Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Quần Vợt lứa tuổi 13-14 tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.38 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN ANH HIẾU

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VĐV QUẦN
VỢT LỨA TUỔI 13-14 TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

BẮC NINH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN ANH HIẾU

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VĐV QUẦN
VỢT LỨA TUỔI 13-14 TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH : HUẤN LUYỆN THỂ THAO
MÃ SỐ


: 60140104

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN CẨM NINH


BẮC NINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Hiếu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................5
1.1. Đặc điểm môn Quần vợt...........................................................................5
1.1.1. Đặc điểm kỹ - chiến thuật Quần vợt..................................................5
1.1.2. Các yếu tố cấu thành thành tích thể thao trong Quần vợt.............10
1.1.3. Vai trò của các tố chất thể lực đối với thành tích môn Quần vợt...12
1.1.4. Xu hướng huấn luyện vận động viên Quần vợt hiện đại...............15
1.2. Một số vấn đề về huấn luyện sức mạnh tốc độ cho vận động viên
quần vợt..........................................................................................................19

1.2.1. Cơ sở lý luận về huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao....19
1.2.2. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ cho vận động viên
quần vợt......................................................................................................23
1.2.3. Bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV quần vợt.......23
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 13-14......................................................24
1.3.1. Đặc điểm tâm lý................................................................................24
1.3.2. Đặc điểm sinh lý...............................................................................26
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU...............29
2.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................29
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu...................................29
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm......................................................29
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm....................................................29
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm......................................................30
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...............................................33
2.1.6. Phương pháp toán thống kê.............................................................34
2.2. Tổ chức nghiên cứu:...............................................................................35
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................35
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................35


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU...............36
3.1. Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13-14
tỉnh Quảng Ninh.............................................................................................36
3.1.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho
nam vận động viên quần vợt lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Quảng Ninh..............36
3.1.2. Lựa chọn lại các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
quần vợt lứa tuổi 13-14 tỉnh Quảng Ninh.................................................41
3.1.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
quần vợt tỉnh Quảng Ninh.........................................................................46
3.1.4. Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV quần vợt lứa

tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh......................................................................49
3.1.5. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Quần vợt lứa tuổi 13 - 14 tại tỉnh Quảng Ninh................................51
3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam
vận động viên Quần vợt lứa tuổi 13 - 14 tại Tỉnh Quảng Ninh..................54
3.2.1. Cơ sở lý luận lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Quần vợt lứa tuổi 13 - 14 tại tỉnh Quảng Ninh................................54
3.2.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Quần
vợt lứa tuổi 13 - 14 tại tỉnh Quảng Ninh...................................................55
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
cho nam VĐV Quần vợt lứa tuổi 13 - 14 tại tỉnh Quảng Ninh................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................92


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VĐV
HLTT
HLV
TCTL
TDTT
TT

: Vận động viên
: Huấn luyện thể thao
: Huấn luyện viên
: Tố chất thể lực
: Thể dục thể thao
: Thể thao


ĐH

: Đại học


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Thể
loại
Bảng

Số TT
Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3

Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6

Bảng 3.7

Bảng 3.8

Bảng 3.9
Bảng 3.10

Nội dung
Phân bổ thời gian tập luyện của nam vận động viên

Quần vợt lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Quảng Ninh theo kế
hoạch huấn luyện năm
Thực trạng phân phối thời gian huấn luyện thể lực
cho nam vận động viên quần vợt lứa tuổi 13 - 14 tỉnh
Quảng Ninh
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh
tốc độ cho nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 - 14 tỉnh
Quảng Ninh
Mối tương quan giữa các test đánh giá sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV quần vợt tỉnh Quảng Ninh
(n=10)
Độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV quần vợt tỉnh Quảng Ninh (n=10)
Tiêu chuẩn phân loại đánh giá sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 tỉnh Quảng
Ninh
Tiêu chuẩn phân loại đánh giá sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV quần vợt lứa tuổi 14 tỉnh Quảng
Ninh
Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam vận động viên
quần vợt lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Quảng Ninh
(n=18)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ cho nam VĐV Quần vợt lứa
tuổi 13 - 14 tại tỉnh Quảng Ninh (n=31)
So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức mạnh tốc độ
của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực
nghiệm (na=nb=09)

