Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh đăk nông đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

ĐỒNG THỊ NHUẦN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở TỈNH ĐĂK NÔNG ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

ĐỒNG THỊ NHUẦN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở TỈNH ĐĂK NÔNG ĐẾN NĂM 2025
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số

: 60310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ ANH TUẤN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng
phát triển bền vững ở tỉnh Đăk Nông đến năm 2025”, là công trình nghiên cứu
của chính tác giả. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, số liệu trích
dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đều được chỉ rõ nguồn gốc. Luận
văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Vũ Anh Tuấn.

TP. HCM, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Đồng Thị Nhuần


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ


NGÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1

1.1 Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành và phát triển bền vững

1

1.1.1

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành

1

1.1.2

Phát triển bền vững

4

1.1.3

Chuyển dịch cơ cấu kinh ngành tế theo hướng phát triển bền vững

7

1.1.4

Tính quy luật chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế


9

1.1.5

Phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững là tất yếu, khách quan 11

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát
triển bền vững

12

1.2.1

Nhóm nhân tố địa lý, tự nhiên

12

1.2.2

Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

13

1.2.3

Nhân tố khoa học công nghệ

14


1.2.4

Nhân tố chính sách

14

1.3 Các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

15

1.3.1

Học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin

15

1.3.2

Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis

16

1.3.3

Mô hình hai khu vực của trường phái Tân Cổ Điển

17

1.3.4


Mô hình hai khu vực của Harry Toshima

18

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển
bền vững

19


1.4.1

Nhóm chỉ tiêu về kinh tế

19

1.4.2

Nhóm chỉ tiêu về xã hội

22

1.4.3

Nhóm chỉ tiêu về môi trường

23

1.5 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của các tỉnh khác


24

1.5.1

Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng

25

1.5.2

Kinh nghiệm của Đà Nẵng

26

1.5.3

Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đăk Nông

27

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐĂK NÔNG
2.1 Tổng quan về tỉnh Đăk Nông

30
30


2.1.1

Điều kiện tự nhiên

30

2.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội

33

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Đăk Nông giai đoạn
2006- 2015
2.2.1

35

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Đăk Nông giai

đoạn 2006-2015

35

2.2.2

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2006-2015

37


2.2.3

Sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư

39

2.2.4

Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành

41

2.3 Đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Đăk
Nông giai đoạn 2006-2015

51

2.3.1

CDCCKT ngành và sự bền vững của bản thân cơ cấu kinh tế

51

2.3.2

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và sự bền vững về mặt xã hội

54

2.3.3


CDCCKT ngành và sự bền vững về môi trường sinh thái

56

2.4 Đánh giá chung

60

2.4.1

Những thành tựu và nguyên nhân

60

2.4.2

Những hạn chế và nguyên nhân

62


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐĂK NÔNG

66


3.1 Quan điểm, mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Đăk Nông theo hướng phát triển bền vững

66

3.1.1

Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Đăk Nông

66

3.1.2

Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Đăk Nông

67

3.1.3

Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Đăk Nông 69

3.2 Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh
Đăk Nông theo hướng phát triển bền vững đến năm 2025

71

3.2.1

Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với phát triển bền vững 72


3.2.2

Tăng cường khoa học dự báo để đảm bảo tính khả thi

76

3.2.3

Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ

77

3.2.4

Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút các nguồn vốn đầu tư

79

3.2.5

Giải pháp tăng cường liên kết vùng, mở rộng nghiên cứu thị trường và

hợp tác trong nước và quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế
3.2.6

Phát triển kinh tế tư nhân làm động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

kinh tế
3.2.7


84
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

81

85
89


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCKT

: Cơ cấu kinh tế

CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GAP

: Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices)

KCN


: Khu công nghiệp

KHCN

: Khoa học công nghệ

MDF

: Gỗ ván công nghiệp (Medium Density Fiberboard)

NNCNC

: Nông nghiệp công nghệ cao

PAPI

: Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh

PCI

: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PTBV

: Phát triển bền vững

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND


: Ủy ban nhân dân

UTZ

: Chương trình phát triển bền vững cho Cà phê, Cacao và Chè

4C

: Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê

(Common Code for the Coffee Community)


DANH MỤC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU

HÌNH

Trang

Hình 1.1: Tam giác phát triển bền vững..............................................................5

***0***

BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006-2015................36
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Đăk Nông giai đoạn ................
2006 - 2015.....................................................................................38

Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006-2015 ....42
Bảng 2.4: Cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh Đăk Nông ................................45
Bảng 2.5: Độ che phủ rừng qua các năm ..........................................................57
Bảng 2.6: Bảng xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh Đăk Nông qua các năm ............63
Bảng 2.7: Bảng xếp hạng chỉ số PAPI của tỉnh Đăk Nông qua các năm ..........63
***0***

BIỂU

Trang

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện quá trình CDCCKT ngành tỉnh Đăk Nông........36
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư theo ngành của tỉnh Đăk Nông ....................40


