Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Ứng dụng mô hình f SCORE để dự đoán gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________

VƢƠNG LÊ SƠN

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH F-SCORE ĐỂ DỰ ĐOÁN
GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________

VƢƠNG LÊ SƠN

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH F-SCORE ĐỂ DỰ ĐOÁN
GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN KHÁNH LÂM

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ứng dụng mô hình F-SCORE để dự đoán
gian lận trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của chính tôi với sự
hướng dẫn của TS. Trần Khánh Lâm. Những dữ liệu nghiên cứu sử dụng trong
luận văn này được lấy từ nguồn đáng tin cậy và được trích dẫn rõ ràng. Nội dung và
kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào trước đó.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019

Tác giả luận văn


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ...................................................................... vii

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................................1
1.1

Lý do chọn đề tài ............................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3

1.4

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................3

1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................4

1.6

Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................4

1.7

Điểm mới của đề tài nghiên cứu ....................................................................5

1.8


Bố cục của đề tài .............................................................................................5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...........................................................7
2.1

Các khái niệm liên quan ................................................................................7

2.1.1 Khái niệm về sai sót , gian lận .........................................................................7
2.1.2 Khái niệm về hành vi gian lận trong BCTC .....................................................8
2.1.3 Phân loại các hành vi gian lận ........................................................................11
2.1.4 Các hành vi gian lận phổ biến trên BCTC .....................................................13
2.1.5 Các trường hợp chênh lệch giữa BCTC trước và sau kiểm toán trong thời
gian gần đây trên thị trường chứng khoán Việt Nam (BCTC năm 2017).................22
2.2

Các lý thuyết giải thích cho hành vi gian lận trên BCTC ........................27

2.2.1 Các lý thuyết nền tảng ....................................................................................27
2.2.2 Các lý thuyết nghiên cứu về hành vi gian lận ................................................29
2.3

Các nghiên cứu trƣớc đây về gian lận BCTC ............................................31

2.3.1 Báo cáo về gian lận và lạm quyền cho các quốc gia của ACFE năm 2018 ...31


iii

2.3.2 Khảo sát Tội phạm kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018 với Góc nhìn

Việt Nam của Công ty TNHH PricewarterhouseCooper (Việt Nam) (PwC) ...........34
2.3.3 Các nghiên cứu về kỹ thuật phân tích trong dự đoán rủi ro xảy ra gian lận
trên báo cáo tài chính của các học giả nước ngoài ....................................................36
2.4

Xác định khoảng trống nghiên cứu ............................................................51

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................54
3.1

Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu .............................................54

3.2

Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................55

3.2.1 Xác định mẫu nghiên cứu...............................................................................55
3.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu ....................................................................................57
3.2.3 Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................................58
3.3

Thiết kế dữ liệu nghiên cứu .........................................................................61

3.4

Các biến nghiên cứu .....................................................................................62

3.4.1 Biến phụ thuộc ...............................................................................................62
3.4.2 Các biến độc lập .............................................................................................62
3.5


Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................................73

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................76
4.1

Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...........................................................................76

4.1.1 Thống kê mô tả ...............................................................................................76
4.1.2 Phân tích tương quan ......................................................................................78
4.2

Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm gian lận và không gian lận ........79

4.2.1 Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình giữa hai nhóm..........................79
4.2.2 Kiểm định sự khác biệt về phân phối giữa hai nhóm .....................................80
4.3

Kết quả ƣớc lƣợng mô hình .........................................................................81

4.4

Bàn luận kết quả nghiên cứu.......................................................................83

4.5

Xây dựng mô hình dự đoán .........................................................................84

4.6


Kiểm định kết quả dự đoán .........................................................................85

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................89
5.1

Kết luận .........................................................................................................89


iv

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................90

5.3

Hạn chế của đề tài nghiên cứu ....................................................................91

5.4

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................98
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ DỰ ĐOÁN NĂM 2017 ................................................108
PHỤ LỤC 3: DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU ..........................................120


v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ tắt

Diễn giải

1

ACFE

Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ

2

BCTC

Báo cáo tài chính

3

CEO

4

CTNY

5


FBI

Cục điều tra Liên Bang Mỹ

6

FEM

Fixed effects model (Mô hình tác động cố định)

7

HOSE

Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

8

REM

Random effects model (Mô hình tác động ngẫu nhiên)

