VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ NGUYỆT
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỪ THỰC TIỄN
TỈNH LONG AN
Chuyên ngành
: Công tác xã hội
Mã số
: 60 90 01 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2017
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Tiến Nam
Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai
Phản biện 2: TS. Lê Hải Thanh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học xã hội ...... giờ......ngày......tháng ....... năm..........
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia
đình. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự
quan tâm đặc biệt cho trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt (TECHCĐB) vẫn chưa được chăm sóc đầy đủ về vật chất và
tinh thần. Số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có xu hướng
ngày càng gia tăng. Năm 2016, Việt Nam có trên 1,5 triệu
TECHCĐB và ở tỉnh Long An có 2.525 TECHCĐB, chiếm tỷ lệ
0,68%. Hiện tại, các em rất cần sự quan tâm đặc biệt của các thể
chế, các tổ chức xã hội và gia đình.
CTXH là lĩnh vực hoạt động khá mới mẽ ở Việt Nam cả về
lý thuyết và thực hành nên hoạt hỗ trợ của CTXH cho TECHCĐB
vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp. Điều này, cho thấy cần thiết có
nghiên cứu về CTXH với TECHCĐB.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ cho
TECHCĐB, tác giả chọn chủ đề “Công tác xã hội đối với trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh Long An” làm đề tài luận
văn thạc sĩ CTXH của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và
phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết tiêu biểu.
2.1. Các nghiên cứu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của
tác giả Đặng Bích Thủy, năm 2011 .[24]
- Nghiên cứu “Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và
các dự báo đến năm 2020” của tác giả Lê Thu Hà. [7]
1
- Bài viết “Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn” của tác giả Trần Thị Thanh Thanh. [36]
2.2. Các nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt
- Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ
trẻ em” của tác giả Nguyễn Hải Hữu. [35]
- Luận án Tiến sĩ luật học “Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Tăng Thị Thu Trang (2016).
[26]
- Chuyên đề “Bảo vệ trẻ em” năm 2006 của tổ chức
UNICEF tại Việt Nam.[34].
2.3. Nhóm nghiên cứu về công tác xã hội đối với trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt
Đề tài “Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ
thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định”
của tác giả Võ Thị Diệu Quế (2014) .[16]
Đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn
Nhà tình thương chùa Diệu Giác, thành phố Hồ Chí Minh” của
tác giả Huỳnh Vũ Quyên (2016). [15]
Đề tài “Công tác xã hội với trẻ em từ thực tiễn Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm đồng và Làng trẻ em SOS, tỉnh Lâm
đồng” của tác giả Trần Thị Minh Phương (2016) .[14]
Đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em lang thang từ thực
tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” của tác giả
Nguyễn Thanh Trúc (2016).[28]
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
2
Nghiên cứu lý luận, thực trạng về CTXH đối với TECHCĐB
từ thực tiễn tỉnh Long An và các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH đối
với TECHCĐB hiện nay; từ đó đưa ra các giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả CTXH đối với TECHCĐB tại tỉnh Long An.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về TECHCĐB, CTXH
đối với TECHCĐB.
- Phân tích thực trạng CTXH đối với TECHCĐB tại tỉnh
Long An.
- Thực hành tiến trình CTXH cá nhân trong việc nâng cao
hiệu quả hoạt động CTXH đối với TECHCĐB tại tỉnh Long An.
- Định hướng và giải pháp đảm bảo thực hiện CTXH đối với
TECHCĐB từ thực tiễn tỉnh Long An.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
CTXH đối với TECHCĐB từ thực tiễn tỉnh Long An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: CTXH đối với TECHCĐB có nhiều
nội dung hoạt động, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu 04 nội dung hoạt động CTXH đối với
TECHCĐB tại cộng đồng chủ yếu như sau:
+ Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với
TECHCĐB.
+ Hoạt động chăm sóc đối với TECHCĐB.
+ Hoạt động giáo dục đối với TECHCĐB.
+ Hoạt động tư vấn, tham vấn đối với TECHCĐB.
3
- Phạm vi về khách thể: 120 TECHCĐB từ 10 đến dưới 16
tuổi; cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và huyện; cán bộ làm việc trực tiếp
với TECHCĐB cấp xã.
