Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (MELASMA) tại bệnh viện da liễu đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
______________

TẠ THỊ KIỀU OANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI)
CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA)
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
______________

TẠ THỊ KIỀU OANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI)
CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA)
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN (QTLVSK)
Mã số

: 8310105



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THANH LOAN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Các yếu tố ảnh hưởng lên Chất lượng cuộc sống
da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (MELASMA) tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai” do
TS. Lê Thanh Loan hướng dẫn, là quá trình nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu, kết quả
trong luận văn là rõ ràng, minh bạch.
Hồ Chí Minh, ngày 16/04/2019
Người thực hiện luận văn

Tạ Thị Kiều Oanh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DLQI

Chỉ số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân da liễu - Dermatology Quality of Life Index

HQ

Hydroquinone

MASI


Chỉ số mức độ nặng của bệnh

OLS

Hồi quy tuyến tính

TTO

Thỏa thuận thời gian - Time Trade-Off

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

WTP

Mức sẵn lòng trả tiền-Willing to Pay


MỤC LỤC
LỜI CiAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTii
MỤC LỤCiii
DANH MỤC BẢNGv
DANH MỤC HÌNHvi
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.6. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 5
Tóm tắt chương............................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ....................... 7
2.1. Cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan ........................................................ 7
2.1.1. Chất lượng cuộc sống .................................................................................... 7
2.1.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống ..................................................................... 8
2.2. Bệnh nám da và những ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống của bệnh nhân ...... 13
2.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ............................................................ 13
2.2.2. Ảnh hưởng của bệnh nám lên cuộc sống của người bệnh ........................... 16
2.3. Tổng quan về tình hình khám chữa bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng
Nai ............................................................................................................................. 17
2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài .................................................... 18
Tóm tắt chương.......................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 22
3.1. Khung phân tích ................................................................................................. 22


3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25
3.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan ......................... 25
3.2.2. Nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da .................................. 25
3.2.3. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da 27
3.2.4. Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu ................................................... 32
3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 33

3.4. Dữ liệu ................................................................................................................ 35
Tóm tắt chương.......................................................................................................... 37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 38
4.1. Đánh giá tình hình bệnh và điều trị bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng
Nai ............................................................................................................................. 38
4.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện
Da liễu Đồng Nai ................................................................................................... 38
4.1.2. Phương pháp điều trị và phòng bệnh nám da tại Bệnh viện da liễu Đồng
Nai ......................................................................................................................... 39
4.1.3. Thực trạng bệnh và điều trị bệnh nám da tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai . 41
4.2. Đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da
liễu Đồng Nai............................................................................................................. 44
4.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống da liễu của bệnh nhân nám da đang điều trị tại
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số TTO và WTP ............................. 47
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da
tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai ................................................................................ 54
Tóm tắt chương.......................................................................................................... 58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 59
5.1. Kết luận............................................................................................................... 59
5.2. Đề xuất ................................................................................................................ 61
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu mới ..................................................................... 62
Tóm tắt chương.......................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO64
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Các chỉ tiêu dung trong xây dựng chỉ số DLQI ........................................... 30
Bảng 3. 2: Danh sách các biến trong mô hình ............................................................... 34
Bảng 4. 1: Mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại

Bệnh viện Da liễu Đồng Nai ......................................................................................... 38
Bảng 4. 2: Mô tả các đặc điểm liên quan đến thực trạng bệnh và chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân nám da tại Bệnh viên Da liễu Đồng Nai................................................ 43
Bảng 4. 3: Chỉ số mức độ nặng của vùng nám da MASI phân theo các nhóm đối tượng .... 44
Bảng 4. 4: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với chỉ số chất
lượng cuộc sống da liễu DLQI ...................................................................................... 47
Bảng 4. 5: Mô tả chung về chỉ số DLQI........................................................................ 48
Bảng 4. 6: Bảng chỉ số DLQI phân theo các nhóm đối tượng ...................................... 49
Bảng 4. 7: Tương quan Spearman giữa chỉ số DLQI, WTP, TTY và TTD ................. 52
Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy tuyến tính OLS .................................................................. 56


DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1: Khung phân tích ...................................................................................... 24
Hình 4. 1: Lý do mắc bệnh nám da của người bệnh tại phòng khám da liễu của bệnh
viên Da liễu tỉnh Đồng Nai .......................................................................... 41
Hình 4. 2: Các phương pháp điều trị nám chính đang được người bệnh sử dụng......... 41
Hình 4. 3: Mức độ ảnh hưởng của bệnh nám đối với cuộc sống của người bệnh ......... 42
Hình 4. 4: Chỉ số MASI về mức độ nặng của bệnh nám da phân theo tình trạng hôn
nhân và nhóm tuổi của người bệnh .............................................................. 45
Hình 4. 5: Chỉ số mức độ nặng MASI của bênh nám theo mức WTP và theo nhóm tuổi
của người bệnh ............................................................................................. 46
Hình 4. 6: Chỉ số mức độ nặng của bệnh phân theo tình trạng nghề nghiệp và hôn nhân
của người bệnh nám ..................................................................................... 46
Hình 4. 7: Chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI phân theo tình trạng hôn nhân và
nhóm theo nhóm tuổi của người bệnh nám .................................................. 50
Hình 4. 8: Chỉ số chất lượng cuộc sống bệnh da liệu DLQI phân thep mức WTP và
theo nhóm tuổi ............................................................................................. 50
Hình 4. 9: Chỉ số chất lượng cuộc sống bênh da liễu DLQI phân theo tình trạng nghề
nghiệp và tình trạng hôn nhân của người bệnh nám da ............................... 51



