Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Nghiên cứu dịch tễ học bệnh dịch tả lợn cổ điển (classical swine fever) ở lợn tại miền bắc việt nam giai đoạn 2014 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 157 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN PHỤC HƯNG

NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BỆNH DỊCH TẢ LỢN CỔ
ĐIỂN (CLASSICAL SWINE FEVER) Ở LỢN TẠI MIỀN
BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN PHỤC HƢNG

NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BỆNH DỊCH
TẢ LỢN CỔ ĐIỂN (CLASSICAL SWINE FEVER) Ở LỢN
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

Chuyên ngành: Dịch tễ học thú y
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Lan
2. PGS.TS. Lê Văn Phan

HÀ NỘI, 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Phục Hƣng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thị Lan và
PGS.TS. Lê Văn Phan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Bệnh lý thú y, Bệnh viện thú y, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Phòng thí nghiệm trọng điểm
công nghệ sinh học thú y và Phòng thí nghiệm bộ môn bệnh lý, khoa Thú y, Học viện

Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên tôi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Phục Hƣng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................................vi
Danh mục bảng.............................................................................................................. viii
Danh mục hình................................................................................................................. ix
Trích yếu luận án...............................................................................................................x
Thesis abstract.................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1

1.2.


Mục tiêu của nghiên cứu....................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3

1.3.1. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................................3
1.3.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................................................3
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài............................................................................ 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................5
2.1.

Những nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh dịch tả lợn.................................5

2.1.1. Trên thế giới...........................................................................................................5
2.1.2. Ở Việt Nam............................................................................................................8
2.2.

Bệnh dịch tả lợn.....................................................................................................9


2.2.1. Virus dịch tả lợn.....................................................................................................9
2.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dịch tả lợn..................................................... 19
2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích bệnh dịch tả lợn.......................................................... 22
2.2.4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh dịch tả lợn.....................................................25
2.2.5. Phòng chống bệnh dịch tả lợn............................................................................. 26
2.2.6. Xu hướng sản xuất vaccine phòng bệnh Dịch tả lợn hiện nay............................ 28
2.2.7. Đáp ứng miễn dịch bệnh Dịch tả lợn và hiện tượng dung nạp miễn dịch...........32

iii


Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................
3.1.

Nội dung nghiên cứu .................................................

3.1.1.

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh dị

2014 – 2017 tại miền Bắc Việt Nam .........................
3.1.2.

Hiện tượng mang trùng và dung nạp miễn dịch ........

3.1.3.

Một số đặc điểm dịch tễ học phân tử của các chủng vi

3.2.


Vật liệu nghiên cứu ...................................................

3.2.1.

Số liệu nghiên cứu .....................................................

3.2.2.

Động vật thí nghiệm ..................................................

3.2.3.

Thuốc thử và vật liệu thử ..........................................

3.2.4.

Thiết bị, dụng cụ .......................................................

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ...........................................

3.3.1.

Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học ........................

3.3.2.

Phương pháp tính toán ..............................................


3.3.3.

Phương pháp xét nghiệm ...........................................

3.3.4.

Phương pháp giải trình tự gen....................................

3.3.5.

Phương pháp xây dựng cây phả hệ ...........................

3.3.6.

Phương pháp phân tích đặc điểm dịch tễ học phân tử

3.3.7.

Phương pháp xử lý số liệu .........................................

Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................
4.1.

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh d

2014-2017 tại miền Bắc Việt Nam ............................
4.1.1.

Xác định vùng nghiên cứu ........................................


4.1.2.

Xác định ca mắc bệnh dịch tả lợn .............................

4.1.3.

Tình hình bệnh dịch tả lợn theo vùng địa lý .............

4.1.4.

Tình hình bệnh dịch tả lợn theo lứa tuổi, theo phươn

theo giống lợn nuôi ...................................................
4.1.5.

Hệ số năm dịch và hệ số tháng dịch của bệnh dịch tả

4.1.6.

Tỷ lệ hiện mắc và tốc độ mắc bệnh của bệnh dịch tả

2014-2017 .................................................................
4.2.

Hiện tượng mang trùng và dung nạp miễn dịch ......

iv



4.2.1. Kết quả đánh giá hiện tượng mang trùng ở lợn nái và khả năng dung nạp
miễn dịch ở lợn con.............................................................................................65
4.2.2. Kết quả đánh giá khả năng dung nạp miễn dịch ở lợn con sinh ra từ lợn
nái được tiêm vaccine dịch tả lợn đầu thai kỳ.....................................................68
4.3.

Một số đặc điểm dịch tễ học phân tử của những chủng virus dịch tả lợn
phân lập được...................................................................................................... 74

4.3.1. Kết quả giám định virus dịch tả lợn bằng kỹ thuật RT-PCR............................... 74
4.3.2. Kết quả phân tích tính đa dạng di truyền của CSFV...........................................75
4.3.3. Đặc điểm biến đổi của gen E2 giữa các chủng CSFV.........................................80
4.3.4. Kết quả nghiên cứu phân tích phả hệ của CSFV tại Việt Nam............................87
4.3.5. Đặc điểm dịch tễ học phân tử của virus gây bệnh dịch tả lợn tại Việt Nam
theo không gian và thời gian............................................................................... 91
Phần 5. Kết luận và đề nghị.............................................................................................95
5.1.

Kết luận................................................................................................................95

5.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh dịch tả lợn giai đoạn 2014-2017 tại
miền Bắc Việt Nam............................................................................................. 95
5.1.2. Hiện tượng mang trùng và dung nạp miễn dịch.................................................. 95
5.1.3. Dịch tễ học phân tử của virus dịch tả lợn............................................................ 96
5.2.

