Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP á châu tại các chi nhánh TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHẠM THỊ MỸ NGỌC

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CỦA NHTMCP Á
CHÂU TẠI CÁC CHI NHÁNH TP. HCM.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHẠM THỊ MỸ NGỌC

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CỦA NHTMCP Á
CHÂU TẠI CÁC CHI NHÁNH TP. HCM.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN

TP Hồ Chí Minh, Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được PGS. TS Hồ Viết
Tiến hướng dẫn cùng với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp đang công tác tại NHTMCP
Á Châu, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nguồn gốc các trích dẫn và tham khảo trong luận văn đều được chú thích và
trình bày đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình.

Học viên thực hiện luận văn

Phạm Thị Mỹ Ngọc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................
MỤC LỤC ................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT........................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................

TÓM TẮT .................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN ................................................................1
Giới thiệu chương 1 ................................................................................................ 1
1.1.

Lý do chọn đề tài: .......................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................3
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................................3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................4
1.5.

Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................4

1.6.

Ý nghĩa luận văn: .......................................................................................5

1.7.

Kết cấu luận văn: ........................................................................................5

Kết luận chương 1. .................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP. ...............................................8



Giới thiệu chương 2. ............................................................................................... 8
2.1. Cơ sở lý thuyết: .............................................................................................8
2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): ........................................8
2.1.2. Các cách tiếp cận CSR: .........................................................................13
2.1.2.1. Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999): ....................13
2.1.2.2. Cách tiếp cận theo các bên liên quan: ............................................15
2.1.3. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) trong ngành ngân hàng: ......16
2.1.4. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR):…………………. ................................................................................18
2.2. Lý thuyết về niềm tin với tổ chức và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức:
............................................................................................................................20
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về CSR: ............................................21
2.3.1. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân
viên với tổ chức trên thế giới: .........................................................................21
2.3.2. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân
viên với tổ chức ở Việt Nam: ..........................................................................22
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu: .............................................................23
Kết luận chương 2. ................................................................................................ 25
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á
CHÂU. ......................................................................................................................26
Giới thiệu chương 3. ............................................................................................. 26
3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu. ...................................26
3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á
Châu và các NHTMCP Việt Nam. .....................................................................27
3.2.1. Trách nhiệm kinh tế: .............................................................................27
3.2.2. Trách nhiệm pháp lý: ............................................................................30
3.2.3. Trách nhiệm đạo đức: ...........................................................................33



3.3.4. Trách nhiệm từ thiện: ............................................................................36
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 38
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT
ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN NIỀM TIN VÀ SỰ
GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHTMCP Á CHÂU. ..................................39
Giới thiệu chương 4. ............................................................................................. 39
4.1. Đánh giá cảm nhận của nhân viên về hoạt động thực hiện Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu......................................................39
4.1.1. Thống kê mẫu nghiên cứu.....................................................................40
4.1.1.1. Thống kê mô tả thông tin định danh:..............................................40
4.1.1.2. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo: .............................44
4.1.2. Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo. .......................................51
4.1.2.1. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo nhận thức trách nhiệm xã
hội. ...............................................................................................................51
4.1.2.2. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo niềm tin vào tổ chức: .....54
4.1.2.3. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo Sự gắn kết với tổ chức của
của nhân viên. ..............................................................................................55
4.1.3. Đánh giá của nhân viên về việc thực hiện CSR của NHTMCP Á Châu,
niềm tin và sự gắn kết trong công việc. ..........................................................56
4.1.3.1. Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm kinh tế: ............56
4.1.3.2. Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm pháp lý. ............57
4.1.3.4. Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm từ thiện: ...........60
4.1.3.5. Đánh giá của nhân viên về niềm tin với tổ chức: ...........................61
4.1.3.6. Đánh giá của nhân viên về sự gắn kết với tổ chức. ........................62
4.1.4. Phân tích hồi quy nhận thức CSR đến niềm tin và sự gắn kết với tổ
chức của nhân viên NHTMCP Á Châu: .........................................................63
4.1.4.1. Phân tích tương quan giữa nhận thức CSR đến niềm tin tổ chức: .63
4.1.4.2. Xây dựng phương trình hồi quy nhận thức CSR đến niềm tin tổ
chức..............................................................................................................64



