Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tác động của văn hóa học hỏi, cam kết cảm xúc, quan hệ lãnh đạo nhân viên đối với hành vi ngoài vai trò tại bệnh viện truyền máu huyết học TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.16 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH VŨ

TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA HỌC HỎI, CAM KẾT
CẢM XÚC, QUAN HỆ LÃNH ĐẠO - NHÂN VIÊN
ĐỐI VỚI HÀNH VI NGOÀI VAI TRÒ TẠI
BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH VŨ

TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA HỌC HỎI, CAM KẾT
CẢM XÚC, QUAN HỆ LÃNH ĐẠO - NHÂN VIÊN ĐỐI
VỚI HÀNH VI NGOÀI VAI TRÒ TẠI
BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP.HCM

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế phát triển
60310105


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
BS. TS. LƯU TRỌNG TUẤN

Tp. Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
*

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học
Kinh tế TP.HCM.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017
Học viên

Phạm Minh Vũ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ......................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..................................................4
1.3.1. Về Bệnh viện Truyền máu Huyết học ................................................................4
1.3.2. Về văn hóa học hỏi tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học ................................9
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................13
1.5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................14
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................16
2.1 Các khái niệm.....................................................................................................16
2.1.1 Văn hóa học hỏi trong tổ chức.........................................................................16
2.1.2. Chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên ......................................................20
2.1.3. Cam kết cảm xúc với tổ chức ..........................................................................21
2.1.4. Hành vi công dân tổ chức ...............................................................................23
2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................25
2.3. Lập luận giả thuyết và mô hình nghiên cứu....................................................26
2.3.1. Các lập luận giả thuyết ...................................................................................26
2.3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................30


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................32
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ xây dựng thang đo: ............................................................32
3.1.2. Nghiên cứu chính để thu thập dữ liệu .............................................................33
3.2. Mẫu nghiên cứu................................................................................................33
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................33
3.2.2 Phương pháp xác định kích thước mẫu ...........................................................34
3.3.Quy trình nghiên cứu ........................................................................................35
3.4. Các thang đo......................................................................................................36
3.4.1. Thang đo văn hóa học hỏi trong tổ chức ........................................................36
3.4.2. Thang đo chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên ......................................37

3.4.1. Thang đo cam kết cảm xúc với tổ chức ...........................................................38
3.4.1. Thang đo hành vi công dân tổ chức................................................................39
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................41
3.5.1. Phương pháp phân tích dữ liệu.......................................................................41
3.5.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’ Alpha ........................................42
3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá ...........................................................................42
3.5.4. Xây dựng phương trình hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......43
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................44
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính............................................................................44
4.2 Thống kê mô tả...................................................................................................44
4.3 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo ....................................47
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo văn hóa học hỏi trong tổ chức .................47


4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo chất lượng trao đổi

lãnh đạo -

nhân viên..................................................................................................................50
4.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo cam kết cảm xúc với tổ chức ....................51
4.3.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo hành vi công dân tố chức hướng về
cá nhân và thang đo hành vi công dân tố chức hướng về tổ chức............................52
4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................54
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập .................................................54
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá của các biến phụ thuộc ......................................56
4.5. Kiểm định tương quan ......................................................................................58
4.6. Kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết ............................................................59
4.6.1. Giả thuyết H1: “Văn hóa học hỏi trong tổ chức” có tác động tích cực
đến “Chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên” ....................................................59
4.6.2. Giả thuyết H2: “Văn hóa học hỏi trong tổ chức” có tác động tích cực

đến “Cam kết cảm xúc với tổ chức” .........................................................................59
4.6.3. Giả thuyết H3: “Văn hóa học hỏi trong tổ chức” , “Chất lượng trao đổi
lãnh đạo - nhân viên” và “Cam kết cảm xúc với tổ chức” có tác động tích cực đến
“Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” .......................................................60
4.6.4. Giả thuyết H4: “Văn hóa học hỏi trong tổ chức”, “Chất lượng trao đổi
lãnh đạo - nhân viên” và “Cam kết cảm xúc với tổ chức” có tác động tích cực đến
“Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức” ........................................................62
4.7. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về
tổ chức” có khác nhau giữa các nhóm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và
thâm niên công tác...................................................................................................63
4.7.1. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về
tổ chức” giữa các nhóm giới tính .............................................................................63


