Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy môn công nghệ 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.41 KB, 21 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Công nghệ là bộ môn mang tính ứng dụng; nó giữ vai trò quan trọng trong thời kì
công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Bộ môn Công nghệ phổ thông có
nhiệm vụ trang bị cho học sinh những nguyên lý chung nhất của các quá trình sản
xuất chủ yếu, các phương tiện kĩ thuật chủ yếu và cách thức sử dụng chúng trong
các quá trình công nghệ cơ bản. Đặc trưng của môn Công nghệ là tính ứng dụng và
tính thực tiễn. Bộ môn Công nghệ được hợp thành từ nhiều phân môn khác nhau,
mỗi phân môn có tính đặc thù riêng của nó. Phân môn kĩ thuật cơ khí được dạy ở
lớp 11 trung học phổ thông với một lượng kiến thức lớn; do đó vấn đề đặt ra là đòi
hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả
cao nhất.
Phương pháp dạy học trực quan là một trong những phương pháp dạy học được
ứng dụng nhiều trong giảng dạy ở phổ thông. Xuất phát từ nhiệm vụ, nội dung của
môn học cũng như đặc điểm của phương pháp dạy học trực quan, tôi nhận thấy
phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học rất phù hợp với nội dung
và đặc điểm của chương trình môn Công nghệ lớp 11 trung học phổ thông. Phương
pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học có khả năng nâng cao chất lượng
dạy học của bộ môn Công nghệ giúp cho học sinh có cơ sở để phát triển tư duy
logic, tư duy trừu tượng và năng lực sáng tạo kĩ thuật.
Phần lớn, vấn đề dạy học công nghệ phổ thông những năm qua cho thấy, đa
số các giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp thông báo, tái hiện, học sinh ít
được tạo điều kiện bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa
học. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân chính và chủ yếu
là do giáo viên chưa vận dụng đúng phương pháp – phương tiện dạy học tối ưu dạy
học công nghệ phổ thông những năm qua cho thấy, đa số các giáo viên vẫn giảng
dạy theo phương pháp thông báo, tái hiện, học sinh ít được tạo điều kiện bồi dưỡng
các phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học. Điều này do nhiều nguyên
nhân nhưng trong đó nguyên nhân chính và chủ yếu là do giáo viên chưa vận dụng
đúng phương pháp – phương tiện dạy học tối ưu.
Với mong muốn tìm con đường để nâng cao chất lượng dạy học môn công


nghệ lớp 11 trung học phổ thông nói chung , tôi quyết định lựa chọn đề tài sáng
kiến kinh nghiệm mang tên: Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu
quả phương pháp dạy học trực quan trong môn công nghệ 11 trung học phổ
thông .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan , sử dụng phương tiện dạy học
tối ưu với mong muốn tìm con đường để nâng cao chất lượng dạy học môn công
nghệ lớp 11 trung học phổ thông nói chung .

1


1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài này chủ yếu đề cập đến
phương pháp dạy học trực quan , sử dụng phương tiện dạy học tối ưu
với mong muốn tìm con đường để nâng cao chất lượng dạy học môn công
nghệ lớp 11 trung học phổ thông .
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
+ Phương pháp so sánh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Cơ sở lí thuyết:
Chúng ta đều biết rằng mọi lý thuyết bắt nguồn từ thực tiễn. Vì vậy, lí luận
về nhận thức coi thực tiện là cơ sở, là động lực, là mục đích đồng thời là tiêu chuẩn
kiểm tra kiến thức. Theo quan điểm duy vật biện chứng quá trình nhận thức trải qua
ba giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính, giai đoạn nhận thức lí tính, giai đoạn tái
sinh cái cụ thể và cái trừu tượng. Vấn đề này Lênin đã chỉ ra: “ Từ trực quan sinh

