Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số giải pháp nhằm giáo dục lòng yêu thương, cảm thông và chia sẻ đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt cho học sinh lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.52 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện của về một cậu bé học trò nghèo ở khóa chủ
nhiệm đầu tiên sau khi tôi ra trường một năm, lớp B3 (2007-2010). Đó là em Lê
Văn Kiên, xã Thọ Bình. Hôm đó là một ngày mùa đông, cô bé lớp trưởng chạy
đến gặp tôi giọng ấp úng: “Thưa cô, em muốn nói chuyện với cô. Em để ý, mùa
đông mà bạn Kiên lớp ta chỉ có một chiếc áo khoác đồng phục và một chiếc áo
khoác mỏng đã cũ. Đợt này trời rất lạnh, lại mưa triền miên, nhiều hôm áo ấm
ướt bạn chỉ mặc một chiếc áo sơ mi cũ đến trường, môi bạn ấy thâm lại vì rét.
Em thấy rất thương nên mới hỏi thăm các bạn cùng xóm, các bạn ấy nói nhà bạn
ấy nghèo lắm, bố bạn ấy đã hay uống rượu say, lại không chịu lao động, mẹ bạn
ấy đau ốm suốt mà vẫn phải lên xã Bình Sơn hái chè thuê lấy tiền lo cho cả gia
đình. Chúng em bàn với nhau sẽ quyên góp mua tặng bạn một chiếc áo len và
một chiếc áo khoác. Cô có đồng ý không?”. Đề xuất của em và cả lớp đã làm tôi
cảm động, tôi nói với cô bé lớp trưởng: “Các em thật đáng khen, không chỉ đồng
ý mà cô sẽ chung tay cùng các em thực hiện”. Nhận được món quà nhỏ của cô
giáo và các bạn, Kiên đã rất ngạc nhiên và rất cảm động. Em đã không ngừng
vượt khó và thi đậu Trường Lục Quân, hiện nay em đang công tác tại Trường Sa.
Mỗi lần về thăm tôi, em vẫn nhắc: “Ngày đó em thật sự rất bế tắc, rất chán nản
mỗi khi bước về nhà. Có những lúc em muốn bỏ học để đi làm phụ mẹ. Chính
tình yêu thương, sự quan tâm, động viên và định hướng nghề nhiệp của cô, của
tập thể lớp đã giúp em có thêm nghị lực, kiên trì, giờ đây có được một công việc
ổn định và hơn hết là em yêu thích”.
Như vậy nếu các em học sinh trong một lớp học biết yêu thương, cảm thông
và chia sẻ kịp thời sẽ giúp mỗi cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt sớm hòa nhập với
hoạt động của tập thể, sống gần gũi, có ước mơ, lý tưởng, có thêm nhiều động
lực và sự kiên trì để vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống nhằm thực hiện được
ước mơ.
Tuy nhiên hiện nay, do điều kinh tế phát triển và số con trong mỗi gia đình
thường là từ 1-2 con, nên nhiều em được bố mẹ chăm chút, lo lắng, đáp ứng
luôn là sự quan tâm một chiều và các em là người được nhận. Cái thói quen luôn


được đáp ứng làm cho các em mất đi ý thức tự giác phải quan tâm, chia sẻ với
mọi người xung quanh và trong số đó có những em dần trở nên vô cảm. Vì thế
với khoảng 40 học trò trong một lớp học, mỗi học trò là một gia cảnh khác nhau,
trong đó có một số em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như: mồ côi bố mẹ, có em
bố mẹ li hôn, li thân; con ngoài giá thú; bản thân học sinh hoặc bố mẹ bị bệnh
hiểm nghèo, bị dị tật, kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn. Không phải tự nhiên
mà các em được đón nhận sự quan tâm với trái tim yêu thương, sự cảm thông và
chia sẻ của các thành viên còn lại trong lớp. Tôi nghĩ vai trò của người giáo viên
chủ nhiệm rất quan trọng trong việc đưa giải pháp giáo dục để lớp học trở thành
một tập thể đoàn kết, tích cực học tập, các em hiểu về nhau, yêu thương và cảm
thông, chia sẻ với nhau. Làm được vậy, mỗi học trò sẽ cảm thấy thích được đến
1


lớp, tự tin học tập, đối xử với mọi người theo lẽ phải. Đây chính là mục tiêu và
tâm nguyện lớn nhất của tôi - một cô giáo chủ nhiệm khi đưa ra sáng kiến kinh
nghiệm “Một số giải pháp nhằm giáo dục lòng yêu thương, cảm thông và chia
sẻ đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt cho học sinh lớp chủ nhiệm ở
trường THPT”, rất mong được chia sẻ với quý thầy cô giáo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành áp dụng ở lớp chủ nhiệm, tôi đặt ra mục đích của đề tài là:
- Góp phần tạo cho học sinh lớp chủ nhiệm môi trường học tập vui vẻ, ấm
áp tình thương. Các em có hoàn cảnh đặc biệt không còn mặc cảm, sống tự tin,
thêm quyết tâm trong cuộc sống.
- Giúp học sinh biết quan sát, lắng nghe, chia sẻ, cảm thông với bạn cùng
bàn, cùng tổ hay trong lớp có hoàn cảnh gia đình đặc biệt từ đó tôn trọng và
khâm phục nghị lực vượt khó của bạn.
- Giúp học sinh rèn luyện tinh thần, thái độ tự giác, chủ động, tích cực
trong việc tham gia các hoạt động chia sẻ, giúp đỡ đối với những học sinh có
hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Qua đó, biết quý trọng những gì mình có,

sống có trách nhiệm, có lý tưởng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp giáo dục lòng yêu thương, cảm thông và chia sẻ đối với
những em có hoàn cảnh đặc biệt cho học sinh các khóa chủ nhiệm mà tôi được
giao phụ trách, cụ thể đó là lớp A4 (2013-2016), D3 (2016-2019) tại trường
THPT Triệu Sơn 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu sách giáo
khoa môn Giáo dục công dân 10, môn Sinh học 11. Trên cơ sở đó, phân tích,
tổng hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu thực
tiễn qua các hoạt động của lớp chủ nhiệm, phát phiếu điều tra để tìm hiểu về
mức độ nhận thức. Từ đó, xác định thực trạng và tìm hướng khắc phục. Tham
khảo ý kiến đồng nghiệp, thu thập thông tin phản hồi từ học sinh khi áp dụng để
điều chỉnh cho phù hợp.
- Phương pháp thực nghiệm: Dựa trên kế hoạch dạy học, tiết sinh hoạt lớp,
tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp.
Phối hợp với phụ huynh học sinh để lên kế hoạch cụ thể cho các biện pháp áp
dụng mang tính trải nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thông qua kết quả các hoạt động trải
nghiệm để thống kê, chỉ ra tính hiệu quả của các giải pháp.