Tiêu đề:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI) CỦA BỆNH NHÂN NÁM
(MELASMA) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI
Nội dung tóm tắt:
Nám da là một rối loạn tăng sắc tố phổ biến gây tổn thương nặng nề về mặt tinh
thần làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ
nữ. Do đó, việc nghiên cứu để hiểu rõ tình trạng bệnh và những yếu tố có ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh để nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống họ
là một trong những ưu tiên cần xem xét trong hỗ trợ điều trị thành công bệnh nám, góp
phần làm giảm tỷ lệ nám da trong dân số và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống một
cách toàn diện đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cải thiện
chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu thực hiện đánh giá thời điểm khảo sát năm 2018 trên các đối tượng
là bệnh nhân bị nám da và đang điều trị tại Bệnh viện da liễu Đông Nai, bằng cách áp
dụng mô hình hồi quy đa biến OLS và tương quan Spearman trong kinh tế lượng để
đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nám da
đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua hai phương thức đo lường chất
lượng cuộc sống dựa trên sở thích WTP và TTO.
Kết quả cho thấy, các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức độ nặng,
vị trí sang thương, thời gian bệnh, nguyên nhân gây bệnh…có gây ảnh hưởng đáng kể
lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám thông qua hai phép đo lường dựa trên sở
thích là TTO và WTP. Việc đo lường chất lượng cuộc sống qua chỉ số chất lượng cuộc
sống da liễu cho thấy những ảnh hưởng lên đời sống đặc biệt liên quan đến công việc,
nhu cầu làm đẹp, mối quan hệ xã hội và nhu cầu tình dục đều bị đánh giá mức ảnh
hưởng nghiêm trọng hơn so với các mặt khác trong cuộc sống.
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống; Chất lượng cuộc sống da liễu; bệnh nám da; WTP;

TTO


Title:
FACTORS AFFECTING THE DERMATOLOGY LIFE QUALITY INDEX
(DLQI) OF THE MELASMA AT DONG NAI DERMATOLOGY HOSPITAL
Abstract:
Melasma is a common hyperpigmentation disorder that severely hurts mentally
and significantly affects the quality of life of patients, especially women. Therefore,
research to understand disease status and factors affecting the quality of life of patients
to improve their quality of life is one of the priorities to consider in supporting
treatment. Success in melasma, contributing to reducing melasma in the population
and thereby improving the quality of life comprehensively plays an important role in
the field of health care and improving quality of life.
The study conducted an assessment of the 2018 survey time on subjects such as
melasma and being treated at the Dong Nai Dermatology Hospital, by applying the
OLS multivariate regression model and Spearman correlation in econometrics to
assess the effect of factors related to the clinical characteristics of melasma on the
quality of life of patients through two methods of measuring quality of life based on
WTP and TTO .
The results showed that factors such as age, sex, education level, severity, the
location of the injury, duration of disease, causes of disease ... have a significant effect
on the quality of life of the Melasma through two interest-based measurements of TTO
and WTP. Measuring the quality of life through the quality of life index of
Dermatology shows that the effects on special life related to work, beauty needs, social
relationships, and sex demands are evaluated more serious than other aspects of life.
Keywords: Quality of life; Quality of dermatological life; Melisma; WTP; TTO


1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nám da là một rối loạn tăng sắc tố phổ biến biểu hiện như các vệt tăng sắc tố
đối xứng trên mặt với diễn tiến mạn tính, phần đông trường hợp ít gây ra đau đớn về
mặt thể xác và không gây tử vong, nhưng bệnh lại gây tổn thương nặng nề về mặt tinh
thần làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ
nữ. Nám da cũng có thể xảy ra ở nam giới, mặc dù ít phổ biến hơn (Bagherani và cộng
sự, 2015). Theo thống kê của Bộ y tế năm 2018 cho thấy phần đông phụ nữ Việt Nam
đều gặp phải tình trạng nám da trên mặt, tỷ lệ này chiếm khoảng 40% dân số nữ trong
những năm trước 2010, nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ này ngày càng tăng cao
lên đến 60-75% tổng dân số nữ cả nước (Bộ Y tế, 2018). Theo thống kê ở bệnh viện
Da liễu Đồng Nai năm 2001, số bệnh nhân nám da đến khám chiếm tỉ lệ 3.45%, đứng
hàng thứ tư sau chàm, mụn trứng cá, mề đay (Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, 2018).
Có thể thấy, cùng với diễn tiến biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng
khí quyển và tính chất nghề nghiệp trong đời sống hiện đại đã khiến con người ngày
càng phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời – một trong những nguyên nhân chính
gây nám da mà chủ yếu là trên khuôn mặt của người phụ nữ. Thêm vào đó, sự bùng nổ
về dân số dẫn đến tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng tăng theo. Theo Rathore và
cộng sự (2011) sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ sinh sản cũng là nguyên nhân gây
bệnh, tỷ lệ hiện nhiễm trong thai kỳ là khoảng 50-70%. Như vậy, trong điều kiện sống
hiện đại, ngày càng có nhiều nguyên nhân trực tiếp và dễ dàng gây ra tình trạng nám
trên da. Sự tổn thương nặng nề về mặt tinh thần là yếu tố rất quan trọng gây đảo lộn
làm giảm thấp chất lượng sống của người bệnh thông qua ảnh hưởng đến công việc,
các hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao và các mối quan hệ trong xã hội.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra hậu quả xấu của tình trạng nám gây ra khiến cho người
bệnh mất tự tin vào diện mạo, làm ảnh hưởng đến công việc của họ, có thể dẫn đến
tình trạng trầm cảm, tự ti, tiếp đến dẫn tới kém giao thiệp trong cuộc sống. Làm giảm
đi vốn xã hội của người bệnh và dẫn tới giảm thu nhập, khiến cuộc sống của nhiều
người bệnh rơi vào bế tắc (Leeyaphan và cộng sự, 2011; Handel và cộng sự, 2014). Rõ