Trang

38

36

42

44
45
47

48

50

59
82


Bảng 3.11

Bảng 3.12

Bảng 3.13

Bảng 3.14

Biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.2
Biểu

Đồ

Biểu đồ 3.3

Biểu đồ 3.4

So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức mạnh tốc độ của
2 nhóm..........................................................................................................
83
thực nghiệm và đối chứng sau 6 tháng thực nghiệm
(na=nb=09)
Nhịp tăng trưởng sức mạnh tốc độ của VĐV nhóm
đối chứng và thực nghiệm, thời điểm sau 01 học kỳ
84
thực nghiệm
So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực chuyên môn của
vận động viên nhóm đối chứng và thực nghiệm, thời
86
điểm sau 01 năm thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng trình độ thể lực chuyên môn của vận
động viên nhóm đối chứng và thực nghiệm, thời
87
điểm sau 01 năm học thực nghiệm

Biểu đồ so sánh nhịp tăng trưởng sức mạnh tốc độ của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lứa tuổi 13 thời
điểm sau 6 tháng thực nghiệm
Biểu đồ so sánh nhịp tăng trưởng sức mạnh tốc
độ của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
lứa tuổi 14 thời điểm sau 6 tháng thực nghiệm

Biểu đồ so sánh nhịp tăng trưởng trình độ thể lực
chuyên môn của vận động viên lưa tuổi 13 nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm thời điểm sau
01 năm thực nghiệm
Biểu đồ so sánh nhịp tăng trưởng trình độ thể lực
chuyên môn của vận động viên lứa tuổi 14 nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm thời điểm sau
01 năm thực nghiệm

85

85

88

88


1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: TDTT là hoạt động gắn liền với hoạt động sản xuất của
xã hội loài người. Hoạt động TDTT không những đóng vai trò quan trọng
trong công việc bồi dưỡng nâng cao sức khỏe toàn dân mà còn phát triển con
người toàn diện về trí lực và còn là hoạt động điều hòa giúp con người thỏa
mãn về mặt tinh thần.
Trong những năm gần đây ngành TDTT đã xác định một trong những
môn thể thao trọng điểm và có tiềm năng của thể thao Việt Nam đó là môn
Quần Vợt. Tuy phát triển muộn hơn so với các môn thể thao khác những
Quần Vợt đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong làng thể thao Việt Nam.
Các VĐV Việt Nam cũng đã có mặt trên các đấu trường của khu vực và thế

giới. Phong trào Quần Vợt Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, mạnh và
rộng khắp trên cả nước. Số lượng người chơi Quần Vợt ngày càng đông,
nhưng đó chỉ là mang tính chất nghiệp dư, phong trào trong khi đó lực lượng
VĐV Quần Vợt chuyên nghiệp thành tích cao hiện nay mới chỉ được nhà
nước đầu tư bước đầu.
Để đạt được thành tích cao trong thi đấu đòi hỏi VĐV phải có sự hoàn
thiện về nhiều mặt như kĩ chiến thuật, thể lực, ý trí tâm lý, Sự hoàn thiện này
VĐV có thể không qua quá trình huấn luyện nhiều năm liên tục có hệ thống
và khoa hoc. Chính vì lẽ đó trong quá trình huấn luyện thì việc phát triển các
tố chất chuyên môn đặc thù như: sức mạnh tốc độ, sức manh, sức bền, khéo
léo… Trong đó sức mạnh tốc độ là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả thực
hiện động tác và thành tích thi đấu, là cơ sở tiền đề phát huy tối đa khả năng
làm việc của các cơ quan chức phận và các yếu tố vận động khác phù hợp với
đặc điểm, đặc trưng của môn Quần Vợt.
Qua thực tiễn công tác huấn luyện đào tạo VĐV cho ta thấy chất lượng
đào tạo VĐV trẻ của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong đó


2
Quần Vợt là một trong những môn mới du nhập vào nước ta những bước đầu
đã đóng góp như: 3 VĐV trẻ: Nguyễn Hoàng Thiên, Lý Hoàng Nam, và
Nguyễn Thùy Dung.
Qua quan sát các buổi tập và thi đấu giải trẻ toàn quốc và một số giải
trẻ Quốc tế chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia, các huấn luyện viên có
nhiều kinh nghiệm để có những thông tin chính xác về những nguyên nhân
cho thấy các VĐV trẻ bộc lộ nhiều yếu điểm cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật,
tâm lý, và đặc biệt là yếu về sức mạnh tốc độ. Các VĐV trẻ không có đủ khả
năng để duy trì sức mạnh tốc độ trong các trận đấu kéo dài, và căng thẳng.
Mặt khác công tác huấn luyện VĐV Quần Vợt trẻ của tỉnh Quảng Ninh hiện
nay chưa được đầu tư đáng kể và chưa rõ vấn đề then chốt cần giải quyết một

