Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một vài kinh nghiệp thiết kế, tổ chức bài học theo hướng gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương – chủ đề tính chất, biện pháp cải tạo v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.75 KB, 17 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy
luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh
thần của con người. Môn công nghệ 10 giúp học sinh làm quen với một số ứng
dụng của công nghệ sinh học, hóa học, kinh tế học,…trong các lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, bảo quả, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và
tạo lập doanh nghiệp. Qua môn Công nghệ học sinh được rèn luyện kỹ năng sống
và đặc biệt môn Công Nghệ hiện nay thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc
lựa chọn, phát huy những năng khiếu, sở thích của bản thân trong việc lựa chọn
nghề nghiệp của mình trong tương lai mà học sinh chưa nhận ra.
Tuy nhiên Công nghệ là một trong những môn học ở trường phổ thông chưa
thực sự được chú trọng đối với học sinh vì nghĩ rằng đây là môn phụ không thi tốt
nghiệp, cũng không phải là môn thi đại học nên các em khơng mấy hứng thú với
mơn học này. Vì vậy, đối với người giáo viên giảng dạy môn công nghệ phải làm
sao để học sinh thấy được ý nghĩa của môn học là điều khá quan trọng, muốn làm
được điều này trước hết phải làm cho học sinh cảm thấy có hứng thú với môn học,
vận dụng được những hiểu biết này vào trong cuộc sống hàng ngày, để làm được
điều này giáo viên cần tổ chức dạy học sao cho học sinh phải tích cực trong các giờ
học.
Trong chương trình giáo dục mới, việc Thiết kế bài học, tổ chức dạy học gắn
với sản xuất kinh doanh ở địa phương sẽ tạo được sự hứng thú của học sinh với
môn công nghệ, giúp học sinh chủ động tiếp nhận và hình thành kiến thức, áp dụng
kiến thức vào thực tế. Qua các chuyên đề của Bộ giáo dục và Sở giáo dục Thanh
Hóa tổ chức tơi đã thấy được tầm quan trọng của việc dạy học gắn với sản xuất
kinh doanh ở địa phương. Do vậy, tôi đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được
qua các đợt tập huấn vào trong thực tế giảng dạy, đến nay thu được những hiệu quả
rất khả quan. Chính vì thế, trong phạm vi đề tài này tôi xin chia sẻ với quý đồng
nghiệp “ Một vài kinh nghiệp thiết kế, tổ chức bài học theo hướng gắn với sản
xuất kinh doanh ở địa phương – chủ đề : tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng
đất”



1


1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Thiết kế, tổ chức dạy học theo hướng gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương
áp dụng vào một chủ đề cụ thể: “Tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất”.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 – Trường THPT Mai Anh Tuấn
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ đề: Tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất
- Thời gian thực hiện: Năm học 2017 - 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1. Nghiên cứu lý thuyết.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc phát huy tính tích cực của học sinh.
2. Thực nghiệm sư phạm.
- Thiết kế, tổ chức dạy học thực tế môn công nghệ 10 gắn với sản xuất kinh doanh
ở địa phương tại các lớp 10 trường THPT Mai Anh Tuấn.
1.5. Điểm mới của sáng kiến
- Áp dụng kiến thức thu nhận được trong các đợt tập huân do Bộ giáo dục và Sở
giáo dục tổ chức để xây dựng một chủ đề : tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng
đất” trong chương trình Cơng nghệ 10.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN.
2.1.1. Quy trình thiết kế bài học
Tìm hiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương; lựa chọn những
hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan trực tiếp đến các nội dung dạy học cụ