4.7.2. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về
tổ chức” giữa các nhóm độ tuổi...............................................................................64
4.7.3. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về
tổ chức” giữa các nhóm trình độ học vấn ................................................................64
4.7.4. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về
tổ chức” giữa các nhóm thâm niên công tác ............................................................65
4.8. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về
cá nhân” có khác nhau giữa các nhóm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và
thâm niên công tác...................................................................................................66
4.8.1. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về
cá nhân” giữa các nhóm giới tính ............................................................................66
4.8.2. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về
cá nhân” giữa các nhóm độ tuổi..............................................................................66
4.8.3. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về
cá nhân” giữa các nhóm trình độ học vấn ...............................................................67
4.8.4. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về

cá nhân” giữa các nhóm thâm niên công tác ..........................................................68
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN ......................................................................................71
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu..............................................................................71
5.2 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................72
5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu.....................................................................................73
5.3.1 Ý nghĩa học thuật .............................................................................................73
5.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học .......................................................10
Bảng 1.2: Số lượng tham dự các khóa đạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên
ngành trong và ngoài nước........................................................................................10
Bảng 1.3: Số lượng kỹ thuật mới thực hiện ..............................................................10
Bảng 1.4: Danh mục kỹ thuật mới thực hiện qua từng năm .....................................11
Bảng 2.1: Đặc điểm của Văn hóa học hỏi trong tổ chức ..........................................19
Bảng 3.1: Thang đo văn hóa học hỏi trong tổ chức ..................................................37
Bảng 3.2: Thang đo chất lượng trao đổi lãnh đạo - thành viên.................................38
Bảng 3.3: Thang đo cam kết cảm xúc với tổ chức....................................................39
Bảng 3.4: Thang đo hành vi công dân tổ chức..........................................................40
Bảng 4.1: Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ........................................................44
Bảng 4.2: Thống kê dữ liệu theo cặp ........................................................................47
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố “Văn hóa học hỏi trong tổ
chức” .........................................................................................................................48
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 của thang đo yếu tố “Văn hóa học hỏi
trong tổ chức” ...........................................................................................................49
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 3 của thang đo yếu tố “Văn hóa học hỏi

trong tổ chức” ...........................................................................................................49
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo yếu tố “Chất lượng trao đổi
lãnh đạo - nhân viên” ................................................................................................51
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố “Cam kết cảm xúc với tổ
chức” .........................................................................................................................52
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố “Hành vi công dân tố chức
hướng về cá nhân” ....................................................................................................53


Bảng 4.9 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố “Hành vi công dân tố chức
hướng về tổ chức”.....................................................................................................53
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập ...........................55
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến phụ thuộc .......................57
Bảng 4.12: Giá trị trung bình của các nhân tố ..........................................................58
Bảng 4.13: Kiểm định sự tương quan giữa các biến OLC, LMX, OC, OCBI, OCBO
...................................................................................................................................58
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định hồi quy giả thuyết H1 ...............................................59
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định hồi quy giả thuyết H2 ...............................................60
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định hồi quy giả thuyết H3 ...............................................61
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định hồi quy giả thuyết H4 ...............................................62
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình “Hành vi công dân tổ
chức hướng về tổ chức (OCBO)” giữa các nhóm giới tính ......................................63
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức
hướng về tổ chức giữa các nhóm tuổi .......................................................................64
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức
hướng về tổ chức giữa các nhóm trình độ học vấn ...................................................64
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức
hướng về tổ chức giữa các nhóm thâm niên công tác...............................................65
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình “Hành vi công dân tổ
chức hướng về cá nhân (OCBI)” giữa các nhóm giới tính .......................................66

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức
hướng về cá nhân giữa các nhóm tuổi ......................................................................67
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức
hướng về cá nhân giữa các nhóm trình độ học vấn...................................................67
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức
hướng về cá nhân giữa các nhóm thâm niên công tác ..............................................68



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM .................9
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................30
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................35
Hình 4.1: Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu ...................................................45
Hình 4.2: Đặc điểm độ tuổi của mẫu nghiên cứu......................................................45
Hình 4.3: Đặc điểm trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu.......................................46
Hình 4.4: Đặc điểm thâm niên công tác của mẫu nghiên cứu ..................................46
Hình 4.5: Mô hình hiệu chỉnh sau nghiên cứu..........................................................69


