Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

chuyên đề : Este Lipit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.84 KB, 55 trang )

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO ÔN THI THPT QUỐC GIA
CỤM TAM DƯƠNG, TAM ĐẢO NĂM 2015

CHUYÊN ĐỀ ESTE - LIPIT

Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc
Đơn vị : Trường THPT Trần Hưng Đạo

1


MỞ ĐẦU
Trong kỳ thi THPTQG vừa qua, BGD&ĐT đã có nhiều sự đổi mới với sự lồng ghép 2
kì thi thành một kì thi chung và đã có những thay đổi, điều chỉnh về mức độ và tính phân
loại trong đề thi. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy bài tập về este – chất béo khá
rộng và phong phú. Để các em học sinh có thể nắm chắc nội dung, khắc sâu kiến thức
trong từng dạng bài tập và có thêm nguồn tài liệu tham khảo tôi quyết định viết chuyên
đề “Este - Lipit”.
Chuyên đề được thực hiện trong 8 tiết dạy ôn thi THPTQG cho học sinh khối 12
của trường THPT Trần Hưng Đạo.
Khi viết chuyên đề này tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý tận tình của các bạn đồng nghiệp giúp cho
chuyên đề được hoàn thiên hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

2


MỤC LỤC


PHẦN I: KIẾN THỨC CẦN NHỚ
A. ESTE
I. KHÁI NIỆM VỀ ESTE VÀ DẪN XUẤT KHÁC CỦA AXIT CACBOXYLIC......4
II . TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ESTE ...................................................................5
III – ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG .............................................................................6
B. LIPIT
I. KHÁI NIỆM ............................................................................................................ 6
II. CHẤT BÉO............................................................................................................. 7
III. ỨNG DỤNG............................................................................................................8

PHẦN II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
A. BÀI TẬP VỀ ESTE
DẠNG 1: ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP – VIẾT CTCT...........................................9
DẠNG 2: SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG – CHUỖI PHẢN ỨNG.............................................16
DẠNG 3: BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY ESTE..................................................................17
DẠNG 4: PHẢN ỨNG XÀ PHÒNG HÓA................................................................27
DẠNG 5: BÀI TẬP PHẢN ỨNG ESTE HÓA............................................................ 37
B. BÀI TẬP VỀ CHẤT BÉO
LOẠI 1: BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH .................................................................................43
LOẠI 2: BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG .............................................................................44
C. BÀI TẬP TỔNG HỢP
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ: ESTE – LIPIT.....................................49
II. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT...................................................................................49

3


PHẦN I: KIẾN THỨC CẦN NHỚ
A. ESTE
I. KHÁI NIỆM VỀ ESTE VÀ DẪN XUẤT KHÁC CỦA AXIT CACBOXYLIC

1. Cấu tạo phân tử este:
- Este là dẫn xuất của axit cacboxylic. Khi thay thế nhóm hiđroxyl (–OH) ở nhóm
cacboxyl (–COOH) của axit cacboxylic bằng nhóm –OR’ thì được este.
- Este đơn giản có công thức cấu tạo: RCOOR’ với R, R’ là gốc hiđrocacbon no, không
no hoặc thơm (trừ trường hợp este của axit fomic có R là H)
- Một vài dẫn xuất khác của axit cacboxylic có công thức cấu tạo như sau:

Este
Anhiđrit axit
Halogenua axit
Amit
Công thức tổng quát của este:
- Tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đơn chức R'OH: RCOOR'. Nếu R và
R’ đều là gốc no thì CTPT chung của este là : CnH2nO2 (n ≥ 2).
- Tạo bởi axit cacboxylic đa chức R(COOH)a và ancol đơn chức R'OH: R(COOR')a.
- Tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đa chức R'(OH)b: (RCOO)bR'.
- Tạo bởi axit cacboxylic đa chức R(COOH)a và ancol đa chức R'(OH)b: Rb(COO)abR'a.
Trong đó, R và R' là gốc hiđrocacbon (no, không no hoặc thơm); trường hợp đặc biệt, R
có thể là H (đó là este của axit fomic H-COOH).
2. Cách gọi tên este: RCOOR’
Tên gốc hiđrocacbon R’ + tên gốc axit RCOO (thay đuôi ic = at)
Ví dụ:
HCOOCH3 : Metyl fomat
CH3COOC2H5 : Etyl axetat
C2H5COOCH3 : Metyl propionat
3. Tính chất vật lí của este
- Giữa các phân tử este không có liên kết hiđro vì thế este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với
axit và ancol có cùng số nguyên tử C.
Ví dụ: HCOOCH3 (ts = 30oC); CH3CH2OH (ts = 78oC); CH3COOH (ts = 118oC)
- Thường là chất lỏng, nhẹ hơn nước, dễ bay hơi, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa

tan nhiều chất hữu cơ khác nhau. Các este có khối lượng phân tử rất lớn có thể ở trạng
thái rắn (như mỡ động vật, sáp ong…)
- Các este thường có mùi thơm dễ chịu:
isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 có mùi chuối chín
benzyl propionat CH3-CH2-COOCH2C6H5 có mùi hoa nhài
etyl butirat CH3-CH2-CH2-COOC2H5 có mùi dứa
etyl isovalerat : CH3-CH2-CH2-CH2-COOC2H5 có mùi táo
II . TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ESTE

4


1. Phản ứng ở nhóm chức
a) Phản ứng thủy phân
- Este bị thủy phân cả trong môi trường axit và bazơ.

Phản ứng thủy phân trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch:

0

H2SO4 t

Ví dụ: CH3-COO-C2H5 + HOH
Chú ý:
RCOOCH2

CH2

CH3-COOH + C2H5-OH
RCOOH


H2O

CH3CHO

0

H2SO4 t

RCOOCH(CH3)=CH2 + H20
RCOOH + CH3 -CO- CH3

Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và còn được
gọi là phản ứng xà phòng hóa:

Chú ý:
RCOOC6H5 + 2NaOH (dư) → RCOONa + C6H5ONa + H2O
Một số phản ứng thủy phân đặc biệt:
- Phản ứng thủy phân cho : 1 rượu + 1 muối + 1 anđêhit
0

t
ROCO-CxHy-COOCH=CH2 +NaOH →
ROH + NaOOC- CxHy-COONa + CH3CHO
- Phản ứng thủy phân cho : 1 muối + 2 rượu
t
ROCO-CxHy-COOR’ + NaOH →
ROH + NaOOC- CxHy-COONa + R’OH
0


