Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tác động của các yếu tố rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN NGUY CƠ PHÁ
SẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN NGUY CƠ PHÁ
SẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính-ngân hàng (ngân hàng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế” Tác động của các yếu tố rủi ro tài
chính đến nguy cơ phá sản ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng bản thân và được sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Thị
Hồng. Các dữ liệu , nội dung và kết quả nghiên cứu đều trung thực, chính xác, các
nhận định, nội dung trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau đều có nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Phương Quyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT-ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

1.5.

Kết cấu luận văn ............................................................................................3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YÊU TỐ
RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN NGUY CƠ PHÁ SẢN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI..........................................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý thuyết về khả năng phá sản của ngân hàng .....................................5

2.1.1.

Khái niệm về nguy cơ phá sản ngân hàng ..............................................5

2.1.2.

Các dấu hiệu cho thấy ngân hàng có nguy cơ dẫn đến phá sản ngân

hàng


.................................................................................................................5

2.1.3.

Nguyên nhân dẫn đến phá sản ngân hàng ...............................................8

2.1.3.1. Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng ......................................................8
2.1.3.2. Nguyên nhân bên trong ngân hàng ......................................................9
2.1.4.

Tác động của phá sản ngân hàng ..........................................................10

2.1.4.1. Tích cực..............................................................................................10
2.1.4.2. Tiêu cực..............................................................................................10
2.2.

Các yếu tố rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân

hàng thương mại ....................................................................................................11
2.2.1.

Khái niệm rủi ro ....................................................................................11


2.2.2.

Một số loại rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

thương mại ..........................................................................................................12
2.2.2.1. Rủi ro tín dụng ...................................................................................12

2.2.2.2. Rủi ro thanh khoản .............................................................................13
2.2.2.3. Rủi ro lãi suất .....................................................................................15
2.2.3.

Một vài chỉ số đo lường rủi ro phá sản ngân hàng ...............................15

2.2.3.1. Chỉ số Z-score của E.I.Altaman 1968 ................................................15
2.2.3.2. Chỉ số Z-score theo Roy ....................................................................16
2.3.

Ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến khả năng phá sản của ngân hàng ........17

2.3.1.

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ..............................................................17

2.3.2.

Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản .......................................................18

2.3.3.

Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất ...............................................................18

2.4.

Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của ngân hàng thương

mại


19

2.5.

Lược khảo các nghiên cứu trước đây về việc tác động của các rủi ro tài

chính đến nguy cơ phá sản của ngân hàng.............................................................20
2.5.1.

Nghiên cứu quốc tế ...............................................................................20

2.5.2.

Nghiên cứu trong nước .........................................................................22

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI
CHÍNH ĐẾN NGUY CƠ PHÁ SẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM .........................................................................................................................24
3.1.

Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2017 ...............24

3.1.1.

Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu các nhóm NHTM

tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 đến 2017...................................................24
3.1.2.

Hoạt động huy động vốn và cho vay các nhóm NHTM tại Việt Nam


giai đoạn từ năm 2009 đến 2017 ........................................................................27
3.1.2.1. Tăng trưởng huy động vốn bình quân ...................................................27
3.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng cho vay...................................................................28
3.1.3.

Hiệu quả hoạt động động kinh doanh ...................................................30


3.2.

Thực trạng rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản của các ngân hàng thương

mại Việt Nam .........................................................................................................32
3.2.1.

Rủi ro tín dụng ......................................................................................32

3.2.2.

Rủi ro thanh khoản ................................................................................34

3.2.3.

Rủi ro lãi suất ........................................................................................35

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....38
4.1.

Giới thiệu chương, lập luận chọn biến ........................................................38


4.2.

Mô hình nghiên cứu .....................................................................................42

4.3.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu........................................................43

4.3.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ............................................43

4.3.2.

Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu .................................................44

4.4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................48

4.4.1.

Thống kê mô tả biến nghiên cứu ..........................................................48

4.4.2.

Phân tích tương quan ............................................................................49

4.4.3.


Các kiểm định mô hình nghiên cứu ......................................................51

4.4.4.

Phân tích mô hình hồi quy ....................................................................52

4.4.5.

Thảo luận kết quả phân tích ..................................................................53

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÀI
CHÍNH VÀ NGUY CƠ PHÁ SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM .........................................................................................................................58
5.1.

Kết luận: ......................................................................................................58

5.2.

Các giải pháp ...............................................................................................59

5.2.1.

Giải pháp đối với thanh khoản ngân hàng ............................................59

5.2.2.

Giải pháp quản trị an toàn vốn ..............................................................61


5.2.3.

Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.........................................61

5.2.4.