9

SFO

Cơ quan chống gian lận Anh

10


VSA

Chuẩn mực kiểm toán

Giám đốc tài chính
Công ty niêm yết


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1 Top 20 CTNY tăng lãi trên 20% sau kiểm toán năm 2017 ......................23
Bảng 2-2 CTNY có lãi 2017 giảm trên 40% sau kiểm toán ....................................24
Bảng 2-3 CTNY tăng lỗ trên 15% và từ lãi chuyển lỗ sau kiểm toán .....................26
Bảng 3-1 Bảng thống kê mẫu nghiên cứu ................................................................59
Bảng 3-2 Bảng thống kê mẫu quan sát theo ngành ..................................................59
Bảng 3-3 Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu .............................70
Bảng 4-1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu........................................................76
Bảng 4-2 Ma trận hệ số tương quan .........................................................................78
Bảng 4-3 Kết quả kiểm định Paired T-test ...............................................................79
Bảng 4-4 Kết quả kiểm định Wilconxon .................................................................80
Bảng 4-5 Kết quả ước lượng các mô hình hồi quy ..................................................82
Bảng 4-6 Kết quả ước lượng mô hình dự đoán ........................................................85
Bảng 4-7 Kết quả dự đoán năm 2017.......................................................................86
Bảng 4-8 Tổng hợp kết quả dự đoán năm 2017 .......................................................87


vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH F-SCORE ĐỂ DỰ ĐOÁN GIAN LẬN
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm dự đoán gian lận trên báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Dựa trên mô hình nghiên
cứu của Dechow, Ge, & Sloan (2011), tác giả trả lời câu hỏi: điều gì khiến các nhà
quản lý làm sai lệch báo cáo tài chính của họ. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 244
công ty niêm yết trong giai đoạn 2015-2017 với 718 quan sát. Kết quả nghiên cứu
cho thấy năm nhân tố bao gồm Biến động hàng tồn kho trên tổng tài sản (∆INV), Tỷ
trọng tài sản có tính thanh khoản bình quân trên tổng tài sản (SOFTASSETS), Biến
động tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (∆ROA), Biến động số lượng lao động so với
tổng tài sản (∆EMP), Tỷ suất sinh lời đã được điều chỉnh loại trừ các ảnh hưởng của
thị trường năm nay (RET) đã ảnh hưởng đến khả năng gian lận trên báo cáo tài
chính. Ứng dụng mô hình này để dự đoán gian lận trên báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong năm
2017, kết quả cho thấy khả năng dự đoán đúng gian lận trên báo cáo tài chính của
mô hình này lên đến 72,32%.
Từ khóa: Mô hình F-Score, gian lận, báo cáo tài chính, dự đoán.


viii

APPLICATION OF F-SCORE IN PREDICTING FRAUD ON THE
FINANCIAL STATEMENTS OF LISTED FIRMS AT HO CHI MINH
STOCK EXCHANGE
Astract
This study investigated the situation of frauds on the financial statements of
listed firms on the Ho Chi Minh Stock Exchange. Base on the research model by
Dechow, Ge, & Sloan (2011), we address the question: what causes managers to

misstate their financial statements. The research data included 244 listed firms from
2015 to 2017, with 718 observations. The study results showed that five variables
including Changes in inventories (∆INV), Assets with average liquidity
(SOFTASSETS), Change rate of return on assets (∆ROA), Changes in employees
(∆EMP), Market adjusted stock return (RET) have affected to the possibility of
fraud on the financial statements. The ability to forecast fraud in the financial
statements of this model is 72.32%.
Key words: F-score, fraud, financial statements, predictability.


1

CHƯƠNG 1.
1.1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 mở ra kỷ nguyên phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và

cũng là kỷ nguyên của những gian lận tài chính. Trên thế giới đã xuất hiện nhiều vụ
bê bối về tài chính lớn điển hình như các vụ gian lận tại Công ty Enron (năm 2001),
Ngân hàng Lehman Brothers (năm 2008), Bernie Madoff (năm 2008) và gần đây là
vụ bê bối kế toán gian lận 1,2 tỷ USD của Tập đoàn Toshiba Nhật Bản. Các vụ bê
bối tài chính gây thiệt hại cho nhà đầu tư hàng tỷ USD, gây ảnh hưởng xấu đến thị
trường tài chính và là một trong các nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới. Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến uy tín của các công ty kiểm
toán hàng đầu thế giới. Enron, một công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ phá sản
kéo theo Công ty tư vấn và kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen sụp đổ.
Đây chỉ là một minh chứng sống động của sự thất bại trong ngành kiểm toán Mỹ

nói riêng và ngành kiểm toán toàn cầu.
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán đã tồn tại và phát triển trên dưới 20
năm và vẫn đang tiếp tục phát triển cũng như hoàn thiện mình. Thị trường chứng
khoán Việt đã và đang là một kênh huy động vốn hấp dẫn và hiệu quả cho các
doanh nghiệp. Tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều vụ gian lận kế toán liên quan đến
các công ty niêm yết (CTNY) trên sàn chứng khoán như Công ty Cổ phần Bông
Bạch Tuyết, Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông, Công ty Cổ phần thiết bị y tế
Việt Nhật và vừa xảy ra trong thời gian qua là Công Ty Cổ phần Tập Đoàn Kỹ
Nghệ Gỗ Trường Thành. Các gian lận về trình bày báo cáo tài chính (BCTC) làm
các nhà đầu tư sử dụng các thông tin tài chính bị thao túng dẫn đến đưa ra các quyết
định sai lầm. Điều này gây thiệt hại về tài chính đối với nhà đầu tư cũng như làm
suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường.
Với các thủ thuật gian lận ngày càng tinh vi, việc nhận diện hoặc dự đoán
nguy cơ có gian lận trong BCTC là một vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư
và các kiểm toán viên khi phân tích BCTC cần có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và