Đề nghị................................................................................................................ 96

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án......................................97
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................98

Phụ lục 2........................................................................................................................116

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

3’ NTR

3' nontranslated region

5’NTR

5' nontranslated region

aa

Amino acid

BD

Boder disease

BDV

Border Disease Virus


BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bp

Base pair

BVDV

Bovine Viral Diarrhea Virus

cDNA

Complementary deoxyribonucleic acid

CI

Confidence Interval

CPE

Cytophathogenic Effect

cs

Cộng sự

CSF


Classical Swine fever

CSFV

Classical Swine Fever Virus

CSMBTBT

Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng

Ctv

Cộng tác viên

DNA

Deoxyribonucleic Acide

dNTP

Deoxyribonucleoside triphosphate

EC

European Community

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay


FAO

Food and Agriculture Organization

HSTD

Hệ số tháng dịch

HSND

Hệ số năm dịch

HT

Huyết thanh

IHC

Immunohistochemistry

MB

Mắc bệnh

M-MLV

Moloney murine leukemia virus

mRNA


Messenger Ribonucleic acid

vi


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

NP
LA
NS
nt
NX
B
OI
E
PC
R
RN
A
RTPC
R
RTnP
CR

SN
NC
TC
TC

ID
TC
VN

M
M
TL
H
M
TL
TV
TT
US
A
US
D
VN
UA

WTO


N
e
u
t
r
a
l
i

z
a
t
i
o
n
P
e
r
o
x
i
d
a
s
e
L
i
n
k
e
d
A
s
s
a
y
N
o
n

s
t
r
u
c
t
u
r
a
l

Nucleotide
Nhà xuất
bản
Office
Internationa
l des
Epizooties

Vietnam
National
University
of
Agriculture

World Trade Organization

Polymerase
Chain
Reaction

Ribonucleic
Acide
Reverse
transcriptio
nPolymerase
Chain
Reaction
Reverse
Transcriptio
n – nested
Polymerase
Chain
Reaction

Số năm
nghiên cứu
Tổ chức
Tissue
Culture
Infective
Dose
Tiêu chuẩn
Việt Nam
Tốc độ mới
mắc
Tỷ lệ hiện
mắc
Tỷ lệ tử
vong
Thông tư

United
States of
America
United
States
dollar

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Kiểm tra độc lực của virus CSF.......................................................................... 15

4.1.

Xác định ca bệnh mắc dịch tả lợn bằng phản ứng ELISA.................................. 49

4.2.

Tần suất xuất hiện triệu chứng của lợn mắc dịch tả lợn......................................50

4.3.


Tần suất xuất hiện bệnh tích của lợn mắc dịch tả lợn......................................... 51

4.4.

Tình hình bệnh dịch tả lợn theo vùng địa lý - cấp độ xã.....................................54

4.5.

Tình hình bệnh dịch tả lợn theo vùng địa lý - cấp độ đàn...................................55

4.6.

Tình hình bệnh dịch tả lợn theo vùng địa lý - cấp độ cá thể...............................55

4.7.

Tình hình bệnh dịch tả lợn theo vùng địa lý - tỷ lệ tử vong................................56

4.8.

Tình hình bệnh dịch tả lợn theo lứa tuổi............................................................. 58

4.9.

Tình hình bệnh dịch tả lợn theo phương thức chăn nuôi.....................................58

4.10.

Tình hình bệnh dịch tả lợn theo giống lợn nuôi.................................................. 59


4.11.

Hệ số năm dịch của dịch tả lợn từ năm 2014 - 2017...........................................60

4.12a. Hệ số tháng dịch của dịch tả lợn từ 2014 - 2017.................................................61
4.12b. Hệ số tháng dịch của dịch tả lợn từ 2014 - 2017.................................................62
4.13.

Tỷ lệ hiện mắc bệnh dịch tả lợn ở đàn lợn nuôi từ 2014 - 2017......................... 63

4.14.

Tốc độ mắc bệnh dịch tả lợn ở đàn lợn nuôi từ 2014 - 2017.............................. 64

4.15.

Kết quả xét nghiệm lưu hành virus ở lợn nái trước khi phối giống....................66

4.16.

Kết quả xét nghiệm kháng thể ở lợn con 35 ngày tuổi........................................67

4.17.

Kết quả xét nghiệm kháng thể ở lợn con 56 ngày tuổi........................................68

4.18.

Kết quả lấy mẫu để kiểm tra hiện tượng dung nạp miễn dịch.............................69


4.19a. Kết quả phòng thí nghiệm xét nghiệm kháng thể ở lợn 35 ngày tuổi.................70
4.19b. Kết quả phòng thí nghiệm xét nghiệm kháng thể ở lợn 35 ngày tuổi.................71
4.20a. Kết quả phòng thí nghiệm xét nghiệm kháng thể ở lợn 56 ngày tuổi.................72
4.20b. Kết quả phòng thí nghiệm xét nghiệm kháng thể ở lợn 56 ngày tuổi.................73
4.21.

Tỷ lệ tương đồng nucleotide giữa các chủng Dịch tả lợn Việt Nam và các
chủng tham chiếu................................................................................................ 81

4.22.

Tỷ lệ tính tương đồng Amino acid giữa các chủng Dịch tả lợn Việt nam
và chủng tham chiếu........................................................................................... 82

viii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1.

Cấu trúc của virus dịch tả lợn..............................................................................10

2.2.


Cấu trúc bộ gen Pestivirus...................................................................................11

4.1.

Bản đồ miền Bắc Việt Nam.................................................................................48

4.2.

Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc Dịch tả lợn...................................................52

4.3.

Bệnh tích đại thể của lợn mắc Dịch tả lợn.......................................................... 53

4.4.

Bệnh tích đại thể của lợn mắc Dịch tả lợn.......................................................... 53

4.5.

Kết quả giám định sự có mặt của virus CSF trong mẫu bệnh phẩm...................74

4.6.

Tương đồng trình tự gen giữa các chủng CSFV dựa vào genome......................76

4.7.