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BV.TMHH

: Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Mính

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá


KMO

: Hệ số của kiểm định Kaiser - Meyer - Olkin

LMX

: Chất lượng quan hệ trao đổi lãnh đạo - nhân viên
(Quan hệ lãnh đạo - nhân viên)

OC

: Cam kết cảm xúc với tổ chức (Cam kết cảm xúc)

OCB

: Hành vi công dân tổ chức (Hành vi ngoài vai trò)

OCBI

: Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân

OCBO

: Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức

OLC

: Văn hóa học hỏi trong tổ chức (Văn hóa học hỏi)


VIF

: Hệ số phóng đại phương sai


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Theo Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015, trong những năm qua, tỷ
lệ tăng dân số hằng năm là trên 1%, mục tiêu giảm tỷ lệ sinh và giảm tỷ lệ gia tăng
dân số chưa đạt được mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015. Dân số trung bình
năm 2015 là 91,7 triệu người. Với tốc độ tăng như hiện nay, dân số nước ta có thể
đạt hơn 95 triệu vào năm 2019 [40]. Quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, đặc biệt
ở các thành phố lớn và các khu vực đồng bằng, đặt ra nhiều áp lực cho hệ thống y tế
nói chung cũng như nguồn nhân lực y tế nói riêng. Theo Quyết định số 2992/QĐBYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong
hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020, nhân lực ngành đến năm
2020 cần bổ sung thêm 248201 người, trong đó có 55245 bác sĩ, 83851 điều dưỡng,
10887 dược sĩ và 163153 nhân viên các chuyên ngành khác.
Kế hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012 – 2020 nêu rõ mục tiêu
chung là “Phát triển nhân lực y tế… góp phần nâng cao chất lượng công tác y tế,
dân số, và đáp ứng nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân
hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển”, 4 mục tiêu cụ thể tương ứng
là: (i) phát triển nhân lực y tế đủ về số lượng, chất lượng, có cơ cấu và phân bố hợp
lý; (ii) nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu phát triển của xã
hội và hội nhập quốc tế; (iii) nâng cao năng lực quản lý điều hành nhân lực y tế và
(iv) xây dựng chế độ, chính sách, môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý cho
nhân lực y tế, đặc biệt là ở các vùng miền núi, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào
dân tộc thiểu số, và một số lĩnh vực kém thu hút. Một trong những nhóm giải pháp

được đề ra là quản lý, sử dụng và duy trì nhân lực y tế.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Truyền máu Huyết học là đầu ngành
của cả nước về lĩnh vực huyết học, tế bào gốc từ máu và sản xuất chế phẩm


2

máu…Với đặc thù của các bệnh lý huyết học, người bệnh phải trải qua quá trình
điều trị lâu dài, tốn kém và tỷ lệ tử vong cao, góp phần làm tăng áp lực công việc
cho đội ngũ nhân viên của bệnh viện. Bên cạnh đó, do lĩnh vực huyết học chuyên
ngành hẹp nên họ còn bị hạn chế trong phạm vi hoạt động. Một bộ phận bác sĩ sau
thời gian công tác, đã chuyển sang các chuyên khoa khác và “nhảy việc”. Do đó, để
tồn tại và phát triển, ban lãnh đạo Bệnh viện, đặc biệt là từ giai đoạn 2012 đến nay
đã đặc biệt chú trọng, đề cao vai trò của nguồn nhân lực. Đội ngũ cán bộ của Bệnh
viện ngày càng được tăng cường, chế độ ưu đãi, thu hút nhân sự luôn được quan
tâm hàng đầu. Bệnh viện luôn tạo điều kiện cho nhân viên nghiên cứu, học tập nâng
cao trình độ chuyên môn. Năm 2014, Bệnh viện có 358 nhân sự, trong đó có đến 80
lượt cử đi học tập, đào tạo trong và ngoài nước. Hàng năm, bệnh viện đều đưa vào
áp dụng từ 12 đến 19 kỹ thuật mới, liên tục cập nhật phác đồ điều trị tiên tiến nhất
trên thế giới. Một trong những điểm nổi bật của bệnh viện là chính sách tuyển dụng
đội ngũ bác sĩ trẻ, mới tốt nghiệp, tiến hành đào tạo bài bản trong thời gian dài và
cho họ cơ hội trải nghiệm các vị trí công tác khác nhau, khoa chuyên môn khác
nhau, từ lâm sàng đến cận lâm sàng. Từ đó, các nhân sự được trao cơ hội để lựa
chọn vị trí công việc phù hợp nhất.
Ngày nay, các nhà cung cấp dịch vụ y tế trên thế giới đang phải đối mặt với
các thách thức như áp lực canh tranh, áp lực giảm chi phí, nhu cầu dịch vụ được
định hướng bởi khách hàng và sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Trong
bối cảnh đó, năng lực phục vụ bệnh nhân là yếu tố quan trọng để đảm bảo duy trì
khách hàng (Frings và Grant, 2005). Hành vi công dân tổ chức (OCB) được định
nghĩa “Là những hành vi của cá nhân không trực tiếp được tổ chức công nhận, khen