4.1.4.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình: ..........................................65
4.1.5. Phân tích hồi qui niềm tin tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của nhân
viên:………………….....................................................................................67
4.1.5.1. Phân tích tương quan giữa niềm tin tổ chức đến sự gắn kết với tổ
chức của nhân viên: .....................................................................................67
4.1.5.2. Phương trình hồi qui niềm tin tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức
của nhân viên: ..............................................................................................67
4.1.6. Kiểm định giả thuyết mô hình: .............................................................68
4.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: ........................................................................69
Kết luận chương 4. ................................................................................................ 73
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN Á CHÂU. ..................................................................74
Giới thiệu chương 5. ............................................................................................. 74
5.1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm kinh tế: ...............74
5.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm pháp lý: ..............75
5.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm đạo đức:..............76
5.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm từ thiện: ..............78
Kết luận chương 5. ................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
ACCA: Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc.
BCTC: Báo cáo tài chính.
BCTN: Báo cáo thường niên.
CSR: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

DN: Doanh nghiệp.
EFA: Phân tích nhân tố khám phá.
NH: Ngân hàng.
NHNN: Ngân hàng nhà nước.
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần.
SME: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
TNĐĐ: Trách nhiệm đạo đức.
TNKT: Trách nhiệm kinh tế.
TNPL: Trách nhiệm pháp lý.
TNTT: Trách nhiệm từ thiện.
TNXH: Trách nhiệm xã hội.
VN: Việt Nam.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Tóm tắt quan điểm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp qua các thời kỳ. 9
Bảng 3. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB tính đến quý III/2018 (Nguồn
BCTC hợp nhất của ngân hàng). ............................................................................... 27
Bảng 4. 1: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức kinh tế trong CSR
(N=290) .....................................................................................................................45
Bảng 4. 2: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức pháp lý trong CSR
(N=290) .....................................................................................................................46
Bảng 4. 3: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức đạo đức trong CSR
(N=290) .....................................................................................................................47
Bảng 4. 4: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức từ thiện trong CSR
(N=290) .....................................................................................................................48
Bảng 4. 5: Hệ số Cronbach’s Alpha của niềm tin tổ chức CSR (N=290).................49
Bảng 4. 6: Hệ số Cronbach’s Alpha của Sự sự gắn kết với tổ chức của nhân viên
(N=290) .....................................................................................................................50
Bảng 4. 7: Thống kê kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ..................................51

Bảng 4. 8: Rotated Component Matrixa ....................................................................53
Bảng 4. 9: Rotated Component Matrixa ....................................................................54
Bảng 4. 10: Rotated Component Matrixa ..................................................................55
Bảng 4. 11: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm kinh tế...................56
Bảng 4. 12: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm pháp lý ..................57
Bảng 4. 13: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm đạo đức .................59
Bảng 4. 14: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm từ thiện .................60
Bảng 4. 15: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với sự gắn kết của tổ chức. .............62
Bảng 4. 16: Ma trận tương quan Pearson (CSR đến niềm tin tổ chức).....................63
Bảng 4. 17: Kết quả của mô hình hồi quy (CSR đến niềm tin tổ chức)....................64
Bảng 4. 18: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu: ........................................................67


Bảng 4. 19: Kết quả của mô hình hồi quy (niềm tin đến sự gắn kết với tổ chức của
nhân viên). .................................................................................................................68
Bảng 4. 20: Thống kê mô tả các thang đo .................................................................69
Bảng 4. 21: Kết luận về các giả thuyết đã nghiên cứu ..............................................72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2. 1: Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999)...............................13
Hình 3. 1: Tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống ACB giai đoạn 2014-2018 (Nguồn
BCTN NHTMCP Á Châu 2018). ..............................................................................32
Hình 3. 2: Số lượng nhân viên Ngân hàng qua các năm-giai đoạn 2014-2018 (nguồn
BCTN Ngân hàng TMCP Á Châu 2018). .................................................................35