thể trong chương trình giáo dục phổ thơng. Tìm hiểu những thông tin về hoạt động
sản xuất, kinh doanh tương ứng qua: tài liệu, video, tranh ảnh.
Lựa chọn nội dung dạy học trong chương trình gắn với hoạt động sản xuất, kinh
doanh đã chọn để xây dựng bài học. Trong nhiều trường hợp cần sắp xếp lại nội
dung dạy học.
Thiết kế tiến trình bài học: trên lớp, ở nhà, ở cơ sở SXKD: Thiết kế thành các
hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Mục đích: Thu thập thơng tin, phát hiện vấn đề
- Nội dung: Tìm hiểu về sản phẩm, quy trình SX, KD…
- Kỹ thuật tổ chức: GV giao nhiệm vụ (có thể bao gồm cả việc yêu cầu học sinh
đọc trước SGK); HS tham quan, tìm hiểu về hoạt động SX, KD (tại cơ sở hoặc qua
video nếu khơng có điều kiện); Báo cáo, thảo luận; Phát hiện/phát biểu vấn đề (GV
điều hành, hỗ trợ).
- Sản phẩm học tập: Ghi chép thơng tin sản phẩm, quy trình SD, KD; giải thích; đặt
câu hỏi về sản phẩm, quy trình.
* Hoạt động 2: Học kiến thức mới
- Mục đích: Tiếp nhận kiến thức mới và vận dụng
- Nội dung: Tìm hiểu, xây dựng kiến thức mới
- Kỹ thuật tổ chức: GV giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu ghi nhận kiến thức và vận
dụng để giải quyết vấn đề đã nêu); HS tự lực nghiên cứu tài liệu, làm TN (nếu có);
Báo cáo, thảo luận; GV điều hành, “chốt” kiến thức mới.
- Sản phẩm học tập: Ghi chép được kiến thức mới; vận dụng để giải quyết vấn đề
nêu ra trong Hoạt động 1).
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục đích: Phát triển kỹ năng vận dụng KT mới
- Nội dung: Trả lời câu hỏi, làm bài tập, thực hành…
- Kỹ thuật tổ chức: GV giao nhiệm vụ (Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập đủ dạng
nhưng với số lượng tối thiểu); HS tự lực giải bài tập; Báo cáo, thảo luận (GV lựa
chọn những học sinh/nhóm học sinh có kết quả khác nhau để làm rõ về PP); GV

“chốt” về phương pháp giải các loại bài tập.
- Sản phẩm học tập: Hệ thống câu hỏi/bài tập/bài thực hành; lời giải; phương pháp
giải.
* Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tịi mở rộng
- Mục đích: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
3


- Nội dung: Giải quyết tình huống, vấn đề có liên quan
- Kỹ thuật tổ chức: GV giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và sản phẩm); HS thực
hiện (theo nhóm hoặc cá nhân, ở nhà); Báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu,
video…); GV đánh giá, kết luận (có thể cho điểm).
- Sản phẩm học tập: Bài báo cáo, bài trình chiếu, video, bộ sưu tập tranh ảnh, bản
đồ… về nhiệm vụ được giao.[1]
2.1.2. Một số hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục gắn với sản xuất,
kinh doanh:
1) Dạy học ở trường phổ thông có khai thác và sử dụng thơng tin về sản xuất,
kinh doanh
a) Mơ tả hình thức: Dạy học ở nhà trường.
b) Tiến trình:
- Tìm hiểu cơ sở SXKD tại địa phương, lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch
dạy học. Có thể giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu trước.
- Dạy học chú ý đến tổ chức hoạt động học để HS được tiếp thu, vận dụng và thảo
luận những vấn đề liên quan đến SX, KD của địa phương.
- Giao nhiệm vụ cho HS tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở SXKD tại địa
phương.
- Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học.
2) Dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
a) Mô tả hình thức: Dạy học tại cơ sở SXKD ở địa phương
b) Tiến trình thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị, bao gồm các công việc chủ yếu sau:
- Lập danh mục các cơ sở SXKD có tại địa phương có thể tổ chức dạy học.
- Lựa chọn nội dung phù hợp
- Khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh:
Bước 2. Lập kế hoạch thực hiện và thiết kế kế hoạch bài học. Liên hệ cơ sở SXKD
để tổ chức dạy học.
Bước 3. Triển khai tổ chức thực hiện. Tổng kết, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.
3. Dạy học thông qua tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
a) Mơ tả hình thức:
Dạy học thơng qua tham quan hoặc kết hợp với tham quan.
b) Tiến trình:
Bước 1. Công tác chuẩn bị: Lập kế hoạch.
Bước 2. Công việc chuẩn bị trước tham quan
Bước 3. Tổ chức tham quan
Bước 4. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
4). Sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh để tổ chức các hoạt động giáo dục khác
- Khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất, kinh doanh để tổ chức triển lãm, xây
dựng các chuyên đề học tập.[2]
4


