Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

PHẠM VĂN DIỆN








NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
BẮN CUNG CẤP CAO




LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC







HÀ NỘI - 2013.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO


PHẠM VĂN DIỆN







NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
BẮN CUNG CẤP CAO

Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao.
Mã số: 62.14.01.04


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. LÊ QUÝ PHƯỢNG
2. TS. PHAN HỒNG MINH


HÀ NỘI - 2013.


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.


Tác giả luận án.





Phạm Văn Diện


MỤC LỤC


Trang
Trang bìa.

Trang phụ bìa.

Lời cam đoan.

Mục lục.

Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án.

Danh mục các đơn vị đo lường được sử dụng trong luận án.


Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án.

Đặt vấn đề.
1
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
7
1.1. Một số đặc điểm cơ bản của môn bắn cung.
7
1.1.1. Đặc điểm kỹ thuật môn bắn cung.
7
1.1.2. Đặc điểm quy luật hình thành kỹ năng vận động trong bắn
cung.
9
1.1.3. Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn VĐV môn bắn
cung.
14
1.2. Các quan điểm và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên
môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao.
17
1.2.1. Các quan điểm về sức bền chuyên môn trong huấn luyện
thể thao.
17
1.2.2. Phân loại sức bền.
20
1.2.3. Cơ sở sinh lý và phương pháp phát triển tố chất sức bền
chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao.
23
1.3. Các quan điểm về bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền
chuyên môn cho VĐV bắn cung.

29
1.3.1. Bài tập thể chất trong huấn luyện thể lực chuyên môn.
29
1.3.2. Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn
cho VĐV bắn cung cấp cao.
32
1.4. Khái quát hiện trạng về công tác huấn luyện thể lực chuyên môn
cho VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
34
1.4.1. Hiện trạng về nội dung huấn luyện thể lực cho VĐV bắn
cung cấp cao Việt Nam.
34
1.4.2. Hiện trạng về kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn
cho VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
35
1.5. Nhận xét.
38
Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
40
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
40
2.1.2. Khách thể nghiên cứu.
40
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
40
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
41
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.

41
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
42
2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh.
46
2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý.
51
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
53
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê.
53
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
56
2.3.1. Thời gian nghiên cứu.
56
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.
58
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
59
3.1. Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh
giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
Nam.
59
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
Nam.
59
3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho
nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
68

3.1.3. Bước đầu ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên
môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
73
3.1.4. Bàn luận về hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
Nam.
75
3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn
cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
82
3.2.1. Thực trạng chương trình huấn luyện tố chất sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
82
3.2.2. Thực trạng huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho
nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
86
3.2.3. Thực trạng việc ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển
tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp
cao Việt Nam.
87
3.2.4. Thực trạng tố chất sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn
cung cấp cao Việt Nam.
89
3.2.5. Bàn luận về thực trạng công tác huấn luyện sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
94
3.3. Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát
triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
97
3.3.1. Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn

cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
97
3.3.2. Xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
105
3.3.3. Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam
thông qua các chỉ tiêu tâm lý và y sinh.
124
3.3.4. Bàn luận về hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
125
Kết luận và kiến nghị
140
Kết luận
140
Kiến nghị
142
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến
luận án.
143
Danh mục tài liệu tham khảo.
144
Phụ lục.

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.


CLB - Câu lạc bộ.
HCV - Huy chương vàng.

HCB - Huy chương bạc
HCĐ - Huy chương đồng.
HLV - Huấn luyện viên.
HLTT - Huấn luyện thể thao.
LVĐ - Lượng vận động.
TB - Trung bình.
TDTT - Thể dục thể thao.
TĐC - Tốc độ cao.
TN - Thực nghiệm.
TP - Thành phố.
VĐV - Vận động viên.
XHCN - Xã hội chủ nghĩa.



DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRONG LUẬN ÁN

cm - Centimét.
kG - Kilogam lực
l - Lần.
m - Mét.
ms - Mini giây.
s - Giây.
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể loại
Số
Nội dung
Trang
Các bảng

1.1
Những chỉ số trung bình về sức bền ưa khí
(ml/kg/phút) của VĐV trình độ cao các môn thể
thao đối kháng trực tiếp và các VĐV thể thao khác.
26
1.2
Phân phối thời gian và nội dung huấn luyện thể lực
trong tuần của VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
Sau 35
3.1
Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng các test
đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn
cung cấp cao Việt Nam (n = 24).
Sau 63
3.2
Mối tương quan giữa các test đánh giá sức bền
chuyên môn với thành tích thi đấu của đối tượng
nghiên cứu (n = 15).
65
3.3
Kết quả xác định độ tin cậy của hệ thống các test
đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn
cung cấp cao (n = 15).
67
3.4
Kiểm định tính phân bố chuẩn các test đánh giá sức
bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung cấp cao
Việt Nam (n = 15).
69
3.5

Diễn biến các test đánh giá tố chất sức bền chuyên
môn của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam
qua các giai đoạn kiểm tra (n = 15).
Sau 70
3.6
Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng
nội dung của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
Nam - thời điểm ban đầu.
Sau 72
3.7
Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng
nội dung của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
Nam - thời điểm sau 12 tháng tập luyện.
Sau 72
3.8
Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn
theo từng nội dung của nam VĐV bắn cung cấp
cao Việt Nam - thời điểm ban đầu.
Sau 72
3.9
Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn
theo từng nội dung của nam VĐV bắn cung cấp
cao Việt Nam - thời điểm sau 12 tháng tập luyện.
Sau 72
3.10
Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
Nam.
73
3.11

So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trong đánh giá
sức bền chuyên môn nam VĐV bắn cung cấp cao
Việt Nam.
74
Thể loại
Số
Nội dung
Trang
Các bảng
3.12
Tỷ lệ thời gian huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao
Việt Nam tại một số trung tâm huấn luyện thể thao
trên phạm vi toàn quốc.
83
3.13
Tỷ lệ thời gian huấn luyện tố chất thể lực chuyên
môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam tại
một số trung tâm huấn luyện thể thao trên phạm vi
toàn quốc.
83
3.14
Vai trò và thực trạng công tác huấn luyện tố chất
sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp
cao Việt Nam (n = 20).
87
3.15
Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển tố chất
sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao
tại một số trung tâm huấn luyện thể thao ở Việt
Nam.

88
3.16
Thực trạng sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn
cung cấp cao Việt Nam (n = 18).
Sau 89
3.17
So sánh kết quả kiểm tra của nhóm theo dõi ngang
và nhóm quan sát sư phạm - thời điểm ban đầu.
91
3.18
So sánh kết quả kiểm tra của nhóm theo dõi ngang
và nhóm quan sát sư phạm - thời điểm sau 12
tháng.
92
3.19
Thực trạng kết quả xếp loại sức bền chuyên môn
của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam (n =
18).
93
3.20
Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống các bài tập
huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn cho nam
VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam (n = 24).
Sau 99
3.21
Lượng vận động huấn luyện.
109
3.22
Phân chia giai đoạn huấn luyện trong chu kỳ năm.
109

3.23
Bảng phân bổ nội dung huấn luyện sức bền chuyên
môn theo chu kỳ tuần giai đoạn chuẩn bị chung và
chuyên môn
112
3.24
Bảng phân bổ nội dung huấn luyện sức bền chuyên
môn theo chu kỳ tuần giai đoạn hoàn thiện và thi
đấu.
114
3.25
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên
môn của đổi tượng nghiên cứu trước thực nghiệm.
116
3.26
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên
môn của đổi tượng nghiên cứu sau 6 tháng thực
nghiệm.
117
Thể loại
Số
Nội dung
Trang
Các bảng
3.27
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên
môn của đổi tượng nghiên cứu sau 12 tháng thực
nghiệm.
118
3.28

Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên
môn của đổi tượng nghiên cứu sau 18 tháng thực
nghiệm.
119
3.29
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên
môn của đổi tượng nghiên cứu sau 24 tháng thực
nghiệm.
120
3.30
So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền
chuyên môn sau 24 tháng thực nghiệm so với trước
thực nghiệm.
121
3.31
Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá trình độ
sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm qua
các giai đoạn của quá trình thực nghiệm (n = 05).
Sau 121
3.32
So sánh sự khác biệt giữa phương tiện huấn luyện
nâng cao tố chất sức bền chuyên môn của 2 nhóm
thực nghiệm và nhóm quan sát sư phạm sau 24
tháng thực nghiệm.
122
3.33
So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền
chuyên môn nhóm thực nghiệm sau 24 tháng so
với nhóm theo dõi ngang.
124

3.34
So sánh kết quả kiểm tra các chỉ tiêu tâm - sinh lý
của nhóm thực nghiệm trước và sau 24 tháng thực
nghiệm.
125
Biểu đồ
3.1
Đặc điểm đối tượng phỏng vấn.
99
3.2
Diễn biến thành tích nằm ngửa trên ghế đẩy tạ
30kg 1 phút của nhóm thực nghiệm qua các giai
đoạn của quá trình thực nghiệm.
Sau 121
3.3
Diễn biến thành tích kéo tạ 1 phút của nhóm thực
nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực
nghiệm.
Sau 121
3.4
Diễn biến thành tích giữ tạ tay trước của nhóm
thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực
nghiệm.
Sau 121
3.5
Diễn biến thành tích vớt tạ trước 1 phút của nhóm
thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực
nghiệm.
Sau 121
Thể loại

Số
Nội dung
Trang
Biểu đồ
3.6
Diễn biến thành tích vớt tạ sau 1 phút của nhóm
thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực
nghiệm.
Sau 121
3.7
Diễn biến thành tích nâng, giữ tạ tĩnh 10kg của
nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình
thực nghiệm.
Sau 121
3.8
Diễn biến thành tích giữ cung lâu trên tay của
nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình
thực nghiệm.
Sau 121
3.9
Diễn biến thành tích giương cung liên tục tối đa
của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá
trình thực nghiệm.
Sau 121
3.10
Diễn biến thành tích kéo dây cung tối đa của nhóm
thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực
nghiệm.
Sau 121
3.11

Diễn biến thành tích kéo cung giữ lâu trên tay của
nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình
thực nghiệm.
Sau 121
3.12
Kết quả xếp loại sức bền chuyên môn của 2 nhóm
thực nghiệm và nhóm quan sát sư phạm sau thực
nghiệm.
123

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. PHIẾU PHỎNG VẤN
BỘ VH, TT & DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Viện khoa học TDTT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi:
Đơn vị:
Nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn và các chỉ tiêu đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn
cung cấp cao Việt Nam, mong đồng chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây
của chúng tôi và cho cách trả lời bằng cách gạch chân hoặc đánh dấu vào ô cần
thiết. Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin
bổ ích trong việc ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn và các
chỉ tiêu đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
Nam. Xin chân trọng cảm ơn!
Xin đ/c cho biết sơ lược về bản thân.
Họ và tên: Tuổi:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ: Đơn vị công tác:

Thâm niên làm công tác giảng dạy - huấn luyện bắn cung
Câu hỏi 1. Theo đồng chí, các chỉ tiêu, các test nào sau đây được đ/c (hoặc
đơn vị đ/c) sử dụng hoặc cho rằng cần thiết phải sử dụng trong
kiểm tra, đánh giá sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung
cấp cao Việt Nam, (gạch chân dòng thích hợp) và mức độ ưu tiên
quan trọng trong đánh giá (đánh dấu vào ô thích hợp).
Ghi chú: - Mức ưu tiên 1: Rất quan trọng.
- Mức ưu tiên 2: Quan trọng
- Mức ưu tiên 3: Cần
- Mức ưu tiên 4: Không quan trọng
Nhảy dây 2 phút (lần).