động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường
biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức thức thực tại khách quan”
Quan điểm này cho rằng trực quan là xuất phát điểm của nhận thức, tức là
trực quan là nguồn cung cấp tri thức. Sự trực quan sinh động được đặc trưng bởi
quá trình tâm lí, đó là: cảm giác, tri giác biểu tượng, các quá trình tình cảm và ý
chí. Sự nhận thức này mới chỉ phản ánh được các thuộc tính bên ngoài, thuộc tính
không bản chất. Tuy nhiên, ở đây đã xuất hiện yếu tố cơ sở của tư duy ( hình ảnh
trực quan). Để nhận thức được bản chất của sự vật và hiện tượng cần xử lí các
thông tin trí óc. Từ hình tượng cảm tính thu được, loại bỏ các khía cạnh ngẫu nhiên
không bản chất ghi lại những dấu hiệu cơ bản, giống nhau; nghĩa là để nắm được
bản chất cần có tư duy.
Tri thức cần phải kiểm tra và vận dụng qua thực tiễn, tức là kết quả cao nhất
của nhận thức. Thực tiễn cao hơn này lại tạo thành sự trực quan sinh động cao hơn
cho quá trình nhận thức mới. Quá trình nhận thức là sự thống nhất giữa trực quan
sinh động và tư duy trừu tượng với sự xâm nhập của thực tiễn vào cả hai.
Như vậy, trực quan sinh động – nhận thức cảm tính, tư duy trừu tượng và nhận thức
lí tính là những bộ phận hữu cơ của quá trình lĩnh hội tri thức.
Rèn luyện ý thức học sinh .
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và
tính quy luật tự nhiên và kĩ thuật Công nghệ.
- Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động,
học tập.
2


- Xây dựng tinh thần tự giác, ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên
năng lượng đặc biệt là Xăng, Dầu, khí đốt.
Sử dụng các phương pháp dạy học trực quan trong dạy học công nghệ 11.
* Sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong việc hình thành khái niệm:
Tiến trình :

Sử dụng phương pháp dạy học trực quan để dạy các khái niệm có thể mô tả tóm
tắt như sơ đồ sau:
Ghi chú: PTTQ ( phương tiện trực quan)
Giáo viên

PTTQ
Vật thật

Hướng dẫn
Biểu diễn

PTTQ
Tranh vẽ

Học sinh

PTTQ
Mô hình

PTTQ
Thao tác

Quan sát, nhận xét, liệt kê dấu hiệu
Các dấu hiệu chung, bản
chất

Khái niệm

Vận dụng


Yêu cầu:
- Chuẩn bị các phương tiện trực quan phù hợp, thiết thực với mục tiêu bài dạy và
nội dung của khái niệm ( vật thật, hình vẽ, sơ đồ …).
- Cho học sinh quan sát các phương tiện, vật thể trực quan nói trên ( bộ phận/ từng
phần hoặc toàn thể); nhận xét rút ra các dấu hiệu ( Chung, riêng, bản chất,…); so
sánh các dấu hiệu đó trên các vật thể trực quan để rút ra bản chất, mối liên hệ tất
yếu về đối tượng được phản ánh trong khái niệm; …
- Định nghĩa các khái niệm ( theo các quy tắc định nghĩa).
- Vận dụng khái niệm; chỉ rõ ngoại diên và những biểu hiện trong thực tiễn của
khái niệm.
* Sử dụng các phương pháp dạy học trực quan để dạy về cấu tạo của các thiết bị
kỹ thuật:
3


Tiến trình:
- Chọn loại PTTQ để học sinh quan sát ( hình vẽ, mô hình, vật thật, thao tác mẫu).
- Chọn vị trí đặt PTTQ.
- Giới thiệu khái quát về PTTQ.
- Tìm hiểu tên gọi, hình dạng, công dụng của các bộ phận, chi tiết trên PTTQ.
- Mối liên hệ và cách lắp ghép các bộ phận.
Yêu cầu:
- Chuẩn bị các phương tiện trực quan phù hợp, thiết thực với mục tiêu bài dạy/đoạn
bài dạy và đặc điểm cấu tạo của thiết bị kỹ thuật.
- Hướng dẫn học sinh quan sát các phương tiện trực quan nói trên; nhận xét về hình
dạng, vật liệu chế tạo, cách gia công, ghép nối – mối liên hệ giữa các bộ phận, tên
gọi và công dụng của từng bộ phận, vị trí tương quan giữa các bộ phận…
- Kết luận về cấu tạo chung của thiết bị ( gồm những bộ phận chính nào? Chức
năng của từng bộ phận, hình dạng thực tế của chúng, cách ghép nối giữa các bộ
phận trong thực tế…).

