Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.14 KB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ NGUYỆT

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỪ THỰC TIỄN
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ NGUYỆT

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỪ THỰC TIỄN
TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM TIẾN NAM



HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội về “Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực
tiễn tỉnh Long An” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Phan Thị Nguyệt


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội với
đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh
Long An” ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, những
lời động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Phạm Tiến Nam
là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô công tác tại Học viện Khoa học xã
hội Việt Nam và Học viện xã hội Châu Á đã tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ
trợ các tài liệu học tập cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Lãnh đạo các cơ quan; cán bộ công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ em các huyện, thành phố và những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong
tỉnh được phỏng vấn đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện điều tra, thu
thập thông tin và xử lý số liệu.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Long An, tháng 3 năm 2017
Học viên

Phan Thị Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT ....................................................... 9
1.1. Khái niệm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đặc điểm tâm lý và nhu
cầu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ..................................................................... 9
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ................................. 15
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt .............................................................................................................................. 25
1.4. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ...................... 29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ
HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ......................... 32
2.1. Tổng quan về địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................... 32
2.2. Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Long An ...... 34
2.3. Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại
tỉnh Long An ................................................................................................ 35
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối
với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ................................................................... 49
Chƣơng 3: ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC

BIỆT TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN ........................................................... 54
3.1. Ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân với trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt ................................................................................................................ 54
3.2. Định hướng đảm bảo thực hiện công tác xã hội đối với trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt ........................................................................................ 65
3.3. Giải pháp đảm bảo thực hiện công tác xã hội đối với trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt ........................................................................................ 66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVCSTE

Bảo vệ chăm sóc trẻ em

BVCS&GDTE

Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em

CTXH

Công tác xã hội

LĐTB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

TECHCĐB


Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ..................................................33
Bảng 2.2: TECHCĐB phân theo huyện, thị xã, thành phố .....................................35
Bảng 2.3: Các hình thức hoạt động tuyên truyền trẻ em được tham gia .................36
Bảng 2.4: Nội dung tuyên truyền mà các em được biết ..........................................37
Bảng 2.5: Hoạt động chăm sóc đối với TECHCĐB tại cộng đồng .........................39
Bảng 2.6: Mức độ hiệu quả của các hoạt động giáo dục ........................................42
Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với TECHCĐB .........49
Bảng 3.1: Sơ đồ phả hệ gia đình thân chủ ...............................................................58
Bảng 3.2: Sơ đồ sinh thái thân chủ..........................................................................59
Bảng 3.3: Phân tích điểm mạnh, hạn chế của thân chủ và những thành viên
trong gia đình thân chủ ............................................................................................60
Bảng 3.4: Cây vấn đề của thân chủ .........................................................................61
Bảng 3.5: Bảng kế hoạch giải quyết vấn đề ............................................................62


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow ........................................................................ 23
Biểu đồ 2.1: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh ................................................. 34
Biểu đồ 2.2: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phân theo đối tượng .............................. 34
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của trẻ về hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền ............. 38
Biểu đồ 2.4: Mong muốn của TECHCĐB để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên
truyền ......................................................................................................................... 38
Biểu đồ 2.5: Đánh giá của trẻ em về mức độ thực hiện các chính sách .................... 40
Biểu đồ 2.6: Mong muốn của trẻ để nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc ........... 40
Biểu đồ 2.7: Hoạt động giáo dục ............................................................................... 41

Biểu đồ 2.8: Mong muốn của trẻ để nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục .. 44
Biểu đồ 2.9: Nội dung các hoạt động tư vấn, tham vấn ............................................ 45
Biểu đồ 2.10: Nội dung tư vấn học tập ..................................................................... 46
Biểu đồ 2.11: Nội dung tư vấn pháp luật .................................................................. 47
Biểu đồ 2.12: Nội dung tham vấn tâm lý TECHCĐB .............................................. 48
Biểu đồ 2.13: Đánh giá về hoạt động tư vấn, tham vấn của TECHCĐB .................. 48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Đầu tư cho
trẻ em là đầu tư cho phát triển bền vững, cho nguồn nhân lực có chất lượng trong
tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho
trẻ em, đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật,
chương trình mục tiêu, các dự án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ
quản lý, xây dựng và phát triển các tổ chức, cung cấp dịch vụ liên quan nhằm mục
tiêu BVCSTE. Riêng trong năm 2016, Luật Trẻ em đã ra đời cùng các Chương trình
như: Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai
đoạn 2016-2020, Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020, Chương trình
phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020, Chương trình phòng
ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, TECHCĐB vẫn
chưa được chăm sóc đầy đủ, tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị xâm hại,
bạo lực, bóc lột và bỏ mặc vẫn còn xảy ở nhiều nơi với diễn biến thất thường và tính
chất mức độ phức tạp hơn. Môi trường sống chưa đảm bảo sự an toàn cho trẻ em, vẫn
còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo báo cáo trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm
vụ năm 2017 của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, năm 2016 Việt Nam có trên 26