Hình 4. 1: Mô tả mẫu theo giới tính ..........................................................................40
Hình 4. 2: Mô tả mẫu theo độ tuổi ............................................................................41
Hình 4. 3: Mô tả mẫu theo trinh độ học vấn .............................................................42

Hình 4. 4: Mô tả mẫu theo vị trí công tác .................................................................43
Hình 4. 5: Mô tả mẫu theo thời gian công tác ...........................................................44
Hình 4. 6: Sơ đồ tóm tắt kết quả nghiên cứu.............................................................69


TÓM TẮT
Đây là nghiên cứu về tác động của hoạt động CSR đến niềm tin và sự gắn kết
của nhân viên tại NHTMCP Á Châu để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động CSR của ngân hàng. Bởi lẽ nhân viên là yếu tố quan trọng góp
phần mang đến sự thành công trong quá trình hoạt động của ngân hàng thế nên từ việc
xem xét tác động của CSR đến nhận thức và niềm tin của nhân viên là cần thiết và sẽ
giúp cho các nhà quản lý có những hoạt động CSR phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đi từ tổng quát đến cụ thể từ đó tìm ra các yếu
tố của CSR ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu
và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, để từ đó đưa ra những nhận định cũng như
đưa ra những kiến nghị thực sự phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của
NHTMCP Á Châu-nơi mà tác giả đang công tác.
Bài nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng bằng cách gửi đến các nhân viên đang công tác tại NHTMCP Á Châu thuộc
TP HCM bảng câu hổi về vấn đề CSR sau đó thu thập, xử lý kết quả và tiến hành
phân tích thông qua các bước thống kê mô tả đối tượng khảo sát, kiểm định
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi qui.
Kết quả sau khi kiểm định cho thấy có 4 yếu tố (1) nhận thức trách nhiệm kinh
tế, (2) nhận thức trách nhiệm pháp lý, (3) nhận thức trách nhiệm đạo đức, (4) nhận
thức trách nhiệm từ thiện đều có tác động tích cực đến niềm tin và sự gắn kết với tổ
chức của nhân viên. Trong đó, nhận thức trách nhiệm kinh tế có tác động lớn nhất
đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên.
Kết luận được rút ra là các yếu tố CSR có tác động thực sự và tác động tích
cực đến niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên NHTMCP Á Châu. Thế nên

muốn các hoạt động của ngân hàng trở nên thật sự hiệu quả và bền vững Ban lãnh
đạo ngân hàng cần có sự tích hợp CSR vào trong các chiến lược kinh doanh cũng như
quản trị nhân sự của mình để có thể đứng vững cũng như bắt kịp những đổi thay của
thế giới đang diễn ra từng ngày.
Từ khóa: CSR.


ABSTRACT
This is a research on the impact of social responsibility activities on the trust and
cohesion of employees with the Bank at Asia Commercial Joint Stock Bank. Because
employees are an important factor contributing to the success of the bank's operations,
from studying the impact of CSR on employee awareness and beliefs is necessary and
will help for the bank's Board of Directors to have appropriate CSR policies to help
improve the bank's operational efficiency.
The research objectives of the thesis go from general to specific to determine the
elements of corporate social responsibility affecting the trust and cohesion of employees
at Asia Commercial Bank and the degree influence of this factors, from which to make
judgments as well as give real solutions in line with the situation of business activities of
Asia Commercial Joint Stock Bank - where the author is working.
The paper is conducted by qualitative and quantitative research methods using
questionnaires to survey employees working at Asia Commercial Joint Stock Bank in
HCM City on the following corporate social responsibility issues. And the collected
results will be handled, analyzes them through statistical steps describing the survey
objects, Cronbach's Alpha testing, EFA factor analysis, regression analysis.
The results after the verification show that 4 factors (1) perceived economic
responsibility, (2) legal responsibility awareness, (3) moral responsibility awareness, (4)
perceived responsibility from Good will have a positive impact on the belief and
engagement with the organization of the employees. In particular, awareness of
economic responsibility has the greatest impact on employees' trust and cohesion.
From the research results, it can be concluded that CSR factors have a real impact