Giải pháp quản lý rủi ro và xử lý dứt điểm nợ xấu ...............................64

5.2.5.

Nâng cao hiệu quả quản lý cơ cấu chi phí và thu nhập tối ưu ..............65

5.2.6.

Giải pháp ứng phó và điều tiết kinh tế vĩ mô .......................................66

5.3.

Các kiến nghị ...............................................................................................67

5.3.1.

Kiến nghị với chính phủ và Ngân hàng nhà nước ................................67


5.3.2.

Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại .......................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

HĐQT

Hội đồng quản trị

2

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

3

NHTM

Ngân hàng thương mại

4


TCTD

Tổ chức tín dụng

5

TMCP

Thương mại cổ phần

6

TT

Thông tư

7

VCSH

Vốn chủ sở hữu

8

VNĐ

Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2. 1: Thời gian ban hành và có hiệu lực và công thức tính của các hiệp ước
Basel ............................................................................................................................6
Bảng 4. 1. Tổng hợp các biến nghiên cứu và phương pháp đo lường ......................42
Bảng 4. 2. Danh sách các ngân hàng thương mại .....................................................43
Bảng 4. 3. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .......................................................49
Bảng 4. 4. Phân tích tương quan ...............................................................................49
Bảng 4.5 . Phân tích đa cộng tuyến ...........................................................................49
Bảng 4. 6. Kết quả các kiểm định mô hình ...............................................................51
Bảng 4. 7. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu ......................................................53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Tổng tài sản của từng nhóm NHTM ...................................................25
Biểu đồ 3. 2: Tổng vốn chủ sở hữu của từng nhóm NHTM .....................................26
Biểu đồ 3. 3. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung bình ngành ngân hàng và các
nhóm NHTM .............................................................................................................27
Biểu đồ 3.4. Tốc độ tăng trưởng cho vay trung bình ngành ngân hàng và các nhóm
NHTM .......................................................................................................................29
Biểu đồ 3.5: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của từng nhóm NHTM .....................30
Biểu đồ 3.6: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của từng nhóm NHTM ..............31
Biểu đồ 3. 7. Tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành và từng nhóm NHTM.........................33
Biểu đồ 3. 8. Tỷ lệ chi phí dự phòng RRTD/ thu nhập lãi thuần (LLP) trung bình của
từng nhóm NHTM giai đoạn 2009-2017 ..................................................................34
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng (LDR) trung bình các
nhóm NHTM giai đoạn 2009-2017...………………………………………………35
Biểu đồ 3.10. Thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản (NIR) trung bình của các nhóm
NHTM giai đoạn 2009-2017……………………………………………………….36


Tiêu đề: Tác động các yếu tố rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản ngân hàng thương

mại Việt nam.
TÓM TẮT
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Ngân hàng là hệ thống tuần hoàn vốn cóp
vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay hệ thống ngan hàng đang có chiều
hướng tích cực nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều rủi ro tài chính nhưu rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất dẫn đến nguy cơ phá sản NHTM.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định, đo lường các yếu tố rủi ro tài chính tác động
đến nguy cơ phá sản NHTM Việt Nam và đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế
tối đa tình trạng trên.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu định lượng, thống kê mô
tả, thu thập, tổng hợp, xử lý, so sánh, phân tích số liệu của 24 NHTM Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu: Các biến độc lập đại diện cho các loại rủi ro tài chính rủi
ro tín dụng (LLP), rủi ro thanh khoản(LDR), rủi ro lãi suất (NIR) và biến chi phí hoạt
động (CTI), tốc độ tăng trưởng (GDP), lạm phát (INF) tác động tiêu cực với zscore
hay đồng biến với rủi ro phá sản NHTM và tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LEV) tác động
tiêu cực với zscore.
Kết luận và nghiên cứu: Kết quả bài nghiên cứu giúp các NHTM nước ta có
thể tham khảo sự tác động của các yêu tố rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản ngân
hàng từ đó mỗi ngân hàng có chiến lược, giải pháp riêng đảm bảo việc kinh doanh
lành mạnh và ổn định.
Từ khóa: rủi ro phá sản ngân hàng, nguy cơ phá sản ngân hàng…


Title: Impact of financial risk factors on liability to bankrupt of Vietnamese
Commercial Banks.
ABSTRACT
Reasons for writing: The bank is circulating capital system which plays
important role in the economy. Currently, the banking system is in a positive trend,
but there are also financial risks such as credit risks, liquidity risks, and interest rate
risks leading to the risk of bankruptcy of Commercial Banks.