triệu trẻ em; trong đó, trên 1,5 triệu TECHCĐB theo quy định của Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Riêng tại tỉnh Long An, theo báo cáo của
các huyện, thị xã, thành phố năm 2016 có 371.138 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm tỷ lệ
24,97%/tổng dân số; trong đó,TECHCĐB 2.525 trẻ, chiếm tỷ lệ 0,68%. Hiện tại,
các em rất cần sự quan tâm đặc biệt của các thể chế, các tổ chức xã hội và gia đình.
Cũng như các tỉnh, thành trong cả nước, Long An đang phải đối mặt với việc
giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có công tác chăm sóc, hỗ trợ cho TECHCĐB
trong cộng đồng. Cho đến nay, rất ít các công trình nghiên cứu về hoạt động CTXH

1


cho TECHCĐB tại cộng đồng. Và Long An cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể
nào về hoạt động này.
Về mặt lý luận, trẻ em với sự phát triển chưa đầy đủ năng lực về kiến thức,
suy nghĩ và hành vi, bởi vậy các em rất dễ bị các tác động của bối cảnh môi trường,
đặc biệt là các tác động gây ảnh hưởng xấu cho các em. Bên cạnh đó TECHCĐB
còn có nhiều thiệt thòi hơn vì các em có khiếm khuyết về mặt thể chất và tinh thần
so với trẻ em cùng lứa tuổi khác, chính vì vậy các em cần được sự quan tâm đặc biệt
hơn. Sớm nhận thức được nhu cầu cần giúp đỡ của trẻ em nói chung và nhóm
TECHCĐB nói riêng, nghề CTXH nhấn mạnh việc cung cấp các dịch vụ CTXH cho
các em và xem đây là một lĩnh vực hỗ trợ quan trọng mang tính chuyên nghiệp. Tuy
nhiên, vì là lĩnh vực hoạt động khá mới mẽ ở Việt Nam cả về lý thuyết và thực hành
nên hoạt hỗ trợ của CTXH cho các em vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp. Từ thực
tiễn và lý luận nêu trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ cho trẻ
em. Chính vì vậy, tác giả chọn chủ đề “Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt từ thực tiễn tỉnh Long An” làm đề tài luận văn thạc sĩ CTXH của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, trẻ em nói chung và TECHCĐB đều nhận được sự quan
tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả trong và

ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tích
một số công trình nghiên cứu, bài viết tiêu biểu.
2.1. Các nghiên cứu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng
Bích Thủy, năm 2011. Tác giả đã phân tích sâu một số quan điểm và lý luận trong
nghiên cứu những vấn đề về trẻ em; bối cảnh và chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ
em ở Việt Nam, những vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam - Thực trạng và nguyên
nhân; tác giả đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải
đối mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động
sớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi… Qua nghiên cứu, tác giả lý giải, phân tích bối cảnh,
nguyên nhân của vấn đề trẻ phải đối mặt từ góc độ chính sách, nhận thức, hành vi,
hành động xã hội đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 20102020 nhằm góp phần hạn chế và giải quyết các vấn đề của trẻ em [24].

2


- Nghiên cứu “Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các dự báo đến
năm 2020” của tác giả Lê Thu Hà. Tác giả đã phản ánh thực trạng TECHCĐB ở
Việt Nam đến năm 2010, cơ hội thách thức và các dự báo đến năm 2020. Qua đó, có
thể thấy nhóm TECHCĐB đang cần rất nhiều hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng. Xã hội
cần ý thức việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em để hạn chế gia tăng số lượng của
nhóm chủ thể này trong giai đoạn mới [7].
- Bài viết “Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”
của tác giả Trần Thị Thanh Thanh. [36] Tác giả đã chỉ ra cái nhìn chung về tình
hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Việt Nam cũng như các nhóm trẻ
thuộc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Dưới góc nhìn về vai trò và hiệu quả hoạt
động bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các hội, hiệp hội và cơ sở
ngoài công lập, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan có thẩm
quyền, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức này hoạt
động có hiệu quả hơn.