2

kỹ năng. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và đầy đủ các gian lận trên BCTC là một
thách thức không chỉ đối với nhà đầu tư quan tâm mà còn là trăn trở của các kiểm
toán viên. Điều này đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này và
đưa ra nhiều phương pháp khác nhau cũng như cách tiếp cận khác nhau để dự đoán
sớm rủi ro có xảy các gian lận trên BCTC.
Trước những vấn đề được đặt ra từ thực tiễn và học thuật, để tài “ỨNG
DỤNG MÔ HÌNH F-SCORE ĐỂ DỰ ĐOÁN GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ giúp cho các kiểm toán viên có được một phương
pháp đơn giản và hữu hiệu để dự đoán sớm các rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán tốt

và hoàn thiện cuộc kiểm toán một cách hữu hiệu và hiệu quả. Ngoài ra, kết quả của
đề tài nghiên cứu cũng giúp cho các nhà đầu tư có mối quan tâm đến doanh nghiệp
có thể bước đầu tự đánh giá được mức độ gian lận của BCTC.
Sự khác biệt lớn nhất của mô hình F-score so với các mô hình dự đoán tài
chính khác là tác giả xây dựng 3 mô hình là 3 cấp độ khác nhau. Với mô hình 1 chỉ
bao gồm các chỉ tiêu tài chính giống các mô hình khác, mô hình 2 tác giả sử dụng
thêm các chỉ tiêu ngoài bảng và các chỉ tiêu phi tài chính còn mô hình 3 sẽ kết hợp
thêm với các chỉ tiêu thuộc thị trường vốn. Do đó người sử dụng sẽ đánh giá chi tiết
hơn về khả năng BCTC có tồn tại các gian lận hay không dựa vào các cấp độ khác
nhau. Với 3 mô hình thì F-score cho phép hướng tới các yếu tố quản trị và các yếu
tố thị trường nhiều hơn.
Bài luận văn sẽ sử dụng kết quả từ nghiên cứu trước của tác giả Dechow và
các cộng sự vào năm 2011. Bài luận văn sẽ kiểm định lại kết quả của nghiên cứu
này thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu BCTC cho giai đoạn từ năm 2015 đến 2017
được thu thập từ các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE). Sau đó sẽ đưa ra các thay đổi cho phù hợp với mô hình để nâng cao tính
dự đoán tại thị trường Việt Nam.


3

1.2

Mục tiêu nghiên cứu



Phân tích mối quan hệ mang ý nghĩa thống kê giữa biến phụ thuộc là BCTC

có tồn tại các gian lận hay không với các biến độc lập có liên quan trong mô hình

nghiên cứu của Dechow và các cộng sự thực hiện vào năm 2011.


Xây dựng mô hình dự đoán tồn tại gian lận trong BCTC cho các CTNY tại

HOSE và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát hiện ra các gian lận
trên BCTC của mô hình.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu bài luận văn cần trả lời được các câu

hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:


Câu hỏi nghiên cứu 1: Những biến độc lập nào được nêu trong mô hình

nghiên cứu của Dechow và các cộng sự thực hiện năm 2011 có mối quan hệ mang ý
nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc là biến dự đoán có tồn tại các gian lận trong
BCTC dựa vào bộ dữ liệu thu thập được của BCTC các CTNY trên HOSE trong 3
năm, từ năm 2015 đến năm 2017?


Câu hỏi nghiên cứu 2: Có thể xây dựng được mô hình dự đoán tồn tại các

gian lận trên BCTC của các Công ty tại Việt Nam dựa vào kết quả của mô hình
nghiên cứu của Dechow và các cộng sự thực hiện năm 2011 hay không?
1.4

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu




Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi gian lận trên Báo cáo tài chính

của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài sử dụng dữ liệu được thu thập từ các BCTC trước kiểm toán và sau kiểm toán
đã được các Công ty Cổ phần có niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh đã công bố rộng rãi ra công chúng trong 3 năm từ năm 2015 đến
năm 2017.


