ 11
Hình 1.4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Sultana R and Haque M. E ......................... 13
Hình 1.5: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của C. T. Gamage, Lock, AAJ Fernando .............. 14
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 34
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 40
Hình 4.1: Tỷ lệ giới tính ................................................................................................... 55
Hình 4.2: Tỷ lệ chức vụ .................................................................................................... 55
Hình 4.3: Tỷ lệ thâm niên công tác .................................................................................. 56


TÓM TẮT
Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ góp phần tăng cường
hiệu quả của công tác quản trị, bảo đảm cho việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời
rủi ro. Tuy nhiên, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương

mại nói chung và đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn chưa được coi trọng và hậu
quả là nhiều ngân hàng đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động,
gian lận, hàng loạt các sai phạm trong hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến uy tín và tài
sản ngân hàng gây thất thoát, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Từ đó, việc thực hiện nghiên
cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là rất cần thiết.
Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp
nghiên cứu định tính được kết hợp với nghiên cứu định lượng, luận văn đã xác định
được và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có 3 nhân tố là hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, tổ chức của
bộ phận kiểm toán nội bộ ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mức độ tác
động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương lần lượt là hoạt động kiểm soát với β = 0.303,
thông tin và truyền thông với β = 0.265, tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ với β =


0.229. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số các kiến nghị liên quan đến từng
nhân tố nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Mặc dù đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra, tuy nhiên luận văn vẫn còn
tồn tại những hạn chế nhất định liên quan đến kích thước mẫu nghiên cứu, cũng như
việc xác định các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Các nghiên cứu sau này có thể
khắc phục những hạn chế này nhằm tăng tính tổng quát cho đề tài.

ABSTRACT
Improving the effectiveness of the internal control system will contribute to
enhancing the effectiveness of governance, ensuring prevention, detection and timely
handling of risks. However, the effectiveness of the internal control system at

commercial banks in general and in particular in Binh Duong province has not been
respected and as a result many banks have suffered losses. small due to operational
risks, fraud, a series of mistakes in banking operations affecting the prestige and bank
assets causing losses and trillions of VND. Since then, the implementation of the study
“Factors affecting the effectiveness of the internal control system at commercial banks
in Binh Duong province” is essential.
By using mixed research methods, in which qualitative research methods are
combined with quantitative research, the thesis has identified and measured the impact
of factors on the effectiveness of Internal control system at commercial banks in Binh
Duong province. The research results show that there are 3 factors that control,
information and communication, organization of the internal audit department positively
affect the effectiveness of the internal control system at banks trade in Binh Duong
province. The impact of factors on the effectiveness of the internal control system at
commercial banks in Binh Duong province is in turn controlling with β = 0.303,
information and communication with β = 0.265, organization of internal audit
department with β = 0.229. From the research results, the thesis proposes a number of
recommendations related to each factor to improve the effectiveness of the internal
control system at commercial banks in Binh Duong province.


Although the research objectives have been achieved, the thesis still has certain
limitations regarding the size of the research sample, as well as the identification of
factors in the research model. Later research can overcome these limitations to increase
the generalization of the topic.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Theo COSO (2013) thì một hệ thống KSNB được xem là hữu hiệu khi nó cung
cấp một sự đảm bảo hợp lý giúp nhà quản lý và hội đồng quản trị đạt được những mục
tiêu của tổ chức gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ.
Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB sẽ góp phần tăng cường hiệu quả
của công tác quản trị, bảo đảm cho việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro.
Mặt khác, ngày nay với việc xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng, tạo nên áp lực
cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng với nhau, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh,
giảm chi phí của các ngân hàng là một đòi hỏi tất yếu, điều này đồng nghĩa với việc hệ
thống KSNB càng phải được hoàn thiện hơn nữa.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang tiếp tục
hỗ trợ vốn cho nền kinh tế với lãi suất cơ bản ổn định. Bởi lẽ các chính sách điều hành
nền kinh tế ở cấp vĩ mô của Nhà nuớc tiếp tục phát huy tác dụng, thanh khoản trong hệ
thống ngân hàng được đảm bảo (). Mặt khác, hệ thống
doanh nghiệp Việt Nam cũng đúc kết được những kinh nghiệm cần thiết trong quá
trình đầu tư sản xuất kinh doanh khi sử dụng kênh vốn từ ngân hàng, nên luôn đảm bảo
an toàn vốn và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên hiện nay, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM nói
chung và đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn chưa được coi trọng, đảm bảo và
hậu quả là nhiều ngân hàng đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt
động, gian lận, hàng loạt các sai phạm trong hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến uy
tín và tài sản ngân hàng gây thất thoát, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
().
Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong công tác điều hành
quản lý và nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM nói
chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu


2

“Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên

địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Mục tiêu cụ thể: Căn cứ vào nhu cầu nghiên cứu, đề tài được thực hiện nhằm
hướng đến các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Đề xuất những khuyến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi chính:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
+ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?
+ Câu hỏi 3: Những khuyến nghị nào được đề xuất để nâng cao tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.