Problem: Identify and measure financial risk factors affecting the risk of
bankruptcy of Vietnamese Commercial Banks and propose solutions and
recommendations to minimize the above situation.
Research methods: methods of quantitative research, statistics describing,
collecting, synthesizing, processing, comparing and analyzing data of 24 Vietnamese
Commercial Banks.
Research results: Independent variables representing the types of financial
risks of credit risk (LLP), liquidity risk (LDR), interest rate risk (NIR) and
commission to income ratio (CTI), Gross Domestic Product (GDP), inflation (INF)
negative impacts on zscore or similar to bankruptcy risk and leverage ratio (LEV)
negatively impact on zscore.
Conclusion and research: The results of the research paper help Vietnamese
Commercial Banks to refer to the impact of financial risk factors on the risk of
bankruptcy from which each bank has its own strategies and solutions to ensure a
healthy and stable business.
Keywords: bankruptcy risk, liability to bankrupt...


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Ngân hàng là hệ thống tuần hoàn vốn của toàn bộ nền kinh tế nói chung và

nước Việt Nam ta nói riêng nên nó có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa vốn
của nền kinh tế. Việc kinh doanh nào cũng luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro
khác nhau và hệ thống ngân hàng nước ta cũng vậy phải đối mặt với các loại rủi ro
như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái…Đặc biệt là

sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2008 thì việc kinh doanh của hệ
thống ngân hàng nước ta càng khó khăn hơn và thậm chí là các ngân hàng yếu kém
phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Theo thống kê của một tờ báo Washington Post,
thì số lượng ngân hàng bị phá sản trong năm 2010 lên đến đỉnh điểm là 157 ngân
hàng, nhiều hơn 17 ngân hàng so với năm 2009. Việt Nam ta cũng không ngoại lệ,
trong những năm vừa qua thì hệ thống ngân hàng nước ta cũng đã bộc lộ nhiều yếu
kém, các rủi ro tài chính xảy ra nhiều làm ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt
thanh khoản, việc hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, lợi nhuận giảm và các vấn
đề nghiêm trọng khác ảnh hưởng sự phát triển của đất nước có nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam.
Trong những năm gần đây thì nước ta đã có nhiều sự kiện sáp nhập, hợp nhất
ngân hàng hay các ngân hàng có nguy cơ phá sản được nhà nước mua lại với giá 0
đồng và gần đây là Nhà nước ta đã có quyết định cho phá sản ngân hàng nên các
ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà ngân hàng mình đang gặp phải
để có những giải pháp kịp thời nhằm hạn chế tối đa tình trạng dẫn đến nguy cơ phá
sản của ngân hàng. Chính vì vậy việc phân tích và đánh giá các loại rủi ro tài chính
dẫn đến nguy cơ phá sản của ngân hàng là vấn đề rất cần thiết trong việc kinh doanh
và quản trị tại ngân hàng. Từ đó xác định được mức độ tác động của các loại rủi ro
tài chính này đến nguy cơ phá sản ngân hàng và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao
mức độ ổn định ngân hàng, nâng cao sự cạnh tranh lành mạnh trong toàn hệ thống
ngân hàng Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế Việt Nam nói chung.


2

Từ những lý do trên thì tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho bài luận
văn là “Tác động của các yếu tố rủi ro tài chính đến nguy cơ phá sản của ngân hàng
thương mại Việt Nam”
1.2.


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
- Đo lường mức độ tác động các yếu tố rủi ro tài chính ảnh hưởng đến nguy cơ

phá sản của các NHTM.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính dẫn đến nguy cơ phá sản
của các NHTM tại Việt Nam.
 Câu hỏi nghiên cứu
- Phá sản là gì, các yếu tố rủi ro tài chính nào đẫn đến nguy cơ phá sản tại các
NHTM tại Việt Nam?
- Thực trạng các loại rủi ro tài chính dẫn đến phá sản ngân hàng trong những
năm gần đây ở nước ta có những biến động gì?
- Các yếu tố rủi ro tài chính tác động như thế nào đến rủi ro phá sản của ngân
hàng thương mại Việt nam?
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến nguy cơ phá

sản của các NHTM tại Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu: 24 ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2017
vì các ngân hàng này có số liệu tương đối chính xác với quy mô vốn điều lệ từ nhỏ
đến lớn và trong bài nghiên cứu này chia thành 4 nhóm như sau:
-

Nhóm 1: Vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng

-

Nhóm 2: Vốn điều lệ 5.000-10.000 tỷ đồng


-

Nhóm 3: Vốn điều lệ 10.000-20.000 tỷ đồng

-

Nhóm 4: Vốn điều lệ trên 20.000 tỷ đồng

Vốn điều lệ là vốn được hình thành khi ngân hàng được thành lập do các cổ
đông góp thành, nguồn vốn này là điểm đầu tiên hay còn gọi là khâu cốt tử của ngân
hàng trong việc kinh doanh. Vì vậy vốn điều lệ có vai trò rất quan trọng đối với các