Đề tài chỉ tập trung đến các BCTC được lập theo Thông tư số 200/2014/TT-

BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 (TT 200) và Thông tư số 202/2014/TT-BTC (TT


4

202) cùng ngày của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán cho các doanh nghiệp
Việt Nam. Các Công ty thuộc các lĩnh vực khác như Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng
khoán, Quỹ đầu tư sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài về mặt thời gian giới hạn trong giai đoạn từ năm 2015 đến
năm 2017. Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian bao gồm các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ kế thừa toàn bộ các kết quả đã được đưa ra trong các nghiên cứu


trước đây để làm cơ sở hình thành nên mô hình nghiên cứu cũng như phương pháp
nghiên cứu của đề tài. Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được sử dụng để giải
quyết các vấn đề mà đề tài đề cập đến bao gồm kiểm tra mối liên hệ giữa biến phụ
thuộc là dự đoán tồn tại các gian lận trên BCTC và các biến độc lập có liên quan
trong mô hình của Dechow và các cộng sự thực hiện năm 2011 và qua đó xây dựng
mô hình phù hợp cho Việt Nam.
Trong phương pháp định lượng, đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy
theo các biến đã được trình bày trong mô hình của Dechow và các cộng sự năm
2011, sử dụng một số phương pháp phân tích như phân tích thống kê mô tả, phân
tích tương quan, kiểm định Paired t-test, kiểm định Wilcoxon matched-pairs signedranks test, kỹ thuật phân tích hồi quy logit theo tác động cố định (FEM) và mô hình
hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM).
1.6

Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu này có những đóng góp nhất định trong vấn đề nghiên cứu xây

dựng mô hình dự đoán có tồn tại gian lận trong BCTC ở thị trường Việt Nam. Thứ
nhất, nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa
các nhân tố trong mô hình Dechow (2011) và hành vi gian lận trên BCTC. Thứ hai,
Nghiên cứ này đề xuất được mô hình dự đoán gian lận trên BCTC của các công ty
niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh


5

1.7

Điểm mới của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với kỳ vọng khai thác hai điểm mới về đề


tài xây dựng mô hình thực nghiệm nhằm dự đoán tồn tại gian lận trên báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Thứ nhất, nghiên cứu này bổ
sung thêm các biến đa dạng hơn so với chỉ sử dụng các biến liên quan đến bảng cân
đối kế toán, kết quả kinh doanh hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Qua đó, giúp người
phân tích có cái nhìn rộng hơn và đánh giá rủi ro gian lận báo cáo tài chính qua
nhiều khía cạnh khác nhau như từ hoạt động ngoài bảng, hoạt động phi tài chính
hoặc các ảnh hưởng từ thị trường vốn. Thứ hai, nghiên cứu này áp dụng cho bộ dữ
liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, là giai đoạn từ lúc
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 200 và Thông tư 202 hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp để thay thế cho Quyết định số 15 và các thông tư hướng dẫn trước đó
cho tới thời điểm hiện tại. Thông tư 200 và Thông tư 202 được đánh giá là có những
thay đổi tích cực và tiệm cận hơn với các chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng đồng
nghĩa với việc chất lượng thông tin tài chính được cải thiện và được tiêu chuẩn hoá
theo các thông lệ của quốc tế. Điều này được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả nghiên
cứu đáng tin cậy và có tính ứng dụng vào thực tiễn trong những năm sắp tới.
1.8

Bố cục của đề tài
Đề tài sẽ được chia làm 5 chương với các nội dung chính như sau:
Chương 1: Phần mở đầu.
Chương 2: Tổng quan các lý thuyết nền và các nghiên cứu về dự đoán gian

lận trên báo cáo tài chính.
Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm về việc áp dụng mô hình F-score để dự
đoán gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.



6

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Các nghiên cứu nhằm phát hiện sớm và đầy đủ gian lận trên BCTC là đề tài
thu hút sự quan tâm không chỉ đối với nhà đầu tư mà cả các kế toán, kiểm toán viên.
Đề tài nghiên cứu này cũng được nhiều tác giả thực hiện với nhiều phương pháp
khác nhau cũng như cách tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu này của tác giả sử dụng
kết quả từ nghiên cứu trước của tác giả Dechow và các cộng sự vào năm 2011, để
xây dựng mô hình thực nghiệm áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra,
nghiên cứ này sẽ kiểm định lại kết quả hồi quy thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu
BCTC cho giai đoạn từ năm 2015 đến 2017 được thu thập từ các CTNY trên Sở
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Sau đó sẽ đưa ra các thay
đổi cho phù hợp với mô hình để nâng cao tính dự đoán tại thị trường Việt Nam.


7

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1

Các khái niệm liên quan

2.1.1

Khái niệm về sai sót 1, gian lận




Định nghĩa về sai sót
Khái niệm sai sót được sử dụng trong luận văn là thuật ngữ được định nghĩa

theo Chuẩn mực kiểm toán số 240 (VSA 240) Trách nhiệm của kiểm toán viên liên
quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC (Ban hành kèm theo Thông tư số
214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính). Theo đó “sai sót
trong BCTC có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận
và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong BCTC là cố ý hay
không cố ý.” Vậy nếu sai sót xảy ra do hành vi không cố ý thì được gọi là nhầm lẫn
và ngược lại nếu sai sót xảy ra do hành vi cố ý thì sẽ được gọi là gian lận. Đối với
kiểm toán viên thì hành vi gian lận trên BCTC mang tính chất nghiêm trọng hơn và
kiểm toán viên cần phải xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp để ngăn ngừa và
phát hiện gian lận trên BCTC. Gian lận cũng sẽ là nội dung được nhấn mạnh trong
luận văn vì các tài liệu đều tập trung đánh giá các thủ thuật gian lận và phương pháp
phát hiện gian lận.