thưởng nhưng sẽ thúc đẩy, tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hay là hành vi
mang tính cá nhân (tùy ý) của nhân viên ,vượt ra ngoài giới hạn của nhiệm vụ và
không nhận được khen thưởng một cách chính thức từ tổ chức (Konovsky và Pugh,
1994; Organ, 1988). Đối với lĩnh vực y tế với yêu cầu đội ngũ nhân sự không chỉ
vững chuyên môn mà còn phải làm việc với “cái tâm của người thầy thuốc” thì hành
vi công dân tổ chức càng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những bệnh nguy


3

hiểm như bệnh lý huyết học, cần phải điều trị phức tạp, lâu dài, gây gánh nặng chi
phí cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh cũng như đội ngũ y bác sĩ tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Theo các
nghiên cứu của Cheng-I Chu (2005), Ehrhart và Naumann (2004) có ít nhất bốn lý
do khiến OCB là rất cần thiết trong một tổ chức chăm sóc sức khỏe: Thứ nhất, các
tổ chức chăm sóc sức khỏe bị kiểm soát, ảnh hưởng nhiều từ chính phủ và các công
ty bảo hiểm bởi luật, quy định hay các chính sách bảo hiểm liên tục thay đổi, cập
nhật, OCB được cho là đem lại sự đổi mới để đáp ứng được các yêu cầu trên; Thứ
hai, khám chữa bệnh là lĩnh vực yêu cầu trình độ chuyên môn cao và đòi hỏi sự
phối hợp từ nhiều vị trí công việc và chuyên môn khác nhau, do đó OCB là cần thiết
để cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và phối hợp để đạt được hiệu quả công việc;
Thứ ba, OCB cần để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức từ đó đem đến cho
khách hàng sự tối ưu giữa hiệu quả và chi phí điều trị; Cuối cùng, OCB đem đến
những nỗ lực điều trị tốt nhất của cá nhân và tập thể hiệu quả hơn bất kỳ bài học
nào về đảm bảo chất lượng…Tuy vậy, hiện vẫn có rất ít các nghiên cứu về hành vi
công dân tổ chức đặt trong bối cảnh của một tổ chức y tế tại Việt Nam.
Từ những lý do trên, được sự hướng dẫn tận tình của BS.TS. Lưu Trọng Tuấn
– giảng viên hướng dẫn, người viết quyết định thực hiện luận văn với đề tài:
“Tác động của văn hóa học hỏi, cam kết cảm xúc, quan hệ lãnh đạo nhân viên đối với hành vi ngoài vai trò tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
TP.HCM”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện nhằm khảo sát mối quan hệ giữa văn hóa học hỏi
trong tổ chức, chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên, cam kết cảm xúc với tổ
chức và hành vi công dân tổ chức, bao gồm hành vi công dân tổ chức hướng về cá
nhân và hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức, tại BV.TMHH. Các mục tiêu
cụ thể của nghiên cứu bao gồm:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa học hỏi trong tổ chức và cam kết cảm
xúc với tổ chức;