3

ngân hàng nó thể hiện năng lực, khả năng cạnh tranh của ngân hàng, vốn điều lệ
càng cao thì việc kinh doanh càng thuận lợi, khả năng gặp các rủi ro tài chính hay
cách khắc phục rủi ro cũng tương ứng và việc phân chia thành 4 nhóm ngân hàng
cũng thể hiện quy mô vốn và năng lực cạnh tranh tăng dần của từng nhóm ngân
hàng.
Cơ sở dữ liệu sẽ được thu thập trên các báo cáo thường niên của các ngân
hàng đã được công bố chính thức cụ thể qua từng năm từ năm 2009 đến năm 2017,
tổng cục thống kê và ngân hàng thế giới (WB) từ đó lập bảng dữ liệu.
Trong bài luận văn tác giả chỉ nêu và phân tích 3 loại rủi ro tài chính chủ yếu
là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản vì giới hạn kiến thức và thời
gian hay các loại cũng rủi ro tài chính này cũng là rủi ro mà các ngân hàng thương
mại thường hay gặp phải trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.4.


Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, so sánh để thực hiện khảo lượt các

khung lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đã được nghiên cứu trước.
Sử dụng phương pháp thu thập, xử lý, phân tích đế phân tích tình hình hoạt
động của các NHTM điển hình bên cạnh đó thì sử dụng phương pháp miêu tả, so
sánh 4 nhóm ngân hàng được phân theo quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ theo tiêu
chuẩn của NHNN để thấy được sự khác biệt giữa 4 nhóm ngân hàng.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên từ năm 2009-2017
hay các bảng công bố thông tin trên tạp chí, cục thống kê.
Phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định mối quan hệ giữa các biến
độc lập, sử đụng phương pháp thống kê, mô tả , phân tích để kiểm định giá trị trung
bình, độ lệch chuẩn của các giá trị với giá trị trung bình từng biến độc lập.
1.5.

Kết cấu luận văn
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của các yếu tố rủi ro tài chính đến nguy
cơ phá sản của ngân hàng thương mại.


4

Chương 3: Thực trạng tác động của các yếu tố rủi ro tài chính đến nguy cơ phá
sản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính và nguy cơ phá
sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.



5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YÊU TỐ
RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN NGUY CƠ PHÁ SẢN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Cơ sở lý thuyết về khả năng phá sản của ngân hàng

2.1.

2.1.1. Khái niệm về nguy cơ phá sản ngân hàng
Bessis (2011) cho rằng nguy cơ phá sản ngân hàng là các rủi ro mà ngân hàng
đang gặp dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ mà nguồn vốn hiện tại của ngân hàng
không đủ khả năng đáp ứng. Đây cũng là bắt nguồn cho nguy cơ phá sản ngân hàng
do ngân hàng gặp phải các rủi ro như nợ xấu tăng cao dẫn đến ngân hàng rơi vào
tình gặp rủi ro thanh khoản, khách hàng không thể hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ
gây vỡ nợ.
Nguy cơ phá sản ngân hàng là khi ngân hàng đang trong tình trạng gặp các
loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất…hay nói cách khác
là khi ngân hàng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, nguồn tiền tại ngân hàng
không đủ để đáp ứng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mà tình
trạng này càng kéo dài thì ngân hàng càng có nguy cơ dẫn đến phá sản càng tăng do
chi phí tăng, lợi nhuận giảm và ngược lại thì ngân hàng đang trong tình trạng hoạt
động kinh doanh ổn định.
2.1.2. Các dấu hiệu cho thấy ngân hàng có nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng
Một ngân hàng đang có nguy cơ phá sản thì thường có các dấu hiệu sau:
-

Ngân hàng không tuân thủ đúng các quy định ngân hàng Nhà Nước
đưa ra


 Lãi suất huy động của ngân hàng đột ngột tăng cao hơn so với lãi suất huy
động trung bình ngành cho thấy ngân hàng đang trong tình trạng thiếu hụt vốn cần
huy động để bù đắp. Ngân hàng là đơn vị kinh doanh sản phẩm đặc biệt có chức
năng riêng nên nguồn tiền kinh doanh chủ yến không từ vốn của các cổ đông mà là
do huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân phục vụ cho các tổ chức, cá nhân
hoạt động kinh doanh trong xã hội.