* Sử dụng các phương pháp dạy học trực quan để dạy về nguyên lý làm việc của
các thiết bị kỹ thuật.
Tiến trình:
- Giới thiệu tổng quát về PTTQ.
- Nên cơ sở khoa học để xây dựng nguyên lí hoạt động của thiết bị.
- Phân tích các quá trình vật lý – kĩ thuật xảy ra trên PTTQ, chú ý nơi xảy ra
các hiện tượng chính.
- Đặc điểm hoạt động, hình thức điều khiển – điều chỉnh hoạt động.
- Điều kiện hoạt động, các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật.
Yêu cầu:
- Chuẩn bị các phương tiện trực quan phù hợp, thiết thực với mục tiêu bài dạy/
đoạn bài dạy và đặc điểm nguyên lý làm việc đối tượng kĩ thuật ( vật thật, mô hình,
hình vẽ, sơ đồ…)
- Hướng dẫn học sinh quan sát các phương tiện trực quan nói trên ( bộ phận/ từng
phần hoặc toàn thể ); nhận xét về mối liên hệ giữa các bộ phận ( về chức năng, về
các hiện tượng vật lý – kĩ thuật xảy ra trong đó…); nêu rõ cơ sở khoa học ( các
nguyên lý, định lý, định luật …để xây dựng nêu nguyên lí làm việc của thiết bị/ loại
thiết bị); mối liên hệ giữa các thông số, quá trình, chu trình xảy ra trong thiết bị đó.
- Kết luận: Phát biểu về nguyên lý làm việc chung của thiết bị, chú ý thể hiện chính
xác các hiện tượng, quá trình, các mối liên hệ nhân quả; liên hệ với những thiết bị
khác cùng loại hoặc tương tự về cơ sở khoa học đề xây dựng nguyên lý; cách điều
khiển/ điều chỉnh hoạt động của thiết bị; các yêu cầu kĩ thuật…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
a. Đối với giáo viên: Thực trạng dạy học công nghệ phổ thông những năm qua cho
thấy, đa số các giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp thông báo, tái hiện, học
4


sinh ít được tạo điều kiện bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy
khoa học. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân chính và

chủ yếu là do giáo viên chưa vận dụng đúng phương pháp – phương tiện dạy học
tối ưu
Công nghệ là môn không tổ chức các kì thi quan trọng như: Thi tốt nghiệp,
thi đại học vì vậy một số giáo viên đã ỷ lại và ít đầu tư chuyên sâu cho bộ môn. Các
thầy cô còn có tâm lí lên lớp giảng dạy cho hoàn thành chương trình mà chưa thật
sự quan tâm tới chất lượng học tập của học sinh. Từ những quan điểm sai lầm đó
dẫn đến sức hấp dẫn trong bài giảng đối với học sinh có phần giảm sút.
b. Đối với học sinh
Do trường THPT Hậu Lộc 4 đóng trên địa bàn 5 xã miền biển là vùng kinh tế
còn nhiều khó khăn. Học sinh của trường còn nhiều em mải chơi, chưa thực sự ý
thức tự giác học hành. quan điểm chung của học sinh đều coi đây là môn phụ nên
hầu hết đều không mấy quan tâm do đó sự cảm nhận của các em về bài giảng còn
thiết sâu sắc. Từ những suy nghĩ của đại bộ phận học sinh như thế dẫn đến chất
lượng và hiệu quả của các bài giảng trên lớp của các thầy cô chưa cao.
Đối với bản thân tôi nhận thấy khi dạy theo phương pháp truyền thống học
sinh ít chú ý đến bài giảng dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao
C. Kết quả thực trạng:
Từ thực trạng trên dẫn đến kết quả đa số học sinh không thích học môn Công
nghệ, nếu có thì chưa có hứng thú cao đối với môn học.
Kết quả học tập chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao .
Cụ thể, kết quả học tập môn công nghệ 3 lớp 11A8, 11A9, 11A10 năm học
2016 - 2017 như sau:
Lớp

Sĩ số

11A8
11A9
11A10


48
48
43

Giỏi
SL
%
2
4
1
2
0
0

Khá
SL %
28
58
20
41
15
35

Trung bình
SL
%
18
38
23
48

23
53

Yếu
SL
0
4
5

%
0
9
12

Từ thực trạng trên để nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ 11 năm
học 2017 - 2018 , tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và lấy đó là đề tài
sáng kiến kinh nghiệm : Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phương pháp dạy
học trực quan trong môn công nghệ 11 trung học phổ thông.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ở một số bài giảng điển
hình như

5


Phần II : Chế tạo cơ khí
Tiết 20:
Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI ( Tiết 1 )
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

Qua bài dạy GV cần phải làm cho HS:
- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được
công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
2. Kĩ năng:
Lập được qui trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
3. Thái độ:
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chế tạo phôi.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu nội dung bài 16 SGK
- Sưu tầm thông tin , hình ảnh liên quan đến công nghệ chế tạo phôi bằng phương
pháp đúc
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to hình 16.1 SGK
- Chuẩn bị một số sản phẩm được chế tạo bằng các công nghệ chế tạo trên.
- Máy chiếu đa nang
- Hình ảnh liên quan đến công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài giảng thực hiện trong hai tiết
Tiết 1 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp – sĩ số:̣ (1’)
- Kiểm tra bài cũ: (((5’)
+Trình bày các tính chất đặc trưng của vật liệu ?
+ Tính chất và ứng dụng của các vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí?
- Bài mới