- Phản ứng thủy phân cho : 2 muối + 1 rượu
0

t
RCOO-CxHy-OCOR’ + NaOH →
RCOONa + CxHy(OH)2 + R’COONa
- Phản ứng thủy phân cho : 1muối + 1 rượu
t
ROCO-CxHy-COOR+ NaOH →
ROH + CxHy(COONa)2
0

b) Phản ứng khử:
- Este bị khử bởi liti nhôm hiđrua LiAlH4, khi đó nhóm R – CO – (gọi là nhóm axyl) trở
thành ancol bậc I:
2. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon không no
a) Phản ứng cộng:

b) Phản ứng trùng hợp:

5


III – ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1. Điều chế
a) Phản ứng giữa axit và ancol (Este của ancol):
- Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch xảy ra chậm ở điều kiện thường:

- Để nâng cao hiệu suất của phản ứng có thể lấy dư một trong hai chất đầu hoặc làm giảm
nồng độ các sản phẩm. Axit sunfuric đặc vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước.

b) Phản ứng giữa anhiđrit axit và ancol:

c) Phản ứng giữa axit và ankin:

d) Phản ứng giữa phenol và anhiđrit axit hoặc clorua axit ( Este của phenol):
Anhiđrit axetic
Phenyl axetat
2. Ứng dụng
- Làm dung môi (butyl và amyl axetat được dùng để pha sơn tổng hợp)
- Poli(metyl acrylat), poli(metyl metacrylat) dùng làm thủy tinh hữu cơ, poli(vinyl axetat)
dùng làm chất dẻo hoặc thủy phân thành poli(vinyl ancol) dùng làm keo dán
- Một số este có mùi thơm của hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm (bánh
kẹo, nước giải khát) và mỹ phẩm (xà phòng, nước hoa…)

6


B. LIPIT
I. KHÁI NIỆM
- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng
tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
- Cấu tạo: Phần lớn lipit là các este phức tạp, bao gồm chất béo (triglixerit), sáp, steroit và
photpholipit,…
II. CHẤT BÉO
1. Khái niệm
- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là
triaxylglixerol.
- Axit béo là những axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, có thể no
hoặc không no.
- Các axit béo hay gặp:

C15H31COOH : axit panmitic
C17H35COOH : axit stearic
C17H33COOH : axit oleic (1 nối đôi)
C17H31COOH : axit linoleic ( 2 nối đôi)

CTCT chung của chất béo:
R1COO CH2
R2COO CH
R3COO CH2

R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.
Thí dụ:
(C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin)
(C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein)
(C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin)
1.Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường: Là chất lỏng hoặc chất rắn.
R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon no thì chất béo là chất rắn.
R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon không no thì chất béo là chất lỏng.
- Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực: benzen,
clorofom,…
- Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
2.Tính chất hoá học
a.Phản ứng thuỷ phân
CH 2 − COOR
|
CH − COOR ' +
|
CH 2 − COOR "


+ o

3H2O  H,t→

(CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3H
2O
tristearin

H+, t0

CH 2 − OH + RCOOH
|
CH − OH + R 'COOH
|
CH 2 − OH + R "COOH
3CH3[CH2]16COOH +C3H5(OH)3
axit stearic
glixerol

7


b.Phản ứng xà phòng hoá
CH 2 − COOR
|
CH − COOR '
|
CH 2 − COOR "

CH 2 − OH + RCOONa

|
o
'
+3NaOH  t→ CH − OH + R COONa
|
CH 2 − OH + R "COONa
t0

(CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3NaOH
tristearin

3CH3[CH2]16COONa +C3H5(OH)3
natri stearat
glixerol

c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng
(C17H33COO)3C3H5 + 3H
2
(loû
ng)

Ni
175 - 1900C

(C17H35COO)3C3H5
(raé
n)

d. Phản ứng oxi hóa
- Nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo

thành peoxit, chất này bị phân hủy thành sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân
của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.
III. ỨNG DỤNG
- Thức ăn cho người, là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cung cấp phần lớn năng lượng
cho cơ thể hoạt động.
- Là nguyên liệu để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể. Bảo đảm sự vận
chuyển và hấp thụ được các chất hoà tan được trong chất béo.
- Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng và glixerol. Sản
xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,…

8


PHẦN II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
B. BÀI TẬP VỀ ESTE
DẠNG 1: ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP – VIẾT CTCT
I. PHƯƠNG PHÁP
1. Đồng phân:
Cách viết đồng phân este:
B1: tính số liên kết π + số vòng (mạch hở có số vòng = 0)
B2: gán số liên kết π vào nhóm chức
B3: viết các đồng phân este của axit fomic bằng cách từ mạch thẳng thay đổi mạch
cacbon của gốc rượu.
B4: tăng dần số nguyên tử cacbon của axit, giảm số C của gốc rượu để được các đồng
phân của axit khác…
2. Xác định CTCT: dựa vào tính chất hóa học và sản phẩm thủy phân
- Este có phản ứng tráng gương => este của HCOOH
- Este + NaOH → Muối có khối lượng lớn hơn este => este có dạng: RCOOCH 3.
- sản phẩm có andehit => gốc ancol dạng không no –CH=CH-R
3. Danh pháp đối với este:

Tên este = tên gốc R’ + tên anion gốc axit (đuôi ic= at).
Ví dụ :
HCOOC2H5 : etyl fomat (hay etyl metanoat)
CH3COOCH=CH2 : vinyl axetat
CH2=CHCOOCH3 : metyl acrylat
CH2=C(CH3)COOCH3: metyl metacrylat
Chú ý :
Tên một số gốc quen thuộc
CH3CH(-CH3)Iso
CH3CH2CH(-CH3)Sec
CH3 –C(-CH3)2 –
Tert
CH3 –C(CH3)2 –CH2 – Neo
CH2=CHVinyl
CH3-CH=CHAlyl/Acryl
C6H5Phenyl
C6H5- CH2 –
Benzyl
CH3-C(-CH3)=CHMetacryl
CH3 –C6H4 –
(o, m, p) Tolyl
Một số axit và gốc axit cacboxylic
CT axit