2


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết nên một kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú
để truyền dạy cho các thế hệ sau những bài học đạo lí ở đời, trong số đó có câu:

“Thương người như thể thương thân” hay “Lá lành đùm lá rách”. Những câu tục
ngữ này đều có điểm chung là nói đến truyền thống yêu thương, nhân nghĩa của
dân tộc Việt Nam ta.
Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đây là
một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành
động cao đẹp của quan hệ người với người. Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng
nhân ái, sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn. Đạo lí đùm bọc,
nhường nhịn trở thành truyền thống cao đẹp, hành vi ứng xử hằng ngày của
người Việt Nam qua các thế hệ. Nhân nghĩa còn thể hiện ở sự tương trợ giúp đỡ
lần nhau trong học tập, có lòng vị tha với những bạn vi phạm lỗi muốn sửa lỗi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự ra đời của những chiếc điện
thoại thông minh, rồi máy tính, ti vi kết nối mạng thì sau những giờ học, phần
lớn quỹ thời gian của các em là sống trong thế giới ảo, thậm chí đến lớp, khoảng
thời gian ít ỏi 5 phút ra chơi giữa các giờ, tôi để ý rất ít học sinh nói chuyện với
nhau mà dường như mỗi người một thế giới, em thì lúi húi xem điện thoại, em
thì xem lại bài. Ngày nối ngày cứ thế trôi qua, thậm chí học chung một lớp mà
nhiều em thờ ơ không biết hôm nay bạn bên cạnh đang ốm, gia đình bạn ấy có
chuyện buồn, bản thân bạn hay gia đình bạn bị bệnh hiểm nghèo,… Nhiều em
cho rằng việc không quan tâm, giúp đỡ người khác là bình thường. Đây không
phải là nhận định chủ quan thiên về cảm nhận của tôi, mà nó là những con số
biết nói sau khi tôi phát phiếu điều tra có nội dung như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA
Em hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách tích dấu x vào ô vuông của
nội dung mà em nghĩ là đúng:
1. GVCN tổ chức đến thăm nhà học sinh, bạn sẽ như thế nào?
1. Rất thích
2. Bình thường
3.Không thích
2. Một bạn A trong lớp thường xuyên nghỉ học, lúc đi học về bạn phát hiện ra

bạn ấy đang đi khuân hàng thuê để kiếm tiền phụ mẹ, bạn sẽ làm gì?
1. Trao đổi với GVCN tìm cách giúp đỡ
2. Không quan tâm
3. Một bạn X trong lớp có người thân vi phạm pháp luật, khi đến lớp có một số
bạn đang nói chuyện về vấn đề này với thái độ giễu cợt, bạn sẽ?
1. Tham gia cùng
2. Làm ngơ
3. Khuyên nên dừng lại
4. Ngồi bên cạnh một bạn ăn mặc quần áo rất cũ kỹ, mùa đông không đủ ấm,
bạn sẽ?
1. Giễu cợt
2. Làm ngơ
3. Trao đổi với GVCN tìm cách giúp đỡ
3


5. Một người bạn trong lớp vắng học đã mấy ngày, bạn sẽ?
1. Hỏi thăm lý do
2. Làm ngơ
6. Đang đi trên đường, gặp một bạn bị hỏng xe, bạn sẽ?
1. Làm ngơ vì không chơi thân
2. Dừng lại và giúp đỡ
7. Khi được kêu gọi quyên góp mua áo ấm tặng bạn, chia sẻ khó khăn khi gia
đình có người bị bệnh hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…,
bạn sẽ?
1. Tích cực, vui vẻ tham gia
2. Tham gia vì ngại
3. Không tham gia
Kết quả điều tra tuần học đầu tiên khi các em vào lớp 10. Ở lớp A4 (20132016) có số em hoàn thành phiếu điều tra là 45. Lớp D3 (2016-2019) số em
hoàn thành phiếu điều tra là 42. Kết quả thống kê:

Câu hỏi
Thống kê số học sinh chọn theo Tỉ lệ học
phương án.
sinh
tự
Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 3 giác, chủ
động
thể
hiện
sự
quan tâm,
Lớp
A4
chia sẻ.
2013-2016
1
10
20
15
22,22%
Sĩ số: 45
2
3
42
/
6,7%
3
7
28
10

22,22%
4
3
37
5
11,11%
5
12
33
/
26,67%
6
31
14
/
31,11%
7
5
25
15
11,11%
1
9
19
14
21,42%
2
7
35
/

16,67%
3
5
30
7
16,67%
Lớp D3
4
4
35
3
7,14%
2016-2019
5
4
38
/
9,52%
Sĩ số: 42
6
32
10
/
23,8%
7
5
24
13
11,9%
Như vậy có khoảng 80% chưa nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của

những việc làm mang đầy tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ như thế này.
Khi sống mà không yêu thương, không cảm thông, không chia sẻ và bao
dung thì trong tập thể lớp dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn có thể dẫn tới bạo lực
4


học đường; một nhóm nhỏ trở nên tự ti với hoàn cảnh, có những em có thể bỏ
học vì thiếu động lực, thiếu niềm tin để vượt qua khó khăn.
Thói quen không quan tâm, không chia sẻ dần khiến cho một bộ phận học
sinh trở nên vô cảm trong cả gia đình của chính các em. Quen được thỏa mãn
mọi mong muốn, quen nhận sự yêu thương mà không có chiều ngược lại…sẽ tạo
nên những con người ích kỉ, đó cũng là một trong những lý do khiến các em khó
vượt qua được những cám dỗ của các tệ nạn xã hội.
Như vậy sẽ tồn tại mâu thuẫn: Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt rất
cần được quan tâm, chia sẻ, động viên nhưng ở lứa tuổi mới lớn, tính tự ái cá
nhân cao, phần lớn bản thân các em thường sống khép mình, tự ti về bản thân.
Những em có hoàn cảnh may mắn hơn, thì do xã hội ngày càng phát triển, điều
kiện kinh tế được cải thiện, gia đình luôn bao bọc và đáp ứng gần như mọi yêu
cầu nên các em quen được người khác yêu thương, quan tâm nhưng chưa bao
giờ suy nghĩ chiều ngược lại hoặc một nhóm học sinh cũng biết sống là phải
quan tâm, chia sẻ với bạn bè nhưng không biết nên làm gì. Khoảng cách trong
nhận thức, hành động của các em là một bài toán khó khi muốn xây dựng tập thể
lớp đoàn kết, thi đua học tập. Giáo viên chủ nhiệm là người đứng giữa, những
giải pháp được đưa ra khi quản lý và giáo dục sẽ giúp cho các em cởi mở, hòa
đồng, xóa dần khoảng cách.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề bao gồm các bước theo trình
tự sau:
2.3.1. Sử dụng phiếu điều tra, tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ và tiết sinh hoạt
cuối tuần của tháng đầu tiên năm lớp 10 cho học sinh giới thiệu sơ lược về
bản thân và hoàn cảnh gia đình kết hợp với trò chuyện riêng để phát hiện