and positively impact beliefs and cohesion with the organization of Asia Commercial
Bank employees. So if you want the bank to work really effectively and sustainably, the
bank's management needs to integrate CSR into its business strategies as well as its
human resources management to increase competitiveness as well as catch up the
changes of the world are happening day by day.
Keywords: CSR.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
Giới thiệu chương 1
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang ủng hộ sự phát triển của tự do thương
mại, toàn cầu hóa và tốc độ lan tỏa thông tin thì mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp cũng ngày càng tăng và ngành ngân hàng – một loại hình doanh nghiệp
đặc biệt cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Bên cạnh áp dụng các biện pháp đa
dạng hóa, nâng cao chất lượng của các sản phẩm tài chính, ngân hàng còn cần phải
thực hiện tốt việc xây dựng văn hóa, nâng cao uy tín ngân hàng và đặc biệt chú trọng,
quan tâm đến môi trường làm việc của nhân viên, tạo được niềm tin để nhân viên
luôn gắn bó, đồng hành cùng tổ chức. Từ đó thực hiện tốt hoạt động CSR sẽ giúp
ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của mình. Thấu hiểu
được tầm quan trọng của đề tài nên trong Chương 1 tác giả muốn giới thiệu một cách
tổng quan nhất về lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
và cuối cùng là ý nghĩa cũng như những giá trị mà đề tài mang đến, đóng góp vào sự
phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu- nơi mà tác giả đang công tác nói riêng và
các đọc giả quan tâm cũng như có thể đóng góp vào kho tàng các công trình nghiên
cứu khoa học có ý nghĩa nói chung.
1.1. Lý do chọn đề tài:
CSR không phải là vấn đề mang tính chất mới mẻ bởi nó đã được đặt ra và
nhắc đến từ những năm 1953 bởi Bowen và sau đó được quan tâm, tìm hiểu bởi nhiều

tác giả khác trên thế giới. Tuy nhiên nó thực sự là vấn đề mang tính thời đại bởi sự
tác động không hề nhỏ của CSR đến các mặt, các khía cạnh hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Nhất là sự tác động của CSR đến niềm tin và sự gắn kết của nhân
viên với tổ chức. Mà theo (Nyhan, 2000; Yilmaz, 2008) thì một doanh nghiệp muốn
thành công và phát triển bền vững không thể không tích hợp niềm tin và sự gắn kết
của nhân viên vào chiến lược hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Hơn thế nữa khi mà sự cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra một cách gay
gắt thì một doanh nghiệp muốn gia tăng lợi thế cạnh tranh thì cần phải quan tâm hơn


2

đến việc thực hiện CSR của mình, bởi làm tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp không
chỉ phát triển bền vững từ bên trong bởi xây dựng được một môi trường làm việc
vững mạnh bằng những viên gạch của niềm tin, mà còn tạo nên một hình ảnh đẹp
trong mắt khách hàng và cộng đồng bằng những đóng góp thiết thực, có ích cho môi
trường và mã hội.
Mặc dù biết được tầm quan trọng mà CSR tác động đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nhưng ở Việt Nam các nghiên cứu về CSR vẫn chưa nhiều. Có
chăng là các nghiên cứu thiên về hướng lý luận, mà tính thiết thực và việc đưa các lý
thuyết CSR vào vận dụng trong một tổ chức để thấy được sự tác động thực sự của
CSR đến các đối tượng quan trọng gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp: cổ
đông, khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên, … chưa nhiều. Đặc biệt ngành ngân
hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hình ảnh, uy tín và thương hiệu đến sự thành công,
thì nhân viên là nhân tố quan trọng làm nên một hình ảnh ngân hàng đẹp, một uy tín
lớn trong lòng khách hàng.
Tuy nhiên NHTMCP Á Châu là một trong số ít các ngân hàng tại Việt Nam
đã và đang quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, bởi phần nào thấu
hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, cụ thể: Không chỉ tập trung cho mục tiêu
kinh doanh, bảo đảm lợi ích cổ đông, khách hàng và nhân viên, ACB luôn thực hiện