6

 Ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR ( Capital Adequacy Ratio)
thấp hơn so với quy định theo hiệp ước Basel (NHNN, 2011). CAR có ý nghĩa
tương tự như một tỷ lệ đòn bẩy vừa kiểm soát được nguồn vốn trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng gửi tiết kiệm và được
quy định cụ thể trong các hiệp ước Basel I, Basel II, Basel III.
Basel I ra đời năm 1988 nguyên nhân do cuộc khủng hoảng tài chính về tiền tệ
quốc tế và thị trường ngân hàng nhằm đo lường mức độ an toàn vốn cũng như năng
lực tài chính của ngân hàng.
Basel II ra đời năm 2001 và có hiệu lực năm 2006 nhằm bổ sung thêm rủi ro
hoạt động và rủi ro thị trường vào mẫu số thay vì Basel I chỉ tập trung chủ yếu vào
rủi ro tín dụng.
Basel III ra đời phù hợp với tình hình kinh tế hơn nhằm hoàn thiện hơn vì
Basel III đã tăng vốn có chất lượng cao lên , kiểm soát chặt chẽ hơn điều này sẽ
giúp hệ thống ngân hàng củng cố được bức tường thành an ninh tài chính - ngân
hàng.
Bảng 2. 1: Thời gian ban hành và có hiệu lực và công thức tính của các hiệp
ước Basel
Thời gian

Thời gian


ban hành

có hiệu lực

Basel I

1988

1992

Basel II

2004

2006

Basel III

2010

01/201301/2019

Công thức tính CAR

𝐶𝐴𝑅 =

Vốn cấp 1 + vốn cấp 2
∗ 100
Tài sản đã quy đổi rủi ro (RWA)


𝐶𝐴𝑅 =

Vốn cấp 1 + vốn cấp 2
∗ 100
RWARRTD + 𝑅𝑊𝐴𝑅𝑅𝐻Đ + 𝑅𝑊𝐴𝑅𝑅𝑇𝑇

𝐴𝑅 =

Vốn cấp 1 + vốn cấp 2
∗ 100
RWARRTD + 𝑅𝑊𝐴𝑅𝑅𝐻Đ + 𝑅𝑊𝐴𝑅𝑅𝑇𝑇

Nguồn: Tổng hợp thông tin từ www.bis.org
Theo tiêu chuẩn Basel thì chỉ số CAR của mỗi ngân hàng ít nhất phải bằng
8%, nếu ngân hàng có chỉ tiêu này thấp hơn trong một khoảng thời gian chứng tỏ
ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động hay rủi ro thanh


7

khoản. Muốn tăng chỉ số CAR tăng chỉ số này ngân hàng phải tăng vốn mà CAR
không đạt chứng tỏ ngân hàng đang thiếu hụt vốn.
-

Tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao

Theo như Delis (2005) thì nợ xấu luôn là vấn đề luôn được toàn hệ thống ngân
hàng các nước đặc biệt quan tâm vì khi tỷ lệ này quá cao thì ngân hàng bắt buộc
phải trích lập thêm quỹ dự phòng rủi ro từ đó lợi nhuận ngân hàng giảm hay thậm

chí là kinh doanh thua lỗ. Chỉ tiêu này được dùng để các ngân hàng đo lường rủi ro
tín dụng, ngân hàng hoạt động ổn định khi tỷ lệ này thấp và sẽ có nguy cơ mất vốn
hay nguy cơ phá sản khi tỷ lệ này quá cao.
-

Lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, chi phí hoạt động kinh doanh tăng

Lợi nhuận ngân hàng sụt giảm hay thiếu hụt vốn thì ngân hàng phải bù đắp lại
các thiệt hại bằng nguồn vốn tự có của mình. Mà nguồn vốn tự có giảm thì quy mô
ngân hàng giảm từ đó lòng tin của khách hàng dành cho ngân hàng cũng giảm theo,
các hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng sẽ gặp khó khăn hay thậm chí ngân
hàng rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản, nguy cơ phá sản ngân hàng tăng cao.
(Shelagh Heffernan,2005).
-