Tương đồng trình tự gen giữa các chủng CSFV dựa vào gen E2.......................77


4.8.

Tương đồng trình tự gen giữa 15 chủng CSFV của Việt Nam dựa vào gen E2. .78

4.9.

Tỷ lệ % tương đồng về trình tự gen của chủng CSFV thu thập ở Việt
Nam năm 1991 và 2013-2016.............................................................................79

4.10.

So sánh trình tự aa suy diễn do gen E2 mã hóa của các chủng CSFV của
Việt Nam.............................................................................................................83

4.11.

Chỉ số kháng nguyên tại các vị trí của protein E2 giữa các chủng virus
gây bệnh dịch tả lợn của Việt Nam.....................................................................86

4.12.

Cây phả hệ của các chủng virus gây bệnh dịch tả lợn của Việt Nam dựa
vào trình tự bộ gen của virus...............................................................................87

4.13.

Cây phả hệ của virus gây bệnh dịch tả lợn dựa vào gen E2................................89

4.14.


Cây phả hệ dựa vào trình tự gen E2 của 384 chủng virus gây bệnh dịch
tả lợn................................................................................................................... 90

4.15.

Sự phát tán theo không gian và thời gian của virus dịch tả lợn.......................... 92

4.16.

Sự phát tán theo không gian và thời gian của virus gây bệnh dịch tả lợn
sub-genotype 2.1 và 2.2 tại Việt Nam.................................................................93

ix


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Phục Hưng
Tên luận án: Nghiên cứu dịch tễ học bệnh dịch tả lợn cổ điển (Classical swine fever) ở
lợn tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017
Chuyên ngành: Dịch tễ học thú y

Mã số: 9.64.01.18

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Bệnh dịch tả lợn nằm trong danh mục những bệnh truyền nhiễm cần phải công bố
dịch ở Việt Nam và nằm trong danh mục bệnh thuộc bảng A theo Tổ chức Thú y thế
giới. Bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn ở nhiều tỉnh thành. Bệnh có
tốc độ lây lan nhanh, xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi và có thể gây chết đến 100% đối với lợn

con.
Do sự thay đổi về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, phương thức và tập quán
chăn nuôi, bệnh dịch tả lợn có thể đã có những đặc điểm khác biệt về mặt dịch tễ học.
Mặt khác, một hiện tượng có tên là “Dung nạp miễn dịch” ở bệnh dịch tả lợn khiến lợn
con không đáp ứng với vaccine tiêm phòng và mẫn cảm cao với virus dịch tả lợn cường
độc lưu hành dẫn đến bùng phát dịch.
Mục tiêu của đề tài là: (1) Đánh giá được tình hình dịch bệnh ở miền Bắc Việt
Nam, xác định được một số đặc điểm dịch tễ học (tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết, năm dịch,
hệ số mùa dịch, hệ số tháng dịch…) theo không gian và thời gian. (2) Xác định được sự
mang trùng và hiện tượng dung nạp miễn dịch ở đàn lợn nuôi và (3) Xác định một số
đặc điểm dịch tễ học phân tử của virus dịch tả lợn ở miền Bắc Việt Nam
Phƣơng pháp nghiên cứu
Có ba nhóm phương pháp chính được dùng trong nghiên cứu này, bao gồm: (1)
phương pháp nghiên cứu dịch tễ học; (2) Phương pháp ELISA xác định kháng nguyên
và xác định kháng thể và (3) Phương pháp phân tích đặc điểm sinh học phân tử và đặc
điểm dịch tễ học phân tử.
Kết quả chính và kết luận
(1) Bộ số liệu về đặc điểm dịch tễ học bệnh dịch tả lợn ở miền Bắc Việt Nam

(được phân chia theo vùng địa lý gồm có 03 vùng lớn là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và
Đồng Bằng Sông Hồng):
Tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn theo cấp xã tại các địa phương dao động từ 38,75 ±
2,85% đến 42,50 ± 4,41%. Tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn theo cấp độ đàn dao động từ

x


29,72 ± 4,48% đến 58,33 ± 0,79%. Tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn theo cá thể dao động từ
1,42 ± 0,18% đến 3,82 ± 1,36%. Lợn ở giai đoạn từ 1 – 3 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh
cao nhất (5,96 ± 1,05%). Tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn ở đàn lợn nuôi theo phương thức

chăn nuôi nông hộ là cao nhất (5,92 ± 0,37%) trong khi yếu tố về giống lợn nuôi không
ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc dịch tả lợn. Tỷ lệ tử vong của bệnh dịch tả lợn trong quá trình
điều tra dao động từ 92,13 ± 1,08% đến 94,01 ± 1,98%. Trong quá trình điều tra, hầu hết
các tỉnh đều có hai năm dịch (hệ số năm dịch >1), chỉ có tỉnh Thái Bình là 3 năm và tại
Sơn La, Nam Định là 1 năm có có HSND >1. Dịch tả lợn xảy ra tập trung vào thời điểm
tháng 2 – 4 và 8-11 trong năm (hệ số tháng dịch >1). Tỷ lệ hiện mắc của dịch tả lợn là
2,26% đến 2,46% sau 3 năm điều tra trong khi tốc độ mắc bệnh dịch tả lợn là 0,0434 –
0,0474 con/tuần.
Như vậy, đặc điểm dịch tễ học của bệnh dịch tả lợn trong giai đoạn hiện tại đã có
những thay đổi so với các nghiên cứu trong giai đoạn trước đây.
(2) Kết quả xác định hiện tượng mang trùng và dung nạp miễn dịch:
Khi kiểm tra hiện tượng mang virus ở lợn nái nuôi tại địa phương: Tỷ lệ lợn nái
mang virus là 16,5% - 17.0%. Tỷ lệ lợn con âm tính với kháng thể dịch tả lợn lúc 35
ngày tuổi là 87,69% - 88,71%. Tỷ lệ lợn con âm tính ở 21 ngày sau tiêm phòng là
77,27% - 79,82%.
Khi thực hiện thí nghiệm với đàn nái âm tính virus dịch tả lợn (nhưng được tiêm
phòng bằng vaccine nhược độc dịch tả lợn vào 25 ngày sau khi phối), đàn lợn con sinh
ra có hiện tượng âm tính với kháng thể dịch tả lúc 35 ngày tuổi dao động từ 83,17% đến
86,54% vào hai năm 2016, 2017. Tỷ lệ lợn con âm tính với kháng thể dịch tả lợn vào 21
ngày sau tiêm phòng dao động từ 76,09% đến 80,43%.
(3) Dịch tễ học phân tử của virus dịch tả lợn:
Kết quả phân tích phả hệ của của các chủng virus dịch tả lợn dựa vào trình tự đoạn
genE2 cho thấy các chủng thu được từ Nam Định và Hải Dương thuộc 2 phân nhóm 2.1
và 2.2.
Chủng virus dịch tả lợn phân lập thuộc phân nhóm 2.1 rất gần với các chủng
GDPY, GDHZ, HN, and HNLY-11 lưu hành tại Trung Quốc trong giai đoạn 2008 –
2011. Trong khi chủng 2.2 có liên quan đến các chủng phân lập từ các nước Châu Âu
(Đức, Áo, CH. Séc và Ý) và Châu Á (Đài Loan và Nepal).