4

Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa học hỏi trong tổ chức và chất lượng trao
đổi lãnh đạo – nhân viên;
Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa học hỏi trong tổ chức, chất lượng trao
đổi lãnh đạo - nhân viên, cam kết cảm xúc với tổ chức với hành vi công dân tổ
chức, bao gồm hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân và hành vi công dân tổ
chức hướng về tổ chức;
Xem xét sự khác biệt về hành vi công dân tổ chức giữa các nhóm theo giới
tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác tại BV.TMHH;
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là các yếu tố văn hóa học hỏi, cam kết cảm xúc
với tổ chức, chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên viên và hành vi công dân tổ
chức của nhân viên y tế.
Phạm vi khảo sát của nghiên cứu là tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 04 tháng, từ tháng
12/2016 đến tháng 3/2017.
1.3.1. Về Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.Hồ Chí Minh
1.3.1.1. Quá trình hoạt động
Tháng 5/1975. BS.Trần Văn Bé được Bộ Y tế Thương binh Xã hội Chính phủ

Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam phân công tiếp quản Viện Truyền máu
Quốc gia (tên gọi trước năm 1975) tại địa chỉ 118 Hùng Vương, P.12, Q.5 và bổ
nhiệm ông làm Giám đốc điều hành, quản lý cơ sở với tên gọi mới là Viện Truyền
máu, tiếp tục nhiệm vụ lấy máu, phân phối, cung cấp cho các bệnh viện thành phố.
Nhân sự thuở ban đầu chỉ gồm 36 người (trong đó có 1 bác sĩ và 4 dược sĩ).
Năm 1976, Viện Truyền máu được chuyển cho thành phố và hoạt động dưới
sự chỉ đạo của Sở Y Tế TP.HCM. Đến năm 1979, Viện Truyền máu được đổi tên
thành Trung tâm Truyền máu - Huyết học. Giai đoạn từ 1975 - 1990, 4 nhiệm vụ
chính của Trung tâm TMHH thời bấy giờ là : (1) Điều chế, cung cấp các chế phẩm
máu (2) Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán (3) Phối hợp với các bệnh viện khác


5

để điều trị các bệnh lý về máu (4) Là cơ sở giảng dạy cho Trường Đại học Y Dược
TP và Học viện Quân y phía Nam.
Năm 1990, Trung tâm chính thức thành lập khu lâm sàng, điều trị các bệnh lý
về máu với 30 giường bệnh, 6 bác sĩ, 10 điều dưỡng và 4 hộ lý. Ban lãnh đạo lúc
bấy giờ xác định mũi nhọn điều trị bằng hóa trị liệu liều cao theo phác đồ của thế
giới và hướng tới truển khai việc ghép tủy xương để điều trị các bệnh lý ác tính.
Nhiều bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đã được gửi sang Đài Loan, Nhật Bản học
tập kinh nghiệm và triển khai thành công ca ghép tủy xương đầu tiên tại Việt Nam
vào 15/7/1995, đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển y học Việt Nam.
Năm 2001, Trung tâm TMHH thành lập Ngân hàng máu cuống rốn đầu tiên
của Việt Nam để lưu trữ tế bào gốc tạo máu dùng điều trị cho các bệnh máu ác tính
và di truyền. Tính đến năm 2014, “ngân hàng” này đã lưu trữ được hơn 2500 mẫu tế
bào gốc máu cuống rốn.
Năm 2002, Trung tâm Truyền máu và Huyết học được phép đổi tên thành
Bệnh viện Truyền máu Huyết học (Quyết định số 3496/QĐ-UB ngày 26/08/2002).
Hiện nay, Bệnh viện Truyền máu Huyết Học có 02 cơ sở:

Cơ sở 1: 118 Hồng Bàng , P.12 - Q.5, hoạt động Ngân hàng máu và Ngân
hàng Tế bào gốc.
Cơ sở 2: 201 Phạm Viết Chánh, P. Nguyễn Cư Trinh - Q.1, có chức năng của
bệnh viện chuyên khám và điều trị các bệnh lý huyết học.
Năm 2009, Bệnh viện Truyền máu Huyết học là Bệnh viện được xếp hạng II.
Ban lãnh đạo Bệnh viện, đứng đầu là giám đốc TS. BS. Nguyễn Tấn Bỉnh đưa ra
định hướng phát triển những ngành mũi nhọn là lĩnh vực xét nghiệm chẩn đoán kỹ
thuật cao như: Di truyền sinh học phân tử, Dấu ấn miễn dịch, Giải phẫu bệnh…Do
đó yêu cầu 1 đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, chuyên sâu
theo kịp các nước trong khu vực và được đầu tư cơ sở vật chất tối đa. Năm 2010
BV.TMHH mở rộng thêm cơ sở 201 Phạm Viết Chánh. Khối nội trú được phát triển
theo mô hình chuyên sâu, mỗi bệnh lý, mỗi lãnh vực sẽ do một nhóm bác sĩ phụ