Nguồn tiền mặt hạn chế, mất khả năng chi trả

Việc quản trị rủi ro và quản trị dòng tiền có vai trò rất quan trọng, nếu tỷ lệ tối
thiểu giữa tài sản “có” tài sản có thể sử dụng cho thanh toán ngay và tài “Nợ” phải
thanh toán ngay bị mất cân đối hay không đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán
tiền mặt của khách hàng thì ngân hàng đang trong tình trạng khả năng chi trả bị hạn
chế. Mà ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khách hàng sẽ
mất niềm tin vào ngân hàng, hiệu ứng dây chuyền dẫn đến khách hàng đến rút tiền ồ
ạt làm cho ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng hơn, nguy cơ phá
sản sẽ tăng cao.
- Nhân sự cấp cao của ngân hàng thay đổi nhiều lần trong thời gian ngắn.
Khi chủ tịch hội đồng quản trị hay các nhân sự cấp cao thay đổi nhiều lần
trong khoản thời gian ngắn chứng tỏ việc kinh doanh của ngân hàng đang gặp khó
khăn có thể do việc quản trị, kinh doanh chưa phù hợp, ngân hàng phải thay đổi



8

nhiều phương pháp kinh doanh khác từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến
việc kinh doanh của ngân hàng.
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến phá sản ngân hàng
Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian có vai trò đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế của một quốc gia vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về
nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phá sản của các ngân hàng nhằm tìm ra các giải pháp
ngăn chặn nguy cơ trên. Theo tác giả thì nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phá sản các
ngân hàng thương mại chia thành 2 nhóm nguyên nhân từ bên ngoài và nguyên
nhân bên trong chính ngân hàng đó.
2.1.3.1. Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng
- Môi trường nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động bất ngờ cụ thể là khi nền
kinh tế bị khủng hoảng hay sự biến động về tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi suất, các chu kỳ
kinh tế…Các biến động này sẽ làm suy yếu khả năng tồn tại của ngân hàng thương
mại (Gavin và Hausman, 1996)
- Do hiệu ứng lan truyền các thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và người
gửi tiền. Khách hàng sẽ không hiểu rõ tình hình kinh doanh thực tế tại ngân hàng
nên khi nghe thông tin bất lợi ngân hàng họ đang gửi tiền, theo tâm lý người dân lập
tức họ sẽ đến ngân hàng rút tiền ồ ạt nhằm đảm bảo nguồn vốn của họ. Như vậy sẽ
ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của ngân hàng nếu không có sự hỗ trợ của
Ngân hàng Nhà nước hay ngân hàng khác, ngân hàng đó sẽ có khả năng dẫn đến
phá sản ngân hàng.
- Rủi ro toàn hệ thống ngân hàng : sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn trong
hay ngoài nước sẽ kéo theo sự đổ vỡ toàn hệ thống ngân hàng do người dân mất
lòng tin vào ngân hàng thì sẽ dùng nguồn vốn của họ sang đầu tư vào các kênh khác
để kiếm lợi nhuận. (Shelagh Heffernan,2005).
- Sự quản lý, giám sát của ngân hàng chưa chặt chẽ. Theo nghiên cứu của
Demirguc-Kuntsi Detragiache (2000) và Dzibek và Pazazbasioglu (1997), tác giả

nêu ra nguyên nhân của sự phá sản ngân hàng là do sự điều chỉnh, quản lý, kiểm
soát của ngân hàng còn yếu.


9

2.1.3.2. Nguyên nhân bên trong ngân hàng
- Kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng quản lý của các nhà quản lý, giám đốc ngân
hàng chưa chất lượng. Năng lực quản lý, chuyên môn yếu thì khả năng giải quyết
các tình huống bất ngờ còn hạn chế hay việc định hướng trong việc phát triển ngân
hàng chưa đúng, chưa hiệu quả gây tổn thất nhiều dẫn đến nguy cơ phá sản ngân
hàng tăng.
- Quản lý ngân hàng, giám sát tài chính kém hiệu quả, chưa tuân thủ đúng và
đầy đủ các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng hay các quy định về an toàn tối thiểu,
các khoản vay dài hạn với lãi suất cố định mà không quan tâm đến sự biến động của
thị trường, các khoản đầu tư nguy hiểm cũng như chưa đảm bảo trong quản lý an
toàn về vốn và tài sản.
- Ngân hàng lựa chọn khách hàng vay sai hay khách hàng đi vay không sử
dụng vốn vay đúng mục đích, phương án kinh doanh dẫn đến việc kinh doanh của
khách hàng gặp khó khăn, tăng nợ xấu ngân hàng.
- Ngân hàng chỉ đặt nặng vấn đề doanh số , tăng trưởng tín dụng quá mức so
với khả năng quản lý của nhân viên, của ngân hàng, các nguồn kinh phí, cho vay
vượt mức hay tài sản đảm bảo không đủ dẫn đến chất lượng tín dụng kém hiệu quả,
nợ xấu tăng cao.
- Chính sách, quy trình cho vay và quy trình thẩm định chưa chặt chẽ, lựa
chọn khách hàng vay không phù hợp hay tài sản đảm bảo đánh giá không đúng,
phương án kinh doanh không phù hợp làm suy giảm vị thế vốn của ngân hàng, chi
tiêu quá nhiều vào tài sản cố định của ngân hàng.
- Quan tâm quá về lợi nhuận quyết định kinh doanh vào các lĩnh vực có rủi ro
cao, đầu tư mạo hiểm.