cách triệt để.
Sức mạnh tốc độ biểu hiện trong Quần Vợt là yếu tố riêng biệt khả
năng xử lý các tình huống bất ngờ trong thời gian ngắn nhất, khả năng phối
hợp hoạt động di chuyển để thực hiện các động tác như: đập bóng, giao bóng,
… VĐV cần phải có sức mạnh bộc phát, nghĩa là phải có sức mạnh – tốc độ
co cơ ở mức cao. Điều đó chứng tỏ sức mạnh tốc độ trong Quần Vợt là cần
thiết và quan trọng trong công việc nâng cao thành tích của môn thể thao này.
Ở một góc độ nào đó thì việc đạt được mục đích chính của quá trình huấn
luyện phải thông qua các bài tập phù hợp.
Tại Việt Nam phát triển sức mạnh tốc độ thu hút nghiên cứu của các
nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chưa nhiều. Các công
trình về các môn thể thao nói chung và các môn bóng nói riêng nghiên cứu về
sức mạnh tốc độ có giá trị khoa học ứng dụng tốt.
Trong nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện tố chất thể lực
cho sinh viên, VĐV Quần Vợt đã có sự đóng góp rất đáng trân trọng của các
tác giả: Đỗ Thị Kim Thoa (2012), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Đào


3
Quang Sơn (2015) ... các công trình nghiên cứu kể trên đã có những đóng góp
đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống bài tập phát triển các tố chất thể lực
cho các môn thể thao khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên
cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Quần Vợt lứa tuổi 1314 tỉnh Quảng Ninh.
Xuất phát từ những lý do trên, với mục đích nâng cao hiệu quả công tác
huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và phát triển sức mạnh tốc
độ nói riêng cho nam VĐV Quần Vợt lứa tuổi 13-14 tỉnh Quảng Ninh, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Quần Vợt lứa tuổi 13-14 tỉnh Quảng Ninh”
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài tiến hành nghiên

cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV quần vợt lứa
tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao thể lực và thành tích thi đấu của
đội tuyển quần vợt Quảng Ninh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho cho nam VĐV
quần vợt lứa tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh
Để giải quyết nhiệm vụ này, đề tài dự kiến sẽ tiến hành các công việc sau:
- Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV quần vợt
lứa tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho cho nam VĐV quần vợt lứa
tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá thức trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV quần vợt lứa tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá thực trạng các bài tập sức mạnh tốc độ đang sử dụng cho
nam VĐV quần vợt lứa tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh


4
- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV quần vợt lứa tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh
Để giải quyết nhiệm vụ 2, đề tài dự kiến sẽ tiến hành các công việc sau:
- Nghiên cứu cơ sở lựa chọn và lựa chọn bài tập.
- Phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia, huấn luyện viên về các bài
tập đã lựa chọn nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV quần vợt lứa
tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh
- Ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV quần
vợt lứa tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV quần vợt lứa tuổi 13 -14 tỉnh Quảng Ninh.



5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm môn Quần vợt
Quần vợt là môn thể thao được phát triển rất sớm ở các nước châu Âu,
châu Mỹ. Do đặc điểm phong phú, đa dạng, hấp dẫn, Quần vợt nhanh chóng
phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới và trở thành một trong
những môn nằm trong chương trình thi đấu ở Đại hội Olimpic.
Ở Việt Nam, môn Quần vợt đã được du nhập vào từ đầu thế kỷ XX,
nhưng chỉ được phát triển mạnh từ sau ngày đất nước thống nhất. Trong
những năm gần đây, ngoài những giải thi đấu trong nước và quốc tế tại Việt
Nam, các vận động viên Việt Nam đã có mặt trên các đấu trường của khu vực
và thế giới. Hiện nay, tuy so với các vận động viên chuyên nghiệp trên thế
giới, thành tích của vận động viên Việt Nam vẫn còn ở mức rất khiêm tốn.
Song chúng ta có thể hi vọng trong tương lai không xa, Quần vợt Việt Nam sẽ
có vị trí xứng đáng trên các đấu trường khu vực và quốc tế.
Khi xem xét đặc điểm cơ bản của môn Quần vợt, cần quan tâm tới các
mặt sau:
1.1.1. Đặc điểm kỹ - chiến thuật Quần vợt
1.1.1.1. Đặc điểm kỹ thuật
Kỹ thuật Quần vợt là tổng hợp những hoạt động vận động phối hợp,
mỗi hoạt động bao gồm hệ thống hợp lý các động tác. Kỹ thuật là phương tiện
chủ yếu để thi đấu trực tiếp với đối phương.
Quần vợt là môn thể thao thi đấu trong khoảng thời gian tương đối dài.
Theo thống kê của các nhà chuyên môn, trong một trận thi đấu quần vợt cần
có từ 1000-1500 lần thực hiện các kỹ thuật đánh bóng. Thời gian của mỗi trận
thi đấu phụ thuộc vào tính chất của trận đấu, trình độ giữa các đấu thủ và có
thể kéo dài từ 1 đến 3 giờ, thậm chí có thể lên tới 5 giờ, vì vậy để nâng cao