6

trách nhằm phát huy hết khả năng của từng người và tiếp cận nhanh chóng các
thông tin mới nhất của từnh lĩnh vực, liên tục cập nhật các phác đồ điều trị mới của
từng loại bệnh lý. Việc hợp tác chặt chẽ giữa các bác sĩ điều trị và bác sĩ khối xét
nghiệm đã đưa đến việc nâng cao hiệu quả của việc chẩn đoán và theo dõi điều trị.
BV.TMHH là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về việc
theo dõi tồn lưu tế bào ác tính, đánh giá lui bệnh và tiên lượng tái phát sớm bằng
các xét nghiệm. Từ năm 2008, Bệnh viện đã có riêng phác đồ điều trị các bệnh lý
Huyết học lành tính và ác tính.
Năm 2010, Bệnh viện chính thức triển khai hệ thống quản lý thông tin bệnh
nhân nội, ngoại trú bằng công nghệ thông tin đồng loạt tại các khoa phòng, liên
thông từ khâu tiếp nhận đến khâu thu phí, các khoa điều trị, hoa cận lâm sàng và
kho hồ sơ bệnh án. Ở bất cứ vị trí nào, các y bác sĩ cũng có thể thấy được kết quả
xét nghiệm, thông tin hành chính của bệnh nhân.
Năm 2012, BS. CKII. Phù Chí Dũng được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện

Truyền máu Huyết học. Bệnh viện đẩy mạnh việc đào tạo, cập nhật các kỹ thuật và
phác đồ điều trị tiên tiến nhất trên thế giới bằng việc gửi nhiều bác sĩ đến Nhật Bản ,
Bỉ, Mỹ để học tập kinh nghiệm. Giữa năm 2013, BV.TMHH lần đầu tiên thực hiện
được kỹ thuật ghép nửa thuận hợp HLA (ghép Haplo) dành cho những người bệnh
thuộc nhóm nguy cơ cao, không có người hiến phù hợp HLA hoàn toàn, đây là kỹ
thuât khó, ít có bệnh viện nào trên thế giới thực hiện được.
Năm 2014, BV.TMHH được cấp chứng nhận ISO 9001:2008 của tổ chức
DNV về hệ thống quản lý chất lượng. Tiếp nối kết những thành quả đạt được, năm
2016 bệnh viện đạt được chứng chỉ ISO 15189:2012 về hệ thống quản lý chất lượng
phòng xét nghiệm và tái đánh giá, cấp chứng nhận phiên bản ISO 9001: 2015. Định
hướng của năm 2017 là đạt được chứng nhận GMP (Thực hành sản xuất tốt) theo
chuẩn châu Âu cho các sản phẩm của Ngân hàng máu và đạt tiêu chuẩn gia nhập
vào Mạng lưới Ngân hàng Tế bào gốc Thế giới NetCord.
Từ 35 giường bệnh đến nay bệnh viện đã tổ chức được 150 giường nội trú và
khoa Khám bệnh có khả năng đón tiếp trung bình 300-350 lượt người bệnh/ngày.


7

Bệnh viện có khoa Ghép tế bào gốc với khu vực cách ly vô trùng tuyệt đối đã ghép
thành công cho trên 100 trường hợp các bệnh lý huyết học ác tính, bệnh thiếu máu
di truyền bẩm sinh hoặc suy tủy.
1.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học có 2 chức năng chính:
Hoạt động Ngân hàng máu: tổ chức tiếp nhận, thu gom, sàng lọc, điều chế, bảo
quản, phân phối máu và các thành phần máu cho tất cả các bệnh viện trong thành
phố HCM.
Hoạt động bệnh viện: tiếp nhận cấp cứu, khám bệnh, điều trị tất cả các bệnh lý
Huyết học ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Các nhiệm vụ chính khác như:

-

Hoạt động Ngân hàng tế bào gốc đạt chuẩn Asia Cord;

-

Khám chữa bệnh cho đối tượng có thẻ BHYT và trẻ em dưới 06 tuổi;

-

Chỉ đạo tuyến chuyên ngành Truyền máu - Huyết học cho các tỉnh phía Nam

-

Tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ y tế, đồng thời là cơ sở thực hành chuyên ngành Huyết
học ở bậc trung học, đại học và sau đại học;

-

Thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh và phòng dịch;

-

Hoạt động Truyền thông giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và thân nhân;

-

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo đúng quy định của Nhà Nước;


-

Tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ
khoa học về chuyên ngành truyền máu huyết học.