Định nghĩa về nhầm lẫm
Theo VSA 240: Nhầm lẫn là các hành vi không cố ý và gây ảnh hưởng đến

thông tin trên BCTC. Nhầm lẫn có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn trong quá
trình lập BCTC như thu thập, xử lý dữ liệu hoặc trình bày thông tin. Một số ví dụ cụ
thể như:


Lỗi về ghi chép sai hoặc tính toán số học bị sai.




Bỏ sót hoặc hiểu sai dẫn đến làm sai lệch các nghiệp vụ kinh tế và các

khoản mục.

1

Thuật ngữ được sử dụng trong bài nghiên cứu của Dechow và các cộng sự (2011) là
misstatement, tạm dịch là sai lệch. Sai lệch này bao gồm gian lận (fraud) và sai sót (error)


8



Áp dụng sai các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ, phương pháp kế toán và

chính sách tài chính nhưng do không cố ý.


Định nghĩa về gian lận



Theo từ điển tiếng Việt, gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh

khoé nhằm lừa gạt người khác. Theo một nghĩa rộng hơn gian lận là việc xuyên tạc
sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lường gạt, dối trá để thu được
một lợi ích nào đó. Ba biểu hiện thường thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và
ăn cắp.



Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified

Fraud Examiners - ACFE) gian lận là: hành vi cố ý thu lợi bằng việc lừa đảo, lừa
dối hoặc các hành vi bất chính khác.


Theo Cục điều tra Liên Bang Mỹ (FBI) định nghĩa về gian lận là: những

hành vi lừa dối, che giấu hoặc lợi dụng lòng tin, mà động cơ của những hành vi này
xuất phát từ tài chính, nhằm thu lợi hoặc tránh mất tiền, tài sản để đảm bảo thu được
lợi ích cho cá nhân hay tổ chức.


Theo cơ quan chống gian lận của Anh (SFO) định nghĩa gian lận như là một

sự lạm quyền, một sự đại diện bất hợp pháp hoặc hành động làm thiệt hại đến một
ai đó để đạt được lợi ích cá nhân.
Khái niệm “gian lận” được định nghĩa trong nhiều từ điển và nhiều tổ chức
khác nhau. Tuy nhiên, tổng kết lại, có thể định nghĩa gian lận là hành động có chủ
ý, trái với pháp luật nhằm lừa gạt một cá nhân, tổ chức để đạt được một lợi ích nào
đó.
2.1.2

Khái niệm về hành vi gian lận trong BCTC



Khái niệm gian lận trong báo cáo tài chính của Ủy ban Chứng khoán


và Thị trƣờng Chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission)
Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán Mỹ (Securities and
Exchange Commission) định nghĩa về gian lận là “việc sử dụng các thủ thuật khác
nhau nhằm bóp méo báo cáo tài chính để đạt được mục tiêu kỳ vọng”. Hầu hết các


9

gian lận đều có mục đích “Quản trị lợi nhuận”1 cho doanh nghiệp nhưng không phải
kỹ thuật “Quản trị lợi nhuận” nào cũng là gian lận.
Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận thường vẫn được chấp nhận và thường được
đề cập đến với thuật ngữ “vùng xám”. Các kỹ thuật này không vi phạm pháp luật
nhưng thường làm mất đi tính khách quan của báo cáo tài chính do ra đời nhằm
phục vụ lợi ích của một nhóm người chứ không phải là công chúng và phần lớn
người sử dụng báo cáo tài chính. Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận thường bao gồm:


Thay đổi phương pháp tính khấu hao từ khấu hao nhanh sang khấu hao

đường thẳng nhằm giảm chi phí khấu hao và tăng lợi nhuận (hoặc ngược lại cho
mục đích tăng khấu hao và giảm lợi nhuận);


Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích hoặc giá trị thanh lý ước tính nhằm thay

đổi khấu hao từ đó thay đổi lợi nhuận;


Lập dự phòng chưa phù hợp với bản chất về khả năng thu hồi của các khoản


phải thu từ đó ảnh hưởng đến chi phí nợ xấu và lợi nhuận;


Thay đổi các phương pháp tính giá của Hàng tồn kho (Nhập trước xuất

trước, giá trung bình, giá đích danh) từ đó thay đổi giá vốn hàng bán và ảnh hưởng
đến lợi nhuận.
Khi người lập báo cáo tài chính lạm dụng quá đà các kỹ thuật quản trị lợi
nhuận bằng việc thay đổi các chính sách kế toán mà không giải thích được các kỹ
thuật đó giúp cho báo cáo tài chính trung thực và hợp lý hơn thì những hành động
này sẽ được coi như một hình thức gian lận trên báo cáo tài chính.
Trong thực tế việc xác định được các “kỹ thuật quản trị lợi nhuận” có bị
lạm dụng hay không là rất khó khăn do các doanh nghiệp thường viện cớ rằng họ xử
lý theo nhu cầu của thị trường hoặc cổ đông mặc dù việc xử lý này có thể sẽ làm
giảm đi tính minh bạch của các thông tin tài chính.