- Phạm vi về không gian: TECHCĐB ở 3 khu vực (thành phố
Tân An, huyện Cần Đước và huyện Thạnh Hóa).
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2016 đến 2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận
chung là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được thể hiện
là: Vấn đề nghiên cứu được tìm hiểu và xem xét luôn đặt vào
trong mối tương quan với môi trường xung quanh, đối chứng với
những vấn đề xã hội khác, đồng thời xem xét vấn đề trong một
khoảng thời gian nhất định, gắn với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương
pháp nghiên cứu phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu,
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Nhìn nhận vấn đề CTXH đối với TECHCĐB từ góc độ khoa
học, mô tả, đánh giá vấn đề bằng những lý thuyết khoa học liên
quan đến ngành CTXH, kiến thức thu được từ thực tiễn được bổ
sung sẽ làm phong phú thêm nguồn tham khảo cho việc phân tích
lý luận về CTXH đối với TECHCĐB nói riêng và lý luận về
CTXH nói chung.
4
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Xác định được thực trạng và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến hoạt động CTXH đối với TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Long
An. Từ đó giúp đưa ra một số định hướng, giải pháp để hoạt động
CTXH đối với TECHCĐB ngày càng hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với
TECHCĐB.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với TECHCĐB
trên địa bàn tỉnh Long An.
Chương 3: Ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân và định
hướng, giải pháp cho việc đảm bảo thực hiện công tác xã hội đối
với TECHCĐB từ thực tiễn tỉnh Long An.
5
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
1.1. Khái niệm, đặc điểm tâm lý và nhu cầu
1.1.1. Khái niệm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
* Trẻ em
Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em
có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp
dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004): “Trẻ
là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Theo Luật Trẻ em (2016): “Trẻ em là người dưới16 tuổi”
* Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004): “Trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình
thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực
hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng”. Gồm 10
nhóm: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ
em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ
em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy
hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình;
trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma
tuý; trẻ em vi phạm pháp luật.[17]
- Theo Luật Trẻ em (2016) “Trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt làtrẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống,
quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học
tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình
và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng”. Gồm
14 nhóm: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em
không nơi nương tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm
HIV/AIDS; Trẻ em vi phạm pháp luật; Trẻ em nghiện ma túy;
6
Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo
dục trung học cơ sở; Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất
và tinh thần do bị bạo lực; Trẻ em bị bóc lột; Trẻ em bị xâm hại
tình dục; Trẻ em bị mua bán; Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc
bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ
hoặc không có người chăm sóc.[18]
1.1.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
+ Mất đi sự ham thích và sinh lực
+ Ít tập trung và nhiều bứt rứt
+ Đôi khi căng thẳng quá trẻ thường hung hăng và phá phách.
+ Không tin tưởng vào người lớn
+ Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu
+ Khó diễn tả cảm xúc bằng lời
+ Hoài nghi, thiếu tin tưởng
+ Giận giữ và có ác cảm
+ Mặc cảm tội lỗi, tự trách mình
+ Không nói thật trong thời gian tiếp xúc ban đầu.
1.1.3. Nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
+ Nhu cầu về mặt vật chất (ăn uống, vệ sinh,... )
+ Nhu cầu về mái ấm gia đình
+ Nhu cầu được vui chơi, giải trí, học tập.
+ Nhu cầu được tôn trọng,
+ Nhu cầu tự khẳng định mình.
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm công tác xã hội
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai đưa ra một khái niệm chung về
CTXH ở Việt Nam: Là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp
nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng
lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời
thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ
7
nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng
ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. (Bùi Thị
Xuân Mai, 2010).
* Khái niệm công tác xã hội đối với TECHCĐB
CTXH với TECHCĐB là hoạt động của nhân viên CTXH sử
dụng các kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ CTXH, kết nối
nguồn lực trong xã hội nhằm giúpTECHCĐB phát huy những
năng lực vốn có, vượt qua những khó khăn, trở ngại của mình
để vươn lên và hòa nhập với cuộc sống.