2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy
luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh
thần của con người. Môn công nghệ 10 giúp học sinh làm quen với một số ứng
dụng của cơng nghệ sinh học, hóa học, kinh tế học,…trong các lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, bảo quả, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và
tạo lập doanh nghiệp. Qua môn Công nghệ học sinh được rèn luyện kỹ năng sống
và đặc biệt môn Công Nghệ hiện nay thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc

lựa chọn, phát huy những năng khiếu, sở thích của bản thân trong việc lựa chọn
nghề nghiệp của mình trong tương lai mà học sinh chưa nhận ra. Tuy nhiên Công
nghệ là một trong những môn học ở trường phổ thông chưa thực sự được chú trọng
đối với học sinh vì nghĩ rằng đây là mơn phụ khơng thi tốt nghiệp, cũng không phải
là môn thi đại học nên các em không mấy hứng thú với môn học này. Bản thân giáo
viên dạy cũng không chú trọng đến việc đổi mới cách tiếp cận với nội dung chương
trình môn học, không chịu đổi mới. Điều này càng làm cho việc dạy và học môn
Công nghệ trở lên nặng nề, đối phó, khơng phát huy ý nghĩa và vai trị của mơn học
trong việc phát triển tồn diện học sinh.
2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin chia sẻ thực hành cách thiết kế, tố chức dạy
học gắn với sản xuất, kinh doanh ở địa phương:
CHỦ ĐỀ: TÍNH CHẤT, BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
I. Mục tiêu bài học
1. Mục tiêu về kiến thức
Sau bài này, học sinh phải:
- Nêu được một số tính chất của đất trồng
- Nêu được ngun nhân hình thành, tính chất của đất xám bạc màu và
đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá.
- Nêu được các biện pháp cải tạo và cách sử dụng đất xám bạc màu, đất
xói mịn trơ sỏi đá.
2.Mục tiêu về kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh các loại đất trồng khác nhau
3. Mục tiêu về thái độ.
Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất và tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng đầu
nguồn.
4. Các năng lực và phẩm chất hướng tới cần hình thành cho học sinh
Năng lực tự học: học sinh tự học để xác định được mục tiêu của bài
5



-

Năng lực tự giải quyết vấn đề: học sinh thu thập thông tin từ SGK, tài
liệu liên quan khác để tìm hiểu ngun nhân, tính chất và biện pháp cải
tạo các loại đất xám bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá.
- Năng lực hợp tác: hợp tác trong hoạt động nhóm và biết lắng nghe, chia
sẻ quan điểm để từ đó thống nhất được vấn đề chung.
- Năng lực tư duy, sáng tạo:
 Hình thành tư duy sáng tạo và nhận thức được tác dụng của
từng biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ
sỏi đá.
 Từ việc hiểu rõ được đặc điểm tính chất của các loại đất xám
bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá, đề xuất những loại cây
trồng phù hợp với từng loại đất.
- Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngơn ngữ nói phù hợp trong việc thảo luận
nhóm, trình bày kết quả hoạt động của nhóm.
- Năng lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin: tìm kiếm những thơng tin liên
quan đến bài học trên internet.
II. Thời lượng
Chủ đề được xây dựng để học 3 tiết
III. Hình thức:
- Học trên lớp kết hợp với học tại khu đất sản xuất địa phương
IV. Phương pháp
Kết hợp các phương pháp sau:
- Vấn đáp – tìm tịi
- Thuyết trình, diễn giải
- Làm việc độc lập với SGK
- Làm việc nhóm
V. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa công nghệ 10.
- Kế hoạch bài học
- Khu đất sản xuất địa phương
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp
VI. Hoạt động dạy học.
Giai đoạn 1 (1 tiết): Thực hiện trên lớp: Nội dung bao gồm học sinh tìm hiểu
tính chất của đất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mịn
mạnh trơ sỏi đá
Giai đoạn 2 (1 tiết quy đổi): Thực hiện tại khu đất sản xuất nông nghiệp tại
địa phương thuộc xã Thọ Dân, Huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.
6