6
hiệu quả của kỹ thuật đòi hỏi người tập không chỉ phải rèn luyện thành thạo
các kỹ thuật cơ bản mà còn phải nắm vững các nguyên lý của nó đề có thể
hoàn thiện kỹ thuật một cách nhanh nhất.
Trong đánh giá đặc điểm kỹ thuật Quần vợt cần chú ý đặc biệt tới đặc
điểm kỹ thuật đánh bóng và đặc điểm kỹ thuật di chuyển.
* Đặc điểm kỹ thuật đánh bóng
Trong Quần vợt, hiệu quả của bất kỳ kỹ thuật nào cũng được xác định bằng
tốc độ bay của bóng, sự chuẩn xác và ổn định của bóng khi rơi vào các vị trí đã
chọn trên sân. Nói cách khác, nó được xác định bằng các quá trình điều khiển các
hoạt động đánh bóng và truyền lực bay cho bóng. Các quá trình này diễn ra trong
khoảng thời gian của tất cả 5 giai đoạn của hoạt động đánh bóng. Mỗi giai đoạn
đều phải giải quyết những nhiệm vụ riêng, đảm bảo một mục đích nhất định.
Có thể chia việc điều khiển các hoạt động đánh bóng thành điều khiển
sơ bộ và điều khiển trực tiếp. Mục đích chủ yếu của điều khiển sơ bộ là đảm
bảo vợt và bóng gặp nhau (đảm bảo đánh trúng bóng). Mục đích này đạt được
bằng sự sắp đặt tốt các mắt xích của thân người so với hướng bay của bóng
(những thông số điều khiển các góc xoay các bộ phận của các chi đối với
lưới) và điểm cao của điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng (thông số điều khiển
mức độ co, gấp ở các khớp cảu chi dưới, mức mở tay ở khớp vai…). Nói
chung, một kỹ thuật đánh bóng sau khi vận động viên xác định và di chuyển
tới vị trí có thể tiếp xúc bóng bao gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn tạo đà (Chuyển động vợt về phía sau để vung
đà): Từ vị trí ban đầu, đấu thủ đưa tay cầm vợt về phía sau, co tay ở khớp
khuỷu. Giai đoạn này kết thúc ở thời điểm khi góc ở khớp nhỏ nhất và vợt ở
vị trí xa hơn so với lưới.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng tốc độ vợt (Chuyển động vợt về trước
cùng với sự tăng tốc độ): Giai đoạn này bắt đầu trước thời điểm bóng chạm



7
mặt vợt. Phần thứ nhất ucả giai đoạn hai bắt đầu từ thời điểm duỗi thẳng tay ở
khớp khuỷu và kết thúc khi góc đó đạt tới tối đa. Tron tooi gian của phần thứ
hai, đấu thủ cố gắng tăng tốc độ chuyển động của vợt bằng sự hỗ trợ của
chuyển động các khớp vai và khớp khuỷu.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn tiếp xúc bóng (Sự tác động lẫn nhau của vợt
với bóng): Giai đoạn này bắt đầu thời điểm bóng chạm mặt vợt. Trong quá
trình giai đoạn này, năng lượng do vợt thu nhận được truyền vào bóng. Giai
đoạn này được kết thúc khi bóng rời mặt vợt.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn giảm tốc (Chuyển động chậm vợt về phía
trước). Trong thời gian giai đoạn này, góc khớp khuỷu vẫn không đổi hoặc có
giảm chút ít. Giai đoạn này được kết thúc khi đấu thủ bắt đầu co tay ở khớp
khuỷu. Tốc độ chuyển động của vợt về hướng đánh giảm dần tới số không.
- Giai đoạn 5: Đưa vợt trở về vị trí ban đầu. Giai đoạn này tiếp tục cho
tới thi góc ở khớp khuỷu sẽ không còn nhỏ nhất. Thời điểm đó là kết thúc
hoạt động đánh của đấu thủ.
Tuy nhiên, việc xác định hướng đi của vợt trong không gian phụ thuộc
chủ yếu vào mục đích đánh bóng và các điều kiện để thực hiện quả đánh đó. Nói
cách khác, trong mỗi kỹ thụât khác nhau thì việc điều chỉnh bóng phụ thuộc vào
khả năng điều khiển vợt của tay (cẳng tay và cổ tay) khi tiếp xúc bóng.
Tóm lại, mặc dù môn Quần vợt có rất nhiều các kỹ thuật đánh bóng
khác nhau và tác dụng của mỗi kỹ thuật cũng khác nhau, song hiệu quả của
bất cứ kỹ thuật nào cũng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Độ chuẩn hướng đánh bóng
- Sức mạnh trong đánh bóng
- Tốc độ bóng
- Biến hoá điểm rơi của bóng
- Độ xoáy của bóng khi đánh