2.2. Các nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt
- Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác
giả Nguyễn Hải Hữu.[35] cho thấy thực tế ở các nước Australia, Thụy Điển, Hồng
Kông thì việc hình thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến các quy
định của pháp luật và chính sách hiện hành. Trong hệ thống luật pháp, chính sách về
trẻ em hay quyền trẻ em ở các quốc gia này đều quy định cụ thể về việc hình
thành và trách nhiệm của các trung tâm công tác xã hội với việc bảo vệ chăm sóc trẻ
em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm trẻ em có nguy cơ bị tổn
hại; quy định về các hình thức chăm sóc thay thế, chính sách trợ giúp các gia đình,
cá nhân nhận chăm sóc thay thế, quy trình nhận chăm sóc thay thế, trách nhiệm của
chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các quyền của trẻ em…Điểm đáng nói ở đây
đó là hệ thống pháp luật và chính sách quy định rất cụ thể về “tư pháp thân thiện với
trẻ em”. Bài viết cũng đề cập đến việc phát triển nguồn nhân lực thực hành công tác
xã hội với trẻ em có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển hệ thống bảo vệ trẻ
em vì đây là lực lượng trực tiếp và quan trọng nhất làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ
và kết nối cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở cộng đồng, là người trực tiếp thực hành

3


công tác quản lý ca, xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp trẻ em, gia đình và
phát triển cộng đồng. Bài viết cũng đã nhấn mạnh về việc hầu hết các quốc gia đều
chú trọng phát triển hệ thống trung tâm công tác xã hội trẻ em – một loại hình dịch
vụ trong mạng lưới bảo vệ trẻ em, trong đó phải kể đến Cộng hòa liên bang Nga và
Thụy Điển là hai quốc gia có nhiều trung tâm công tác xã hội trẻ em nhất.
- Luận án Tiến sĩ luật học “Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
hiện nay” của tác giả Tăng Thị Thu Trang (2016). Luận án đã nghiên cứu một
cách có hệ thống và toàn diện về quyền trẻ em và TECHCĐB; phân tích thực

trạng TECHCĐB ở Việt Nam hiện nay và đánh giá việc đảm bảo quyền
TECHCĐB. Từ đó, tác giả đã đưa ra các quan điểm và giải pháp đảm bảo
quyền TECHCĐB ở Việt Nam hiện nay nhất là giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật về quyền TECHCĐB [26].
- Chuyên đề “Bảo vệ trẻ em” năm 2006 của tổ chức UNICEF tại Việt
Nam.Tốc độ phát triển kinh tế xã hội đã tạo ra những mặt tích cực thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, nó cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến an sinh của con người, đặc biệt là trẻ em. Sự thiếu hụt một hệ
thống bảo trợ xã hội (dịch vụ bảo trợ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp)
hoạt động mạnh và hiệu quả dẫn đến việc hỗ trợ cho trẻ em còn nhiều hạn chế. Bài
viết cũng chỉ ra những hoạt động và kết quả đạt được của UNICEF tại Việt Nam
đó là: Cải thiện khung pháp lý và chính sách bảo vệ trẻ em; nâng cao năng lực và
cải thiện các cơ chế bảo vệ trẻ em; tăng cường các dịch vụ bảo vệ đối với trẻ em
cần được bảo vệ đặc biệt; nâng cao năng lực và cung cấp thêm các dịch vụ về hệ
thống tư pháp thân thiện trẻ em; nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng, tổ
chức dân sự và trẻ em về vấn đề bảo vệ trẻ em; cải thiện khung pháp luật quốc gia
và nâng cao kiến thức, nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em; nâng cao năng lực và
tăng cường các hệ thống bảo vệ trẻ em [34].

2.3. Nhóm nghiên cứu về công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt
Trong những năm gần đây đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về hoạt
động CTXH với TECHCĐB, với những đề tài sau:
Đề tài “Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn Trung
tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định” của tác giả Võ Thị Diệu Quế

4


(2014). Đề tài đã phân tích những đặc điểm, nhu cầu của TECHCĐB, nêu lên những

khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động CTXH cho TECHCĐB tại các trung
tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định. Qua đó, đưa ra một số giải pháp để
hoạt động CTXH đối với TECHCĐB ngày càng hiệu quả hơn, giúp các em vượt
qua những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập xã hội.
Đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Nhà tình thương
chùa Diệu Giác, thành phố Hồ Chí Minh”của tác giả Huỳnh Vũ Quyên (2016) và
Đề tài “Công tác xã hội với trẻ em từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm
đồng và Làng trẻ em SOS, tỉnh Lâm đồng” của tác giả Trần Thị Minh Phương
(2016). Các tác giả đã sâu tìm hiểu, đánh giá thực trạng CTXH đối với TECHCĐB
đang nuôi dưỡng tại cơ sở, từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng
cao hiệu quả của CTXH đối với TECHCĐB.
Đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương”của tác giả Nguyễn Thanh Trúc (2016). Đề tài đã nêu
lên thực trạng CTXH đối với trẻ em lang thang tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH
đối với trẻ em lang thang trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, các nghiên cứu nói trên đã làm rõ về TECHCĐB, các chính sách,
pháp luật và CTXH đối với TECHCĐB. Một số tác giả cũng đã đánh giá thực trạng
hoạt động CTXH đối với TECHCĐB ở các cơ sở bảo trợ xã hội hiện nay. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào cụ thể về CTXH đối với TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Long
An. Một điểm mới trong đề tài này là nghiên cứu về thực trạng CTXH đối với
TECHCĐB tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Long An. Do đó trong đề tài này, tác giả
đi sâu tìm hiểu thực trạng CTXH đối với TECHCĐB, những yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động CTXH đối với TECHCĐB hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động CTXH đối với TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Long An.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực trạng về CTXH đối với TECHCĐB từ thực tiễn tỉnh
Long An và các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH đối với TECHCĐB hiện nay; từ đó đưa ra
các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả CTXH đối với TECHCĐB tại tỉnh Long An.