3

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các NHTM trên địa

bàn tỉnh Bình Dương.
+ Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong năm 2018, thời
gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và
định lượng
Phương pháp định tính:
Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước, tác giả phân tích, đánh giá và hệ
thống hóa các lý thuyết nền liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, các nhân
tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM tại Việt Nam và trên
thế giới nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng và thang đo cho các nhân tố.
Dựa trên thang đo đã được xác định, tác giả tiến hành phỏng vấn và xin ý kiến một số
chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm để xác định các nhân tố chính thức và thang đo
chính thức của các nhân tố phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Phương pháp định lượng:
Sau khi xác định các nhân tố và thang đo các nhân tố từ nghiên cứu định tính,
tác giả tiến hành khảo sát trong thực tế bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và công cụ phân tích
SPSS 20.0 để đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố bằng hệ số Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa về mặt học thuật:


4

Kết quả nghiên cứu góp phần xác định các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu

của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời tiến hành
đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó đưa ra những khuyến nghị
để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể áp dụng các khuyến nghị
được trình bày trong luận văn, đồng thời đưa ra các chính sách phù hợp nhằm tăng
cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng như tài liệu, căn cứ để các nhà
quản lý ngân hàng, các cơ quan ban ngành đưa ra các cơ chế quản lý đảm bảo các
mục tiêu như mục tiêu hiệu quả hoạt động, tuân thủ pháp luật, mục tiêu báo cáo tài
chính trung thực, hợp lý,...
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5 chương sau:
-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.


-

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo các tài liệu khác nhau về đề tài nghiên
cứu. Tác giả nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc xác định và
đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nói chung và trong các NHTM nói riêng,
hay các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại các NHTM. Tác giả xin nêu ra một số công trình tiêu biểu:


Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định và đo lường tính hữu hiệu của hệ

thống KSNB tại các NHTM:
Quách Nữ Trường Giang (2012) “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại ngân hàng
TMCP Quân đội nhằm đối phó với rủi ro hoạt động”. Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý
thuyết về hệ thống KSNB, và các rủi ro trong hoạt động của NHTM. Dựa trên khung
cơ sở lý thuyết đã xây dựng, nghiên cứu tiến hành khảo sát nhằm mô tả và phân tích
thực trạng hệ thống KSNB nhằm đối phó với rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP
Quân đội, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hệ
thống từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm đối phó với rủi ro
hoạt động sao cho phù hợp với ngân hàng này. Theo nghiên cứu của tác giả này thì sự
hạn chế của hệ thống KSNB thể hiện ở những điểm như nhà lãnh đạo chưa ý thức hết
tầm quan trọng của việc nhận dạng sự kiện rủi ro tiềm tàng, chưa xây dựng được các

chương trình đào tạo cho nhân viên một cách phù hợp, thông tin và truyền thông chưa
hiệu quả,…
Lê Thị Mỹ Trang (2013) “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại
ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Nghiên
cứu cho thấy hoạt động KSNB tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long còn một số điểm hạn chế có thể kể đến như: hạn chế trong quy
trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin
chưa tương thích, chưa xây dựng được đầy đủ và hiệu quả các kênh thông tin bên trong


6

và bên ngoài ngân hàng, bộ phận kiểm toán nội bộ chưa làm tốt chức năng của mình…
đồng thời tác giả này cũng chỉ ra, sở dĩ để tồn tại những hạn chế vừa nêu chủ yếu xuất
phát từ các nguyên nhân như: các nhà quản lý thiếu kiến thức về lượng hóa rủi ro trong
hoạt động ngân hàng cũng như các kiến thức liên quan đến KSNB, ngân hàng đã thực
hiện mở rộng mạng lưới chi nhánh quá nhanh mà chưa kịp đào tạo, bố trí đội ngũ nhân
viên quản lý cho phù hợp; truyền thông không hiệu quả nên sự phối hợp giữa các
phòng ban, bộ phận rất kém, các nghiệp vụ quan trọng chưa được xây dựng quy trình
thực hiện một cách đầy đủ, bao quát,…
Trần Dũng Khôi Nguyên (2013) “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại NHTM cổ
phần Sài Gòn Thương Tín”. Nghiên cứu góp phần trình bày cơ sở lý thuyết và các
nguyên tắc đánh giá hệ thống KSNB trong ngân hàng được ban hành bởi ủy ban Basel.
Tiếp đó nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại NHTM cổ phần
Sài Gòn Thương Tín, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại ngân
hàng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy những hạn chế của ngân hàng chủ yếu xuất
phát từ những lý do như: Hội đồng quản trị chưa giám sát hoạt động của ngân hàng
một cách sát sao; ban kiểm soát thiếu kiên quyết trong các chỉ đạo, không kịp thời phát
hiện những vi phạm liên quan đến các khoản cho vay, các khoản đầu tư rủi ro cao; xây
dựng và sử dụng chính sách kế toán mà nhà nước chưa thông qua…Từ đó cần thiết