Giai đoạn 3 (1 tiết): Bao gồm học sinh báo cáo kết quả thu được sau khi tham
quan thực địa khu đất ở địa điểm nói trên. Giáo viên hệ thống hóa kiến thức
bài học và tổ chức hoạt động luyện tập củng cố. Giáo viên giao cho các nhóm
học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong thực tế và tìm hiểu
thêm một số loại đất khác liên quan đến chủ đề.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của đất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất
xám bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá
* Hoạt động khởi động:
- Sử dụng kĩ thuật động não để học sinh phát hiện các vấn đề nảy sinh
và phát biểu vấn đề dưới dạng câu hỏi:
- Đất Việt Nam có đặc điểm gì? Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
của bà con nông dân hiện nay như thế nào?
( Trình chiếu video về thực trạng sử dụng đất của bà con nông dân)
Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học, kiến thức từ
thực tế và các kiến thức ở mơn Địa lí để trả lời các câu hỏi trên.

* Hoạt động hình thành kiến thức:
1. Mục đích:
- Học sinh nêu được tính chất của đất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất
xám bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá
- Thơng báo, hướng dẫn về mục đích, nội dung và các công việc cần
chuẩn bị cho giai đoạn 2 (tham quan thực địa)
2. Nội dung:
- Tổ chức học sinh nghiên cứu, tìm hiểu một số tính chất của đất, các biện
pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mịn trong sản xuất
- Thơng báo và hướng dẫn học sinh các vấn đề: Công việc chuẩn bị cho
buổi tham quan, nội dung, những lưu ý trong buổi tham quan và viết
báo cáo thu hoạch.
3. Kỹ thuật tổ chức:
* Hoạt động này được tiến hành trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
gồm 2 phần:
a. Tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số tính chất, biện pháp cải tạo và
sử dụng đất xám bạc màu và đát xói mịn mạnh trơ sỏi đá.
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tạo tình huống cung cấp
thơng tin (hình ảnh video) và giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu tìm hiểu
một số tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mịn
mạnh trơ sỏi đá.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trong tiết này giáo viên vận dụng các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nghiên cứu nội dung học tập. Yêu cầu
học sinh đọc SGK, quan sát hình ảnh do giáo viên cung cấp, trao đổi thảo luận
và thực hiện nhiệm vụ:
7


Câu hỏi:
Câu 1. Keo đất là gì? Trình bày đặc điểm cấu tạo của keo đất, đất

có những loại phản ứng gì?
Câu 2. Thế nào là độ phì nhiêu của đất, các biện pháp nâng cao
độ phì nhiêu của đất?
Câu 3. Ngun nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và sử
dụng đất xám bạc màu?
Câu 4. Nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và sử
dụng đất xói mịn mạnh trơ xỏi đá?
Bước 3: Học sinh thảo luận theo cặp đơi, theo nhóm thống nhất kết
quả và báo cảo theo yêu cầu của giáo viên cụ thể là:
- Nhóm học tập nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt
động của cá nhân, tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận thống nhất
và ghi lại kết quả hoạt động của nhóm.
- Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả hoạt động của nhóm,
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân và của
các nhóm.
Bước 4: nhận xét đánh giá: Giáo viên “chốt” kiến thức về tính chất,
biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ
sỏi đá. Đề nghị học sinh tìm hiểu thêm thơng tin về các loại đất xám
bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá trong thực tế.
4. Sản phẩm học sinh cần hoàn thành:
- Báo cáo về tính chất của đất trồng
- Báo cáo biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và đất xói mịn mạnh trơ sỏi
đá.
- Báo cáo được một số loại cây trồng phù hợp với loại đất ở gia đình, địa
phương mình sinh sống. Đề xuất biện pháp sử dụng đất có hiệu quả
* Hoạt động Luyện tập.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
Giao bài tập cho HS thực hiện
Câu 1. Phản ứng dung dung dịch đất là gì? Đất có những phản ứng nào?
Câu 2: Gia đình Bác An có 2 sào đất vừa gặt xong lúa mùa, Bác dự định sẽ