5


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về TECHCĐB, CTXH đối với
TECHCĐB.
- Phân tích thực trạng CTXH đối với TECHCĐB tại tỉnh Long An.
- Thực hành tiến trình CTXH cá nhân trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động CTXH đối với TECHCĐB tại tỉnh Long An.
- Định hướng và giải pháp đảm bảo thực hiện CTXH đối với TECHCĐB từ
thực tiễn tỉnh Long An.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
CTXH đối với TECHCĐB từ thực tiễn tỉnh Long An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: CTXH đối với TECHCĐB có nhiều nội dung hoạt
động, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 04 nội
dung hoạt động CTXH đối với TECHCĐB tại cộng đồng chủ yếu như sau:
+ Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với TECHCĐB.
+ Hoạt động chăm sóc đối với TECHCĐB.
+ Hoạt động giáo dục đối với TECHCĐB.
+ Hoạt động tư vấn, tham vấn đối với TECHCĐB.
- Phạm vi về khách thể: Đề tài nghiên cứu 120 TECHCĐB từ 10 đến dưới 16
tuổi; cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và huyện; cán bộ làm việc trực tiếp với TECHCĐB
cấp xã.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn phạm vi về không gian
chỉ tập trung nghiên cứu TECHCĐB ở 3 khu vực (thành phố Tân An, huyện Cần
Đước và huyện Thạnh Hóa).
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu 02 năm từ năm 2016 đến 2017.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận chung là phép
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Công tác xã hội là một ngành khoa học xã
hội, có nền tảng là triết học Mác - Lê Nin, do đó mọi phương pháp tiếp cận vấn đề
của khoa học này đều dựa trên nền tảng là phương pháp luận khoa học cơ bản nhất.

6


Phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử được vận dụng trong nghiên cứu thể
hiện là: Vấn đề nghiên cứu được tìm hiểu và xem xét luôn đặt vào trong mối tương
quan với môi trường xung quanh, đối chứng với những vấn đề xã hội khác, đồng
thời xem xét vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định, gắn với điều kiện hoàn
cảnh thực tiễn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Tiến hành thu thập và phân tích
các thông tin tư liệu từ các nguồn như: Văn bản pháp luật, thông tư, nghị định, sách,
báo, tài liệu trong các báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Long
An. Ngoài ra, luận văn còn phân tích một số báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp
có liên quan đến TECHCĐB.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được
lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu chính
sách của Nhà nước và địa phương đối với TECHCĐB; các hoạt động trong công tác
xã hội đối với TECHCĐB, những yếu tố ảnh hưởng, những mong muốn nguyện
vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn
ngữ, thái độ của người ấy. Nghiên cứu tiến hành 17 cuộc phỏng vấn sâu với 02 lãnh
đạo quản lý cấp Sở, 03 lãnh đạo quản lý cấp huyện, 06 cán bộ làm việc trực tiếp với
TECHCĐB cấp xã và 06 TECHCĐB có khả năng giao tiếp được đang sống tại 3

khu vực (thành phố Tân An, huyện Cần Đước và huyện Thạnh Hóa).
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với
120 TECHCĐB hiện đang sống tại 3 khu vực (đại diện 40 TECHCĐB tại thành phố
Tân An, đại diện 40 TECHCĐB tại huyện Cần Đước và đại diện 40 TECHCĐB tại
huyện Thạnh Hóa).
Với phương pháp này, nhằm mục đích để tìm hiểu, thu thập thông tin chung
về thực trạng đời sống củaTECHCĐB, thực trạng hoạt động tuyên truyền nâng cao
nhận thức, hoạt động chăm sóc, hoạt động giáo dục và hoạt động tư vấn, tham vấn
đối với TECHCĐB.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến các chuyên gia (các nhà lãnh đạo,
các nhà khoa học, các nhà quản lý và người thực hiện) trong lĩnh vực CTXH. Các