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ cấu kinh tế (CCKT) của nền kinh tế quốc dân có vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế quốc gia. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác tối
đa hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế. Trong tiến trình phát triển
kinh tế thế giới, phát triển kinh tế theo kiểu truyền thống có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến thiên nhiên, làm biến đổi môi trường và đặt ra những vấn đề xã hội.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ với 3 đặc trưng nổi bật: thứ nhất là phát triển
bền vững (PTBV) đã trở thành chiến lược phát triển của toàn thể giới; thứ hai là
hội nhập và toàn cầu hóa; và thứ ba là biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức
lớn nhất cho toàn nhân loại hiện nay. Việc biến đổi khí hậu có ảnh hưởng nặng
nề đối với các nước sản xuất nông nghiệp, trong đó, Việt Nam là một trong
những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi
Việt Nam phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế cụ thể là chuyển dịch cơ
cấu kinh tế (CDCCKT) ngành theo hướng hoàn thiện hơn, thúc đẩy phát triển

nhanh kinh tế đất nước, đồng thời phát triển phải hài hòa với bảo vệ môi trường
và đảm bảo an sinh xã hội, đó là phát triển kinh tế bền vững.
Trong tiến trình phát triển chung của cả nước, tỉnh Đăk Nông với hoạt
động kinh tế nông nghiệp, nông thôn chiếm đại đa số trong CCKT của tỉnh,
cũng đã xây dựng nhiều chương trình hành động nhằm phát triển kinh tế,
CDCCKT theo hướng hoàn thiện, phù hợp với lợi thế so sánh của tỉnh, đóng
góp vào sự phát triển chung của đất nước. Gần đây, CCKT ngành của tỉnh Đăk
Nông đã có chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nhưng sự
chuyển dịch đó đã làm xuất hiện những xung đột giữa kinh tế, xã hội, môi
trường, đặc biệt là tỉnh Đăk Nông đã trực tiếp chịu những ảnh hưởng nặng nề
của hạn hán và biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ thêm
những vấn đề về lý luận và thực tiễn của CDCCKT ngành theo hướng PTBV
đối với Đăk Nông có ý nghĩa quan trọng. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài


“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Đăk
Nông đến năm 2025”, với mong muốn góp phần nhỏ công sức của mình vào
tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà một cách bền vững trong thời gian tới.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cơ cấu kinh tế, CDCCKT, PTBV hiện nay là những vấn đề được rất
nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và là chủ đề được đưa
ra trao đổi, bàn luận trong nhiều hội thảo trong nước và quốc tế. Nghiên cứu về
CDCCKT ở nước ta đã được thực hiện nhiều, nhưng các lý thuyết về PTBV chỉ
mới được tiếp cận ở Việt Nam từ thập niên 1980, PTBV thực sự được chú ý
hơn khi Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày
17/08/2004 về “Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam”, xây dựng Chương
trình nghị sự 21 riêng của Việt Nam. Từ đó, PTBV được xem là tư tưởng chủ
đạo định hướng các chính sách của Việt Nam. Sau đây là tóm tắt một số công
trình nghiên cứu liên quan đến CDCCKT theo hướng PTBV.
Vùng nông thôn và lĩnh vực nông nghiệp thường là đối tượng hướng tới

của các nghiên cứu PTBV bởi tính dễ bị tổn thương do tác động của quá trình
công nghiệp hóa và đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Cuốn sách “Phát triển nông
thôn bền vững: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” của Trần Ngọc
Ngoạn (2008), đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho PTBV ở nông thôn. Theo tác
giả, phát triển nông nghiệp bền vững là “cơ sở để bắt đầu thay đổi mô hình phát
triển chung”, tác giả đề cao kiến thức bản địa, tôn trọng mục tiêu và quan niệm
của nông dân, kết hợp khoa học xã hội và khoa học tự nhiên cùng với tri thức
của người nông dân trong khám phá, áp dụng công nghệ; đặc biệt tác giả rất chú
trọng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ, với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây
trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng
và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất.
Đặng Đức Phương (2007) với bài “Chuyển đối cơ cấu cây trồng dưới góc
độ môi trường và PTBV vùng đồng bằng ven biển Tây Nam Bộ” đã chỉ ra vấn
đề phát triển không bền vững trong các hoạt động chuyển đổi cơ cấu cây trồng


trên diện rộng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gây ra các nguy cơ biến đổi hệ
sinh thái tự nhiên ban đầu ở vùng ven biển Tây Nam Bộ. Trên cơ sở đó, tác giả
khuyến cáo để PTBV, các hoạt động chuyển đổi cơ cấu cây trồng bắt buộc phải
có đánh giá tác động môi trường.
Trương Thị Hiền (2011) với bài “CDCCKT theo quan điểm PTBV”, tác
giả tập trung nghiên cứu sự CDCCKT theo khía cạnh nâng cao trình độ khoa
học công nghệ (KHCN). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự CDCCKT ngành ở
Việt Nam giai đoạn 2000-2009 theo hướng tích cực, nhưng tốc độ chuyển dịch
chậm, trình độ KHCN của Việt Nam trong giai đoạn này còn thấp, đứng thứ 7
trong 10 nước Asean; tốc độ đổi mới thiết bị và công nghệ của Việt Nam rất
chậm, chỉ đạt dưới 5%/năm. Sự chuyển dịch này là chưa bền vững, chưa phát
huy được lợi thế so sánh của đất nước.
Phạm Thị Nga (2014) với đề tài ”CDCCKT ngành theo hướng PTBV: Từ
lý luận đến kinh nghiệm và bài học rút ra đối với tỉnh Thái Nguyên”. Tác giả đã