Tên axit

Gốc axit

Tên gốc axit


HCOOH

Axit fomic

HCOO-

fomat

CH3COOH

Axit axetic

CH3COO-

axetat

CH3CH2COOH

Axit propionic

CH3CH2COO-

propionat

CH2=CH-COOH

Axit acrylic

CH2=CH-COO-


acrylat

9


CH3CH2CH2COOH

Axit butiric

CH3CH2CH2COO-

butirat

CH2=C(CH3)COOH

Axit metacrylic

CH2=C(CH3)COO-

metacrylat

C6H5COOH

Axit benzoic

C6H5COO-

benzoat

HOCO-COOH


Axit oxalic

-OCO-COO-

oxalat

HOCO[CH2]4COOH

Axit ađipic

-OCO[CH2]4COO-

ađipat

II. VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1:Viết các công thức cấu tạo thu gọn của các đồng phân este có công thức phân tử là
C3H6O2, C4H6O2, C4H8O2 và C5H10O2? Gọi tên các đồng phân đã viết.
Hướng dẫn
C3H6O2 có 2 đồng phân este
C4H8O2 có 5 đồng phân este mạch hở
C4H6O2 có 6 đồng phân este mạch hở (tính cả đồng phân hình học)
Câu 2: Đọc tên các chất sau đây:
HCOOCH3;
HCOOC2H5;
CH3COOC6H5;
C2H5COOCH3;
CH2=CH-COOCH2CH2CH3;
C6H5COOCH3;
HCOO-CH2-CH2-OOCH;

n-C3H7OOC-CH2-COOC2H5;
CH2=C(CH3)COOCH3;
CH3COOCH2CH2CH(CH3)CH3;
CH3OOC-COOCH3;
HCOO-CH2-CH2-OOCH;
CH3CH2COOCH2CH3;
CH3CH2CH2COOCH2CH2CH3;
CH3OOC(CH2)4COOCH3
CH3OOCCOOC2H5;
Hướng dẫn
HCOOCH3 : metylfomat; HCOOC2H5: etyl fomat; CH3COOC6H5 : phenyl axetat;
C2H5COOCH3: metyl propionat; CH2=CH-COOCH2CH2CH3: propyl acrylat;
C6H5COOCH3: metyl bezoat; CH3OOCCOOC2H5: etyl metyl oxatat; HCOO-CH2-CH2OOCH: Etylen đifomiat ; n-C3H7OOC-CH2-COOC2H5 etyl propyl malonat: ;
CH2=C(CH3)COOCH3: metyl metacrylat; CH3COOCH2CH2CH(CH3)CH3: isoamyl
axetat; CH3OOC-COOCH3: đimetyl oxalat; ; CH3OOC(CH2)4COOCH3: đimetyl ađipat
Câu 3: Viết công thức cất tạo thu gọn các chất có tên sau đây:
Metyl metacrilat:
Benzyl benzoat;
Phenyl axetat;
Đimetyl oxalat;
Etyl metyl malonat;
Isoamyl axetat;
Natri phenolat;
Triglixeryl acrilat;
Vinyl axetat;
Isopropenyl fomiat;
Isopropyl propionat;
Secbutyl isobutirat;
Phenyl axetat;
Đietyl ađipat;


10


Hướng dẫn
Metylmetacrylat:
CH2=C(CH3)COOCH3:
Benzyl benzoat:
C6H5COOCH2C6H5.
Phenyl axetat:
CH3COOC6H5
Đimetyl oxalat:
CH3OOC-COOCH3
Etyl metyl malonat:
CH3OOCCH2COOC2H5
Isoamyl axetat :
CH3COOCH2CH2CH(CH3)CH3
Natri phenolat:
C6H5ONa
Triglixeryl acrylat:
C3H5(OOCCH=CH2)3
Vinyl axetat:
CH3COOCH=CH2 ;
Isopropenyl fomiat:
HCOOC(CH3)=CH2;
Isopropyl propionat:
CH3CH2COOCH(CH3)2;
Phenyl axetat:
CH3COOC6H5;
Đietyl ađipat:

C2H5OOC(CH2)4COOC2H5;
Câu 4: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm
hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. axit fomic.
B. etyl axetat.
C. ancol metylic.
D. ancol etylic.
Hướng dẫn
Đáp án D
Câu 5: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu
được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-C(CH3)=CH2.
B. HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH3COO-CH=CH2.
D. CH2=CH-COO-CH3.
Hướng dẫn
Đáp án C
Câu 6: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu
được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu
tạo thu gọn của X và Y là
A. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
B. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2.
C. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.
D. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
Hướng dẫn
Đáp án D
X và Y là đồng phân của nhau ⇒ X và Y có cùng công thức phân tử RCOOR,
nX = nN2 = 0.025mol ⇒ Meste =1,875 /0,05 = 74 đvC
Dựa vào đáp án ⇒ D
Câu 7: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2H4O2 lần

lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Hướng dẫn
Đáp án A

11


Tất cả các đồng phân đơn chức của C2H4O2 là: CH3COOH; HCOOCH3
CH3COOH tác dụng với : Na, NaOH, NaHCO3
HCOOCH3 tác dụng với : NaOH,
Câu 8: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung
dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO 3 trong dung dịch NH3
thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất
X có thể là
A. HCOOCH3.
B. CH3COOCH=CH-CH3.
C. HCOOCH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Hướng dẫn
Đáp án D
Câu 9: Xác định số đồng phân có CTPT C4H8O2 phản ứng được với NaOH.
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Hướng dẫn

Số đồng phân :
C-C-C-COOH; C-C(C)-COOH; HCOOC-C-C;
C-COO-C-C; HCOOC(C)-C; COOC-C-C
Câu 10: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C 4H8O2, tác dụng
được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Hướng dẫn
Đáp án A
Câu 11: Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau:
A. Este là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức –COO- liên kết
với c¸c gốc R và R’.
B Este là hợp chất sinh ra khi thế nhóm –OH trong nhóm COOH của phân tử axit bằng
nhóm OR.
C. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit cacboxylic
D. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit.
Hướng dẫn
Đáp án => B
“Thế nhóm OH của axit bằng nhóm OR của rượu”
Câu 12: Công thức tổng quát của este no, đơn chức là
A. RCOOR’
B. CxHyOz
C. CnH2nO2
D. CnH2n-2O2
Hướng dẫn
Đáp án C
Câu 13: Trong phân tử este no, đơn chức có số liên kết pi là :
A. 0