phải áp dụng các nguyên tắc Basel nhằm góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB ngân hàng.
Trần Thị Quanh (2014) “Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động tín
dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Luận văn góp phần hệ
thống cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và vai trò của hệ thống KSNB đối với
hoạt động tín dụng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những ưu điểm, cũng như hạn chế của
hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh
Bình Định; căn cứ vào thực trạng này, tác giả đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng này.


7

Kết quả nghiên cứu cho thấy còn nhiều hạn chế bởi những nguyên nhân như: một bộ
phận nhân viên tín dụng yếu về năng lực và kém về phẩm chất đạo đức, không tuân thủ
đúng và đủ quy trình cấp tín dụng, đặc biệt là trong công tác thu thập thông tin khách
hàng, quá lạm dụng vào tài sản đảm bảo của khách hàng mà không xem xét kế hoạch
kinh doanh, mục đích vay vốn của khách hàng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
hoạt động tín dụng chưa cao,…


Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ

thống KSNB tại các NHTM:
Hồ Tuấn Vũ (2016) với nghiên cứu “The Research of Factors Affecting the
Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banks-empirical Evidence
in Viet Nam”. Tạm dịch “Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ
thống KSNB trong các NHTM - bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. Tác giả đã
thực hiện nghiên cứu trên 37 NHTM Việt Nam, sử dụng phương pháp phỏng vấn các
chuyên gia kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng để đạt được các mục tiêu

nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
hệ thống KSNB trong các NHTM tại Việt Nam đó là: môi trường kiểm soát, đánh giá
rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, thể chế chính trị và lợi
ích nhóm. Mặc dù kết quả nghiên cứu giải quyết được các mục tiêu đặt ra, tuy nhiên
cũng còn tồn tại những hạn chế liên quan đến cơ sở lý thuyết sử dụng cho nghiên cứu
(tác giả này giải thích nguyên nhân là do sự đa dạng của lý thuyết KSNB), mô hình
nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả của hệ thống KSNB trong các NHTM
chỉ phù hợp ở mức 70.9% như vậy còn 29.1% sự thay đổi là do các nhân tố khác quyết
định chưa được đề cập trong nghiên cứu này, cùng với những hạn chế khác liên quan
đến kích thước mẫu, không gian nghiên cứu…Cụ thể kết quả nghiên cứu được thể hiện
trong mô hình sau:


8
Môi trường kiểm soát ( = 0.088)
Đánh giá rủi ro ( =0.377 )
Hoạt động kiểm soát ( = 0.322 )
Thông tin truyền thông ( =0.154)

Sự hữu hiệu
của hệ thống
KSNB

Giám sát ( = 0.120)
Thể chế chính trị ( = 0.145)

(R2 hiệu chỉnh

= 70.9)


Lợi ích nhóm ( = - 0.038)

Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016)
Võ Thị Hồng Vi (2017) “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Nghiên cứu được
thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu gồm: xác định và đo lường mức độ tác động
các nhân tố đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu hỗn hợp, trong đó nghiên cứu định tính góp phần xác định các nhân tố ảnh
hưởng và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết mục tiêu đo lường mức
độ tác động của các nhân tố. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng tồn tại những hạn chế đó
liên quan đến số lượng mẫu và chỉ thực thiện khảo sát với các NHTM Việt Nam trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận nên tính tổng quát của đề tài chưa cao, có thể mở rộng tính
tổng quát bằng cách không chỉ khảo sát NHTM, mà còn khảo sát ngân hàng nước
ngoài,... Kết quả nghiên cứu này được trình bày theo mô hình dưới đây:


9
Môi trường kiểm soát (=0.437)

Sự hữu hiệu

Đánh giá rủi ro (=0.249)

của HTKSNB
tại các NHTM
Hoạt động kiểm soát (=0.318)

Việt Nam trên
địa bàn tỉnh


Thông

tin



truyền

thông

(=0.371)

Bình Thuận

(R2 hiệu chỉnh
= 0.864)

Giám sát (=0.291)

Thể chế chính trị (=0.269)

Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Hồng Vi (2017)
1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài


Các nghiên cứu liên quan giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ:
Faudziah Hanim Fadzil, Hasnah Haron, Muhamad Jantan, (2005) “Internal

auditing practices and internal control system”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả

lời các câu hỏi nghiên cứu như: bộ phận kiểm toán nội bộ của các công ty Malaysia có
tuân thủ các Tiêu chuẩn về Thực hành Chuyên nghiệp của Kiểm toán viên Nội bộ IIA
(2000) hay không; bộ phận kiểm toán nội bộ tuân thủ SPPIA có ảnh hưởng đến chất
lượng của hệ thống KSNB của công ty hay không. Phương pháp nghiên cứu phân tích
mô tả và suy luận. Kết quả cho thấy bộ phận kiểm toán nội bộ tuân thủ SPPIA có ảnh
hưởng tích cực đến chất lượng của hệ thống KSNB của công ty. Cụ thể các tác giả đã
giải thích rằng các đặc tính liên quan đến quản lý bộ phận kiểm toán nội bộ (như: trình
độ chuyên môn, tính khách quan trong các đánh giá) ảnh hưởng đáng kể đến thành
phần giám sát của hệ thống KSNB. Phạm vi công việc và hiệu suất của công việc kiểm


10

toán ảnh hưởng đáng kể đến khía cạnh thông tin và truyền thông của hệ thống KSNB.
Hiệu suất công việc, trình độ chuyên môn và tính khách quan của kiểm toán nội bộ ảnh
hưởng đáng kể đến khía cạnh môi trường kiểm soát của hệ thống KSNB. Hiệu suất
công việc, chương trình kiểm toán và báo cáo kiểm toán ảnh hưởng đáng kể đến khía
cạnh đánh giá rủi ro của hệ thống KSNB. Cuối cùng, hiệu suất của công việc kiểm toán
và báo cáo kiểm toán ảnh hưởng đáng kể đến khía cạnh hoạt động kiểm soát của hệ
thống KSNB.
Karagiorgos, T., Drogalas, G. and Dimou, A. (2008) “Effectiveness of internal
control system in the Greek Bank Sector”. Nghiên cứu này được thực hiện trong bối
cảnh toàn cầu hóa của nền kinh tế, tiến bộ công nghệ, phức tạp của kinh doanh và sự
gia tăng trong gian lận báo cáo tài chính, từ đó đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên
cứu, học giả trong thực hiện các nghiên cứu về KSNB và kiểm toán nội bộ nhằm kiểm
soát gian lận BCTC. Thêm nữa, trong khoảng thời gian nghiên cứu, thị trường vốn đã
chứng kiến nhiều công cụ tài chính mới và nhiều ngân hàng mới ra đời, làm cho các
giao dịch và hoạt động trở nên phức tạp hơn. Trong bối cảnh đó, kiểm toán nội bộ phải
được thực hiện trên cơ sở pháp luật và các quy định, các chính sách và nghị định của
nhà nước cũng như các quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động của các ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong việc đảm bảo
hoạt động an toàn và lành mạnh cho các tổ chức tín dụng. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng tất cả các thành phần của KSNB là rất quan trọng và góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh,mang lại thành công cho các ngân hàng. Phương pháp
nghiên cứu định lượng được sử dụng với dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua
bảng câu hỏi khảo sát gửi đến 450 nhân viên ngân hàng, kết quả thu về 100 bảng trả lời
hợp lệ (tương ứng tỷ lệ 22%), đồng thời n =100 là kích thước mẫu nghiên cứu chính
thức của nghiên cứu này.


11



Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ

thống KSNB tại các ngân hàng:
Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009) đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên
mẫu nghiên cứu gồm các nước thành viên khu vực (RMC) tập trung vào Uganda ở
Đông Phi của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AFDB) thực hiện. Kết quả cho
thấy tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị này còn nhiều hạn chế mà nguyên
nhân chủ yếu xuất phát từ những yếu kém các thành phần thuộc hệ thống KSNB.
Nghiên cứu xác định các thành phần của hệ thống KSNB như các biến độc lập (bổ
sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT, tính hữu hiệu của KSNB là biến phụ
thuộc, quyền hạn và mối quan hệ làm việc như là biến kiểm soát. Theo tác giả này, sự
hiện diện và hoạt động đầy đủ, hữu hiệu của tất cả các thành phần của các biến độc lập
đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này
được thể hiện như sau:

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Ủy

quyền

quyền

Hoạt động kiểm soát
Sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB

Thông tin truyền thông

Giám sát
Công nghệ thông tin

Mục tiêu

Mối quan hệ làm
việc

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Angella & Eno L. Inanga (2009)
Charles, E.I. (2011) với nghiên cứu “Evaluation of internal control system of
banks in Nigeria”. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại các ngân hàng Nigeria, đồng thời nghiên cứu việc thiết lập KSNB hữu
hiệu cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của BCTC và tuân thủ các luật



×