trách nhiệm với cộng đồng. Chính vì vậy, khi xem xét giải "Ngân hàng tốt nhất về
trách nhiệm xã hội", Asiamoney đã đánh giá ACB nổi bật trong hạng mục giải thưởng
này năm 2017. Ngân hàng đã triển khai nhiều hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
chăm sóc người có hoàn cảnh khó khăn, hiến máu nhân đạo, khám chữa bệnh … Năm
2016, với ngân sách hơn tám tỷ đồng (tương đương 350.000 USD), ACB thực hiện
những hoạt động cộng đồng đầu tư bài bản, chuyên nghiệp có mục tiêu rõ ràng, gắn
liền với chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng. Năm 2018, nhà băng tiếp tục
thực hiện minh bạch hoạt động cộng đồng dài hạn cùng ngắn hạn theo định hướng
phát triển tại mỗi thời điểm, phù hợp tình hình văn hóa xã hội từng địa phương.


3

Từ thực tế những hoạt động CSR mà NHTMCP Á Châu đang thực hiện, tác
giả nhận thấy sự cần thiết của việc triển khai một cách mạnh mẽ cả về mặt kiến thức
lẫn cụ thể hóa thành hành động trong nhân viên ngân hàng về các hoạt động CSR,
bởi chỉ có thực sự hiểu được tầm quan trọng, cũng như những tác động của CSR đến
sức mạnh bên trong của ngân hàng thông qua sự tác động đến niềm tin và sự gắn kết
của nhân viên với tổ chức bên cạnh đó là những giá trị mà CSR mang đến khi Ngân
hàng thực hiện tốt các hoạt động này thì NHTMCP Á Châu mới có những chiến lược,
hành động phù hợp để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình, cũng như hiệu quả
hoạt động của mình. Do đó đề tài “Hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp của NHTMCP Á Châu tại các chi nhánh TP.HCM” được tác giả lựa chọn
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp, bởi tác giả thấy được tính ứng dụng
của đề tài vào tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu trong giai đoạn
hiện nay và tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Thực hiện nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu tại các chi nhánh TP.HCM.
- Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định các yếu tố của CSR ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân
viên tại NHTMCP Á Châu.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố CSR ảnh hưởng đến niềm tin và
sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu.
+ Dựa trên kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng hiệu quả thực hiện CSR tại NHTMCP Á Châu.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu:
Với mục tiêu nghiên cứu đã đề cập, các câu hỏi nghiên cứu sau được đưa ra

nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra:


4

- Các yếu tố của CSR nào ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên
tại NHTMCP Á Châu?
- Các yếu tố của CSR đó có ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin và sự gắn kết
của nhân viên tại NHTMCP Á Châu?
- Làm cách nào để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố của các hoạt động CSR có
tác động đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Các thông tin và số liệu được sử dụng trong bài viết là các dự
liệu thứ cấp do người viết thu thập từ các bài báo, các báo cáo, các bài viết, các đề
án, luận văn các trang thông tin-thống kê giai đoạn 2012-2018.

- Không gian: Bài viết nghiên cứu hiệu quả thực hiện và sự tác động của hoạt
động thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu chủ yếu
được khảo sát, lấy ý kiến nhân viên ngân hàng tại các đơn vị của NHTMCP Á Châu
trên địa bàn TP HCM- các đối tượng tham gia khảo sát đảm nhiệm ở nhiều vị trí khác
nhau, với thời gian công tác tại ngân hàng khác nhau và hầu như đều có mặt tại hầu
hết các hoạt động kinh tế, xã hội của ngân hàng nên mẫu được chọn có thể mang tính
đại diện cho tổng thể.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu được hoàn thành là do sự kết hợp giữa phương pháp nghiên

cứu định tính và định lượng.
- Phương pháp định tính: thực hiện là phỏng vấn các nhân viên về những
thông tin và hoạt động TNXH doanh nghiệp mà NHTMCP Á Châu đã và đang thực
hiện trong thời gian qua. Dựa trên sự phán đoán tính thích hợp của các phần tử với