B. 1
C. 2
D. 3
Hướng dẫn
Đáp án B

12


Có 1 pi ở gốc COO => B
Câu 14: Công thức phân tử của este X mạch hở là C4H6O2 . X thuộc loại este:
A. No, đa chức
B. Không no,đơn chức
C. No, đơn chúc
D. Không no, có một nối đôi, đơn chức
Hướng dẫn
Đáp án D
C4H6O2 => k = (2.4 – 6 + 2)/2 = 2 pi ; Ta có 1 pi trong COO
=> 1 pi còn lại trong gốc hirocabon
=> D “Đơn chức vì chỉ có 1 gốc COO “do 2 Oxi”
Câu 15: Tên gọi của este có CTCT thu gọn : CH3COOCH(CH3)2 là:
A. Propyl axetat
B. iso-propyl axetat
C. Sec-propyl axetat
D. Propyl fomat
Hướng dẫn
Đáp án B
Cách đọc tên este : tên rượu “ R’ ”– tên axit ”RCOO”
R’ : CH3 – CH(CH3) => Iso - propyl ;
R : CH3COO => Axetat

=> Iso - propyl Axetat
=> B
Câu 16: Số đồng phân tối đa của este có CTPT C4H8O2 là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hướng dẫn
Đáp án C
K = 1 => chỉ có 1 pi trong gốc COO “Không có trong gốc hidrocabon”
Đp Viết từ gốc R thấp lên cao
H – COO – CH2 – CH2 –CH3 ; H – COO – CH(CH3) – CH3 ;
CH3 – COO – CH2 – CH3 ; CH3 – CH2 – COO – CH3 => 4 đp
Câu 17: Số đồng phân tối đa của este có CTPT C4H6O2 là:
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
Hướng dẫn
Đáp án C
K = 2 => 1 nối đôi ở gốc hidrocabon ; 1 ở gốc COO
=> Chú ý đồng phân hình học
Đp: HCOOCH2-CH=CH2; ; HCOOCH2=CH-CH3 “Có đồng phân hh=> 2 ”
HCOOC(CH3)=CH2 ; CH3COOCH=CH2 ; CH2=CHCOOCH3
=> tổng có 6 đp
Câu 18: Phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là:
A. Metylaxetat
B. Axetyletylat
C. Etylaxetat
D. Axyletylat

Hướng dẫn
Đáp án C
ancol etylic “C2H5OH” => Gốc R’:C2H5 . Axit axetic “CH3COOH”

13


=> gốc R:CH3=> Este : CH3COOC2H5 => Etylaxetat
Câu 19: Metyl propylat là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
A. HCOOC3H7
B. C2H5COOCH3
C. C3H7COOH
D. C2H5COOH
Hướng dẫn
Đáp án B
Đuôi at => este => Loại C và D
Metyl => Rượu CH3OH => Gốc R’:CH3 => B
Câu 20: Este được tạo thành từ axit no, đơn chức với ancol no, đơn chức có công thức
nào sau đây?
A. CnH2n + 1COOCmH2m +1
B. CnH2n - 1COOCmH2m -1
C. CnH2n - 1COOCmH2m +1
D. CnH2n + 1COOCmH2m -1
Hướng dẫn
Đáp án A
Axit đơn chức no
=> CT: CnH2n+1COOH => R:CnH2n+1 ;
Rượu no đơn chức
=> CmH2m+1OH
=> R’:CmH2m+1

=> Este => CnH2n + 1COOCmH2m +1
=> A
Câu 21: Trong các chất sau chất nào không phải là este:
A.CH3COOC2H5
B.HCOOC3H7
C.C2H5ONO2
D.CH3-O–C2H4–O–CH3
Hướng dẫn
Đáp án D
C là este vô cơ do phản ứng của rượu C2H5OH với axit vô cơ HNO3
=> Chỉ có D là không phải este.
Câu 22: Một este hữu cơ đơn chức có thành phần khối lượng mC : mO = 9 : 8 .CTCT thu
gọn của este?
A. HCOOCH=CH2
B. HCOOCH2-CH3 hoặc CH3COOCH3
C. HCOOC2H5
D. Cả A, B, C đều đúng
Hướng dẫn
Đáp án D
mC : mO = 9 : 8 => chọn mC = 9g => mO = 8g ;
Gọi CT este : CxHyO2 “Vì đơn chức => 2Oxi
=> x : z = nC : nO = 0,75 : 0,5 = 3 : 2 => CT este : C3HyO2
=> A , B , C đều thỏa mãn 3C và 2Oxi => D
Câu 23: Trong phân tử este no, đơn chức, mạch hở X có chứa 36,36 % oxi về khối
lượng. Số công thức cấu tạo thoả mãn công thức phân tử của este X là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Hướng dẫn

Đáp án A
Este no, đơn chức mạnh hở => CT tổng quát : CnH2nO2

14


%O=

M O2
M Cn H 2n O2

=

32
.100% = 36, 36% => n = 4 => C 4 H 8O 2
14n + 32

=> 4 đồng phân =>A
Câu 24: Một este có công thức phân tử là C3H6O2, có tham gia phản ứng tráng bạc.
CTCT của este đó là:
A. HCOOC2H5
B. CH3COOCH3
C. HCOOC3H7
D. C2H5COOCH3
Hướng dẫn
Đáp án A
Để tham gia phản ứng trang bạc => Este phải có gốc CHO => Chỉ có este tạo thành từ
axit fomic “HCOOH” mới có khả năng tráng gương => A đúng “C sai vì có 4C”
Câu 25 : Khi thuỷ phân vinyl axetat trong môi trường axit thu đựơc chất gì?
A. Axit axetic và anđehit axetic

B. Axit axetic và ancol vinylic
C. Axit axetic và ancol etylic
D. Axetat và ancol vinylic
Hướng dẫn
Đáp án A
Vinyl axetat => R: CH3- R’:CH2=CH => Thủy phân tạo ra CH3COONa và CH3CHO “ Vì CH2=CH-OH bị hổ biến thành
CH3CHO
Câu 26: Một este có CTPT C4H8O2. Khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được ancol
etylic. CTCT của este đó là:
A. C3H7COOH
B. CH3COOC2H5
C. HCOOC3H7
D. C2H5COOCH3
Hướng dẫn
Đáp án B
Thủy phân thu được ancol etylic => R’: C2H5 => B
Câu 27: Thuỷ phân este C4H8O2 thu được axit X và ancol Y. Oxi hoá Y với xúc tác thích
hợp thu được X. Este có CTCT là:
A. CH3COOC2H5
B. HCOOCH2-CH2-CH3
C. C2H5COOCH3
D. HCOOCH(CH3)
Hướng dẫn
Đáp án A
Chú ý phản ứng C2H5OH “rượu etylic” + O2 => CH3COOH”axit axetic” + H2O => A
Câu 28: Chọn câu sai:
A . Công thức chung của este giữa axit cacboxylic và rượu là CnH2nO2 (n ≥ 2).
B . Nhiệt độ sôi của este nhỏ hơn nhiệt độ sôi của axit cacboxylic có phân tử lượng bằng
nhau là do không có liên kết hiđrô giữa các phân tử este.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ là phản ứng một chiều.
Hướng dẫn
Đáp án A