trồng vụ Đơng trên nền đất đó , chỉ có điều ruộng nhà bác là đất xám bạc màu.
Hãy giúp bác An xác định những việc nên làm và không nên làm
Cải tạo, chuẩn bị đất trên nền đất xám bạc màu để Nên
Không nên
trồng vụ Đông
1. Phơi khô đất, sau đó cày hoặc cuốc vỡ đất rồi bón
vơi cải tạo đất
2. Tăng cường bón phân hóa học để làm tăng các
chất dinh dưỡng dễ tiêu và lượng mùn trong đất
8


3. Làm sạch cỏ dại và làm cho đất tơi xốp, thơng
thống
4. Lấy bớt lớp đất mặt ở ruộng đắp thành bờ giữ
nước và giữ chất dinh dưỡng không bị rửa trơi
5. Bón tăng phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học
hợp lý
Câu 3: Giả sử đất vườn của ông bà em ở quê có độ dốc cao, bị xói mịn
mạnh trơ sỏi đá lâu nay đang bị bỏ hoang. Hiện nay ông bà em muốn cải tạo
khu vườn đó để sử dụng. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy tư vấn và đề
xuất các biện pháp cải tạo đất giúp cho ơng bà em có thể thực hiện dự định
của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh tự lực giải quyết nhiệm vụ để trả lời các câu hỏi trên.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đại diện học sinh báo cáo kết quả thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra.
Bước 4: Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Dựa vào đáp án của câu hỏi để tự đánh giá kết quả học tập
GV nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của học sinh

- GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh để chuẩn bị cho giai đoạn 2 với
những nội dung cụ thể: Công việc chuẩn bị cho buổi tham quan, nội
dung, những lưu ý trong buổi tham quan và viết báo cáo thu hoạch.
Hoạt động 2: Khảo sát thực tế về tính chất, biện pháp cải tạo và sử dụng
đất tại khu vực thực địa:
1. Mục đích:
- Thơng qua việc tham quan thực địa khảo sát tính chất, biện pháp cải tạo
và sử dụng đất tại khu vực thực địa.
2. Nội dung:
- Học sinh tham quan, tìm hiểu thực địa để xác định tính chất, biện pháp
cải tạo và sử dụng đất phù hợp
3. Kỹ thuật tổ chức:
Hoạt động này tổ chức tại thực địa
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động này đã được thực hiện ở tiết 1.
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS trước khi xuống thực địa
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh quan sát thực địa tại 2 khu vực (đất xám; đất xói mịn) để phát hiện
những tính chất của từng loại đất.(lưu ý đến màu sắc, đặc điểm phẫu diện đất,
thành phần cơ giới đất)
- Xác định độ pH của đất bằng máy đo pH tại 2 khu vực tham quan.
- Xác định đối tượng cây trồng trên từng loại đất.
9


Bước 3: Thảo luận theo từng nhóm, viết báo cáo theo mẫu
Loại đât Tính chất
pH
đo Các loại cây trồng
được

Đất xám
bạc màu
Đất
xói
mịn
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét, đánh giá chung
- HS ghi chép và thu thập thông tin theo các nội dung u cầu tìm hiểu và
hồn thành phiếu, để báo cáo kết quả ở tiết học tiếp theo.
- GV tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu từ các kênh thông tin để mở rộng hiểu biết,
kỹ năng thực hiện các biện pháp cải tạo, sử dụng đất trồng có hiệu quả.
4. Sản phẩm học sinh cần hồn thành
- Báo cáo thực địa của các nhóm về các nội dung đã tìm hiểu
Hoạt động 3. Báo cáo, nghiệm thu kết quả
1. Mục đích:
- Học sinh báo cáo kết quả tham quan học tập tại địa phương. Giáo viên
hệ thống hóa kiến thức bài học trên lớp
2. Nội dung:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả của nhóm, lớp thảo
luận, nhận xét, đánh giá. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thu
được sau khi tham quan thực địa
- Các nhóm cịn lại nghe, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn, bổ
sung thiếu sót theo tiêu chí đã định trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung về kết quả và thái độ tham quan, rút
kinh nghiệm và chốt kiến thức chính của chù đề.
3. Kỹ thuật tổ chức:
- Hoạt động này được tổ chức trên lớp, sau khi học sinh đã tham quan
thực địa và đã hoàn thành báo cáo học tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nội dung giáo viên chốt lại những kiến thức chính của chủ đề:
A. Tính chất của đất