xi



THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Phuc Hung
Thesis title: Epidemiological study of classical swine fever in northern Vietnam for the
period 2014 - 2017.
Major: Veterinary epidemiology

Code: 9.64.01.18

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Classical swine fever (CSF) is in the list of infectious diseases that require to be
reported in Vietnam and the A list of diseases by the World Organisation for Animal
Health. Disease has caused considerable damage to the pig industry in many provinces.
The disease is rapidly spreading, occurring in pigs of all ages and can kill up to 100% of
piglets.
Due to changes in natural conditions and social conditions, animal husbandry
practices, CSF outbreaks may have epidemiological alterations. On the other hand, a
phenomenon known as "immunological tolerance" in CSF causes piglets not to respond
to vaccines and are highly susceptible to virulent CSFV, leading to outbreaks.
The objectives are: (1) To assess the epidemic situation in Northern Vietnam, to
identify some epidemiological characteristics (incidence, mortality, epidemic year
index, monthly epidemic index, etc.) by space and time. (2) Identification of carriage
and immunological tolerance in pig herds and (3) Identification of some molecular
epidemiological characteristics of CSFV in Northern Vietnam
Materials and Methods
There are three main methods used in this study, including: (1) Epidemiological
method; (2) ELISA for antigen and antibody determination and (3) Molecular biology
and molecular epidemiological characterization determination.

Main findings and conclusions
1) Data on epidemiological characteristics of CSF outbreak in Northern Viet Nam

(divided by geographic region including three major regions: The Northwest, the
Northeast and the Red River Delta): The incidence of CSF by commune level was from
38,75 ± 2,85% to 42,50 ± 4,41%; by the pig farm ranged from 29,72 ± 4,48% to 58,33 ±
0,79%; by individuals from 1,42 ± 0,18% to 3,82 ± 1,36%. Pigs from 1 to 3 months old

xii


had the highest incidence (5,96 ± 1,05%). The pigs which grew in backyard livestock
were more susceptible to CSF, with the prevalence of 5,92 ± 0,37% while the breeding
factor has no effect on the CSF incidence. The mortality rate of CSF during the survey
ranged from 92,13 ± 1,08% to 94,01 ± 1,98%. Most provinces had epidemic index over
one in two years whereas Thai Binh province was in 3 years and in Son La, Nam Dinh
were in 1 year. CSF occurred from February to April and from August to November in
the year. The prevalence of CSF was 2.26% to 2.46% after 3 years of investigation,
while the rate of CSF was 0.0434 - 0.0474 pigs per week. Thus, the epidemiological
characteristics of CSF in the current period have changed when compared with previous
studies.
2) Results of identification of carrier and immune tolerance: testing the virus

carriers in local sows showed: The rate of sows carrying the virus was 16.5% - 17.0%.
The percentage of piglets negative for CSF antibody test at 35 days of age was ranged of
87.69% - 88.71%. The pigs at 21 days after vaccination were from 77.27% to 79.82%
negative for CSF antibody test.
When the sows were tested negative for CSF (but were vaccinated at 25 days after
mating), the percentage of piglets negative for CSF antibody test at 35 days of age
ranged from 83.17% to 86.54% in 2016 and 2017, respectively. The percentage of

piglets negative for CSF antibody at 21 days after vaccination ranged from 76.09% to
80.43%.
(3) Molecular epidemiology of CSFV: The results of phylogenetic analysis of
CSFV in pigs based on E2 gene showed that the strains collected from Nam Dinh and
Hai Duong belonged to 2 sub-groups 2.1 and 2.2. The isolates of subtype 2.1 were
closely related to the GDPY, GDHZ, HN, and HNLY-11 strains circulating in China
during 2008 to 2011 while strain 2.2 was associated with isolates from Europe
(Germany, Austria, the Czech Republic, and Italy) and Asia (Taiwan and Nepal).

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi lợn nước ta trong những năm gần đây đã phát triển nhanh
chóng. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO) trong những năm
vừa qua Việt Nam được ghi nhận là nước chăn nuôi phát triển mạnh và cung cấp
nhiều thịt lợn (từ 116 – 121 triệu tấn thịt lợn từ năm 2016-2018) (FAO, 2018).
Tuy nhiên do tập quán chăn nuôi theo hướng truyền thống vẫn còn rất phổ biến,
không có tính chuyên nghiệp nên dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Trong công cuộc đổi mới của toàn Đảng, toàn dân, ngành chăn nuôi nước
ta đang từng bước phát triển vững chắc, đạt nhiều thành tựu to lớn đáng khích lệ
và dần trở thành một trong những ngành chính của nông nghiệp Việt Nam. Đặc
biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế
giới (WTO), nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh phù hợp như kinh tế
trang trại, vốn tín dụng, chính sách đất đai, chính sách đầu tư nước ngoài... Tất cả
các chính sách đó đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp
trong đó có chăn nuôi. Bước đầu đã có sự hình thành các khu vực, các cụm chăn
nuôi mang tính hàng hóa phù hợp với phát triển của từng loại gia súc, gia cầm và
đặc biệt có thể cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao.