kịp thời học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Sau khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm, ngay trong buổi gặp lớp đầu tiên sau khi
giới thiệu, làm quen, mở lòng trao đổi với các em về mong muốn được hiểu các
em để xây dựng một tập thể lớp thật ấm áp niềm vui, tình thương, tôi đã yêu cầu
các em hoàn thành một mẫu phiếu điều tra nhanh. Mẫu phiếu có nội dung như
sau:
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
HỌC SINH ĐẦU KHÓA
1. Họ và tên……………………………………………………………………....
2. Ngày, tháng, năm sinh………………………………………………………….
3. Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………
4. Hoàn cảnh gia đình:
- Gia đình có mấy người:………………………………………………………….
- Điều kiện kinh tế gia đình……………………………………………………….
- Họ và tên bố……………………………Tuổi ………..Nghề nghiệp…………..
Tình trạng sức khỏe……………………………………………………………….
5


- Họ và tên mẹ……………………………Tuổi ………..Nghề nghiệp…………..
Tình trạng sức khỏe……………………………………………………………….
- Anh, chị em ruột:………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
- Năng khiếu, sở trường, ước mơ:………………………………………………...
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
- Sở đoản:…………………………………………………………………………

Qua nội dung các em hoàn thành, tôi đã nắm được sơ bộ về lớp, tuy nhiên
tôi muốn cả lớp biết một số thông tin cơ bản về từng bạn để có thể tự phát hiện,
cảm thông, chia sẻ cũng như là muốn rèn thêm một số kỹ năng, trong đó có kỹ
năng trình bày trước lớp cho từng em. Vì vậy, tôi đã sử dụng triệt để quỹ thời
gian còn lại của tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ và tiết sinh hoạt cuối tuần của hai
tháng đầu tiên năm lớp 10 cho học sinh giới thiệu sơ lược về bản thân và hoàn
cảnh gia đình. Mỗi em sẽ giới thiệu khái quát về các nội dung: Gia đình có mấy
người? Bố mẹ làm nghề gì? Các anh chị em đang đi làm hay đi học? Ước mơ, sở
thích là gì?
Bước này tôi nghĩ khá quan trọng vì nó tạo ra cảm tình đầu tiên của các học
sinh đầu khóa, rèn luyện cho các em cả tính tự tin và kỹ năng trình bày trước
đám đông. Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác bất ngờ khi nghe một số học sinh
giới thiệu về mình. Ví dụ như Em Hà Quang Linh lớp A4 (2013-2016) lúc nào
cũng vui cười năng động, trách nhiệm, vậy mà khi nghe em giới thiệu về bản
thân, không giấu khỏi ánh mắt buồn em khá mạnh dạn nói “Em là con ngoài giá
thú, bố không thừa nhận em, em ở với mẹ gần 60 tuổi, mẹ em vẫn tranh thủ làm
một số ruộng người ta bỏ hoang và giúp việc theo ngày, nhưng giờ mắt mẹ em
kém lại hay ốm, nên em tranh thủ những buổi nghỉ, ngày nghỉ để đi khuân hàng
thuê phụ giúp mẹ. Em sẽ học hết cấp ba rồi đi làm nuôi mẹ”. Nghe em giới thiệu
mà nhiều bạn trong lớp khóe mắt cay cay. Hay như ở lớp D3 (2016-2019), trong
lớp có em Trần Lực Dương ăn mặc khá giản dị, cũ kỹ, trầm tính, lực học trung
bình, không có gì nổi trội, hình ảnh em trong mắt những người bạn mới quen
khá mờ nhạt, tuy nhiên các bạn đã thay đổi thái độ khi em giới thiệu nhà có 2 chị
gái đang đi học đại học, bố mất từ lúc 5 tuổi, nghề chính của mẹ là làm ruộng và
đi làm thuê lúc nông nhàn. Em Lê Thị Trang lớp D3 ( 2016-2019), một cô bé
nhỏ nhắn, ăn mặc những bộ quần áo cũ kĩ, gần như chỉ có học, 100% giờ ra chơi
là em ngồi bên trang sách, thành tích học tập rất xuất sắc, từ cấp 2 đã là học sinh
giỏi cấp tỉnh, cấp huyện môn Toán, môn tiếng Anh, không tham gia bất kì hoạt
động nào của lớp, sống cô lập. Lúc đầu các bạn xa lánh, nhưng sau khi nghe em
giới thiệu gia đình có 4 người, chị gái mới tốt nghiệp lớp 12, mẹ làm ruộng, bố