6



Hoạt động của
thầyhợp giáo
Hoạt
*)Tích
dụcđộng
bảo của
HStrò
trả lời Nội
quadung
quanbài học

Hoạt động 1 :(18
) trường:
Tìm hiểu bản chất sát
và ưu
nhược
điểmgợi
củaýcông nghệ chế tạo phôi
vệ môi
thực
tế và
bằng phương pháp
đúcnấu chảy kim loại, của GV
? Khi
NGHỆ CHẾ TẠO
Cho ví dụ 1 sốcósản
HSnào
trả lời
câuthải

hỏi.từ I.CÔNG
cácphẩm
chất thải
thảicác(khí
nhiều chất
PHÔI
BẰNG
đúc?
vào không khí?
phụ gia-CO
SO2, PHƯƠNG PHÁP
2,
:
+ Như thế nào là đúc sản
SO3,…-gây ĐÚC
ô nhiễm
1. Bản
phẩm ?
kk, ảnh hưởng
đến chất:
sức Đúc là rót kim loại
vào và
khuôn, sau khi kim loại
+ Có những phương pháp
khỏe con lỏng
người
đúc nào ?
sinh vật). lỏng kết tinh và nguội ta được vật
đúc có hình dạng và kích thước
giống lòng khuôn.

2. Ưu , nhược điểm:
- Những vật liệu nào có

Ưutạo
điểm
: bằng phương pháp đúc trong khuôn
thể đúc ?
Hoạt động 2 : (13 ) Tìm hiểu công nghệa.chế
phôi
- Đúc được tất cả các kim loại và
- Nhận xét hìnhcát
dạng
. kích
hợp kim khác nhau.
thước các vật đúc ?Cho ví
- Có thể đúc được
vật thể
từ chế
vàitạo phôi bằng
dụ cụ thể ? - Đúc trong khuôn cát
3. Công
nghệ
gam đến vài trăm
tấn ; có
thể đúc
đúc trong khuôn
được thực hiện trong mấy
phương
pháp
được vật đúc có

bước ?
cát:hình dạng và kết
HS trả lời
cấu phức tạp.
- Nhiều phương pháp đúc hiện đại
- Đúc có những nhược
có độ chính xác và năng suất cao ,
điểm nào ?
hạ thấp chi phí sản
xuất.1 : Chuẩn bị mẫu và vật liệu
- GV giải thích
những
- Mẫu
được làm từ vật
- Bước
b. Nhược điểm:làm khuôn:
khuyết tật của
liệuphương
gì ?
Gây ra các khuyết
tậtlàm
như:bằng
rỗ khí,
pháp đúc.
- Hình dạng mẫu đúc ra
Mẫu
gỗrỗhoặc nhôm , có
xỉ, không điền hình
đầy hết
lòng

khuôn,
sao ?
dạng
và kích
thước của vật cần
vật
đúc
bị
nứt
- Những vật liệu nào
đúc.
đượcdùng làm khuôn ?
Vật liệu làm khuôn gồm : cát, chất
IV. Tổng
kết dính và nước.
kết, đánh - Khuôn được tiến hành HS trả lời các câu hỏi. - Bước 2: Tiến hành làm khuôn:
giá và giao làm như thế nào?
Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát
nhiệm vụ - Vật liệu nấu gồm những Ghi nhận những ý được lòng khuôn có hình dạng và
chính.
về nhà:
gì?
kích thước giống vật đúc.
- GV đặt * GV hd thêm : Dùng lò
- Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu:
một số nấu (lò đứng, lò chõ cải
Gồm kim loại hoặc hợp kim cần
câu theo tiến, lò điện hồ quang, lò
nấu, than đá, chất trợ dung ( đá vôi)
nội dung nồi…) để nấu chảy KL và

- Bước 4 : Nấu chảy và rót kim loại
bài
rót kim loại lỏng vào
lỏng vào khuôn.
giảng
khuôn để đúc chi tiết.
(sgk ) để
HS trả lời
7


- Hướng dẫn HS trả lời cá câu hỏi trong bài và yêu cầu HS đọc trước nội dung mới
*) Một số hình ảnh minh hoạ.