Nhưng do tập tục chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún mà ngành chăn nuôi ở nước
ta còn mang tính tự cung tự cấp, chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hàng hóa theo
quy mô trang trại chưa nhiều. Chất lượng sản phẩm chăn nuôi chưa đủ sức hội
nhập và cạnh tranh. Từ đó, dẫn đến những khó khăn nhất định cho ngành chăn
nuôi, đặc biệt là vấn đề kiểm soát dịch bệnh.
Thời gian vừa qua, do hội nhập kinh tế quốc tế, việc giao lưu buôn bán động
vật, sản phẩm động vật giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, tình hình
dịch bệnh động vật cũng phát triển mạnh, trong đó có bệnh dịch tả lợn cổ điển
(Classical Swine Fever) xảy ra tràn lan ở nhiều khu vực. Ở Việt Nam trong những
năm gần đây, dịch tả lợn cổ điển liên tiếp nổ ra gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn
nuôi lợn. Bệnh xuất hiện trong cả nước và xảy ra tương đối nghiêm trọng ở nhiều
tỉnh thành. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, đặc biệt trên lợn
con, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Một trong những đặc điểm quan trọng là lợn nái
tạo cảm nhiễm qua nhau thai, gây chết phôi, sảy thai... Những
1


lợn con sống sót xuất hiện tình trạng dung nạp miễn dịch – không đáp ứng với
vaccine tiêm phòng và mẫn cảm cao với virus dịch tả lợn cường độc lưu hành, dễ
tạo ra sự bùng phát của dịch. Vì vậy, tổ chức dịch tễ thế giới xếp bệnh này thuộc
bảng A, là bảng danh mục các bệnh nguy hiểm nhất.
Bệnh dịch tả lợn do một loại Pestivirus, họ Flaviviridae gây ra, đó là bệnh
truyền nhiễm gây tiêu chảy nặng, lây lan nhiều và không có thuốc đặc trị ở lợn
mọi lứa tuổi với nhiều thể khác nhau, gây chết hoặc không. Lợn nhiễm bệnh duy
trì mầm bệnh lâu dài gây thiệt hại trầm trọng về mặt kinh tế cho người chăn nuôi.
Virus xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc, qua vết thương ở da
và một phần qua hệ thống hô hấp. Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh dịch tả lợn
lây truyền cả theo chiều ngang và chiều dọc.
Ở nước ta, do tính chất nguy hiểm của bệnh, ngành Thú y đã có những


biện pháp tích cực nhằm khống chế bệnh. Tuy nhiên bệnh vẫn luôn xảy ra và gây
thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Các nhà khoa học trong lĩnh vực Thú y cũng bỏ
nhiều công sức và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố về căn bệnh
và các đặc điểm dịch tễ học của bệnh, tuy nhiên do sự thay đổi về điều kiện thời
tiết, khí hậu, thay đổi về điều kiện xã hội, phương thức và tập quán chăn nuôi thì
các đặc điểm về dịch tễ học của một số bệnh cũng sẽ thay đổi, tìm ra được sự
thay đổi đó sẽ là một phương hướng để đưa ra những biện pháp hiệu quả hơn
trong công tác phòng chống bệnh.
Cho đến hiện tại, chưa có một nghiên cứu hệ thống đầy đủ về dịch tễ học
của bệnh dịch tả lợn trên tổng đại diện đàn lợn nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Vì
vậy trước một diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
về dịch tễ học bệnh dịch tả lợn cổ điển ở lợn tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn
2014-2017. Đây là việc cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay nhằm đưa
ra những khuyến cáo và những giải pháp cấp thiết hỗ trợ cho công tác phòng
chống dịch bệnh, giúp người chăn nuôi giảm thiểu thiệt hại trong quá trình chăn
nuôi lợn.
1.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU
- Cập nhật và phân tích một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh dịch tả lợn

tại miền Bắc Việt Nam.
- Xác định hiện tượng mang trùng và dung nạp miễn dịch của bệnh dịch tả

lợn đối với lợn nuôi tại khu vực nghiên cứu.

2


- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học phân tử những chủng virus dịch

tả lợn phân lập tại miền Bắc Việt Nam

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
- Một số tỉnh phía Bắc Việt Nam gồm: Ba tỉnh Tây Bắc Bộ (Hòa Bình,

Yên Bái, Sơn La), ba tỉnh Đông Bắc Bộ (Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên) và
bốn tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng (Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương).
- Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y và Phòng thí

nghiệm của Bộ môn Bệnh lý học của Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

1.3.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2017.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được sự thay đổi và cập nhật thông tin khoa học về đặc điểm

dịch tễ học của bệnh Dịch tả lợn trong tình hình hiện tại (2014-2017) ở miền Bắc
Việt Nam: Theo vùng địa lý (Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông
Hồng); theo lứa tuổi, phương thức chăn nuôi, giống lợn nuôi; hệ số tháng dịch, hệ
số năm dịch; tỷ lệ hiện mắc, tốc độ mắc bệnh.
- Xác định được sự mang trùng và hiện tượng Dung nạp miễn dịch ở đàn

lợn tại miền Bắc Việt Nam.
- Nghiên cứu được đặc điểm dịch tễ học phân tử của virus Dịch tả lợn ở

miền Bắc Việt Nam
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp một số dữ liệu mới về đặc điểm dịch tễ của bệnh Dịch tả
lợn và virus Dịch tả lợn trên địa bàn miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2014-2017.