- Vấn đề đạo đức của một số nhân viên trong ngân hàng làm ảnh hưởng uy tín,
niềm tin của người dân giảm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Quy mô ngân hàng nhỏ, nguồn vốn chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu phát
triển, cạnh tranh với các ngân hàng mạnh trong nước, khả năng chống đỡ kém hay
việc đa dạng hóa sản phẩm, các hoạt động trong kinh doanh chưa cao.


10

2.1.4. Tác động của phá sản ngân hàng
2.1.4.1. Tích cực
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ nợ và con nợ: nếu cho phá sản ngân hàng
thì tự bản thân mỗi ngân hàng sẽ kiểm soát chặt chẽ về các quy trình cho vay, thẩm
định, không có tâm lý ỷ lại là sẽ có ngân hàng Nhà Nước bao bọc khi xảy ra rủi ro
bất ngờ từ đó các ngân hàng thương mại sẽ cẩn trọng hơn trong mọi hoạt động kinh
doanh của mình.
- Bảo vệ quyền lợi người lao động: vì khi cho phá sản ngân hàng người gửi
tiền sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ngân hàng, họ sẽ lựa chọn đánh đổi giữ rủi ro và lợi
nhuận, hạn chế xảy ra hiệu ứng dây chuyền là rút tiền ồ ạt khi nghi tin đồn không
tốt về ngân hàng họ gửi tiền.
- Chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà Nước hạn chế được sự cạnh tranh
không lành mạnh giữa các NHTM, Ngân hàng Nhà Nước sẽ kiểm soát rủi ro của
các ngân hàng thương mại và xử lý triệt để hơn vì khi một phá sản có thể kéo theo
sự phá sản của ngân hàng khác nói riêng và ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng
nói chung.
- Tái cơ cấu nền kinh tế vì phá sản ngân hàng thì các ngân hàng yếu kém sẽ bị
đào thải, tạo sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại lành mạnh hơn.
2.1.4.2. Tiêu cực
 Đối với người gửi tiền:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến người gửi tiền vì ngân hàng huy động vốn chủ yếu

từ dân chúng, ngân hàng phá sản nguy cơ khách hàng không lấy lại được vốn đủ,
người dân mất lòng tin vào ngân hàng họ sẽ giữ tiền hoặc đầu tư kinh doanh sang
lĩnh vực khác thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
- Theo như ở Việt Nam, quyết định số 21/2017 được thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc ký ngày 20/06/2017 và có hiệu lực từ ngày 05/08/2017 thì mức bảo hiểm tối
đa là 75 triệu đồng cho tất cả các khoản tiền gửi cá nhân tại một tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi. Tức là người gửi tiền chỉ nhận được 75 triệu khi ngân hàng phá
sản trên tất cả lượng tiền gửi vào ngân hàng đó.


11

 Đối với chủ đầu tư
Khi ngân hàng phá sản nhà đầu tư không nhận được lãi và còn có nguy cơ mất
vốn.
 Đối với nền kinh tế:
- Ngân hàng phá sản nghiêm trọng hơn một doanh nghiệp phá sản vì ngân
hàng thường liên quan đến nhiều thành phần kinh tế. Sự phá sản một ngân hàng sẽ
dẫn đến sự phá sản hàng loạt các ngân hàng theo hiệu ứng “Domino” sẽ gây bất ổn
cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng không đúng, các giao dịch trong nền kinh tế
cũng giảm khi nhà đầu tư không thể vay vốn.
- Ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tài chính
ngân hàng.
- Đem lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế như thất nghiệp tăng cao, nền kinh tế bị
trì trệ, nhà đầu tư mất vốn, niềm tin đối với ngân hàng bị sụp đổ dẫn đến sức ép về
vấn đề việc làm ngày càng lớn, có thể nảy sinh các tệ nạn xã hội trong nền kinh tế.
2.2.