Lò nấu loại đứng

Làm khuôn trên nền cát

Khuôn 2 nửa
Rót KL lỏng vào khuôn
Tiết: 21
Bài: 16 CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI ( Tiết 2 )
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP
LỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP HÀN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS:
- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp
lực và hàn
2. Kĩ năng:

3. Thái độ:
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chế tạo phôi.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu nội dung bài 16 SGK
- Sưu tầm thông tin liên quan đến công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp
gia công áp lực và hàn
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to hình 16.2 và hai hình trong bảng16.1 SGK
- Chuẩn bị một số sản phẩm được chế tạo bằng các công nghệ chế tạo trên.
- Máy chiếu đa năng
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
8


1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài giảng thực hiện trong hai tiết
Tiết 2 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương
pháp hàn
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp – sĩ số: (1’)
- Kiểm tra bài cũ: (5’)
+Trình bày ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc ?
+ Nêu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát?
Bài mới:
Hoạt động 1 (18’) : Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia
công áp lực..
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động của thầy

của trò
Hoạt động2 (13’) : Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn..

9


Nội dung

Hoạt động của thầy

III. Công nghệ chế tạo phôi bằng
phương pháp hàn :
1. Bản chất: Hàn là phương pháp nối
các chi tiết kim loại với nhau bằng
cách nung nóng chổ nối đến trạng thái
chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo
thành mối hàn.
2. Ưu nhược, điểm:
a. Ưu điểm: Tiết kiệm được kim loại,
có thể nối được các kim loại có tính
chất khác nhau. Hàn tạo ra được các
chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.
Mối hàn có độ bền cao.
b. Nhược điểm: Chi tiết hàn dễ bị Η Gia công bằng phương
cong, vênh , nức do biến dạng nhiệt pháp hàn là gì ?
ΗVậy em hãy nêu bản chất
không đều.
của gia công kim loại
bằng áp lực
* Gia công kim loại bằng

phương pháp hàn có ưu và
nhược điểm gì ?.

Hoạt động
của trò
○ Trả lời
như phần
nội dung.
○ Trả lời
như phần
nội dung.

Đọc
sách giáo
khoa và trả
lời
như
phần nội
dung.

Lắng
nghe

ghi chép
như phần
nội dung.

○ Trả lời
*) Tích hợp giáo dục bảo vệ như phần
môi trường:

nội dung.
? Hàn hồ quang điện ảnh
hưởng dến ôi trường ntn?
? Khi hàn nối kim loại có tác
động ntn đối với môi trường?

4. Củng cố : (5’) Gọi học sinh nhắc lại :
- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
10


Phần III : động cơ đốt trong
Bài 21: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
----------***---------I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Dạy xong bài này, giáo viên học cần làm cho học sinh đạt được
- Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.
- Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được tên gọi và các bộ phận của động cơ đốt trong trong thực tế.
3. Thái độ :
Yêu thích môn học, biết được vai trò của lí thuyết.
II Chuẩn bị :
1 Gáo viên :
- Chuẩn bị nghiên cứu nội dung bài 21 sgk.
- Đọc tài liệu có liên quan đến động cơ đốt trong.
- Phóng to bảng 21.1, 21.2 và 21.3 sgk.
- Máy chiếu đa năng . các hình ảnh , hình ảnh động biểu diễn nguyên lí

làm việc của động cơ dốt trong
2 Học sinh :
Xem trước nội dung bài học ở nhà.
III Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định lớp : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
Câu 1: Sơ lượt lịch sủa phát triển động cơ đốt trong.
Câu 2: Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong.
Câu 3: Cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
3. Giảng bài mới : 34’
Hoạt động 1 (20’): Tìm hiểu về một số khái niệm của động cơ đốt trong

Nội dung

Hoạt động của
Hoạt động của trò
thầy

11


I. Một số khái iệm cơ bản:
1. Điểm chết của pittông:
Điểm chết của pittông là vị trí mà tại
đó pittông đổi chiều chuyển động. Có
hai loại điểm chết: .
2. Hành trình pittông (S):
Hành trình pittông là quãng đường
pittông đi được giữa hai điểm chết.
3. Thể tích toàn phần (Vtp).

Thể tích toàn phần Vtp là thể tích xi
lanh khi pittông ở điểm chết dưới.
4. Thể tích buồng cháy (Vbc).
Thể tích buồng cháy Vbc là thể tích xi
lanh khi pittông ở điểm chết trên.
5. Thể tích công tác (Vct).
Thể tích công tác Vct là thể tích xi lanh
giới hạn bởi hai điểm chết.
Vct = Vtp - Vbc
Nếu gọi D là đường kính xi lanh thì
Vct =

- Giới thiệu về
hình ảnh
- Hướng dẫn học
sinh quan sát
phân tích hình
ảnh .
- Thế nào là hành
trình
của
pittông ?
- Thế nào là thể
tích toàn phần ?
- Thế nào là thể
tích
buồng
cháy ?
- Thế nào là thể
tích công tác ?