khái quát cơ sở lý luận về CDCCKT ngành theo hướng PTBV, tóm tắt kinh
nghiệm thực hiện của một số tỉnh và đề xuất đối với Thái Nguyên. Đề tài chú
trọng khía cạnh lý thuyết, chưa phân tích sâu về mặt số liệu, nhưng đã góp phần
củng cố cơ sở lý thuyết về đề tài thuộc lĩnh vực này.
Đinh Phi Hổ (2014) đã nghiên cứu “ Tác động của CDCCKT đến trình độ
phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống”, kết quả nghiên cứu cho thấy
CDCCKT ngành ở nước ta giai đoạn 1986 – 2012 có tác động đến trình độ phát
triển kinh tế, năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Tác giả gợi ý việc
CDCCKT cần theo hướng nâng cao trình độ phát triển, năng suất lao động và
nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, tức là CDCCKT ngành cần kết hợp
bảo đảm an sinh xã hội thì mới đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.
Nguyễn Thị Tuệ Anh và Hồ Công Hòa (2014) đã nghiên cứu vấn đề
CDCCKT gắn với vấn đề môi trường trong bài “CCKT theo hướng tăng trưởng
xanh: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”. Tăng trưởng xanh là khái niệm
khác biệt với PTBV, nhưng nhìn chung về bản chất thì đó là phát triển kinh tế


gắn với bảo vệ môi trường, là đường đi tới PTBV. Theo tác giả, tăng trưởng
xanh cần chú trọng đến tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới công nghệ và thay đổi
lối sống thân thiện với môi trường theo hướng tiết kiệm tài nguyên, sử dụng
năng lượng hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính để đạt được mục tiêu PTBV.
Phạm Thị Khanh và cộng sự (2010) với cuốn sách “CDCCKT theo hướng
PTBV ở Việt Nam" đã nêu những lý luận cơ bản về CDCCKT theo hướng
PTBV và phân tích thực trạng CCKT nước ta đã và đang chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu, rộng kinh tế quốc tế.
Những kết quả CDCCKT của nước ta là một mắt khâu cực kỳ quan trọng đưa
đến thành tựu tăng trưởng kinh tế cao, tạo đà phát triển bền vững.
Như vậy, qua các nghiên cứu cho thấy CDCCKT hợp lý là rất cần thiết
cho mỗi quốc gia, và CDCCKT theo hướng PTBV lại càng trở nên cần thiết, trở
thành xu hướng phát triển tất yếu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tỉnh

Đăk Nông đang trên đà đẩy mạnh CDCCKT thì việc phát sinh các vấn đề xã hội
và môi trường là rất lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu về thực trạng CDCCKT theo
hướng PTBV ở Tây Nguyên cũng như Đăk Nông còn khá ít. Vì vậy, việc
nghiên cứu làm sáng tỏ thêm những vấn đề về lý luận và thực tiễn về CDCCKT
ngành theo hướng PTBV đối với Đăk Nông có ý nghĩa quan trọng để tìm ra các
giải pháp hữu hiệu bảo đảm sự bền vững của CDCCKT ngành của tỉnh.
3. Mục tiêu đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
- Về lý luận: Hệ thống hoá và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, trực tiếp là
tỉnh Đăk Nông những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế,
CDCCKT ngành và PTBV. Từ đó, luận giải những vấn đề cơ bản về CDCCKT
ngành theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Đăk Nông.
- Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá sự bền vững của CDCCKT ngành của Đăk
Nông trong thời gian gần đây; tìm ra những điểm tích cực, hạn chế của thực tiễn
chuyển dịch. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm CDCCKT ngành theo
hướng phát triển bền vững ở tỉnh Đăk Nông.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sự CDCCKT ngành mà cụ thể là sự
chuyển dịch của ba nhóm ngành chính công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ;
kết hợp đánh giá sự bền vững của sự chuyển dịch đó về phương diện xã hội và
môi trường của tỉnh Đăk Nông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ tỉnh Đăk Nông.
Về thời gian: Trong luận văn này, phần đánh giá hiện trạng được nghiên
cứu trong giai đoạn 2006 – 2015. Phần quan điểm, định hướng và đề xuất một
số giải pháp CDCCKT ngành tỉnh Đăk Nông được định hướng đến năm 2025.
5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu

5.1. Phương pháp luận
Dựa trên quan điểm và lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, CCKT, CDCCKT ngành và PTBV. Cụ thể:
Quan điểm toàn diện: CDCCKT ngành theo hướng PTBV là tiến trình
phát triển tất yếu của xã hội loài người, trong tiến trình này, các yếu tố thuộc
nhóm yếu tố kinh tế, tự nhiên và xã hội bao gồm các yếu tố có quy mô lớn nhỏ
khác nhau, chúng tác động qua lại, phụ thuộc và quy định lẫn nhau.
Quan điểm lịch sử - cụ thể: Luận văn xem xét các đối tượng và mối quan
hệ giữa các đối tượng trong sự vận động phát triển không ngừng và luôn đặt
chúng trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Do các nhân tố tác động đến CCKT
và CDCCKT ngành luôn vận động, phát triển theo cả không gian và thời gian.
Vì vậy, luận văn phân tích, đánh giá tổng hợp mối quan hệ giữa các nhân tố tự
nhiên - kinh tế - xã hội trong một không gian, thời gian cụ thể ở Đăk Nông.
Quan điểm phát triển bền vững: Sự phát triển kinh tế không những chỉ
đáp ứng cho nhu cầu trong hiện tại mà còn không làm tổn hại đến sự phát triển
bền vững trong tương lai. Vì thế, yêu cầu PTBV là một yêu cầu tất yếu thể hiện
không những về hiệu quả kinh tế mà còn về mặt xã hội và môi trường.


5.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu được sử dụng của luận văn chủ yếu là số liệu thứ cấp được tổng
hợp, phân loại từ Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông và các
báo cáo có liên quan của của Đảng và Nhà nước, các báo cáo kinh tế - xã hội
của các cơ quan ban ngành tỉnh Đăk Nông, các kết quả nghiên cứu đã công bố
của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa
học do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước thực hiện,…
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh,… thông
qua các số liệu được tổng hợp và xử lý dưới dạng thống kê, bảng, biểu đồ,… để
phân tích, đánh giá một cách tổng hợp, tìm ra các mối liên hệ giữa các yếu tố

của vấn đề nghiên cứu, qua đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp để giải
quyết vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Trước đây cũng có nhiều công trình nghiên cứu về sự CDCCKT ngành
nhưng thực sự chưa có một đề tài nào nghiên cứu về sự CDCCKT ngành theo
hướng PTBV ở tỉnh Đăk Nông. Đề tài nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ
thêm những vấn đề về lý luận và thực tiễn về CDCCKT ngành theo hướng
PTBV đối với Đăk Nông; tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong thực tiễn
CDCCKT của tỉnh và đưa ra những giải pháp cho sự PTBV của tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương
chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát
triển bền vững.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển
bền vững ở tỉnh Đăk Nông.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Đăk Nông.


1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
1.1 Cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành và phát triển bền vững
1.1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành
 Cơ cấu kinh tế
Trong kinh tế học, cơ cấu kinh tế được hiểu là tập hợp mối quan hệ của các

bộ phận cấu thành trong tổng thể nền kinh tế. CCKT là kết quả của quá trình
phát triển kinh tế, được hình thành tại một thời điểm nhất định thông qua mối
tương quan giữa các bộ phận kinh tế cấu thành và quan hệ của từng cấu thành
với đại lượng tổng. “Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối
quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một
thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.” (Vũ Anh Tuấn,
1982). Để mô tả CCKT, các tỷ lệ (số tương đối) được dùng thay cho các định
mức (số tuyệt đối) và có thể sử dụng các đơn vị đo lường khác nhau để tính các
tỷ trọng này như giá cả, số lượng và giá trị. CCKT là một hệ thống phức tạp,
được cấu thành bởi nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành chúng.
CCKT có tính chất: (1) Tính khách quan, nền kinh tế có sự phân công lao
động, có các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản
xuất nhất định sẽ hình thành một CCKT với tỷ lệ cân đối tương ứng với các bộ
phận, tỷ lệ đó, được thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến
khách quan của nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó; (2) Tính lịch
sử - cụ thể, sự biến đổi của CCKT luôn gắn liền với sự thay đổi không ngừng
của lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị, xã hội của từng
thời kỳ. CCKT được hình thành khi quan hệ ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế
được xác lập và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý. CCKT là biểu


2

hiện tóm tắt, cô đọng nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trình độ
phát triển lực lượng sản xuất của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển nhất
định. (3) Tính thời đại: CCKT mang đặc trưng của quá trình phát triển và tồn tại
trong một khung thời gian nhất định của một dân tộc, gắn với sự kiện lịch sử
riêng biệt cụ thể của dân tộc ấy, CCKT không thể độc lập, tách rời với thời đại,
nghĩa là tính thực tế của xã hội; và (4) Tính thị trường mở: CCKT luôn vận
động và phát triển không ngừng trong điều kiện kinh tế thị trường mở, sự vận