6


bị bệnh tâm thần, bản thân mong muốn thi đậu Học viện Quân Y để có thể giúp
người chữa bệnh và nếu đậu mới được đi học vì mẹ sẽ đỡ vất vả hơn. Nghe
xong, cả lớp đã “lặng đi” vì xúc động.
Có lẽ sau những lời nói chân thành đó, cảm nhận, suy nghĩ của mỗi cá nhân
trong lớp về bạn mình đã thay đổi. Nếu như không nghe em Hà Quang Linh và
các bạn kể thì ai cũng nghĩ cuộc sống của bạn khá tốt, gia cảnh trái ngược với
biểu hiện của vẻ bề ngoài, chỉ có thể dùng một lời khen cho em là nghị lực, lạc
quan và thật trưởng thành so với các bạn cùng trang lứa. Em Lực Dương nếu
không biết về hoàn cảnh của bạn thì chắc nhiều em sẽ phớt lờ, có thể là coi
thường. Em Lê Thị Trang nhiều bạn chưa hiểu thì trách móc em ích kỷ, không
hòa nhập nhưng hiểu rồi thì chủ động chia sẻ với bạn thấy khâm phục tinh thần
vượt khó của bạn.
Tuy nhiên có một số em có hoàn cảnh đặc biệt lại khá rụt rè, tự ti, cả hai
cách trên đều chưa thể biết được đầy đủ thông tin. Khi đó tôi sẽ chọn giải pháp
là tiếp cận, tâm sự riêng, tạo cho các em cảm giác tin tưởng, yên tâm và có thể
mở lòng tâm sự. Ví dụ như ở lớp A4 (2013-2016), Nguyễn Thị Anh là một cô
nhút nhát, luôn tự ti và không hòa đồng với tập thể, tôi đã phải tiếp cận, trò
chuyện riêng, sau hai lần tâm sự dường như em đã tin tưởng tôi hơn, cởi mở hơn
và em đã viết cho tôi một lá thư khá dài, nội dung chính của lá thư đó em kể
chân thật “Bố mẹ em đã li hôn khi em học lớp 6, em ở với bà ngoại, bà ngoại
cho là tại em xung tuổi mà mẹ em khổ nên rất hay la mắng em. Sau khi li hôn
mẹ em đã cặp bồ với rất nhiều người, có những người đã có gia đình, có người
thanh niên trẻ, đi đâu người ta cũng nhìn em với ánh mắt coi thường, giễu cợt.
Bố em vào Bình Định đi làm và cũng có vợ mới, có con với dì nên cũng ít quan
tâm em…. Em thấy rất chán, nhiều khi em muốn bỏ học, đi đâu đó thật xa”.
Như vậy sau khi nhận nhiệm vụ khoảng 2-3 tháng, tôi và ban cán sự lớp đã
có trong tay danh sách những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như: mồ côi, bố

hoặc mẹ mất sớm, bố mẹ li dị, gia đình có người bị bệnh hiểm nghèo để quan
tâm, chia sẻ kịp thời.
2.3.2. Thăm nhà học sinh theo khu vực xã, ưu tiên đến nhà những em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trước.
Trải nghiệm này được phụ huynh học sinh rất hưởng ứng và ủng hộ, đặc
biệt phụ huynh gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, con em luôn được đầy đủ
nhưng lại không biết hoặc chưa biết quý trọng cái mình có. Trải nghiệm này sẽ
cho các em thấy các bạn mình sống trong điều kiện thiếu thốn như thế nào, trong
hoàn cảnh đó các bạn đã vượt khó, vươn lên như thế nào? Từ đó các em biết trân
trọng những gì mình có, sống có trách nhiệm hơn.
Tôi thường tổ chức nhiều chuyến đi như thế ở lớp chủ nhiệm, các em đi
cùng sau khi trở về vẫn không hết ngạc nhiên và khâm phục các bạn học sinh. Ví
như em Hà Quang Linh lớp A4 (2013-2016) nhà ở xã Hợp thành, hai mẹ con ở
cùng trong một gian nhà nhỏ xây bằng gạch vồ chưa được trát tường, không có
bố (con ngoài giá thú), mẹ già yếu, ngôi nhà này được xây dựng nhờ sự chung
7


tay của bà con lối xóm, những vật dụng trong nhà đều là những đồ cũ kĩ mà
hàng xóm thương cho. Hôm đó đến thăm nhà em, vì là cô giáo chủ nhiệm nên
tôi được ngồi ghế, chiếc ghế nhựa vốn một bên gãy chân và được buộc vào một
thanh gỗ nhỏ, chắc chắn… Hoàn cảnh gia đình trái ngược với dáng vẻ yêu đời,
luôn quyết tâm học tập của em, nếu không đến và cảm nhận chắc tôi và các em
trong lớp sẽ không bao giờ biết được em đang khó khăn như thế nào. Hay nhà
em Lê Thị Trang là một ngôi nhà ngói 2 gian cũ, góc học tập là một chiếc bàn gỗ
khá lâu đời, bên trên tường là rất nhiều giấy khen học sinh giỏi từ cấp tiểu học
cho đến lớp 9. Trần lực Dương nhà em cách xa trường gần 12 cây số, đi xe đạp
mà chưa bao giờ đi học chậm một buổi nào, ngôi nhà nhỏ 2 gian, nền đất, lợp
mái tôn, bố mất từ khi 5 tuổi, vậy mà làm nông thôi mẹ vẫn lo cho 3 chị em đi
học, ngoài giờ học em phụ mẹ làm vườn,…

Sau những chuyến đi trở về, tôi tin chắc các em trong lớp sẽ thấu hiểu hoàn
cảnh, khâm phục nghị lực, biết cảm thông với những thiếu thốn của bạn và
chung tay với các kế hoạch nhỏ chia sẻ khó khăn với tấm lòng yêu thương.
2.3.3. Sử dụng phương pháp nêu gương để giáo dục về mặt tư tưởng giúp
các em hiểu được giá trị của lòng yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những
người bạn có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, với người thân, thầy cô, bạn bè
nói chung và biết cách chủ động thể hiện.
Giai đoạn này, tôi dùng phương pháp nêu gương, sau mỗi câu chuyện thì
đưa ra các tình huống có vấn đề. Các câu chuyện và tình huống rất gần gũi chính
là những tấm gương, những tình huống của những học trò khóa trước. Điều mà
tôi mong muốn hướng tới là giúp các em cảm nhận được một thông điệp “Người
hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”.
Câu chuyện đầu tiên mà tôi đã kể cho các em là câu chuyện về cảm nhận
của một cô bé học trò khi giúp đỡ người khác. Câu chuyện của cô bé học trò
Hoàng Thị Ngọc cách đây 10 năm về trước, ngày tôi dạy em năm lớp 10, em tự
tin nói với tôi rằng: “Ước mơ của em là trở thành một Kiểm toán giỏi, vậy nên
em sẽ học thật giỏi các môn Toán, Lý, Hóa. Vì thế cô đừng giận vì em không
dành nhiều thời gian cho môn Sinh học mà cô giảng dạy, cô nhé! ”. Tôi khẽ cười
rồi nói: “Cô tôn trọng ước mơ của em”. Bẵng đi gần một năm học, mùa hè năm
học đó, em đến nhà gặp tôi và nói: “Cô ơi, cô hãy giúp em bổ sung kiến thức
môn Sinh học, giờ em muốn trở thành Bác sĩ”. Thoáng quan sát thấy ánh mắt
ngạc nhiên của tôi, cô bé ấy nhanh chóng kể cho tôi nghe một câu chuyện: “Mấy
hôm trước trên đường đi học, em gặp một bác đi xe đạp chở một bó củi to, bó
củi nghiêng và đổ. Bác dừng lại vừa loay hoay giữ xe vừa cố gắng đưa bó củi
lên mà không được. Em đã đi qua vì lâu nay em vẫn làm vậy, nhưng không hiểu
sao tự nhiên hôm đó em lại thấy mình tệ quá nên đã quay xe lại giữ xe giúp bác.
Buộc xe vững chắc xong, bác nhìn em và nói: “Bác cảm ơn cháu!”. Lần đầu tiên
em thấy thật hạnh phúc khi giúp người khác được một việc gì đó, cho dù rất nhỏ
và rồi em muốn bước ra khỏi cái thế giới cô lập của em, em muốn chọn một
nghề gì đó có thể giúp đỡ được nhiều người và có lẽ Bác sĩ là nghề em có thể