Cooper test (m)

Co tay xà đơn (lần).

Nằm ngửa trên ghế đẩy tạ 30 kg 1 phút (lần)

Cúi kéo tạ 1 phút (lần)

Giữ tạ tay trước (s)

Vớt tạ trước 1 phút (lần)

Vớt tạ sau 1 phút (lần)

Nâng, giữ tạ tĩnh 10 kg (s)

Giữ cung lâu trên tay (s)


Giương cung liên tục tối đa (lần).

Kéo dây cung tối đa (lần).

Kéo cung giữ lâu trên tay (s).











Câu hỏi 2 Theo đồng chí, các bài tập nào dưới đây được đồng chí hoặc đơn vị
đồng chí sử dụng trong huấn luyện nâng cao sức bền chuyên
môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam. Gạch chân dòng
thích hợp và mức độ ưu tiên quan trọng trong đánh giá (đánh dấu
vào ô thích hợp)?
Ghi chú: Mức ưu tiên 1: Quan trọng
Mức ưu tiên 2: Bình thường
Mức ưu tiên 3: Không quan trọng
Bài tập 1. Chạy bền 1500m - 3000m.

Bài tập 2. Bài tập nhảy dây.

Bài tập 3. Bài tập cúi kéo tạ.


Bài tập 4. Bài tập vớt tạ trước.

Bài tập 5. Bài tập vớt tạ sau.

Bài tập 6. Bài tập giữ tạ tĩnh.

Bài tập 7. Bài tập với dây lò xo (trước và sau).

Bài tập 8. Bài tập nằm ngửa trên ghế đẩy tạ.

Bài tập 9. Bài tập trương lực cơ.

Bài tập 10. Tập tạ tay Gante.

Bài tập 11. Nằm sấp chống đẩy.

Bài tập 12. Kéo giữ cung lâu trên tay.

Bài tập 13. Kéo cung liên tục nhiều lần trong một tổ.

Bài tập 14. Kéo cung đồng đội.

Bài tập 15. Kéo cung với tấm kêu.

Bài tập 16. Kéo cung bậc thang.

Bài tập 17. Bài tập đẩy xe cút kít.

Bài tập 18. Nhóm bài tập trò chơi vận động.


Bài tập 19. Bài tập thi đấu.










Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí./.
Ngày tháng năm 20
Người phỏng vấn Người được phỏng vấn


PHẠM VĂN DIỆN (Ký tên)
PHỤ LỤC 2. PHIẾU PHỎNG VẤN.
BỘ VH, TT & DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Viện khoa học TDTT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi:
Đơn vị:
Nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao trên phạm vi toàn quốc, mong
đồng chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả
lời bằng cách gạch chân và đánh dấu vào ô cần thiết. Ý kiến đóng góp của
đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng
dụng các bài tập nâng cao sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp

cao Việt Nam. Xin chân trọng cảm ơn! Xin đ/c cho biết sơ lược về bản thân.
Họ và tên: Tuổi:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ: Đơn vị công tác:
Thâm niên làm công tác giảng dạy - huấn luyện bắn cung
Câu hỏi 1: Theo đồng chí, vai trò của tố chất sức bền chuyên môn trong công
tác huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao như thế nào?
 Rất quan trọng.  Quan trọng.  Không quan trọng.
Câu hỏi 2: Hiện nay, tại đơn vị đồng chí, công tác huấn luyện tố chất sức bền
chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao có được quan tâm hay
không?
 Có.  Có nhưng chưa nhiều.  Chưa có.
Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí./.
Ngày tháng năm 20
Người phỏng vấn Người được phỏng vấn
PHẠM VĂN DIỆN (Ký tên)