I. Keo đất
a. Khái niệm
- Là những phần tử có kích thước khoảng < 1 m, khơng hồ tan trong nước
mà ở trạng thái huyền phù.
b. Cấu tạo keo đất
+ Thành phần của keo.
- Nhân
10


- Lớp ion quyết định điện
- Lớp ion bất động
- Lớp ion khuếch tán
+ Dựa vào lớp ion quyết định điện người ta chia thành 2 loại keo : keo
âm và keo dương
II. Phản ứng của dung dịch đất
Đất có tính chua hoặc tính kiềm hoặc trung tính  gọi là phản ứng dung dịch
đất.
1. Phản ứng chua của đất
- Độ chua hoạt tính: do H+
- Độ chua tiềm tàng: do H+ và Al3+
2. Phản ứng kiềm của đất
- Một số đất có chứa các muối kiềm như Na2CO3, CaCO3, K2CO3,...  khi
thuỷ phân  làm cho đất bị kiềm hố.
III. độ phì nhiêu của đất
1. Khái niệm
Là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh
dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây trồng, đảm bảo cho cây đạt năng
suất cao.
2. Phân loại

- Độ phì nhiêu tự nhiên
- Độ phì nhiêu nhân tạo
B. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và xói mịn
I. Ngun nhân hình thành
1. Đất xám bạc màu
- Địa hình dốc thoải
- Trồng lúa lâu đời với tập quán canh tác lạc hậu
- Chặt phá rừng bừa bãi
2. Đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá
- Lượng nước mưa lớn
- Địa hình dốc
- Chặt phá rừng bừa bãi
II. Tính chất của đất
1. Đất xám bạc màu
- Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ gới nhẹ: tỷ lệ cát lớn, lượng keo, sét ít.
Đất thường khơ hạn
- Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng
- Số lượng vi sinh vật ít, hoạt động của vi sinh vật yếu
2. Tính chất của đất xói mịn
- Hình thái phẫu diện khơng hồn chỉnh, có trường hợp mất ln tầng mùn
11


- Sét và limon bi cuốn trôi, trong đất sỏi, cát chiếm ưu thế.
III. Biện pháp cải tạo và sử dụng
1. Đất xám bạc màu
a. Biện pháp cải tạo
- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lí
- Cày sâu kết hợp với bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí
- Bón vơi

- Luân canh cây trồng
b. Hướng sử dụng
- Cây nông nghiệp
- Cây cơng nghiệp
2. Đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá
a. Biện pháp cải tạo
b. Hướng sử dụng
4. Sản phẩm học tập
- Báo cáo kết quả học tập tại thực địa của các nhóm theo phiếu học theo mẫu
bao gồm kiến thức thu nhận về tính chất của đất, biện pháp cải tạo và sử dụng
đất, tranh ảnh chụp được hoặc video quay được tại thực địa
- Nội dung HS ghi sau khi giáo viên chốt kiến thức.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cũng như qua quá trình giảng dạy tôi
nhận thấy rằng việc thiết kế, tổ chức dạy học gắn với sản xuất kinh doanh ở địa
phương trong chương trình cơng nghệ 10 đem lại hiệu quả rất tốt. Cụ thể đa số học
sinh rất hứng thú nhiều hơn với mơn học, chịu khó tìm tịi, trao đổi với nhóm học
sinh, chủ động hơn khi đưa ra ý kiến của mình về vấn đề mà thầy cơ đã nêu ra. Vì
vậy các em có phần say mê hơn với môn học, nắm bắt kiến thức môn học dễ dàng
hơn. Đặc biệt có thể khai thác những hiểu biết thực tế của học sinh liên quan đến
bài học, từ đó áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và phần nào
giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Việc thiết kế, tổ chức dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa
phương” là mơ hình giúp học sinh được trải nghiệm với thực tiễn, được tìm hiểu và
tham gia vào sản xuất kinh doanh tại địa phương. Qua đó giúp giáo viên cắt giảm
được các tiết học lý thuyết trên lớp của môn công nghệ để dành thời lượng tăng
cường cho các hoạt động trải nghiệm, giúp phát triển kỹ năng cho học sinh