8


giúp đỡ được nhiều người nhất”. Vốn là một học sinh giỏi, sau hai năm nỗ lực,
cô bé ấy đã đậu Y đa khoa trường Đại học Y Hà Nội và hiện nay đang công tác
ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh hóa. Tình huống được nêu ra sau câu chuyện:
Nếu là em, em sẽ làm gì trong trường hợp trên? Em suy nghĩ như thế nào về việc
hỏi thăm bạn bên cạnh khi thấy bạn buồn? Em sẽ làm gì khi bạn trong lớp nghỉ
học đã mấy ngày? Nếu bạn trong lớp bị ốm em sẽ làm gì? Gặp bạn đi trên đường
hỏng xe, em sẽ xử lý như thế nào? Em có một cuốn sách rất hay và bạn cùng bàn
do nhà hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua sách, em sẽ làm gì?... Qua phân
tích các tình huống này, tôi đã nhắn nhủ các em rằng: Đôi khi một câu hỏi thăm,
một tin nhắn động viên, cho bạn mượn một cuốn sách, giúp bạn khi chiếc xe bị
hỏng… cũng làm cho người được quan tâm cảm thấy được yêu thương thật
nhiều.
Câu chuyện thứ hai mà tôi kể là về một cậu bé học trò nghèo khóa chủ
nhiệm đầu tiên của tôi sau khi tôi ra trường một năm (2007-2010). Đó là em Lê
Văn Kiên, xã Thọ Bình (Ở mục lí do chọn đề tài). Tình huống sau câu chuyện là:
Em đã bao giờ quan tâm đến bạn trong lớp được như thế chưa? Nếu một bạn
khác trong lớp kêu gọi em tham gia các phong trào hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cho
chính các bạn trong lớp em sẽ làm gì?... Câu chuyện này cho thấy một điều
rằng, một món quà nhỏ, một lời động viên đúng lúc có một sức mạnh to lớn,
giúp người trong hoàn cảnh khó khăn có đủ nghị lực và kiên trì vượt qua mọi
khó khăn. Họ sẽ nhớ mãi không quên những câu động viên và những việc làm
nhỏ bé nhưng chứa cả tấm lòng yêu thương của bạn.
Câu chuyện thứ ba mà tôi kể cũng về một cậu bé học trò có hoàn cảnh gia
đình đặc biệt cùng ở lớp chủ nhiệm đầu tiên của tôi sau khi tôi ra trường một
năm (2007-2010), đó là em Lê Huy Khang, một cậu bé có ánh mắt buồn và
không thích học. Sau học kì một, kết quả học tập của em thấp nhất lớp, tôi đã
tâm sự riêng nhiều lần nhưng em không mở lòng, chỉ nói em không thích học.

Tôi nhớ, hôm đó là thứ 3 tuần 23 năm học 2007 - 2008, tôi đi dạy muộn vì thời
khóa biểu của tôi bắt đầu từ tiết 3. Lên trường, tôi bắt gặp em đang ngồi ở ghế
đá trước cửa phòng nề nếp. Tôi tiến lại ngồi cạnh em, thật bất ngờ khi nghe tôi
hỏi tại sao tiết này đang giờ học Văn mà em lại ở đây, cậu bé nhìn tôi òa khóc
như một đứa trẻ, tôi chỉ biết ngồi bên yên lặng và chờ đợi em sẽ mở lòng. Em
nói: “Cô ơi, em xin lỗi! Giờ học Văn mà em không thể tập trung được. Em ngồi
và nhìn ra của sổ nhớ về cảnh bố mẹ em cãi vã trước khi em đi học. Cô giáo dạy
Văn bảo em xuống phòng nề nếp, hết tiết cô trao đổi. Em chán gia đình em lắm,
bố mẹ em li thân đã 10 năm nay, cứ gặp nhau là tranh cãi. Em chỉ muốn thoát ra
khỏi cái gia đình của mình…”. Vậy là mấu chốt vấn đề đây rồi, tôi đã lên kế
hoạch cùng với những người bạn hay chơi với em động viên, rồi em có thêm
động lực, có năng khiếu vẽ, em đã thi đỗ Đại học kiến trúc ở Hưng Yên, cả một
sự thay đổi lớn trong em, có ước mơ, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, giờ đã
đi làm và có thu nhập ổn định. Tình huống tôi nêu ra: Nếu em trong hoàn cảnh
đó, em có mở lòng tâm sự với cô giáo hay không? Biết hoàn cảnh của bạn mình
9


như vậy, em sẽ làm gì, là phớt lờ hay động viên khi cần thiết? Để bạn buông
xuôi, lười biếng hay kéo bạn vào hoạt động chung của lớp, khích lệ bạn học tập?
Câu chuyện thứ tư mà tôi kể là về em Hà Thị Duyên lớp E2 (2010-2013),
gần như cả khuôn mặt em bị sẹo, em hát rất hay, múa giỏi, nhưng mỗi lần cô
giáo chọn vào đội văn nghệ lúc đầu em rất vui vẻ, nhưng gần đến ngày biểu diễn
tôi thấy em rất buồn, liền gọi ra nói chuyện riêng. Em khóc, vừa khóc vừa ấm ức
nói: “Các bạn trai lớp ta bảo em rằng “Xấu như mi thì hát hay mấy lớp cũng bị
loại”. Em không thể tiếp tục tập được, cô ơi cho em nghỉ, hãy chọn một bạn
khác thay thế”. Lúc đó tôi chỉ biết động viên em, một phần liên lạc với mẹ tìm
hiểu nguyên nhân em bị bỏng cũng như áp lực của em về vấn đề này. Mẹ em kể
khi em 3 tuổi bố em bỏ nhầm xăng vào đèn dầu để thắp, đèn bị đổ và loang cháy,
em ở gần nên bị bỏng nặng. Em tự ti về vẻ ngoài xấu xí của mình, em không