- Thế nào là tỉ số
nén ?

○ Học sinh quan
sát phân tích trả lời
câu hỏi

○ Lắng nghe, đọc
sgk và ghi chép
như phần nội dung.

π D2S
4

6. Tỉ số nén ( ε ):
Tỉ số nén là tỉ số giữa Thể tích toàn
phần và thể tích buồng cháy
ε=

Vtp
Vbc

Tỉ số nén trong động cơ xăng có ε = 6
– 10, còn đối với động cơ xăng là ε =
15– 21.
Chu trình làm việc của động cơ:
Tổng hợp cả bốn quá trình nạp, nén,
cháy – dãn nở và thải gọi là một chu
trình làm việc của động cơ.
8. Kì:

Kì là một phần của chu trình diễn ra
trong thời gian một hành trình của
pittông.
Hoạt động 2 (12’) : Tìm hiểu về nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
12


Nội dung
II. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt
trong :
1. Nguyên lí làm việc của động cơ
điêzen 4 kì:
a. Kì 1: nạp
Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, áp suất
trong xi lanh giảm không khí trong đường
ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xi lanh động
cơnhờ sự chênh áp.
b. Kì 2: nén
Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, áp suất và
nhiệt độ trong xi lanh tăng.
Cuối kì nén, vòi phun phun một lượng
nhiên liệu với áp suất cao vào xi lanh.
c. Kì 3: cháy dãn – nở:
- Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai
xupap đều đóng.
- Nhiên liệu được phun tơi váo hòa trộn
với khí nóng tạo thành hòa khí, hòa khí tự
bốc cháy sinh ra áp suất cao đẩy pittông đi
xuống làm quay trục khuỷu và sinh công
nên kì này còn gọi là kì sinh công.

b. Kì 4: thải:
Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupap nạp
đóng xupap thải mở.
Khi pittông đến ĐCT xupap thải đóng,
xupáp nạp mở, trong
xi lanh lại diễn ra chu trình mới.
2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng
4 kì:
Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì
cũng tương tự như động cơ điêzen 4kì chỉ
khác ở hai điểm:
- Ở kì nạp: động cơ xăng nạp vào hòa khí.
- Cuối kì nén: trong động cơ xăng bugi bật
tia lửa điện châm cháy hòa khí.

HĐcủa thầy

HĐ của trò

- Hướng dẫn học
sinh quan sát
phân tích hình
ảnh .
- Trình bày chức
năng của các bộ
phận ?
Trình
bày
nguyên lý làm
việc của động cơ

điezen 4 kì ?
Trình
bày
nguyên lý làm
việc của động cơ
xăng 4 kì ?

○ Học sinh
quan sát phân
tích trả lời câu
hỏi

○ Lắng nghe
và ghi chép
như phần nội
dung.

-

Hoạt động 3 (12’) : Tìm hiểu về nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
13


III. Nguyên lí làm việc
của động cơ 2 kì :
1. Đặc điểm cấu tạo của
động cơ hai kì :

Cấu tạo của động cơ cơ hai
kì đơn giản hơn động cơ 4
kì. Động cơ không dùng
xupap, pittông làm thêm
nhiệm vụ van trượt để đóng,
mở các cửa. Hòa khní đưa
vào xi lanh phải có áp suất
cao, nên trước khi vào xi
lanh chúng được nén vào
cacte.

- Hướng dẫn học sinh quan sát phân
tích hình ảnh .

○ Học sinh
quan sát phân
tích trả lời câu
- Trình bày chức năng của các bộ hỏi
phận ?

2. Nguyên lí làm việc:
a. Kì 1: Pittông đi từ ĐCT
lên ĐCD, trong xi lanh diễn
ra các quá trình cháy – dãn
nở, thải tự do và quét thải - Trình bày nguyên lý làm việc của
khí.
động cơ xăng 2 kì ?
Cụ thể :
- Đầu kì 1 pittông. Khí cháy
có áp suất cao đẩy pittông đi

○ Lắng nghe
xuống làm quay trục khuỷu
và ghi chép
sinh công. Quá trình kết
như phần nội
thúc khi pittông mở của
dung.
thải.
- Trình bày nguyên lý làm việc của
- Từ khi mở của thải cho tới động cơ điezen 2 kì ?
khi mở của quét khí thải
với áp suất cao được thải ra
ngoài đây là quá trình thải
tự do.
- Từ khi pittông mở cửa
quét tới khi đến ĐCD, hòa
khí có áp suất cao qua
đường thông vào cửa quét
đến xi lanh đẩy khí thải
- Học sinh so
trong xi lanh đi ra ngoài.
sánh nguyên
14