12



3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN.
- Mơ hình trường học gắn liền với thực tiễn sản xuất đời sống địa phương mang lại
hiệu quả tích cực đối với cả người dạy lẫn người học. Khi tham gia học tập trong
mơi trường này, học sinh thường đóng một vai cụ thể, từ đó kích thích hứng thú
trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của học sinh. Cùng đó thơng qua
việc thường xun được tiếp cận với các hoạt động thực tiễn sản xuất, giúp học
sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành
động, nhà trường và xã hội. Giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc
học tập trong thế giới thật.
- Khi tham gia các hoạt động thực tiễn tôi thấy học sinh có cơ hội để thử thách năng
lực khác nhau của bản thân; học sinh được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ sâu sắc
khi gặp những vấn đề phức tạp; học sinh có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải
thích và tổng hợp thơng tin từ các tình huống thực tiễn của địa phương; Ngoài ra,
tạo cho học sinh cơ hội để vận dụng và phát triển kiến thức lý thuyết đã học và đặc
biệt rèn luyện cho học sinh phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp gặp
phải trong khi tham gia các hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó tăng tính chủ động
trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh
một cách tốt nhất.
3.2. KIẾN NGHỊ.
- Các giáo viên giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 ở các trường THPT nên cùng
nhau xây dựng hệ thống các chủ đề dạy học gắn với sản xuất kinh doanh ở địa
phương, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm trong
quá trình triển khai thực tế phù hợp với điều kiện của từng trường, từng địa
phương.
- Các tổ – nhóm chun mơn nên có những biện pháp, hình thức khuyến khích để
động viên giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh để giờ dạy học mơn Cơng nghệ có thêm hiệu
quả cũng như bớt đi phần khô khan, buồn tẻ mà xưa nay các em vẫn nghĩ.

- Về phía nhà trường nên tăng cường các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác giảng dạy và học tập để giáo viên có điều kiện hơn khi muốn sử
dụng các phương tiện thường xuyên.
Trên đây là chia sẽ của bản thân tôi về việc thiết kế, tổ chức dạy học gắn với
sản xuất kinh doanh ở địa phương ban đầu đã thấy được hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên
rất cần được sự chia sẻ và góp ý của quý đồng nghiệp để việc áp dụng rộng rãi hơn
trong dạy học môn công nghệ cũng như việc học môn công nghệ ngày càng hiệu
quả, đạt được mục tiêu giáo dục của mơn học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
13


Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Tác giả

Đặng Văn Quang

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh trong chương trình giáo dục phổ
thơng – PGS.TS Nguyễn Xuân Thành [1]
2. Tài liệu tập huấn của bộ “Dạy học nghệ THPT theo hướng gắn với sản xuất kinh
doanh tại địa phương” [2]


15


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đặng Văn Quang
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Bí thư đồn trường THPT Mai Anh Tuấn

TT
1.
2.

Tên đề tài SKKN
Hệ thống hóa kiến thức phần Quy
luật di truyền
Rèn luyện kỹ năng xác định tỷ lệ
giao tử trong trường hợp giảm phân
bình thường và xảy ra đột biến lệch
bội.,

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại
đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại (A,
Tỉnh...)
B, hoặc C)
C

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2012
2015

MỤC LỤC
16


Nội dung
I.

Trang

Phần mở đầu

I

Lí do chọn đề tài

1

II

Mục đích nghiên cứu

III


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2

IV

Nhiệm vụ nghiên cứu

2

IV

Phương pháp nghiên cứu

2

2

II. Nội dung
I

Cơ sở lý luận

3

II

Thực hành: thiết kế, tổ chức dạy học


5

III. Kết luận và kiến nghị
1

Kết luận

13

2

Kiến nghị

14

Tài liệu tham khảo

17



×