5

mục tiêu nghiên cứu của đề tài và mời họ tham gia vào mẫu để đánh giá, lựa chọn và
thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho phù hợp.
- Phương pháp định lượng: được tiến hành bằng cách xử lý kết quả từ việc
gửi bảng câu hỏi đến các nhân viên - cỡ mẫu là 300 phần tử. Đối tượng khảo sát chủ
yếu là các nhân viên ngân hàng tại các chi nhánh/phòng giao dịch của NHTMCP Á
Châu tại địa bàn TP HCM. Sau đó tác giả sẽ đo lường độ tin cậy của thang đo, sử
dụng EFA,… để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, xem xét sự ảnh hưởng của việc
thực hiện CSR đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên ngân hàng từ đó có những
kiến nghị để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện việc thực hiện các hoạt động CSR của
NHTMCP Á Châu.

1.6.

Ý nghĩa luận văn:
Bài nghiên cứu của tác giả chủ yếu đóng góp về mặt thực tiễn. Cụ thể:
Bài viết góp phần làm sáng tỏ, làm rõ ảnh hưởng của việc thực hiện trách

nhiệm xã hội doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin và sự gắn kết của
nhân viên tại NHTMCP Á Châu.
Bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu các hoạt động thực hiện trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu để duy trì và nâng cao sự gắn kết của
nhân viên từ đó có những đề xuất, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và
chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Hơn nữa bài viết còn có thể giúp cho Ban lãnh đạo NHTMCP Á Châu có
những định hướng CSR trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình để khẳng
định được danh tiếng, uy tín của Ngân hàng trong lòng khách hàng và tạo dựng được
niềm tin sự gắn kết với ngân hàng của đội ngũ nhân viên nhằm mang đến những thuận
lợi trên bước đường hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.7.

Kết cấu luận văn:
Bố cục luận văn được chia thành 5 chương như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP Á CHÂU.

CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT
ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN NIỀM TIN VÀ SỰ
GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHTMCP Á CHÂU.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP Á
CHÂU.
Kết luận chương 1.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã và đang được các doanh nghiệp trên thế
giới áp dụng bởi nó tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng ở các doanh nghiệp Việt
Nam trong đó có các tổ chức tài chính ngân hàng thì vấn đề CSR vẫn chưa được quan
tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc nghiêm trọng đã và đang diễn ra bởi nó gây ảnh
hưởng, xâm hại đến lợi ích của khách hàng, người lao động… dẫn đến sự bức xúc
trong cộng đồng và ảnh hưởng đến lòng tin vào các ngân hàng của khách hàng. Từ
đó, các tổ chức tài chính ngân hàng cần nhận thức và nhìn nhận về lợi ích thực hiện
CSR mang lại là cần thiết trong bối phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam và
thế giới đang diễn ra một cách sâu rộng và nhanh chóng như hiện nay. Ngân hàng
quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực hiện tốt điều này là đang
quan tâm và tác động vào nhận thức cũng như hành động của nhân viên trong quá
trình xây dựng uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng; một khi nhân
viên đã có niềm tin và sự gắn kết với tổ chức mình đang và sẽ công tác, thì đó sẽ là
cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng từ đó nâng
cao hiệu quả và ý nghĩa của hoạt động CSR cũng như hướng đến chiến lược phát triển
dài hạn của ngân hàng-và điều này thực sự quan trọng đối với tất cả các ngân hàng
nói chung và NHTMCP Á Châu nói riêng.


7

Với kết cấu và nội dung mà Chương 1 đề tài mang đến tác giả hy vọng đọc giả
có thể có cái nhìn bao quát nhất về những nội dung mà đề tài sẽ triển khai cũng như