ràng, bệnh nám da có ảnh hưởng tiêu cực trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống như
trong công việc học tập, nghề nghiệp, các mối quan hệ xã hội, đời sống tình dục và
cuộc sống gia đình của bệnh nhân.


2
Việc nghiên cứu để hiểu rõ tình trạng bệnh và những yếu tố có ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh để nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống họ là
một trong những ưu tiên cần xem xét trong hỗ trợ điều trị thành công bệnh nám, góp
phần làm giảm tỷ lệ nám da trong dân số và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống một
cách toàn diện đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cải thiện
chất lượng cuộc sống. Thực vậy, Elkinton (1966) lần đầu nhắc đến việc đánh giá chất
lượng cuộc sống của người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong y đức lao động.
Rằng, điều gì tạo nên chất lượng cuộc sống cho một bệnh nhân và con đường trị liệu
cho người bệnh thường rất khó để đánh giá và điều này phải nằm trong ý thức của bác
sĩ. Dĩ nhiên để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh là một nan đề khó, nhiều
nghiên cứu đã xây dựng các công cụ, phương pháp nhằm đánh giá và đo lường. Gần
đây, trong các nghiên cứu về hiệu quả y học việc sử dụng phương pháp đo lường WTP
và TTO là một trong những phương pháp đo lường thường được các nghiên cứu sử
dụng để nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thường được đánh giá
là mang lại hiệu quả cao (Buckingham & Devlin, 2006; Guo và cộng sự, 2017;
Lundberg và cộng sự 1999).
Ở Việt Nam cũng có các nghiên cứu được thực hiện liên quan đến bệnh nám da;
tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu nói trên chỉ khảo sát về các yếu tố dịch tễ, các yếu
tố thuận lợi, lâm sàng và đánh giá kết quả các phương pháp điều trị của bệnh nám da
như của Trương Thị Mộng Thường và cộng sự năm 2012 và chưa có nghiên cứu nào
đánh giá về ảnh hưởng của nám da lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Như vậy, nghiên cứu này tập trung “Các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng
cuộc sống da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (Melasma) tại bệnh viện Da liễu
Đồng Nai” được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh nám da đối với

chất lượng cuộc sống, mức sẵn lòng chi trả của bệnh nhân cũng như khảo sát những
yếu tố góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm nặng nề hơn
để giúp cải thiện phần nào tình trạng sức khoẻ, xoá bỏ những mặc cảm và nâng cao
chất lượng cuộc sống của người bệnh trong tương lai.


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đến khám và điều trị
tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung, những mục tiêu cụ thể hơn gồm:
Mục tiêu 1: Đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da của các bệnh nhân đang
điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai.
Mục tiêu 2: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang điều trị
tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số về thời gian điều trị (TTO) và
mức sẵn lòng trả (WTP).
Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân nám da điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để cụ thể hóa các mục tiêu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Mức độ nặng của bệnh nám da của các bệnh nhân đang điều trị tại
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai như thế nào?
Thứ hai: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh
viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số TTO và WTP như thế nào?
Thứ ba: Những nhân tố nào tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
nám da điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các bệnh nhân nám da đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Đồng
Nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018 hội đủ tiêu chuẩn sau:
- Bệnh nhân ≥ 18 tuổi.
- Điều trị liên tục theo phác đồ chuẩn của Bộ Y tế mà bác sĩ đưa ra trên 3 tháng.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu và có hồ sơ bệnh án tại bệnh viện.


4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các vấn đề sau: đánh giá mức độ nặng
của bệnh nám da thông qua chỉ số mức độ nặng của vùng nám MASI; đánh giá chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân da liễu thông qua chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu
DLQI và qua các phép đo lường dựa trên sở thích gồm mức sẵn lòng chi trả cả về thời
gian - TTO và tiền bạc - WTP cho việc chữa trị của bệnh nhân tại bệnh viện Da liễu
Đồng Nai; và cuối cùng tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân nám da đang chữa trị tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai.
Về không gian: Nghiên cứu thực hiện đối với các bệnh nhân nám đến khám và
điều trị tại khoa Da liễu của bệnh viện Da liễu Đồng nai.
Về thời gian: Các số liệu thứ cấp phân tích trong nghiên cứu được thu thập
trong 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập tại thời điểm từ
tháng 10/2017 đến tháng 12/2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính.
Trong đó, phương pháp định lượng được áp dụng thông qua các chỉ số Chất lượng
Cuộc sống Da liễu (DLQI), đo lường dựa trên sở thích gồm phương thức Mức sẵn lòng
chi trả - Willingness To Pay (WTP) và phương thức Thời gian đánh đổi - Time TradeOff (TTO), Chỉ số mức độ nghiêm trọng của vùng nám da (MASI) bằng cách áp dụng
mô hình hồi quy đa biến OLS và tương quan Spearman trong kinh tế lượng để đánh
giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nám da đối
với chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua hai phương thức đo lường chất
lượng cuộc sống dựa trên sở thích WTP và TTO, cũng như xác định mối tương quan