7


chuyên gia là những người có hiểu biết sâu, có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn trong
CTXH đối với TECHCĐB. Các ý kiến của chuyên gia giúp làm sáng tỏ nội dung
nghiên cứu nhất là phần đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt CTXH
đối với TECHCĐB trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Thông qua nghiên cứu này, có thể nhìn nhận vấn đề CTXH đối với
TECHCĐB từ góc độ khoa học, mô tả, đánh giá vấn đề bằng những lý thuyết khoa
học liên quan đến ngành CTXH, kiến thức thu được từ thực tiễn được bổ sung sẽ
làm phong phú thêm nguồn tham khảo cho việc phân tích lý luận về CTXH đối với
TECHCĐB nói riêng và lý luận về CTXH nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được thực trạng và những yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến hoạt động CTXH đối với TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Long An hiện
nay. Từ đó giúp đưa ra một số định hướng, giải pháp để hoạt động CTXH đối với

TECHCĐB ngày càng hiệu quả hơn, giúp các em vượt qua những khó khăn, vươn
lên trong cuộc sống, hòa nhập xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với TECHCĐB.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với TECHCĐB trên địa bàn tỉnh
Long An.
Chương 3: Ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân và định hướng, giải pháp
cho việc đảm bảo thực hiện công tác xã hội đối với TECHCĐB từ thực tiễn tỉnh
Long An.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
1.1. Khái niệm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đặc điểm tâm lý và nhu
cầu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1.1.1. Khái niệm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
* Trẻ em
Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em có nghĩa là mọi
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi
thành niên sớm hơn” (Điều 1).
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004): “Trẻ em quy định
trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” (Điều 1).
Theo Luật Trẻ em (2016): “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” (Điều 1) (bao gồm
cả trẻ em là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam).
Trong quá trình thực hiện một số chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt ở nước ta vẫn vận dụng cho những người trong độ tuổi vị thành niên từ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi như chính sách trợ cấp xã hội, chính sách trợ giúp về giáo dục,
y tế khi các đối tượng này vẫn trong hoàn cảnh khó khăn và hiện tại vẫn theo học
các trường phổ thông hoặc các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp. Đối với
trẻ em là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam thì chúng ta vẫn tôn trọng thực
hiện theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, nhưng số
lượng trẻ em này không có nhiều và cũng rất hiếm khi thuộc nhóm TECHCĐB.
* Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật BVCS&GDTE năm 2004: “Trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh
thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng
đồng”. Điều 40 đã quy định: "Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân
của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy
hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang;
trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật".

9


- Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 - Luật Trẻ em năm 2016 “Trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền
được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ,
can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia
đình, cộng đồng”. Tại khoản 1 Điều 10 quy định: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao
gồm các nhóm: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em không nơi
nương tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em vi phạm pháp luật;
Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo
dục trung học cơ sở; Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị
bạo lực; Trẻ em bị bóc lột; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em bị mua bán; Trẻ em

mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận
nghèo; Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không
có người chăm sóc.
* Phân loại trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ.
2) Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi.
3) Trẻ em không nơi nương tựa là trẻ em rơi vào một trong các hình thức sau:
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi
dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án
phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã
hội, nhà xã hội;
- Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc
đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang
hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

10


- Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang
trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định
xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã

hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại
giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4) Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau (vận động, nhìn, nghe,
nói, trí tuệ, thần kinh - tâm thần, khác) làm giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn (Luật người khuyết tật năm 2010. Các
dạng khuyết tật theo Điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của
Chính phủ).
5) Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được xác định là trẻ em được cơ quan y tế có
thẩm quyền kết luận bị nhiễm HIV dương tính.
6) Trẻ em vi phạm pháp luật là trẻ em bị cáo buộc có hành vi vi phạm pháp
luật bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
7) Trẻ em nghiện ma túy là trẻ em thường xuyên sử dụng đến mức lệ thuộc
vào các chất gây nghiện được gọi chung là ma túy (hêrôin, cocain, moocphin, thuốc
phiện, cần sa…) và có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được làm ảnh hưởng
đến sức khỏe, tinh thần, khi không sử dụng ma túy thì có hội chứng thèm muốn.
8) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục THCS
là: Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành chương trình phổ cập 9 năm
(chưa hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở).
9) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực là:
Trẻ em là nạn nhân của các hành vi: Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm,
danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương
về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển.
10) Trẻ em bị bóc lột là:
- Sử dụng lao động trẻ em: Không trả công hoặc trả công không tương xứng,
không có cam kết của cha, mẹ, người giám hộ, không có hợp đồng lao động theo