Đây là giai đoạn quét thải
khí.
Đồng thời từ khi thân
pittông đóng cửa nạp cho
tới khi pittông đến ĐCD,

hòa khí trong cacte được
nén nên áp suất và nhiệt độ
của chúng tăng cao.
b. Kì 2: Pittông đi từ ĐCD
lên ĐCT, trong xi lanh diễn
ra các quá trình quét – thải
khí, lọt khí nén và cháy. Cụ
thể :
Lúc đầu của thải vẫn còn
mở hòa khí có áp suất cao
qua đường thông vào cửa
quát vào xi lanh đẩy khí thả
trong xi lanh ra ngoài giai
đoạn này là quét - thải khí.
- Từ khí pittông đóng cửa
quét cho tới khi đóng cửa
thải một phần hào khí trong
xi lanh bị lọt ra ngoài. Giai
đoạn này gọi là giai đoạn lọt
khí.

lý làm việc
của động cơ
xăng 2 kì và
động

điezen 2 kỳ.

4. Củng cố : (4’)
GV yêu cầu HS nhắc lại:

- Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ điezen 4 kì ?
- Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kì ?
5. Dặn dò : (1’)
- Dặn học sinh về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Dặn học sinh xem trước bài 22 SGK tiết sau học tiếp.

15


Bài 24: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
----------***---------I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Dạy xong bài này, giáo viên học cần làm cho học sinh đạt được :
- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.
- Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được thực tế động cơ nào sử dụng dùng xupap đặt và xupap treo.
3. Thái độ : Yêu thích môn học, biết được vai trò của lí thuyết.
II Chuẩn bị :
1 Gáo viên :
- Chuẩn bị nghiên cứu nội dung bài 24 sgk.
- Đọc tài liệu có liên
- Máy chiếu đa năng . các hình ảnh , hình ảnh động biểu diễn nguyên lí làm việc cơ
cấu phân phối khí .
- Phóng to hình 24.2 sgk.
2 Học sinh : Xem trước nội dung bài học ở nhà.
III Hoạt động trên lớp :
1 Ổn định lớp : (1’)
2 Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
Câu 1: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của pittông.

Câu 2: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền.
Câu 3: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu.
3. Giảng bài mới : 34’
Hoạt động 1 (20’): Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của cơ cấu phân phối khí.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Nhiệm vụ và phân loại:
ΗCơ cấu phân phối khí ○ Cơ cấu phân phối
1. Nhiệm vụ :
có nhiệm vụ như thế khí có nhiệm vụ
- Cơ cấu phân phối khí có nào?
đóng mở, các cửa
nhiệm vụ đóng mở, các cửa
nạp, thải đúng lúc
nạp, thải đúng lúc để động cơ
để động cơ thực
thực hiện quá trình nạp khí mới
hiện quá trình nạp
vào xi lanh và thải khí đã cháy
khí mới vào xi lanh
trong xi lanh ra ngoài.
và thải khí đã cháy
2. Phân loại: Có hai loại
trong xi lanh ra
- Cơ cấu phân phối khí dùng
ngoài.
xupap.
○ Có hai loại
16



+ Cơ cấu phân phối khí dùng
xupap đặt.
+Cơ cấu phân phối khí dùng
xupap treo.

- Cơ cấu phân phối
khí dùng xupap.
+ Cơ cấu phân
phối khí dùng xupap
đặt.
+Cơ cấu phân phối
khí dùng xupap treo.
- Cơ cấu phân phối
khí dùng van trượt.

- Cơ cấu phân phối khí dùng
van trượt.
□ Giới thiệu cách phân
loại các cơ cấu phân
phối khí.
Hoạt động 2 (12’) : Tìm hiểu về cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
Nội dung
II. Cơ cấu phân phối khí dùng
xupap:
1. Cấu tạo: Xét cơ cấu phân
phối khí dùng xupap treo
Mỗi xu páp được dẫn động
bởi một cam, con đội đũa đẩy và

cò mổ riêng. Trục cam được đặt
trong thân máy, và được dẫn
động qua bánh răng phân phối.
số vòng quay của trục cam bằng
1/2 số vòng quay truc khuỷu
2. Nguyên lí làm việc:
Khi động cơ làm khi vấu cam
tác động làm con đội đi lên qua
có đũa đẩy làm cò mổ quay
quanh trục 8. Kết quả xupap 4 bị
ép xuống cửa nạp mở để khí nạp
đi vào xi lanh hoặc cửa thải mở
để khí thải trong xi lanh thoát ra
ngoài. Khi xupáp mở lò xo
xupap bị nén lại.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
□ Giới thiệu những
động cơ dùng cơ cấu ○ Lắng nghe, quan
phân phối khí dùng sát.
xupap treo.
○ Lắng nghe, quan
sát và ghi chép như
phần nội dung.