8
* Đặc điểm kỹ thuật di chuyển
Trong tập luyện và thi đấu quần vợt có rất nhiều các hoạt động khác
nhau, song tập trung lại gồm có các hoạt động chủ yếu của tay khi đánh
bóng và các hoạt động di chuyển của chân đề phối hợp với các kỹ thuật
đánh bóng ở các điểm khác nhau trên sân. Kỹ thuật đánh bóng tốt hay
không tốt, hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuốc rất nhiều vào khả năng
di chuyển của người tập trên sân. Trong thi đấu Quần vợt, phạm vi hoạt
động của vận động viên là rất đa rộng (bao gồm cả diện tích trong sân và
ngoài sân), hơn nữa đối phương lại luôn tìm mọi cách để đưa bóng tới các
điểm xa người ở trên sân. Vì vậy, việc sử dụng các kỹ thuật di chuyển đến
điểm đánh bóng nhanh và hợp lý là điều kiện tiên quyết để thực hiện các kỹ
thuật đánh bóng khác nhau.
Di chuyển trong quần vợt rất đa dạng và bao gồm nhiều thể loại khác
nhau. Nếu căn cứ vào phương hướng di chuyển cho thể chia ra là: Di chuyển
ngang, di chuyển chéo và di chuyển lên xuống; còn nếu căn cứ vào phương
pháp bước chân lại có thể phân biệt là di chuyển bước đôi hoặc bước chéo,
trong đó di chuyển bước chéo là kỹ thuật được sử dụng thường xuyên hơn cả.
Tuy nhiên ở bất cứ loại hình di chuyển nào trong quá trình thực hiện đều phải
trải qua các giai đoạn sau:
- Tư thế chuẩn bị ban đầu
- Xuất phát
- Các bước di chuyển đến vị trí đánh bóng
- Bước cuối cùng trước khi thực hiện động tác đánh bóng
- Trở về vị trí chuẩn bị.
Tóm lại, kỹ thuật di chuyển trong quần vợt rất đa dạng và phong phú.
Vận động viên phải nắm vững tất cả các kỹ thuật di chuyển để ứng dụng trong
từng trường hợp cụ thể trong trận đấu.



9
1.1.1.2. Đặc điểm chiến thuật
Chiến thuật là nghệ thuật tiến hành thi đấu nhằm giải quyết các nhiệm
vụ hiện tại của cuộc thi trong quá trình giành điểm trực tiếp.
Chiến thuật trong Quần vợt là những phương án chơi và sự sắp xếp vị
trí trong trận đấu mà đấu thủ sử dụng nhằm đảm bảo đạt được một mục tiêu một phần của kế hoạch chiến lược đã định sẵn.
Chiến thuật trong thi đấu Quần vợt rất đa dạng và linh hoạt. Trong thực
tế, chiến thuật có tầm quan trọng không kém gì kỹ thuật, là bộ phận không thể
thiếu đề nâng cao trình độ toàn diện của Quần vợt. Những loại hình chiến
thuật Quần vợt đã được hình thành cho đến nay gồm:
- Chiến thuật chơi ở cuối sân (Tấn công và phòng thủ chủ yếu ở đường
cuối sân).
- Chiến thuật chơi giao bóng, lên lưới và đánh vô lê (tấn công chủ
yếu ở lưới).
- Chiến thuật chơi trên toàn sân (Phối hợp tấn công ở lưới với tấn công
và phản công ở đường cuối sân.
Chiến thuật trong Quần vợt thường được chia ra:
- Chiến thuật đánh đơn:
+ Chiến thuật giao bóng trong đánh đơn
+ Chiến thuật đỡ giao bóng trong đánh đơn
+ Chiến thuật giáo bóng lên lưới đánh vô lê
+ Chiến thuật chơi khi có đối phương ở lưới
+ Chiến thuật chơi khi đứng ở cuối sân
+ Chiến thuật chống lại lối chơi của đấu thủ đứng ở cuối sân
+ Chiến thuật chơi tiếp cận trong đánh đơn
+ Chiến thuật lốp bóng trong đánh đơn
- Chiến thuật đánh đôi