11



quy định của pháp luật; bắt trẻ em lao động quá sức, quá thời gian, nặng nhọc, trong
môi trường độc hại, nguy hiểm; sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy
định của pháp luật về lao động.
- Sử dụng trẻ em làm những công việc trong vũ trường, cơ sở xoa bóp, vật lý
trị liệu, sòng bạc, nhà hàng ka-ra-ô-kê, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy
cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em.
- Sử dụng trẻ em mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng trốn thuế.
- Để trẻ em tham gia, sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh, phổ biến sản
phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung bạo
lực, đồi trụy, nguy hiểm, không phù hợp hoặc có hại cho sự phát triển của trẻ em.
11) Trẻ em bị xâm hại tình dục là những trẻ em dưới 16 tuổi là nạn nhân của
các tội danh quy định tại điều 142, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật hình sự nước
CHXHCNVN năm 2015 liên quan đến các hành vi hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ
em, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em.
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
12) Trẻ em bị mua bán: Trẻ em là nạn nhân của những hoạt động mua bán vì
mục đích thương mại bao gồm việc lôi kéo trẻ đó vào các hoạt động mại dâm, khiêu
dâm… và các hoạt động buôn bán trẻ em khác.
13) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ
gia đình nghèo hoặc cận nghèo: Trẻ em mắc bệnh như bệnh tim bẩm sinh, ung
thư…. hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo.
14) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc
không có người chăm sóc.
Ngoài ra, còn các nhóm TECHCĐB theo Luật BVCS&GDTE 2004 như:

Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học: Là trẻ em bị khuyết tật, dị tật bẩm
sinh do di chứng di truyền từ bố mẹ bị nhiễm chất độc hóa học hoặc bị tiếp xúc với
chất độc hóa học gây ra những tổn hại nặng nề về sức khỏe, tinh thần.

12


Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại: Theo
Công ước 182 của Tổ chức Lao động thế giới, lao động trong điều kiện môi trường
độc hại và nguy hiểm là những công việc mang tính chất gây hại cho sức khỏe, sự
an toàn và đạo đức của trẻ em.
Trẻ em phải làm việc xa gia đình: Là trẻ em vì những lý do khác nhau nên
phải làm việc xa gia đình. Các em không thường xuyên được về gia đình và chịu
nhiều nguy cơ rủi ro từ môi trường làm việc và xã hội.
Trẻ em lang thang/đường phố: Được định nghĩa ở Việt Nam bao gồm bốn
nhóm trẻ em sau đây:
- Trẻ em bỏ nhà và sống trên đường phố, những khu vực công cộng như công
viên, dưới gầm cầu ở các thành phố lớn mà không có bố mẹ hoặc người giám hộ
(không có mối liên hệ với gia đình).
- Trẻ em do hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải bỏ nhà đi kiếm sống trên đường
phố, tuy nhiên vẫn còn giữ mối liên hệ với gia đình.
- Trẻ em từ các gia đình di cư lên thành phố, sống và kiếm sống trên đường
phố, các khu công cộng cùng cha mẹ của các em.
- Trẻ em dành phần lớn thời gian kiếm sống trên đường phố nhưng vẫn sống
tại nhà với bố mẹ hoặc người giám hộ.
Sự phân loại trên đây chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi cùng một trẻ em cũng
có thể thuộc vào vài nhóm đối tượng. Tuy nhiên, từng loại trẻ em nêu trên đã được
nhận dạng khá rõ ràng trong đời sống xã hội hiện nay.
1.1.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo tài liệu “Công tác xã hội với những cá nhân có nhu cầu đặc biệt”

(Chương trình đào tạo cán bộ quản lý CTXH cấp cao) của tổ chức CFSI (2014),
TECHCĐB có những đặc điểm tâm lý thường gặp như sau:
Mất đi sự ham thích và sinh lực: Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt nên có thể
ngồi yên một chỗ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào, mất hết cả sinh lực.
Ít tập trung và nhiều bứt rứt: Trẻ buồn, lo lắng và thường khó tập trung
tưtưởng. Đôi khi căng thẳng quá trẻ trở nên hết sức năng động, bứt rứt: Chạy nhảy
khắp nơi, không thể ngồi yên, có thái độ gàn dở, dễ bị kích động…
Đôi khi căng thẳng quá trẻ thường hung hăng và phá phách: Khi có cảm xúc
mạnh trẻ dễ trở nên hung hăng và phá phách. Vì không thể diễn tả tâm trạng bằng