* Khái niệm công tác xã hội cá nhân
Theo Tài liệu Công tác xã hội làm việc với cá nhân và gia
đình của Cục Bảo trợ xã hội, Học viện xã hội Châu Á (2014):
Công tác xã hội cá nhân được xem như phương pháp của CTXH
thông qua mối quan hệ tương tác 1-1 giữa nhân viên CTXH với cá
nhân thân chủ nhằm trợ giúp họ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ
sự thay đổi (kinh tế - xã hội) của môi trường, giúp họ điều chỉnh
bản thân và cách thức tương tác với môi trường.
1.2.2. Nguyên tắc làm việc của nhân viên công tác xã hội
đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng TECHCĐB
Thứ hai, nguyên tắc chấp nhận sự cá biệt của TECHCĐB
Thứ ba, nguyên tắc lắng nghe TECHCĐB
Thứ tư, nguyên tắc giữ bí mật cho TECHCĐB
Thứ năm, nguyên tắc trung thực, chân thành với TECHCĐB
Thứ sáu, nguyên tắc tin vào khả năng tự giải quyết của
TECHCĐB
1.2.3. Nội dung hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt
* Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với
TECHCĐB
* Hoạt động chăm sóc đối với TECHCĐB
* Hoạt động giáo dục đối với TECHCĐB
* Hoạt động tư vấn, tham vấn đối với TECHCĐB
8
1.2.4. Một số lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội đối
với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
* Lý thuyết hệ thống sinh thái của Barker.[9]
* Lý thuyết nhu cầu của Maslow.[9]
1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động công tác xã
hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1.3.1. Đặc điểm của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1.3.2. Năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội
1.3.3. Nhận thức của chính quyền địa phương và cộng đồng
1.3.4. Khả năng nguồn lực tài chính
1.4. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt
- Luật trẻ em năm 2016
- Một số chính sách trợ giúp cho TECHCĐB hiện nay được
xây dựng và từng bước đảm bảo thực hiện quyền của trẻ em như:
* Chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất cho
TECHCĐB: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của
Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ
xã hội và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật người khuyết tật.
* Chính sách hỗ trợ giáo dục cho TECHCĐB: Nghị định số
86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về
miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng
học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 -2021.
* Chính sách hỗ trợ về y tế: Luật bảo hiểm y tế ngày
14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo
hiểm y tế ngày 13/6/2014có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;
Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 qui định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
9
- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã
hội giai đoạn 2010-2020.
10
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
2.1. Tổng quan về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Long An là một tỉnh vừa nằm ở khu vực Tây Nam bộ, vừa
thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Diện tích tự nhiên của
toàn tỉnh Long An là 4.492,39 km2, với dân số khoảng 1.486.800
người. Về đơn vị hành chính, Long An có 1 thành phố, 1 thị xã,
13 huyện, 192 xã/phường/thị trấn.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2016 đạt 57.265 tỷ
đồng (theo giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng trưởng 9,05%. Tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên 0,7% . Tỉ lệ trạm y tế xã có bác sĩ 95%. Tỉ lệ
suy dinh dưỡng trẻ em cân nặng theo tuổi dưới 10,7%. Tỉ lệ
xã/phường/thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 189/192
đạt tỉ lệ 98,4%. Tỉ lệ hộ nghèo theo phương pháp đo lường đa
chiều năm 2016 là 4,03%.
2.1.2. Tổng quan về khách thể nghiên cứu
Trong 120 TECHCĐB được khảo sát ở thành phố Tân An,
huyện Cần Đước và huyện Thạnh Hóa, có 37,5% nam và 62,5%
nữ. Các em có độ tuổi từ 10 đến dưới 16 tuổi; có 60,65% trẻ còn
đang học và 39,35% đã nghỉ học. Chỉ có 38,33% trẻ sống cùng
cha và mẹ, các em thiếu sự chăm sóc đầy đủ của cha và mẹ, một
phần bị khuyết tật do vậy sức khỏe kém (30,84% thường xuyên bị
đau ốm).
2.2. Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn
tỉnh Long An
Năm 2016, toàn tỉnh có 2.525 TECHCĐB, chiếm tỷ lệ
0,68%/tổng số trẻ em của tỉnh. Gồm có: Trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi: 269; trẻ em khuyết tật, tàn tật: 2.108;
trẻ em là con đẻ người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
11
học: 21; trẻ em nhiễm HIV/AIDS: 21; trẻ em bị xâm hại tình dục:
13; trẻ em nghiện ma túy: 04 và trẻ em vi phạm pháp luật: 89.