những đóng góp thiết thực mà đề tài: “Hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu tại các chi nhánh TP.HCM” mang lại.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH
NGHIỆP.
Giới thiệu chương 2.
Trong chương 2 của luận văn tác giả muốn gửi đến người đọc tổng quan về
những lý thuyết, những quan điểm các tác giả về vấn đề CSR từ những góc nhìn khác
nhau; để từ đó thấy được sự lựa chọn của tác giả là phù hợp nhất với hướng nghiên
cứu của bài luận văn và tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu-Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp dựa trên quan điểm của Carroll (1979) thể hiện trên bốn
phương diện: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.
2.1. Cơ sở lý thuyết:
2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):
Ngày nay, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên cần thiết
hơn bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp. Việc định
nghĩa CSR cũng khá đa dạng và phức tạp. Mỗi tổ chức, cá nhân, chính phủ của một
quốc gia có cách nhìn nhận và quan điểm về CSR theo những cách khác nhau, nhưng
chung quy cũng nhằm mang lai lợi ích cho cộng đồng, xã hội theo hướng tốt đẹp nhất
có thể.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) đang
trở thành mối quan tâm của quốc tế, của mọi quốc gia, nói cách khác là sự quan tâm
của thời đại. Bởi lẽ, điều kiện cần cho sự phát triển lâu dài và vững chắc là một doanh
nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến việc mang về
lợi nhuận, tạo ra bao nhiêu việc làm, trích nộp thuế bao nhiêu… Bên cạnh điều kiện
đủ cho sự phát triển bền vững là sự đánh giá việc hoàn thành các trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp thực sự quan tâm đến những tác động của
mình đối với môi trường, xã hội thì điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp tự ý thức được
trách nhiệm của mình cần làm gì để bù đắp lại những tác động chưa tốt mà mình gây
ra; làm gì để tạo ra một môi trường làm việc tốt đẹp cho người lao động, gia tăng lợi


9

nhuận cho cổ đông, giúp đỡ cộng đồng, cải thiện môi trường tự nhiên,… để từ đó vấn
đề CSR nâng lên tầm đạo đức doanh nghiệp và trở thành văn hóa tốt đẹp của tổ chức.
Dưới đây là bảng tóm tắt các quan điểm của các tác giả khác nhau đã đề cập
đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua từng thời kỳ:
Bảng 2. 1: Tóm tắt quan điểm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp qua các thời
kỳ.
Các vấn đề liên

Định nghĩa

quan
Kinh tế

CSR đề cập đến nghĩa vụ của doanh

Xã hội

nghiệp để theo đuổi những chính sách, để
thực hiện những quyết định, hoặc thực
hiện những hoạt động để đạt được các mục

Tác giả


Bowen (1953)

tiêu đặt ra và những giá trị xã hội của
chúng tôi.
Kinh tế

Trách nhiệm xã hội nghĩa là các

Xã hội

doanh nghiệp cần xây dựng hoạt động kinh
tế một cách có hệ thống nhằm đáp ứng sự

Frederick (1960)

mong đợi của công chúng.
Kinh tế
Pháp luật
Đạo đức

CSR bao gồm sự mong đợi về kinh
tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện của

Carroll

cộng đồng đối với các tổ chức tại một thời
điểm nhất định.

(1979)


Từ thiện
Từ thiện và các
bên liên quan

CSR là quan điểm cho rằng các
công ty có nghĩa vụ cho các nhóm thành
phần trong xã hội không phải là cổ đông

Jones
(1980).


10

và xa hơn nữa là theo quy định của pháp
luật và hợp đồng công đoàn.
Các bên liên quan
Xã hội
Môi trường

Trách nhiệm xã hội có thể được
định nghĩa như là một nguyên tắc nói rằng

Frederick

các doanh nghiệp nên quan tâm và có trách và cộng sự
nhiệm về kết quả của bất kỳ hành động của (1992).
họ đối với cộng đồng và môi trường.


Từ thiện
Các bên liên quan

Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là có liên quan đến việc xem xét các
bên liên quan về mặt đạo đức hoặc trong

Xã hội

Hopkins

việc cư xử CSR. Các bên liên quan tồn tại

(1998).

cả trong doanh nghiệp và bên ngoài. Do
đó, hành vi thực hiện CSR sẽ làm gia tăng
các nguồn nhân lực này.
Từ thiện
Xã hội
Môi trường
Kinh tế

Trách nhiệm xã hội là mối quan hệ
tổng thể của công ty với tất cả các bên liên
quan. Chúng bao gồm các khách hàng,
nhân viên, cộng đồng, chủ sở hữu/nhà đầu

Khoury


tư, chính phủ, các nhà cung cấp và đối thủ và cộng sự
cạnh tranh. Các hoạt động CSR bao gồm (1999).
đầu tư trong tiếp cận cộng đồng, quan hệ
nhân viên, tạo ra và duy trì việc làm, quản
lý môi trường và hoạt động tài chính.