1

Quản trị lợi nhuận là hành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của nhà quản trị DN nhằm đạt được
lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán.


10



Khái niệm gian lận trong BCTC của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ (IIA)
Gian lận là các hành vi bất hợp pháp nhằm lừa gạt, che dấu hoặc lợi dụng

sự tín nhiệm. Những hành vi này không phụ thuộc vào việc bị đe doạ hay bị áp lực

về vật chất. Gian lận được thực hiện bởi một đối tượng nào đó để thu lợi về tiền, tài
sản hay để đảm bảo lợi ích cá nhân hoặc lợi thế kinh doanh.


Khái niệm gian lận trong kiểm toán BCTC của chuẩn mực kiểm toán

quốc tế (ISA)
Theo ISA 240, gian lận liên quan đến BCTC là các hành vi có chủ ý lam
thay đổi hoặc giả mạo chứng từ kế toán; ghi chép sai, không trình bày hay cố ý bỏ
sót các thông tin quan trọng trên BCTC; cố ý không áp dụng, không tuân thủ theo
các nguyên tắc kế toán, Chuẩn mực kế toán; giấu diếm hay bỏ sót không ghi chép
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc ghi chép các nghiệp vụ không xảy ra.


Khái niệm gian lận trong kiểm toán BCTC theo chuẩn mực kiểm toán

Việt Nam (VSA)
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 thì gian lận là các hành vi cố ý
gây ra các sai sót mang tính trọng yếu đến BCTC. Gian lận là hành vi cố ý do một
hoặc nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên
thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp.
Các biểu hiện phổ biến như sau:


Làm giả hoặc sửa đổi hồ sơ, chứng từ, tài liệu kế toán dẫn đến thay đổi nội

dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do đó làm ảnh hưởng đến thông tin trình bày
trên BCTC.



Cố ý gây ra sai sót hoặc trình bày sai có chủ đích đối với các thông tin, sự

kiện, và các giao dịch được trình bày trên BCTC.
Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực kế toán có liên quan đến số lượng, phân loại
các nội dung trình bày và công bố về các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC.
Nhìn chung, gian lận trên BCTC là các hành vi mang tính cố ý tạo ra các sai
lệch về thông tin được trình bày trên BCTC. Gian lận có thể mang lại lợi ích cho cá


11

nhân hay cho tổ chức. Khi cá nhân thực hiện gian lận, lợi ích có thể là trực tiếp
(như nhận tiền hay tài sản), hay gián tiếp (có ảnh hưởng nào đó, tăng quyền lực, sự
đền ơn, tiền thưởng…). Khi tổ chức (thường là nhân viên hành động trên tư cách tổ
chức) thực hiện gian lận thì lợi ích thu được thường là trực tiếp dưới hình thức thu
nhập của công ty tăng lên, giảm thuế, đồng nhất báo cáo với dự đoán của các nhà
phân tích, đạt được các hợp đồng vay nợ…
2.1.3

Phân loại các hành vi gian lận

2.1.3.1 Phân loại theo quan điểm của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ
(ACFE)
ACFE (Association of Certified Fraud Examiners) là tổ chức chuyên nghiên
cứu về gian lận của Mỹ được thành lập năm 1988. Theo quan điểm của tổ chức thì
gian lận được phân loại thành 3 loại chính đó là:


Gian lận liên quan đến tài sản: là các hành vi đánh cắp tài sản thường do


nhân viên hoặc người quản lý thực hiện ví dụ như: trộm tiền, lấy cắp hàng tồn kho,
khai gian về tiền lương.


Tham ô: các hành vi chủ yếu do người quản lý hoặc chủ sở hữu công ty

thực hiện nhằm mục đích lợi dụng chức vụ, quyền hạn của họ để tư lợi cho cá nhân
hoặc bên thứ ba, làm trái với các nghĩa vụ mà họ đã giao kết với đơn vị.