15 huyện, thị xã, thành phố đều có TECHCĐB, tuy nhiên ở
khu vực nông thôn tỷ lệ TECHCĐB thuộc nhóm tệ nạn xã hội (vi
phạm pháp luật, ma túy) rất thấp so với khu vực thành thị.
2.3.Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt tại tỉnh Long An
2.3.1. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Trong nhiều năm qua, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động
tuyên truyền cho trẻ em như: Sinh hoạt đoàn, đội thiếu nhi, buổi
nói chuyện chuyên đề, hội thi, diễn đàn trẻ em, Câu lạc bộ trẻ em,
tọa đàm với nhiều nội dung tuyên truyền như: Chăm sóc sức khỏe,
quyền trẻ em, hỗ trợ giáo dục, học tập, đặc điểm tâm lý, tình
cảm,… Các hoạt động được các em đánh giá cao: Rất hiệu quả
(19,16%), hiệu quả (53,33%) và ít hiệu quả (27,51%). Tuy nhiên
các em mong muốn tổ chức thêm nhiều buổi diễn đàn, câu lạc bộ,
sinh hoạt đoàn, đội; tuyên truyền bằng hình thức chiếu phim hoạt
hình, truyện tranh thiếu nhi và trẻ khuyết tật muốn được đến nhà
để tuyên truyền, hướng dẫn các em về kiến thức cũng như kỹ năng
cần thiết tự chăm sóc mình.
2.3.2. Hoạt động chăm sóc đối với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt
Cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí; khám lọc
bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng; thăm hỏi, tặng quà; tặng
học bỗng, xe đạp, áo phao, xe lăn, máy trợ thính; trợ cấp xã hội
thường xuyên, miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập và tư vấn,
trợ giúp pháp lý. Đây là hoạt động được TECHCĐB đánh giá cao:
Rất hiệu quả (52,5%), hiệu quả (42,5%), ít hiệu quả (5%). Tuy
nhiên, các em đề nghị tăng mức trợ cấp hàng tháng.
12
2.3.3. Hoạt động giáo dục đối với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt
Các em được cung cấp những kiến thức phổ thông, cách chăm
sóc và bảo vệ bản thân, học kỹ năng sống, hướng nghiệp - dạy nghề,
vận động trẻ khuyết tật ra lớp hòa nhập. Các nội dung được trẻ đánh
giá rất hiệu quả: kiến thức phổ thông, cách chăm sóc và bảo vệ bản
thân và hiệu quả: kỹ năng sống. Trong hoạt động này, các em mong
muốn được tôn trọng và đối xử bình đẳng trong học tập; có trang
thiết bị, tài liệu riêng dành cho trẻ khuyết tật.
2.3.4. Hoạt động tư vấn, tham vấn đối với trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt
Hoạt động tư vấn, tham vấn bao gồm: Tư vấn học tập, tư vấn
hướng nghiệp, tư vấn pháp luật và tham vấn tâm lý. Trong các nội
dung tư vấn, trẻ em đánh giá cao tư vấn học tập (100%), tham vấn
tâm lý (56,07%), tư vấn hướng nghiệp (55,55%) và tư vấn pháp
luật (18,75%). Ngoài ra, trẻ mong muốn có phòng tư vấn riêng cho
nam, nữ, kín đáo; giữ bí mật, thời gian tư vấn, tham vấn lâu hơn.
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công
tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xếp theo thứ tự:
Thứ nhất, đặc điểm của TECHCĐB:
Trẻ khuyết tật chiếm tỷ lệ 83,48%, trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi chiếm tỷ lệ 10,65%, trẻ em vi phạm
pháp luật chiếm tỷ lệ 0,35% còn lại là nhóm trẻ em bị xâm hại
tình dục, trẻ em nghiện ma túy và trẻ em bị HIV. Với nhóm trẻ
như trên, việc can thiệp, giúp đỡ trẻ đòi hỏi có nhiều thời gian và
sự kiên trì, tâm huyết của nhân viên CTXH.