10
+ Chiến thuật giao bóng trong đánh đôi
+ Chiến thuật đỡ giao bóng trong đánh đôi
+ Chiến thuật tấn công ở lưới trong đánh đôi
+ Chiến thuật lốp bóng trong đánh đôi
+ Chiến thuật đánh smash trong đánh đôi
+ Đội hình và các tình huống chiến thuật.
- Chiến thuật đánh đôi nam nữ.
Tóm lại, nắm vững chiến thuật Quần vợt sẽ tạo điều kiện cho người chơi
nắm vững các hoạt động để sử dụng tối đa trình độ phát triển đồng thời kiểm định
lại kỹ thuật của vận động viên, những phâẩ chất về năng lực riêng biệt, khả năng
về tâm lý và kiến thức lý luận của mình trong thi đấu. Nắm vững chiến thuật Quần
vợt cũng giúp cho vận động viên lựa chọn được những quyết định có hiệu quả
trong tình huống thi đấu hoặc duy trì thế chủ động, giành thắng lợi những pha
bóng quan trọng có ý nghĩa quyết định ảnh hưởng tới kết quả trận đấu.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành thành tích thể thao trong Quần vợt
Thành tích thể thao nói chung và thành tích Quần vợt nói riêng chịu sự
tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Để đào tạo được vận động viên có
thành tích thể thao cao, đáp ứng được xu thế phát triển của Quần vợt hiện đại
thì công tác huấn luyện phải quán triệt tốt về lý luận cũng như thực tiễn các
mặt cấu thành thành tích thể thao. Cụ thể gồm:
- Các yếu tố mang tính di truyền (hình thái cơ thể, chức năng…)
- Các yếu tố do quá trình huấn luyện tạo thành (được kết hợp chặt chẽ
với các yếu tố di truyền của từng cá thể để hình thành các năng lực về kỹ
chiến thuật, thể lực, tâm lý, trí lực …)
- Động cơ tư tưởng và các yếu tố do môi trường xã hội tạo nên.
Các mặt trên phải được huấn luyện một cách hệ thống, khoa học, có
chủ đích và trong mối quan hệ hữu cơ giữa chúng.
Có thể xem xét sơ đồ:



11
Thành tích thể thao Quần vợt

Tuổi, giới tính

Di truyền (cố đinh, có được
qua tuyển chọn)

Hình thái
cơ thể

Huấn luyện – Đào tạo

Chức năng

Thể lực

Chung
Thần kinh,
hô hấp, tuần
hoàn, trao
đổi chất và
chuyển hoá
năng lượng

Kỹ thuật, chiến
thuật

Chuyên

môn

Nhanh,
mạnh, bền,
khéo léo,
mềm dẻo
(PHVĐ)

Động cơ tư tưởng (ý thức)
(do đào tạo và môi trường xã hội)

Kỹ năng, kỹ xảo,
chiến thuật và
vận dụng

Kỹ thuật cơ bản
Kỹ thuật thi đấu
Kỹ thuật sở trường
Chiến thuật và ngoại suy

Tâm lý

Cảm xúc, ý
chí, động
cơ, biểu
tượng, tư
duy, phán
đoán, linh
cảm và ý
thức


Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành thành tích thể thao trong Quần vợt