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bắn cung là một trong những môn thể thao kỹ năng nằm trong hệ thống
thi đấu chính thức của Thế vận hội Olimpic, mới được du nhập vào Việt Nam
từ năm 1997. Lúc đó trên phạm vi toàn quốc mới chỉ có 3 tỉnh, thành đầu tư
phát triển môn thể thao này là Hà Nội, Hà Tây (cũ) và Vĩnh Phúc. Trong
những năm đầu này tất cả các tỉnh đầu tư phát triển môn bắn cung đều gửi các
VĐV tập huấn tại Câu lạc bộ bắn cung Hà Nội, và qua một số giải thi đấu các
VĐV cũng đã giành được những thành tích nhất định [67], [68].
Với mục tiêu tham dự các Đại hội thể thao châu lục và Thế vận hội
Olimpic của thể thao Việt Nam, sau hơn 10 năm du nhập cho đến nay. Ngành
Thể dục thể thao đã tập trung đầu tư, phát triển môn bắn cung rộng khắp các
tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc. Đến nay đã có trên 17 tỉnh, thành, ngành

đầu tư phát triển môn bắn cung là: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Quân Đội,
Hưng Yên, Bắc Kạn, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần
Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương
và gần đây nhất là tỉnh An Giang và Đắc Lắc.
Cùng với các môn thể thao khác, trong những năm qua môn bắn cung
cũng đã có những bước phát triển và tiến bộ, nhưng vẫn đang còn ở trình độ
thấp so với thế giới và một số nước trong khu vực. Để môn bắn cung nước ta
lên ngang tầm với trình độ các cường quốc thể thao thế giới, đòi hỏi phải nỗ
lực rất lớn trên nhiều mặt như: Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ
những nhà Khoa học, cán bộ, HLV để đáp ứng phong trào và nâng cao
thành tích. Trong những năm gần đây, thực tiễn giảng dạy, huấn luyện và phát
triển môn bắn cung ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã chỉ ra, trong
nhiều trường hợp công tác đào tạo VĐV chưa chú ý đến việc huấn luyện toàn
diện, chưa đảm bảo tính lôgíc giữa các mặt như kỹ thuật, chiến thuật, thể lực,
tâm lý, ý chí [68], [79]

2
Ngày nay, trước yêu cầu cao của quá trình đào tạo VĐV đòi hỏi bên
cạnh các bài tập phát triển tố chất thể lực, phải đặc biệt chú ý tới những bài
tập nhằm phát triển tố chất thể lực chuyên môn ưu thế, đặc biệt là sức bền.
Trong đó, tố chất sức bền chuyên môn có ý nghĩa quyết định vì nó là cơ sở, là
tiền đề phát huy tối đa khả năng làm việc của các cơ quan chức phận và các tố
chất vận động khác, phù hợp với đặc điểm của từng môn thể thao, tạo điều
kiện thuận lợi cho tập luyện và thi đấu, đảm bảo hiệu quả sử dụng kỹ - chiến
thuật trong suốt thời gian thi đấu. Sức bền giúp cho VĐV phát triển khả năng
hoạt động, khối lượng tập luyện và thi đấu có hiệu quả trong suốt thời gian
dài. Sức bền trong thi đấu đảm bảo cho VĐV giữ được nhịp độ trận đấu với
hiệu suất thi đấu ổn định và luôn phát huy được các ưu điểm về kỹ - chiến
thuật. Ngoài ra, sức bền chuyên môn đóng vai trò quyết định trong những trận
đấu căng thẳng, đồng thời làm cho VĐV không nản chí khi bị đối phương dẫn