Thứ hai, năng lực, trình độ của nhân viên CTXH:
Trình độ nhân viên CTXH nhất là cấp xã khá thấp (trong 192
nhân viên có 12,5% trình độ Đại học, 10,93% trình độ cao đẳng,
còn lại 76,57% trình độ trung cấp), chưa có kiến thức, kỹ năng làm
việc với cá nhân, gia đình, cộng đồng, tham vấn, quản trị công tác
xã hội.
13
Thứ ba, nhận thức của chính quyền địa phương và cộng đồng:
Cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các cấp rất quan tâm đến công
tác BVCS&GDTE; nhận thức của cộng đồng ngày một nâng cao,
điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động CTXH. Tuy
nhiên, vẫn còn một số địa phương còn xem nhẹ CTXH với
TECHCĐB, các mục tiêu về trẻ em không được đưa vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ảnh hưởng đến hoạt động
CTXH với TECHCĐB.
Thứ tư, khả năng nguồn lực tài chính:
Hàng năm với sự phân bổ của Trung ương bình quân 01 tỷ
đồng, ngân sách địa phương gần 4 tỷ đồng và nguồn vận động trên 2
tỷ đồng đầu tư cho công tác BVCSTE, trong đó chủ yếu cho
TECHCĐB.
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 đã phân tích các hoạt động CTXH với TECHCĐB
từ thực tiễn tỉnh Long An qua 4 hoạt động và 4 yếu tố tác động
đến chúng. Những kết quả của chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra
những định hướng và giải pháp cho việc đảm bảo thực hiện
CTXH đối với TECHCĐB tỉnh Long An.
14
Chƣơng 3
ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁ NHÂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP CHO VIỆC
ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỪ THỰC TIỄN
TỈNH LONG AN
3.1. Ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân với trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt
3.1.1. Lý do ứng dụng
CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp đầu tiên của
ngành CTXH, thông qua mối quan hệ một - một, giữa nhân viên xã
hội và cá nhân, nhằm giúp cá nhân đang gặp khó khăn bằng cách
tăng năng lực để họ có thể tự giải quyết vấn đề nảy sinh từ sự thay
đổi kinh tế - xã hội của môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và
cách thức tương tác với môi trường.
Mục tiêu trọng tâm của CTXH cá nhân là giúp cho cá nhân
phục hồi, củng cố và phát triển các chức năng xã hội. Giúp cá
nhân tự giải quyết vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ, từ những thay
đổi của môi trường xung quanh như cá nhân gặp khó khăn về tâm
lý, sức khỏe, chỗ ở,…
Nội dung hoạt động của CTXH cá nhân với TECHCĐB là:
Tham vấn cho trẻ bỏ nhà đi lang thang, trẻ bị xâm hại; giúp trẻ mồ
côi được chăm sóc thay thế hay vào trung tâm; giúp trẻ em khuyết
tật phục hồi chức năng, vận động đưa trẻ ra lớp; kết nối giúp đỡ
trẻ em tiếp cận được các dịch vụ xã hội,…
3.1.2. Tiến trình công tác xã hội cá nhân với trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt
Là sự trao đổi tương tác giữa nhân viên CTXH và
TECHCĐB theo các bước với những hoạt động cụ thể nhằm giải
quyết vấn đề.
15
Tiến trình này được thực hiện theo các bước sau: Tiếp cận thân
chủ; thu thập thông tin; phân tích nguyên nhân và xác định vấn đề
ưu tiên; lên kế hoạch can thiệp; thực hiện; lượng giá và kết thúc.
3.1.3. Kết quả ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân
Trường hợp Em N.T.V (sinh năm 2002) bị khuyết tật chân,
đi lại rất khó khăn. Cha mất khi em đang học lớp 7, hoàn cảnh gia
đình khó khăn. Vừa mặc cảm bản thân, vừa thương mẹ vất vả lại
lo lắng cho em trai. Em V đã nghỉ học.
Tiến trình thực hành công tác xã hội cá nhân với thân chủ
N.T.V, gồm 7 bước:
Bước 1: Tiếp cận với thân chủ
Bước 2: Thu thập thông tin về thân chủ và bước đầu xác
định vấn đề của thân chủ
Bước 3: Phân tích nguyên nhân và xác định vấn đề ưu tiên
Bước 4: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Bước 5: Thực hiện kế hoạch can thiệp
Mục tiêu 1: Trợ cấp hàng tháng cho em V.