động của quy luật thị trường có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và
CCKT, làm cho CCKT tế luôn biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của thế
giới, thị trường luôn biến động thì CCKT cũng biến động không ngừng để đáp
ứng cho nhu cầu của nền kinh tế.
Với khái niệm trên đây sẽ không có một loại CCKT duy nhất, qua đó mở
ra những hướng khác nhau để nghiên cứu đặc điểm CCKT của một quốc gia tùy
thuộc vào mục đích và các tiêu chí lựa chọn trong mỗi trường hợp. Sự vận động
và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến của mọi quốc gia.
Song mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên trong
quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia lại có sự
khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, bởi các đặc trưng
văn hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc. CCKT là một phạm trù
trừu tượng, mỗi loại cơ cấu phản ánh những nét đặc trưng của các bộ phận và
cách mà chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc
dân. Có nhiều cách phân chia CCKT, có thể kể đến một số loại cơ cấu cơ bản
như: Cơ cấu kinh tế ngành; Cơ cấu vùng, lãnh thổ kinh tế; Cơ cấu thành phần
kinh tế; Cơ cấu xuất nhập khẩu; Cơ cấu công nghệ sản xuất, Cơ cấu kết cấu hạ
tầng,... Trên thực tế có thể còn nhiều loại CCKT khác mà cách phân loại phụ
thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và phân tích. Trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài này chỉ tập trung vào những vấn đề về cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế.


3

 Cơ cấu kinh tế ngành
Cơ cấu ngành kinh tế hay cơ cấu kinh tế ngành là tổ hợp các ngành hợp
thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền
kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động
xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
CCKT ngành luôn vận động và phát triển không ngừng trong điều kiện

kinh tế thị trường, khi nghiên cứu về CCKT ngành cần nghiên cứu quy luật vận
động, tìm ra xu hướng chuyển dịch của nó sao cho phù hợp với sự phát triển
chung của đất nước trong từng giai đoạn. CCKT ngành mang đầy đủ các tính
chất của CCKT. Xu hướng vận động của các ngành kinh tế và mối quan hệ giữa
chúng là tín hiệu phản hồi kết quả hoạt động kinh tế với những nét đặc thù riêng
của mỗi giai đoạn phát triển trong nội bộ một quốc gia. Trình độ sản xuất càng
cao thì tập hợp ngành kinh tế càng trở nên phức tạp và đa dạng. Vì vậy, phân
tích cơ cấu ngành có ý nghĩa thực tiễn, đưa ra các căn cứ cho việc xây dựng
chính sách phát triển ngành với các lĩnh vực ưu tiên trong từng thời kỳ.
CCKT ngành được biểu hiện ra dưới các hình thức ngành lớn: Ngành cấp
I, bao gồm 3 khu vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; Ngành cấp II
bao gồm: chăn nuôi, trồng trọt...trong nông nghiệp; cơ khí, luyện kim, năng
lượng trong công nghiệp; Ngành cấp III bao gồm lúa, hoa màu trong trồng
trọt... Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của luận văn là CCKT ngành vĩ mô, do
đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào cấp độ ngành cấp I với 3 nhóm ngành
chính là ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
 Vai trò của cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế
CCKT của nền kinh tế quốc dân có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế quốc gia. Một nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển được
khi có CCKT hợp lý, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thời đại. Không
có một nền kinh tế phát triển nào trên thế giới chỉ dựa vào nông nghiệp, công
nghiệp hay dịch vụ. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác tối đa hiệu quả
các nguồn lực trong nước và quốc tế. Xây dựng CCKT hợp lý sẽ giúp quốc gia


4

tận dụng được tối đa lợi thế của đất nước, của các ngành, các thành phần, vùng
kinh tế; tận dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật từ đó đẩy nhanh phát triển
kinh tế. Đồng thời, tận dụng được các nguồn lực quốc tế để phát triển kinh tế và

mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
CCKT có thể được hình thành theo tín hiệu của thị trường hoặc có sự can
thiệp của nhà nước, xây dựng CCKT theo mục tiêu xác định trước và có sự can
thiệp, điều chỉnh của nhà nước vì lợi ích kinh tế toàn xã hội dựa trên cơ sở tôn
trọng các quy luật của thị trường. Vì vậy, ngày nay CCKT được xác định trong
các chiến lược phát triển của các quốc gia, giải quyết vấn đề CCKT luôn là
trọng tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các nước.
Đi cùng với phát triển kinh tế, vấn đề xã hội, môi trường nảy sinh và ngày
càng đòi hỏi con người phải điều tiết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội
và môi trường, đó là yêu cầu phát triển bền vững.
1.1.2 Phát triển bền vững
Thuật ngữ phát triển bền vững được nêu lần đầu tiên năm 1980 bởi Hiệp
hội quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, khi ấy mới chỉ nhấn
mạnh tính bền vững về mặt sinh thái mà chưa đề cập tới mặt xã hội của sự phát
triển. Trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (còn được gọi là Báo cáo
Brundtland) năm 1987 của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển đã
chính thức nêu định nghĩa PTBV một cách tương đối đầy đủ: "Phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai"[37].
Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quá trình
phát triển. Từ đó đến nay, khái niệm này liên tục được phát triển và hoàn thiện.
Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về
Môi trường và phát triển tổ chức ở Riode Janeiro (Braxin) năm 1992 và được
bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững


5

tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: “PTBV là quá trình

phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát
triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài
ba mặt chủ yếu này, nhiều nhà nghiên cứu còn đề cập tới những khía cạnh khác
của PTBV như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... và đòi hỏi phải tính toán
và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh
tế-xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể.
Theo cách tiếp cận của Nguyễn Trọng Hoài (2013), khái niệm bền vững
được nhấn mạnh ở ba khía cạnh đó là: Quyền phát triển phải được đáp ứng một
cách công bằng cho cả thế hệ hiện tại và tương lai về nhu cầu phát triển và môi
trường. Tất cả các vùng lãnh thổ và dân tộc phải có nghĩa vụ hợp tác để giải
quyết các vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu như xóa đói giảm nghèo, giảm
khoảng cách về mức sống giữa các quốc gia, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cơ
bản của con người. Tiến hành giảm dần và xóa bỏ các kiểu hình sản xuất và tiêu
dùng không bền vững và khuyến khích các chính sách nhân khẩu phù hợp.
Hình 1.1: Tam giác phát triển bền vững
 Tăng trưởng
 Hiệu quả
 Ổn định

Kinh tế

 Đánh giá/Nội hóa
 Gánh nặng của các tác động

 Công bằng nội thế hệ
 Nhu cầu cơ bản/Sinh kế
Nghèo đói
Công bằng
Bền vững


Môi trường

Xã hội
 Sự trao quyền
 Tham khảo ý kiến
 Thể chế/Chính quyền

 Khả năng phục hồi/Đa dạng sinh học
 Tài nguyên thiên nhiên
 Ô nhiễm
Biến đổi khí hậu

( Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài, 2013[17,tr20])


6

Ở Việt Nam, trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững được định nghĩa: “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng quát,
nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù
hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.
Đến nay, quan điểm chủ đạo được sự ủng hộ rộng rãi nhất trên thế giới là
quan điểm của Liên hợp quốc về PTBV là sự phát triển bảo đảm sự bền vững
trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Như vậy, các khái niệm về PTBV với cách diễn đạt nào thì cũng bao hàm
bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. (1) Sự bền vững về kinh tế: Thể hiện
mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, hay chính xác hơn nó yêu cầu lợi ích phải

lớn hơn hoặc cân bằng với chi phí. Độ bền vững về kinh tế chủ yếu là đạt được
sự tăng trưởng ổn định với CCKT hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời
sống nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để
lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ mai sau. (2) Sự bền vững về xã hội: Phản
ánh mối quan hệ giữa phát triển và những tiêu chuẩn xã hội hiện đại. Sự bền
vững về xã hội đạt được ở việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo
chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người
đều có cơ hội học hành và có việc làm, giảm tình trạng nghèo đói và hạn chế
khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã
hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên
và giữa các thế hệ trong một xã hội. (3) Sự bền vững về môi trường: Đòi hỏi
phải sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phát
triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học,
kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đồng thời bảo vệ chặt chẽ các hệ
sinh thái. Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, đất, lương
thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm.


7

1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh ngành tế theo hướng phát triển bền vững
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình chuyển cơ cấu ngành kinh
tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với sự phát triển của phân
công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các điều kiện
về kinh tế xã hội trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Thực chất,
CDCCKT ngành là quá trình làm thay đổi cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp
thành cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và phù hợp hơn.
CDCCKT ngành diễn ra thường xuyên, liên tục. Đó là kết quả của sự di
chuyển hay phân bổ nguồn lực như vốn, lao động, công nghệ,… giữa các
ngành. Khi nguồn lực di chuyển đến một ngành sẽ có tác động đến đầu ra của

ngành (sản lượng, năng suất lao động) dẫn đến thay đổi tỷ trọng của ngành so
với trước, đồng thời tác động tới tăng trưởng năng suất của tổng thể nền kinh tế.
Mặt khác, quá trình di chuyển nguồn lực đó làm thay đổi cơ cấu của chính bản
thân nó (vốn, lao động) giữa các ngành. Nói cách khác, sự di chuyển một yếu tố
sản xuất có thể vừa làm thay đổi cơ cấu ngành, vừa làm thay đổi cơ cấu chính
nguồn lực đó. CDCCKT nói chung và cơ cấu ngành nói riêng có thể diễn ra
theo tín hiệu của thị trường (quá trình quyết định đầu tư vào một ngành nào đó
được thực hiện theo dẫn dắt của thị trường và người đầu tư kỳ vọng hoạt động
của họ sẽ có lợi nhuận) hoặc có sự can thiệp của nhà nước (CDCCKT theo mục
tiêu xác định trước và có sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước vì lợi ích kinh tế
toàn xã hội. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển ngành trong đó ưu tiên
các ngành mũi nhọn, qui hoạch ngành, chính sách hội nhập nhằm đẩy nhanh
CDCCKT ngành theo các mục tiêu đề ra) hoặc kết hợp cả hai.
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy quá trình phát triển kinh tế thế
giới là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông
nghiệp với trình độ kỹ thuật sản xuất lạc hậu sang một nền kinh tế cơ bản dựa
trên nền tảng sản xuất công nghiệp với kỹ thuật sản xuất hiện đại, khu vực dịch
vụ phát triển. Việc này bắt đầu từ việc áp dụng khoa học kỹ thuật làm tăng năng
suất trong nông nghiệp, nhu cầu lao động trong nông nghiệp giảm xuống.