giữa chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI và chỉ số mức độ nặng của vùng nám
da MASI và các chỉ số liên quan đến WTP và TTO. Còn phương pháp nghiên cứu định
tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu để giải thích rõ hơn kết quả nghiên cứu định
lượng và đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng điều trị bệnh nám của
bệnh viện.


5
1.6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu. Chương này giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; mục tiêu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Chương 2 trình bày lý
thuyết về bệnh nám da, thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia
đình; các phương pháp đánh giá tình trạng da liễu và các chỉ số đánh giá tài chính;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này gồm khung nghiên cứu, mô
hình nghiên cứu; tổng quan mô hình chạy dữ liệu; các chỉ tiêu đo lường các khái niệm
nghiên cứu; bảng câu hỏi, thiết kế nghiên cứu, mô tả dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ
liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 4 giới thiệu phạm vi
nghiên cứu; đánh giá mức động nặng của bệnh nám da; đánh giá chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân nám da và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân nám da thông qua các phép đo mức sẵn lòng chi trả (WTP) và thời gian
bỏ ra (TTO) của bệnh nhân nám cho việc điều trị theo phác đồ tại bệnh viện, thảo luận
kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả
nghiên cứu; đề xuất các kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của khoa Da liễu
cho việc điều trị bệnh nám hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn, nâng cao nhận thức
của bệnh nhân trong việc phòng tránh cũng như bảo vệ da trước khi bị nám.



6
Tóm tắt chương
Chương 1 đã trình bày tổng quan về việc giới thiệu toàn bộ nội dung nghiên
cứu được thực hiện trong bài bao gồm các nội dung về sự cần thiết của vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, các đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
chính sẽ sử dụng cũng như trình bày vắn tắt bố cục của toàn bộ nghiên cứu. Chương
tiếp theo sẽ trình bày tổng quan các cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực
nghiệm đã nghiên cứu trước đó có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu này.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan
2.1.1. Chất lượng cuộc sống
Trước Công nguyên, Aristotle đã định nghĩa “chất lượng cuộc sống” là một
“cuộc sống tốt” hoặc “công việc trôi chảy” (Rapley, 2003). Mặc dù khái niệm chất
lượng cuộc sống đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất toàn cầu cho khái niệm này (Rapley, 2003).
Tuy vậy, đến những năm 1960, thuật ngữ “Chất lượng cuộc sống” đã được giới
thiệu lần dầu trong các tài liệu y khoa và ngày càng được sử dụng phổ biến và từ năm
1975 đến nay, thuật ngữ chất lượng cuộc sống được giới thiệu như một từ khóa trong
cơ sở dữ liệu y học (Post, 2014). Mô tả về chất lượng cuộc sống trong y khoa được
Elkinton (1966) giới thiệu trong bài xã luận thuộc kỷ yếu Nội khoa của mình như một
điều mà mọi bác sĩ đều phải nắm trong ý thức của mình. Rằng chất lượng cuộc sống
của người bệnh không chỉ liên quan đến sự toàn vẹn về thể chất mà còn cần đến cả sự
toàn vẹn về đời sống tinh thần. Tuy nhiên, theo Nhóm nghiên cứu về chất lượng cuộc
sống thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHOQOL-Group) năm 1995 thì Chất lượng cuộc
sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa

và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến các mục đích, nguyện vọng,
tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ (WHO, 1997).
Mặc dù, có nhiều quan điểm khác nhau để định nghĩa về chất lượng cuộc sống,
nhưng sử dụng định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới là một mô tả tốt nhất về chất
lượng cuộc sống trong y học, được phần lớn các nhà khoa học sức khỏe hay xã hội học
áp dụng. Việc áp dụng định nghĩa này thường được áp dụng để đo lường và đánh giá
chất lượng cuộc sống của người bệnh, ít nhất 3 chiều trong định nghĩa đã được sử
dụng để mô tả và đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh gồm: chức năng thể
chất, trạng thái tinh thần và khả năng tham gia vào các tương xã hội thông thường
(Post, 2014).