muốn đi học cấp ba, nhưng mẹ em bảo “Con hãy đi học đi, các bạn của con sẽ
không chọn hình thức mà chơi đâu, chỉ cần con sống tốt con sẽ có người bạn
tốt”. Vì em là lớp trưởng, lấy cớ giao việc cho em ra ngoài, tôi đã có một cuộc
nói chuyện nghiêm túc với lớp, dần dần các em đã biết hạn chế trêu trọc hơn, em
cũng tự tin hơn, thi đậu Đại học điều dưỡng Nam Định, nay đã tốt nghiệp và
đang làm việc tại một bệnh viện tư ở thành phố Hồ Chí Minh. Tình huống tôi
nêu ra ở đây là: Em sẽ làm gì khi thấy các bạn trong lớp trêu chọc những bạn có
ngoại hình nhiều khuyết điểm so với chuẩn chung về cái đẹp hay bị dị tật bẩm
sinh như bị sẹo trên mặt, đi cà nhắc, nói ngọng, quá mập? Hình thức có quyết
định tính cách con người không? Khi em chọn bạn để chơi em dựa vào hình thức
hay tính cách?… Tôi đã nhắn nhủ với các em rằng: Lời nói tuy vô tình nhưng có
thể làm cho những cho người bị tật, bị bệnh mặc cảm, sự giễu cợt có thể cướp
mất cả sự tự tin của bạn, đánh cắp tương lai của bạn. Vì vậy đừng cười trên nỗi
đau của người khác, hãy cảm thông và chia sẻ với bạn.
2.3.4. Tổ chức các hoạt động giúp các em chủ động thể hiện lòng yêu
thương, cảm thông và chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt
Hoạt động 1: Quyên góp “chia khó” cho những học sinh trong lớp có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn
Sau khi có sự thống nhất giữa giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học
sinh lớp và ban cán sự lớp, tôi và ban cán sự lớp chủ động làm công việc này
theo các bước như sau:
- Thông báo cụ thể hoàn cảnh học sinh cần chia sẻ trước tập thể lớp. Khi tiến
hành công việc này tôi thường bố trí học sinh cần chia sẻ không có mặt trong lớp
bằng cách giao nhiệm vụ cho em ra ngoài lớp học khoảng 5-7 phút. Mục đích
muốn tạo sự bất ngờ và giả định có học sinh nào trong lớp chưa hiểu rõ, không
đồng tình nói những từ khó nghe cũng không làm em bị tổn thương.
- Ban cán sự lớp sẽ tập hợp phần quà đóng góp của các bạn trong lớp, ghi
chép cẩn thận. Mức tham gia tùy thuộc vào tấm lòng của phụ huynh và học sinh.
Do hiểu và xuất phát từ tâm nguyện muốn làm việc có ý nghĩa nhiều phụ huynh
đã khích lệ con tham gia. Món quà nhỏ về vật chất nhưng chứa đựng tấm lòng

10


yêu thương, khát khao muốn chia sẻ của cả tập thể, tạo cho các em trong hoàn
cảnh khó khăn thấy mình được yêu thương, quý trọng những tình cảm đó mà
không ngừng vươn lên trong học tập. Những em tham gia cũng cảm thấy quý
trọng những thứ mình đang có và biết sống, biết quan tâm tới cả người thân
trong gia đình. Ví dụ như: Nhà em Trịnh Đình Cường có bố bị tai biến mạch
máu não lần 2 kéo dài nhiều tháng, em Hà Thị Châm ( lớp A4, khóa 2013-2016)
và em Hà Thọ Tuấn Vinh (lớp D3, 2016-2019) có bố (mẹ) bị ung thư giai đoạn
cuối thì kêu gọi quyên góp tiền để bạn có tiền đi xe buýt xuống thăm bố (mẹ);
em Lê Thị Vinh lớp E2 (2010-2013) có bố mẹ bị tai nạn thương tâm, bố mất tại
chỗ, mẹ chấn thương nặng thì kêu gọi quyên góp tiền hỗ trợ em chăm sóc mẹ;
nhà em Hà Quang Linh có 2 mẹ con, tranh thủ những buổi được nghỉ học để đi
khuân hàng thuê, đi làm thuê theo buổi cho các gia đình giúp mẹ (Lớp A4, khóa
2013- 2016) thì quyên góp chia sẻ khó khăn để gia đình bạn được có không khí
ngày tết.
- Ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm và một số thành viên của lớp (tối đa
10 người), đến nhà trao quà cho học sinh. Chúng tôi đã thật sự ấm lòng trước
cách đón tiếp của phụ huynh học sinh, món quà nhỏ của chúng tôi dường như vô
giá, cảm thấy những việc mình làm thật hữu ích. Có những quảng đường xa và
thật khó đi, ví dụ như nhà em Trịnh Đình Cường ở xóm 17 xã Thọ Bình, đường
đất đỏ, mưa lâu ngày tạo thành một lớp vừa dính, vừa trơn, xe của cô trò phải
gửi cách nhà cả gần 2 km, tay xách dép, đi chân đất men theo mép đường đến
nhà bạn trên một sườn đồi.
Hoạt động 2: Áo ấm tặng bạn
Phương pháp tiến hành: Kêu gọi quyên góp để mua áo mới hoặc quyên góp
áo ấm cũ phù hợp với người được tặng. Mùa đông lạnh mà được bạn tặng một
chiếc áo len, một chiếc khăn quàng cổ, một chiếc áo khoác không quan trọng là
cũ hay mới vì với những em hoàn cảnh khó khăn thì chỉ cần được quan tâm thôi

cũng đủ ấm lòng. Sau khi được giáo dục về mặt tư tưởng, tôi thấy tập thể lớp đã
chủ động làm được điều này bằng cách kêu gọi các bạn hoặc chia sẻ áo ấm cũ.
Những món quà ấm áp đã được trao tặng cho các em trong lớp có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, như em Hà Quang Linh lớp A4, em Trần Lực Dương, Lê Thị
Trang lớp D3.
Hoạt động 3: Chia sẻ tài liệu học tập
Bên cạnh việc học trên lớp thì tự học ở nhà là một khâu rất quan trọng. Để
việc tự học được tốt thì các thầy cô giáo thường hướng dẫn học sinh mua một số
tài liệu để nghiên cứu. Tuy nhiên việc này rất khó thực hiện với những học sinh
gia đình khó khăn. Chia sẻ tài liệu học tập là một cách mà tôi đã gợi ý cho các
em trong lớp chủ nhiệm làm. Lên lịch học ở nhà so le có thể giúp các em không
có tiền mua sách được bạn chủ động cho mượn để đọc trong khoảng thời gian
nhất định.
Hoạt động 4: Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa để thêm sự gắn kết giữa
các thành viên và thêm cơ hội cho các em thể hiện sự yêu thương, chia sẻ
11