15


Câu 29: Hai este sau: CH3COOCH=CH2 và CH2=CH–COOCH3 có cùng đặc điểm:
A. Là este chưa no đơn chức mạch hở có công thức chung CnH2n – 2O2 (n ≥ 2)
B. Có thể làm mất màu (nhạt màu) nước brôm.
C. Xà phòng hóa sinh ra rượu và muối.
D. Tất cả đều đúng.
Hướng dẫn
Đáp án B
Câu A sai vì CT chung phải là CnH2n – 2O2 (n ≥ 3), câu B đúng.
Câu C sai vì CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO, do CH2=CHOH
sinh không bền sẽ chuyển hóa thành CH3CHO.
Câu 30: Các este: metyl fomiat, vinyl fomiat, etyl fomiat có đặc điểm chung là:
A . Đều tráng gương được.
B . Xà phòng hóa cho ra muối và rượu.
C . Có công thức chung CnH2nO2
D . Thủy phân cho glixerol.
Hướng dẫn
Đáp án A
Metyl fomiat: HCOOCH3; vinyl fomiat: HCOOCH=CH2; etyl fomiat: HCOOCH2–CH3
đều tráng gương được do trong phân tử đều có nhóm –CHO nên câu A đúng.
Vinyl fomiat xà phòng hóa cho ra muối và anđehit axetic (kết quả câu 3) nên câu B sai.
Câu C sai vì vinyl fomiat có CTPT là C3H4O2 ⇒ câu D sai
DẠNG 2: SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG – CHUỖI PHẢN ỨNG
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây

a. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O
b. CH3OOCCH2CH2CH(CH3)2 + H2O
c. C6H5COOCH3 + NaOH
d. C6H5 OOCCH3 + NaOH
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
a. C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5 → CH3COONa.
b.CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5 →
CH3COONa → CH4 → HCHO → HCOOH → HCOOCH3 → HCOONa.
c. Al4C3 → CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H4OH → C2H4(OCOCH3)2 .
d.CaO → CaC2 → C2H2 → C2H4 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH → CH3CO
OC2H5 → CH3COONa → CH4.
e.C2H5OH → CH3COOH → CH3COOCH=CH2 → -(CH(OCOCH3)-CH2)n→ (CH(OH) – CH2)n-.
f. n-heptan → toluen → benzylclorua → Ancol benzylic → benzyl axetat
Câu 3: Viết phương trình phản ứng khi cho rượu n-propylic ; isopropylic; rượu terbutylic lần lượt tác dụng với : Na; CH3COOH/H2SO4 đ; H2SO4/1800C; H2SO4/1400C.
Câu 4: Đồng phân nào trong số các đồng phân mạch hở có CTCT C2H4O2
a. Tác dụng với NaOH
b. Na

16


c. C2H5OH
d. Dung dịch AgNO3/NH3
DẠNG 3: BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY ESTE
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
CTTQ của este (dùng khi viết phản ứng cháy): CxHyOz trong đó y, z đều chẵn.
CxHyOz + ( x +

Phản ứng:


y z
y
t0
− ) O2 
H2O.
→ x CO2 +
4 2
2

Áp dụng ĐLBTKL:
meste + mO2pư = mCO2 + mH2O.
nO(este) + 2nO2(pư) = 2nCO2 + nH2O
Nếu:
+ nCO2 = nH2O → Este no, đơn chức (CnH2nO2)
+ nCO2 > nH2O → Este không no, có C ≥ 3
+ nCO2 – nH2O = neste → Este không no chứa 1 liên kết C=C, đơn chức ( CnH2n-2O2)
- Este đơn chức có CTTQ là : CxHyO2 .
Đốt este no đơn chức mạch hở <=> nCO2 = nH2O và neste = nO2 có trong este = ½ nH2O
II. VÍ DỤ MINH HỌA
1. Mức độ vận dụng
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam một este X thu được 13,2 gam CO 2 và 5,4 gam nước.
Biết rằng X tráng gương được. X chính là:
A . Metyl fomiat.
B . Etyl fomiat.
C . Metyl axetat
D . Kết quả khác.
Hướng dẫn
nCO2 =

13, 2

5, 4
= 0,3 mol;nH2O =
= 0,3 mol = nCO2
44
18

⇒ X là este no đơn chức mạch hở có CTTQ CnH2nO2
®èt
CnH2nO2 
→ nCO2 + nH2O

(14n + 32) gam
7,4 gam
Ta có tỉ lệ:

n mol
0,3 mol

14n +32 n
=
⇒ n= 3
7,4
0,3

Vậy CTPT của X là: C3H6O2
Vì X tráng gương được
⇒ X có CTCT HCOOC2H5 ⇒ câu B đúng.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,09g este đơn chức Y thu được 0,132 g CO 2 và 0,054 g H2O.
CTPT của Y là
A.C2H4O2

B. C3H6O2
C. CH2O2
D. C4H8O2
Hướng dẫn
Lý thuyết : nCO2 = nH2O => este no => CnH2nO2
nCO2
nEste

=

(14n + 32).nCO2
meste

=n⇔

(14n + 32).0, 003
= n  n = 2 => A
0, 09

17


Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn a mol một este đơn chức X cần 2a mol khí oxi. X có thể este
nào trong các este sau:
A . Metyl fomiat.
B . Etyl fomiat
C . Metyl axetat
D . Kết quả khác.
Hướng dẫn
Đáp án A

CTTQ của X là CxHyO2
C xHyO2

+

(x +

y
− 1)O2 → xCO2
4

+

y
H2O
2

y
x + −1
n
2a
4
Theo đề bài, ta có: oxi =
=
⇒ 4x + y = 12 ⇒ y = 12 − 4 x
nX
1
a

Lập bảng biến thiên: x

y

1
8

2
4
nhận

3
0

4
âm

Vậy X là C2H4O2 có CTCT HCOOCH3
⇒ câu A đúng.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 gam một chất hữu cơ X cần 4,48 lít khí oxi (đkc) thu
được nCO :nH O = 1 : 1 . Biết rằng X tác dụng với NaOH tạo ra hai chất hữu cơ. CTCT của
2

2

X là:
A. CH3COOH
B. CH3CHO
C. HCOOCH3
D. CH3COOCH3.
Hướng dẫn
X tác dụng với NaOH tạo ra hai chất hữu cơ ⇒ X là este.