8
2.1.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất cần thiết, không chỉ phản ánh
tác động của bệnh đến cuộc sống của bệnh nhân mà còn giúp đánh giá hiệu quả của
một can thiệp một cách rõ ràng. Vì vậy, đánh giá chất lượng cuộc sống cần được coi là
đánh giá đầu ra quan trọng trong các thử nghiệm đối với việc điều trị bệnh.
Hầu hết các nghiên cứu đều áp định nghĩa về chất lượng cuộc sống của WHO
vào đo lường đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh, rằng chất lượng cuộc
sống liên quan đến sức khỏe nói chung được coi là cấu trúc nhiều chiều bao gồm sức
khỏe thể lực, sức khỏe tâm trí, chức năng xã hội và toàn trạng nói chung (WHO,
1997). Một trong số đó là quan niệm của Lawton là có ảnh hưởng nhiều nhất. Ông đã
đưa ra khung khái niệm về chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi bao gồm bốn lĩnh
vực quan trọng: năng lực nhận thức, thể trạng tâm trí, môi trường khách quan, nhận
thức về chất lượng cuộc sống (Lawton, 1991). Theo cách tương tự Karnofsky &
Burchenal (1949) đã phác thảo việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung
thư qua những khía cạnh như tình trạng bệnh, thời gian thuyên giảm bệnh, kéo dài
cuộc sống, thái độ chủ quan, tâm trạng của người bệnh, cảm giác hạnh phúc chung…,
đây cũng chính là các tiêu chí được cân nhắc trong việc xây dựng đánh giá chất lượng

cuộc sống của người bệnh (Post, 2014).
Spitzer (1981) đã xây dựng riêng một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống
của người bệnh trong nghiên cứu của mình và đặt tên cho bộ chỉ số này là Chỉ số chất
lượng cuộc sống (QOL) Spitzer. Bộ chỉ số này dựa trên khái niệm rằng các việc đo
lường QOL nên bao gồm có chức năng vật lý, xã hội và cảm xúc; thái độ đối với bệnh
tật; đặc điểm cá nhân của bệnh nhân; các tương tác gia đình; và chi phí cho bệnh tật và
các hoạt động liên quan khác như tự chăm sóc, sức khỏe nói chung, hỗ trợ xã hội và
các quan điểm về cuộc sống (thông thường những chỉ số này được thiết kế bởi chính
các bác sĩ) (Spitzer, 1981). Tóm lại, bộ chỉ số QOL Spitzer gồm 5 nhân tố chính: (1)
nhóm các hoạt động chính trong cuộc đời gồm làm việc, học tập, những yếu tố liên
quan đến nghề nghiệp; (2) nhóm những hoạt động cá nhân hàng ngày như ăn, ngủ,
nghỉ, vệ sinh cá nhân..; (3) nhóm các cảm nhận về sức khỏe, tình trạng bệnh của người
bệnh; (4) nhóm các yếu tố thuộc về sự hỗ trợ, ủng hộ từ xã hội, môi trường sống và (5)
là nhóm các tiêu chí thuộc về các hoạt động ngoài trời.


9
Đến năm 1987, trong hội nghị y học thế giới tại Bồ Đào Nha, Ware (1987) đã
đánh giá cao sự phổ biến ngày càng tăng của khái niệm QOL trong các tài liệu chăm
sóc sức khỏe và cho rằng chỉ số này làm gia tăng tính toàn diện của các biện pháp y tế.
Ông cho rằng, trong khi sức khỏe thường được xác định chủ yếu liên quan đến thể xác
như về cái chết và mức độ bệnh tật (nghĩa là bệnh tật), tuy nhiên khái niệm về sức
khỏe mới nên bao gồm việc mọi người hoạt động tốt như thế nào trong cuộc sống hàng
ngày và đánh giá cá nhân về sức khỏe của họ (Ware, 1987). Tuy nhiên khác với
Spitzer, Ware đưa ra một định nghĩa với nhiều giới hạn hơn khi đo đánh giá chất lượng
cuộc sống sức khỏe của một cá nhân. Ông ta cho rằng việc đo lường đánh giá chất
lượng cuộc sống cần được phân tích theo mục tiêu của hệ thống chăm sóc sức khỏe là
tối đa hóa sức khỏe một thành phần của chất lượng cuộc sống, cụ thể là tình trạng sức
khỏe. Và rõ ràng, kết quả sức khỏe cần được đo lường kỹ lưỡng.
Trong khi đó, trong tạp chí công bố thế giới, Torrance (1987) lần đầu áp dụng

chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống trong y khoa (HRQOL) để đánh giá chất lượng
cuộc sống của người bệnh. Theo Dijkers (2005), HRQOL là một phần mang của QOL,
phần này mang tính khách quan và đề cập đến các thành phần của QOL tập trung vào
hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi sức khỏe, bệnh tật, rối loạn, và chấn
thương (dấu hiệu, triệu chứng, tác dụng phụ của điều trị, hoạt động thể chất, nhận
thức, cảm xúc và xã hội, v.v.). Và như vậy HRQOL bị đánh giá là vậy trùng lặp với
khái niệm về tình trạng sức khỏe (Post, 2014).
Dù vậy, kể từ năm 1987, các thuật ngữ về sức khỏe, cảm nhận về sức khỏe, tình
trạng sức khỏe của người bệnh được nhiều nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng sử dụng
trong việc đánh giá sức khỏe của người bệnh qua các chỉ số đánh giá chất lượng cuộc
sống y khoa của họ. Hai bộ chỉ số phổ biến nhất thường được sử dụng là HRQOL và
QOL (Post, 2014). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này chưa có nghiên cứu nào
đánh giá toàn diện về sự phù hợp khi áp dụng các bộ tiêu chí QOL và HRQOL và đánh
giá chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mãi đến năm 2005, Dijkers mới đưa ra một
mô hình tổng thể đánh giá toàn diện về QOL và các khía cạnh của nó. Dijkers (2005)
cho rằng sự khác biệt của QOL nằm ở việc thực hiện giữa 3 nhóm chính: QOL là hạnh
phúc chủ quan (SWB), QOL là thành tích đạt được và QOL là tiện ích.