8

Lượng lao động dư thừa này sẽ được chuyển qua các ngành công nghiệp thâm
dụng lao động, làm chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng. Việc CDCCKT
ngành cũng đồng thời với chuyển đổi về cơ cấu đầu tư, thể chế và đô thị hóa.
Sự CDCCKT ngành sẽ làm xuất hiện và mở rộng các ngành mới, các ngành cũ
không còn phù hợp sẽ mất đi; nhu cầu về hàng hóa thay đổi, có sự thay thế giữa
hàng hóa nội địa và hàng nhập khẩu. Khi công nghiệp phát triển và tích lũy đủ
lượng vốn thì công nghiệp thâm dụng vốn sẽ dần hình thành và phát triển; tiếp

theo là sự phát triển cao hơn đó là việc chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức.
Đến nay, các cuộc cách mạng KHCN hiện đại của thế giới đang tiếp tục
phát triển với nhịp điệu ngày càng nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột
phá, làm thay đổi nhanh chóng và quyết định đối với sự phát triển của kinh tế,
xã hội và bản thân con người. KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng ngày càng thu hẹp, vòng đời
công nghệ ngày càng rút ngắn. Thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức toàn
cầu hóa. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ ấy, loài người cũng đang đối mặt với
những thách thức to lớn về chính trị, văn hóa, xã hội (Tăng dân số, bất bình
đẳng thu nhập, nghèo đói, nạn tham nhũng…) và đặc biệt là môi trường (Biến
đổi khí hậu toàn cầu, suy giảm tầng ôzôn, suy thoái tài nguyên, hoang mạc
hóa,…) Với những tác động này, “Loài người đang đứng trước một thời điểm
quyết định của lịch sử. Thế giới phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi
của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật, thất học và sự suy thoái không ngừng của
các hệ sinh thái. Sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo đang tăng lên”
(Agenda 21, 1992). Điều này buộc thế giới phải thay đổi suy nghĩ và hành động
để cứu lấy Trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta. (Trương Quang Học , 2012).
Trong tiến trình phát triển, nếu chỉ chạy theo mục tiêu lợi ích kinh tế mà
bỏ qua các quy luật của tự nhiên và xã hội thì đến lúc nào đó xã hội sẽ bị triệt
tiêu. CDCCKT ngành góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo ra của cải
vật chất cho xã hội, khi gắn với PTBV thì sẽ tạo ra sự hài hòa phát triển kinh tế
với xã hội và môi trường. Ngược lại, việc phát triển hài hòa ấy sẽ tạo điều kiện


9

để kinh tế phát triển lên mức cao hơn, ổn định và bền vững hơn, đưa xã hội loài
người lên tầng cao mới.
Với những ý nghĩa đó, có thể khái quát CDCCKT ngành theo hướng PTBV
là sự CDCCKT ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với sự

phát triển của phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và các điều kiện về kinh tế-xã hội-sinh thái tương ứng; sự thay đổi đó phải
được xét trong mối quan hệ hiệu quả, công bằng và cân bằng trong mối tương
quan tổng thể với xã hội và môi trường trong những giai đoạn phát triển kinh tế
nhất định. “CDCCKT ngành theo hướng PTBV là sự CDCCKT ngành phải bảo
đảm có được sự tăng trưởng kinh tế dương, hiệu quả, ổn định và đạt ở mức
cao; bảo đảm sự vững chắc cần thiết của hệ thống kinh tế, tránh và giảm thiểu
rủi ro, có khả năng cạnh tranh; tránh được sự trì trệ, suy thoái và đổ vỡ kết cấu
của nền kinh tế, ít bị tổn thương từ những thay đổi ở bên ngoài; ít hoặc không
gây phương hại cho môi trường tự nhiên; bảo đảm xã hội phát triển tiến bộ, giữ
gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; tham gia hợp tác quốc tế chủ động và có
hiệu quả”[19, tr.145].
Như vậy, để bảo đảm sự PTBV, CDCCKT ngành phải đáp ứng các yêu
cầu: (i) Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, ổn định, cân đối, hài
hoà giữa các địa phương, các vùng, đặc biệt giữa nông thôn và thành thị. (ii)
Bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, duy trì
đa dạng sinh học và hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường. (iii) Góp
phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Các mục tiêu phát triển kinh tế phải được
xem xét và đánh giá đầy đủ trong mối quan hệ cân bằng với xã hội và môi
trường, tôn trọng nguyên lý đạo đức, công bằng trong mỗi thế hệ và liên thế hệ
đối với việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm, hiệu quả.
1.1.4 Tính quy luật chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Sự CDCCKT phản ánh sự thay đổi về bản chất của nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề vật chất cho nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển bền vững. Sự chuyển dịch ấy là sự thay đổi CCKT từ tình