Trí tuệ

Học vấn,
năng lực xử
lý, sáng tạo,
linh hoạt,
nhanh nhẹn
và kiến thức
chuyên môn


12
Cần chú ý rằng: nếu các yếu tố hình thái, chức năng cơ thể mang
tính tĩnh thì các yếu tố kỹ, chiến thuật, thể lực, tâm lý, trí tuệ, động cơ
tư tưởng lại mang tính động, biến đổi dưới tác động của huấn luyện và
đời sống.
Trong huấn luyện Quần vợt hiện đại, tất cả các yếu tố cấu thành thành
tích thể thao trong Quần vợt đều được quan tâm, tuy nhiên, mức độ của từng
thành phần còn phụ thuộc vào tỷ trọng ảnh hưởng của bản thân thành phần đó
tới thành tích thực tế môn Quần vợt.
1.1.3. Vai trò của các tố chất thể lực đối với thành tích môn Quần vợt
Quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên là một quá trình đoà
tạo chuyên môn, chủ yếu bằng hệ thống bài tập nhằm hoàn thiện các năng
lực thế chất, đảm bảo vận động viên đạt thành tích cao nhất. Trong huấn
luyện thể lực gồm có huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên
môn. [LA72]
Huấn luyện thể lực chung là một quá trình nhằm phát triển toàn diện

các tố chất thể lực cũng như khả năng chứac phận khác nhau không đặc trưng
cho một hoạt động riêng biệt nào và tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu
quả quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn nhằm phát triển toàn diện năng
lực thể chất và làm phong phú vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động
Huấn luyện thể lực chuyên môn là quá trình giáo dục nhằm phát triển
và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm của môn thể
thao chuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó
của vận động viên. Huấn luyện thể lực chuyên môn hưóng đến việc củng cố
và nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất thể lực
phù hợp với đòi hỏi của môn thể thao chuyên sâu lựa chọn.


13
Các môn thể thao đều đòi hỏi phát triển toàn diện các tố chất thể lực
cùng với những tố chất chuyên môn ưu thế phù hợp với đặc điểm từng môn
thể thao, quan hệ giữa các thành tố cơ bản cấu thành năng lực thể lực trong
từng môn thể thao lại có những nét riêng. Khi đề cập tới vấn đề huấn luyện
các tố chất vận động cần nhận thấy rằng: trong hoạt động chung của con
người thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng và có mối tương quan chặt chẽ
với các tố chất thể lực cơ bản. Các tố chất luôn hiện diện trong mối tương tác
lẫn nhau (không biểu thị riêng tuyệt đối). Ví dụ, kỹ thuật động tác phát bóng
phải nhanh, mạnh và có điểm rơi biến hoá để đánh lừa đối phương. Việc
nghiên cứu quan hệ mang tính đặc trưng đó của tố chất thể lực trong các môn
thể thao được nhiều tác giả nghiên cứu như Pharphen.V.X; Daxưorơxky.V.M,
Novicop và Matveep, Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Toán - Phạm
Danh Tốn… Quan hệ giữa các tố chất thể lực mang tính đặc trưng cho từng
môn thể thao đã được Pharphen biểu diễn bằng hình vẽ vào năm 1962 và gần
đây được một nhóm tác giả của Trung Quốc biểu diễn bằng hình không gian.
Những năm gần đây, khi nghiên cứu sâu hơn về tố chất thể lực theo 3 dạng cơ
bản sức mạnh tốc độ, sức mạnh và sức bền, phát hiện có những môn thể thao

nằm giữa 3 loại trên, tức là những môn mang đặc trưng của 1 loại tố chất chủ
đạo nhưng liên quan đến tố chất khác.


14

F (Sức mạnh)

1

11
Sức mạnh bền

2

10

FV (Lực bột
phát

9

3

7

4
5

6


8

t - thời gian
(Sức bền)

Sức bền
tốc độ

Tốc độ (sức mạnh
tốc độ) linh hoạt

Chú thích:
1&11: Tập tố chất sức mạnh
2&3: Tập lực bột phát
4&5: Tập tố chất nhanh tốc độ linh hoạt
6&7: Tập bền tốc độ
8&9: Tập sức bền
10: Tập sức mạnh bền
Sơ đồ 1.2. Sự cấu thành tố chất vận động và huấn luyện các tố chất