Luận án là tài liệu tham khảo tốt, phục vụ cho những nghiên cứu khoa học
về bệnh Dịch tả lợn và tài liệu phục vụ giảng dạy trong lĩnh vực thú y.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định rõ sự thay đổi về một số đặc
điểm dịch tễ học của bệnh Dịch tả lợn lưu hành trên địa bàn miền Bắc Việt Nam:
Tỷ lệ mắc bệnh theo vùng địa lý, theo lứa tuổi, phương thức chăn nuôi, giống lợn

3


nuôi; hệ số tháng dịch, hệ số năm dịch; tỷ lệ hiện mắc, tốc độ mắc bệnh. Dựa vào
những thông số dịch tễ học này, những nghiên cứu kế tiếp có thể ứng dụng để
tính toán số lượng mẫu, so sánh tốc độ mắc bệnh góp phần đánh giá yếu tố nguy
cơ của bệnh.
Kết quả xác định về mang trùng tiềm ẩn và dung nạp miễn dịch là cơ sở
để đưa ra những biện pháp phòng chống phù hợp như thay đổi lịch trình vaccine,
đề xuất phương pháp kiểm soát bệnh thông qua xét nghiệm kháng thể dịch tả lợn.
Việc nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học phân tử của virus Dịch tả lợn
đã chỉ ra được nguồn gốc sự lưu hành và sự phù hợp cho việc sử dụng vaccine
phòng bệnh tại địa phương.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ BỆNH DỊCH
TẢ LỢN
Dịch tả lợn là một bệnh quan trọng nằm trong danh sách loại A của OIE.
Những bệnh thuộc trong danh sách A được định nghĩa như những bệnh truyền
nhiễm có khả năng lây lan rất nguy hiểm và nhanh chóng, bất chấp biên giới

quốc gia, trở thành hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế xã hội và sức khỏe cộng
đồng (OIE, 1998).
2.1.1. Trên thế giới
Bệnh dịch tả lợn là bệnh lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao (có thể từ 60 90%). Bệnh thường ghép với phó thương hàn, tụ huyết trùng. Lợn mắc bệnh
thường có triệu chứng bại huyết, xuất huyết ở nhiều cơ quan, bộ phận, hoại tử,
loét niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh tiến triển ở nhiều thể khác nhau: quá cấp,
cấp tính, mạn tính và thể tiềm ẩn (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2013). Cho đến nay
nguồn gốc của bệnh dịch tả lợn chưa được xác minh chính xác, hiện vẫn còn hai
quan điểm song song tồn tại:
Năm 1810 bệnh dịch tả lợn được Hanson (1957) mô tả đầu tiên ở
Tenessce. Đến năm 1833, bệnh dịch tả lợn được thông báo đầu tiên ở Ohio (Bắc
Mỹ), sau đó bệnh lan ra cả nước Mỹ nhất là vùng Cornbert, vì đây là vùng chăn
nuôi lợn nhiều nhất (Hanson, 1957).
Theo Fuchs (1968), bệnh xuất hiện đầu tiên ở Anh vào năm 1862, sau đó
lây lan sang các nước châu Âu khác là Đan Mạch, Thụy Điển vào năm 1887. Các
nhà khoa học Mỹ cho rằng bệnh xuất phát từ châu Âu và lan sang khắp các nước
trên thế giới, ở Nam Mỹ năm 1899, Nam Phi năm 1900.
Hiện nay bệnh dịch tả lợn vẫn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, thiệt hại
về kinh tế do dịch tả lợn gây ra vẫn rất lớn. Năm 1997, các nước: Đức, Hà Lan,
Italia, Tây Ban Nha, Bỉ có hơn 10 triệu con lợn bị giết hủy (Rassow, 1997). Ở Hà
Lan tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1997 có 424 ổ dịch trong một năm. Cộng hòa
liên bang Đức từ tháng 11 năm 1982 đến 9 năm 1984 có 1457 ổ dịch xảy ra ở
248 đàn lợn giống, 777 đàn lợn thịt và 412 đàn hỗn hợp, với 395000 lợn bị xử lý

(Oleksiewicz et al., 2003).