Gian lận trên BCTC: Đây là loại gian lận mà các thông tin được trình bày

trên BCTC bị thao túng và không phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính
của đơn vị nhằm lừa gạt người sử dụng thông tin tài chính.
2.1.3.2 Phân loại theo quan điểm của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế
Trước sức ép về trách nhiệm của kiểm toán viên phát hiện gian lận trong
kiểm toán BCTC, Ủy ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAASB) đã ban hành ISA
240 (năm 2004) thay thế cho phiên bản năm 1997. Hoa Kỳ cũng đã sửa đổi bốn lần
chuẩn mực trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót (SAS 16 năm
1977, SAS 53 năm 1989, SAS 82 năm 1997 và gần đây nhất là SAS 99 ban hành


12

năm 2002 thay thế cho SAS 82). Hiện tại VSA 240 của Việt Nam ban hành năm
2012 đã được cập nhật và phù hợp với quy định của quốc tế.
Việc phân loại các hành vi gian lận trong VSA 240 và ISA 240 là tương
đồng với nhau. Các hành vi gian lận được phân chia thành hai loại:



Gian lận khi lập BCTC
Là các hành vi mang tính cố ý do Ban Giám đốc gây ra với mục tiêu đem

lại các khoản lợi ích cho đơn vị. Các biểu hiện thường thấy như sau:


Xuyên tạc, làm giả (bao gồm cả việc giả mạo chữ ký), hoặc sửa đổi chứng

từ, sổ kế toán có chứa đựng các nội dung, số liệu được dùng để lập BCTC.


Làm sai lệch hoặc cố ý không trình bày trong BCTC các sự kiện, giao dịch

hoặc các thông tin quan trọng khác.


Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan đến các số liệu, sự phân

loại, cách thức trình bày hoặc thuyết minh.


Biển thủ tài sản
Theo quy định trong VSA 240 thì thủ phạm của hành vi biển thủ tài sản

dưới hình thức trộm cắp với giá trị tương đối nhỏ và không mang tính trọng yếu
thường là nhân viên trong đơn vị. Tuy nhiên, hành vi biển thủ tài sản cũng có thể do
thành viên Ban Giám đốc thực hiện vì họ có điều kiện dễ dàng hơn, theo những
cách thức khó phát hiện được. Hành vi biển thủ tài sản có thể được biểu hiện theo
nhiều dạng khác nhau, như:



Biển thủ các khoản thu (ví dụ biển thủ các khoản phải thu đã thu được tiền

hoặc chuyển các khoản phải thu đã bị xử lý xóa sổ sang tài khoản cá nhân tại ngân
hàng).


Lấy cắp tài sản vật chất hoặc tài sản trí tuệ (ví dụ lấy cắp hàng tồn kho, phế

liệu, bán các tài liệu kỹ thuật cho đối thủ cạnh tranh).


Làm cho đơn vị phải thanh toán tiền cho hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị

không nhận được (ví dụ thanh toán cho những người bán không có thực, thanh toán


13

cho người bán với mức cao hơn giá trị thật để cá nhân được hưởng hoa hồng do
chênh lệch giá, thanh toán cho các nhân viên không có thực).


Dùng tài sản của đơn vị để đem lại lợi ích cho cá nhân (ví dụ dùng tài sản

của đơn vị làm tài sản thế chấp cho khoản vay cá nhân hoặc khoản vay cho một bên
liên quan).
2.1.4

Các hành vi gian lận phổ biến trên BCTC


2.1.4.1 Các hành vi gian lận phổ biến
Theo “Popular earnings management techniques. In Earnings management:
An executive perspective” (McKee, 2005, trang 13-22)1. Các thủ thuật điều tiết lợi
nhuận bị xem là gian lận trên báo cáo tài chính bao gồm:


“Cookie Jar Reserve”: Công ty tạo ra “Cookie Jar” (Lọ kẹo ngọt) nhằm mục

tiêu “để dành” lợi nhuận. “Cookie Jar” được tạo ra từ các khoản dự phòng, ghi nhận
trước chi phí và trì hoãn ghi nhận doanh thu.


“Take a Big Bath”: Công ty xoá bỏ những khoản mục “treo” trên bảng cân

đối kế toán nhằm “gột rửa” báo cáo tài chính. Thường nghiệp vụ “Take a big bath”
sẽ làm cho công ty lỗ lớn, nhưng sẽ mang lại lợi ích cho các kỳ tiếp theo.


“Big bet on the Future”: Công ty “đánh cược” vào tương lai” thông qua áp

dụng các lỗ hổng trong quy định của chuẩn mực kế toán để ghi toàn bộ lợi nhuận có
thể thu được trong tương lai vào năm hiện tại. Một số công ty trên thị trường chứng
khoán Việt Nam đã lợi dụng triệt để thủ thuật này.


“Flushing the investment portfolio”: Khi công ty đầu tư vào các loại chứng

khoán, thì tuỳ vào xác định của Công ty mà số chứng khoán này có thể trình bày là
“chứng khoán kinh doanh” hoặc là “chứng khoán sẵn sàng để bán”. Tại thời điểm

lập BCTC, Công ty sẽ đánh giá lại giá trị hợp lý của chứng khoán nắm giữ, tuy
nhiên nếu phân loại là “chứng khoán kinh doanh” thì sẽ được ghi thẳng vào báo cáo
kết quả kinh doanh còn đối với “chứng khoán sẵn sàng để bán” thì sẽ ghi vào “thu

1

Retrieved from />

14

nhập khác”. Do đó tuỳ thuộc vào giá trị hợp lý của chứng khoán tại thời điểm lập
báo cáo mà đơn vị sẽ có những điều tiết thích hợp để làm đẹp kết quả kinh doanh.