13


lời nói, trẻ có thể đánh đập người khác khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận, sợ
hãi. Trẻ bắt chước những hành vi hung hăng vì trẻ đã từng là nạn nhân của những
hành vi bạo lực.
Không tin tưởng vào người lớn: Trẻ có thể đã bị người lớn đối xử hung bạo,
lừa gạt nên không còn sự tin tưởng, có trẻ lại không muốn đem lòng thương mến ai.
Tuy nhiên, những trẻ mồ côi lại thường bám chặt vào người lớn như sợ bị bỏ rơi
thêm một lần nữa.
Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu: Trẻ buồn bã vì những chuyện đã xảy ra
với bản thân mình, nhiều trẻ khó chịu với mọi thứ xung quanh và dễ cáu gắt khi có
điều khiến trẻ không hài lòng.
Khó diễn tả cảm xúc bằng lời: Có thể do bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng
của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến
khích để để tự nói về mình và không có đủ vốn từ để diễn tả tâm trạng.
Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ
lý do để ngờ vực bởi các em có thể từng bị lợi dụng, mất cảm giác an toàn với môi
trường đang sống. Những người lớn mà trẻ thường gặp ít thân thiện, gần gũi, không
hiểu được những khó khăn của các em.

Giận giữ và có ác cảm: Một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi, không
được chăm sóc thích đáng hoặc có thể do các em cứ đinh ninh mình sẽ bị phê bình,
trừng phạt.
Mặc cảm tội lỗi, tự trách mình: Trẻ hổ thẹn vì những điều xảy đến với mình
như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã không tự bảo vệ
được bản thân.
Không nói thật trong thời gian tiếp xúc ban đầu: Trẻ ước mơ một hoàn cảnh
khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy
lòng người lớn (cố gắng nói ra những điều hay hoặc những điều mà người lớn muốn
nghe). Trẻ cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác
hoặc để gây sự chú ý của người nghe.
Một số tâm trạng thường gặp ở TECHĐB: Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt
có thể ngồi yên một chỗ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào, mất hết cả
sinh lực. Trẻ buồn, lo lắng thường khó tập trung tư tưởng. Không tin tưởng vào
người lớn nếu trẻ đã từng bị người lớn đối xử hung bạo. Tuy nhiên, những trẻ mồ

14


côi lại bám chặt lấy người lớn như sợ sẽ bị bỏ rơi, có trẻ lại không muốn đem lòng
thương mến ai. Trẻ không phải lúc nào cũng có thể nói về tâm trạng của mình. Trẻ
có thể vì quá bối rối hoặc sợ hãi nên không xác định được tâm trạng của mình hoặc
không biết nói như thế nào để diễn tả tâm trạng.
1.1.3. Nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Bên cạnh những đặc điểm tâm lý của TECHCĐB, tài liệu “Công tác xã hội
với những cá nhân có nhu cầu đặc biệt” cũng cho thấy nhu cầu có tầm quan trọng
rất lớn và cần thiết, chúng là những yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
con người. Những nhu cầu của TECHCĐB đó là:
Trước hết đó là nhu cầu về mặt vật chất phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh,
đảm bảo cho sự phát triển về mặt thể chất của TECHCĐB.

Thứ hai, nhu cầu về mái ấm gia đình, là chỗ dựa về mặt thể chất và tinh thần
của TECHCĐB. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng, đây là môi trường xã hội hóa
đầu tiên và cũng là mạnh nhất của đứa trẻ. Trong những trường hợp can thiệp, tách
đưa trẻ ra khỏi bố mẹ (gia đình) chúng là trường hợp bất khả kháng, không còn một
giải pháp nào thay thế nữa.
Thứ ba, nhu cầu được vui chơi, giải trí (nhu cầu phát triển), học tập, thông
qua những hoạt động này đứa trẻ được hòa mình vào xã hội tự khẳng định mình.
Thứ tư, nhu cầu được tôn trọng, trẻ luôn đòi hỏi nhu cầu này từ người lớn, ở
bạn bè và ở cha mẹ. Sự tôn trọng này sẽ làm tăng sự tự tin, nghị lực của trẻ.
Thứ năm, nhu cầu cao nhất của trẻ đó là tự khẳng định mình, chứng minh
rằng mình có năng lực, mình có thể làm được mọi việc.
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm công tác xã hội
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai đưa ra một khái niệm chung về CTXH ở Việt
Nam: Là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia
đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã
hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ
nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã
hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội (ASXH). (Bùi Thị Xuân Mai, 2010).