Căn cứ vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi cũng như các kế hoạch của Đoàn
trường, tôi đã tư vấn, định hướng và đồng hành cùng các em ban cán sự lớp tổ
chức một số hoạt động sau:
- Tổ chức sinh nhật theo tháng, cách thức làm khá đơn giản: Sinh nhật mỗi
bạn, lớp chuẩn bị một món quà nhỏ khoảng 10 nghìn đồng, có khi là túi đựng
giấy kiểm tra, lúc là cây bút chì và cục tẩy, có khi chỉ là cuốn sổ tay nhỏ ghi lịch
học. Món quà nhỏ được gắn với một tấm thiệp nhỏ với một lời chúc chứa đầy
tình cảm yêu thương. Thông thường, tôi sẽ tự tay viết lời chúc, kèm theo một số
lời nhắn nhủ để các em thêm nỗ lực như: “Trên con đường thành công không có
dấu chân của kẻ lười biếng”, “Nếu cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy vẽ
lên đó những vì sao lấp lánh”, “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã dần
về phía sau bạn”,... Tôi nghĩ, có một điều mà hầu hết các em cảm nhận được từ

đó là sự yêu thương và thấy dường như tập thể lớp đã là một gia đình.
- Tổ chức một số hoạt động để các em thêm tự tin và hòa đồng như: khuyến
khích các em hát trước lớp, tổ chức trò trơi, thi làm bánh, thi thuyết trình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Rút kinh nghiệm từ khóa chủ nhiệm đầu tiên, áp dụng và tiếp tục hoàn thiện
ở khóa thứ 2, 3 và đang là khóa thứ 4, tôi nhận thấy giải pháp đưa ra có những
hiệu quả rõ rệt trong các hoạt động giáo dục, cụ thể:
- Trong công tác giảng dạy và giáo dục của bản thân, đồng nghiệp tại lớp thì
những cá nhân học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khi được quan tâm, yêu thương và
chia sẻ khó khăn đã có những thay đổi và nhận thức. Những khó khăn có thể về
vật chất hoặc tinh thần, khi được chia sẻ dù đó chỉ là hành động nhỏ nhưng đúng
lúc đã thật sự đã tạo nên một sức mạnh to lớn với người được chia sẽ, giúp các
em luôn nỗ lực và đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:

Stt

1

2

Họ tên
học sinh

Nguyễn
Thị Anh


Quang
Linh


Lớp

A4

A4

Hoàn cảnh
đặc biệt
Bố mẹ li
hôn từ khi
còn nhỏ, ở
với bà ngoại
Con ngoài
giá thú, mẹ
già yếu, gia
đình
đặc
biệt
khó
khăn.

Đặc điểm tính
cách trước khi
tác động
Hay gây gỗ,
đánh
nhau,
ngang bướng,
không nghiêm

túc học tập.
Lực học trung
bình,
năng
động.

Kết quả đạt được sau
khi tác động
Thi đậu ngành Điều
dưỡng trường Y khoa
Huế, mức điểm 23,5.

Lực học khá, năng
động, thi đại học được
23 điểm nhưng do hoàn
cảnh gia đình nên đi
học nghề cơ khí.

12


3

4

5

Trịnh
Đình
Cường


A4

Hà Thị
Châm
A4


Thị D3
Trang

D3
6

7

Trần Lực
Dương
Hà Thọ
Tuấn
D3
Vinh

Bố bị tai
biến mạch
máu
não
kéo
dài
nhiều năm,

gia đình khó
khăn.

Không
tập
trung học vì
mẹ ở viện
thường
niên
chăm bố, trầm
tính, ít tham
gia các hoạt
động của lớp.
Mẹ ung thư, Không
tập
gia đình khó trung học, hay
khăn.
buồn.
Bố bị bệnh
tâm
thần,
gia đình đặc
biệt
khó
khăn.

Chăm chỉ học
tập, trầm tính,
không tham gia
các hoạt động

của lớp.

Bố mất từ
khi còn nhỏ,
gia đình đặc
biệt
khó
khăn.
Bố bị ung
thư,
gia
đình
khó
khăn.

Trầm tính, lực
học yếu.

Không
trung học
vì bố đau
kéo dài,
học yếu.

tập
tập
ốm
lực

Hòa đồng, tham gia các

hoạt động, thi đậu tốt
nghiệp và hiện đang đi
học nghề sửa ô tô..

Tập trung học, thi đại
học được 19 điểm học
khoa Thú y trường Đại
học Lâm nghiệp.
Luôn đạt học sinh giỏi
toàn diện đứng thứ 2
toàn khối, đạt giải 3
học sinh giỏi cấp tỉnh
môn Sinh. Sống vui vẻ,
tích cực tham gia các
hoạt động chung.
Tham gia tích cực các
hoạt động của lớp, lực
học trung bình.

Tham gia tích cực các
hoạt động của lớp, tập
trung học, lực học
trung bình.