10
- Đánh giá chất lượng cuộc sống theo bệnh đặc thù
Đánh giá chất lượng cuộc sống theo bệnh đặc thù tập trung chủ yếu vào các mặt
chính liên quan đến bệnh đặc thù vì thế có thể đánh giá chính xác hơn tác động của
bệnh tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như phản ánh rõ hơn hiệu quả can
thiệp. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng cuộc sống của người
bệnh nám da, do vậy phần tiếp theo sẽ tiến hành phân tích, tổng quan các nghiên cứu
đánh giá chất lượng cuộc sống theo đặc thù bệnh nám da.
Rõ ràng, những người có thời gian rảnh rỗi nhiều hoặc tính chất công việc cần
yếu tố thẩm mỹ cao thường có ý thức chữa trị tốt hơn những người không đi làm. Hơn
nữa các thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng như thói quen sử dụng thuốc có thể ảnh

hưởng tới việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã
xem xét điều gì là quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da và
có thể làm thay đổi quá trình tăng sắc tố da cũng như những thay đổi hoàn cảnh sống
của bệnh nhân trong quá trình mắc bệnh (Cestari và cộng sự, 2006; Freitag và cộng
sự, 2008; Leeyaphan và cộng sự, 2011; Pollo và cộng sự, 2018). Điều này rất quan
trọng đối với chất lượng cuộc sống ở giai đoạn sớm ví dụ điều trị và phòng tránh với
chi phí thấp hơn, khả năng biến mất các đốm màu tối sẽ cao hơn. Thông qua việc đánh
giá chất lượng cuộc sống, bệnh nhân và người chăm sóc có thể nói lên can thiệp có tạo
ra sự khác biệt quan trọng trong cuộc sống của bệnh nhân không. Những đánh giá này
giúp các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rõ ràng hơn rằng điều trị nào được lựa chọn và
mang lại lợi ích lâm sàng một cách có ý nghĩa (Schiffner và cộng sự, 2002). Hơn nữa,
theo dõi những thay đổi về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể tìm ra những
biện pháp can thiệp mới giúp duy trì hoặc tăng cường chất lượng cuộc sống cho họ.
Trong đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da, nhiều bộ tiêu chí
được đã được đưa vào sử dụng. Một vài nghiên cứu không xây dựng riêng bộ chỉ số
nào việc đánh giá chất lượng đặc thù của bệnh này, mà coi đó là các đặc điểm lâm
sàng nghiên cứu riêng như nghiên cứu của Bleichrodta & Johannessonb năm 1997.
Những nghiên cứu này áp dụng trực tiếp các bộ tiêu chí đo lường chất lượng cuộc
sống của người bệnh nói chung như QOL và HQOL vào nghiên cứu đánh giá. Tuy
nhiên, để đánh giá sâu hơn, chi tiết và phù hợp hơn, nhiều nghiên cứu sau này đã dựa
trên các tiêu chí căn bản của bộ QOL để phát triển các tiêu chí phù hợp trong đánh giá


11
chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da với các bộ công cụ MeslasQoL,
SKINDEX (SKINDEX-16; SKINDEX-29), SF-36; VQ-Dermato như Cestari và cộng
sự năm 2006, hay Grob và cộng sự, 1999. Hoặc xây dựng riêng một bộ tiêu chí khác
đánh giá chung cho chất lượng đời sống da liễu của người bệnh, bộ này được gọi là chỉ
số chất lượng cuộc sống da liễu - DLQI như Finlay & Khan năm 1994 hay của
Leeyaphan và cộng sự năm 2011. Hơn thế, họ cũng phát triển đa dạng hơn các góc tiếp

cận khác nhau trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh qua nhiều chỉ
số khác như dựa trên các đo lường về sở thích như mức sẵn lòng trả -WTP và thời gian
đánh đổi -TTO như của Lundberg và cộng sự 1999.
Cụ thể, một số phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám
da phổ biến được sử dụng như bộ chỉ số
SF-36 lúc đầu do Ware & Sherbourne (1992) đề xuất. Gồm tám thang đo: hoạt
động thể chất (PF), thể chất vai trò (RP), đau cơ thể (HA), sức khỏe nói chung (GH),
sức sống (VT), chức năng xã hội (SF), vai trò tình cảm (RE), và sức khỏe tâm thần
(MH). Phân tích thành phần cho thấy có hai khái niệm riêng biệt được đo bằng SF-36
(Lins, 2016): một chiều liên quan đến vật lý, thể chẩt, được biểu thị bằng Tóm tắt
thành phần vật lý (PCS) và chiều kích tinh thần, được biểu thị bằng Tóm tắt thành
phần tinh thần (MCS).
DLQI là công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống da liễu nói chung được phát
triển bởi Finlay & Khan (1994). DLQI là một biện pháp đơn giản bệnh nhân hoàn
thành chính xác và nhanh chóng không có sự giám sát, nó có tiềm năng để giúp đỡ
trực tiếp được cho bác sĩ lâm sàng. DLQI cung cấp một thước đo kết quả có định
hướng và liên quan đến bệnh nhân trong đánh giá các liệu pháp mới và so sánh khác
nhau cách thức chăm sóc sức khỏe. DLQI cũng cung cấp một cách để được việc so
sánh tác động của các bệnh da khác nhau và so sánh tác động của các bệnh ngoài da
với các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Thông tin này có thể quan trọng để
thông báo ra quyết định liên quan đến phân bổ nguồn lực trong hệ thống chăm sóc y tế
và cho các mục đích chính trị trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của bệnh da.
Trong tư vấn lâm sàng trực tiếp cho phép bệnh nhân thể hiện các vấn đề trong cuộc
sống của họ gây ra bởi bệnh ngoài da của họ có thể tăng cường chất lượng chăm sóc
cung cấp.