10

trạng lạc hậu, mất cân đối, kém hiệu quả sang một CCKT hợp lý, cân đối, có

hiệu quả cao, tận dụng được các lợi thế so sánh với từng bước trưởng thành của
cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
(1) Quy luật biến đổi chung: CCKT ngành có sự biến đổi và phát triển không
ngừng theo nguyên lý của sự phát triển từ thấp đến cao. Sự thay đổi của CCKT
phản ánh trình độ của lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội,
được thể hiện bởi lực lượng sản xuất ngày càng phát triển tạo điều kiện cho việc
phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Sự phát triển của phân công lao
động xã hội làm cho quan hệ kinh tế thị trường được củng cố và phát triển. Về
bản chất, đây là sự chuyển dịch từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu
vực có năng suất lao động cao hơn để tái cơ cấu lại nền kinh tế, ngành kinh tế
nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước trong
xu thế toàn cầu hóa để tạo ra tốc độ phát triển nhanh và bền vững.
(2) Quy luật biến đổi trong nội bộ các ngành kinh tế: Về mặt lượng, các
phân ngành có thể biến đổi theo hướng tăng lên hoặc giảm đi tùy theo điều kiện
sản xuất ở các thời kỳ khác nhau mà xu hướng chung là sự tăng nhanh tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ. Về mặt chất, trong một ngành kinh tế, những
phân ngành nào có trình độ sản xuất cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn thì sẽ ngày
càng phát triển, còn những ngành nào có năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh
tế kém thì sẽ phát triển chậm, quy mô sẽ ngày một thu hẹp lại hoặc bị mất đi.
(3) Tính đặc thù về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với một địa
phương: Mỗi địa phương có các điều kiện khác nhau về tự nhiên, kinh tế - xã
hội, kinh nghiệm sản xuất, lao động… nên việc xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và CDCCKT ngành nói riêng cũng mang tính đặc thù
và không nhất thiết phải tuyệt đối tuân theo quy luật CDCCKT chung. Việc
hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chính sách
CDCCKT ngành nói riêng phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển vùng miền.


11


1.1.5 Phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững là tất yếu, khách quan
Nhìn lại lịch phát triển kinh tế của nhân loại, thật không thể phủ nhận
những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, mục tiêu lợi nhuận của kinh tế
học truyền thống đã đưa thế giới phát triển lên tầm cao mới. Trong tiến trình
chạy theo mục tiêu lợi nhuận, con người đã nhận ra những mặt hạn chế của
chiến lược mà mình đang theo đuổi, đôi khi mục tiêu lợi ích kinh tế không
những không đạt được mà còn gây hậu quả nặng nề. Thực tế cho thấy việc phát
triển sản xuất kiểu truyền thống đã gây cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi
trường, một số quốc gia với chiến lược phát triển kinh tế sai lầm đã rơi vào bẫy
“lời nguyền tài nguyên”. Nhiều quốc gia đã lấy khai thác tài nguyên, sản xuất
sản phẩm thô là chủ yếu để tích tụ vốn ban đầu khiến tài nguyên kiệt quệ mà đất
nước vẫn ở trong tình trạng kinh tế trì trệ, khủng hoảng và bất ổn. Điển hình là
Hà Lan giai đoạn 1973-1978, do quá tập trung khai thác, xuất khẩu khí thiên
nhiên dẫn đến trì trệ và suy sụp nhiều ngành kinh tế khác, lịch sử kinh tế thế
giới gọi đây là “lời nguyền tài nguyên” hay “căn bệnh Hà Lan” mà đến nay vẫn
là bài học mang tính thời sự cho các quốc gia khác.
Nhìn chung, không thể phủ nhận tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế
trong sự phát triển của xã hội loài người. Song, vì chạy theo lợi nhuận, con
người đã tàn phá tự nhiên, gây kiệt quệ tài nguyên, biến đổi khí hậu ngày các
phức tạp, trở thành thách thức hàng đầu của toàn nhân loại. Bên cạnh đó, quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tràn lan đã gây ra cái chết của nền văn minh
nông thôn, tạo ra những tòa nhà chọc trời bên cạnh những khu nhà ổ chuột. Kết
quả là tăng trưởng kinh tế gây ra phân hóa xã hội, bất bình đẳng xã hội gay gắt
hơn; mầm mống xung đột, bất ổn âm ỉ cháy trong lòng xã hội. Việc đẩy mạnh
tăng trưởng kinh tế không hài hòa đôi khi chỉ mang lại sự giàu có về mặt vật
chất cho một nhóm người, nhưng làm tha hóa đời sống tinh thần của nhân loại,
làm hủy hoại môi trường tự nhiên – là điều kiện tồn tại của con người và xã hội
thì sẽ dẫn loài người đến diệt vong.



×