5


Theo OIE (1998), năm 1984 ở Mexico có 179 ổ dịch, Malaysia có 5 ổ

dịch, Hàn Quốc có 45 ổ dịch. Năm 1997 dịch tả lợn xuất hiện ở Italia, Tây Ban
Nha và Bỉ đều có nguồn gốc từ Hà Lan (Mesplede et al., 1999).
Trong một thập kỷ từ năm 1999 đến năm 2009, người ta chỉ ghi nhận được
một số ổ dịch xảy ra lẻ tẻ ở khu vực phía Đông của EU (Postel et al., 2013). Mặt
khác, theo Postel et al. (2013); trong các năm 2011, năm 2012 đến năm 2015 vẫn
phát hiện ra một số ổ dịch Dịch tả lợn tại một số nước như: Lithuania, Latvia…
Theo OIE, từ năm 2014 tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn vẫn xảy ra ở một
số vùng Caribê (Cuba, Cộng hòa Dominic và Haiti) cũng như từ Bolivia,
Columbia, Ecuador và Peru. Tuy nhiên, riêng lục địa châu Phi không phát hiện
thấy ổ dịch nào (OIE, 2016).
Báo cáo mới nhất của OIE (tính đến tháng 1 năm 2017) cho thấy: tại châu
Mỹ không phát hiện thấy ổ dịch Dịch tả lợn, bao gồm: Canada, Chilê, Guiana
thuộc Pháp, Mexico, Mỹ và một số tỉnh của Brazil (miền Trung và miền Nam)
(OIE, 2017).
Về địa dư bệnh lý, bệnh dịch tả lợn có tính chất phân bố toàn cầu. Theo
Edwards (1998), bệnh xảy ra ở tất cả các nước có chăn nuôi lợn. Riêng các nước:
Australia, Canada, Newzeland, Ireland, Thụy Sỹ và các nước thuộc bán đảo
Scadinavia được coi là không có bệnh dịch tả lợn (Van, 1993). Biến đổi di truyền
của chủng CSFV rất cao (Paton et al., 2000; Postel et al., 2012). Ba kiểu gen
chính, bao gồm nhiều kiểu gen, đã được mô tả và phân bố toàn cầu của chúng
khác nhau (Goller et al., 2016).
Kiểu gen CSFV gây ra đợt bùng phát gần đây ở EU (Đức, Bulgaria,
Latvia) thuộc kiểu gen 2.3 và chỉ có ngoại lệ kiểu gen 2. Tại Nga, mặc dù đã
được tiêm vắc xin sống LK VNIIVVIM, đã được báo cáo về các trường hợp lợn
rừng và lợn nuôi nhiễm bệnh, nhưng thông tin gen rất hạn chế. Một nghiên cứu
gần đây nhấn mạnh rằng trong thập niên 90, các dòng phân lập gen 1 chủ yếu
được phát hiện ở Liên bang Nga, trong khi các đợt bùng phát gần đây (20072014) đã được báo cáo về kiểu gen 2.1 và 2.3 (Titov et al., 2015; Vlasova et al.,
2003). Gần đây kiểu gen 2.3 phân lập từ Nga có liên quan chặt chẽ với các phân
lập Latvia (2012-2015) và các phân lập đã gây ra vụ bùng phát dịch tả CSF ở
Trung Âu, như ở Pháp (2003) và Đức (2006). Báo cáo duy nhất về phân lập kiểu


6


gen 1.1 gần đây rõ ràng là một chủng vắc-xin (Titov et al., 2015). Trong số kiểu
gen 2.1 của CSFV, virus phân lập từ nhóm phát sinh gen tại Nga cùng với các
phân lập từ Trung Quốc và các nước châu Á khác, bao gồm một chuỗi gen từ Nga
từ Primorie giống hệt với chuỗi trình tự từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ví dụ này
nhấn mạnh rằng thông tin chuỗi trình tự chi tiết hơn sẽ có giá trị lớn để hỗ trợ
điều tra dịch tễ học ở cấp độ khu vực và quốc gia, nhưng cũng để phát hiện các
đường lây nhiễm có thể xảy ra trên khắp các khu vực vùng biên. Mặc dù tại
Trung Quốc đã phát hiện các kiểu gen CSFV 1.1, 2.1, 2.2 và 2.3, một số nghiên
cứu cho thấy CSFV kiểu gen 1.1 và 2.1 phổ biến nhất trong các đợt bùng phát
gần đây (Gong et al., 2016; Sun et al., 2013). Bên cạnh đó, có bằng chứng cho
thấy các nhóm phylogenetic cụ thể của kiểu gen 2.1 trở nên chiếm ưu thế trong
thập kỷ qua (ví dụ, gen clade 2.1b) hoặc gần đây phát triển trở thành các biến thể
CSFV chiếm ưu thế trong khu vực (Gong et al., 2016; Zhang et al., 2018). Theo
các tài liệu hiện có, các phân lập thuộc các nhánh mới xuất hiện chủ yếu được tìm
thấy ở phía Bắc và Đông Bắc Trung Quốc bao gồm các tỉnh giáp với Mông Cổ và
Nga. Hơn nữa, có nhiều báo cáo về CSFV kiểu gen 2.1 từ Ấn Độ, Mông Cổ, Hàn
Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, và kiểu gen này dường như chiếm ưu
thế ở nhiều nước châu Á. Hơn nữa, các nhà khoa học đã xác định CSFV các kiểu
gen 1.1 và 2.2 gần đây tại Ấn Độ và ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Điều
thú vị là các phân tích về chuỗi trình tự kiểu gen 2.2 có sẵn cho thấy một nhóm
phylogenetic phổ biến của các dòng phân lập từ Thái Lan và Việt Nam với các
phân lập từ Nam Mỹ.
Kiểu di truyền của CSFV thu thập từ Ecuador và Peru trong khoảng thời
gian từ 2008 - 2013 đã tiết lộ sự xuất hiện của kiểu gen 1.1. Tại Cuba, các nhà
khoa học tìm thấy kiểu gen 1.4 duy nhất, bao gồm các biến thể dường như sao
chép ở mức độ thấp, chỉ hiển thị nhiễm virus ngắn và do đó hầu như không được

phát hiện ngay cả bằng các kỹ thuật phân tử hiện đại (Coronado et al., 2017;
Perez et al., 2012; Postel et al., 2013b). Đã có báo cáo về kiểu gen phân nhóm
1.3 tại miền Nam và Trung Mỹ trước đây hiện không còn xác định trong các
nghiên cứu gần đây, điều này cũng có thể là do dữ liệu hạn chế có sẵn.
Thông tin về các kiểu gen CSFV hiện tại chỉ được một số quốc gia công
khai, cho tới nay vẫn còn số lượng thông tin hạn chế ở các quốc gia khác. Do đó,
việc phổ biến và tiếp cận dữ liệu bệnh gặp nhiều khó khăn. Cơ sở dữ liệu chuỗi
trình tự CSF (CSF-DB) của Phòng Thí nghiệm Tham chiếu của EU và OIE về