12
SKINDEX do Chren và cộng sự (1996) phát triển gồm 61 tiêu chí được dùng
trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân đang điều trị các bệnh về

da. Sau đó, với mục tiêu phát triển một công cụ để đo lường toàn diện các tác động của
bệnh da đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và chúng tôi đã thiết kế cụ
thể để có thể phân biệt giữa các bệnh nhân với các tác động khác nhau và phát hiện
những thay đổi ở bệnh nhân theo thời gian, Chren (2012) đã phát triển công cụ này
thành hai bộ SKINDEX-16 và SKINDEX-29. Khi mà bộ SKINDEX-29 được thiết kế
bao gồm nhiều tiêu chí hơn, dài hơn và phù hợp hơn nếu mục tiêu của dự án là điều tra
và tìm hiểu tác động của một điều kiện nhất định đối với chất lượng cuộc sống. Ngoài
ra, vì SKINDEX-29 cũ hơn và được sử dụng rộng rãi hơn trong lâm sàng nghiên cứu,
điểm số điển hình của bệnh nhân khác nhau tình trạng da có sẵn rộng rãi và có thể
được so với những bệnh nhân mắc bệnh trong câu hỏi. Thì bộ công cụ SKINDEX-16
lại ngắn hơn, ít các tiêu chí hơn và tập trung hơn vào các tiêu chí liên quan đến tần suất
trải nghiệm, từ điều này, các nhà nghiên cứu có thể trực tiếp đánh giá hiệu quả hơn đối
với Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
VQ-Dermato là công cụ được phát triển bởi Grob và cộng sự (1999) từ bộ chỉ
số HRQoL dành riêng cho da liễu dựa trên khái niệm về rối loạn da mãn tính, bao gồm
28 mục đo lường một số thành phần thuộc bộ chỉ số QoL, cụ thể là: tự nhận thức, hoạt
động sống hàng ngày, trạng thái tâm trạng, hoạt động xã hội, hoạt động giải trí, hạn
chế do điều trị và khó chịu về thể chất.
MelasQoL do Balkrishnan và cộng sự (2003) phát triển từ việc tổng hợp bảy
câu hỏi từ bảng câu hỏi của bộ chỉ số chất lượng cuộc sống liên quan đến các bệnh về
da – SKINDEX-16.
Như vậy, vì mục đích nghiên cứu cũng như phù hợp với các đánh giá của người
bệnh, nghiên cứu lựa chọn sử dụng bộ tiêu chí DLQI cho việc nghiên cứu đo lường
chất lượng cuộc sống da liễu của người bệnh nám da.


13
2.2. Bệnh nám da và những ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống của bệnh nhân
2.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Nám da là một chứng rối loạn sắc tố phổ biến biểu hiện như các vệt và các vệt

tăng sắc tố đối xứng trên mặt hoặc bất kỳ vùng da nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí hay
gặp là vùng hở, đặc biệt là mặt, cổ, … ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của
người bệnh. Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với loại da
Fitzpatrick IV-VI, mặc dù tình trạng này cũng có thể xảy ra ở nam giới. Phơi nhiễm di
truyền, tiếp xúc với tia cực tím (UV), các yếu tố nội tiết tố như hormone giới tính nữ
và bệnh tuyến giáp, mang thai và các loại thuốc như phenytoin là các yếu tố nguy cơ
đã biết.
Trong thời gian gần đây, đã có những nghiên cứu làm sáng tỏ các yếu tố khác
có thể liên quan đến bệnh sinh của nám. Chúng bao gồm các yếu tố tăng trưởng mạch
máu khác nhau, các yếu tố di truyền, và vai trò của H19, tổng hợp nitric oxide
synthase (iNOS), và các gen điều biến đường dẫn WNT. Xác định các yếu tố này có
thể tạo thuận lợi cho việc phát triển các lựa chọn điều trị mới hơn cho nám.
Biểu hiện lâm sàng
- Sạm da do di truyền, bẩm sinh
Hội chứng LEOPARD nốt ruồi, bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau,
hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm và điếc.
Hội chứng PEUTZ-JEGHERS nốt ruồi ở môi dưới, các màng sắc tố xuất hiện
từ khi sinh ra, hoặc lúc còn nhỏ, các tổn thương trên da có thể dần biến mất nhưng các
tổn thương trong miệng thì không.
Tàn nhang: là các đốm màu nâu hoặc cà phê sữa, kích thước thường nhỏ hơn
0,5cm. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng bộc lộ với ánh sáng mặt trời và thường là
xuất hiện trước 3 tuổi. Khi đến tuổi dậy thì bệnh càng nặng và càng về mùa xuân hè
sạm da tăng lên, mùa thu đông có giảm đi.
Một số bệnh khác như:


14
+ Hội chứng CALM là những mảng màu cà phê sữa, nhợt đồng đều, rải rác, chu
vi rõ ràng, kích thước từ 2-20cm, xuất hiện rất sớm sau khi sinh ra, có xu hướng biến
mất khi trẻ lớn lên.