Mục tiêu 2: Hỗ trợ vốn vay cho gia đình em V
Mục tiêu 3: Giúp em V vượt qua mặc cảm, tự ti, có ý chí
vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Mục tiêu 4: Giúp em V được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám
sức khỏe định kỳ.
Mục tiêu 5: Giúp em V trở lại lớp học
Bước 6: Lượng giá
Sau 06 tháng làm việc với thân chủ và mẹ thân chủ, đã giải
quyết vấn đề của thân chủ:
- Gia đình em V: Kinh tế khá hơn, cuộc sống ổn định.
- Mẹ em V: Có nghề ổn định, thu nhập cao hơn, có thời gian
chăm sóc cho con nhiều hơn.
- Em V: Tinh thần vui vẻ, hoạt bát, không còn mặc cảm, tự
ti, quan hệ tốt với mọi người; được trợ cấp hàng tháng, được cấp
16
thẻ BHYT, được khám, chữa bệnh miễn phí, được trở lại lớp học,
được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
Bước 7: Kết thúc
Thân chủ và gia đình thân chủ đã đạt được các mục tiêu kế
hoạch đề ra. Nhân viên CTXH kết thúc tiến trình hỗ trợ ở đây.
3.2. Định hƣớng đảm bảo thực hiện công tác xã hội đối
với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
3.2.1. Định hướng chủ trương của Nhà nước về đảm bảo
an sinh xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc TECHCĐB.
3.2.2. Định hướng phát triển nghề công tác xã hội để tham
gia vào công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hiệu quả
- Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ quản lý, nhân viên CTXH với TECHCĐB.
- Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH với
TECHCĐB về số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu của
TECHCĐB.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH chuyên nghiệp;
đội ngũ cộng tác viên CTXH với TECHCĐB.
- Quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người
làm CTXH.
3.3. Giải pháp đảm bảo thực hiện công tác xã hội đối với
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
3.3.1. Đối với Nhà nước
- Phát triển các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng.
- Tăng cường công tác truyên truyền về bảo vệ, chăm sóc
TECHCĐB.
- Phát động nhiều phong trào tăng cường chất lượng giáo dục
trong trường học và ngoài cộng đồng.
17
- Đẩy mạnh việc triển khai, tổ chức thực hiện các chương
trình, đề án, chính sách giai đoạn 2016 - 2020.
- Các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm bố trí nguồn lực
cho công tác chăm sóc TECHCĐB. Tiếp tục nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em các cấp; từng bước chuyên nghiệp hóa mạng lưới tổ chức và
đội ngũ cán bộ CTXH làm việc với trẻ em.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tại các địa phương tham gia
công tác chăm sóc TECHCĐB.
- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc huy
động nguồn lực xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự
án trợ giúp, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền tham gia
của trẻ em.
3.3.2. Đối với tỉnh Long An
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo
của chính quyền các cấp và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể,
tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính
sách đối với TECHCĐB, tạo phong trào chăm sóc TECHCĐB,
nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên
nghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cần sự bảo vệ, chăm sóc
TECHCĐB.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về hoạt
động CTXH trong cộng đồng.
- Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao
năng lực đội ngũ nhân viên CTXH các cấp, nhất là ở cơ sở.
- Xây dựng và hoạt động các mô hình chăm sóc
TECHCĐB tại cộng đồng.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc TECHCĐB dựa
vào cộng đồng.
18
- Quản lý tốt TECHCĐB tại địa phương thông qua việc triển
khai phần mềm quản lý trẻ em ở các cấp.
- Đẩy mạnh việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn
phù hợp với trẻ em.
- Các trường thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục ngoài
giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nhất là TECHCĐB.
- Tổ chức các hình thức chăm sóc TECHCĐB và phù hợp
với nhu cầu của từng đối tượng; thực hiện tốt các chính sách trợ
giúp xã hội, tiếp cận y tế, giáo dục, học nghề TECHCĐB (mồ côi,
bị bỏ rơi, nhiễm HIV…).