□ Giới thiệu các bộ
phận của hệ thống
này từ sơ đồ cấu tạo
của sách giáo khoa
nhiệm vụ của từng chi

tiết.
Η Nhìn vào sơ đồ hệ
thống em hãy cho

○ Khi động cơ làm
khi vấu cam tác
động làm con đội đi
lên qua có đũa đẩy
làm cò mổ quay
quanh trục 8. Kết
quả xupap 4 bị ép
xuống cửa nạp mở
để khí nạp đi vào xi
lanh hoặc cửa thải
17


biết quá trình làm mở để khí thải trong
việc của cơ cấu phân xi lanh thoát ra
phối khí.
ngoài. Khi xupáp
mở lò xo xupap bị
Khi vấu cam quay qua, nhờ lò □ Giới thiệu những nén lại.
xo xupap dãn ra, các chi tiết của động cơ dùng cơ cấu ○ Khi vấu cam quay
cơ cấu trở lại vị trí ban đầu.
phân phối khí dùng qua, nhờ lò xo
xupap đặt
xupap dãn ra, các
chi tiết của cơ cấu
trở lại vị trí ban đầu.


4. Củng cố : (4’) GV yêu cầu HS nhắc lại:
- Nhiệm vụ và cấu tạo của cơ cấu phân phối khí.
- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo.
5. Dặn dò : (1’)
- Dặn học sinh về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Với việc sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan trong dạy
học môn công nghệ 11 tôi thấy đã tạo được hiệu ứng tốt trong học tập của học
sinh, các em hứng thú, say mê hơn trong giờ học, không khí lớp học nhẹ nhàng, sôi
nổi, kết quả học tập của các lớp khối 11 năm học 2017 - 2018 cao hơn hẳn so với
khối 11 năm học trước. Kết quả cụ thể các lớp 11A8, 11A9, 11A10 năm học 20172018 như sau:
Lớp

Sĩ số

11A9
11A10
11A8

46
48
47

Giỏi
SL
%
14 30.4
13 27.1

18 38.3

Khá
SL %
30 65.3
34 70.8
25 53.2

Trung bình
SL
%
2
4.3
1
2.1
4
8.5

Yếu
SL
0
0
0

%
0
0
0

3.Kết luận, kiến nghị

3.1. Kết luận:

18


Việc sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan trong môn công
nghệ 11 giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn với môn học. Những vấn đề trong
bài giảng đề cập đến gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh, từ đó các em
nắm bắt bài học sẽ tốt hơn không những trong khuôn khổ bài học mà còn cả trong
thực tiễn cuộc sống thường ngày của các em.
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm tôi mong nhận được những ý
kiến đóng góp của hội đồng khoa học cũng như của các đồng chí đồng nghiệp để đề
tài được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Vì những lí do trên, tôi kiến nghị tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện dề tài hơn
nữa, để có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các môn học, các khối lớp và tất cả các
đối tượng học sinh THPT.
- Cần tăng cường thêm thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho môn Công nghệ như:
tranh vẽ, mô hình, vật mẫu đặc biệt là đối với động cơ đốt trong.
- Cần có nhiều hơn nữa tài liệu tham khảo, tài liệu nâng cao cho các giáo
viên.
- Cung cấp phim tư liệu, tài liệu, hình ảnh về các vấn đề về khoa học và công
nghệ .
Đây là một để tài khá rộng, bản thân tôi có nhiều trăn trở. Nhưng với kinh nghiệm
của tuổi đời và tuổi nghề còn ít nên chắc chắn việc thực hiện đề tài chưa được trọn
vẹn. Hi vọng rằng, đề tài này của tôi sẽ góp được một kinh nghiệm để các đồng chí
đồng nghiệp tham khảo.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Văn Hồi

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Công nghệ 11( Nguyễn Văn Khôi)
- Sách giáo viên Công Nghệ 11 ( Nguyễn Văn Khôi)
- Phương pháp dạy học Công nghệ 11(Nguyễn Văn Bính)
-Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III (Nguyễn Văn Khôi)
- Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác ( Jean-Marc Denomme &
Madeleine Roy).

20


21



×