Đốt X → nCO :nH O = 1 : 1 ⇒ X là este no đơn chức mạch hở
2

2

CTTQ của X là CnH2nO2
Ta có: noxi =

4, 48
= 0, 2 mol
22, 4
CnH2nO2 + (

Theo đề bài, ta có: noxi =
nX

3n − 2
)O2 → nCO2
2

+ nH2O

(3n − 2)

2 = 0, 2 ⇒ n = 2
1
0,1

Vậy X là C2H4O2 có CTCT HCOOCH3 ⇒ câu C đúng.
Câu 4: Đốt cháy a g một este, sau phản ứng thu được 9,408 lít CO 2 (đktc) và 7,56 g

nứơc. Thể tích khí oxi cần dùng là 11,76 lít (đktc). CTPT của este là:
A. C4H8O2
B. C3H6O2
C. C2H4O2
D. C5H10O2
Hướng dẫn
Đáp án => Este no đơn chức ;
Cách 1 : BT khối lượng => m este = mCO2 + mH2O – mO2 = 9,24 g

18


=>

nCO2
nEste

=

(14n + 32).nCO2
meste

=n⇔n=4⇒ A

Cách 2: BTNT oxi :  2n este + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
 n este = 0,105 => n = nCO2 / neste = 4 => A
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 3,225 g hỗn hợp 2 este đồng phân X và Y ta thu được 3,36 lít
khí CO2 (đktc) và 2,025 g nước. X, Y có công thức cấu tạo là:
A. CH2= CH-COOCH3 và HCOOCH2-CH= CH2
B. CH3COOCH3 và CH3COOCH2- CH=CH2

C. CH2=CH-COOCH3 và CH3COOCH2-CH=CH2
D. Kết quả khác
Hướng dẫn
nCO2 > nH2O => este không no => Dựa vào đáp án => Este không no chứa 1 pi trong gốc
hidrocacbon
 CT este: CnH2n-2O2 => nEste = nCO2 – nH2O = 0,0375 mol
 Meste = 86 => A “Vì 2 este là đồng phân”
Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO 2 sinh ra bằng số mol
O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là:
A. metyl fomiat.
B. etyl axetat.
C. n-propyl axetat. D. metyl axetat.
Hướng dẫn
Phản ứng : CnH2nO2 +

3n − 2
O2 → n CO2 + nH2O
2

=> nO2 = nCO2  (3n-2) / 2 = n  n = 2 => C2H4O2
=> HCOOCH3 “vì là este” => A
Câu 7: Hỗn hợp gồm một ancol đơn chức và một axit đơn chức bị este hoá hoàn toàn thu
được một este. Đốt cháy hoàn toàn 0,11 g este này thì thu được 0,22 g CO 2 và 0,09 g
nước. Vậy CTPT của ancol và axit là:
A. CH4O và C2H4O2
B. C2H6O và C2H4O2
C. C2H6O và CH2O2
D. C2H6O và C3H6O2
Hướng dẫn
nCO 2 (14n + 32).nCO 2

=
= n <= >n = 4 = >Este có 4 C = >B
nEste
meste

Câu 8: Đốt cháy 1,7 gam este X cần 2,52 lít oxi (đktc), chỉ sinh ra CO 2 và H2O với tỉ lệ
số mol nCO2 : nH2O = 2. Đun nóng 0,01 mol X với dung dịch NaOH thấy 0,02 mol NaOH
tham gia phản ứng. X không có chức ete, không phản ứng với Na trong điều kiện bình
thường và không khử được AgNO3, trong amoniac ngay cả khi đun nóng. Biết Mx < 140
đvC. Hãy xác định công thức cấu tạo của X?
A. HCOOC6H5
B. CH3COOC6H5
C. C2H5COOC6H5
D. C2H3COOC6H5
Hướng dẫn

19


Cách 1: Mẹo: Ta có số C / số H = nCO2 / 2nH2O ; Đề cho nCO2 / nH2O = 2 hay nCO2 / 2nH2O =
1 => Số C = số H => B “Cùng bằng 8”
Cách 2: Từ n CO2 : 2nH2O = 2 => CT este : CnHnO2 “ số C = số H”
nO 2
n
nO 2
5n − 4
0,1125
= n + −1 =

=

<= >n = 8 = >B
mX
1,7
nX
4
4
MX
13n + 32

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm
cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 12,4 gam.
Khối lượng kết tủa tạo ra là bao nhiêu?
Hướng dẫn
Đặt CT chung của các este là: CnH2nO2
Ta có: CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2  nCO2 + nH2O
Khối lượng bình tăng là khối lượng CO2+ H2O  44x + 18x = 12,4 gam.
 x = 0,2 mol.
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O
0,2
0,2  mCaCO3 = 0,2.100 = 20 gam.
Câu 10: Đốt cháy hoàn tòan 3,7 gam chất hữu cơ X cần vừa đủ 3,92 lít O 2 (đktc) thu đợc
CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1: 1. Biết X tác dụng với KOH tạo ra 2 chất hữu cơ. Tìm
CTPT của X?
Hướng dẫn
X (C, H, O) + KOH  2 chất hữu cơ  X là este
Đốt X  số mol CO2 = số mol H2O  X là este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2
Pư cháy:
CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2  nCO2 + nH2O
Từ pư ta có :


3, 7(3n − 2)
= 0,175  n = 3  CTPT X là : C3H6O2.
(14n + 32).2

2. Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế
tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít
khí O2 (đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị
của m tương ứng là:
A. CH3COOCH3 và 6,7
B. HCOOC2H5 và 9,5
C. HCOOCH3 và 6,7
D. (HCOO)2C2H4 và 6,6
Hướng dẫn
CO 2 : 0, 25

Ta có :  H O : 0, 25 → Z là các este no đơn chức.
 2
BTNT.O
Z
Z

→ n Trong
+ 0,275.2 = 0,25.2 + 0,25 → n Trong
= 0,2 → n Z = 0,1(mol)
O
O

→ n Z = 2,5
BTKL

→ m = ∑ m(C, H,O) = 0,25.12 + 0,25.2 + 0,2.16 = 6,7(gam)
 

Khi đó: 