Các yếu tố rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống
ngân hàng thương mại


2.2.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là những biến cố không mong muốn, nếu xảy ra sẽ gây sự tổn thất về tài
sản của ngân hàng, lợi nhuận thực tế giảm hơn so với dự kiến hoặc ngân hàng phải
trích thêm một khoản chi phí nào đó để có thể thực hiện được một nghiệp vụ tài
chính nhất định.
Rủi ro như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế nhận được và giá trị đã kỳ vọng.
Vì vậy mỗi doanh nghiệp hay ngân hàng khi kinh doanh thì gặp rủi ro là điều không
thể tránh, phải chấp nhận rủi ro và quản trị tốt rủi ro tạo nguồn thu nhập lớn hơn cho
ngân hàng.
Rủi ro tài chính là các rủi ro từ việc thực hiện các quyết định tài chính hay các
nghiệp vụ liên quan đến tài chính làm giảm lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp
đó hay còn gọi là sự giảm giá tài chính. Đối với các tổ chức tài chính hoạt động


12

kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng thì rủi ro này là rủi ro có sự biến động khôn
lường ảnh hưởng đến giá trị tài sản và giá trị các khoản nợ của tổ chức tài chính
2.2.2. Một số loại rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại
Có nhiều loại rủi ro tài chính như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá. Mỗi loại rủi ro tài chính có ảnh hưởng riêng
đến từng ngành và biến động trong mỗi giai đoạn nền kinh tế khác nhau. Các tổ
chức tài chính như ngân hàng thì thường hay gặp các loại rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản, rủi ro lãi suất và các loại rủi ro này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình kinh doanh của ngân hàng, và thậm chí có nguy cơ gây phá sản ngân hàng.
2.2.2.1. Rủi ro tín dụng
Thông tư 41/2016/TT-NHNN “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ

theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
Joetta Calquitt (2010) rủi ro tín dụng xảy ra khi người cho vay đối mặt với
khoản lỗ từ người đi vay, đối tác hoặc người mắc nợ không thể hoặc không muốn
thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Sauders và lange (2002) rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng
cấp tín dụng cho một khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp hay lợi nhuận dự tính
mang lại từ các khoản vay của ngân hàng không thể thực hiện cả về số lượng và
thời hạn.
Như vậy có thể kết luận rằng: rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình
cấp tín dụng của ngân hàng biểu hiện trên thực tế là khách hàng không thực hiện
hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình như đã cam kết trong
hợp đồng tín dụng.
 Rủi ro tín dụng được đo lường bằng các chỉ số:
-

Tỷ lệ nợ xấu =

𝑵ợ 𝒙ấ𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚

Tỷ lệ nợ quá hạn, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình
trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nợ nhóm 5


13

đây là nhóm nợ được xếp vào nhóm nợ có khả năng thu hồi vốn rất thấp do khách
hàng đi vay làm ăn thua lỗ không có khả năng để hoàn trả lãi và gốc cho ngân hàng.
Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp và
ngân hàng cũng đang lâm vào tình trạng khó khăn do thiếu hụt vốn, làm giảm lợi

nhuận, tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản và phá sản ngân hàng nếu ngân hàng không
có hướng khắc phục kịp thời.
-

Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)

LLR =

𝑫ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈
𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈â𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒊 𝒗à𝒐 𝒏ă𝒎 𝒕

Theo như định nghĩa thì khoản dự phòng rủi ro tín dụng này được dự trữ nhằm
đề phòng cho việc bù lỗ các khoản cho vay. Về mặt lý thuyết khi LLR tại ngân hàng
ngày càng cao thì chứng tỏ ngân hàng đang cho vay ngày càng nhiều đồng nghĩa
với việc rủi ro cho ngân hàng cũng càng cao trong hoạt động cho vay. Hoạt động
tín dụng hầu hết là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng thương
mại mà rủi ro trong các khoản này càng cao thì nguy cơ nợ xấu của ngân hàng sẽ
càng cao, dự phòng tăng cao, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu giảm và nguy cơ phá
sản của các ngân hàng cũng tăng lên.
-

LLP =

𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒅ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈
𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏

Hệ số này >100% thì chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì khi cho
vay thì ngân hàng phải trích khoản dự phòng rủi ro tín dụng mà khi hệ số này càng
cao thì chi phí dự phòng chi ra cho các khoản cho vay này cũng cao hay lợi nhuận
ngân hàng giảm đi. Điều này tượng trưng cho sự quản lý tín dụng của ngân hàng

không đầy đủ và chất lượng tín dụng tại ngân hàng còn thấp. Trên thực tế, tỷ lệ chi
phí dự phòng nợ xấu càng cao thì rủi ro đem lại cho ngân hàng càng cao, mà rủi ro
cao thì lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm, nguy cơ dẫn đến phá sản của ngân hàng càng
cao.
2.2.2.2. Rủi ro thanh khoản
Trenca (2002) thì rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi bên đi vay không thể
hoặc không muốn hoàn thành nghĩa vụ trả lãi và gốc đúng hạn, rủi ro mang tính tất


×