- Đầu tư xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em ở vùng,
sâu, vùng xa; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, vui chơi, thể dục
thể thao và các hoạt động chăm sóc trẻ em nhân Tháng hành động
vì trẻ em; các hoạt động nhân Ngày quốc tế thiếu nhi 01/6, Tết
Trung thu, Tết Nguyên đán, Ngày gia đình Việt Nam, khai giảng
năm học mới,...
- Thúc đẩy quyền tham gia trẻ em.
3.3.3. Đối với nhân viên công tác xã hội
- Tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp
trong quá trình hỗ trợ cho TECHCĐB.
- Nhân viên CTXH cần sử dụng linh hoạt các phương pháp
CTXH vào giải quyết vấn đề của thân chủ.
- Chủ động học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để hỗ trợ cho trẻ tốt hơn.
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn.
- Thực hành, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp để hoạt
động CTXH trở nên chuyên nghiệp.
3.3.4. Đối với gia đình của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho gia đình có
TECHCĐB.
19
- Hỗ trợ cho gia đình TECHCĐB được tiếp cận chính sách
trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác.
- Tăng cường sự phối hợp của cha mẹ trẻ trong hoạt động
CTXH với TECHCĐB.
Kết luận chƣơng 3
Hiện nay, CTXH thực sự là nhu cầu rất cần thiết đối với
trẻ em TECHCĐB. Trong chương 3 tác giả đã ứng dụng tiến
trình CTXH cá nhân với TECHCĐB, đồng thời đưa ra những
định hướng và giải pháp để giúp hoạt động CTXH đối với
TECHCĐB trong thời gian tới được hiệu quả hơn.
20
KẾT LUẬN
Trẻ em không chỉ là lực lượng đông đảo của hiện tại mà là
nguồn nhân lực của tương lai. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em hôm nay chính là tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tố
tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Trẻ
em nói chung và TECHCĐB nói riêng cần được đảm bảo các
quyền của mình để có sự phát triển toàn diện. Để đảm bảo thực
hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em trước tiên cần phải phát triển
nghề CTXH, trong đó có hoạt động CTXH với trẻ em.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, qua tìm hiểu, phân
tích, đánh giá hoạt động CTXH đối với TECHCĐB trên địa bàn
tỉnh Long An cho phép tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Mỗi TECHCĐB đều có những đặc điểm và nhu cầu riêng;
việc hỗ trợ, can thiệp cho TECHCĐB hiện nay cơ bản đã đáp ứng
về vật chất nhưng chưa đáp ứng về mặt tinh thần, nhất là vấn đề
vui chơi giải trí; tư vấn, tham vấn tâm lý cho trẻ em.
2. CTXH đối với TECHCĐB của tỉnh chủ yếu thông qua các
hoạt động như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, chăm sóc, giáo
dục và tư vấn, tham vấn.
3. Trong hoạt động CTXH với TECHCĐB tỉnh Long An có
các yếu tố ảnh hưởng đó là đặc điểm TECHCĐB, năng lực, trình
độ của nhân viên CTXH, nhận chức của chính quyền địa phương,
cộng đồng và khả năng nguồn lực tài chính.
4. Đội ngũ nhân nhân viên CTXH với TECHCĐB hiện nay
về số lượng và chất lượng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của
TECHCĐB. Long An cũng như các tỉnh khác, CTXH chưa được
biết đến nhiều do đó trong thời gian tới tỉnh cần có cơ chế, chính
21
sách trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên CTXH, tạo điều kiện
cho nhân viên CTXH được tham gia các khóa tập huấn, lớp học
chuyên ngành CTXH để hình thành một đội ngũ nhân viên CTXH
đúng nghĩa nhằm thực hiện hiệu quả CTXH của tỉnh nói chung và
CTXH với TECHĐB nói riêng.
Đề tài đã đưa ra định hướng và giải pháp khá toàn diện, đồng
bộ và có mối quan hệ chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động CTXH với TECHCĐB. Nếu các giải pháp trên được thực
thi, chắc chắn sẽ phát huy được những điểm mạnh, khắc phục hạn
chế, bất cập trong hoạt động CTXH đối với TECHCĐB trên địa
bàn tỉnh Long An.
Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cả cộng đồng chúng ta tin
tưởng hoạt động CTXH với TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Long An
sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, tạo cho TECHCĐB có cơ hội phát
triển bình đẳng, vươn lên hòa nhập cộng đồng./.
22