“Throw out the Problem Child”: Công ty loại bỏ những phần xấu nhất trên

báo cáo tài chính thông qua các giao dịch tài chính với bên thứ ba. Đây là thủ thuật
phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


“Change GAAP”: Công ty sử dụng thủ thuật thay đổi chính sách kế toán

nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn. Chính sách kế toán được “lợi dụng”
nhiều nhất là chính sách ghi nhận doanh thu. Rất nhiều công ty đã thay đổi chính
sách ghi nhận doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn.


“Sales and Lease Back” Thủ thuật “Bán tái mua/tái thuê” là thủ thuật được

Lehman Brothers áp dụng trước khi bị “lộ” và phải bảo hộ phá sản. Năm 2016,

Eximbank cũng bị đưa ra công chúng vì đã lợi dụng kỹ thuật này. Kỹ thuật này sẽ
tạo ra một khoản thu nhập được ghi trong năm hiện tại tuy nhiên đó là thu nhập
đánh đổi từ việc chịu thêm nhiều chi phí trong tương lai và thủ thuật giúp che dấu
các khoản nợ thuê tài chính


“Use of SPEs”: Công ty sử dụng các “đơn vị có mục đích đặc biệt – SPEs”

nhằm tạo doanh thu ảo, giấu nợ. TTF là trường hợp điển hình nhất sử dụng thủ thuật
này.


“Above the Line, Below the Line”: thủ thuật phổ biến trên thế giới. “Line”

ở đây là dòng lợi nhuận gộp, phía trên “line” là doanh thu và giá vốn, còn phía dưới
là các chi phí hoạt động, lãi vay và thuế. Họ có thể cố tình phân loại sai khoản mục
để làm lãi gộp biến động theo hướng có lợi hơn. Trên thị trường Việt Nam, cổ phiếu
được giới đầu tư gọi là “con tàu ma” đã áp dụng thủ thuật này, nhằm đánh lạc
hướng nhà đầu tư về lợi nhuận.


“Cherry Picking”: một thủ thuật thông dụng, khi các công ty “chọn lọc”

khéo léo hàng để bán, chứng khoán đầu tư nhằm tăng lợi nhuận bán hàng. Công ty
sẽ lựa chọn các loại hàng hoá, tài sản có giá trị thị trường tốt nhất của mình để bán
và để lại các hàng hoá, tài sản giá trị thấp là tăng lợi nhuận cho năm hiện hành. Các
hãng bán lẻ như Tesco đã áp dụng thủ thuật này.


15




“Holding gain”: Hàng tồn kho tăng liên tục qua các năm là dấu hiệu thủ

thuật “holding gain” đã được sử dụng để “cook” lợi nhuận. Vấn đề hàng tồn kho
đang là vấn đề nóng nhất trên thị trường trong các năm gần đây và các năm tới.


“Cross Trade”: giao dịch chéo mua đi bán lại liên tục với các bên liên quan

nhằm tăng doanh thu. Giao dịch dạng này được TTF sử dụng rất nhiều.
Ngoài ra còn rất nhiều thủ thuật khác như Shrink the Ship, Early Retirement
of Debts, … đã và đang được sử dụng trên thị trường.
2.1.4.2 Ảnh hưởng của gian lận đến BCTC


Ảnh hƣởng đến Bảng cân đối kế toán



Trì hoãn việc ghi giảm tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn



Không ghi nhận hoặc ghi nhận thấp hơn giá trị các khoản dự phòng



Ghi nhận nợ phải thu (và doanh thu) quá mức




Ghi nhận thấp hơn giá trị hao mòn/phân bổ tài sản dài hạn



Vốn hóa chi phí hoạt động thông thường làm tăng giá trị tài sản



Ghi nhận doanh thu nhận trước vào doanh thu làm giảm nợ phải trả



Chuyển ngoại bảng các khoản nợ phải thu đã bán cho các tổ chức tài chính,

không ghi nhận nợ phải trả


Phân loại và hạch toán sai nợ phải trả sang vốn chủ sở hữu



Trì hoãn các khoản công nợ phải trả của kỳ này sang kỳ sau



Chuyển công nợ phải trả sang các bên liên quan (công ty liên kết, đơn vị


phục vụ mục đích đặc biệt)


Chuyển nợ phải trả (thuê tài chính) ra ngoại bảng.



Ảnh hƣởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(1) Ghi nhận doanh thu sớm (khi chưa đủ tiêu chuẩn ghi nhận

doanh thu)


Ghi nhận doanh thu khi chưa hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.



Ghi nhận doanh thu vượt mức giá trị hoàn thành theo hợp đồng.


×