điểm. Sức bền chuyên môn là một yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn
diện thể lực cho VĐV.
Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV bắn cung hiện nay cho thấy, chất
lượng đào tạo VĐV các môn thể thao của nước ta đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV bắn cung Việt
Nam đã đạt được như kỹ, chiến thuật còn một nhược điểm rất lớn cần phải
khắc phục đó là: Trình độ thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên môn của một số
môn thể thao Olympic, trong đó có môn bắn cung còn rất hạn chế. Điều này
được bộc lộ qua khả năng thi đấu của các VĐV Việt Nam còn kém đặc biệt
vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa trong trận đấu.
Trong thể thao nói chung và bắn cung nói riêng, đòi hỏi phải có sự kết
hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi
trường và phương tiện tập luyện với phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là tố
chất sức bền chuyên môn. Một VĐV có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu kỹ

3
thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý thì không thể chiến thắng được đối phương.
Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý
tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương. Hai
VĐV có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các điều kiện khác
như nhau, song VĐV nào có sức bền chuyên môn tốt hơn thì VĐV đó sẽ đạt
thành tích cao hơn, ổn định hơn trong các lần bắn về sau. Phát bắn hay chu kỳ
bắn phải được ổn định một khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian này
đòi hỏi phải có độ chuẩn xác tinh vi và muốn làm được những điều đó thì
VĐV phải được trang bị thật tốt về yếu tố sức bền chuyên môn. Cho nên có
thể khẳng định, sức bền chuyên môn là tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng
của VĐV bắn cung, là nền tảng và chỗ dựa để phát huy kỹ, chiến thuật
Huấn luyện sức bền chuyên môn còn đảm bảo phát triển mối quan hệ
chặt chẽ giữa nâng cao năng lực tố chất của cơ thể VĐV với việc nâng cao
năng lực tâm lý, có tác dụng tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất, nhân

cách, đặc biệt là giáo dục ý chí cho VĐV [68], [77]. Điều này được thể hiện ở
những cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua
được những thành tích của bản thân để vươn tới các thành tích mới, rèn luyện
bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong thi đấu. Xu hướng phát triển của
bắn cung hiện đại đòi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng cao với lượng vận động
lớn và khả năng ổn định tâm lý cao trong thời gian dài. Do đó, việc huấn
luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
là khâu không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo VĐV bắn
cung cấp cao, mà vấn đề này cho đến nay các HLV vẫn chưa thực sự coi
trọng trong công tác đào tạo - huấn luyện.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, vấn đề phát triển sức bền chuyên
môn cho VĐV các môn thể thao nói chung và VĐV môn bắn cung cấp cao
nói riêng là một điều cấp bách không thể thiếu được.

4
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực
chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã thu hút nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên còn chưa nhiều. Các công
trình nghiên cứu về phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV các môn
thể thao đã có giá trị khoa học ứng dụng tốt, nhưng số lượng còn hạn chế, đặc
biệt trong môn bắn cung hiện nay thì hầu như chưa có tác giả nào quan tâm
nghiên cứu một cách đầy đủ.
Trước hết, phải kể đến các công trình khoa học nhằm nghiên cứu về tố
chất thể lực chuyên môn của VĐV các môn thể thao như: Lê Hồng Sơn
(2006) [56]; Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2002) [59]; Nguyễn Hạc
Thuý, Nguyễn Quý Bình (2000) [62] Kết quả nghiên cứu của các công
trình này đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và hệ thống các
bài tập phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn cho VĐV cầu
lông, bóng ném ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu và giai đoạn chuyên
môn hoá sâu.

Song song với các công trình này là các công trình nghiên cứu nhằm
phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ cho VĐV các môn thể thao như: Nguyễn
Đương Bắc (2007) [7]; Phạm Đông Đức (1998) [24]; Trần Tuấn Hiếu (2004)
[29]; Ngô Ích Quân (2007) [55]; Lê Hồng Sơn (2006) [56]; Vũ Xuân Thành
(2012) [60]; Nguyễn Hữu Thắng (1998) [61]; Lê Trí Trường (2012) [75],
Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004) [83] Kết quả nghiên cứu của các công
trình này đã xác định hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập
phát triển các tố chất sức bền chuyên môn, sức mạnh, sức mạnh tốc độ cho
VĐV các môn thể thao. Với môn bắn cung do môn này đang trong giai đoạn
phát triển ở Việt Nam hiện tại mới có 17 tỉnh thành đầu tư, nên cho đến nay
chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề phát triển thể lực
chuyên môn cho VĐV một cách đầy đủ.