1.3.1.3. Cơ cấu tổ chức :
Về nhân sự, tổng số lao động 358 người, bao gồm
-

Bác sĩ : 42 người;

-

Điều dưỡng, KTV : 181 người;

-

Dược sĩ : 16 người;

-

Khác : 119 người;


8

Về tổ chức, gồm 24 phòng ban đặt dưới sự chỉ đạo của trực tiếp của Ban giám
đốc (01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc)
Khối phòng ban chức năng :
-


Phòng Kế hoạch tổng hợp;

-

Phòng Tổ chức cán bộ;

-

Phòng Tài chính kế toán;

-

Phòng Hành chánh quản trị;

-

Phòng Điều dưỡng;

-

Phòng Vật tư trang thiết bị;

-

Phòng Quản lý chất lượng;
Các khoa lâm sàng :

-


Khoa Khám bệnh;

-

Khoa Hồi sức cấp cứu;

-

Khoa Huyết học Người lớn;

-

Khoa Huyết Học Trẻ em I;

-

Khoa Huyết Học Trẻ em II;

-

Khoa Ghép tế bào gốc;
Các khoa cận lâm sàng;

-

Khoa Huyết sinh học;

-

Khoa Miễn dịch;


-

Khoa Di truyền học phân tử;

-

Khoa Giải phẫu bệnh;

-

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;

-

Khoa Dược;
Ngân Hàng Máu

-

Khoa Tiếp nhận Hiến Máu;

-

Khoa Sàng lọc máu;

-

Khoa Điều chế và cấp phát máu;



9

Ngân Hàng Tế bào Gốc;

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

KHỐI LÂM
SÀNG

KHỐI CẬN
LÂM SÀNG

PHÓ GIÁM
ĐỐC

KHỐI NGÂN
HÀNG MÁU

NGÂN HÀNG
TẾ BÀO GỐC

PHÒNG CHỨC
NĂNG

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM
(Nguồn BV.TMHH)

1.3.2. Về văn hóa học hỏi tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
Văn hóa học hỏi trong tổ chức (Organizational Learning Culture) hay
“Tổ chức có văn hóa học hỏi” được định nghĩa là một tổ chức có khả năng sáng tạo,
tiếp thu và chuyển giao kiến thức và thay đổi hành vi dựa vào những kiến thức và
hiểu biết mới “ (Garvin, 1993).
BV.TMHH luôn khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia học tập và nghiên
cứu khoa học thông qua việc giao chỉ tiêu và chế độ hỗ trợ, khen thưởng tương
xứng. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học trong những năm vừa qua:


10

Bảng 1.1: Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học
(Nguồn BV.TMHH năm 2016)
Năm

Số đề tài nghiên cứu

2011
2012
2013
2014
2015
2016

15
15
25
29
30

39

Bên cạnh đó, Bệnh viện còn cử nhân viên tham dự các khóa đạo, tập huấn, hội
nghị, hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước:
Bảng 1.2: Số lượng tham dự các khóa đạo, tập huấn,
hội nghị, hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước
(Nguồn BV.TMHH năm 2016)
Năm
Số lượng tham dự
2012
85
2013
7
2014
80
2015
15
2016
40
Từ năm 2013 đến nay, mỗi năm BV.TMHH đều đưa vào áp dụng các kỹ thuật
mới trong hoạt động khám chữa bệnh
Bảng 1.3: Số lượng kỹ thuật mới thực hiện
(Nguồn BV.TMHH năm 2016)
Năm
Số kỹ thuật mới được thực
hiện tại Bệnh viện
2013
12
2014
19

2015
14
2016
19


11

Bảng 1.4: Danh mục kỹ thuật mới thực hiện qua từng năm
(Nguồn BV.TMHH năm 2016)
Năm STT
Tên kỹ thuật
2013
Định lượng nồng độ Tacrolimus
1
2