15
Trong công tác huấn luyện Quần vợt, các nhà chuyên môn cho rằng: tố
chất thể lực của vận động viên Quần vợt phải được phát triển một cách toàn
diện và lâu dài trong suốt quá trình tập luyện. Tuy nhiên với đặc thù của Quần
vợt, các tố chất thể lực phải phát triển theo đặc điểm rêng, từng tố chất thể lực
phát triển dựa theo tuổi sinh học, thời kỳ nhạy cảm, từng giai đoạn huấn
luyện… Nhiều môn thể thao tố chất đặc trưng được xcá định dễ dàng như tố
chất sức mạnh tốc độ của vận động viên chạy cự ly ngắn, tố chất sức mạnh

của vận động viên Cử tạ… Nhưng với môn thể thao đối kháng gián tiếp như
Quần vợt, việc xác định tố chất đặc trưng là rất khó do:
- Động tác kỹ thuật phức tạp
- Chiến thuật biến hoá
- Tính đối kháng cao
- Thành tích phụ thuộc nhiều yếu tố
Cũng như các môn thể thao khác, trình độ thể lực rất quan trọng để vận
động viên Quần vợt có thể thi đấu đạt thành tích cao nhất. Trình độ thể lực
của vận động viên Quần vợt được xác định chủ yếu ở các tố chất như sức
mạnh để tăng lực của các quả đánh, sức mạnh tốc độ để tăng tốc độ bóng, sức
bền để duy trì lực và tốc độ trong suốt thời gian thi đấu, khả năng phối hợp
động tác để có thể đánh trúng bóng, di chuyển hợp lý tới điểm tiếp xúc bóng,
mềm dẻo để tăng biên độ động tác đánh bóng tức là tăng khoảng tạo đà trước
khi tiếp xúc bóng ở bất kỳ quả đánh nào.
Tóm lại, khi phát triển thể lực cho vận động viên Quần vợt cần phát
triển đồng để tất cả các tố chất thể lực. Tuy nhiên, ưu tiên phát triển sức mạnh
để tăng lực đánh bóng và sức mạnh tốc độ để tăng tốc độ đánh bóng cũng như
khả năng di chuyển tới điểm đón bóng.
1.1.4. Xu hướng huấn luyện vận động viên Quần vợt hiện đại
Xu hướng phát triển Quần vợt hiện đại thiên về lối đánh nhanh,
mạnh, chính xác và biến hóa điểm rơi. Quần vợt hiện đại đòi hỏi người tập


16
phải có kỹ thuật toàn diện, kết hợp giữa sức xoáy tốc độ, sức mạnh và điểm
rơi một cách hợp lý cùng với tư tưởng chỉ đạo của chiến thuật là tích cực
chủ động, tấn công toàn diện và nhanh chóng dứt điểm. Một đường bóng có
sức mạnh lớn và tốc độ cao sẽ khiến cho quá trình phòng thủ của đối
phương gặp nhiều khó khăn. Tay vợt người Mỹ Andi Roddick với quả giao
bóng uy lực đạt tốc độ kỷ lục 244km/h đã có 12 quả giao bóng ghi điểm

trực tiếp trong trận đấu mở màn tại giải quần vợt Mỹ mở rộng năm 2010.
Trong trận thắng trước Guillermo Coria trong khuôn khổ giải ATP Masters
tại Houston, tay vợt số hai thế giới Andy Roddick đã đi vào lịch sử khi có
hơn 1000 quả giao bóng ăn điểm trực tiếp trong một mùa giải. Hay trong
những quả phát bóng của mình, Federer đạt tới độ ổn định gần như tuyệt
đối, trong 5 trận đấu tại US Open 09. Nếu nhìn vào những quả giao bóng
ăn điểm trực tiếp (điểm ace) và cả tốc độ cao nhất cũng như tốc độ trung
bình của đường bóng ta thấy: Tổng cộng qua 5 trận với Devin Britton,
Simon Greul, Lleyton Hewitt (31), Tommy Robredo (14) và Robin
Soderling (12) thì Federer có tổng cộng 67 quả ace (trung bình 13,4 điểm
ace/trận), tốc độ cao nhất luôn dao động trong khoảng 209 km/h, tốc độ
trung bình cả trận trong lần 1 là 188 km/h, lần 2 là 151 km/h. Với những
quả phát bóng và những pha đánh tốc độ như vậy, đối thủ của Federer và
Andi Roddick đã gặp rất nhiều khó khăn trong các pha đánh trả bóng
Trong các kỹ thuật phòng thủ của môn Quần vợt, sức mạnh tốc độ cũng
là tố chất chủ đạo cần thiết để có thể phản công lại các đường bóng có uy lực
và có tốc độ cao. Vận động viên không chỉ cần có sức mạnh tốc độ để phán
đoán đường bóng tới và di chuyển tới vị trí đón bóng mà còn cần có sức mạnh
để đánh trả các đường bóng có tốc độ cao và lực mạnh. Nếu không đủ sức
mạnh, với những pha bóng có lực lớn, người tập thường bị “bung vợt” hoặc
đánh trả không chính xác đường bóng đến.


×