5
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên, dù ở lĩnh
vực này hay lĩnh vực khác, song các kết quả nghiên cứu đó cũng đã xác định
được cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở khoa học đưa ra được những luận điểm
trong lĩnh vực huấn luyện phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các
môn thể thao. Có thể nói, đây là nguồn tư liệu tham khảo chuyên môn hết sức
đáng quý trong lĩnh vực đào tạo - huấn luyện nâng cao tố chất thể lực chuyên
môn cho VĐV các môn thể thao.
Qua tìm hiểu thực tế công tác huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao ở Việt
Nam hiện nay thấy công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn, đặc biệt là
sức bền chuyên môn cho VĐV chủ yếu theo kinh nghiệm của các nhà chuyên
môn, cụ thể là sau khi cho VĐV tập luyện thường xuyên trong thời gian từ 3 - 6
tháng, nếu tăng trưởng về các tố chất thể lực, kỹ thuật, ý thức chiến thuật thì
tiếp tục giữ lại để đào tạo, hoặc VĐV yếu tố chất thể lực nào thì HLV sẽ tăng
cường huấn luyện các tố chất thể lực đó. Cách thức huấn luyện theo kinh
nghiệm truyền thống này có tác dụng nhất định nhưng chưa đủ cơ sở khoa học.
Vì thế, nghiên cứu khoa học lựa chọn được các phương tiện và phương pháp

huấn luyện sức bền chuyên môn cho các VĐV bắn cung cấp cao là đòi hỏi cấp
thiết của thực tiễn đào tạo VĐV bắn cung nước ta hiện nay.
Những phân tích trên đã khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn
cung cấp cao Việt Nam” là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác
huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức
bền chuyên môn nói riêng cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tố chất sức bền chuyên môn và việc sử
dụng các bài tập phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn
cung cấp cao ở nước ta, luận án tiến hành lựa chọn, ứng dụng hệ thống bài tập

6
phát triển sức bền chuyên môn phù hợp điều kiện thực tiễn hiện nay, xác định
hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trong thực tiễn công tác huấn luyện nhằm
nâng sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao ở nước ta.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các mục
tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn
cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
Mục tiêu 3: Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển
sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
Giả thuyết khoa học của luận án:
Qua thực trạng công tác huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho
nam VĐV bắn cung cấp cao trên phạm vi toàn quốc cho thấy, hiệu quả còn
thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do hệ thống bài tập chuyên
môn ứng dụng trong huấn luyện chưa được xây dựng một cách hệ thống và

chưa đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học cần thiết. Vì vậy, kết quả nghiên cứu
khoa học của luận án nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong
huấn luyện phát triển tố chất sức bền chuyên môn, góp phần nâng cao thành
tích thi đấu cho VĐV.