Prealbumin

3

T3/FT3/T4/FT3/TSH

4

Định lượng Kappa tự do

5

Định lượng Lamda tự do


6

Đông lạnh hồng cầu

7

Ghép tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp HLA

8

Kỹ thuật sinh thiết hạch

9

Phác đồ phòng ngừa và điều trị nhiễm CMV sau dị ghép tế bào
gốc

10

Định lượng chất ức chế yếu tố VIII

11

Transferin

12

Xét nghiệm Cyto tế bào


1

Kháng thể kháng Sm (anti Sm) bằng kỹ thuật ELISA

2

Điện di miễn dịch nước tiểu

3

Giải trình tự gene chẩn đoán bệnh beta thalassemia
Giải trình tự gene chẩn đoán bệnh alpha thalassemia

4
5
6

Chẩn đoán Aspergillus bằng kỹ thuật ELISA
Xét nghiệm kháng thể Cardiolipin – IgG bằng phương pháp
ELISA với hệ thống máy bán tự động
Xét nghiệm kháng thể Cardiolipin – IgM bằng phương pháp
ELISA với hệ thống máy bán tự động

7

Xét nghiệm HLA-B27

8

Kháng thể kháng nhân ANA



12

2015

9

Anti-dsDNA

10

Anti-EBV IgM (ELISA)

11

Anti-EBV IgG (ELISA)

12

Giải trình chuỗi DNA (BCR/ABL)

13

Theo dõi bệnh tồn dư tối thiểu bằng kỹ thuật Real-time PCR

14

Kháng thể kháng HLA


15

Xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV, HCV (kỹ thuật NAT)

16

Xác định đột biến alpha Thalassemia (GAP-PCR)

17

Xét nghiệm nhuộm Wright

18

Xét nghiệm tủy đông

19

Cặn Addis

1

Kỹ thuật thu thập bạch cầu hạt

2

Kỹ thuật thu thập tế bào gốc máu cuống rốn trước xổ nhau

3


Định lượng Procalcitonin

4

Điện di Protein nước tiểu (máy tự động)

5

Điện di miễn dịch nước tiểu

6

Xét nghiệm xác định gen bằng kỹ thuật ASO-PCR (chẩn đoán
đột biến điểm-7 đột biến)

7

Định nhóm máu ABO bằng phương pháp Gelcard

9

Xét nghiệm hòa hợp hồng cầu lắng (cross-match) trong phát máu
bằng Gelcard
Đo độ ngưng tập tiểu cầu với ADP/Ephinerin/Acid
Arachidonic/Collagen/Ristocetin

10

Định lượng Methotrexate


11

Xét nghiệm đánh giá biểu hiện Perforin

12

Xét nghiệm Chimerism tế bào dòng lympho T

13

Kỹ thuật thu thập tế bào gốc từ máu ngoại vi ở trẻ nhỏ

8


13

2016

14

Kỹ thuật tự ghép tế bào gốc trong bệnh lý u nguyên bào thần kinh
(Neuroblastoma)

1

Vi khuẩn nuôi cấy định danh phương pháp thông thường

2


Vi khuẩn kháng thuốc định tính

3

Vi sinh vật cấy kiểm tra nước sinh hoạt

4

Vi sinh vật cấy kiểm tra bề mặt

5

Vi sinh vật cấu kiểm tra dụng cụ tiệt trùng

6

Vi khuẩn nhuộm soi (Nhuộm Gram)

7

Vi nấm kháng thuốc định tính

8

Dengue NS1 test nhanh

9

Vi nấm nuôi cấy và định danh phương pháp thông thường


10

Vi khuẩn nhuộm soi (BK)

11

Hồng cầu, bạch cầu trong phân soi trực tiếp

12

Dengue IgM-IgG test nhanh

13

Xét nghiệm hồng cầu trong phân test nhanh

14

Vi nấm soi tươi

15

Vi nấm soi tươi (mực tàu)

16

Định lượng kháng thể kháng Phospholid

17


Vi sinh vật cấy kiểm tra không khí

18

Ký sinh trùng soi tươi

19 Vi sinh vật cấu kiểm tra bàn tay
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu và kế thừa kết quả của các nghiên cứu liên quan,
người viết đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và các thang đo. Đầu tiên, nghiên cứu
định tính được tiến hành theo hình thức phỏng vấn trực diện với chuyên gia để hiệu
chỉnh thang đo từ góp ý của chuyên gia. Sau đó, nghiên cứu định lượng được tiến


×