15


* Khái niệm công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
CTXH với TECHCĐB là hoạt động của nhân viên CTXH sử dụng các kỹ
năng chuyên môn và nghiệp vụ CTXH, kết nối nguồn lực trong xã hội nhằm giúp
TECHCĐB phát huy những năng lực vốn có, vượt qua những khó khăn, trở ngại
của mình để vươn lên và hoà nhập với cuộc sống.
* Khái niệm công tác xã hội cá nhân

Theo Tài liệu Công tác xã hội làm việc với cá nhân và gia đình của Cục Bảo
trợ xã hội, Học viện xã hội Châu Á (2014): Công tác xã hội cá nhân được xem như
phương pháp của CTXH thông qua mối quan hệ tương tác 1-1 giữa nhân viên
CTXH với cá nhân thân chủ nhằm trợ giúp họ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự
thay đổi (kinh tế - xã hội) của môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và cách thức
tương tác với môi trường.
1.2.2. Nguyên tắc làm việc của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng TECHCĐB
Bản thân trẻ với xuất phát điểm thấp hơn những trẻ em bình thường khác luôn
cần có sự tôn trọng từ phía nhân viên CTXH. Khi trẻ thực sự được tôn trọng, các em
sẽ có sự tin tưởng đối với nhân viên CTXH, trẻ dễ bộc lộ mình hơn, tạo điều kiện cho
nhân viên CTXH có thể can thiệp giúp các em giải quyết vấn đề đang mắc phải.
Thứ hai, nguyên tắc chấp nhận sự cá biệt của TECHCĐB
Nhân viên CTXH cần luôn tin tưởng vào sự khác biệt và duy nhất của bản
thân từng TECHCĐB. Các em có hoàn cảnh sống, nhu cầu, cảm xúc, mong muốn,
những ưu điểm và khuyết điểm khác biệt. Từ sự khác biệt này, nhân viên CTXH tìm
cách tiếp cận giúp đỡ phù hợp, có hướng giải quyết vấn đề cho từng trẻ khác nhau.
Thứ ba, nguyên tắc lắng nghe TECHCĐB
Lắng nghe đối với TECHCĐB người nhân viên CTXH không chỉ lắng nghe
ngôn ngữ bằng lời mà còn lắng nghe cả ngôn ngữ không lời như ánh mắt, cử chỉ,
hành động,… từ đó nắm bắt cảm xúc, nhu cầu thật sự của các em vì hoàn cảnh đặc
biệt của trẻ có thể khiến trẻ không thể diễn đạt được vấn đề mình muốn nói đến
bằng ngôn ngữ có lời. Khi nhân viên CTXH thực sự lắng nghe, các em sẽ thấy mình

16


được quan tâm, thông cảm, trẻ cởi mở hơn và từ đó cơ hội can thiệp thành công đối
với trẻ cũng cao hơn.

Thứ tư, nguyên tắc giữ bí mật cho TECHCĐB
TECHCĐB thường rất ngại khi nói về mình và muốn dấu hoàn cảnh thật của
mình. Nhân viên CTXH khi làm việc với trẻ cần tuyệt đối giữ bí mật thông tin của
trẻ, điều này làm tăng sự tin tưởng của các em đối với nhân viên CTXH, nếu nhân
viên CTXH không tuân thủ nguyên tắc này trẻ sẽ có thái độ đối phó, chống đối với
nhân viên CTXH khi muốn khai thác thông tin đồng thời tạo nên rào cản tâm lý cho
mối quan hệ thân thiện của nhân viên CTXH với trẻ.
Thứ năm, nguyên tắc trung thực, chân thành với TECHCĐB
TECHCĐB cần được cung cấp những thông tin đầy đủ, trung thực về hoàn
cảnh của mình hiện tại, những hỗ trợ có thể có để giúp các em. Nhân viên CTXH
không hứa những điều không thể thực hiện được. Nhân viên CTXH chân thành
muốn hỗ trợ trẻ, không vì những mục đích của bản thân. Sự trung thực và chân
thành của nhân viên CTXH cũng là một yếu tố quan trọng cho sự can thiệp thành
công đối với trẻ.
Thứ sáu, nguyên tắc tin vào khả năng tự giải quyết của TECHCĐB
Bản thân trẻ, mặc dù còn nhiều hạn chế về nhận thức nhưng khi được nhân
viên CTXH hỗ trợ, động viên, khuyến khích các em sẽ phát huy được thế mạnh của
mình để cùng nhân viên CTXH giải quyết vấn đề trẻ đang mắc phải. Nhân viên
CTXH cần tin tưởng vào khả năng của trẻ để trẻ có thêm động lực giải quyết vấn đề.
1.2.3. Nội dung các hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt
Trong CTXH đối với trẻ em gồm ba hoạt động chính đó là bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục, tuy nhiên đối với TECHCĐB và căn cứ vào tình hình thực tế trẻ em
của tỉnh Long An, cần tập trung vào 4 hoạt động chủ yếu gồm tuyên truyền nâng
cao nhận thức, chăm sóc, giáo dục và tư vấn, tham vấn.
* Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Tuyên truyền là hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin nội dung về quyền của
trẻ em, CTXH đối với TECHCĐB nhằm tăng cường nhận thức, thái độ và hành vi
của cộng đồng trong việc bảo vệ và chăm sóc TECHCĐB.


17


×