- Đối với tập thể lớp chủ nhiệm, những giải pháp trên giúp học sinh biết yêu
thương, biết quan tâm chia sẻ, do đó xây dựng tập thể lớp đoàn kết, đồng lòng
tham gia có hiệu quả các hoạt động phong trào, thi đua nhau học tập đạt được
những kết quả cụ thể như sau:
Khóa
học


Lớp
chủ
nhiệm

Kết quả các hoạt động của
lớp trước tác động

Kết quả các hoạt động của
lớp sau tác động

- Có khoảng 60% học sinh chủ - Có khoảng 90% - 100% học
động tham gia ở mức tích cực, sinh chủ động tham gia các
40% tham gia ở mức chưa tự hoạt động ở mức tích cực
13


2013
2016

A4

2016
2019

D3

giác khi được kêu gọi tham gia quyên góp mua áo ấm tặng
các hoạt động chia khó.
bạn, chia khó ngày tết của

riêng tập thể lớp với Hà
Quang Linh; chia khó khi gia
đình học sinh khó khăn có bố
hoặc mẹ bị bệnh hiểm nghèo
như gia đình em Hà Thị Châm
(có mẹ ung thư giai đoạn
cuối), gia đình em Trịnh Đình
Cường (bố bị tai biến kéo dài
dẫn đến tử vong).
- Giải nhất hội diễn văn nghệ
- Giải ba hội diễn văn nghệ
chào mừng ngày 20/11 năm
năm lớp 10.
lớp 11.
- Giải ba hội thi giải bóng
chuyền chào mừng 26/3.
- Luôn nằm trong tốp 7 lớp có
- Luôn nằm trong tốp 10 lớp có nề nếp tốt trong số 23 lớp.
nề nếp tốt trong số 23 lớp.
-Phần lớn các em có động cơ
- Nhiều học sinh còn vi phạm học tập rõ ràng. Có 6 học sinh
nề nếp; nghiện điện tử, lười giỏi cấp tỉnh môn Hóa và môn
biếng trong học tập, không có Sinh, trong đó có 1 giải nhì, 3
động cơ học tập.
giải 3, 2 giải khuyến khích.
Có tỉ lệ đậu tốt nghiệp là
100%. Có 60 % các em đậu
vào các trường đại học và cao
đẳng chuyên nghiệp, 20%
tham gia học nghề và có 20%

tham gia lao động ở địa
phương và các doanh nghiệp.
- Có khoảng 60% học sinh - Có khoảng 90% - 100% học
tham gia chương trình mua sinh tích cực tham gia các
tặng vở ghi cho em Trần Lực hoạt động quyên góp mua áo
Dương, Lê Thị Trang.
ấm tặng bạn, chia khó ngày
tết, chia sẻ sách tham khảo và
tài liệu học tập với bạn Trần
Lực Dương và bạn Lê Thị
Trang; chia khó khi gia đình
học sinh khó khăn có bố hoặc
mẹ bị bệnh hiểm nghèo như
gia đình Hà Thọ Tuấn Vinh
(có bố ung thư giai đoạn
14


- Lớp 10: có 8 học sinh đạt
danh hiệu học sinh giỏi toàn
diện, có em dẫn đầu và đạt
điểm đứng thứ 2 toàn khối.

- Giải khuyến khích hội diễn
văn nghệ chào mừng ngày
20/11.
- Luôn nằm trong tốp 5 lớp có
nề nếp tốt trong số 24 lớp.

cuối).

- Lớp 11: có 13 học sinh đạt
danh hiệu học sinh giỏi toàn
diện, có em dẫn đầu và đạt
điểm đứng thứ 2 toàn khối.
- Có 15 em đạt danh hiệu học
sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh,
trong đó có 5 giải nhì, 7 giải
ba và 3 giải khuyến khích.
- Giải nhất hội diễn văn nghệ
chào mừng ngày 20/11, giải
ba giải cầu lông đôi nam nữ
nhân dịp 26/3, giải nhì cuộc
thi nữ sinh tài năng.
- Luôn nằm trong tốp 2 lớp có
nề nếp tốt trong số 24 lớp.

Như vậy, qua kết quả tôi nhận thấy đối với công tác quản lý lớp của giáo viên
chủ nhiệm: Khi đã tạo được cho các em thói quen trong tính cách, thì việc biết
yêu thương, biết chia sẻ không chỉ dừng lại với học sinh đặc biệt mà nó còn
quyết định cả cách ứng xử của các em với thầy cô, với các bạn. Việc quản lí lớp
sẽ dễ dàng hơn vì phần lớn các em sẽ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động
tập thể, các hoạt động thể hiện tinh thần tương thân, tương ái. Việc làm này
không chỉ bó hẹp trong phạm vi lớp mà nó còn có sức mạnh lan tỏa tới những
lớp khác, góp phần cùng nhà trường tổ chức thành công các hoạt động nhân
nghĩa.

15


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Sau khi áp dụng đề tài “Một số giải pháp nhằm giáo dục lòng yêu thương,
cảm thông và chia sẻ đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt cho học sinh lớp
chủ nhiệm ở trường THPT” ở các lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy:
Đối với tập thể lớp chủ nhiệm: Xây dựng được tập thể đoàn kết, môi
trường học tập ấm áp tình thương, thân thiện, thi đua học tập. Các em hiểu được
giá trị của những việc làm nhỏ bằng tấm lòng yêu thương. Trong mối quan hệ
giữa các thành viên thì biết lắng nghe, biết cảm thông và chia sẻ, biết bao dung.
Mỗi cá nhân tham gia các hoạt động tự giác, có trách nhiệm, biết chủ động quan
sát, phát hiện những hoàn cảnh đặc biệt để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lựa
chọn hình thức quan tâm kịp thời. Những việc làm này dần sẽ trở thành thói
quen tốt trong cách ứng xử, trong những việc làm của học sinh đối với gia đình,
người thân, xã hội, góp phần xây dựng phẩm chất nhân nghĩa - phẩm chất quý
báu của nhân dân Việt Nam.
Đối với cá nhân học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm, được yêu
thương và sẻ chia: Giúp cho các em tự tin, hòa đồng với tập thể, cởi mở tâm sự
những khó khăn và chủ động đón nhận sự quan tâm của thầy cô, của các bạn
cùng lớp. Là động lực để các em kiên trì, bản lĩnh vượt qua những những khó
khăn trước mắt, sống có ước mơ, có lý tưởng. Khi rời ghế nhà trường các em sẽ
trở thành những công dân tốt, những con người có ích cho xã hội. Trong cuộc
sống, trong công việc, sẽ luôn biết cách chủ động yêu thương, quan tâm tới
những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.
3.2. Kiến nghị
Tôi kính mong các thầy cô chủ nhiệm, các thầy cô bộ môn quan tâm, ủng
hộ, hỗ trợ kinh nghiệm, cùng tôi tiếp tục giáo dục lòng yêu thương, cảm thông
và chia sẻ cho học sinh trong cách ứng xử với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nói
riêng và với tất cả học sinh nói chung. Nếu làm được vậy thì chắc chắn một điều
rằng chúng ta sẽ góp phần đắc lực vào việc tạo ra một môi trường học tập vui
vẻ, thân thiện, hiệu quả; góp phần đẩy lùi những hành vi xấu đang len lỏi vào
học đường.

XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

16


Nguyễn Thị Hồng

17



×