+ Bệnh BECKER: là một mảng màu nâu, kích thước từ vài cm đến rất lớn, ranh
giới rõ nhưng bờ không đều, hay xuất hiện ở vai, dưới vú hay sau lưng, ở vào tuổi 2030 thường bị nhiều hơn, nhất là thường xuất hiện sau khi phơi nắng nhiều.
+ Nhiều sắc tố đầu chi của NOLI xuất hiện vùng da tăng sắc tố lốm đốm xen
lẫn vùng mất sắc tố ở mu tay và mu chân. Có từ lúc bú mẹ hay trẻ nhỏ.
+ Tăng sắc tố dạng vùng đầu chi của Kitamura xuất hiện một mạng lưới tăng
sắc tố giống tàn nhang ở bàn tay. Tổn thương thường xuất hiện trước tuổi 20.
Ngoài ra còn một số bệnh khác như bớt Ota ở mặt, Ito, bớt vùng cổ gáy.
+ Bệnh nhiều sắc tố dầm dề xuất hiện ngay sau đẻ, bệnh ảnh hưởng đến nữ giới
và gây chết ở nam giới với 3 giai đoạn:
 Giai đoạn bọng nước, mụn nước xuất hiện khi đẻ hoặc sau đó 2 tuần
 Giai đoạn sần có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6.
 Giai đoạn nhiễm sắc tố: từ tuần thứ 12 đến 36, xuất hiện các mảng tăng
sắc tố màu nâu, màu sắc ngày càng tăng cho đến 2 tuổi sau đó giảm dần,
tinh thần chậm phát triển.
- Nám da do rối loạn chuyển hoá
 Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt
 Thoái hoá bột
- Nám da do rối loạn nội tiết
Bệnh Addison: với các dát màu nâu rải rác khắp toàn thân do tăng cường sản
xuất MSH và ACTH là hai hormon của tuyến yên. Mặc dù các dát sắc tố rải rác khắp
toàn thân nhưng phần nhiều tập trung ở cùng bộc lộ với ánh sáng.
Dát sắc tố trong thời kì mang thai Rất nhiều phụ nữ thời kỳ mang thai xuất hiện
các dát sắc tố: hay gặp nhất là ở vùng mặt, cổ, vú, vùng sinh dục ngoài, …
- Do hoá chất
 Dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban cố định nhiễm sắc


15
 Những hoá chất hay thuốc gây ra tăng sắc tố da thường là các hoá chất
có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những hoá chất này đóng

vai trò là chất cảm quang là tăng sắc tố da ở vùng bộc lộ ánh sáng.
- Do các yếu tố khác
Do dinh dưỡng mà nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là thiếu vitamin A, B12,
vitamin PP gặp chủ yếu ở vùng hở.
Yếu tố vật lý: rám nắng ở vùng có bộc lộ với ánh sáng mặt trời.
+ Tăng sắc tố sau viêm: có thể khu trú ở thượng bì, cũng có khi ở cả trung bì do
đại thực bào ăn sắc tố sau đó khu trú ở trung bì, vùng tăng sắc tố này có thể xảy ra sau
một viêm cấp hay mạn hay sau một đợt viêm nhiễm nấm hay lang beng.
+ Tăng sắc tố trong các khối u lành tính và ác tính
+ Tăng sắc tố trong bệnh hệ thống, bệnh lao, sốt rét, xơ cứng bì, …
Biểu hiện cận lâm sàng
- Xác định nám da khu trú ở thượng bì, trung bì hay cả hai sử dụng đèn Wood
trong buồng tối chiếu vào tổn thương tăng sắc tố nếu:
Nếu sắc tố tăng đậm hơn so với nhìn mắt thường là tăng sắc tố thượng bì.
Nếu sắc tố mờ đi hay không nhìn thấy là tăng sắc tố ở trung bì
Khi chiếu đèn Wood vào tổn thương mà có chỗ tăng sắc tố, có chỗ mờ đi là
tăng sắc tố ở cả thượng bì và trung bì. Hay còn gọi là tăng sắc tố hỗn hợp.
- Mô bệnh học:
Biết tính lượng tăng sắc tố thượng bì, trung bì, hay hỗn hợp, cũng như tình
trạng sắc tố và các điểm đặc trưng mô bệnh học cho mỗi một loại bệnh tăng sắc tố.
- Các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của tăng sắc tố
+ Bản đồ gen: phát hiện các đột biến gen gây bệnh
+ Xét nghiệm sinh hoá màu: phát hiện các rối loạn chuyển hoá, định lượng các
hormon.
+Siêu âm: phát hiện các bất thường nội tạng gây bệnh như teo tuyến thượng
thận, u tuyến giáp, …
+ Các xét nghiệm khác đặc hiệu cho từng bệnh.



×