Kinh tế
Pháp luật
Đạo đức

CSR là một cơ chế, mà các doanh

Maignan

nghiệp phải chịu các trách nhiệm kinh tế, và cộng sự
(1999).


11

Từ thiện
Môi trường

pháp luật, đạo đức và các trách nhiệm khác
với các đối tượng hữu quan.

Tự nguyện
Các bên liên quan

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là

sự cam kết tiếp tục kinh doanh bằng cách Hội đồng Doanh
cư xử đạo đức và đóng góp vào phát triển nghiệp thế giới

Xã hội
Kinh tế

kinh tế, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống vì sự phát triển
của lực lượng lao động và gia đình họ cũng bền vững
như cộng đồng địa phương và xã hội nói (2000).
chung.

Từ thiện
Xã hội
Môi trường
Kinh tế

Trách nhiệm xã hội của công ty là
phải có trách nhiệm và có những hành
động vượt ra ngoài nghĩa vụ pháp lý của
họ và mục tiêu kinh tế/kinh doanh. Những
trách nhiệm rộng lớn hơn bao gồm hàng
loạt các lĩnh vực nhưng thường xuyên đề
cập đến các vấn đề như xã hội và môi

Ủy ban
của cộng đồng
Châu Âu (2002).

trường và nơi mà xã hội được hiểu theo
nghĩa rộng, chứ không phải chỉ đơn giản là

vấn đề chính sách xã hội.
Từ thiện
Xã hội
Môi trường
Các bên liên quan

CSR là nói về doanh nghiệp và các
tổ chức khác sẽ vượt ra ngoài các nghĩa vụ
pháp lý trong hoạt động của mình đối với
môi trường và xã hội. Đặc biệt, điều này
có thể bao gồm cách thức tổ chức tương
tác với các đối tượng hữu quan cũng như
mức độ họ cố gắng để bảo vệ môi trường.

Lea
(2002)


12

Từ thiện
Các bên liên quan
Xã hội
Kinh tế

CSR là khái niệm mà doanh nghiệp
phải chịu trách nhiệm cho tác động đến các

Ủy ban


bên liên quan của mình. Đây là cam kết có

của cộng đồng

trách nhiệm, cải thiện và nâng cao chất

Châu Âu

lượng cuộc sống của cộng đồng và đóng

(2003).

góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
Tự nguyện

CSR là sự cam kết của doanh
nghiệp vào sự phát triển bền vững thông

Nhóm

Các bên liên quan

qua việc cải thiện môi trường, nâng cao Phát triển Kinh

Xã hội

chất lượng đời sống của cộng đồng theo tế tư nhân của
cách đôi bên cùng có lợi.
ngân hàng Thế


Môi trường

Giới (2003).
Kinh tế
Tự nguyện
Các bên liên quan
Xã hội
Môi trường
Kinh tế

CSR bao gồm nhiều khái niệm khác
như đạo đức kinh doanh, tổ chức làm từ

Matten và

thiện và có trách nhiệm với môi trường, xã Moon (2005).
hội.

Trên cơ sở phân tích định nghĩa về CSR qua các thời kỳ, bài nghiên cứu này
sử dụng định nghĩa của Carroll (1979) - tuy định nghĩa về CSR của Carroll đã được
ra đời cách đây gần 40 năm nhưng vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm chung của nội
hàm khái niệm CSR và phù hợp định hướng nghiên cứu. Theo đó Carroll (1979) cho
rằng CSR “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và nghĩa vụ tự nguyện
mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” tức là theo
họ, doanh nghiệp khai thác các nguồn lực tự nhiên để làm giàu cho doanh nghiệp và
qua đó, họ gây ra những ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên và con người; do đó,
ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm xã hội đối với môi
trường, cộng đồng và người lao động. Công ty thực hiện các biện pháp bảo vệ môi



×