20


Chú ý: Gặp bài toán hữu cơ mà khi đốt cháy thì nghĩ ngay đến ĐLBTKL hoặc ĐLBTNT
tùy thuộc vào dữ kiện bài toán cho.
Câu 2: Cho 0,05 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol
CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của
m là:
A. 2,34.
B. 4,56.
C. 5,64.
D. 3,48.
Hướng dẫn
BTNT.Na
0,03 mol Na2CO3 
→ nNaOH = 0,06; neste = 0,05(mol) nên có este của phenol
este− phenol :a(mol) a + b = 0,05
a = 0,01(mol)
→
→

este− ancol : b(mol)
2a + b = nNaOH = 0,06 b = 0,04(mol)




∑n

C

 HCOOCH3 : 0,04(mol) 1
= 0,15 → C = 3 → 
 HCOO − C6 H5 : 0,01(mol) 2

 HCOONa:0,05(mol)
→ m = 4,56
→ Chọn B
C6H5ONa:0,01(mol)

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y, đơn chức, no, mạch hở cần
3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO 2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với
KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công
thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:
A.C2H5COO C2H5 và C2H5COO C3H7
B.C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5
C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5
D.HCOOC3H7 và HCOOC4H9
Hướng dẫn
Đặt công thức trung bình của 2 este X, Y là: CnH2n+1COO C mH 2m+1
Vì X, Y đều là este đơn chức, no, mạch hở nên: n H O = nCO = 6,38/44 = 0,145 mol
2

2


⇒ meste + mO = 44. nCO + 18. n H O ⇒ meste = 3,31 gam
2

2

2

neste = nCO2 + 1/2nH2O – nO2 = 0,04 mol
⇒ nmuối = neste = 0,04 mol ⇒ Mmuối = 14n + 84 = 3,92/0,04 = 98 ⇒ n = 1
Mặt khác: M este = 3,31/0,04 = 82,75 ⇒ 12.1 + 46 + 14 m = 82,75 ⇒ m= 1,77
Vậy: X là CH3COOCH3 và Y là CH3COOC2H5
Câu 4: Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z và este T (Z và T là đồng phân).
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O 2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol
nước. Cho một lượng Y bằng lượng Y có trong 0,2 mol X tác dụng với một lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau phản ứng được m gam Ag (hiệu suất phản
ứng 100%). Giá trị của m là:
A. 64,8g
B. 16,2g
C. 32,4.
D. 21,6g
Hướng dẫn

21


CO2 : 0,525(mol)
BTKL
→ mX = 0,525.44 + 0,525.18 − 0,625.32 = 12,55

 

 H2O: 0,525(mol) →  BTNT.oxi
→ nOtrong X = 0,525.3 − 0,625.2 = 0,325
 
O : 0,625(mol)
2

C H O: a
a + b = 0,2
a = 0,075(mol)
nCO2 = nH2O

→  n 2n
→
→
CmH2mO2 : b a + 2b = 0,325 b = 0,125(mol)
→ 0,075.CH3CHO + 0,175.C3 H6O2 = 12,55 → nAg = 0,075.2 = 0,15(mol)

→ Chọn B
Câu 5: Cho 27,2 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức hở tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH thu được một muối duy nhất và 11 gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Mặt
khác đốt cháy hoàn toàn 13,6 gam X cần 16,8 lít O 2 (đktc) và thu được 14,56 lít CO 2
(đktc). Tên gọi của hai este là:
A. Etylaxetat và propylaxetat.
B. Metylaxetat và etylaxetat
C. Metylacrylat và etylacrylat.
D. Etylacrylat và propylacrylat.
Hướng dẫn
Với 13,6 gam X:
BTKL


→13,6 + 0,75.32 = 0,65.44 + mH2O → mH2O = 9 → nH O = 0,5(mol)
2

BTNT.oxi

→ 2nX + 0,75.2 = 0,65.2 + 0,5 → nX = 0,15(mol)

Với 27,2 gam X
nX = 0,3 → ROH =

CH OH
11
= 36,67 → R = 19,67 →  3
0,3
C2H5OH

27,2
M X = RCOOR =
→ R = 27
0,3

→ Chọn C

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một este no đa chức X được tạo thành từ axit hai chức mạch
hở và ancol ba chức mạch hở bằng oxi, sục toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước
vôi trong dư thu được 60 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 29,1 gam. Khối
lượng mol của X là:
A. 362.
B. 348.
C. 350.

D. 346.
Hướng dẫn
Chú ý:

3R ( COOH ) 2 + 2R'( OH ) 3 → R 3 ( COO) 6 R'2 + 6H 2O a

→ mR ( COOH ) n + nR'( OH ) m → Rm( COO) nmR'n + nmH2O

n↓ = nCaCO3 = 0,6 → ∆m ↓= 60 − (mCO2 + mH2O ) = 29,1
→ mH2O = 4,5(gam) → nH2O = 0,25(mol)

Do đó X có 6π và 2 vòng : nCO − nH O = 7nX → nX =
2

BTKL:

2

0,6 − 0,25
= 0,05(mol)
7

mX = ∑ m(C,H,O) = 0,6.12 + 0,25.2 + 0,05.12.16 = 17,3
→ MX =

17,3
= 346(gam)
0,05

→ Chọn D


22


Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai este X1, X2 là đồng phân của nhau
cần dùng 19,6 gam O2, thu được 11,76 lit CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Mặt khác, nếu cho
m gam hỗn hợp trên tác dụng hết với 200ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn dung dịch
sau phản ứng thì còn lại 13,95 gam chất rắn khan. Tỷ lệ mol của X1, X2 là:
A. 3:1.
B. 2:3.
C. 4:3.
D. 1:2.
Hướng dẫn
Bảo toàn khối lượng :
m + 19, 6 = 0,525.44 + 9, 45 → m = 12,95( gam)

nH 2O = nCO2 = 0,525(mol ) → no ,đơn chức

Bảo toàn nguyên tố oxi :
19,6
.2 = 0,525.3 → nX = 0,175 → n = 3
32
CH 3COONa : a

→ 13,95  HCOONa : 0,175 − a
 NaOH : 0,2 − 0,175

2nX +

→ 13,95 = 82a + 68.(0,175 − a) + 40(0,2 − 0,175) → a = 0,075


→ CH3COOCH3 : 0,075 mol và HCOOC2H5 : 0,1 mol
Câu 8: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn
chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO 2 (đktc) và
18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este.
Giá trị của m là:
A. 12,24.
B. 9,18.
C. 15,30.
D. 10,80.
Hướng dẫn
Axit có 1 pi còn rượu không có pi nào nên ta có ngay:
 nCO2 : 0,9
→ nancol = 1,05 − 0,9 = 0,15(mol)

nH
O
:1
,05
2


Vì axit có 2 nguyên tử O còn ancol có 1.O nên ta có

∑m

X
O

= 21,7 − 0,9.12 − 1,05.2 = 8,8 → ∑ nO = 0,55(mol)