7
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Một số đặc điểm cơ bản của môn bắn cung.
1.1.1. Đặc điểm kỹ thuật môn bắn cung.
Theo xu thế hiện đại môn bắn cung nó có đặc trưng là nhanh, vững,
liên tục và chuẩn xác. Theo các chuyên gia, các nhµ khoa học thì kỹ thuật
môn bắn cung có những đặc điểm sau:
Tính cá thể: Các kỹ thuật trình bày ở sách vở chỉ là một loại mô thức
động tác kỹ thuật lý tưởng hoá. Với mỗi VĐV mô thức đó chưa chắc đã có
hiệu quả nhất, hợp lý nhất mà chỉ có lấy mô thức thể thao của quần thể làm
chỗ dựa kết hợp với đặc điểm cá thể của VĐV. Trên cơ sở tiến hành điều
chỉnh xác lập kỹ thuật cá nhân mới có thể đạt được sự hợp lý và hiệu quả kỹ
thuật cao nhất.
Tính tương đối: Nghĩa là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
thì kỹ thuật của môn bắn cung không ngừng phát triển, tính hợp lý của nó chỉ
là tương đối.
Tính hoàn chỉnh: Kỹ thuật môn bắn cung do các động tác cụ thể tổ hợp
thành, song không chỉ có mối quan hệ với VĐV mà còn có mối quan hệ với
cung, tên, bia và điều kiện môi trường. Bất cứ sự biến đổi nào của động tác kỹ
thuật cũng như sự biến đổi của các nhân tố khác đều ảnh hưởng đến sự phát
huy hiệu quả của kỹ thuật hoàn chỉnh.
Tính không gian - thời gian: Kỹ thuật bắn cung đều được các bộ phận
cơ thể hoàn thành trong một thời gian - không gian nhất định. Tính không
gian - thời gian của các kỹ thuật ở các môn trong bắn cung đều biểu hiện ra
đặc điểm tính lặp lại thời gian ngắn, ở phần lớn các môn còn có đặc tính

không gian - thời gian tương đối tĩnh tại (giữ im). Trong các kỹ thuật của bắn
cung đặc tính thời gian, không gian này biến đổi rất nhỏ song có yêu cầu rất
cao về độ chính xác.

8
Tính thao tác kỹ thuật: Bắn cung là một loại kỹ thuật mang tính thao
tác khác với các môn thể thao không thực hiện kỹ thuật với khí tài ở chỗ: Kỹ
thuật bắn cung là một loại kỹ thuật coi trọng cả hai thao tác là VĐV phải
thông qua não để thao tác cơ thể, luyện thành các động tác tương ứng, đồng
thời còn phải thao tác cung và các dụng cụ để hoàn thành quá trình bắn tốt
nhất, chính là kỹ thuật thao tác hợp nhất giữa người và cung. Song thao tác
này lấy một bia cố định làm mục tiêu, đồng thời chịu ảnh hưởng của ngoại lực
tự nhiên như áp suất, không khí, gió, môi trường xung quanh… Vì vậy, yêu
cầu thao tác kĩ thuật bắn cung như: giương cung, kéo cung, áp sát, ngắm
chuẩn và thả tên (kết thúc) phải mang những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Động tác phải thống nhất và ổn định.
Thứ hai: Nhịp điệu phải mang tính liên tục và thăng bằng ổn định, hạn
chế động tác thừa. Ổn định về cảm giác vận động, ổn định về kỹ thuật và cảm
giác cơ thể ổn định, mới đủ điều kiện để điều khiển mũi tên bắn trúng đích.
Đây là một năng lực tổng hợp
Tính mục đích: Tính mục đích của kỹ thuật bắn cung tập trung biểu
hiện ở việc bắn trúng vòng 10 để giành thành tích thi đấu tốt nhất [52]. Cụ thể
như sau:
Thứ nhất: Tính hứng thú là luôn luôn ưa thích môn bắn cung.
Thứ hai: Biểu tượng kỹ thuật phải rõ ràng, tức là cảm giác cơ thể phải
sâu sắc. Muốn thế năng lực tập trung chú ý rất cao, thì mới có thể điều khiển,
khống chế được và thể hiện cuối cùng là giữ được động tác kỹ thuật chuẩn xác.
Thứ ba: Ổn định là hạt nhân như ổn định về thân thể, ổn định về trọng
tâm, ổn định về sức mạnh các nhóm cơ có liên quan. Trong bắn cung cần chú
ý đặc biệt đến các cơ như cơ vai sau, cơ cổ, cơ tay và cơ thắt lưng, cho nên

khi huấn luyện các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung cần chú ý
đặc biệt đến vấn đề này.

×