7


Dịch tả lợn cổ điển là một công cụ, được triển khai để khắc phục vấn đề này. Dữ
liệu CSF-DB đã được thiết lập gần hai thập kỷ trước để cung cấp một nền tảng
trao đổi dữ liệu chuỗi trình tự chủng CSFV và dữ liệu này đã được cập nhật gần
đây (Dreier et al., 2007; Greiser-Wilke et al., 2000; Postel, et al., 2016). Các sáng
kiến như CSF-DB phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các phòng thí nghiệm quốc gia về
CSF và vào sự chấp nhận chia sẻ thông tin về kiểu gen hoặc chuỗi trình tự. Việc
cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin di truyền về các biến thể
chủng CSFV sẽ hỗ trợ hữu ích trong dịch tễ học phân tử CSFV và giúp có cái
nhìn toàn cầu hơn về căn bệnh xuyên biên giới này.
2.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, CSF được phát hiện vào các năm 1923 - 1924 bởi

Houdenner (Đào Trọng Đạt và cs., 1989) và đến nay CSF vẫn là một trong “4
bệnh đỏ” gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn ở nước ta (Lê Minh Chí và
cs., 1999).
Năm 1960, CSF xảy ra ở các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ do việc vận chuyển
lợn bệnh từ tỉnh ngoài vào. Năm 1968 có tới 481 ổ dịch (Lê Độ, 1980). Năm
1973, CSF xảy ra ở 11 trại lợn xung quanh thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1974

dịch xảy ra ở 17 tỉnh phía Bắc, làm thiệt hại trên 4 vạn lợn, 15 tỉnh Nam bộ có
dịch, gây chết 145078 con lợn (Đào Trọng Đạt và Trần Thị Tố Liên, 1989); năm
1983 dịch xảy ra ở Hải Hưng. Trong những năm 1972 - 1973 dịch kéo dài ở Nghệ
An, Hà Tĩnh do nhân dân mua lợn bệnh về trong dịp ăn tết cổ truyền làm lây lan
dịch bệnh. Tại các tỉnh Trung bộ dịch xảy ra mạnh vào những năm 1976 - 1978;
năm 1976 có 17 ổ dịch, 1977 có 36 ổ dịch, năm 1978 có 18 ổ dịch (Đào Trọng
Đạt và Nguyễn Tiến Dũng, 1984).
Từ những năm 1980, do việc tiêm phòng đã triển khai đồng bộ nên các
ổ dịch lớn không xảy ra, nhưng bệnh vẫn tồn tại và diễn biến ngày càng phức

tạp, có nhiều thay đổi về triệu chứng lâm sàng, bệnh tích cũng như về độ tuổi
mẫn cảm.
Nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng, Đào Trọng Đạt và Trần Tố Liên (1989)
cho rằng: triệu chứng, bệnh tích của CSF ở lợn các lứa tuổi khác nhau, có những
biến đổi phức tạp, bệnh diễn ra ở thể mạn tính, không điển hình do các chủng
virus bị giảm độc lực thường xảy ra đối với lợn nái chưa tiêm phòng, lợn con
theo mẹ và gây chết nhiều nhất là lợn con.

8


Theo Đào Trọng Đạt và Nguyễn Tiến Dũng (1984); Nguyễn Xuân Bình
(1998) đều cho rằng: CSF xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là ở
lợn con theo mẹ và lợn con mới cai sữa. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và
cs. (1997) về khả năng thải virus cường độc ở lợn được tiêm vaccine cho thấy:
những lợn đã tiêm vaccine dịch tả lợn trước hoặc sau khi có khả năng miễn dịch
chống lại sự xâm nhập của virus cường độc, phát bệnh hay không phát bệnh đều
có hiện tượng thải virus cường độc sau khi bị nhiễm và gây bệnh qua tiếp xúc
cho những lợn chưa có miễn dịch cùng nhốt chung.
Đào Trọng Đạt và cs. (1988) nghiên cứu về miễn dịch thụ động và ảnh

hưởng của nó đến phản ứng miễn dịch của lợn con chống CSFV đã đi đến
khuyến cáo nên tiêm phòng cho lợn con ở 40 - 50 ngày tuổi và lợn nái tiêm
phòng trước khi phối giống.
Theo Thông tư 04 2011 TT-BNNPTNT, 2011 có nêu: Bệnh dịch tả lợn ở
nước ta xảy ra quanh năm, tuy nhiên do thời tiết thay đổi (thể hiện rõ ở miền Bắc)
và do biến động của đàn lợn trong năm nên bệnh có lúc tăng lúc giảm. Ngoài ra,
bệnh dịch tả lợn còn phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ tiêm phòng, lợn lớn đã có miễn
dịch bị giết mổ, lợn con thay đàn bổ sung vào chưa kịp tiêm phòng làm cho tỷ lệ
lợn mẫn cảm trong đàn tăng lên. Việc tiêm phòng theo mùa vụ và tiêm phòng bổ
sung thường xuyên góp phần ổn định và hạn chế dịch bệnh rất nhiều, nhưng
trong thực tế sản xuất do nhiều lý do nên việc tiêm phòng chưa thực hiện đúng
quy định, vì vậy dịch tả lợn vẫn xảy ra vào các tháng trong năm.
2.2. BỆNH DỊCH TẢ LỢN
2.2.1. Virus dịch tả lợn
2.2.1.1. Phân loại hình thái cấu trúc của virus
CSFV thuộc chỉ Pestivirus, họ Flaviviridae. Virus này có chung tính kháng
nguyên với virus bệnh tiêu chảy ở bò và bệnh biên giới ở cừu. So với virus gây
bệnh biên giới, những dòng CSFV hình thành một nhóm kháng nguyên đồng
dạng có quan hệ với nhau nhưng có một vài thay đổi tồn tại giữa những dòng
phân lập. Những phản ứng chéo huyết thanh với virus BVD và BD có thể xảy ra
và gây trở ngại trong chẩn đoán huyết thanh (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2013;
Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Bá Hiên, 2014).
CSFV có dạng hình cầu cap xit đối xứng khối là đường kính 40-50nm,
đường kính của nucleocapside là 29 nm, virus có vỏ bao bọc ngoài, có những gai

9


×