→ naxit =

0,55− 0,15
= 0,2(mol)
2

0,2: CnH2nO2 BTNT.cacbon
 m = 2 → C2H5OH
X

→ 0,2n + 0,15m = 0,9 → 
0,15: CmH2mO
 n = 3 → C2H5COOH
→ m = 0,6.0,15(29+ 44 + 29) = 9,18(gam)

Câu 9: X là hỗn hợp 2 este của cùng 1 ancol no, đơn chức và 2 axit no, đơn chức đồng
đẳng kế tiếp. Đốt cháy hòan toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O 2 (đktc). Đun nóng 0,1 mol X
với 50 gam dd NaOH 20% đến phản úng hoàn toàn, rồi cô cạn dd sau phản ứng thu được
m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 37,5
B. 7,5
C. 15
D. 13,5.
Hướng dẫn

23


3n − 2


Chay
O2 
→ nCO2 + nH2O
 X :CnH2nO2 +
2


0,1
0,275
HCOOCH3 :0,05
→ n = 2,5 → X 
CH3COOCH3 :0,05
 nNaOH = 0,25 → nCH3OH = 0,1(mol)
→ Chọn D
 BTKL
→ 6,7+ 10 = m+ 0,1.32 → m = 13,5(gam)
 

Câu 10. Đốt cháy 1,7g este X đơn chức cần 2,52 lít

(đktc) thu được số mol

gấp 2

lần số mol nước. Đun nóng 0,01 mol X với dd NaOH thấy có 0,02 mol NaOH tham gia
phản ứng. Biết X không có khả năng tráng gương. Chất nào có thể trực tiếp điều chế
được X trong các đáp án sau:
A. Phenol(1)
B. Axit acrylic (2)

C. Anhiđrit axetic (3)
D. (1) và (3)
Hướng dẫn
 X :ñônchöù
c
→ X :C6H5 − OOCR;

 X + NaOH → 1:2
 nH O = a → nCO = 2a
2
2
→ a = 0,05
 BTKL
 →1,7 + 0,1125.32 = 2a.44 + 18a
BTNT.oxi

→ 2nX + 0,1125.2 = 0,1.2 + 0,05→ nX = 0,0125 → M X = 136

→ C6H5 − OOC − CH3

Được điều chế từ phenol và (CH3CO)2O
III. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este, cho sản phẩm phản ứng cháy qua
bình đựng P2O5 dư, khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam, sau đó cho qua tiếp dung dịch
Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 gam kết tủa. Các este trên thuộc loại gì?
A. Este no, đa chức
B. Este không no, đơn chức
C. Este no, đơn chức
D. Este không no, đa chức
Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy

chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với
dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu
cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
A. etyl propionat. B. isopropyl axetat. C. metyl propionat. D. etyl axetat.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm một axit no, đơn chức, mạch hở và một este no, đơn chức, mạch
hở. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được 1,344 lít CO 2 (đktc). Dẫn hỗn hợp sản
phẩm cháy qua bình dung dịch đựng nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch nước vôi
trong thay đổi như thế nào so với ban đầu?
A. giảm 2,28 gam. B. tăng 2,28 gam. C. giảm 3gam.
D. không thay đổi.
Câu 4: Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 este no, đơn chức, mạch hở cần dùng
30,24 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 48,4 gam khí CO2. Tính m?
A. 25 gam.
B. 15gam.
C. 40gam.
D. 10gam.

24


Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam một este E,đơn chức được 3,52 gam CO 2 và 1,152
gam H2O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M,cô cạn dung dịch
sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan. Vậy công thức của axit tạo nên este trên có
thể là:
A. CH3C(CH3)2COOH
B. CH2=CH-COOH
C. HOOC-CH2-CH(OH)-CH3
D. HOOC(CH2)3CH2OH
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam este đơn chức X cần vừa đủ 20,16 lít O 2, sản phẩm thu
được gồm 17,92 lít CO2 và 7,2 gam H2O (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Mặt

khác, khi thuỷ phân X trong môi trường kiềm thì thu được 2 muối. Có bao nhiêu công
thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X là:
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 1.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một este no đa chức X được tạo thành từ axit hai chức mạch
hở và ancol ba chức mạch hở bằng oxi, sục toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước
vôi trong dư thu được 60 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 29,1 gam. Khối
lượng mol của X là:
A. 362.
B. 348.
C. 350.
D. 346.
Câu 8: Đốt cháy 13, 6 gam một este đơn chức A thu được 35,2 gam CO 2 và 7,2 gam
H2O. Mặt khác 13,6 gam A tác dụng với 250 ml dd NaOH 1M. Cô cạn dd sau phản ứng
thu được 21,8 gam chất rắn. Số đồng phân của A thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 9,16 gam hỗn hợp X gồm 1 este và 1 axit hữu cơ ,cần vừa đủ
0,45 mol O2, và thu được số mol CO 2 bằng số mol H2O.Tính thể tích dung dịch NaOH
1M phản ứng vừa hết 9,16 gam hỗn hợp X.
A. 80 ml
B. 100 ml
C. 150ml
D. 120ml
Câu 10: Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy
0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong

có chứa 0,22 mol Ca(OH)2 thì vẫn thu được kết tủa. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH
thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm
khối lượng của oxi trong X là:
A. 37,21%.
B. 53,33%.
C. 43,24%.
D. 36,36%.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z và este T (Z và T là đồng phân).
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O 2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol
nước. Cho một lượng Y bằng lượng Y có trong 0,2 mol X tác dụng với một lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau phản ứng được m gam Ag (hiệu suất phản
ứng 100%). Giá trị của m là:
A. 64,8g
B. 16,2g
C. 32,4.
D. 21,6g
Câu 12: X là hỗn hợp 2 este mạch hở của cùng một ancol no, đơn chức và hai axit no,
đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O 2 (đktc). Đun
nóng 0,1 mol X với 50 gam dung dịch NaOH 20% đến khi phản ứng hoàn toàn, rồi cô
cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×